(123doc) Danh Gia Kha Nang Khu Protein Trong Latex Cao Su Thien Thien Bang Phuong Phap Hoa Hoc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 86

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHỬ PROTÊIN TRONG LATEX CAO


SU THIÊN THIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

Họ và tên sinh viên : LÂM TRÍ HIẾU


Ngành : CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
Niên khóa : 2005-2009

Bình Dương, tháng 8/2009

1
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHỬ PROTÊIN TRONG LATEX CAO SU
THIÊN THIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

Tác giả

LÂM TRÍ HIẾU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng cấp bằng Kỹ sư ngành


Công nghệ hóa học

Giáo viên hướng dẫn :


Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bích

Tháng 8 năm 2009

i
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học
Nông Lâm Tp.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
báu trong thời em học tập tại trường. Đặc biệt, xin hân thành cảm
ơn thầy Nguyễn Ngọc Bích và chị Nguyễn Thị Huệ Trang đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cám ơn toàn thể cô chú, anh chị công tác tại
Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thật tốt
cho em trong thời gian lưu trú tại Viện.

Sinh viên thực hiện

Lâm Trí Hiếu

ii
TÓM TẮT

Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ Hóa Học được thực hiện
nhằm nghiên cứu và đánh giá khả năng khử protêin trong latex cao su thiên nhiên bằng
phương pháp hóa học. Từ đó, phân tích hiệu quả đạt được phương pháp khử, nhằm
chọn ra được quy trình khử tốt nhất, ứng dụng vào thực tế sản xuất. Các thí nghiệm đã
thực hiện là (i) khử protêin trong giai đoạn latex bằng polyvinyl alcohol (PVA), (ii)
khử protêin trong giai đoạn latex bằng urea, (iii) khử protêin trong giai đoạn sản phẩm
trước và sau lưu hóa bằng ngâm rửa trong dung dịch chlorine, (iv) khử protêin trong
giai đoạn đoạn phẩm trước và sau lưu hóa bằng ngâm rửa trong dung dịch Natri Clorua
( NaCl). Luận văn cũng tiến hành nghiên cứu tính chất cơ lý của sản phẩm từ latex cao
su thiên nhiên đã được loại protêin bằng các phương pháp nêu trên.
Kết quả có được từ các thí nghiệm khử protêin trong giai đoạn latex cho thấy, quá
trình gia công ly tâm đã loại bỏ 86,38% hàm lượng protêin trong tan được trong nước
(EP) có trong mủ ly tâm HA. Màng cao su hình thành từ mủ ly tâm HA khử hay không
khử protêin có hàm lượng EP trung bình lần lượt là 0,3715 mg/g và 2,3304 mg/g.
Trong khi đó, hiệu quả khử protêin trong mủ ly tâm HA bằng phương pháp ủ mủ ly
tâm HA với PVA và urea không đáng kể. Đồng thời, ủ mủ ly tâm HA với PVA và urea
không ảnh hưởng đến cường lực của màng cao su.
Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm bằng ngâm rửa màng cao su trước và sau
lưu hóa trong dung dịch NaOCl và NaCl, cho hiệu quả khử protêin đáng kể. Ngâm rửa
màng cao su sau lưu hóa cho hiệu quả khử protêin cao khi ngâm rửa màng cao su
trước lưu hóa. Dung dịch NaCl cho hiệu quả khử protêin cao hơn dung dịch NaOCl.
Phương pháp ngâm rửa màng cao su sau lưu hóa cho không gây ảnh hưởng đến cường
lực của màng cao su so với ngâm rửa màng cao su trước lưu hóa.

iii
ABSTRACT

Graduation tractate from university chemical engineering speciality is made to


study and evaluate the possibility of reducing protein in natural rubber latex using
chemical methods. Since then, analysis of the effectiveness of the deproteinization
methods, in order to select the best deproteinization procedure, applied in actual
production.. The experiments were made (i) reduction of leachable proteins in the latex
stage with polyvinyl alcohol (PVA), (ii) reduction of leachable proteins in the latex
stage with urea, (iii) reduction of leachable proteins in the product stage by rinsing
unvulcanised and Post-vulcanised latex film in chlorine solution, (iv) reduction of
leachable proteins in the product stage by rinsing unvulcanised and Post-vulcanised
latex film in sodium chloride solution (NaCl). Tractate also researched on physical
properties of products from natural rubber latex had been deproteinised using the
methods above.
Results obtained from experiments reduced protein in the latex stage showed that
the centrifugation removed 86.38% of the extractable protein (EP) in HA latex. Latex
film was formed from HA latex which was reduced or not reduced protein, had EP
content in turn is 0.3715 mg / g and 2.3304 mg / g . Meanwhile, it was found that PVA
and urea didn’t reduce the EP content significantly and did’nt affect the tensile
strength of latex film.
Rinsing unvulcanised and Post-vulcanised latex film in chlorine solution and
sodium chloride solution, has a significant effect on the removal of EP. Rinsing Post-
vulcanised latex film was far more effective than rinsing unvulcanised latex film for
achieving lower EP content. Sodium chloride solution is more effective than chlorine
solution. Rinsing unvulcanised latex film has a significant effect on the tensile strenght
of latex film.

iv
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 2
1.4 Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cấu tạo và thành phần của latex cao su thiên nhiên 3
2.1.1 Phần tử hạt cao su 4
2.1.2 Lutoids 5
2.1.3 Phần tử Frey Wyssling 5
2.1.4 Lipid 6
2.1.5 Glucid 7
2.1.6 Khoáng 8
2.1.7Cấu tạo protêin 8
2.1.7.1 Peptide 8
2.1.7.2 Cấu trúc protêin 9
2.1.7.2.a Cấu trúc bậc nhất 9
2.1.7.2.b Cấu trúc bậc hai 10
2.1.7.2..c Cấu trúc bậc ba 12
2.1.7.2.d Cấu trúc bậc bốn 13
2.1.7.2..e Domain cấu trúc 14
2.1.7..3 Protêin trong latex cao su thiên nhiên 15
2.1.7.3.3 α -Globulin và Hevein 16
2.1.7.3.b Các protêin cơ bản 16
2.2 Dị ứng latex cao su thiên nhiên 17
2.2.1 Nhữnng nhóm thường gặp và rủi ro 18
2.2.2 Triệu chứng 18
2.2.3 Những chất gây dị ứng latex cao su thiên nhiên 19
2.3 Phương pháp phân tích protêin trong latex 20
2.3.1 Phương pháp hóa học 20
2.3.1.1 Phương pháp Kjeldalh 20
2.3.1.2 Phương pháp Bradford 20
2.3.1.3 Phương pháp Biuret 21
2.3.1.4 Phương pháp Lowry 21
2.3.1.4.a Phân tích Lowry cổ điển 21
2.3.1.4.b Phân tích Lowry cải tiến 22
2.3.2 Phương pháp miễn dịch học 22
v
2.3.2.1 Phân tích hấp thu miễn dịch – phóng xạ (RAST) 22
2.3.2.2 Phân tích hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme trên protêin gây dị
23
ứng trong latex (LEAP)
2.3.2.3 Phân tích cản trở ELISA sử dụng những kháng thể đơn dòng 23
2.4 Tình hình nghiên cứu các phương pháp khử protêin 24
2.4.1 Phương pháp khử protêin trong giai đoạn latex 25
2.4.2 Phương pháp khử protêin trong giai đoạn sản phẩm 26
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 27
3.1 Vật liệu 37
3.1.1 Hỗn hợp sản phẩm nhúng điển hình 27
3.1.2 Dung dịch đông tụ 28
3.1.3 Tạo màng cao su 28
3.2 Phương pháp thí nghiệm 28
3.2.1 Thí nghiệm các phương pháp khử protêin trong giai đoạn latex 28
3.2.2 Thí nghiệm các phương pháp khử protêin trong giai đoạn sản phẩm 29
3.2 Xác định các chỉ tiêu 31
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39

vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CSTN Cao su thiên nhiên
DNA Deoxyribonucleic acid
DRC Hàm lượng cao su khô (Dry rubber content)
ELISA Phân tích hấp thu miễn dịch liên kết vối enzyme (Enzyme-linked
immunodsorbent assay)
EP Protêin chiết xuất (Extractable proteins)
HA High ammonia
LEAP Phân tích hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme trên protêin gây dị ứng
trong latex (The latex ELISA for allergenic proteins)
LTCSTN Latex cao su thiên nhiên
MST Độ ổn định cơ học (Mechanical Stabitily time)
PVA Polyvinyl alcohol
RAST Phân tích hấp thu miễn dịch - phóng xạ (Radio-immunosorbant assay)
SPT Skin prick test
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TS Lực kéo đứt (Tensile strenght)

vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình Nội dung Trang


2.1 Ống nghiệm ly tâm siêu tốc với các thành phần của latex bên
4
trong
2.2 Cấu tạo phần tử cao su 5
2.3 Cấu tạo liên kết peptide 8
2.4 Cấu trúc bậc nhất của protêin 9
2.5 Mô hình cấu trúc bậc 2 dạng anpha-helix 10
2.6 Mô hình cấu trúc bậc 2 dạng beta-helix 11
2.7 Các cầu nối trong cấu trúc bậc 3 của protêin 12
2.8 Cấu trúc phân tử collagen (a) và Hb-α2,β2 (b) 13
3.1 Qui trình tạo màng cao su 28
Hiệu quả khử protêin trong giai đoạn latex bằng Urea và
4.1 33
PVA
Ảnh hưởng tính chất cơ lý bởi do quá trình khử protêin giai
4.2 34
đoạn latex
Hiệu quả khử protêin trong giai đoạn latex bằng ngâm rửa
4.3 35
trong dung dịch Chlorine và NaCl
Ảnh hưởng tính chất cơ lý bởi do quá trình khử protêin giai
4.4 36
đoạn sản phẩm

viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang


2.1 Thành phần hóa học LTCSTN 3-4
2.2 Thành phần khoáng trong LTCSTN 8
2.3 Triệu chứng ở 160 bệnh nhân dị ứng LTCSTN 19
Protêin gây dị ứng trong LTXCSTN từ loài Hevea
2.4 19
brasiliensis
Giá trị EP và lực kéo đứt trung bình của sản phẩm theo
4.1 phương pháp khử protêin trong giai đoạn latex bằng urea và 32
PVA
Giá trị EP và lực kéo đứt trung bình của sản phẩm khử
4.2 protêin bằng phương pháp ngâm rửa với dung dịch NaOCl 34
trước và sau lưu hóa

ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vần đề

Nhiều năm qua, trên thế đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề dị ứng protêin
trong LTCSTN. Trên lĩnh vực y học, các nhà khoa học đã chứng minh được các triệu
chứng dị ứng do sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ CSTN. Các nghiên cứu về cơ
chế và bệnh học dị ứng protêin trong LTCSTN cho thấy cần phải có biện pháp cải tiến
đối với các sản phẩm LTCSTN. Đối tượng mắc các chứng dị ứng protêin LTCSTN
nhiều nhất là nhân viên y tế, do đối tượng này tiếp trức trực tiếp mỗi ngày với găng tay
CSTN. Trên lĩnh vực hóa học, các nhà khoa học không ngừng đưa ra các giải pháp
khắc phục vấn đề này. Nhiều công trình nghiên cứu về protêin trong LTCSTN đã xác
định được một số loại protêin và chuỗi polypeptide có trong LTCSTN. Thực tế cho
đến nay, trong LTCSTN có khoảng 250 protêin và chuỗi polypeptide đã được xác
nhận với kích thước phân tử và đối với một số protêin với chức năng rõ ràng, trong đó
khoảng 50 protêin hoặc chuỗi polypeptide đã được biết là dị ứng nguyên.
Song song với nghiên cứu tìm hiểu về protêin trong LTCSTN, các công trình
nghiên cứu tác động lên đối tượng protêin đã được triển khai và mang lại nhiều kết quả
khả quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Ví dụ, các công trình
sử dụng enzyme cắt các chuỗi protêin thành những đoạn ngắn hơn, nhưng người ta
không biết được những đoạn ngắn có khả năng trở thành dị ứng nguyên không. Trên
lĩnh vực cải tiến sản phẩm, các nhà sản xuất đã sản xuất thành công các sản phẩm có
hàm lượng protêin chiết xuất ở mức khá thấp, giảm thiểu rủi ro mắc phải các dị ứng
cho người sử dụng.
Với định hướng đó, đề tài “Đánh giá khả năng khử protêin trong latex cao su
thiên bằng phương pháp hóa học” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các
phương pháp khử protêin đã được nghiên cứu, áp dụng vào thực tiển sản xuất của
ngành cao su Việt Nam.

1
1.2 Mục đích đề tài

- Xây dưng các qui trình khử protêin trong LTCSTN bằng phương pháp hóa học.
- Đánh giá hiệu quả khử protêin của các phương pháp được thí nghiệm.
- Đánh giá chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm sau khi đã được khử protêin.
1.3 Nội dung đề tài
Tiến hành các thí nghiệm khử protêin :
• Khử protêin trong giai đoạn latex bằng PVA (polyvinyl alcohol)
• Khử protêin trong giai đoạn latex bằng urea
• Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm trước và sau lưu hóa bằng ngâm rửa trong
dung dịch chlorine
• Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm trước và sau lưu hóa bằng ngâm rửa trong
dung dịch NaCl
1.4 Yêu cầu
Đánh giá các kết quả đạt được từ các thí nghiệm trên :
Đối với màng cao su, phân tích protein chiết xuất được bằng nước (Aqueous
Extractable Protein - EP) được thực hiện bằng phương pháp Lowry cải tiến theo mô tả
trong ASTM D5712-05 Xác định lực kéo đứt của mẫu cao su được thực hiện theo
TCVN 4509:2006.
Kết quả từ các phân tích sẽ đánh giá được phương pháp khử protêin ưu việt.

2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cấu tạo và thành phần của latex cao su thiên nhiên.
Theo Chen (1995), thành phần cấu tạo hóa học của latex từ cao su Hevea phức
tạp hơn những latex tổng hợp. Bởi vì latex cao su Hevea là một tế bào chất. Đã từ lâu,
các nghiên cứu cho biết, ngoài việc latex cao su chứa các hydrocacbon cao su, còn
chứa những thành phần phi cao su hiện diện với những lượng tương đối nhỏ. Nhiều
trong số này tan trong môi trường serum của latex, một số khác bám trên bề mặt của
các hạt cao su và các phần tử phi cao su thì lơ lững trong latex. Một cơ sở lập luận đã
được thiết lập rằng những tính chất vậy lý và hóa học của latex được bảo quản, khi đến
tay các quốc gia tiêu thụ, đã khác đi đáng kể so với latex sống được cạo do những thay
đổi xảy ra trong suốt quá trình thu hoạch, bảo quản, cô đặc và quá trình tồn trữ tiếp
theo trong vận chuyển. Những thay đổi tự nhiên này bị tác động bởi nhiều yếu tố bao
gồm thành phần cấu tạo của latex trước khi bảo quản. Trong phần giới thiệu về thành
phần cấu tạo học của latex cao su thiên nhiên này, những thành phần hạt quan trọng và
thành phần hóa học chính của latex được mộ tả ngắn gọn. Những thay đổi gây ra bởi
nồng độ latex, quá trình ly tâm và bảo quản cũng được đề cập.
Vì là sản phẩm từ thiên nhiên, thành phần cấu tạo của latex rất khác nhau giữa
những giới hạn rất rộng. Sau đây là một thành phần cấu tạo phỏng chừng của latex cao
su thiên nhiên :
Bảng 2.1 : Thành phần hóa học LTCSTN
Thành phần %
Tổng hàm lượng chất rắn 41,5
Hàm lượng cao su khô 36
Protêin 1,4
Lipid 1
Phospholipid 0,6
Tro 0,5

3
Carbohydate 1,6
Khoáng chất 0,3
Nước 58,5

(Nguồn : theo Chen, 1995)

Latex cao su có thể phân riêng thành bốn phần chính khi ly tâm tốc độ cao.
Trong đó có 3 thành phần hạt với lượng lớn, lơ lửng trong môi trường serum bao
quanh. Gồm những hạt cao su ( thành phần hạt chính), những hạt được gọi là “lutiods”
và những hạt Frey-Wyssling. Sự phân bố của các phần chính trong ống ly tâm sau khi
ly tâm tốc độ cao, được thể hiên rõ qua hình 2.1:

Hình 2.1: Ống nghiệm ly tâm siêu tốc với các thành phần của latex bên trong.
(Nguồn : theo Chen, 1995)
Lớp trên cùng là chứa các hạt cao su. Bên dưới lớp này là các hạt Frey-
Wyssling với phần dịch serum bên dưới và cuối cùng phần đáy chủ yếu chứa các hạt
lutiods. Các hạt Frey-Wissling có thể được tìm thấy ngay bên trên phần đáy. Khi latex
được thu hoạch và ly tâm ở nhiệt độ dưới 5 0C, có thể thấy chúng được phân bố thành
11 phần.
2.1.1 Phần tử hạt cao su
Theo Chen (1995), phần tử hạt cao su trong latex tươi chiếm 25 % - 45 % khối
lượng của latex. Hạt cao su trong latex tươi được bao bọc bởi một màng phức tạp chứa
protêin và phospholipid. Cao su chứa trong hạt là dạng không tan được trong nước và
với bản chất là khối tập hợp phân tử. Ví dụ như, một phần tử cao su với đường kính
0,1 μ m chứa 483 phân tử cao su với khối lượng phân tử 6x105. Hydrocarbon trong
cao su chủ yếu là cis-1,4-polyisoprene ( khoảng 99 % ). Các phần tử cao su thường có

4
hình cầu với đường kính trong khoảng 0,02 μ m đến 3 μ m, nhưng latex từ một vài
dòng vô tính trưởng thành, các phần tử lớn hơn có dạng quả lê.

