Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

1

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU……….....................................…………………………..1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................2
3.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................2
3.2. Giả thuyết nghiên cứu …................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3,4
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…..............................................................................4,5
II. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................4
Chương 1: Văn hóa Trung Quốc cổ đại và mối liên kết không thể tách rời giữa
văn hóa và ngôn ngữ..................................................................................................4
1.1. Nguồn cội và sự ra đời của văn hóa Trung Hoa cổ đại.......................................4,5
1.2. Mối liên kết giữa văn hóa Trung Quốc và ngôn ngữ Trung Quốc.....................5,6
1.3. Tiểu kết …..........................................................................................................6,7
Chương 2: Nguồn cội và sự xuất hiện của văn hóa “ Cầm Kỳ Thư Họa” vào thời
nhà Đường .................................................................................................................7
2.1. Nguồn cội của văn hóa “Cầm Kỳ Thư Họa”.....................................................7,8
2.1.2. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời văn hóa “Cổ Cầm” Trung Hoa ….....8,9,10
2.1.4. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời văn hóa “Vi Kỳ” Trung Hoa …........10,11
2.1.5. Hành trình và sự phát triển hoàn thiện của văn hóa “Vi Kỳ” qua các triều đại
lịch sử Trung Quốc ...............................................................................................11,12
2.1.6. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời nghệ thuật “Thư Pháp” Trung Hoa …....12
2.1.7. Hành trình và sự phát triển hoàn thiện của nghệ thuật “Thư Pháp” qua các triều
đại lịch sử Trung Quốc ..........................................................................................12,13
2.1.8. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời nghệ thuật “Hội Họa” Trung Hoa...........13
1 1

2.1.9. Hành trình và sự phát triển hoàn thiện của nghệ thuật “Hội Họa” qua các triều
đại lịch sử Trung Quốc ..........................................................................................13,14
2.2. Ý nghĩa của văn hóa “Cầm Kỳ Thư Họa” vào thời nhà Đường ........................14
2.3 Tiểu kết chương 2..........................................................................................14,15
Chương 3: Sự biến đổi từ “Thư” sang “Thi” khi tứ nghệ “Cầm Kỳ Thư Họa”
được du nhập vào Việt Nam..................................................................................15
3.1. Cội nguồn Thi Ca Việt Nam.............................................................................15
3.2. Sự biến đổi từ “Thư”’ sang “Thi” khi văn hóa ấy được du nhập vào Việt
Nam........................................................................................................................15,16
3.3 Tiểu kết chương 3..........................................................................................16,17
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................17

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa và ngôn ngữ là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người.
Văn hóa là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó giúp con người hiểu rõ
về lịch sử, truyền thống và giá trị của một dân tộc. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
chính của con người, nó giúp chúng ta truyền đạt ý kiến, suy nghĩ và cảm xúc. Tầm
quan trọng của văn hóa và ngôn ngữ được thể hiện qua việc bảo tồn và phát triển các
giá trị văn hoá, cũng như sự phát triển của kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, văn hóa còn có
vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các dân tộc và đất nước. Vì
vậy khi chúng ta học một ngôn ngữ không chỉ là học cách nói và viết, mà còn là học
về văn hóa của đất nước đó. Song song với đó việc học ngôn ngữ còn giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về các giá trị và tôn trọng cuộc sống của con người. Hiện nay cũng có khá
nhiều bạn trẻ có hứng thú với văn hóa nghệ thuật từ thời xa xưa của nền thi ca Trung
Hoa cổ đại. Đây là một bộ sưu tập thể hiện các kỹ năng nghệ thuật và giá trị văn hóa
của người Trung Quốc cổ đại. Cụ thể hơn đó là Tứ nghệ “ Cầm Kỳ Thư Họa” nhưng
1 1

chưa nắm rõ lịch sử hình thành cũng như quá trình hoàn thiện và phát triển cho đến
ngày nay của nghệ thuật ấy. Những bài nghiên cứu trước đây chỉ tìm hiểu về nguồn
cội cũng như những nấc thang thăng trầm của từng nghệ thuật qua từng triều đại thì
tác giả sẽ đi sâu hơn về quá trình hình thành và phát triển nên Tứ nghệ Trung Hoa
ngày nay. Từ những lí do được đề cập ở trên tác giả chọn chủ đề “ Tìm hiểu về Cầm
Kỳ Thư Họa trong văn hóa Trung Hoa cổ đại”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về văn hóa cổ đại và mối liên kết không thể tách rời giữa văn hóa và
ngôn ngữ.
- Tìm hiểu về “ Cầm Kỳ Thư Họa” của nhà Đường.
- Tìm hiểu về sự biến đổi từ “Thư” sang “Thi” khi văn hóa này du nhập vào Việt
Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Người dân Trung Hoa cổ đại xem tứ nghệ là gì đối với cuộc sống của họ? Tại
sao tứ nghệ lại trở thành một mức than cân đo giữa những nữ nhân thời ấy?
- Tầm quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong đời sống của nhân dân thời
Đường? Tại sao lại có sự biến đổi khi văn hóa nghệ thuật ấy du nhập vào Việt
Nam?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu:
Văn hóa Trung Quốc là một di sản văn hóa phong phú và đa dạng kéo dài hàng
nghìn năm.. Nền văn hóa này được định hình qua nhiều triều đại khác nhau. Nhất là
vào thời Đường(618-907TCN) văn hóa Trung Quốc phát triển rực rỡ và ngày càng
hoàn thiện hơn. Đây cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của nền thi ca Trung Quốc. Cũng vào
thời nhà Đường, khoảng thế kỉ 9, trong tác phẩm “ Pháp Thư Yếu Lục” của Trương
Ngạn Viễn mà cách gọi “Cầm Kỳ Thư Họa” đã xuất hiện. Tuy nhiên, nghệ thuật tứ
nghệ vào thời đại ấy vẫn là sự mơ hồ khi mà có những người vẫn luôn nhầm lẫn giữa
“Cầm Kỳ Thư Họa” Trung Hoa và “Cầm Kỳ Thi Họa” của Việt Nam. Nếu tìm hiểu về
Cầm Kỳ Thư Họa trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì sẽ biết được sự liên kết nghệ
thuật và triều đại dưới thời nhà Đường, cũng như sự biến đổi khi văn hóa nghệ thuật
ấy du nhập vào Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Cầm Kỳ Thư Họa trong văn hóa Trung Hoa cổ
đại.
1 1

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Đất nước Trung Quốc và Việt Nam.

- Thời gian: 3 tháng.

