Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG

Môi trường là gì?

 Môi trường (Environment) là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất
bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
 MT sống của con người – MT nhân văn (Human Environment) là tổng hợp các
điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và
phát triển của từng cá nhân và những cộng đồng con người.
 Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển tồn tại truớc khi sự sống xuất hiện trên trái
đất, nhưng chỉ khi các cơ thể sống xuất hiện mới gọi chung là MT. Có nghĩa chỉ có
cơ thể sống mới có MT.
 MT sống này luôn tồn tại sự tương tác giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh.

Chức năng cơ bản của môi trường

Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống gồm có năm
chức năng cơ bản sau:

Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật

Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất
của con người.

Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và
sản xuất.

Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật.

Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

Khái niệm về phát triển

Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho con người
bằng hoạt động tạo ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng
văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình
sống.

Hệ sinh thái là gì ?

 Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã (cơ thể sống) và các môi trường
sống của chúng (các thành phần vô sinh)

Ví dụ: Hồ, khúc sông, khu rừng, khu đô thị,.. Gồm các sinh vật và môi trường sống
của chúng được coi là hệ sinh thái,…

Đa dạng sinh học là gì?

Đa dạng sinh học (Biodiversity): Là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng
triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường.

Tài nguyên là gì?

Tài nguyên (resources): là tất cả mọi dạng vật chất hữu dụng cho con người và sinh
vật, đó là một phần của mt cần thiết cho sự sống.

Ví dụ: rừng, đất, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản…

Các dạng vật chất có trong mt nhưng không hữu dụng, hoặc ngược lại, có thể gây tác
hại cho sự sống thì không được gọi là tài nguyên.

Tài nguyên có thể được phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gằn liền với các yếu tố
thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.

Trong việc sử dụng cụ thể, có thể chia ra tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên lao động…

Theo khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành 2 loại:

 Tài nguyên tái tạo được

Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp
hầu như là liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn
thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục hình thành và tiếp tục tồn tại sinh
sôi, nảy nở và chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên.

VD: Năng lượng của mặt trời, nước, gió, tài nguyên sinh vật,…

 Tài nguyên không tái tạo được.

Tài nguyên không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn, sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị
biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng.

VD: Các loại tài nguyên do quá trình địa chất tạo nên như khoáng sản, dầu mỏ, các
thông tin di truyền cho đời sau bị mai một,…

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững (Sustainable development): Là sự phát triển làm thỏa mãn các nhu
cầu hiện tại nhưng không hạn chế tiềm năng để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ
tương lai.

Bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ sức khoẻ con người.

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, duy trìcân bằng sinh thái và phát triển
bền vững.

Hoạt động bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ mt (environmental protection activities) là hoạt động giữ cho mt
trong lành, sạch đẹp

Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu với mt, ứng phó sự cố mt;

Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện mt;

Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tn thiên nhiên; bảo vệ đdsh.

Đánh giá tác động môi trường là gì?


Đánh giá tác động môi trường, viết tắt là ĐTM là một quá trình nghiên cứu chính thức
để dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển chủ yếu đang được dự
kiện.

Mục đích đánh giá tác động môi trường

Dự báo những tác động môi trường của dự án có thể xảy ra.

Tìm kiếm cách làm giảm các tác hại không chấp nhận được và tạo dựng dự án sao cho
phù hợp với môi trường tại địa phương.

Trình bày cho những người ra quyết định về các dự báo này và các khả năng khắc
phục.

Quan trắc môi trường là gì?

Quan trắc môi trường là mọt hệ thống theo dõi quan trắc phân tích liên tục các nhân tố,
các chỉ tiêu môi trường trong một khoảng thời gian và không gian đã được định sẵn
với các mục đích, yêu cầu đặt ra.

Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường là một trong những công tác quan trọng
nhất để kiểm soát chất lượng môi trường và tìm ra giải pháp cải thiện và bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Thế nào là ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là sự làm bẩn hay thoái hóa môi trường sống.