Hình 2.2 : Cấu tạo phần tử cao su

2.1.2 Lutoids
Theo Chen (1995), các phần tử phi cao su chiếm nhiều hơn hết là lutiods. Đây
là những thể có màng bao hình quả lê đường kính đặc trưng từ 2-5 μ m và nặng hơn
các hạt cao su. Chúng hình thành phần chủ yếu của lớp đáy cùng, chiếm 10 %-20 %
thể tích của tổng latex và chứa 12 % chất rắn. Bên trong lutoid là dung dịch nước
(thường gọi là “B-serum”), chứa các hợp chất hòa tan như axít, muối khoáng, protêin,
đường và một polyphenol oxidase. Do đó pH của lutoid vào khoảng 5,5 so với dịch
serum bao quanh là 6,9. Hiện tượng chuyển điện chất hồ đặc quánh cho thấy phát hiện
tám loại protêin trong nhựa lutoid. Latex từ những cây mới lớn, một vài protêin xuất
hiện với hình dạng sợi khâu vắt. Polyphenol oxydase là nguyên nhân của hiện tượng
sạm màu của cao su đông tụ khi phơi ra ngoài không khí hay oxy. Hiên tại, một lượng
lớn lutoid với lượng đủ lớn làm ảnh hưởng đến độ nhớt và tính chất keo của latex tươi.
Ví dụ, sự hiện diện của lutoids giúp việc đông tụ nhanh hơn so với bất kì thành phần
nào khác, và latex đã tách bỏ lutoids khó xảy ra đông tụ so với latex ban đầu. Lutoids
thoái hóa nhanh trong nhiệt độ môi trường nhiệt đới. Thay đổi hiển nhiên đầu tiên
trong lutoids là sự chấm dứt chuyển động Brownian bên trong, do dính vào màng bao
xung quanh. Sau đó màng bị đứt phóng thích những thành phần trên màng vào pha
serum. Những phần màng còn lại được tách rời như một vật liệu không thể kết dính,

5
làm cho việc đông tụ dễ dàng hơn. Những lutoids không bị thay đổi trong môi trường
nước, dễ bị căng nỡ và vỡ ra và chính hiện tượng này đã làm tăng độ nhớt của latex.
2.1.3 Phần tử hạt Frey-Wyssling
Theo Chen (1995), những phần tử này có hình quả lê, thường có màu vàng tươi
và thuộc nhóm có tính khúc xạ cao. Chúng có kích thước lớn hơn và có tỷ trọng cao
hơn không nhiều so với các hạt cao su. Chúng thường xuất hiện thành những cụm.
Màu vàng được xác định do hiện sự hiện diện của các sắc tố carotenoid. Màu sắc của
latex phụ thuộc không chỉ dựa vào số lượng của các phần tử Frey-Wissling, mà phụ
thuộc những sắc tố hiện diện bên trong latex. Về bản chất, những phần tử này chủ yếu
là lipid và không hiện diện trong latex cao su cô đặc bảo quản bằng ammonia. Dường
như, chúng đã bị loại ra khi ly tâm latex hoặc bị hòa tan vào môi trường serum khi
latex được ammonia hóa.
Những thành phần phi cao su chiếm lượng nhiều ( trừ nước ) trong latex tươi
gồm protêin, lipid và các muối vô cơ. Một số lớn các hợp chất khác hiện diện với
lượng rất nhỏ.
2.1.4 Lipid
Theo Nguyễn Hữu Trí (2003), trong latex, lipid và dẫn xuất của chúng chiếm
khoảng 2%, ta có thể trích ly được bằng rượu hay aceton. Lipid thường bị hiểu lầm là
chất nhựa (resines).
Từ năm 1924, Whitby đã chứng minh chất trích ly bằng aceton có chứa các chất
đơn giản như acid oleic, acid linoleic, acid stearic và aicd palmitic, đồng thời cũng có
chứa các chất phức tạp hơn như các sterol (phytostrerol) và các ester của sterol.
Eaton đã lập luận rằng các sắc tố ảnh hưởng lên tiến trình nhuộm màu vàng của
carotenoid.
Vào năm 1930, Rhodes và Bishop đã chứng minh ngoài các lipid đơn giản, việc
xử lý latex cũng như cao su có thể trích ra được các hợp chất thuộc lipid như là chất
phosphatid. Sau đó, các glycolipid, amino lipid và sulfolipid cũng được người ta trích
ra.
R.H.Smith gần đây đã cho bảng phân tích phospholipid latex như sau :
- Lecithin có chứa chất đường khử oxygen hóa hợp ------------------ 51 %

6
- Phosphatidat kim loại có chứa inositol hóa hợp và chất đường khử oxugen
10,5%
- Phosphatidyl ethanolamine --------------------------------------------- 3 %
- Triglyceride --------------------------------------------------------------- 20 %
- Chất không savon hóa được -------------------------------------------- 15,5 %
Ta chú ý việc trích ly lipid bằng rượu hay aceton đã chứng minh được latex có
chứa hàm lượng acid béo có phân tử khối càng lớn bao nhiêu thì latex đó càng cũ hơn
bấy nhiêu. Về sự phân bố của chúng, lipid và dẫn xuất của chúng chứa ở latex dưới ba
hình thức khác nhau :
- Chủ yếu chúng cấu tạo nên các phần tử Frey-Wyssling.
- Chúng tham dự vào thành phần mặt trong các phần tử cao su.
- Những phần có phân tử khối nhỏ hơn, như các acid béo bay hơi hay muối
của chúng đều tan hoàn toàn trong serum.
Các hợp chất lipid và dẫn xuất của chúng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tính
chất latex.
Tổng quát, những chất này là những chất hoạt động bề mặt và chúng có tham
gia vào tính ổn định thể giao trạng của latex tươi và latex ly tâm. Chẳng hạn như chỉ
cần một lượng nhỏ savon thấp nhất cũng đủ để ổn định tính chất cơ lý latex đã ly tâm.
Về lĩnh vực ổn định, phosphorus của phospholipid tham gia vào phản ứng với
magnsium của latex sẽ sinh ra tác dụng đông đặc latex. Tỷ lệ Mg/P trong latex không
thích hợp sẽ gây ra đông đặc latex không hợp lúc ở trên cây; mặt khác, ta sẽ thấy lại
phosphorus dưới dạng phosphate ammonium-magnnesium ở bộ phận “bol” của máy ly
tâm.
2.1.5 Glucid
Theo Nguyễn Hữu Trí (2003), trong lúc protêin và lipid ảnh hưởng tới tính chất
của latex thì glucid cấu tạo chủ yếu từ những chất tan được (tỉ lệ glucid chiếm từ 2-3
% trong latex lại không có quan hệ tới một tính chất nào của latex. Ngoài quebrachitol
(1-methyl inositol) các glucid chính tìm thấy ở latex là Dambonite: 1,2-domethyl
inositol, Dambose: inositol.
Những chất tan được trong nước chỉ lẩn trong cao su với một tỉ lệ rất nhỏ (cao
su tờ xông khói hay mủ tờ có thể chứa khoảng từ 0,1 % đến 0,2 %). Tỉ lệ này có thể

7
tăng lên trong vài trường hợp đặc biệt, nhất là cao su có được từ sự đông đặc serum
loại ra từ máy ly tâm. Như trường hợp này, cac su sẽ có độ hút ẩm rất cao và sẽ bị vi
khuẩn và nấm mốc tấn công rất mạnh.
2.1.6 Khoáng
Theo Nguyễn Hữu Trí (2003), vào năm 1939, C.P.Flint đã cho bảng nuyên tố
có trong một latex chưa đậm đặc hóa nhưng đã được tác dụng với ammonia như sau: (
những số này được tính theo tổng số tro):
Bảng 2-2 : Thành phần khoáng trong CSTN

Na K Rb Ca Mn Fe Mg Cu

0,96 96 0,72 0,43 0,02 1,7 0,36 0,07

(Nguồn : Nguyễn Hữu Trí, 2003)


Ta phải chú ý là latex đã cho amoniac vào rồi sẽ có một ảnh hưởng rõ rệt tới
hàm lượng của vài nguyên tố nhất là với magnesium.
2.1.7 Cấu tạo của protêin
2.1.7.1 Peptide
Peptide bao gồm hai hay nhiều gốc amino acid liên kết với nhau bằng nối
peptide (-CO-NH-). Nối peptide thành lập do nhóm -COOH của amino acid này liên
kết với nhóm của amino khác loại đi một phân tử nước. Quá trình này tiến hành theo
kiểu đa ngưng tụ.
Sơ đồ một nối peptide được biểi diễn như sau :

Hình 2.3 : Cấu tạo liên kết peptide


( Nguồn : Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003)

8
Polypeptide là chuỗi peptide có chứa nhiều amino acid.
Oligopeptide là chuỗi peptide có số cấu tử amino acid ít hơn 20.
Protêin là chuỗi polypeptide có số cấu tử amino acid lớn hơn 50, có tính keo
điển hình và chúng bị sa lắng trong môi trường trichloacetic (CCl3COOH) 10% (
Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003).
2.1.7.2 Cấu trúc protêin
Protêin là polypeptide khổng lồ được xây dựng từ hàng chục đến hàng trăm gốc
amino acid. Liên kết peptide -CO-NH- là liên kết chủ yếu trong phân tử protêin, ngoài
ra còn các liên kết khác như liên kết S-S, liên kết hydrogen, liên kết giữa các nhóm kỵ
nước… Cấu trúc protêin hết sức phức tạp và phân chia cấu trúc protêin thành bốn bậc.
2.1.7.2.a Cấu trúc bậc nhất
Cấu trúc bậc nhất của phân tử protêin là cấu trúc của một chuỗi polypeptide
nằm trong mặt phẳng, các amino aicd trong polypeptide liên kết với nhau bằng liên kết
peptide và được sắp xếp theo một trình tự nhất định đặc trưng riêng cho từng phân tử
protêin.

Hình 2.4 : Cấu trúc bậc nhất của protêin


( Nguồn : Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003)
Đặc tính cấu trúc bậc nhất
Bộ khung cacbon và nitrogen được phân bố trên cùng một mặt phẳng, các gốc
R và nguyên tử hydrogen đối xứng qua mạch giữa của amino acid.
Khoảng giữa C và N trong liên kết peptode (-CO-NH-) là 0,132 nm, trị số này
năm giữa trị số nối đôi C=N : 0,125 nm và nối đơn C-N : 0,147 nm, nên tại vị trí liên

9
kết peptide dễ xảy ra hện tượng hỗ biến dẫn tới hình thành dạng enol, tạo cho phân tử
protêin khả năng tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa học.
Sườn của chuỗi polypeptide là các đơn vị (-NH-CH-NO-), các gốc bên R tạo
cho phân tử protêin có các cấu trúc không gian phức tạp và có hoạt tính sinh học cao.
Tính đặc trưng sinh học của từng loại protêin do cấu trúc bậc I quyết định, tức
là do trình tự sắp xếp và số lượng các amino acid trong cuỗi polypeptide quyết định.
Trình tự này được mã hóa bởi các codon trên DNA, sự thay đổi trình sắp xếp các
amino acid trên chuỗi peptide sẽ dẫn đến những rối loạn về đặc tính sinh học của phân
tử protêin.
Gọi P (n) là số tổ hợp giữa các cấu tử amino acid thì với 20 amino acid sẽ cho
2.108 tổ hợp (19 tỷ protêin khác nhau), số tổ hợp này tạo cho lớp chất protêin có tính
muôn hình muôn vẻ trong thiên nhiên ( Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003).
2.1.7.2.b Cấu trúc bậc hai

Hình 2.5 : Mô hình cấu trúc bậc 2 dạng anpha-helix


(Nguồn : Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003)
Cấu trúc bậc II là dạng kết cấu tring không gian của chuỗi polypeptide. Vì tất cả
các amino aicd tự nhiên đều bất đối, nên một tính chất quan trọng của các gốc amino
acid là khả năng quay tự do của chúng quanh mối liên kết của C α , kết quả làm cho

10
chúng có khuynh hướng hình thành cấu trúc xoắn theo kiểu cuộn α ( α -helix) hoặc
dạng xếp lớp β , với liên kết ổn định cấu trúc xoắn là liên kết hydrogen. Dạng cấu trúc
α -helix do Pauling và Corry phát hiện (1955). Liên kết hydrogen thành lập giữa
nguyên tử H của gốc amine từ amino acid này với nguyên tử oxygen của gốc carbonyl
0
từ amino acid khác khi khoảng cách là 2,79 ± 0,12 A . Kết quả mạch polypeptide xoắn
lại theo chiều xoắn anpha.
Đặc tính của cấu trúc bậc INSCRIPTION
Mạch xoắn anpha có 36 gốc amino acid trên mỗi vòng xoắn, amino acid thứ
nhất sẽ ở trên cùng một mặt phẳng với amino acid thứ 18.
Cấu trúc bậc II do cấu trúc bậc I quyết định, dạng cấu trúc này rất bền và tốn ít
năng lượng, chúng chỉ tùy thuộc vào loại amino acid thành lập nên mạch xoắn
(Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003).

Hình 2.6 : Mô hình cấu trúc bậc 2 dạng beta-helix


(Nguồn : Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003)

11
2.1.7.2.c Cấu trúc bậc 3

Hình 2.7 : Các cầu nối trong cấu trúc bậc 3 của protêin
(Nguồn : Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003)
Đây là cấu trúc không gia ba chiều của chuỗi polypeptide trong đó xoắn α của
chuỗi polypeptide lại tự xoắn cuộn gập trong không gian, tạo thành hình cầu hay hình
elipsoit cho phân tử protêin. Dạng cấu trúc bậc III được ổn định nhờ các cầu nối phi
peptide như liên kết ion, liên kết hydro gen, liên kết disulfit, liên kết giữa các nhóm kỵ
nước do sức đẩy của dung môi (Hình 2.7).
(I)- Nối tĩnh điện : do sự kết hợp giữa nhóm base và nhóm carbonyl
(II)- Nối Hydrogen : xảy ra giữa nhóm phenolic với nhóm β hay γ carboxyl
(III)- Nối disulfid liên kết giữa hai phân tử sulfur trong vòng xoắn α -helix.
(IV)- Nối kị nước : xảy ra giữa 2 nhân vòng chi hoàn hay gốc bên R không phân cực
Và lực Val der Waals : lực này xảy ra giữa mọi phân tử có khoảng cách 1-2 lần đường
kính phân tử.
Đặc tính cấu trúc bậc ba
Trong cấu trúc bậc III, cầu nối disulfid (S-S) là cầu nối quan trọng nhất, chúng
bền vững và có thể bị phá hủy bởi các chấct oxy hóa – khử mạnh.
Với cấu trúc bậc III, sự tương tác giữa các gốc amino acid trong dung môi tạo
lực chuyển động đẩy các gốc kỵ nước vào bên trong và các gốc ưa nước hướng ra bên

12
ngoài kết hợp với các phân tử nước định cực của dung môi lập nên lớp vỏ thủy hóa ở
bề mặt phân tử protêin.
Phân tử protêin ở dạng cấu trúc bậc ba có dạng cầu ổn định, gọi là các tiểu đơn
vị hay đơm hợp – monomer. Cấu trúc bậc ba có dạng đặc thù riêng cho từng loại
protêin và phù hợp chức năng của chúng. Ở các protêin chức năng như enzyme và các
kháng thể, protêin của hệ thống đông máu.. thông qua cấu trúc bậc ba mà hình thành
các trung tâm hoạt động, là nơi thực hiện chức năng của protêin ( Nguyễn Phước
Nhuận và cộng sự, 2003).
2.1.7.2.d Cấu trúc bậc bốn

Hình 2.8 : Cấu trúc phân tử collagen (a) và Hb-α2,β2 (b)


(Nguồn : Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự, 2003)
Đây là trang thái tổ hợp hình thành từ nhiều đơn hợp polypeptide đã có cấu trúc
bậc ba hoàn chỉnh. Cấu trúc bậc bốn hình thành và ổn định nhờ các lực tương tác giữa
các nhóm phân bố trên bề mặt của các đơn hợp protêin hình cầu, các liên kết đó là :
cầu nối ester, cầu nối hydrogen, cầu nối ion, cầu nối kỵ nước… Các cầu nối này không
bền vững, dễ bị phá hủy, làm cho các tiểu đơn vị dễ tách rời nhau ra.
Rất nhiều trường hợp protêin phải tổ hợp lại mới có hoạt tính sinh học. Trong
trường hợp này, cấu trúc bậc bốn là điều kiện để hình thành nên tính năng mới cho
protêin , làm cho phân tử protêin có khả năng thực hiện những chức rất phong phú của
sự sống

13
Một trong những cấu trúc bậc bốn đơn giản được nghiên cứu kỹ là cấu trúc bậc
bốn của hemoglobin:
Phân tử hemoglobin bao gồm bốn tiểu đơn vị : hai mạch α và hai mạch β .
Nếu bốn tiểu phần tách rời nhau thì mỗi tiểu phần không thể vận chuyển được một
phân tử O2. Khi kết hợp lại thành trạng thái tetramer tạo ra một không gia đặc thù gần
như hình tứ diện thì mới có khả năng kết hợp và vận chuyển khí oxy. Một phân tử
hemoglobin vận chuyển được bốn phân tử O2 ( Nguyễn Phước Nhuận và cộng sự,
2003).
2.1.7.2.e Domain cấu trúc (Structural domain)
Ở các chuỗi peptide dài thường hình thành các búi hay các quai nhờ các cầu nối
disulfit trong chuỗi và được gọi là các domain. Các domain cấu trúc nằm trong phân tử
protêin được coi như một phân tử protêin nhỏ, hoàn chỉnh và thường là nơi thực hiện
chức năng liên kết, chức năng lắp ráp của phân tử protêin lớn trong hoạt động chức
năng của nó. Sự hình thành các domain trong phân tử protêin tao ra khả năng tương
tác linh hoạt giữa các đại phân tử, khả năng cơ động, dịch chuyển tương ứng giữa các
bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng sinh học. Ví dụ : trong cấu trúc của
globulin miễn dịch (immunoglobulin) mỗi vùng biến đổi hay vùng hằng định đều có
một domain, độ dài của domain bao gồm khoảng 60 amino acid. Như vậy mỗi chuỗi
nhẹ có 2 domain và mỗi chuỗi nặng có từ 4 đến 5 domain tùy thuộc lớp globulin miễn
dịch.
Khi phân tích sự hoạt động của hầu hết các domain đã biết, có thể chia chúng
thành ba nhóm :
(1) Protêin nhóm I có những domain cố định nối với nhau bằng những đoạn khá dài
và dẻo của chuỗi peptide cho phép chúng xê dịch trong những khoảng khá
rộng.
(2) Protêin nhóm II có những domain cố định nối với nhau theoo kiểu ‘bản lề’, nên
phạm vi xê dịch rất hạn chế.
(3) Protêin nhóm III có tính năng động, có chức năng rất đa dạng
Một điều đáng chú ý là những protêin nguồn gốc khác nhau nhưng có chức
năng tương tự thì các domain có cấu trúc tương đối giống nhau ( Nguyễn Phước
Nhuận và cộng sự, 2003).