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp. Mục đích lựa chọn phương pháp này là vì
phù hợp với nghiên cứu mà tác giả đã lựa chọn. Từ tài liệu có thể tiến hành
phân tích các kết quả, luận cứ đã thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài và
sau đó tổng hợp lại và đưa ra luận điểm chính. Phân chia hợp lý các thông tin,
kết quả thu thập được thành các nhóm, các bộ cụ thể. Từ đó, mới có thể thu
được kết luận chính xác và phù hợp với mục đích của bài nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử. Mục đích lựa chọn phương pháp này vì tác giả muốn
nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của Cầm Kỳ Thư Họa trong văn hóa Trung
Hoa thời xưa. Từ tài liệu tìm được ở phương pháp tổng hợp và phân tích ở trên,
tác giả tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử và bản chất của Cầm Kỳ Thư
Họa thông qua lịch sử quá trình hình thành và phát triển của nó. Từ đó, tác giả
có thể thu được nguồn cội lịch sử và quá trình biến đổi hoàn thiện của Cầm Kỳ
Thư Họa.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Ở hiện tại, có rất ít tác giả hoặc nhóm tác giả nghiên cứu về đề tài này. Các bài
nghiên cứu do những nhà nghiên cứu, giảng viên hay tiến sĩ... thực hiện cũng có khá
nhiều nhưng chủ yếu chỉ phân tích từng nghệ thuật riêng lẻ mà thôi. Theo bài viết
“Nội hàm cao thượng của Cầm Kỳ Thư Họa” của tác giả Trí Chân thì Cầm là chỉ “cổ
cầm”, cũng gọi là “thất huyền cầm”, ngoài ra nó còn có những tên gọi khác như “lục
ỷ”, “ty đồng”, v...v...v.. Tương truyền các bậc Thánh nhân thời thượng cổ đã chiếu
theo quy luật vận hành của trời đất, Âm Dương và Ngũ hành . Kỳ là chỉ “vi kỳ” (cờ
vây). Tương truyền cờ vây bắt nguồn từ thời vua Nghiêu, Thuấn. “Thư” là chỉ thư
pháp, chính là nghệ thuật sử dụng bút lông để viết các thể chữ Hán như triện, lệ,
chính, hành. Về kỹ pháp nhấn mạnh vào cách cầm bút, dùng bút, nét chữ, kết cấu, thủ
pháp dùng mực, bố cục văn chương v...v...v.. “Họa” là chỉ về vẽ tranh. Hiện những
nhóm tác giả cũng chưa nói rõ được tầm quan trọng cũng như sự hoàn thiện và phát
triển của văn hóa Cầm Kỳ Thư Họa. Bên cạnh đó còn có bài viết “ Nội hàm văn hóa
thư pháp: Mạch ngầm văn hóa truyền thống Hoa Hạ” tác giả Nguyễn Anh Thục cũng
thì “Giá trị văn hóa của thư pháp vượt xa giá trị tự thân của nó, ẩn chứa sự hài hòa
giữa con người và tự nhiên, khiến cho cảnh giới tư tưởng được thăng hoa, hòa nhịp
với đất trời.” Ngoài ra, bài viết “ Cội nguồn lịch sử và ý nghĩa văn hóa của hội họa
truyền thống Trung Hoa” của tác giả Nguyễn Anh Thục thì giai đoạn chứa đựng dấu
ấn lịch sử điển hình và đặc sắc nhất của hội họa truyền thống Trung Hoa là thời nhà
1 1

Thanh. Theo “Lược sử cờ vây Trung Hoa - Các giả thuyết về nguồn gốc” của admin
thì cờ vây là “sự chuyển biến từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Trải qua mấy
nghìn năm đúc rút từ kinh nghiệm và trí tuệ con người mà dần dần cải tiến, để hình
thành quy mô như ngày nay. Có thể nói, cờ vây là thành quả của sự sáng tạo của tất cả
mọi người”. Bài viết “ cội nguồn lịch sử và ý nghĩa văn hóa của âm nhạc, vũ đạo
truyền thống Trung Hoa cổ điển” của tác giả Nguyễn Anh Thục thì “âm nhạc, thơ ca
truyền thống Trung Quốc không chỉ có vai trò thẩm mĩ mà còn là cầu nối liên kết giá
trị văn hóa lịch sử Trung Hoa”. Tuy nhiên, khi Cầm Kỳ Thư Họa được du nhập vào
Việt Nam thì “Thư” trong nghệ thuật Thư pháp đã biến đổi thành “Thi” để phù hợp
với nghệ thuật thơ văn của ông cha ta từ xưa đến nay. Nhưng ngày nay vẫn còn rất
nhiều người chưa hiểu rõ về giá trị cũng như sự sâu sắc của những văn hóa nghệ thuật
ấy, đặc biệt là xã hội hiện nay. Do vậy việc tìm hiểu cũng như phổ cập kiến thức nghệ
thuật Tứ nghệ đến đông đảo mọi người là việc hết sức cần thiết. Từ đó sẽ truyền tải
rộng rãi và có thể cho thế hệ trẻ một cái nhìn tổng quan về sự phát triển và hội nhập
của văn hóa ấy vào Việt Nam. Là sinh viên tôi muốn tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc
cụ thể hơn đó là Tứ nghệ Cầm Kỳ Thư Họa một nghệ thuật đã tồn tại và phát triển qua
mọi thời đại cùng với những thăng trầm lịch sử của nền thi ca Trung Hoa. Tôi muốn
giới thiệu đến người học chuyên ngành về ngôn ngữ Trung biết được về nguồn cội, sự
phát triển và hoàn thiện của tứ nghệ,...Hi vọng nghiên cứu của tôi sẽ đem đến sự hiểu
biết sâu hơn đối với những người yêu thích văn hóa Trung Hoa cổ đại, cụ thể hơn là
niềm yêu thích đối với bốn loại hình nghệ thuật này những kiến thức hữu ích trong
quá trình học tập và phát triển.
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Văn hóa Trung Quốc cổ đại và mối liên kết không thể tách rời giữa
văn hóa và ngôn ngữ.
1.1. Nguồn cội và sự ra đời của văn hóa Trung Hoa cổ đại.
Văn hóa Trung Hoa cổ đại được xem là một trong những nền văn hóa lớn
nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn cội của văn hóa
này bắt nguồn từ các bộ tộc cổ đại sống tại khu vực Bắc Kinh và Thượng Hải hiện
nay. Sự ra đời của văn hóa Trung Hoa được liên kết chặt chẽ với các triều đại phong
kiến, những con người có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc. Những triều đại
này đã để lại di sản quý giá cho văn hoá, từ các tác phẩm thơ ca, tiểu thuyết, truyện
tranh cho tới kiến trúc và nghệ thuật. Trong dòng chảy của thời gian, văn hóa Trung
Hoa bắt nguồn từ thời Hoa Hạ (khoảng từ 4500 năm đến 5000 năm trước).
Vào thời nhà Thương và Chu - hai triều đại được đặt tên sớm nhất của
Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa nổi tiếng và đa
dạng nhất trên thế giới. Văn hóa Trung Quốc vào thời kì ấy bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác nhau, nhất là sau sự kiện nhà Thương sụp đổ. Tôn giáo có ảnh hưởng rất
lớn đến tư tưởng của người dân Trung cổ thời bấy giờ. Trong bối cảnh sóng gió đứng
giữa sự giao thoa triều đại ấy cũng có những kiệt tác đỉnh cao đã được ra đời như là:
1 1