Sự phóng thích các chất thải ra môi trường vượt mức cho phép.

Sự thải ra môi trường các chất nguy hại.

Các tác nhân gây ô nhiễm là gì?

Chất thải ở dạng khí (Khí thải).


Chất thải ở dạng lỏng (Nước thải).

Chất thải ở dạng rắn (Chất thải rắn hay còn gọi là rác).

Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Nguồn nước được coi là ô nhiễm khi thành phần và tính chất lý hóa sinh học của nước
bị thay đổi, không bảo đảm chất lượng của nguồn cung cấp và yêu cầu khác.

Các nguồn gây ô nhiễm

 Nguồn nhân tạo:  Nguồn tự nhiên:


Chất thải đô thị Bão lụt
Chất thải công nghiệp Núi lửa
Chất thải nông nghiệp Động đất
Nguồn thải giao thông Sinh vật
Phân loại các chất gây ô nhiễm

Sinh học: Hóa học: Lý học:


Vi khuẩn, vi rút Các chất vô cơ Nhiệt
Sinh vật khác Các chất hữu cơ Mùi hôi

Màu

Độđục

Ô nhiễm không khí là gì?

Môi trường không khí bị coi là ô nhiễm khi các thành phần bị biến đổi khác với trạng
thái bình thường.

Chất gây ô nhiễm là chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường
của nó trong không khí hoặc chất đó thường không có trong không khí.

Các nguồn gây ô nhiễm

 Nguồn nhân tạo:  Nguồn tự nhiên:


Hoạt động giao thông Núi lửa
Hoạt động sản xuất Động đất
công nghiệp Bão bụi
Sử dụng năng lượng Cháy rừng
trong gia đình Bụi nước biển
Các nguồn gây ô nhiễm Bào tử, phấn hoa

Phân loại các chất gây ô nhiễm

 Các phần tử hạt:

Các hạt cát sử dụng đánh bóng kim loại

Các hạt sinh ra do mài mòn vỏ xe honda, ô tô


Thao tác với nguyên liệu thô

Bụi nước biển

Phân loại các chất gây ô nhiễm

 Các chất khí:

SO2

NOx

CO

CH4

CFC

Ô nhiễm tiếng ồn là gì?

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động giao thông, công nghiệp, xây dựng vượt tiêu chuẩn
cho phép.

Phân loại nguồn ồn

Hoạt động sản xuất công nghiệp

Hoạt động giao thông.

Hoạt động xây dựng.

Hoạt động dịch vụ

Các nguồn ô nhiễm nhiệt

Quá trình đốt nhiên liệu (xăng, dầu, than đá) hay quá trình làm nguội trong hoạt động
sản xuất công nghiệp.

Quá trình đốt nhiên liệu trong hoạt động giao thông.

Đun nấu trong sinh hoạt của hộ gia đình.


Các nguồn ô nhiễm phóng xạ

Các vụ sử dụng hay thử bom nguyên tử, vũ khí hạt nhân.

Khai thác quặng tự nhiên.

Sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học.

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất

Hoạt động sản xuất Hoạt động sinh hoạt: Hoạt động sản xuất
công nghiệp: nông nghiệp:
Nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp Dư lượng bảo vệ thực
Các chất thải rắn
Các chất thải rắn vật

Các chất thải nguy hại Phân bón

Khai thác quặng

Chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn (còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt,
hoạt động sản xuất của con người và động vật.

Các nguồn phát sinh

Khu dân cư

Khu thương mại

Công trình xây dựng

Cơ quan, công sở

Công nghiệp

Thành phần rác thải


Các loại rác có khả năng phân hủy như: rác thực phẩm thừa, rác chợ, lá cây, xác động
thực vật,...

Các loại rác có khả năng tái chế: bao nylon, plastic, cao su, lon, giấy, phế liệu kim loại,
thủy tinh,...

Chất thải nguy hại.

Chất thải y tế.