14
2.1.7.3 Protêin trong latex cao su thiên nhiên
Theo Chen (1995), tổng lượng protêin trong latex tươi xấp xỉ 1-1,5 %, và 20 %
trong lượng protêin đó bám trên bề mặt các hạt cao su và một phần tương đương kết
hợp vào phần đáy. Phần protêin còn lại tan vào môi trường serum. Các protêin và lipid
cùng bám trên hạt cao su tồn tại trong latex ở dạng thể keo, phần còn lại kết hợp với
pha cao su khi latex đông đặc bởi acid trong quá trình sản xuất cao su khô ( cao su tờ,
crepe). Khoảng một nủa dịch serum và protêin trong phần đáy và phần còn lại kết hợp
với pha cao su trong quá trình đông đặc.
Năm 1942, những nghiên cứu cho thấy dịch serum từ latex không được bảo
quản có chứa bảy thành phần protêin. Bảo quản latex cao su trong vài tháng với
amoniac, làm giảm số lượng thành phần xác định được từ bảy xuống còn hai. Tuy
nhiên, các nghiên cứu sau đó vào năm 1960, đã chứng minh có sự hiện diện của 22
thành phần protêin trong pha serum và có ít nhất tám loại protêin trong phần đáy của
latex tươi; một vài thành phần trong số này có thể giống hệt nhau và cùng tan trong
pha serum. Các điểm đẳng điện của các loại protêin này dao động trong khoảng từ pH
= 3 đến pH = 9.
Những protêin bám trên các hạt cao su chưa vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết,
do việc tách rời các protêin này ra khỏi bề mặt hạt cao su gặp rất nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, các phần tử chuyển điện cho thấy rằng các phần tử latex tươi có các điểm đẳng
điện trong khoảng pH=4,0 đến pH=4,6, phụ thuộc vào dòng vô tính. Sự khác biệt giữa
các điểm đẳng điện có lẽ cho biết rằng có hơn một loại protêin bám trên bề mặt hạt
phần tử cao su và mối liên hệ giữa các protêin đó là đặc điểm vô tính.
2.1.7.3.a α -Globulin và Hevein.
Hai protêin ( α -Globulin và Hevein) hiện diện trong latex với mật độ cao, được
tách rời nhau, làm sạch và những nghiên cứu về tính chất hai loại protêin này thu được
một số thông tin. α -Globulin là protêin hiện diện với nồng độ cao nhất trong serum
latex tươi. Nó tan trong những dung dịch muối ở những giá trị pH cách xa điểm đẳng
điện của nó (pH=4,55), bị động tụ bởi nhiệt, và bám rất nhanh vào bề mặt các
hydrocacbon trong nước. Lượng lưu huỳnh bên trong protêin này rất thấp và có hiện
hiện diện của một ít phốt-pho. Nó bị kết tủa trong dung dịch có giá trị pH gần bằng pH

15
đẳng điện, chẳng hạn như khi latex bị đông đặc, chỉ yêu cầu nó là trong những protêin
bám trên bề mặt phân tử cao su và do đó phần nào là nguyên nhân cho trạng thái keo
của latex ( Chen, 1995).

Xấp xỉ 20% vật chất khô trong phần đáy của latex từ cây trưởng thành là
protêin tan trong nước, 70 % phần trong số đó là Hevein. Điểm đẳng điện của nó là 4,7
và chứa một lượng lưu huỳnh cao khác thường ( khoảng 5 %), về bản chất đó là những
góc disulphide trong góc cystine. Hevein tan nhanh trong nước với khoảng pH rộng,
bao gồm cả điểm đẳng điện của nó, không đông tụ bởi nhiệt, và có khối lượng phân tử
khoảng 5000 kDa. Những tính chất này cho biết cao su tờ và cao su crepe chứa rất ít
Hevein. Một loại protêin có tính chất tương tự Hevein, gọi là pseudo-hevein (giả
hevein), cũng được phân lập. Protêin này có tương đối ít góc anion hơn Hevein và hiện
diện với lượng rất nhỏ ( Chen, 1995)

2.1.7.3.b Các protêin cơ bản

Thêm vào các protêin cơ bản trong serum latex, vài điểm đẳng điện cao (> pH =
8,6) được tìm thấy trong phần đáy latex tươi. Thành phần chính cơ bản này chiếm 17
% tổng số protêin trong phần đáy, có điểm đẳng điện trong khoảng pH = 10. Nó tan
nhanh trong nước hoặc dung dịch muối loãng với những giá trị pH rộng. Mặc dù
protêin này có điểm đẳng điện cao, nhận thấy không có sự kết tủa với các anion
protêin trong latex. Các protêin cơ bản này có một ảnh hưởng quan trọng tới trạng thái
keo của latex tươi do chúng mang điện tích dương ở giá pH trung tính hoặc tương đối
kiềm ( Chen, 1995) .
Các amino acid tự do chiếm khoảng 0,1 % trong tổng latex. Thật khó biết được
đấy có phải là những sản phẩm tiền thân hoặc thoái hóa của protêin hay không. Phần
lớn các amino aicd là acid glutamic và các góc amid, alanine, aicd aspartic cùng chiếm
khoảng 66 % tổng lượng amino acid (trên cơ bản phân tử gam). Trong latex amoniac
hóa, sự thủy phân của protêin xảy ra chậm (chậm hơn sự thủy phân của lipid) sinh ra
các polypeptide và amino acid ( Chen, 1995).
2.2 Dị ứng latex cao su thiên nhiên
Khi có vật lạ lọt vào cơ thể, hệ miễn nhiễm sẽ được kích hoạt và phản ứng bằng
cách sản xuất các kháng thể. Các kháng thể này bám vào vật lạ để vô hiệu hóa hoặc

16
bao vây và tiêu diệt. Khi hệ miễn nhiễm hoạt động một cách quá đáng khi gặp những
vật lạ vốn vô hại cho cơ thể, phản ứng có thể làm hại thay vì làm lợi cho cơ thể. Đó là
chứng dị ứng. Dị ứng thường chỉ xảy ra cho một số ít người, và các nguyên nhân của
nó được y khoa cho là di truyền hoặc mắc phải bởi một số tác nhân như hóa chất hay
virus.
Dị ứng với các protein trong LTCSTN là dị ứng loại I, được coi như nghiêm
trọng nhất trong 4 (hoặc 5) loại dị ứng. Dị ứng loại I gằn liền với một loại kháng thể có
tên là Immunoglobulin E. Kháng thể này kích hoạt sự phóng thích một số chất làm
giãn mạch, tăng thẩm thấu mạch và gây viêm. Các triệu chứng thường gặp bao gồm
ngứa, nổi "mề đay", sổ mũi, khó thở. Các trường hợp cấp tính có thể xảy ra hạ hyết áp,
suy hô hấp và do đó, tử vong
Dị ứng LTCSTN là vấn đề dược tranh luận hơn 20 năm. Bệnh nhân mắc dị ứng
LTCSTN được mô tả vào đầu những năm thập niên 80. Sau đó, các nhà nghiên cứu
nhận định rằng sự nhạy cảm với LTCSTN đặc biệt phổ biến trong nhân viên y tế
(Health care workers-HCW) và những bệnh nhân mắc tật nứt đốt sống. Phép chẩn
đoán dị ứng latex cao su thiên nhiên dựa trên kiểm tra vết châm trên da và phép đo
kháng thể IgE 1 (immunoglobulin E) trong máu. Kiến thức về chất gây dị ứng
LTCSTN và số lượng của chúng trong sản phẩm cao su thiên nhiên đã đạt được nhiều
tiến bộ đáng kể trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn vài tranh luận về chất gây
dị ứng trong LTCSTN là gì và nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ, hầu như không thể biết
được cơ cấu của tế bào và phân tử bên trong chất gây dị ứng LTCSTN (Maili Lehto,
2007).
2.2.1 Những nhóm thường gặp và rủi ro
Sự đánh giá dị ứng LTCSTN trong dân cư nói chung thay đổi rất rộng, từ thấp
hơn 1 % cho đến 12 %. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, những nhóm rủi ro mắc dị
ứng LTCSTN là nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị lâu dài. Hơn 22 % là nhân viên y
tế và 60% là trẻ em mắc tật nứt đốt sống lưng được cho là nhạy cảm với LTCSTN.
Một phân tích gần đây so sánh sự thường gặp của dị ứng LTCSTN trong nhân viên y

1
IgE ( Immunoglobulin E) là 1 trong những loại kháng thể có trong máu, thuộc hệ miễn nhiễm. Kháng thể là
những cấu tạo giúp chống lại những xâm nhập gây phản ứng cho cơ thể con nguờì thí dụ nhiễm trùng, dị ứng. Có
nhiều loại kháng thể khác nhau như: IgA, IgD, IgM, IgG, IgE....
Riêng IgE thường tăng cao khi có tình trạng liên quan đến dị ứng như : hen phế quản ( suyển ), viêm da dị ứng (
Atopic dermatitis) bị nhiễm ký sinh trùng , giun sán trong ruột,...

17
tế và trong cộng đồng dân cư cho thấy dị ứng LTCSTN trong nhân viên y tế là 4,3 %
và trong dân cư là 1,4 %. Sự nhạy cảm với LTCSTN ngày càng trở nên phổ biến, khi
kết quả dương tính phép kiểm tra SPT (skin prick testing) thay đổi từ 6,9 % lên 7,8 %
trong nhân viên y tế và từ 2,1 % lên 3,7 % trong dân cư. Nhân viên y tế nhạy cảm với
LTCSTN hay dị ứng dễ mắc phải chứng viêm da tay, bệnh hen hay thở khò khè và
viêm màng kết mũi. Các nghiên cứu gần đây từ Đức và Ý cho thấy rằng kiến thức về
dị ứng LTCSTN kêt hợp với sử dụng găng tay cao su thiên nhiên đã loại protêin đã
giảm đi số lượng nhân viên y tế dễ nhạy cảm với dị ứng (Maili Lehto, 2007).
Ngày nay, những sản phẩm LTCSTN được xem là nguồn gốc của chất gây dị
ứng. Găng tay LTCSTN, các loại bóng, bao cao su, núm vú cho trẻ em và bình chứa
nước nóng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
2.2.2 Triệu chứng
Triệu chứng của dị ứng LTCSTN thay đổi từ những dấu hiệu đặt trưng đến
những phản ứng mãnh liệt trên cơ thể. Phản ứng phổ biến nhất là mề đay do tiếp xúc
(Bảng 2.3). Triệu chứng thể hiện ngay sau vài phút tiếp xúc với một găng tay hay sản
phẩm LTCSTN nào đó và biến mất sau thời gian khoảng 30 phút. Sưng tấy và ngứa là
những triệu chứng hay gặp do tiếp xúc với LTCSTN ở miệng, âm đạo, trực tràng.
Những phản ứng trên cơ thể như mề đay toàn thân và nổi mẫn có thể xuất hiện sau khi
phơi da ra (Maili Lehto, 2007)
Bảng 2.3 : Triệu chứng ở 160 bệnh nhân dị ứng LTCSTN
Triệu chứng %
Mề đay do tiếp xúc 64
Chàm bội nhiễm ở tay 37
Các triện chứng ở mắt 23
Chứng phù mặt 21
Mề đay toàn thân 10
Viêm mũi 14
Hen (xuyễn) 8
Quá mẫn 8
(Nguồn : Maili Lehto, 2007)

18
2.2.3 Những chất gây dị ứng latex cao su thiên nhiên
Ngày 20/2/2006, Ủy ban hóa học dị ứng WHO/IUS đã công bố 13 loại hợp chất
protêin gây dị ứng trong LTCSTN, với tính chất ở cấp độ phân tử.
Bảng 2.4 : Protêin gây dị ứng trong LTXCSTN từ giống Hevea brasiliensis
Dị ứng
Tên thông thường Khối lượng phân tử (kDa)
nguyên
Hev b 1 Chất gây đàn giãn trong cao su 58
Hev b 2 Beta-1,3-glucanacase 34
Hev b 3 Protêin trên phần tử cao su nhỏ 24
Hev b 4 Thành phần xoắn ốc 100
Hev b 5 Protêin mang tính acid 16
Hev b 6.01 Hevein preprotein 20
Hev b 6.02 Hevein 5
Hev b 6.03 Prohevein C-terminal domain 14
Hev b 7 Patatin 42
Hev b 8 Profilin 14
Hev b 9 Enolase 51
Hev b 10 Superoxide-dismutase 26
Hev b 11 Chitinase 33
Hev b 12 Chất lỏng thuyên chuyển protêin 9
Hev b 13 Esterase 42
(Nguồn : Maili Lehto, 2007)

2.3 Phương pháp phân tích protêin trong latex


Các phương pháp định lương protêin có thể phân loại thành phương pháp hóa
học và phương pháp miễn dịch học. các phương pháp này được thảo luận sau đây
2.3.1 Phương pháp hóa học (Chemical Methods)
Hiện tại có rất nhiều phương pháp về định lượng và nghiên cứu protêin trong
dung dịch. Các phân tích được sử dụng phổ biến gồm có Kjeldalh, Lowry, Bradfor,
Biuret. Các phương pháp hóa học sử dụng trong phân tích protêin LTCSTN được tóm
lược như sau.
2.3.1.1 Phương pháp Kjeldalh
Phương pháp Kjeldalh được sử dụng phổ biến trong xác định hàm lượng nitơ
tổng. Phương pháp này có độ chính xác cao và có thể tái lập lại, nhưng tốn rất nhiều
thời gian và quan trọng hơn hết là phương pháp này không nhạy đối với nồng độ
protêin thấp. Mẫu bị phân hủy bởi acid sulphuric đậm đặc đun sôi có sự hiện diện của
sodium sulphate và xúc tác selenium. Sự phân hủy làm biến đổi tất cả nitơ hữu cơ

19
thành ammonia, và bị bẫy lại dưới dạng ammonium sulphate. Ammonia sẽ giải phóng
khi thêm vào dư dung dịch sodium hydroxide, bị thu hồi trong dung dịch acid boric và
được chuẩn độ bằng dung dịch aicd hydrocloric chuẩn. Mặc dù phương pháp này
chính xác và có thể tái lập lại, nhưng với nitơ trong các chất ô nhiễm chẳng hạn như
DNA, làm cho việc định lượng phức tạp hơn. Trọng thực tế, hàm lượng nitơ của
protêin thông thường chiếm khoảng 16% khối lượng nitơ tổng. Hiện tại, phương pháp
này không được sử dụng rộng rãi ( Aprem A. S. và Pal S. N., 2002).
2.3.1.2 Phương pháp Bradford
Năm 1976, Bradford đưa ra một phương pháp định lượng protein, sử dụng
nguyên tắc kết dính thuốc nhuộm (thuốc thử Bradford) với protêin cho ra phản ứng
màu. Hợp chất Coomassie Brilliant Blue G (C41H44N3NaO6S2) được sử dụng trong
phương pháp này và tỉ lệ mẫu : thuốc nhuộm là 1:9. Để định lượng protêin phải trộn
mẫu với thuốc nhuộm theo tỉ lệ trên. Sau khi trộn 10 phút, tiến hành đo hấp thu ở bước
sóng 595 nm ( Aprem A. S. và Pal S. N., 2002).
Thuốc thử Bradford được chuẩn bị bằng cách hòa tan 100 mg Coomassie
Brilliant Blue G-250 trong 50 ml etanol 95 %. Thêm 100ml dung dịch acid photphoric
85 % và pha loãng đến một lít.
2.3.1.3 Phương pháp Biuret
Phương pháp này gồm một thuốc thử đồng trong môi trường kiềm, gây ra phản
ứng tạo màu tím với protêin. Lí do nguyên tắc này không được sử dụng rộng rãi vì độ
nhạy thấp, không thể cho kết quả chính xác với mẫu có hàm lượng vài miligram
protêin. Phương pháp này cho kết quả đo lường chính xác khi có sự khác biệt trong sự
phát sinh màu từ protêin đến protêin. Bởi vì thuốc thử đồng cho phản ứng mạnh với
chuỗi peptide hơn các nhóm bên cạnh. Amomonia gây nhiễu khi tạo phức hợp với
đồng, nên những lượng nhỏ ammonium sulphate cũng không cho kết quả chính xác.
Độ nhạy chủa phản ứng Biuret đạt được khi quan sát phức hợp đồng - protêin không
phải ở bước sóng 540 nm, mà phải quan sát ở bước sóng 310 nm gần vùng tử ngoại.
Đáng tiếc, phương pháp này cần vài khoảng trắng để loại trừ sự hấp thu không xác
thực ở bước sóng 310 nm. Nên phương pháp này không được sử dụng rộng rãi (
Aprem A. S. và Pal S. N., 2002).