"chữ giáp cốt" được viết trên mai rùa vào đời nhà Thương, thời Xuân Thu - Chiến
Quốc thì có tập thơ "Kinh Thi", còn có toán học, thiên văn học, hội họa, kỹ thuật cũng
lần lượt ra đời. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc cũng xuất hiện rất nhiều những tư tưởng
khác nhau ví dụ như Tuân tử - một người đi ngược với suy nghĩ của những triết gia
cùng thời như Khổng Tử và Mạnh Tử, ông cho rằng "bản chất của con người về cơ
bản là thiếu ót và không thể cải thiện nếu không có tác động từ bên ngoài". Ông lập
luận rằng xã hội cấu trúc theo cách khuyến khích mọi người hành động có đạo đức,
thay vì dựa vào lòng tốt bẩm sinh của chính họ. Nhìn chung, triết học tư tưởng Thời
Xuân Thu Chiến Quốc đưa ra một góc nhìn độc đáo về bản chất con người và đạo
đức. Đại biểu cho những tôn giáo lớn nhất thời ấy thì phải kể đến Nho giáo. một hệ
thống triết học và đạo đức bắt nguồn từ Trung Quốc hơn 2.500 năm trước. Những lời
dạy của Khổng Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức cá nhân và chính phủ, công
bằng, chân thành và tôn trọng người lớn tuổi. Một trong những nguyên tắc then chốt
của Nho Giáo Trung Hoa là khái niệm Nhân. Nguyên tắc này nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc đối xử với người khác bằng lòng tốt và lòng trắc ẩn. Một nguyên tắc
quan trọng khác là Li hay phép nghi lễ nhấn mạnh hành vi đúng đắn trong các tương
tác xã hội. Nho giáo đã có tác động sâu sắc đến văn hóa và xã hội Trung Quốc. Nó đã
ảnh hưởng đến mọi thứ, từ giáo dục đến chính phủ đến các mối quan hệ gia đình. Nho
giáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các xã hội Đông Á như
Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù có lịch sử và ảnh hưởng lâu đời, Nho giáo đã phải đối
mặt với những lời chỉ trích vì nhấn mạnh vào thứ bậc và vai trò giới tính truyền thống.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn coi đó là một hướng dẫn có giá trị để sống một cuộc sống
đạo đức dựa trên sự tôn trọng bản thân và người khác. Các dạng phục trang sớm nhất
ở Trung Quốc đa phần được làm từ da động vật và sợi thực vật. Tuy nhiên, với sự phát
triển của nông nghiệp và thương mại, lụa trở thành chất liệu phổ biến cho quần áo.
Triều đại nhà Hán (206 TCN-220 SCN) chứng kiến sự xuất hiện của các phong cách
đặc biệt như Hán phục và Đường trang. Triều đại nhà Minh (1368-1644) đánh dấu
thời kỳ sáng tạo tuyệt vời trong thiết kế thời trang với màu sắc tươi sáng và hình thêu
phức tạp trở nên phổ biến. Triều đại nhà Thanh (1644-1912) chứng kiến sự pha trộn
giữa phong cách Mãn Châu và Hán dẫn đến việc tạo ra các thiết kế mới như sườn
xám. Tóm lại, trang phục là một khía cạnh quan trọng của lịch sử Trung Quốc phản
ánh di sản văn hóa phong phú của nó. Đó là minh chứng cho sự sáng tạo và khéo léo
của các nhà thiết kế Trung Quốc cổ đại, những người đã tạo ra những kiểu quần áo
độc đáo tiếp tục truyền cảm hứng cho xu hướng thời trang hiện đại ngày nay. Về ẩm
thực, truyền thống ẩm thực Trung Hoa rất phong phú và đa dạng bởi việc sử dụng
nguyên liệu cũng như hương vị tinh tế và kỹ thuật nấu ăn phức tạp. Một trong những
khía cạnh quan trọng nhất của ẩm thực Trung Quốc cổ đại là nhấn mạnh vào sự cân
bằng và hài hòa về cả hương vị và dinh dưỡng. Nhìn chung những điều ấy đều là minh
chứng cho sự sáng tạo, khéo léo tinh tế của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại.
1.2. Mối liên kết giữa văn hóa Trung Quốc và ngôn ngữ Trung Quốc.
1 1

Ngôn ngữ và văn hóa là hai yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống của con
người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giúp cho con người truyền đạt thông tin, ý
kiến và suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một công cụ
giao tiếp mà còn phản ánh những giá trị văn hóa của một dân tộc. Văn hóa bao gồm
các quy tắc, giá trị, thói quen và lối sống của một cộng đồng. Nó được phản ánh qua
các hoạt động văn hóa như nghệ thuật, âm nhạc, thời trang và ẩm thực. Vì vậy, khi ta
sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, chúng ta không chỉ truyền đạt thông tin mà còn phản
ánh giá trị văn hóa của chính bản thân ta.
Trong kết nối giữa ngôn ngữ và văn hóa, việc hiểu biết và tôn trọng các giá trị
văn hóa khác nhau là rất quan trọng để xây dựng sự hiểu biết và sự kính trọng lẫn
nhau trong xã hội đa dạng của chúng ta. Ngôn ngữ Trung Quốc đã được sử dụng trong
suốt hàng nghìn năm để ghi lại lịch sử, thơ ca, tiểu thuyết và các tác phẩm văn học
khác. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh doanh, chính trị và xã
hội. Với mỗi từ ngữ trong tiếng Trung, có một ý nghĩa sâu xa và phong phú. Điều này
cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu biết về ngôn ngữ Trung Quốc trong việc hiểu
biết về văn hóa Trung Hoa. Ngoài ra, các giá trị văn hóa như lòng thành kính, tôn
trọng gia đình và tổ tiên cũng được phản ánh qua ngôn ngữ.
Muốn học tốt ngoại ngữ, không chỉ cần phải nắm vững kiến thức ngữ pháp và từ vựng
mà còn cần hiểu rõ văn hóa của quốc gia đó. Văn hóa là yếu tố quan trọng giúp chúng
ta hiểu được những giá trị, tư tưởng, thói quen và lối sống của một dân tộc. Việc tìm
hiểu về văn hóa sẽ giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn
có thể áp dụng kiến thức này vào việc giao tiếp hàng ngày hoặc khi đọc các bài báo,
sách tiếng nước ngoài. Nếu bạn không hiểu được ý nghĩa của một từ hoặc câu trong
bài đọc thì có thể do sự khác biệt trong văn hóa. Vì vậy, để thành công trong việc học
ngoại ngữ, chúng ta cần phải có lòng yêu thích và tìm hiểu sâu sắc về văn hóa của đất
nước mình muốn học. Chỉ khi đã hiểu rõ được những giá trị và ý niệm của ngôn ngữ
mới có thể giao tiếp thành công và hiệu quả.
1.3. Tiểu kết.
Từ những nội dung trên ta có thể nhận thấy rằng:
- Văn hóa nói chung và văn hóa Trung Quốc nói riêng là một khái niệm rộng
lớn và đa dạng, bao gồm tất cả các giá trị, thực tiễn, tín ngưỡng, nghệ thuật
và phong tục tập quán của một dân tộc hoặc một vùng đất nào đó. Văn hóa
có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như văn hóa ẩm thực, văn hóa
âm nhạc, văn hóa trang phục và văn hóa xã hội. Văn hóa còn bao gồm các
giá trị đạo đức và triết lý của một dân tộc hoặc một quốc gia. Nó là sự kết
hợp của các yếu tố vật chất và phi vật chất trong cuộc sống con người. Với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các giá trị văn hoá đã được lan tỏa rộng
rãi qua các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, muốn giữ gìn những giá
1 1