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Các giải pháp phòng chống ô nhiễm không khí

Giải pháp quy hoạch

Giải pháp cách ly vệ sinh, làm giảm sự ô nhiễm

Giải pháp công nghệ kỹ thuật

Giải pháp kỹ thuật làm sạch khí thải

Giải pháp sinh thái học

Giải pháp quản lý - Luật bảo vệ môi trường/Nâng cao nhận thức môi trường.

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước

Điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn nước mặt

Quan trắc chất lượng nước

Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Cấp nước tuần hoàn và sử dụng lại nước thải trong các cơ sở sản xuất

Tăng cường quá trình tự là sạch của nguồn nước

Sử dụng tổng hợp và hợp lý nguồn nước

Các biện pháp bảo vệ môi trường đất

Chống xói mòn đất


Xử lý chất thải rắn do sinh hoạt

Xử lý chất thải rắn công nghiệp

Biện pháp kỹ thuật

Thiết kế thi công các công trình xử lý và chế biến nước thải, rác thải (Ví dụ xử lý cuối
đường ống);

Lựa chọn các công nghệ sản xuất hợp lý tiết kiệm và hạn chế nguồn xả (Áp dụng công
nghệ sản xuất sạch hơn, phân loại rác tại nguồn);

Sử dụng hợp lý và có quy hoạch các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Biện pháp hành chính và xã hội

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng;

Biện pháp hành chính (Luật, Thanh tra Môi trường,…);

Sản xuất sạch hơn là gì?

Ngăn ngừa ô nhiễm

Giảm thiểu chất thải

Công nghệ sạch hơn

Công nghệ ít chất thải

Giảm tại nguồn

Giảm sử dụng chất độc hại

Tái sử dụng

Thiết kế vì môi trường

Tại sao thực hiện sản xuất sạch hơn?

Sản xuất sạch hơn là kinh doanh tốt


Trong khi các chiến lược kiểm soát ô nhiễm gây tốn tiền, sản xuất sạch hơn tiết kiệm
cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng chỉ riêng chi phí đổ bỏ.

Tại sao cần phải phân loại rác tại nguồn?

Dễ áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo như chôn lấp, đốt, ủ để sản xuất phân
compost hay tái chế.

Giảm đáng kể khối lượng chất thải.

Tiết kiệm từ việc tái sử dụng hay tiền thu từ bán phế liệu, bán phân compost.

Góp phần nâng cao nhận thức và trình độ phát triển của cộng đồng.

Hậu quả khi không phân loại rác tại nguồn

Lãng phí nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tốt.

Không tận dụng phế liệu có thể tái sinh , tái chế.

Tốn đất và kinh phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp.

Tốn nhiều chi phí khi giải quyết các vấn đề tại bãi chôn lấp.

Hậu quả khi không phân loại rác tại nguồn

Gây mất mỹ quan đô thị (bươi, lượm bao ny lon, lon nhựa, nhôm,…).

Không huy động được sự tham gia của cộng đồng.

Khó áp dụng các công nghệ xử lý khác như đốt, ủ phân,…

Các vấn đề môi trường của địa phương

Ô nhiễm không khí: SX công nghiệp xi mạ, tiện, dệt đốt phế liệu, nấu ăn, giao thông…

Ô nhiễm nước: Chất thải dọc bờ kè,

Rác thải,

Ô nhiễm tiếng ồn: Quán café, karaoke,sx công nghiệp, còi xe,
Tệ nạn xã hội: mại dâm, ma túy, say rượu quậy phá, …

Các giải pháp

Ô nhiễm không khí: SX công nghiệp xi mạ, tiện, dệt đốt phế liệu, nấu ăn, giao thông…

Ô nhiễm nước: Chất thải dọc bờ kè,

Rác thải,

Ô nhiễm tiếng ồn: Vận động mở nhạc vừa phải, cách âm, …

Tệ nạn xã hội: hướng nghiệp, giáo dục,

You might also like