20
2.3.1.4 Phương pháp Lowry
2.3.1.4.1 Phân tích Lowry cổ điển (The loyal Lowry tests)
Phương pháp lowry định lượng nồng độ protêin về bản chất là một phản ứng
màu, sử dụng thuốc thử Folin để làm tăng cường độ màu. Quy trình Lowry được sử
dụng khá phổ biến trong phân tích nghiên cứu vì nó có độ gấp mười lần phản ứng màu.
Trong quy trình Lowry, đầu tiên protêin được xử lý bởi môi trường kiềm Đồng Sulfate
với sự hiện diện của Tartrate. Đây là giai đoạn ủ, sau đó thuốc thử Folin phenol được
cho vào. Kết quả cho thấy, trong quy trình Lowry, phản ứng màu xuất hiện có xu
hướng tăng khi phức hợp đồng tetradentate chuyển electron cho hỗn hợp acid
Phospho-molybdic/Phosphotungstic (Mn+6/W+6, thuốc thử Folin phenol). Nồng độ
thuốc thử Folin phenol cho màu xanh ở bước sóng 750 nm.
Mặc dù, phương pháp Lowry mang tính chất đặc biệt của thí nghiệm hóa sinh
điển hình và là tiêu chuẩn định lượng protêin, phương pháp này còn được quan tâm do
những mặt khuyết của nó. Ví dụ, thuốc thử đồng trong môi trường kiềm sẽ không bền
và yêu cầu phải chuẩn bị mỗi ngày với nhiều bước tiến hành tốn thời gian và chuyên
sâu. Hơn thế nữa, thí nghiệm khá nhạy cảm với ánh sáng. Trên thực tế, cần phải ngăn
chặn những nguồn sáng ảnh hưởng đến quy trình.
Đã có những báo cáo về một vài sự cải tiến từ quy trình Lowry cổ điển. Ví dụ,
những cái tiến giúp cho quy trình đơn giản hơn hay những cải tiến về : độ nhạy, độ ổn
định và tính chất hóa học của sự phát sinh màu, độ ổn định của phản ứng màu và tốc
độ phản ứng. Những cải tiến khác cũng được đề cập về những hợp chất gây nhiễu cho
phân tích mẫu protêin khi có mặt các vật liệu sinh học chẳng hạn như lipid.
Những hợp chất được cho là gây nhiễu cho thí nghiệm Lowry bao gồm : chất
tẩy, carbonhydrate, glycerol, Tricine, EDTA, hợp chất chứa Kali và lưu huỳnh, magie
và canxi. Những thí nghiệm dùng các hợp chất oxalate trong phương pháp Lowry, đã
giảm được những sai lệch do chất gây nhiễu Ca2+ gây ra. Thí nghiệm với natri oxalate
((COO)2Na2) đã giảm được 70 - 95 % sai lệch.
2.3.1.4.2 Phân tích Lowry cải tiến (The Modified Lowry tests)
Trong phân tích Lowry cải tiến, protêin trích được kết tủa bởi acid để có thể
tách rời chúng ra khỏi các hợp chất gây nhiễu tan trong nước. Protêin kết tủa được hòa
tan lại trong môi trường kiềm và định lượng bằng thiết bị đo màu (quang phổ kế) sau

21
khi các phản ứng đồng/Folin cho màu xanh đặc trưng. Trong suốt quá trình định
lượng, một vài hợp chất có thể gây nhiễu cho sự phát triển màu, nhưng những năm gần
đây, những cải tiến trong dây chuyền sản xuất găng tay và cho ra các sản phẩm găng
tay không sử dụng chất bôi trơn bằng bột đã làm giảm mức protêin và hiện tượng gây
nhiễu bởi các hợp chất hóa học. Năm 2001, 83.8 % trong số 130 nơi sản xuất găng tay
khác nhau (có và không sử sũng chất bôi trơn bằng bột) đều có nồng độ protêin dưới
30 μ g/g.
Phân tích Lowry cải tiến, giới hạn định lượng là 1,0 μ g/g phần chiết. Do tính
chất đơn giản, đáng tin cậy và hữu dụng, phương pháp Lowry là một phương pháp phổ
biến cho việc kiểm tra protêin hằng ngày.
2.3.2 Phương pháp miễn dịch học (Immunological Methods)
2.3.2.1 Phân tích hấp thu miễn dịch – phóng xạ (Phân tích RAST)
Phân tích RAST là những kỹ thuật rất nhạy, sử dụng đồng vị phóng xạ gọi là
anti-IgE, định lượng kháng thể IgE đặt trưng có trong huyết thanh bệnh nhân. Phân
tích RAST trong latex sử dụng để định lượng nếu có sự hiện diện của các kháng thể
IgE đặc trưng trên protêin latex và định lượng sơ bộ tổng số IgE hiện diện. Phân tích
này được sử dụng chủ yếu như một kiểm tra chẩn đoán dị ứng LTCSTN.
Phân tích RAST có thể được thực hiện như một phân tích cạnh tranh (phân tích
cản trở RAST), định lượng tổng số dị ứng nguyên trong phần chiết latex. Trong phân
tích này, trong phần chiết latex, các dị ứng nguyên có thể tan được cạnh tranh gắn vào
các IgE đặc trưng trong huyết thanh những người mắc chứng dị ứng latex. Khi các dị
ứng nguyên phản ứng với IgE, các kháng thể bị cản trở do kết dính vào pha rắn dị ứng
nguyên latex đã chuẩn bị từ trước. Tổng số kháng thể bị cản trở phản ánh lượng dị ứng
nguyên có trong phần chiết. Phân tích cản trở RAST là một phương pháp rất nhạy để
định lượng dị ứng nguyên latex. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào mẫu huyết thanh của
từng người. IgE của người phản ứng lại protêin trong latex không đồng nhất, do đó cần
một mẫu lớn huyết thanh của người nhằm chắc chắn bao gồm tất cả các dị ứng nguyên
có liên quan. Hơn nữa, phân tích này cần sự đề phòng đặc biệt vì sử dụng huyết thanh
ngươi và các đồng vị phóng xạ (Aprem A. S. và Pal S. N., 2002).

22
2.3.2.2 Phân tích hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme trên protêin gây dị ứng
trong latex (Phân tích LEAP)
Phân tích LEAP là một công cụ hữu dụng cho việc định lượng protêin kháng
nguyên trong phần chiết latex. Phân tích ELISA gần giống như phân tích RAST. Tuy
nhiên, nguồn và khối lượng huyết thanh miễn dịch có thể điều chỉnh được. Khi kiến
thức về dị ứng LTCSTN ngày càng mở rộng, các thủ tục về kiểm tra protêin chiết xuất
được phát triển dựa trên phân tích LEAP. Để đo được hàm lượng protêin trong phần
chiết, có rất nhiều thông số phải được đánh giá. Phân tích ELISA cung cấp một
phương pháp nhạy không những để định lượng tổng lượng protêin trong latex mà còn
đo được protêin phản ứng miễn dịch trong latex (Aprem A. S. và Pal S. N., 2002).
2.3.2.3 Phân tích cản trở ELISA sử dụng những kháng thể đơn dòng
Sử dùng cung nguyên tắc như thí nghiệm cản trở ELISA, nhưng thay vì sử dụng
kháng thể của bệnh nhân, người ta sử dụng các kháng thể đơn dòng cho bốn loại
protêin latex hevien khác nhau. Từ khi nhiều dị ứng nguyên chưa thể nhận biết được
không được để ý và các dị ứng nguyên mới chưa được tìm ra, thì thí nghiệm này chỉ
phát hiện ra một vài dị ứng nguyên đã biết. Tuy nhiên, thí nghiệm này có ý nghĩa về
phương diện lâm sàng khi đo lường được các dị ứng nguyên đã biết. Các ý kiến cho
rằng phân tích định lượng tổng lượng protêin sẽ thích hợp cho việc phòng ngừa các dị
ứng nguyên, hơn là một phân tích bỏ qua hầu hết các dị ứng nguyên mới và có khả
năng nhận biết được. Giới hạn phát hiện bốn loại protêin nằm trong khoảng 0,1 - 2,3
μ g/ml.
2.4 Tình hình nghiên cứu các phương pháp khử protêin trong latex cao su thiên
nhiên
Latex từ cây cao su Hevea brasiliensis là một chất lỏng gần như thể keo trong
nước, chứa 30 - 35 % phân tử cis-1,4-polyisoprene và chứa xấp xỉ 5 % các hợp chất
phi cao su protêin, lipid, hoáng và cacbohydrate… Các sản phẩm từ LTCSTN đã gây
ra dị ứng cho người sử dụng, nguyên nhân đã được xác định do lượng protêin trích có
thể hòa tan trong nước của sản phẩm, khi tiếp xúc với da gây ra các phản ứng dị ứng.
Do đó khử protêin trong latex cũng như các sản phẩm từ LTCSTN, phải được thực
hiện nhằm làm giảm hoặc loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trên da ( Seneviratne
W.M.G. và cộng sự, 2005)

23
Trong những năm qua, các nghiên cứu về phương pháp khử protêin trong
LTCSTN đã được thực hiện. Các phương pháp khử protêin được thực hiện đồng thời
trên latex và sản phẩm từ LTCSTN
Khử protein trong LTCSTN
Cho đến nay, các phương pháp đã được nghiên cứu hoặc được áp dụng trong
sản xuất nhằm khử protein trong LTCSTN gồm có:
(a) Gia công ly tâm nhiều lần: LTCSTN được gia công trong máy ly tâm. Trong
khi latex được cô đặc, protein bị tách ra theo nước do sự chênh lệch về tỷ trọng. Latex
cô đặc lại được pha loãng với nước và quá trình ly tâm được lập lại nhiều lần.
(b) Phân giải protein bằng enzyme: Một enzyme thuộc loại proteolytic được cho
vào latex để phân giải protein có trong latex, có mặt hoặc không có mặt một chất hoạt
động bề mặt.
(c) Tách protein bằng liên kết hóa học: Một số chất hóa học (ví dụ polyvinyl
alcohol) được cho vào LTCSTN. Liên kết hóa học sẽ được tạo thành giữa protein và
hóa chất được cho vào. Sau đó latex được đem cô đặc bằng phương pháp ly tâm. Lực
ly tâm sẽ tách hóa chất cho vào ra khỏi latex, kéo theo protein.
(d) Vô hiệu hóa protein bằng liên kết hóa học: Một số chất hóa học (ví dụ chất
chứa nhóm aldehyde, các halogen, một số kim loại) được cho vào latex để tạo liên kết
hóa học với protein. Protein được liên kết sẽ vẫn có mặt trong latex, nhưng không còn
khả năng gây dị ứng.
(e) Thay thế protein bằng fumed silica: Fumed silica được cho vào latex. Do cơ
chế chưa được biết rõ, fumed silica thay chỗ của protein trên bề mặt hạt cao su. Protein
do đó dẽ thoát ra trong quá trình ngâm rửa sản phẩm về sau.
Khử protein trong sản phẩm từ LTCSTN
Các phương pháp đã được nghiên cứu hoặc được áp dụng trong sản xuất nhằm làm
giảm hàm lượng protein trích trong sản phẩm từ LTCSTN gồm có:
(a) Xử lý chlorine: Ôxy hóa protein trong sản phẩm bằng chlorine.
(b) Che phủ bằng vật liệu khác: Các lớp phủ bề mặt bên trong hoặc bên ngoài
sản phẩm được tạo thành từ các polymer không phải là LTCSTN (ví dụ polyurethane,
polyethylene, polyacrilamide), nhằm ngăn chận sự khuếch tán protein ra ngoài mặt sản
phẩm khi đang sử dụng.

24
(c) Phân hủy protein bằng bức xạ: Sản phẩm từ latex được chiếu xạ bằng tia
gamma. Đồng thời với sự thực hiện quá trình lưu hóa, tia gamma sẽ phân hủy protein
có trong latex.
(d) Ngâm rửa: Sản phẩm từ LTCSTN được ngâm rửa (rinsed) một hay nhiều
lần trong các dung dịch có chứa một số hóa chất (ví dụ sodium chloride, silicate,
ethanol) để tách protein ra khỏi sản phẩm, có mặt hoặc không có mặt một enzyme
thuộc loại proteolytic.’
Trong giới hạn của đề tài, nhằm đánh giá hiệu quả khử protêin và tính chất cơ
lý của sản phẩm sau khử protêin của các nghiên cứu đi trước, các phương pháp khử
protêin sau đây đã được thí nghiệm trong đề tài.
2.4.1 Phương pháp khử protêin trong giai đoạn latex
Phương pháp vật lý : Gia công ly tâm để loại protêin – Thực hiện ly tâm mủ
nước hoặc latex, phần kem thu được có hàm lượng protêin trích giảm đáng kể so với
trước ly tâm. Trong quá trình thực hiện ly tâm với tốc độ 5000 vòng/phút, protêin hòa
tan trong pha serum bị loại khỏi latex. Có thể, pha loãng phần kem thu được sau ly
tâm, tiếp tực ly tâm nhiều lần để loại lượng protêin còn lại.
Phương pháp hóa học : Theo các nghiên cứu đã công bố, (a) các phân tử protêin
bán trên bề mặt hạt cao su, có thể bị biến tính bởi urea và tách hỏi bề mặt hạt cao su, di
chuyển vào pha serum. (b) các phân tử protêin này tạo liên kết với dung dịch polymer
tan trong nước ( PVA – Polyvinyl Acohol).
Với Urea : Về bản chất, khử protêin LTCSTN đề cập đến những phương pháp
làm thế nào điếu chỉnh tương tác giữa cao su và protêin trong latex, đó là tương tác vât
lí và tương tác hóa học. Urea có chức năng vừa tương tác với protêin vừa tạo cầu nối
hydrogen với nước. Các phân tử protêin gắn trên hạt cao su bằng tương tác vật lí tại
những khoảng cách nhỏ giữa các lipid trên bề mặt hạt cao su. Có thể loại bỏ được các
protêin này sau khi làm biến tính thay đổi hình thể của protêin bằng urea qua sự tương
tác của urea với protêin và sự thành lập các cầu nối hydrogen với nước.
Với PVA : Polyvinyl alcohol là một polymer tan trong nước có tác dụng làm
tăng độ sánh cũng như độ ổn định cơ học MST ( Mechanical Stabitily ) của latex. Khả
năng tạo liên kết giữa PVA và protêin trong latex được giải thích do các góc hydroxyl

25
của PVA tạo liên kết hydrogen với các góc carbonyl của protêin. Kết quả, PVA bao
phủ các protêin hiện diện trong latex và được loại bỏ qua quá trình ly tâm
2.4.2 Phương pháp khử protêin trong giai đoạn sản phẩm
Phương pháp ngâm rửa : Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng protêin trích còn
lại trên bề mặt sản phẩm từ latex tập trung ở mặt ngoài ( hoặc mặt không tiếp xúc với
khuôn trong quá trình sản xuất ), phần lớn là do sự dịch chuyển của các protêin hoàn
tan vào sản phẩm trong quá trình tạo sản phẩm. Sự dịch chuyển này bắt đầu khi sản
phẩm ở trạng thái gel ướt và tiếp tục trong suốt quá lưu hóa và sấy trong lò lưu hóa.
Thực hiện ngâm rửa sản phẩm trong các dung dịch Chlorine, NaCl ở trạng thái trước
và sau lưu hóa sẽ cho kết quả tách đáng kể lượng protêin còn lại.
Tóm lại, các phương pháp khử protêin trong luận văn này được bố trí thí
nghiệm và thực hiện theo các thí nghiệm đã được nghiên cứu. Kết quả thu được từ các
thí nghiệm dùng để đánh giá hiệu quả khử protêin, cũng như ảnh hưởng cường lực của
sản phẩm trong từng phương pháp.

26
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Vật liệu
3.1.1 Hỗn hợp sản phẩm nhúng điển hình
Mua mủ ly tâm HA được cung cấp từ Công ty Cao su Phước Hòa, tỉnh Bình
Dương. Tổng khối lượng cho mỗi nghiệm thức : 15 lít. Có thể mua một lần và tồn trữ
trong thời gian thí nghiệm hoặc mua làm nhiều lần. Các nghiệm thức khử protêin trong
giai đoạn latex sử dụng mủ ly tâm đã khử protêin (mủ cô đặc) để chuẩn bị hỗn hợp sản
phẩn nhúng điển hình, nên mủ ly tâm cần phải gia công ly tâm để loại protêin.
Hỗn hợp sản phẩm nhúng được chuẩn bị gồm: Tính theo trọng lượng ướt ( wet
weight (kg)):
-Mủ ly tâm đã khử hoặc chưa khử protêin (167 phần tính theo trọng lượng ướt)
-Potassium laurate 20% (2)#
-Potassium hydroxide 20% (2)
-Huyền phù 50% lưu huỳnh (2,5)
-Huyền phù 50% ZDC (2)
-Huyền phù 50% ZnO (2)
-Huyền phù 50% phòng lão BHT (2)
-Chất phân tán: Tamol 20% : 0,3 và Gum Arabic 20% : 0,2
#: Chuẩn bị Potassium laurate:
- 39.2 g nước cất được đun nóng lên đến 750C cho từ từ 16.8 g Lauric acid vào khuấy
ở tốc độ cao ( khỏang 200 vòng/phút)
- 4.8g potassium hydroxide + 39.2 g nước cất khuấy đều, sau đó nhỏ từ từ vào dung
dịch ở trên.
- Cho tất cả các hóa chất như trên vào khuấy trộn. Sau đó cho vào máy nghiền bi trong
5 ngày với tốc độ quay 75 vòng /phút.
- Trộn hỗn hợp đơn pha chế: mủ ly tâm + hỗn hợp huyền phù + KOH + nước, sau đó
khuấy đều trong 60 phút.
- Ủ mủ trong 16 giờ.

27
- Lọc mủ tránh bọt khí trước khi nhúng
3.1.2 Chuẩn bị dung dịch đông tụ
Dung dịch đông tụ được chuẩn bị với calcium nitrate ngậm nước cùng với
calcium carbonate.
Dung dịch đông tụ được chuẩn bị bằng
+ Ca(NO3)2.4H2O 43,5 %: Chất đông kết của hỗn hợp latex: 5
+Calcium carbonate: 0.04.
+ Nước: 35
Khuấy trộn: 5 Ca(NO3)2.4H2O 43.5 % + 0.04 calcium carbonate + 35 nước cất
3.1.3 Tạo màng cao su
Cho khuôn vào HCl 7%
ở 700C trong 30s, sau
Khuôn được bóc sạch đó nhúng vào Na2CO3 7
Khuôn là miếng thủy tinh cao su, rửa bằng xà
dầy 3 mm, có kích thước % ở 700C trong 30s,
phòng rửa chén sau đó nhúng vào bể nước
30 x 20 cm ngâm khuôn vào axit nóng ở 700C 30s và sấy
ở 1000C trong 210 s

Nhúng khuôn vào hỗn Cho khuôn vào sấy ở Nhúng khuôn đã khô
hợp latex trong 90 s 1000C trong 180 s vào dung dịch đông tụ
60s

Lưu hóa trong tủ sấy ở


120oC trong 15 phút

Hình 3.1 : Qui trình tạo màng cao su


3.2. Phương pháp thí nghiệm
3.2.1. Thí nghiệm các phương pháp khử protêin trong giai đoạn latex
Nghiệm thức 1: khử protêin trong giai đoạn latex bằng PVA
Khuấy đều mủ ly tâm trong bình chứa và lấy ra 1 lít cho vào vật chứa (bằng
nhựa PE hoặc bằng thủy tinh) có dung tích 2 lít, gọi là 1 mẻ. Chuẩn bị dung dịch PVA
10% bằng cách cho PVA vào nước cất và khuấy đều. Cho 180 g dung dịch PVA 10%
vào từng mẻ mủ ly tâm (3% PVA so với hàm lượng cao su khô trong mẻ) và khuấy