trị văn hoá của một dân tộc và phát triển nó thì cần phải hiểu và biết rõ cội
nguồn cũng như giá trị của văn hóa đó.
- Mối liên kết giữa ngôn ngữ và văn hóa rất chặt chẽ. Ngôn ngữ và văn hóa là
hai yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống của con người. Chúng ta sử
dụng ngôn ngữ để giao tiếp, truyền đạt thông tin và kết nối với nhau. Văn
hóa là một phần quan trọng của bản sắc dân tộc, nó giúp chúng ta hiểu và
tôn trọng những giá trị, quan niệm và thói quen của mỗi dân tộc. Mối liên
kết giữa ngôn ngữ và văn hóa là rất sâu sắc. Ngôn ngữ được hình thành từ
văn hóa và cũng ảnh hưởng đến văn hóa. Việc giữ gìn và phát triển ngôn
ngữ cũng đồng nghĩa với việc bảo tồn và phát triển văn hóa. Giá trị của
ngôn ngữ và văn hóa không chỉ ở việc kết nối con người mà còn ở việc xây
dựng lòng tự ái, lòng yêu nước cho mỗi cá nhân. Chỉ có khi hiểu được giá
trị của bản sắc dân tộc, chúng ta mới có thể tự tin đứng lên trong cuộc sống.
- Muốn học tốt ngôn ngữ, chúng ta cần phải hiểu rõ về văn hóa của đất nước
mà ngôn ngữ đó được sử dụng. Văn hóa là một phần quan trọng trong việc
xây dựng và phát triển ngôn ngữ. Nếu không hiểu rõ về văn hóa, chúng ta
sẽ khó có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của các từ và câu. Ví dụ, khi học
tiếng Việt, chúng ta cần phải biết rõ về lịch sử và văn hóa của Việt Nam để
có thể hiểu được những thuật ngữ và thành ngữ trong tiếng Anh. Tương tự,
khi học tiếng Trung, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về lịch sử và văn hoá
Trung Quốc để có thể hiểu được những từ và câu trong tiếng Trung. Bởi vì,
ngôn ngữ và văn hóa là mối liên kết không thể tách rời. Hơn nữa, việc tìm
hiểu về văn hóa không chỉ giúp cho việc học ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn
mà còn giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về đất nước mà
chúng ta muốn tìm hiểu. Vì thế, việc tìm hiểu về văn hóa là một phần quan
trọng trong việc học ngôn ngữ.
Chương 2: Nguồn cội và sự xuất hiện của văn hóa “ Cầm Kỳ Thư Họa” vào thời
nhà Đường.
2.1. Nguồn cội của văn hóa “Cầm Kỳ Thư Họa”.
“Cội nguồn lịch sử và ý nghĩa văn hóa của hội họa truyền thống Trung Hoa” của
Nguyễn Anh Thục (Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36, Số 2 (2020)) đã nói:
“Nếu ví nghệ thuật Trung Hoa như dòng sông Hoàng Hà chảy ra biển, thì ắt hẳn hội
họa và văn hóa phải là hai nhánh sông lớn cùng nguồn và thường xuyên gặp gỡ nhau
trong dòng chảy qua các giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc này”. Đặc biệt phải
nhắc đến văn hóa nghệ thuật Cầm Kỳ Thư Họa - một văn hóa đã cùng hòa vào dòng
thời gian, cùng trường tồn với ngàn năm lịch sử. Cách gọi “ Cầm Kỳ Thư Họa” lần
đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm “Pháp Thư Yếu Lục” của Trương Ngạn Viễn.
Nhưng cách gọi “tứ nghệ”’ thì sau này mới xuất hiện , cụ thể hơn thì cách gọi này
xuất hiện trong “Nhàn Tình Ngẫu Ký” thời Minh mạt Thanh Sơ. Tứ nghệ Cầm Kỳ
1 1

Thư Họa: thanh (tinh khiết) , hòa (hài hòa) , đạm (đạm bạc) và nhã (tao nhã) là lý
tưởng mà cổ nhân gửi gắm cốt cách ngạo nghễ cũng như tâm thái xử thế cao siêu nhất
của những bậc văn nhân. Cổ nhân lấy Cầm Kỳ Thư Hoạ để tu dưỡng đức, giải quyết
thế sự và an định dân sinh. Những bậc thầy đạt đến trình độ tuyệt đỉnh về tứ nghệ
thường là những người có cảnh giới đạo đức rất cao.
2.1.2. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời văn hóa “Cổ Cầm” Trung Hoa.
“Lục ỷ”, “Ty đồng”, “Thất huyền cầm” v...v...v... đều là cách gọi chung của
“Cổ cầm”. Khổng Tử xưa có viết: “Hưng vu thi, lập vu lễ, thành vu nhạc” (muốn tu
tâm dưỡng tính phải học thi thư, muốn có ý chí kiên định phải học lễ nghĩa, muốn đạt
đến trạng thái hoàn hảo của nhân cách phải học nhạc)(张辉,2006:6). Nhắc đến tứ
nghệ “Cầm Kỳ Thư Họa”, “Cầm” là nghệ thuật được xếp bậc hàng đầu bởi lẽ cổ nhân
xem đó như một biểu tượng của đấng văn nhân. Cổ cầm xuất hiện vào khoảng thế kỷ
3 trước Công Nguyên trong triều đại Tần. Ban đầu, nó được sử dụng trong các buổi lễ
tôn giáo và sau đó được phổ biến trong âm nhạc dân gian. Truyền thuyết kể rằng, cổ
cầm là thứ nhạc khí được tôn kính nhất trong tất cả các nhạc cụ Trung Quốc, có lịch
sử khoảng 5.000 năm (Trích trong " Bách khoa toàn thư mở Wikipedia " ). Truyền
thuyết cổ nói về những nhân vật huyền thoại của tiền sử Trung Quốc như Thần Nông
và Hoàng đế đã tham gia vào việc sáng tạo nên Cổ cầm. Gần như tất cả những cuốn
sách và bộ sưu tập lập trình của cổ cầm được xuất bản trước thế kỷ XX đều cho thấy
đây là nguồn gốc thật sự của cổ cầm, nhưng điều này hiện được coi là thần thoại. Nó
được mô tả trong nhiều tác phẩm của Trung Quốc có niên đại gần 3.000 năm và một
số ví dụ đã được tìm thấy trong những hầm mộ cổ khoảng 2.500 năm trước. Gần như
tất cả những cuốn sách và bộ sưu tập lập trình của cổ cầm được phát hành trước thế kỷ
XX đều cho thấy đây là nguồn gốc thật sự của cổ cầm, nhưng điều này hiện được coi
là thần thoại. Nó được đề cập trong nhiều tác phẩm của Trung Quốc có niên đại gần
3000 năm và một số ví dụ đã được tìm thấy trong những khu mộ cổ khoảng 2.500 năm
trước. Trong “Tân Luận Cầm Đạo” thời Đông Hán có một đoạn nói rằng: “Các bậc
Thánh nhân thời viễn cổ trên nhìn Trời, dưới nhìn Đất, gần lấy thân mình, xa lấy vạn
vật”. Cổ nhân thưởng thức Cổ Cầm thường để rửa lòng trần tục, cải thiện nhân tâm, họ
muốn rũ bỏ những oán tục nơi trần thế, mài giũa một tâm hồn lương thiện, thanh khiết
để có thể đạt tới cảnh thiên nhân hòa làm một. Cổ Cầm có ý nghĩa gắn kết tâm hồn,
trong lịch sử xưa và nay thì những văn nhân hay các danh sĩ chơi đàn đều có thể cảm
thụ được ý nghĩa chân thật của đời người và họ cũng đã luôn theo đuổi giá trị, phẩm
hạnh nhân sinh vượt qua những quan niệm ngày nay. Trong “Lễ Ký” có viết: “Kẻ sỹ
không có lý do gì để rời bỏ cầm sắt”. Hay trong sách “Nhạc ký” có viết: “Đức giả,
tính chi đoan dã, nhạc giả, đức chi hoa giả” (Đức là thiên tính của con người, nhạc là
vầng hào quang rọi sáng của tâm đức). Bởi vì lẽ đó nên Cổ cầm được xem như là
“lời nói” của “thiên đạo”, giúp cho những quân tử đạt có thể cảm hóa bình cảnh, hòa
cùng trời đất, có thể đạt đến tầng bậc cao nhất đó chính là: “ nhuận vật vô thanh”
(không cần nói gì mà lại có lợi cho vạn vật).
1 1