28
đều trong 15 phút. Để yên mẻ trong 24 giờ. Cho 820 ml nước sạch vào mẻ mủ ly tâm
đã để yên trong 24 giờ. Khuấy đều. Gia công trên máy ly tâm ở tốc độ ly tâm là 5000 x
g trong 30 phút để thu được mủ ly tâm đã khử protêin, có hàm lượng cao su khô
(DRC) khoảng 60%. Dùng mủ mủ ly tâm đã khử protêin này để chuẩn bị hỗn hợp sản
phẩm nhúng điển hình, sau đó tạo màng cao su và lưu hóa trong tủ sấy ở 120 oC trong
15 phút.
Nghiệm thức 2 : khử protêin trong giai đoạn latex bằng urea
Khuấy đều mủ ly tâm trong bình chứa và lấy ra 1 lít cho vào vật chứa (bằng
nhựa PE hoặc bằng thủy tinh) có dung tích 2 lít, gọi là 1 mẻ. Cho 10 g urea và 10 g
sodium dodecyl sulphate vào từng mẻ mủ ly tâm (1% urea và 1% sodium dodecyl
sulphate so với trọng lượng mủ ly tâm trong mẻ) và khuấy đều trong 20 phút. Để yên
mẻ trong 60 phút. Cho 1 lít nước sạch vào mẻ mủ ly tâm đã để yên trong 60 phút.
Khuấy đều. Gia công trên máy ly tâm ở tốc độ ly tâm là 5000 x g trong 30 phút để thu
được mủ ly tâm đã khử protein, có hàm lượng cao su khô (DRC) khoảng 60%. Dùng
mủ ly tâm đã khử protêin này để chuẩn bị hỗn hợp sản phẩm nhúng điển hình, sau đó
tạo màng cao su và lưu hóa trong tủ sấy ở 120 oC trong 15 phút.
Nghiệm thức 3 : đối chứng
Khuấy đều mủ ly tâm trong bình chứa và lấy ra 1 lít cho vào vật chứa (bằng
nhựa PE hoặc bằng thủy tinh) có dung tích 2 lít, gọi là 1 mẻ. Cho 1 lít nước sạch vào
từng mẻ mủ ly tâm. Khuấy đều. Để yên trong 60 phút, gia công trên máy ly tâm ở tốc
độ ly tâm là 5000 x g trong 30 phút để thu được mủ ly tâm đã khử protêin, có hàm
lượng cao su khô (DRC) khoảng 60%. Dùng mủ ly tâm đã khử protêin này để chuẩn bị
hỗn hợp sản phẩm nhúng điển hình, sau đó tạo màng cao su và lưu hóa trong tủ sấy ở
120 oC trong 15 phút.
3.2.2. Thí nghiệm các phương pháp khử protein trong giai đoạn sản phẩm
Nghiệm thức 1 : khử protêin trong giai đoạn sản phẩm trước lưu hóa bằng ngâm
rửa trong dung dịch chlorine
Khuấy đều mủ ly tâm trong bình chứa và lấy ra 1 lít cho vào vật chứa (bằng
nhựa PE hoặc bằng thủy tinh) có dung tích 1 lít, gọi là 1 mẻ. Dùng mủ ly tâm này để
chuẩn bị hỗn hợp sản phẩm nhúng điển hình, sau đó tạo màng cao su. Cho 10,5 g
NaOCl vào bồn gia nhiệt chứa 5 lít nước sạch (để đạt nồng độ 0,1% tính theo Cl) và

29
khuấy đều. Gia nhiệt cho nước trong bồn lên đến 60oC. Cho màng cao su chưa lưu hóa
vào bồn và để yên trong khoảng 20 phút. Lấy màng cao su ra khỏi bồn. Màng được
làm khô trong tủ sấy ở 60 oC trong 1 giờ, sau đó tiếp tục được lưu hóa trong tủ sấy ở
120 oC trong 15 phút.
Nghiệm thức 2 : Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm trước lưu hóa bằng ngâm
rửa trong dung dịch NaCl
Tạo màng cao su giống như nghiệm thức 1 trong quy trình của thí nghiệm này.
Cho 100 g NaCl vào bồn gia nhiệt chứa 5 lít nước sạch (để đạt nồng độ 2%) và khuấy
đều. Gia nhiệt cho nước trong bồn lên đến 60oC. Cho màng cao su chưa lưu hóa vào
bồn và để yên trong khoảng 20 phút. Lấy màng cao su ra khỏi bồn. Màng được làm
khô trong tủ sấy ở 60 oC trong 1 giờ, sau đó tiếp tục được lưu hóa trong tủ sấy ở 120
o
C trong 15 phút
Nghiệm thức 3 : Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm sau lưu hóa bằng ngâm
rửa trong dung dịch chlorine.
Khuấy đều mủ ly tâm trong bình chứa và lấy ra 1 lít cho vào vật chứa (bằng
nhựa PE hoặc bằng thủy tinh) có dung tích 1 lít, gọi là 1 mẻ. Dùng mủ ly tâm này để
chuẩn bị hỗn hợp sản phẩm nhúng điển hình, sau đó tạo màng cao su bằng cách nhúng
khuôn vào hỗn hợp rồi nhúng vào dung dịch đông tụ. Khuôn là một miếng kính thủy
tinh dầy 3 mm có kích thước 30 x 20 cm. Màng được đem lưu hóa trong tủ sấy ở 120
o
C trong 15 phút. Cho 10,5 g NaOCl vào bồn gia nhiệt chứa 5 lít nước sạch (để đạt
nồng độ 0,1% tính theo Cl) và khuấy đều. Gia nhiệt cho nước trong bồn lên đến 60oC.
Cho màng cao su đã lưu hóa vào bồn và để yên trong khoảng 20 phút. Lấy màng cao
su ra khỏi bồn. Màng được trong tủ sấy ở 60 oC trong 1 giờ.
Nghiệm thức 4 : Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm sau lưu hóa bằng ngâm
rửa trong dung dịch NaCl
Tạo màng cao su rồi đem lưu hóa nghiệm thức 3 trong quy trình của thí nghiệm
này. Cho 100 g NaCl vào bồn gia nhiệt chứa 5 lít nước sạch (để đạt nồng độ 2 %) và
khuấy đều. Gia nhiệt cho nước trong bồn lên đến 60 oC. Cho màng cao su đã lưu hóa
vào bồn và để yên trong khoảng 20 phút. Lấy màng cao su ra khỏi bồn. Màng được
làm khô trong tủ sấy ở 60 oC trong 1 giờ.
Nghiệm thức 5 : nghiệm thức đối chứng

30
Dùng mủ ly tâm để chuẩn bị hỗn hợp sản phẩm nhúng điển hình, sau đó tạo
màng cao su giống như nghiệm thức 1 trong quy trình của thí nghiệm này, bỏ qua giai
đoạn ngâm rửa rồi đem lưu hóa trong tủ sấy ở 120 oC trong 15 phút.
3.3 Xác định các chỉ tiêu
Xác định hàm lượng cao su khô (Dried Rubber Content - DRC) của mủ ly tâm
theo TCVN 4858:2007 và TCVN 6315: 2007.
Màng cao su được đem phân tích protêin chiềt xuất (Extractable Protein - EP)
(được thực hiện bằng phương pháp Lowry cải tiến theo mô tả trong ASTM D5712-05)
và lực kéo đứt theo TCVN 4509:2006

31
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiệu quả khử protêin ở giai đoạn latex

Mủ ly tâm HA đuợc ủ bằng urea và PVA, đem gia công ly tâm để loại bỏ
protêin. Màng cao su được tao thành từ hỗn hợp latex khử protêin đem tiến hành phân
tích hàm lượng protêin trích (EP) và đặc tính lực két dứt. Hiệu quả khử protêin và ảnh
hưởng lý tính màng cao su được thể hiện ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1 : Giá trị EP và lực kéo đứt trung bình của sản phẩm theo phương pháp khử
protêin trong giai đoạn latex bằng urea và PVA.
Nghiệm thức EP (mg/g) Lực kéo đứt Hiệu quả khử
(Mpa) protêin %
Đối chứng không ly tâm (*) 2,3304 21,54 ------
Đối chứng ly tâm (**) 0,3175 19,89 86,38
Urea 0,2973 18,48 87,24
PVA 0,33 18,09 85,84
Đối chứng không ly tâm (*) : Nghiệm thức 5 của thí nghiệm khử protêin ở giai đoạn sản
phẩm.
Đối chứng ly tâm (**) : Nghiệm thức 3 của thí nghiệm khử protêin trong giai đoạn latex
Từ bảng 4-1, giá trị EP trung bình cửa đối chứng ly tâm và không ly tâm lần
lượt là 0,3175 mg/g và 2,3304 mg/g. Như vậy kết luận rằng quá trình gia công ly tâm
latex HA đã làm giảm 86,38 % lượng protêin trong latex HA. So sánh với giá trị EP
trung bình và hiệu quả đạt được từ các phương pháp khử protêin bằng Urea và PVA
lần lượt là 0,2973 mg/g (87,24%) và 0,33 mg/g (85,84%). Từ các giá trị trung bình này
và biểu đồ 4.1, ta có thể kết luận không có khác biệt đáng kể về hiệu quả khử protêin
giữa latex HA được khử protêin được ủ bằng urea, PVA và latex HA không được
chuẩn bị. Do các nghiệm thức là các mẫu bắt cặp, thực hiện trắc nghiệm thống kê so
sánh giá trị trung bình dữ liệu tương ứng từng cặp không cho thấy sự khác biệt có ý
nghĩa giữa các nghiệm thức ở độ tin cậy P = 95%.

39
B i ể u Đồ : SO SÁNH GIÁ TR Ị EP TRUNG BÌ NH M ÀNG CAO SU B ẰNG CÁC P H ƯƠ NG P HÁP
KH Ử P ROTEIN Ở GIAI ĐO ẠN LATEX

0 .3 5

0 .3 4
0 .3 3 0 0
0 .3 3
0 .3 17 5
0 .3 2
Đối Chứng
0 .3 1

0 .3 0 .2 9 7 3
PVA
0 .2 9

0 .2 8
Urea
0 .2 7

0 .2 6

0 .2 5
N ghi ệm T h ức

Hình 4.1 : Hiệu quả khử protêin trong giai đoạn latex bằng urea và PVA
Từ bảng 4-1 và hình 4-2, giá trị lực kéo đứt trung bình của các nghiệm thức đối
chứng ly tâm (*), urea và PVA lần lượt là 19,89 Mpa, 18,09Mpa và 18,48 Mpa. Có thể
nhận định khử protêin trong latex bằng urea và PVA không gây ảnh hưởng đáng kể
đến tính chất cơ lý của sản phẩm. Sản phẩm hình thành từ latex khử protêin có xu
hướng ảnh hưởng đến tính chất cơ lý, với các giá trị lực kéo đứt trung bình đạt được ở
các nghiệm thức không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa latex được và không được
ủ bằng urea, PVA. Thực hiện trắc nghiệm thống kê cho kết quả ttính < tbảng , cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa các nghiệm thức với đối chứng ở độ
tin cậy P = 95%.
B i ểu Đồ : S O S Á N H G IÁ T R Ị L ỰC KÉO ĐỨT T R UN G B Ì N H M À N G C A O S U B ẰN G C Á C P H ƯƠN G
P H Á P KH Ử P R O T E IN Ở G IA I ĐO ẠN LA T E X

2 0 .5

20 19 .8 9

19 .5

19
Đối Chứng
18 .4 8
18 .5 PVA
18 .0 9
18
Urea
17 .5

17
N ghi ệm T h ức

Hình 4.2 : Ảnh hưởng tính chất cơ lý bởi do quá trình khử protêin giai đoạn latex

40
4.2 Hiệu quả khử protêin ở giai đoạn sản phẩm
Màng cao su được tạo thành sau khi ngâm rửa với các dung dịch NaOCl, NaCl
trước và sau lưu hóa, màng cao su đem tiến hành phân tích hàm lượng EP và đặc tính
lực két dứt. Hiệu quả khử protêin và ảnh hưởng lý tính màng cao su được thể hiện ở
Bảng 4.2
Bảng 4.2 : Giá trị EP và lực kéo đứt trung bình của sản phẩm khử protêin bằng
phương pháp ngâm rửa với dung dịch NaOCl trước và sau lưu hóa.
Lực kéo đứt Hiệu quả khử
Nghiệm thức EP (mg/g)
(Mpa) protêin %
Đối chứng không ly tâm (*) 2,3304 21,54 -------

Chlorine trước lưu hóa 0,6764 13,25 70,97


NaCl trước lưu hóa 0,6101 12,93 73,82
Chlorine sau lưu hóa 0,2571 21,41 88,96
NaCl sau lưu hóa 0.1535 21,78 93,41
Từ bảng 4.2, giá trị EP trung bình và hiệu quả khử protêin của các nghiệm thức
đối chứng không ly tâm (*), ngâm rửa NaOCl trước lưu hóa, NaCl trước lưu hóa,
ngâm rửa NaOCl sau lưu hóa và NaCl sau lưu hóa, lần lượt là 2,3304 mg/g, 0,6764
mg/g (70,97%), 0,6101 mg/g (73,82%), 0,2571 mg/g (88,96%) và 0.1535 mg/g
(93,41%). Trắc nghiệm thống kê bắt cặp ttính > tbảng, cho kết quả khác biệt có ý nghĩa
thông kê giữa các nghiệm thưc và đối chứng ở độ tin cậy P=95%

B i ể u Đồ : SO SÁNH GIÁ TR Ị EP TRUNG BÌ NH M ÀNG CAO SU B ẰNG CÁC P H ƯƠ NG P HÁP


KH Ử P ROTEIN Ở GIAI ĐO ẠN S ẢN P H ẨM

2 .5
2 .3 3 0 4

2 Đối Chứng

Chlorine Trước
1.5
Lưu Hóa
NaCl Trước Lưu
1 Hóa
0 .6 7 6 4
Chlorine Sau Lưu
0 .6 10 1
Hóa
0 .5 NaCl Sau Lưu
0 .2 5 7 1
0 .15 3 5 Hóa
0
N ghi ệm T h ức

Hình 4.3 : Hiệu quả khử protêin trong giai đoạn latex bằng ngâm rửa trong dung dịch NaOCl và
NaCl

41
Qua hình 4.3, ta có thể nhận định về hiệu quả khử protêin của các phương pháp
thí nghiệm trong giai đoạn sản phẩm. Khử protêin bằng ngâm rửa màng cao su sau lưu
hóa trong dung dịch NaOCl, NaCl cho hiệu quả cao hơn so với nghiệm thức ngâm rửa
màng cao su trước lưu hóa. Xét các cặp nghiệm thức song song, ngâm rửa trong dung
dịch NaCl luôn cho hiệu quả khử protêin cao hơn ngâm rửa trong NaOCl.

B i ểu Đồ : S O S Á N H G IÁ T R Ị L ỰC KÉO ĐỨT T R UN G B Ì N H M À N G C A O S U B ẰN G C Á C P H ƯƠN G


P H Á P KH Ử P R O T E IN Ở G IA I ĐO ẠN S ẢN P H ẨM
25

2 1.5 4 2 1.4 1 2 1.7 8

20 Đối Chứng

Chlorine Trước Lưu


15
13 .2 5 12 .9 3 Hóa
NaCl Trước Lưu
10 Hóa
Chlorine Sau Lưu
5
Hóa
NaCl Sau Lưu Hóa

0
N ghi ệm T h ức

Hình 4.4 : Ảnh hưởng tính chất cơ lý bởi do quá trình khử protêin giai đoạn sản phẩm

Màng cao su khử protêin bằng ngâm rửa trước lưu hóa trong dung dịch NaOCl
và NaCl , cho kết quả đo lực kéo đứt thấp hơn so với màng cao su được ngâm rửa ở
giai đoạn sau lưu hóa. Từ hình 4.4, có thể nhận định các nghiệm thức khử protêin bằng
ngâm rửa màng cao su trước lưu hóa trong dung dịch NaOCl, NaCl ảnh hưởng rất lớn
tính tính chất cơ lý của sản phẩm so với khử protêin bằng các nghiệm thức ngâm rửa
màng cao su sau lưu hóa. Tính toán thống kê cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa
nghiệm thức ngâm rửa trước lưu hóa và nghiệm thức đối chứng.

42
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận.
5.1.1 Khử protêin trong giai đoạn latex
Về hiệu quả khử protêin
Giá trị EP trung bình của đối chứng ly tâm và không ly tâm lần lượt là 0,3175
mg/g và 2,3304 mg/g. Như vậy kết luận rằng quá trình gia công ly tâm latex HA
đã làm giảm 86,38 % lượng protêin trong latex. Latex được chuẩn bị với urea và
PVA cho hiệu quả khử protêin không đáng kể.
Về ảnh hưởng tính chất cơ lý
Khử protêin trong giai đoạn latex bằng urea và PVA không gây ảnh hưởng đáng
kể đến tính chất cơ lý của sản phấm
5.1.2 Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm
Về hiệu quả khử protêin
Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm bằng ngâm rửa màng cao su trước và sau
lưu hóa trong dung dịch NaOCl và NaCl, cho hiệu quả khử protêin đáng kể.
Ngâm rửa màng cao su sau lưu hóa cho hiệu quả khử protêin cao khi ngâm rửa
màng cao su trước lưu hóa. Nghiệm thức ngâm rửa màng cao su sau lưu hóa
trong dung dịch NaCl cho hiệu quả khử protêin cao nhất 93,41% lượng protêin
trích so với đối chứng không ly tâm (*).
Về ảnh hưởng tính chất cơ lý
Khử protêin trong giai đoạn sản phẩm bằng các nghiệm thức ngâm rửa màng cao
su trước lưu hóa trong dịch dịch NaOCl và NaCl, cho kết quả lực kéo đứt thấp
hơn đối chứng không ly tâm (*). Các nghiệm thức ngâm rửa màng cao su sau lưu
hóa cho kết quả không gây ảnh hưởng đến cường lực của sản phẩm. Ngâm rửa
sản phẩm trước lưu hóa làm giảm cường lực so với sau lưu hóa, nguyên nhân do
protêin có vai trò quan trọng trong việc hình thành các liên kết ngang (cross
links) trong quá trình lưu hóa. Các liên kết ngang này làm tăng cường lực cao su.

43
Ngâm rửa trước lưu hóa làm giảm hàm lượng prrotêin, do đó là giảm mật độ liên
kết ngang khi đem sản phẩm đi lưu hóa. Ngâm rửa sau lưu hóa không làm giảm
ảnh hương đến mật độ liên kết ngang do chúng đã hình thành trong quá trình lưu
hóa.
5.2 Kiến nghị
Từ các kết luận về hiệu quả khử khử protêin, cũng như sự ảnh hưởng hưởng
đến cường lực sản phẩm của các phương pháp thí nghiệm. Có thể khẳng định phương
pháp ủ latex với urea và PVA không thể áp dụng vào qui trình sản xuất thực tế do hiệu
quả khử protêin của phương pháp này không đáng kể. Phương pháp ngâm rửa sản
phẩm cho hiệu quả khử protêin đáng kể và không ảnh hưởng đến cường lực sản phẩm
nếu thực hiện trên sản phẩm sau lưu hóa. Trong các phương pháp của nghiên cứu này,
phương pháp ngâm rửa sản phẩm sau lưu hóa được đánh giá cao phục vụ mục đích
khử protêin của qui trình sản xuất các sản phẩm từ LTCSTN.
Luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành mục tiêu đã đặt ra cho luận văn này : Đánh
giá khả năng khử protêin trong latex cao su thiên nhiên bằng phương pháp hóa học.
Trong khuôn khổ giới hạn vể thời gian, điều kiện vật chất cũng như kiến thức chuyên
ngành, luận văn chỉ mới bước đầu đánh giá một phần nhỏ các phương pháp khử
protêin từ các nghiên cứu đi trước. Qui mô luận văn có thể mở rộng đánh giá các
nghiên cứu khác cũng như tìm hướng nghiên cứu mới cho luận văn. Có thể coi đây là
luận văn mở đầu cho các sinh viên khóa sau tiếp tục nghiên cứu. Rất mong Bộ môn
Công nghệ Hóa Học định hướng cho các sinh viên khóa sau tiếp tục thực hiện luận văn
trong khuôn khổ và điều kiện có thể.

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt

[1] Nguyễn Hữu Trí, 2003. Khoa học kỹ thuật công nghệ cao su thiên nhiên, Nhà xuất
bản Trẻ, Tp.HCM, trang 41-81

[2] Nguyễn Phước Nhuận, Phan Thế Đồng, Lê Thị Phương Hồng, Đỗ Hiếu Liêm và
Đinh Ngọc Loan, 2003. Giáo trình sinh hóa học (Phần I : Sinh hóa học tĩnh). Nhà
xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, Tp.HCM, trang 54-64.

Tài liệu Tiếng Anh

[3] Aprem A. S. and Pal S. N., 2002. Latex allergy and recent developments in
deproteinisation of natural rubber latex. Journal of Rubber Research. Vol 5 (2): 94-
134, 2002. Malaysian Rubber Board.

[4] Chen S. F., 1995. Introduction to Natural Rubber Latex. Latex concentrate
production and introduction to latex product manufacture. 2nd reprint. Rubber
Research Insitute of Malaysia, pp. 1-15.

[5] Maili Lehto, 2007 : Cutaneous and Airway Responses in Muose Models and
Immune Responses in Latex-Allergy Patients, Natural Rubber Latex Allergy, the
Faticuly of Medicine of University of Tampere, pp.27-29

[6] Seneviratne W.M.G., Chandrasekara K. and Tillekeratne L.M.K. (2005). Methods


of Removal of Leachable Proteins from Natural Rubber Latices/Latex Products.
Preprints of Papers, International Natural Rubber Conference 2005 ,India 6-8
November 2005, pp. 356-363.

45
PHỤ LỤC
I. Kết quả phân tích EP và lực kéo đứt màng cao su của các phương pháp khử
protêin trong gian đoạn latex và sản phẩm.

I.1 Số liệu thí nghiệm các phương pháp khử protêin trong giai đoạn latex
Nghiệm thức 1: Khử Protêin trong giai đọan latex bằng PVA
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 0.44 20.85 17.38
2 0.307 24.2 20.17
3 0.225 26.65 18.51
4 0.361 17.3 14.91
5 0.425 21.3 17.18
6 0.281 22.9 19.08
7 0.335 23.45 20.22
8 0.225 23.9 16.6
9 0.383 20.7 17.25
10 0.205 21.3 17.18
11 0.181 22.75 16.25
12 0.347 28.35 20.85
13 0.323 27.55 18.61
14 0.604 22 17.19
15 0.308 28.05 19.95
TB 0.33 18.08867
STD 0.108108411 1.70632
CV 32.7601246 9.433087

46
Nghiệm thức 2: Khử protêin trong giai đọan latex bằng Urea
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 0.576 23.3 21.57
2 0.305 16.6 19.76
3 0.254 22.9 22.9
4 0.24 18.1 18.85
5 0.438 14.5 18.13
6 0.238 12.75 15.94
7 0.317 15.5 14.35
8 0.17 21 17.5
9 0.267 16.4 16.4
10 0.446 23.7 19.75
11 0.228 22.85 18.43
12 0.181 16.55 19.7
13 0.232 17.1 18.59
14 0.325 17.07 17.76
15 0.243 19.7 17.59
TB 0.297333333 18.4813
STD 0.110884539 2.14149
CV 37.29300633 11.5873

47
Nghiệm thức 3: Đối chứng
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 0.44 48.4 32.7
2 0.579 33.5 23.26
3 0.328 19.4 17.96
4 0.197 22.95 20.49
5 0.186 22.3 20.65
6 0.162 18.05 15.56
7 0.277 19.7 16.42
8 0.25 17.65 15.76
9 0.216 18.35 15.29
10 0.444 21.1 17.58
11 0.452 37.7 27.89
12 0.365 24.05 17.18
13 0.28 15.2 17.27
14 0.276 22.95 19.78
15 0.311 21.35 20.53
TB 0.317533333 19.888
STD 0.118173521 4.877708
CV 37.21609926 24.52588

48
I.2 Số liệu thí nghiệm các phương pháp khử protêin trong giai đoạn sản phẩm

Nghiệm thức 1: Khử protêin trong giai đọan sản phẩm trước lưu hóa
bằng ngâm rửa trong dung dịch chlorine
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 0.608 15.2 13.1
2 0.616 19.05 14.43
3 1.081 16.6 12.97
4 0.52 14.95 11.33
5 0.792 20.7 14.33
6 0.519 14.05 11.71
7 0.577 13.65 11.38
8 0,862 15.6 11.47
9 0.7 16.55 12.93
10
0.701 15.4 12.42
11
0.535 15.6 12.58
12
0.656 21.5 15.81
13
0.651 19.9 16.05
14
0.973 17.15 14.78
15
0.54 18.4 13.53
TB
0.676357143 13.25467
STD
0.169456419 1.545403
CV
25.05428102 11.65931

49
Nghiệm thức 2: Khử Protêin trong giai đọan sản phẩm trước lưu hóa
bằng ngâm rửa trong dung dịch NaCl
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 0.683 18.4 15.33
2 0.213 11.85 9.26
3 0.692 13.8 9.86
4 0.413 14.15 11.05
5 0.44 11.9 11.9
6 0.738 15.3 12.75
7 0.498 13.2 13.2
8 0.262 14.85 10.92
9 0.253 20.7 15.22
10 1.024 20.7 14.79
11 1.664 16.55 12.54
12 0.735 13.9 11.98
13 0.657 19.2 16
14 0.445 15.9 15.29
15 0.435 16.7 13.92
TB 0.610133333 12.934
STD 0.365752427 2.12346
CV 59.9463113 16.4177

50
Nghiệm thức 3: Khử Protêin trong giai đọan sản phẩm lưu hóa bằng
ngâm rửa trong dung dịch chlorine
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 0.182 24.8 21.38
2 0.237 29.35 24.46
3 0.4 24.1 22.31
4 0.176 24.3 20.95
5 0.384 23.95 19.96
6 0.247 20.7 21.56
7 0.268 27.35 22.79
8 0.227 25.6 22.07
9 0.499 26.25 21.88
10 0.201 25.2 22.5
11 0.203 22.05 18.38
12 0.271 26.8 22.33
13 0.232 27 22.5
14 0.146 20.35 17.54
15 0.183 21.3 20.48
TB 0.257066667 21.406
STD 0.097657906 1.757757
CV 37.98933078 8.211518

51
Nghiệm thức 4: Khử Protêin trong giai đọan sản phẩm lưu hóa
bằng ngâm rửa trong dung dịch NaCl
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 0.533 24.6 20.5
2 0.191 35.45 28.59
3 0.186 30.3 21.64
4 0.169 27.1 22.58
5 0.117 27.65 21.6
6 0.075 21.6 14.43
7 0.074 28.35 22.15
8 0.115 23.65 19.07
9 0.167 27.65 21.6
10 0.05 24.6 20.5
11 0.052 22.1 19.73
12 0.148 32.2 25.97
13 0.165 24.8 21.38
14 0.101 26.45 22.8
15 0.16 27.95 24.09
TB 0.153533333 21.775333
STD 0.11531873 3.1642599
CV 75.10989806 14.531396

52
Nghiệm thức 5: đối chứng
Hàm lượng protêin Lực kéo đứt
STT mg/g N Mpa
1 1.925 26.55 22.13
2 1.916 25.95 17.07
3 2.069 17.5 13.67
4 2.063 22.4 18.06
5 2.658 28.25 22.07
6 2.71 28.85 22.54
7 2.336 29 23.39
8 2.349 21.15 19.57
9 2.629 22.8 19.66
10 2.493 22.6 20.18
11 2.478 36.1 29.11
12 2.186 24.7 23.75
13 2.476 31.85 26.54
14 2.485 28.5 21.59
15 2.183 26.65 23.79
TB 2.3304 21.54133
STD 0.260873478 3.785296
CV 11.19436482 17.57225

53
II. Xử lý thống kê trên Phần mềm Micorsoft Office số liệu thí nghiệm các nghiệm
thức khử protêin trong giai đoạn latex và giai đoạn sản phẩm
II.1. Thí nghiệm các nghiệm thức khử prôtêin trong giai đoạn latex
Hàm lượng protêin trích EP Bảng II.1.1.a : Phân tích phương sai 1 yếu tố (Giá trị EP tung bình của 3
trung bình (mg/g) nghiệm thức khử protêin trong giai đoạn latex)
Đối
STT PVA Urea Anova: Single Factor
Chứng
1 0.44 0.44 0.58 SUMMARY
2 0.579 0.307 0.31 Groups Count Sum Average Variance
3 0.328 0.225 0.25 Đối Chứng 15 4.763 0.31753 0.013965
4 0.197 0.361 0.24 PVA 15 4.95 0.33 0.011687
5 0.186 0.425 0.44 Urea 15 4.46 0.29733 0.012295
6 0.162 0.281 0.24 ANOVA
7 0.277 0.335 0.32 Source of Variation SS df MS F P-value F crit
8 0.25 0.225 0.17
Between Groups 0.00815 2 0.00408 0.322266 0.72628132 3.21994
9 0.216 0.383 0.27
Within Groups 0.53127 42 0.01265
10 0.444 0.205 0.45
11 0.452 0.181 0.23
Total 0.53942 44
12 0.365 0.347 0.18
13 0.28 0.323 0.23
14 0.276 0.604 0.33
15 0.311 0.308 0.24

Bảng II.1.1.b: So sánh giá trị trung bình dữ liệu từng cặp các nghiệm thức khử protêin trong
giai đoạn latex

t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means

Đối Chứng PVA Đối Chứng Urea


Mean 0.317533333 0.33 Mean 0.317533333 0.297333333
Variance 0.013964981 0.011687429 Variance 0.013964981 0.012295381
Observations 15 15 Observations 15 15
Pearson Pearson
Correlation -0.261414489 Correlation 0.271524463
Hypothesized Hypothesized
Mean Difference 0 Mean Difference 0
df 14 df 14
t Stat -0.26852256 t Stat 0.565425604
P(T<=t) one-tail 0.396106714 P(T<=t) one-tail 0.290366764
t Critical one-tail 1.761310115 t Critical one-tail 1.761310115
P(T<=t) two-tail 0.792213428 P(T<=t) two-tail 0.580733528
t Critical two-tail 2.144786681 t Critical two-tail 2.144786681

47
Kết quả số liệu lực kéo đứt
(Mpa)
Bảng II.1.2.b : Phân tích phương sai 1 yếu tố (Giá trị lực kéo đứt tung bình
Đối
STT Chứng PVA Urea của 3 nghiệm thức khử protêin trong giai đoạn latex)
Anova: Single
1 32.7 17.38 21.6 Factor
2 23.26 20.17 19.8 SUMMARY
3 17.96 18.51 22.9 Groups Count Sum Average Variance
4 20.49 14.91 18.9 ??i Ch?ng 15 298.32 19.888 23.79203
5 20.65 17.18 18.1 PVA 15 271.33 18.0887 2.911527
6 15.56 19.08 15.9 Urea 15 277.22 18.4813 4.585998
7 16.42 20.22 14.4 ANOVA
8 15.76 16.6 17.5 Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
9 15.29 17.25 16.4
Between Groups 26.8525 2 13.4262 1.28729 0.2866834 3.21994
10 17.58 17.18 19.8
Within Groups 438.054 42 10.4299
11 27.89 16.25 18.4
12 17.18 20.85 19.7
Total 464.906 44
13 17.27 18.61 18.6
14 19.78 17.19 17.8
15 20.53 19.95 17.6

Bảng II.1.2.b : So sánh giá trị trung bình dữ liệu từng cặp các nghiệm thức khử protêin
trong giai đoạn latex (Giá trị lực kéo đút trung bình)

t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means

Đối Chứng PVA Đối Chứng Urea


Mean 19.888 18.08866667 Mean 19.888 18.481333
Variance 23.79203143 2.911526667 Variance 23.79203143 4.5859981
Observations 15 15 Observations 15 15
Pearson - Pearson
Correlation 0.234518595 Correlation 0.457118286
Hypothesized
Mean Hypothesized
Difference 0 Mean Difference 0
df 14 df 14
t Stat 1.259634643 t Stat 1.255542233
P(T<=t) one-
tail 0.114198136 P(T<=t) one-tail 0.114916799
t Critical one-
tail 1.761310115 t Critical one-tail 1.761310115
P(T<=t) two-
tail 0.228396272 P(T<=t) two-tail 0.229833598
t Critical two-
tail 2.144786681 t Critical two-tail 2.144786681

48
II.2. Xử lý thông kê số liệu thí nghiệm các nghiệm thức khử prôtêin trong giai
đoạn sản phẩm trước lưu hóa

Hàm lượng protêin trích EP (mg/g) Bảng II.2.1.b: Phân tích phương sai 1 yếu tố (Giá trị EP tung bình
Đối của 3 nghiệm thức khử protêin trong giai đoạn sản phẩm trước
STT Chứng Chlorine NaCl lưu hóa)
1 1.925 0.608 0.68 Anova: Single Factor
2 1.916 0.616 0.21 SUMMARY
3 2.069 1.081 0.69 Groups Count Sum Average Variance
4 2.063 0.52 0.41 Đối
Chứng 15 34.956 2.3304 0.068055
5 2.658 0.792 0.44
Chlorine 15 10.331 0.68873 0.028962
6 2.71 0.519 0.74
NaCl 15 9.152 0.61013 0.133775
7 2.336 0.577 0.5
ANOVA
8 2.349 0.862 0.26 Source of
9 2.629 0.7 0.25 Variation SS df MS F P-value F crit
10 2.493 0.701 1.02 Between 1.6672E-
Groups 28.3028 2 14.1514 183.9504 21 3.21994
11 2.478 0.535 1.66 Within
12 2.186 0.656 0.74 Groups 3.23108 42 0.07693
13 2.476 0.651 0.66 Total 31.5339 44
14 2.485 0.973 0.45
15 2.183 0.54 0.44

Bảng II.2.1.a : So sánh giá trị trung bình dữ liệu từng cặp các nghiệm thức khử protêin trong giai đoạn
sản phẩm trước lưu hóa (Giá trị EP trung bình)

t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means

Đối Chứng Chlorine Đối Chứng NaCl


Mean 2.3304 0.68873333 Mean 2.3304 0.6101333
Variance 0.068054971 0.02896192 Variance 0.068054971 0.1337748
Observations 15 15 Observations 15 15
Pearson
Correlation 0.040574138 Pearson Correlation 0.192638107
Hypothesized Hypothesized Mean
Mean Difference 0 Difference 0
df 14 df 14
t Stat 20.80290911 t Stat 16.39868862
P(T<=t) one-tail 3.15142E-12 P(T<=t) one-tail 7.78032E-11
t Critical one-tail 1.761310115 t Critical one-tail 1.761310115
P(T<=t) two-tail 6.30283E-12 P(T<=t) two-tail 1.55606E-10
t Critical two-tail 2.144786681 t Critical two-tail 2.144786681

49
Kết quả số liệu lực kéo đứt Bảng II.2..2.b : Phân tích phương sai 1 yếu tố (Giá trị lực kéo đút trung
(Mpa) bình của 3 nghiệm thức khử protêin trong giai đoạn sản phẩm
Đối trước lưu hóa)
STT Chứng Chlorine NaCl Anova: Single Factor
1 22.13 13.1 15.3
SUMMARY
2 17.07 14.43 9.26
Groups Count Sum Average Variance
3 13.67 12.97 9.86
Đối Chứng 15 323.12 21.5413 14.32847
4 18.06 11.33 11.1
Chlorine 15 198.82 13.2547 2.38827
5 22.07 14.33 11.9
6 22.54 11.71 12.8 NaCl 15 194.01 12.934 4.509083
7 23.39 11.38 13.2 ANOVA
8 19.57 11.47 10.9 Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
9 19.66 12.93 15.2 Between 6.7453E-
10 20.18 12.42 14.8 Groups 714.289 2 357.145 50.47785 12 3.21994
11 29.11 12.58 12.5 Within
12 23.75 15.81 12 Groups 297.162 42 7.07527
13 26.54 16.05 16 Total 1011.45 44
14 21.59 14.78 15.3
15 23.79 13.53 13.9

Bảng II.2.2.a : So sánh giá trị trung bình dữ liệu từng cặp các nghiệm thức khử protêin trong
giai đoạn sản phẩm trước lưu hóa ( ứng giá trị lực kéo đứt trung bình)

t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means

Đối Chứng Chlorine Đối Chứng NaCl


Mean 21.54133333 13.2546667 Mean 21.54133333 12.934
Variance 14.32846952 2.38826952 Variance 14.32846952 4.5090829
Observations 15 15 Observations 15 15
Pearson
Correlation 0.239618469 Pearson Correlation 0.516003037
Hypothesized Hypothesized Mean
Mean Difference 0 Difference 0
df 14 df 14
t Stat 8.604200038 t Stat 10.26703995
P(T<=t) one-tail 2.90472E-07 P(T<=t) one-tail 3.3666E-08
t Critical one-tail 1.761310115 t Critical one-tail 1.761310115
P(T<=t) two-tail 5.80944E-07 P(T<=t) two-tail 6.7332E-08
t Critical two-tail 2.144786681 t Critical two-tail 2.144786681