2.1.3. Hành trình và sự phát triển hoàn thiện của văn hóa “Cổ Cầm” qua các triều đại
lịch sử Trung Quốc.
Nhà âm nhạc học người Trung Quốc Dương Âm Lưu đã chia lịch sử của cổ
cầm thành ba thời kỳ: giai đoạn đầu là thời kỳ tiền Tần, lần thứ hai từ thời nhà Tần
đến nhà Đường, lần thứ ba từ cuối thời Đường đến thế kỷ 20. (Trích trong " Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia"):
Ở giai đoạn đầu thời kỳ tiền Tần, cổ cầm là một nhạc cụ rất phổ biến trong thời
Tây Chu (1122TCN- 249TCN) và thời Xuân Thu, được tìm thấy tại tỉnh Hồ Bắc, Hồ
Nam và Giang Nam Trung Quốc. Nói tới thời kỳ này thì không thể không nhắc đến
bản nhạc "Cao sơn lưu thủy" ( 高山流水). Bản nhạc này là để ca ngợi tình bạn của
quan Đại Phu Bá Nha và một danh sĩ ẩn dật ở gần núi Mã Yên Tử Kỳ. Tiều phu Tử
Kỳ có thể thông qua âm thanh tiếng đàn mà thấu hiểu được tâm tình của Bá Nha. Có
thể nói hai người họ chính là "tâm ý tương thông" tri âm, tri kỉ khó lòng tìm kiếm.
Người xưa có câu “Tri âm thuyết dữ tri âm thính, bất thị tri âm mạc dữ đàm” (Tri âm
chuyện với tri âm, chẳng tri âm gảy đàn cầm làm chi). Tuy nhiên, trời lại không thuận
theo lòng người, Bá Nha đã mất đi người tri âm trước khi cả hai thực hiện lời hẹn ước
vào ngày Trung thu năm tới sẽ gặp lại nhau ở ghềnh đá dưới chân núi Mã Yên.
"Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Ðàn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?
Gió Xuân khắp mặt bao bè bạn,
Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay!"
Sau khi biết tin không lành của tri kỉ ông đã dốc hết tâm can đàn khúc " Thiên
thu trường hận" để tiễn chân người tri kỉ của mình. "Thánh nhạc" Nhạc sư Sư Khoáng
cũng là một cầm nhân nổi danh ở thời Xuân Thu. Truyền rằng Sư khoáng bị mù hai
mắt nhưng lại có thể cảm thụ âm thanh nhờ đó mà luận được lành dữ.
Trong thời kỳ thứ hai, Nho giáo và Đạo giáo đã tác động đến âm nhạc Cổ cầm.
Những ảnh hưởng này đã tạo ra một phong cách âm nhạc đặc trưng, mang tính tâm
linh và gắn liền với văn hóa Trung Hoa. Cổ cầm nổi tiếng nhất chắc lẽ là " Cửu tiêu
hoàn bội" (九霄环佩) từ thời nhà Đường, còn có "Đại Thánh Di Âm", "Ngọc Linh
Long", "Phi Tuyền"... "Cửu tiêu hoàn bội" được làm bởi Lôi Thị Lôi Uy (雷氏雷威),
một gia đình làm đàn ở Tứ Xuyên vào thời nhà Đường thịnh vượng, mặt đàn làm bằng
cây phượng, chân đế là linh sam. Tác phẩm được biết đến sớm nhất của nhạc cổ cầm
có ký hiệu tên là "Kiệt Thạch Điều U Lan" ( 碣石調幽蘭) (Trích trong " Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia"). Nhắc tới bản nhạc được diễn tấu bằng cổ cầm, ở thời kỳ này
không thể quên nhắc bài thơ "Quan Sơn Nguyệt " (關山月) của thi nhân Lý Bạch.
"Minh nguyệt xuất Thiên San,
1 1

Thương mang vân hải gian.


Trường phong kỷ vạn lý,
Xuy độ Ngọc Môn quan.
Hán há Bạch Đăng đạo,
Hồ khuy Thanh Hải loan.
Do lai chinh chiến địa,
Bất kiến hữu nhân hoàn.
Thú khách vọng biên sắc,
Tư quy đa khổ nhan.
Cao lâu đương thử dạ,
Thán tức vị ưng nhàn."
Thời kỳ cuối cùng, cuối thời Đường đến thế kỷ 20. Thời nhà Tống, được coi là
đỉnh cao của âm nhạc Cổ cầm, với nhiều bài thơ nổi tiếng được viết ra. Vào năm
1977, một bản thu âm của "Lưu Thủy" (流水) (Nước chảy, được thực hiện bởi Quản
Bình Hồ, một trong những người chơi cổ cầm hay nhất thế kỷ 20).Tác phẩm "Lưu
thủy" được xem là chuẩn mực cao nhất của Cổ cầm, tác phẩm thể hiện vẹn toàn tư
tưởng của Đạo gia, thể hiện phẩm đức triết học cũng như giá trị nhân văn, sự đồng
điệu của tâm hồn trong văn hóa Trung Quốc.
2.1.4. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời văn hóa “Vi Kỳ” Trung Hoa.
Có câu nói “Vi kỳ dị học nan tinh” (圍棋易學難精) - cờ vây dễ học nhưng khó
giỏi. "Kỳ" trong Cầm Kỳ Thư Họa chính là ý chỉ "vi kỳ" cờ vây. Loại cờ này được
chơi cách đây đã hơn 4000 năm. Người xưa dùng cờ vây để tu tâm dưỡng tính, tăng
cường phán đoán, cũng như trí tuệ. Cờ vây có thể nói vô cùng bát đại tinh thâm, huyền
diệu hơn cả dịch lý thiên tượng. Tự cổ chí kim bao bậc đế vương, quan văn, tướng sĩ
cũng như những thường dân đều biết được giai thoại truyền kỳ của cờ vây. "Vi kỳ"
mang lại cho con người không chỉ những thi phú đẹp đẽ mà còn có thể trở thành một
cuốn binh thư sách lược hay thậm chí trở thành một diệu lược trị quốc an thiên hạ.
Tương truyền cờ vây bắt nguồn từ thời vua Nghiêu, Thuấn. Trong “Bác Vật Chí” thời
nhà Tấn, Trương Hoa có viết như sau: “Vua Nghiêu dùng cờ vây để dạy con là Đan
Chu”(trithuc.vn, Trí Chân, 2022).
2.1.5. Hành trình và sự phát triển hoàn thiện của văn hóa “Vi Kỳ” qua các triều đại
lịch sử Trung Quốc.
1 1

Cờ vây xuất hiện từ đầu nhà Chu (1046-256TCN) và được coi là trò chơi lâu
đời nhất đến ngày hôm nay. Mặc dù quy tắt của loại cờ này rất đơn giản nhưng về mặt
chiến thuật thì lại thiên biến vạn hóa vô cùng phức tạp. "Vi kỳ" còn được xem là một
nghệ thuật của giai cấp quý tộc, tri thức Trung Hoa được nung nấu qua nhiều thời đại.
"Tả truyện" hay "Tả thị Xuân Thu" là tác phẩm nhắc đến cờ vây sớm nhất ( khoảng
thế kỷ IV TCN). Các quân cờ trong cờ vây có tên gọi khác là "quân cờ đá" (stone)
(Trích trong " Bách khoa toàn thư mở Wikipedia"). Một kì thủ - người chơi cờ - cầm
quân cờ trắng và người còn lại cầm quân cờ đen (Trích trong " Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia"). Khởi thủy của vi kỳ là giấc mơ của Vua Nghiêu về việc nhìn thấy Hoàng
Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành đang chơi cờ. Nhà vua đang
thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn
thỉnh cầu tiên dạy cờ cho mình. Đang chơi giữa chừng thì vua Nghiêu tỉnh giấc. Sau
này lại được thái tử Đan Chu - con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Luật cờ
vây thì hết sức đơn giản nhưng để có thể "cao cờ" thì thực sự rất khó. Bởi bàn cờ vây
cũng tựa như là chiến trường, chỉ phân quân phục kẻ địch và đồng minh, mục đích
chung đều là muốn chiếm cứ lãnh thổ. Từng nước đi đều phải cẩn thận, dè chừng,
chiến lược lại phải ứng biến kịp thời. Trong cờ vây, mục tiêu là bắt hết quân của đối
thủ hoặc bao vây họ để họ không thể thực hiện thêm nước đi nào nữa. Trong chiến
trường, mục tiêu là đánh bại quân đội của đối thủ và chiếm được lãnh thổ của. Cả hai
đều yêu cầu kỹ năng tư duy và lập kế hoạch chiến lược để thành công. “Vi Kỳ Ca” của
Gia Cát Lượng từng viết: “Trời tựa như cái lọng tròn, đất tựa như bàn cờ vây”. Đời
người cũng giống như bàn cờ vây vô cùng biến huyễn, đơn giản nhưng lại phức tạp,
vô trật tự nhưng lại rất có trật tự. Vạn vật giữa thế gian cũng nằm trọn trong bàn cờ
vây. Trong bài "Vịnh Kỳ" Đường Thái Tông có viết :
Thủ đàm phiêu tích mỹ, tọa ẩn dật tiền lương,
Tham sai phân lưỡng thế, huyền tố dẫn song hành.
"Một nước cờ định càn khôn" đây là câu chuyện lúc Đường Thái Tông đánh cờ
với Cầu Nhiêm Khách sau này lại được người đời ca tụng, hương hoa đời đời.
2.1.6. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời nghệ thuật “Thư Pháp” Trung Hoa.
Nghệ thuật thư pháp ở Trung Quốc có từ thời nhà Thương (1600-1046 TCN),
nơi nó được sử dụng chủ yếu cho mục đích bói toán. Tuy nhiên, phải đến thời nhà Hán
(206 TCN-220 CN), thư pháp mới trở thành một loại hình nghệ thuật theo đúng nghĩa
của nó. Theo truyền thuyết, vua Thái Hạo nhân lúc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long
thư', Viêm Đế xem lúc thì tạo ra "tuệ thư", Hiên Viên Hoàng đế nhìn thấy mây lại đặt
ra "vân thư", bởi vì được rùa thần mà Đế Nghiêu làm ra " qui thư", Hạ Tử Thành đúc
đỉnh tạo ra "chung đỉnh văn". Nhưng những điều đó lại không còn giấu tích gì chỉ còn
là giai thoại được truyền lại mà thôi. " Giáp cốt văn" (甲骨文) là hệ văn tự được phát
hiện đầu tiên (1200TCN). Chữ này do người nhà Ân (1766 - 1123TCN) dùng để bói
1 1

toán. Trước đời Tần thì có Kim Văn (金文). Sau khi chế ra bút lông, mực và giấy thì
chữ Hán bắt đầu ổn định hơn. Thư thể (書体) gồm có : Triện thư (篆書) (gồm đại
triện (大篆) và tiểu triện (小篆), lệ thư (隸書), khải thư (楷書), hành thư (行書), và
thảo thư (草書) (Trích trong " Bách khoa toàn thư mở Wikipedia").