50
II.3. Xử lý thông kê số liệu thí nghiệm các nghiệm thức khử prôtêin trong giai
đoạn sản phẩm sau lưu hóa
Hàm lượng protêin trích EP (mg/g) Bảng II.3.1.b : Phân tích phương sai 1 yếu tố (Giá trị EP trung bình
Đối của 3 nghiệm thức khử protêin trong giai đoạn sản phẩm sau lưu
STT Chứng Chlorine NaCl hóa)
1 1.925 0.182 0.53 Anova: Single Factor
SUMMARY
2 1.916 0.237 0.19
Groups Count Sum Average Variance
3 2.069 0.4 0.19
Đối Chứng 15 34.956 2.3304 0.068055
4 2.063 0.176 0.17 Chlorine 15 3.856 0.25707 0.009537
5 2.658 0.384 0.12 NaCl 15 2.303 0.15353 0.013298
6 2.71 0.247 0.08 ANOVA
Source of
7 2.336 0.268 0.07
Variation SS df MS F P-value F crit
8 2.349 0.227 0.12 Between 1.5081E-
Groups 45.2409 2 22.6204 746.6279 33 3.21994
9 2.629 0.499 0.17
Within
10 2.493 0.201 0.05 Groups 1.27247 42 0.0303
11 2.478 0.203 0.05 Total 46.5134 44
12 2.186 0.271 0.15
13 2.476 0.232 0.17
14 2.485 0.146 0.1
15 2.183 0.183 0.16

Bảng II.3.1.a : So sánh giá trị trung bình dữ liệu từng cặp các nghiệm thức khử protêin trong
giai đoạn sản phẩm sau lưu hóa (Giá trị EP trung bình)

t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means

Đối Chứng Chlorine Đối Chứng NaCl


Mean 2.3304 0.25706667 Mean 2.3304 0.15353
Variance 0.068054971 0.00953707 Variance 0.068054971 0.01329
Observations 15 15 Observations 15 15
Pearson Pearson
Correlation 0.290340898 Correlation -0.61574178
Hypothesized Hypothesized
Mean Difference 0 Mean Difference 0
df 14 df 14
t Stat 32.0435435 t Stat 24.50191735
P(T<=t) one-tail 8.39512E-15 P(T<=t) one-tail 3.37666E-13
t Critical one-tail 1.761310115 t Critical one-tail 1.761310115
P(T<=t) two-tail 1.67902E-14 P(T<=t) two-tail 6.75332E-13
t Critical two-tail 2.144786681 t Critical two-tail 2.144786681

51
Kết quả số liệu lực kéo đứt Bảng II.3.2.b : Phân tích phương sai 1 yếu tố (Giá trị lực kéo đút trung
(Mpa) bình của 3 nghiệm thức khử protêin trong giai đoạn sản phẩm sau
Đối lưu hóa)
STT Chứng Chlorine NaCl Anova: Single Factor
1 22.13 21.38 20.5 SUMMARY
2 17.07 24.46 28.6 Groups Count Sum Average Variance
3 13.67 22.31 21.6 Đối Chứng 15 323.12 21.5413 14.32847
4 18.06 20.95 22.6 Chlorine 15 321.09 21.406 3.089711
5 22.07 19.96 21.6 NaCl 15 326.63 21.7753 10.01254
6 22.54 21.56 14.4 ANOVA
7 23.39 22.79 22.2 Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
8 19.57 22.07 19.1
Between
9 19.66 21.88 21.6 Groups 1.04739 2 0.5237 0.057275 0.94440824 3.21994
10 20.18 22.5 20.5 Within
Groups 384.03 42 9.14357
11 29.11 18.38 19.7
12 23.75 22.33 26
Total 385.077 44
13 26.54 22.5 21.4
14 21.59 17.54 22.8
15 23.79 20.48 24.1

Bảng II.3.2.a : So sánh giá trị trung bình dữ liệu từng cặp các nghiệm thức khử protêin trong
giai đoạn sản phẩm sau lưu hóa (Giá trị lực kéo đút trung bình)

t-Test: Paired Two Sample for Means t-Test: Paired Two Sample for Means

Đối Chứng Chlorine Đối Chứng NaCl


Mean 21.54133333 21.406 Mean 21.54133333 21.77533
Variance 14.32846952 3.08971143 Variance 14.32846952 10.01254
Observations 15 15 Observations 15 15
-
-0.210100069
Pearson Correlation 0.414434364 Pearson Correlation
Hypothesized Mean Hypothesized Mean
0 0
Difference Difference
df 14 df 14

t Stat 0.109450656 t Stat -0.16721674


P(T<=t) one-tail 0.457199216 P(T<=t) one-tail 0.434795398
t Critical one-tail 1.761310115 t Critical one-tail 1.761310115
P(T<=t) two-tail 0.914398432 P(T<=t) two-tail 0.869590796

t Critical two-tail 2.144786681 t Critical two-tail 2.144786681

52
III. TCVN 4858 : 2007 – Latex cao su thiên nhiên cô đặc – Xác định hàm lượng
cao su khô
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng cao su khô của latex cao su
thiên nhiên cô đặc.
Phương pháp này không thích hợp cho các loại latex bảo quản với kali hydroxit, latex
có nguồn gốc thiên nhiên khác với Hevea brasiliensis hoặc latex đã phối liệu, latex đã
lưu hóa hoặc cao su phân tán nhân tạo và cũng không áp dụng đối với latex cao su
tổng hợp.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 Latex cao su thiên nhiên cô đặc (natural rubber latex concentrate)
Latex cao su thiên nhiên có chứa ammoniac và/hoặc các chất bảo quản khác và được
chế biến bằng phương pháp cô đặc.
3. Thuốc thử
3.1 Axit axetic, dung dịch 20g/dm3, dùng cho latex cô đặc bảo quản bằng
ammoniac.
3.2 Axit axetic, dung dịch 50g/dm3 trong propan-2-ol, chuẩn bị bằng cách cho 50 g
axit axetic băng (glacial) vào 500 ml propan-2-ol và sau đó pha loãng bằng nước đến 1
lít. Sử dụng cho latex cô đặc được bảo quản bằng kali hydroxit.
3.3 Etanol, 95% (theo thể tích)
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1 Đĩa, tốt nhất đĩa thủy tinh hoặc sứ, có đường kính 100 mm và sâu 50 mm.
4.2 Cân, chính xác đến 1mg.
4.3 Tủ sấy tuần hoàn không khí, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 70 0C ± 5 0C
5. Lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu theo một trong các phương pháp qui định trong TCVN 5598 : 2007
6. Cách tiến hành
6.1 Nếu chưa bít tổng hàm lượng chất rắn thì xác định nó theo TCVN 6315 : 2007
6.2 Tiến hành thử hai lần
6.3 Lây mẫu thử từ bình chứa tam giác có nút đậy, cân 10 g ± 1 g (chính xác đến 1
mg) vào đĩa (5.1). Rót thêm nước vào đáy đĩa để giảm tổng hàm lượng chất rắn của

53
mẫu thử xuống đến (20 ± 1) % ( khối lượng). Xoay đều đĩa trên mặt phẳng để làm
đồng đều mẫu thử. Thiếp tục 6.4 hoặc 6.5 tương ứng, tùy thuộc latex cô đặc được bảo
quản bằng amoniac hay kali hydroxit.
6.4 Trong trường hợp latex cô đặc được bảo quản bằng amoniac, thêm vào 35 ± 5
ml dung dịch axit axetic 20 g/dm3 (3.1) trong thời gian 5 phút bằng cách rót từ từ axxit
xuống thành bên trong đồng thời xoay nhẹ đĩa.
Ấn nhẹ tờ cao su đông dưới bề mặt axit. Đậy bằng mặt kính đồng hồ và gia nhiệt trên
bếp cách thủy khoảng 15 phút đến 30 phút. Nếu dung dịch còn màu đục sữa , thêm 5
ml etanol 95 % (theo thể tích) (3.3). Tiếp tục như mô tả trong 6.6.
6.5 Trong trường hợp latex cô đặc được bảo quản với kali hydroxit, thêm 25 ± 5 ml
dung dịch axit axetic 50 g/dm3 (3.2). Trộn layex axit hóa bằng đũa thủy tinh và rửa
sạch bằng lượng nhỏ nước cất cả latex dính vào đũa được cho vào đĩa.
6.6 Khi dung dịch đã trong lại, gom các mảnh cao su đông nhỏ vào miếng đông
chính. Rửa cao su đông trong nước nhiều lần cho đến khi nước không còn axit thử
bằng giấy quỳ.
Ép cao su đông để nước thoát ra và tạo thành tờ đồng đều dày khống quá 2 mm.
Một cách thích hợp khác để cao su đông trên một đĩa thủy tinh và dùng nút thủy tinh
có đường kính khoảng 45 mm hoặc một ống cuộn ảnh nhỏ ép miếng cao su đông theo
chu vi từ ngoài vào trong.
Rửa kỹ tờ cao su dưới vào nước ít nhất 5 phút nếu latex cô đặc được bảo quản với
amoniac hoặc ít nhất là hai giờ nếu bào quản với kali hydroxit. Để tờ cao su ráo nước
ít nhất 5 phút trước khi đưa vào tủ sấy (4.3)
6.7 Sấy tờ cao su ở nhiệt độ 70 0C ± 5 0C cho tới khi hết màu trắng. Nếu tờ cao su
được sấy trên miếng kiếng đồng hồ, cẩn thận trở tờ cao su hai đến ba lần trong vài giờ
sấy đầu tiên. Làm nguội trong bình hút ẩm rồi cân. Lặp lại các thao tác sấy, làm nguội,
cân cho đến khi khối lượng mất đi ít hơn 1 mg sau khi sấy 30 phút.
Nếu tờ cao su bị dính và bị nghi oxi hóa ở 70 0C thì giảm nhiệt độ sấy thấp hơn, ví dụ
như 55 0C.
7. Biểu thị kết quả
7.1 Hàm lượng cao su khô (DRC) của latex cô đặc được tính bằng phần trăm theo
khối lượng với hai số thập phân theo công thức :

54
m1
DRC= x100
m2

Trong đó :
mo là khối lượng của phần mẫu thử, tính bằng g;
m1 là khối lượng của tờ cao su khô, tính bằng g.
7.2 Mỗi kết quả của hai lần thử so với giá trị trung bình không được lớn hơn 0,1% (
khối lượng). Nếu không đúng cần lặp lại phép thử. Báo cáo trị số trung bình.

55
IV. TCVN 6315 : 2007 – Latex cao su – Xác định tổng hàm lượng chất rắn
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lương chất rắn của latex cao su
thiên nhiên cô đặc và latex cao su tổng hợp. Phương pháp này không thích hợp cho các
loại latex có nguồn gốc thiên nhiên khác với Hevea brasiliensis hoặc latex đã phối liệu,
latex đã lưu hóa hoặc cao su phân tán nhân tạo.
2. Nguyên tắc
Sấy phần mẫu thử đến khối lượng không đổi trong một tủ sáy dưới các điều kiện quy
định ở áp suất khí quyển hoặc chân không. Tổng hàm lượng chất rắn được xác định
bằng cách cân trước và sau khi sấy.
3. Thiết bi và dụng cụ
3.1 Đĩa đáy phẳng, thành thấp, đường kính khoảng 60 mm.
3.2 Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ ở 70 0C ± 2 0C hoặc 105 0C ± 5 0C.
3.3 Tủ sấy chân không, có thể duy trì nhiệt độ ở 125 0C ± 2 0C tại áp suất dưới 20
kPa.
3.4 Cân phân tích, chính xác đến 0,1 mg.
4. Lấy mẫu
Tiến hành theo một trong các phương pháp được qui định trong TCVN 5589 : 2007
5. Cách tiến hành
Đối với latex cao su thiên nhiên cô đặc tiến hành theo 5.1 và đối với latex cao su tổng
hợp tiến hành theo 5.1 hoặc 5.2. Tiến hành hai lần thử nghiệm.
5.1 Sấy ở áp suất khi khuyển
Cân đĩa (3.1) chính xác đến 0,1 mg. Rót vào đĩa 2,0 mg ± 0,5 g latex và cân chính
xác đến 0,1 mg. Lắc nhẹ đĩa để latex bao phủ đáy đĩa. Nếu cần thiết rót vào đĩa khoảng
1 ml nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương và trộn đếu với latex bằng cách
lắc nhẹ.
Đặt đĩa nằm ngang vào tủ sấy (3.2) và sấy ở 70 0C ± 2 0C trong 16 giờ hoặc 105 0C
± 5 0C trong hai giờ cho tới khi mẫu thử mất màu trắng. Lấy đĩa ra khỏi tủ sấy, để
nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Lấy đãi ra và cân. Cho đĩa lại vào tủ sấy
khoảng 30 phút nếu nhiệt độ sấy là 70 0C ± 2 0C hoặc trong khoảng 105 0C ± 5 0C.
Lấy ra và để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng như trước và cân lại. Lặp lại

56
quá trình sấy khoảng 30 phút hoặc 15 phút, cho đến khi khối lượng mất đi giữa hai lần
cân liên tiếp nhỏ hon8 0,5 mg
Sau khi sấy ở 105 0C ± 5 0C nếu mẫu thử trở nên quá dính, lặp lại cách thử trên ở
nhiệt độ 70 0C ± 2 0C hoặc theo 5.2.
5.2 Sấy ở áp suất giảm
Cân đĩa (3.1) chính xác đến 0,1 mg. Rót vào đĩa 2,0 mg ± 0,5 g latex và cân chính
xác đến 0,1 mg. Thêm vào đĩa khoảng 1 ml nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương
đương và trộn đếu với latex bằng cách lắc nhẹ, đảm bảo latex phủ đầy đáy.
Đặt đĩa nằm ngang trong tủ sấy chân không (3.3). Làm giảm áp suất từ từ để tránh
tạo xốp, sấy ở nhiệt độ 125 0C . ± 2 0C từ 45 den061 60 phút tại áp suất dưới 20 kPa.
Mở tủ sấy từ từ, lấy đĩa trong lò và để nguội trong bình hút ẩm. Lấy đĩa và cân. Lặp lại
quá trình sấy trên trong những khoảng 15 phút cho tới khi khối lượng mất đi giữa hai
lần cân liên tiếp nhỏ hơn 0,5 mg.
Tổng hàm lượng chất rắn (TSC) được tính băng phần trăm khối lượng theo công
thức :
m1
DRC= x100
m2

Trong đó :
m0 là khối lượng của phần mẫu thử tính bằng gram
m0 là khối lượng của mẩ thử sau khi sấy, tính bằng gram

57
V. TCVN 5598 : 2007 – Latex cao su – Lấy mẫu
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các qui trình lấy mẫu cap su cp6 đặc cũng như các loại
latex cao su tổng hợp và latex cao su nhân tạo. tiêu chuẩn này phù hợp cho việc lấy
mẫu la tex cô đặc chứa trong phuy, xe bồn hoặc bồn. Phương pháp này dcó thể dùn để
lấy mẫu chất dẻo phân tán.
2. Nguyên tắc
Mẫu thử phòng thí nghhiệm đại diện được lấy từ khối latex. Mẫu thử nghiệm
được chuẩn bị bằng cách lọc mẫu để kiểm nghiệm.
3. Thiết bị dụng cụ
3.1 Máy khuấy, để làm đồng nhất latex trong thùng chứa
3.1.1 Piston, gắn đĩa không gĩ (hoặc mã crom) có đục lỗ, đường kính khoảng 150
mm, với lỗ có lề mài nhẵn đường kính khoảng 10 mm.
3.1.2 Máy khuấy có động cơ, với tốc độ quay khoảng 50 vòng/min (5 rad/s đến
21 rad/s)
3.1.3 Bộ phận làm quay thùng phuy, có khả năng làm quay thùng phuy khoảng
10 vòng/min (1 rad/s).
3.2 Dụng cụ lấy mẫu, phù hợp cho việc lấy mẫu đại diện khoảng 1 lít tài chiều
sâu latex biết trước. Dụng cụ này được làm từ vật liệu trơ với latex.
3.2.1 Ống lấy mẫu latex cho thùng phuy
3.2.1.1 Ống lấy mẫu, vật liệu trơ với latex, như thủy tinh, thép không gỉ, hoặc chất dẻo
trơ, có đường kính trong từ 10 mm đến 15 mm và chiều dài ít nhất là 1 mm, hài đầu hở
và có nút chặn để đóng và mở đầu ống lại khi rút latex.
3.2.1.2 Ống lấy mẫu bằng thép không gỉ, có đường kính trong khoảng 25 mm và hciều
dài ít nhất là 1m và đấy có thể đóng hoặc mở nhờ một bộ phận điều khiển được.
3.2.2 Dụng cụ lấy mẫu trên xe bồn hoặc bồn chứa.
Dùng 3.2.2.1 để lấy mẫu có chiều sâu 3m hoặc sâu hơn. Dùng 3.2.2.1 hoặc 3.2.2.2 đế
lấy mẫu có chiều sâu nhỏ hơn 3 m.
3.2.2.1 Bình lấy mẫu hình trụ, bằng thép không gĩ, có dung tích khoảng 1 lít, được
đóng lại bằng một nút có thể mở ra bằng một bộ phận điều khiển được.