2.1.7. Hành trình và sự phát triển hoàn thiện của nghệ thuật “Thư Pháp” qua các triều
đại lịch sử Trung Quốc.
Nghệ thuật thư pháp ở Trung Quốc có từ thời nhà Thương (1600-1046 TCN),
được sử dụng chủ yếu cho mục đích bói toán. Tuy nhiên, phải đến thời nhà Hán (206
TCN-220 CN), thư pháp mới trở thành một loại hình nghệ thuật theo đúng nghĩa của
nó. Theo truyền thuyết, vua Thái Hạo nhân lúc nghĩ ra bát quái mà sáng tạo "long thư',
Viêm Đế xem lúc thì tạo ra "tuệ thư", Hiên Viên Hoàng đế nhìn thấy mây lại đặt ra
"vân thư", bởi vì được rùa thần mà Đế Nghiêu làm ra " qui thư", Hạ Tử Thành đúc
đỉnh tạo ra "chung đỉnh văn". Nhưng những điều đó lại không còn giấu tích gì chỉ còn
là giai thoại được truyền lại mà thôi. " Giáp cốt văn" (甲骨文) là hệ văn tự được phát
hiện đầu tiên (1200TCN). Chữ này do người nhà Ân (1766 - 1123TCN) dùng để bói
toán. Trước đời Tần thì có Kim Văn (金文). Sau khi chế ra bút lông, mực và giấy thì
chữ Hán bắt đầu ổn định hơn. Thư thể (書体) gồm có : Triện thư (篆書) (gồm đại
triện (大篆) và tiểu triện (小篆), lệ thư (隸書), khải thư (楷書), hành thư (行書), và
thảo thư (草書) (Trích trong " Bách khoa toàn thư mở Wikipedia").
Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, ông đã ra lệnh cho thừa tướng Lý
Tư thống nhất chữ viết giữa các nước từ đó xuất hiện Triện Thư (篆書). Lệ thư (隸書)
phổ biến nhất ở giữa thế kỷ 3 và 2 TCN. Chữ khải hay còn gọi là "Khải Thư" là cải
biên từ chữ lệ nhưng lại là kiểu chữ chính thức và phổ thông nhất trong các kiểu chữ
Hán hiện nay. " Hành Thư" là dạng viết nhanh của chữ Khải, được dùng để đề tranh
hoặc viết thư từ. Nhắc đến 行書 không thể không nhắc đến một tác phẩm được viết
vào đời Tấn vô cùng nổi tiếng của "Thư Thánh" Vương Hi Chi - Lan Đình Tập Tự (蘭
亭集序). Vào mùa hè năm 355, Dật Thiếu cùng với một số thi nhân bằng hữu đã tụ
tập ở núi Cối Kê tại Lan Đình để tránh nắng, họ cùng nhau ngâm thơ thưởng rượu.
Khi đó ông đã cao hứng, lấy bút lông chuột viết lên giấy lụa. Từ đó Lan Đình tập tự
được người đời ví như ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Tác phẩm được mệnh danh là "
Thiên hạ đệ nhất hành thư" đến thập kỷ về sau hậu nhân vẫn kính phục. Cuối cùng
chính là "Thảo Thư" là loại bút pháp được viết rất nhanh, và chỉ viết duy nhất một nét.
Từ Nguyên (辞源) cho rằng “Dĩ văn tự kí tải sự vật viết Thư” (Lấy văn tự để ghi chép
nội dung thông tin của sự vật gọi là Thư: 以文字记载事物曰书) và “Xưng thiện kỳ
sự giả viết Pháp” (Sự đã qua quá trình hoàn thiện thì gọi là Pháp: 称善其事者曰法)
(2001). Giờ đây thư pháp không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là một lối
sống của nhiều học giả Trung Quốc. Nó đòi hỏi kỷ luật, sự kiên nhẫn và sự cống hiến
để nắm vững các kỹ thuật và tạo ra các ký tự đẹp truyền đạt ý nghĩa ngoài lời nói.
1 1

Hôm nay, thư pháp Trung Quốc vẫn là một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc
và được thực hành bởi nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới. Vẻ đẹp và sự sang trọng của
nó tiếp tục truyền cảm hứng cho mọi người từ mọi tầng lớp xã hội.
2.1.8. Nguồn cội và nền tảng của sự ra đời nghệ thuật “Hội Họa” Trung Hoa.
Lịch sử của hội họa Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thời kỳ đồ đá mới, với
việc phát hiện ra đồ gốm được trang trí với những thiết kế đơn giản. Tuy nhiên, phải
đến thời nhà Đường (618-907 sau Công nguyên), hội họa Trung Quốc mới phát triển
rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Triều đại nhà Đường chứng kiến sự xuất hiện của nhiều
họa sĩ vĩ đại, những người đã tạo ra những tác phẩm được xã hội đánh giá cao. Những
bức tranh này được đặc trưng bởi việc sử dụng các nét vẽ đậm và màu sắc sống động,
cũng như mô tả thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày. Theo thời gian, hội họa Trung
Quốc đã phát triển thành nhiều phong cách khác nhau như tranh phong cảnh, tranh vẽ
hình, tranh chim và hoa và thư pháp. Mỗi phong cách có những đặc điểm và kỹ thuật
độc đáo riêng. Ngày nay, hội họa Trung Quốc tiếp tục là một loại hình nghệ thuật phổ
biến ở cả Trung Quốc và trên thế giới. Lịch sử phong phú và ý nghĩa văn hóa của nó
đã khiến nó trở thành một phần quan trọng trong di sản nghệ thuật của Trung Quốc.
2.1.9. Hành trình và sự phát triển hoàn thiện của nghệ thuật “Hội Họa” qua các triều
đại lịch sử Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Fu Baoshi từng nói: “Hội họa truyền thống Trung Hoa là biểu
hiện rõ nhất của tinh thần văn hóa dân tộc, cũng là hình thức thể hiện gần gũi nhất các
tư tưởng triết học Trung Quốc”(傅抱石,2011, tr. 92). Hội họa Trung Hoa cũng
giống như thư pháp, hai nghệ thuật này đều xem trọng cách dùng bút và sự tinh tế của
họa nhân.
Thời kỳ đỉnh cao của hội họa Trung Hoa phải kể đường thời Tùy Đường, sau
khi kết thục biến loạn phân chia Bắc Nam kéo dài đằng đẵng hơn 370 năm lịch sử
Trung Hoa, hội họa Trung Quốc cũng nhờ đó mà có bước tiến lớn. Tuy rằng nhà Tùy
chỉ tồn tại ngắn ngủi nhưng lại là bước chuyển giao thời đại hội họa. Hai nhân tài phải
kể đến vào thời này có lẽ là Triển Tứ Kiền và Giang Chí. Giang Chí về sau còn được
tôn thờ là "Đường họa chi tổ"'. Thời kỳ Đường Họa chủ yếu là triều đình quý tộc sử
dụng để thờ cúng. Trong số các tác phẩm bậc nhất phải kể đến "Du Xuân Đồ"(游春
图) của Triển Tử Kiền - đây là tác phẩm đại biểu cho tranh sơn thủy.Đặc biệt, Đường
họa đã khai thác thành công các kỹ thuật mới như phối màu và ánh sáng để tạo ra các
tác phẩm có tính chất hiện đại. Các bức tranh của thời kỳ này thể hiện rõ sự phong phú
về chủ đề và phong cách, từ tranh cảnh thiên nhiên cho đến tranh chân dung.
Ngoài ra, Đường họa còn có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật của Nhật Bản và
Hàn Quốc. Tuy đã qua hàng trăm năm nhưng Nghệ Thuật Hội Họa Trung Quốc Dưới
Thời Đường vẫn được coi là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Trung
Quốc và là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ hiện đại.
1 1

2.2. Ý nghĩa của văn hóa “Cầm Kỳ Thư Họa” vào thời nhà Đường.
Trong thời nhà Đường, văn hóa "Cầm Kỳ Thư Họa" đã xuất hiện và trở thành
một phần không thể thiếu trong văn hóa Trung Quốc. Với sự kết hợp giữa âm nhạc, cờ
vây, thư pháp và hội họa, cầm kỳ thư họa đã tạo ra một loại nghệ thuật độc đáo và sâu
sắc. Tứ nghệ được coi là một biểu tượng của sự hoà quyện giữa các yếu tố văn hóa
khác nhau. Với ý nghĩa sâu sắc của nó, “Cầm Kỳ Thư Họa” mang lại cho người ta
cảm giác yên bình và tĩnh lặng. Nó là một cách để con người kết nối với thiên nhiên
và đưa ra những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Đồng thời, tứ nghệ cũng là một
phương tiện để truyền tải thông điệp của các nhà triết học và nhà thơ. Những bài thơ
được viết theo phong cách này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục con
người về đạo đức và phẩm chất. Với sự phát triển Cầm Kỳ Thư Họa đã trở thành một
biểu tượng của văn hóa Trung Quốc và được coi là một di sản quan trọng của dân tộc.
Tóm lại, sự xuất hiện của cầm Kỳ Thư Họa vào thời Nhà Đường đã mang lại cho
người Trung Quốc một loại nghệ thuật độc đáo và giàu ý nghĩa. Văn hóa ấy không chỉ
là một loại hình nghệ thuật mà còn là biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa Nó đã
trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Trung Quốc và được coi là một di
sản quan trọng của dân tộc.
2.3 Tiểu kết chương 2
Từ những phân tích và khám phá ở trên có thể nhận thấy được tầm quan trọng
cũng như giá trí mà văn hóa “Cầm Kỳ Thư Họa” đã mang lại. Trong lịch sử Trung
Quốc, thời nhà Đường được xem là một thời kỳ phát triển văn hóa đặc biệt quan trọng.
Trong thời gian này, văn hóa tứ nghệ (Cầm Kỳ Thư Họa) đã trở thành một phần
không thể thiếu của cuộc sống và được coi là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực.
Văn hóa tứ nghệ đã góp phần vào việc giáo dục và giảng dạy cho các công chúa và
hoàng tử trong triều đình. Nó cũng đã trở thành một công cụ để tôn vinh các nhân vật
lịch sử và những người có đóng góp to lớn cho xã hội. Ngoài ra, văn hóa nghệ thuật ấy
còn mang lại niềm vui cho người dân thông qua các buổi biểu diễn nghệ thuật. Những
bài thơ hay ca khúc được sáng tác trong thời Nhà Đường đã trở thành những tác phẩm
kinh điển của nền văn học Trung Quốc.
Chương 3: Sự biến đổi từ “Thư” sang “Thi” khi tứ nghệ “Cầm Kỳ Thư Họa”
được du nhập vào Việt Nam.
3.1. Cội nguồn Thi Ca Việt Nam.
Người xưa có câu: "Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn
ngữ của thi ca... " . Thi ca là truyền thống phong phú và đa dạng được lưu truyền qua
nhiều thế hệ. Nó phản ánh lịch sử, văn hóa và con người của đất nước. Các hình thức
sớm nhất của thơ ca Việt Nam là các bài hát dân ca và các bài thánh ca được sử dụng
trong các nghi lễ và nghi lễ tôn giáo. Những bài hát này thường được đi kèm với các
nhạc cụ truyền thống như đàn bầu và đàn tranh. Khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều
1 1

hơn của văn hóa Trung Quốc, các thể thơ mới đã xuất hiện như lục bát (sáu-bát) và
thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu với bảy từ mỗi câu). Những hình thức này được sử dụng
để thể hiện tình yêu, thiên nhiên và các vấn đề xã hội. Trong thời hiện đại, thơ ca Việt
Nam tiếp tục phát triển với những chủ đề mới như đô thị hóa và toàn cầu hóa. Những
nhà thơ như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đã trở thành bảo vật quốc gia vì những
đóng góp của họ cho truyền thống phong phú này. Nhìn chung, cội nguồn thi ca Việt
Nam là một minh chứng cho sự bền bỉ của văn hóa Việt Nam, minh chứng cho sự
sáng tạo và kiên cường của dân tộc Việt Nam, những người đã sử dụng thơ ca làm
phương tiện biểu đạt trong suốt chiều dài lịch sử của mình và khả năng thích ứng
trong khi vẫn duy trì bản sắc độc đáo của nó.
3.2. Sự biến đổi từ “Thư”’ sang “Thi” khi văn hóa ấy được du nhập vào Việt Nam
Văn hóa cầm kỳ thi họa là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Nó được biến đổi từ tứ nghệ "Cầm kỳ thư họa" của Trung Hoa cổ
đại. Cha ông ta xưa nay luôn tự hào với nghệ thuật thi ca của nước nhà. Văn hóa thi ca
đã gắn liền với lịch sử Việt Nam ta như dòng lưu thông của mạch máu về tim. Theo
quan niệm của cha ông ta thì quân tử không giỏi văn võ, mà thơ ca cũng phải tinh
thông. Ngoài ra, văn hóa cầm kỳ thi họa còn phản ánh những giá trị đạo đức và tinh
thần của dân tộc Việt Nam. Những bức tranh được vẽ bằng cây bút hay chiếc lược gỗ
không chỉ đơn thuần là sản phẩm nghệ thuật mà chúng còn mang trong mình thông
điệp về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các vị anh hùng đã hy sinh
cho Tổ quốc. Tóm lại, văn hóa cầm kỳ thi họa là một phần không thể thiếu trong cuộc
sống và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nó giúp con người tìm lại sự bình yên, giao
lưu và trao đổi cùng nhau, đồng thời phản ánh những giá trị đạo đức và tinh thần của
dân tộc.

3.3 Tiểu kết chương 3


Thi ca đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
người Việt Nam từ xa xưa, từ những bài thơ đơn giản của những người dân miền quê
cho đến những tác phẩm lớn của các nhà thơ danh tiếng. Thi ca không chỉ là một loại
hình nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về lịch sử, truyền thống và tâm linh của
dân tộc. Những câu thơ đầy cảm xúc, chất chứa triết lý sống và giá trị đạo đức đã
được truyền lại từ đời này sang đời khác, góp phần xây dựng và duy trì nền văn hóa
Việt Nam. Ngoài ra, thi ca còn là công cụ để giao lưu, kết nối con người trong xã hội.
Những bài thơ được sáng tác bởi các nhà thơ lớn như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,
Tản Đà, Xuân Diệu… đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa
dân tộc. Thi ca còn là một công cụ để truyền tải thông điệp, ý nghĩa và giá trị của cuộc
sống cho người dân. Những bài thơ mang tính chất cách mạng của các nhà thơ như
Hàn Mặc Tử, Xuân Quỳnh… đã khơi gợi lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý chí
đấu tranh cho sự độc lập tự do của đất nước. Với ý nghĩa to lớn này, thi ca đã trở
1 1

thành một di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần phải duy trì và
phát triển tiếp tục để giữ gìn và phát huy giá trị của nó trong cuộc sống hiện đại.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cội nguồn lịch sử và ý nghĩa văn hóa của hội họa truyền thống Trung Hoa -
Nguyễn Anh Thục/Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, tập 36, số 2 (2020).
2. NỘI HÀM VĂN HÓA THƯ PHÁP: MẠCH NGẦM VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG HOA HẠ - Nguyễn Anh Thục/NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI, TẬP 37, SỐ
2 (2021).
3. CỘI NGUỒN LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA VĂN HÓA CỦA ÂM NHẠC, VŨ ĐẠO
TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA CỔ ĐIỂN - N.A. Thục/ Tạp chí Nghiên cứu Nước
ngoài, Tập 34, Số 6 (2018)
4. https://luatminhkhue.vn/cam-ky-thi-hoa-la-gi.aspxv
5. https://tuhoctiengtrung.vn/tranh-thuy-mac-trung-quoc-co-nghe-thuat-doc-dao-cua-
nguoi-tau/
1 1

You might also like