58
3.2.2.2 ống lấy mẫu bằng thép không gĩ, có đường kính trong khoảng 25 mm, có chiều
dài 3 m, đáy có thể đóng hoặc mở bằng dụng cụ điều khiển từ xa.
3.3 Cốc có dung tích 2 lít để nhận latex từ ống lấy mẫu hoặc bình lấy mẫu. Cốc
phải chịu được va đập, bề mặt trong nhẵn mà không có tác động hóa học với latex.
3.4 Chai đựng mẫu, dung tích 1 lít có nút vặn. Chai có bề mặt bện trong nhẵn và
được làm bằng vật liệu bền hóa học với latex. Các vật liệu phù hợp là thủy tinh hoặc
chất dẻo. Không sử dụng các thùng chứa mỏng dễ biến dạng.
3.5 Rây lọc, bằng thép không gỉ hoặc sợi tổng hợp trơ với latex, có đường kính
trung bình 180 µm ± 10 µm.
4. Lấy mẫu
4.1 Qui định chung
Trong suốt giai đoạn lấy mẫu, tránh không cho latex xâm nhập vào trong latex và
giữ cho latex tiếp xúc với không khí ở mức tối thiểu.
4.2 Tần số lấy mẫu
4.2.1 Trừ các thỏa thuận khác, mẫu được lấy theo tần suất qui định trong 4.2.2 và 4.2.3
4.2.2 Mẫu lấy theo từng lô
4.2.3 Khi lô được phân ra một số thùng chứa riêng biệt (ví dụ thùng phuy), mậu được
lấy 10 % của các thùng chứa với tối thiểu là một và làm trong lên số nguyên gần nhất
(có nghĩa là lấy mẫu ở hai thùng trong lô mẫu có mười hai thung..)
4.3 Kiểm tra đầu tiên
Kiểm tra latex bằng mắt, ghi lại sự có mặt của kem, các cục latex đông kết, lớp
váng và các tạp chất.
4.4 Thử nghiệm sự đồng nhất
Lấy các mẫu latex riêng biệt cách bề mặt 100 mm và 100 mm từ đáy. Lọc mẫu
trong phòng thử nghiệm qua rây lộc (3.5) và xác định tổng hàm lượng chất rắn theo
phương pháp chỉ dẫn trong TCVN 6315 : 2007. Nếu kết quả tổng hàm lượng chất rắn
các mẫu từ phía trên và phía dưới sai lệch quá 5 % (khối lượng) tổng hàm lượng chất
rắn thì phải làm đồng nhất lại toàn bộ lô hàng bằng máy khuấy hay bằng bơm latex
tuần hoàn cho đến khi các mẫu phía trên và phía dưới có giá trị tổng hàm lượng chất
rắn nằm trong sai lệch cho phép.
4.5 Lấy mẫu phòng thử nghiệm

59
Sau khi đạt mức độ đồng nhất ở 4.4, lấy ba mậu có thể tích bằng nhau, mẫu thứ
nhất lấy ở phần giữa từ đỉnh và lớp giữa của latex, mẫu thứ hai lấy ở lớp giữa của
latex, và mẫu thứ ba lấy ở giữa từ lớp giữa đến đáy của latex. Góp ba mẫu vào cốc
(3.3) và khuấy, sau đó chuyển mẫu phòng thử nghiệm vào một chai chứa mẫu (3.4).
4.6 Chuẩn bị mẫu thử
Khuấy kỹ mẫu thử phòng thử nghiệm và lọc qua rây sạch và khô (3.5) vào cốc
(3.5). Chuyển latex đã lọc vào một chai chứa mẫu khác (3.4), chừa một khoảng trống
từ 2 % đến 5 % và vặn chặt nút chai.
5. Báo cáo lấy mẫu
Báo cáo lấy mẫu gồm các chi tiết sau :
a) Viện dẫn tiêu này;
b) Tất cả các chi tiết để nhận biết mẫu thử;
c) Tần suất lấy mẫu;
d) Ghi nhận việc kem hóa, latex đông kết, tạo màng và các vật lạ có trong bồn chứa
ban đầu
e) Các đặc điểm bất thường ghi nhận được trong lúc lấy mẫu;
f) Bất kỳ thao tác nào được thực hihện không được qui định trong tiêu chuẩn này cũng
như bất kỳ thao tác nào được xem như tùy ý.

60
VI. TCVN 4509 : 2006 – Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định các tính chất
ứng suất – giãn dài khi kéo.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định các tính chất ứng suất –giãn dài khi
kéo của cao su lưu hóa và cac su nhiệt dẻo.
Các tính chất được xác định là độ bền kéo, độ giãn dài khi đứt, ứng suất tại độ giãn dài
xác định, độ giãn dài tại ứng suất xác định, ứng suất tại điểm biến dạng và độ giãn dài
tại điểm biến dạng. Phép đo ứng suất và giãn tại điểm biến dạng chỉ áp dụng đối với
một số cao su nhiệt dỏe và một vài hỗn hợp xác định.
2. Nguyên tắc
Mẫu thử tiêu chuẩn, có hình quả tạ hoặc hình vòng xuyến, được kéo trong máy thử kéo
tại một tốc độ kéo không đổi của kẹp động hoặc puli truyền động. Sớ ghi lực và độ
giãn dài được ghi lại theo yêu cầu trong lúc mẫu thử được kéo liên tục và khi mẫu đứt.
3. Tổng quan
Mẫu thử hình quả tạ và hình vòng xuyến không nhất thiết cho các giá trị như nhau đối
với các tính chất ứng suất-giãn dài tương ứng của mẫu. đó chủ yếu là do độ giãn trên
mặt cắt ngang trong vòng xuyến bị kéo không đồng đều.Yếu tố thứ hai là có sự tồn tại
của “thớ” làm cho quả tạ đưa ra các giá trị khác nhau tùy thuộc vào chiều dài của mẫu
quả tạ song song hay vuông góc với thớ.
4. Chuẩn bị mẫu thử
4.1 Mẫu thử hình quả tạ
Mẫu thử hình quả tạ được chuẩn bị theo phương pháp thích hợp mô tả trong ISO
23529. Mẫu thử hình quả tạ phải được cắt song song với thớ của vật liệu trừ phi ảnh
hưởng của thớ đã được nghiên cúu, trong trường hợp đó bộ mẫu hình quả tạ được cắt
vuông góc với thớ.
4.2 Mẫu thử vòng xuyến
Mẫu thử được chuẩn bị bằng cách cắt hoặc độ, sử dụng phương pháp thích hợp được
mô tả trong ISO 23529, hoặc bằng cách đúc khuôn.
5. Cách đo mẫu thử
5.1 Mẫu thử hình quả tạ

61
Đo chiều dày tại điểm giữa và ở hai đầu đánh đấu của chiều dài thử bằng dụng cụ đo
hiều dày. Giá trị trung bình của ba phép đo được dùng để tính diện tích mặt cắt ngang.
Trong mẫu hình quả tạ bất kỳ, không một phép đo nào trong ba phép đo chiều dày
phần hẹp chệnh lệch lớn hơn 2 % chiều dày trung bình. Chiều rộng của mẫu thử được
lấy là khoảng cách giữa các cạnh cắt của khuôn trong phần hẹp, và khoảng cách này
phải được đo theo ISO 23529, có độ chính xác 0,05 mm.
5.2 Mẫu thử hình vòng xuyến
Đo chiều rộng tỏa tròn và chiều dày quanh trục tại sáu vị trí có khoảng cách xấp xỉ
bằng nhau quanh hình tròn. Giá trị mẫu đo trung bình của mỗi bộ được dùng để tính
diện tích mặt cắt ngang. Đường kinh trong được đo chính xác đến 0,1 mm, Tính chu vi
bên trong và chu vi bên ngoài trung bình như sau :
Chu vi bên trong = π * đường kính trong
Chu vi trung bình = π * (đường kính trong + chiều rộng tỏa tròn).
5.3 Chiều dày trung bình
Đối với mẫu thử hình quả tạ, chiều dày phần hẹp của ba phép đo không được chênh
lệch quá 2 % so với chiều dày trung bình . Nếu hai nhóm mẫu thử đang được so sánh
thì chiều dày trung bình của mỗi nhóm nằm trong phạm vi 7,5 % chiều dày trung bình
của hai nhóm.
6. Cách tiến hành
6.1 Mẫu thử hình quả tạ
Đặt mẫu thử vào máy kéo và đảm bảo rằng các mẫu được kẹp đối xứng sao cho sức
căng phân bố đồng đều trên toàn bộ mặt cắt ngang. Nếu cần, lắp thêm dụng cụ đo độ
giãn. Khởi động máy và giám sát liên tục sự thay đổi chiều dài thử và lực trong suốt
phép thử với độ chính xác ± 2 %.
Nếu mẫu thử bị đứt phía ngoài phần hẹp hoặc biến dạng khác thường phía ngoài chiều
dài thử phải loại bỏ và lặp lại phép thử với mẫu thử mới.
6.2 Mẫu thử hình vòng xuyến
Đặt mẫu thử có sức căng nhỏ nhất quanh 2 bánh xe. Khởi động máy và giám sát liên
tục khoảng cách giữa các bánh xe và tăng ứng suất trong suốt phép thử với độ chính
xác ± 2%
7. Nhiêt độ thử

62
Thông thường phép thử được thực hiên ở một trong những nhiệt độ tiêu chuẩn của
phòng thí nghiệm qqui định trong ISO 23529. Khi cần đo ở những nhiệt độ khác, phải
lựa cho nhiệt độ từ danh mục các nhiệt độ ưu tiên đã nêu trong ISO 23529.
8. Tính kết quả
8.1 Mẫu thử hình quả tạ
Cường độ kéo TS, biểu thị bằng megapascal, được tính theo công thức
Fm
TS =
Wt

Cường độ kéo TSb, biểu thị bằng megapascal, được tính theo công thức
Fb
TS b =
Wt

Độ giãn dài khi đứt Eb, biểu thị bằng phần trăm, được tính theo công thức
100( Lb − L0 )
Eb =
L0

Ứng suất tại độ giãn dài xác dịnh, Se, biểu thị bằng megapascal, được tính theo công
thức
Fe
Se =
Wt

Độ giãn dài tại ứng suất xác định, Es, biểu thị bằng phần trăm, được tính theo công
thức
100( Ls − L0 )
Es =
L0

Giá trị của lực Fe, tính bằng niutơn, tương ứng với ứng suất yêu cầu, được tính theo
công thức
Fe = S eWt

Ứng suất kéo căng tại điểm biến dạng Sy, biểu thị bằng megapascal, được tính tính lực
ghi được tại điểm biến dạng theo công thức
Fy
Sy =
Wt

Độ giãm dài tại điểm biến dạng, Ey, biểu thị bằng phần trăm, được tính theo công thức
100( L y − L0 )
Ey =
L0

63
Trong các công thức đã nêu ở trên, các ký hiệu được sử dụng có ý nghĩa sau :
Fb là lực ghi được tại điểm đứt, tính bằng niu tơn
Fe là lực ghi được tại độ giãn xác định, tính bằng niutơn;
Fm là lực lớn nhất ghi được, tính bằng niutơn;
Fy là lực ghi được tại điểm biến dạng, tính bằng niutơn;
Lo là chiều dài thử ban đầu, tính bằng milimét;
Lb là chiều dài thử tại điểm đứt, tính bằng milimét;
Ly là chiều dài thử tại điểm biến dạng, tính bằng milimét;
Se là ứng suất yêu cầu, tính bằng megapascal;
t là hiều dày của chiều dài thử, tính bằng milimét;
W là chiều rộng phần hẹp của khuôn, tinh1 bằng milimét.
8.2 Mẫu thử hình vòng xuyến
Cường độ kéo TS, biểu thị bằng mepascal, tính theo công thức
Fm
TS =
2Wt

Cường độ kéo đứt TSb, biểu thị bằng megapascal, tính theo công thức
Fb
TS b =
2Wt

Độ giãn dài khi đưt Eb, biểu thị bằng phần trăm, tính theo công thức
100(πd + 2 Lb − C i )
Eb =
Ci

Ứng suất tại độ giãn dài xác định, Se, biểu thị bằng megapascal, tính theo công thức
Fe
Se =
2Wt

Khoảng cách, tính bằng milimét, giữa hai tâm bánh xe tương ứng với mật độ giãn dài
xác định Le, tính bằng milimét, được tính theo công thức
C m E s C i − πd
Le = +
200 2
Độ giãn dài tại ứng suất xác định, Es, biểu thị bằng phần trăm, tính theo công thức
100(πd + 2 Ls − C i )
Es =
Cm

64
Giá trị của lực Fe, tính bằng niutơn, tương ứng với ứng suất yêu cầu, đươc tính theo
công thức
Fe = 2 S eWt

Ứng suất kéo căng tại điểm biến dạng Sy, biểu thị bằng megapascal, được tính theo
công thức
Fy
Sy =
2Wt

Độ giãn dài khi đứt, Ey, biểu thị bằng phần trăm được tính theo công thức
100(πd + 2 L y − C i )
Ey =
Cm

Trong các công thức đã cho ở trên, các ký hiệu được sử dụng có ý nghĩa sau :
Ci là chu vi bên trong ban đầu của hình vòng xuyến, tính bằng milimét
C là chu vi trung bình ban đầu của hình vòng xuyến, tính bằng milimét
d là đường kính puli, tính bằng milimét
Es là độ giãn dài xác định, biểu thị bằng phần trăm;
Fb là lực ghi được tại điểm đứt, tính bằng milimét;
Fe là lực ghi được tại độ giãn xác định, tính bằng niutơn;
Fm là lực lớn nhất ghi được, tính bằng niutơn;
Fy là lực ghi được tại điểm biến dạng, tính bằng niutơn;
Lb là khoảng cách giữa tâm puli tại điểm đứt, tính bằng milimét;
Ls là khoảng cách giữa tâm puli tại ứng suất xác định, tính bằng milimét;
Ly là khoảng cách giữa tâm puli tại điểm biến dạng, tính bằng milimét;
Se là ứng suất yêu cầu, tính bằng megapascal;
T là chiều dày quanh trục của hình vòng xuyến, tính bằng milimét;
W là chiều rộng tỏa tròn của hính vòng xuyến, tính bằng milimét;
9. Biểu thị kết quả
Khi có trên một tính chất ứng suất – giãn dài được xác định với cùng mậu thử, dữ liệu
phép thử phải được xử lý với tư cách là các dữ liệu cho từng chỉ tiêu thu được không lệ
thuộc nhau và kết quả tính toán được là kết quả của mỗi chỉ tiêu riêng biệt.
Trong tất cả các trường hợp, phải báo cáo giá trị trung bình cho mỗi chỉ tiêu.

65
VII. ASTM D5712-05
Phương pháp thử tiêu chuẩn cho sự Phân tích của trích protêin có nước trong
cao su thiên nhiên và những sản phẩm sử dụng phương pháp Lowry cải tiến.

1. Phạm vi áp dụng.
1.1 Phương pháp thử này bao gồm thử nghiệm phân tích để xác định tổng số trích
protêin có nước kết hợp với cao su thiên nhiên (NR) và các sản phẩm. Protêin hòa tan
trong nước được trích trong một dung dịch đệm và sau đó được kết tủa để cô đặc và
tách khỏi các chất tan trong nước các chất có thể gây nhiễu cho việc xác định. Trích
protêin được hòa tan lại và xác định số lượng bằng thiết bị đo màu bằng việc sử dụng
chất chuẩn protêin theo phương pháp Lowry cải tiến.
1.2 Mục đích của phương pháp thử, phạm vi đo của protêin sẽ được dựa trên giới
hạn phát hiện, định lượng và báo cáo kết quả microgram/dm2 mẫu cao su thiên nhiên.
1.3 Phương pháp thử nhằm để xác định chính xác và phù hợp trong môi trường sản
xuất công nghiệp.
1.4 Các bước trong phương pháp thử phải giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của
các chất nhiễu.
1.5 Điều này được công nhận ở các phương pháp khác cho việc phân tích protêin
có khả năng ngâm trích và chúng có thể được sử dụng với mục đích thông thường để
cung cấp các giá trị được công nhận và thiết lập một mối tương quan dựa trên lý thuyết
liên quan bằng phương pháp thử này.
1.6 Giá trị được xác định trong hệ đơn vị SI được xem như chuẩn. Không có hệ đơn
vị đo khác được bao gồm trong tiêu chuẩn này.
1.7 Phương pháp này không đề cập đến tất cả các mối liên quan đến sự an toàn, trừ
khi liên quan đến riêng phương pháp này. Đây là trách nhiệm của người sử dụng tiêu
chuẩn này nhằm tạo các hoạt động bảo đảm an toàn và sức khỏe thích hợp và xác định
khả năng ứng dụng của những giới hạn theo quy định trước khi sử dụng
2. Tài liệu tham khảo.
D3577 Các đặc tính kỹ thuật của găng tay cao su phẫu thuật.
D3577 Specification for Rubber Surgical Gloves.
D 3578 Các đặc tính kỹ thuật của găng tay cao su thử.
D3578 Specification for Rubber Examination Gloves.
D 4483 Thực tiễn của việc xác định chính xác cho phương pháp thử tiêu chuẩn
của cao su và than đen trong công nghiệp sản xuất.

66
D4483 Practice for Evaluating Precision for Test Method Standards in the
Rubber and Carbon Black Manufacturing Industries.

3. Thuật ngữ.
3.1 Định nghĩa.
3.1.1 Tổng quan – Là một thiết bị hấp thụ của phương pháp Lowry không có mặt của
chất phân tích protêin.
3.1.2 Sự hiệu chẩn – Sự tiêu chuẩn hóa của thiết bị đo
3.1.3 Dung dịch chuẩn – Dung dịch chuẩn sử dụng là loại thông thường và hiệu
chuẩn lại thiết bị đo.
3.1.4 Thang nồng độ – Nồng độ chất phân tích nằm trong phạm vi µg/ml dùng để đo
hệ số hấp thụ từ 0.01 ÷ 1.5 đơn vị tại 600 nm ÷ 700 nm.
3.1.5 Hệ số pha loãng (F): Tỷ lệ thể tích ml NaOH được sử dụng để hòa tan lại trích
mẫu thử trên ml NaOH được sử dụng để hòa tan lại protêin albumin chuẩn. Ví dụ, nếu
protêin trong 1 ml trích chất thử là acid kết tủa và hòa tan lại trong 0,25 ml, chuẩn
protêin albumin được hòa tan lại trong 0,25 ml, sau khi tỷ lệ hệ số pha loãng của trích
chất thử để đường cong chuẩn là một.
3.1.6 Dung môi trích – Dung dịch đệm trong nước có pH 7,4 ± 0,2 sử dụng cho quá
trình trích.
3.1.7 Cài đặt ban đầu – Cài đặt thiết bị quang phổ kế được hiệu chỉnh với các dung
dịch chuẩn.
3.1.8 Nhiễu – mọi vấn đề mà làm cho kết quả sai dương hoặc âm của phép đo trong
phương pháp phân tích.
3.1.9 Protêin latex – protêin trích trong nước và xuất hiện polypeptide trong latex cao
su thiên nhiên và sản phẩm của nó.
3.1.10 Giới hạn của xác định (LOD) – nồng độ protêin thấp nhất mà có thể đo và
thống kê khác từ mẫu trắng. LOD được tính bằng 3,3 x sai số chuẩn của y-chắn của
đường hồi quy chuẩn chia bởi độ dốc của đường chuẩn.
3.1.11 Giới hạn của định lượng (LOQ): nồng độ protêin thấp nhất mà có thể đo được
cho kết quả có ý nghĩa với độ chụm chấp nhận được. LOQ được tính bằng 10 x sai số
chuẩn của y-chắn của đường cong hồi quy chuẩn chia bởi độ dốc của đường chuẩn
3.1.12 Tuyến tính – Đồ thị thể hiện nồng độ hấp thụ xấp xỉ một đường thẳng.

67
3.1.13 Lowry – Mục đích của phương pháp thử này, từ “Lowry” được sử dụng để đại
diện cho bất kỳ loại cải tiến nào từ phương pháp phân tích Lowry nguyên bản.
3.1.14 Độ lặp lại – Các giá trị khác nhau hoặc sai số giữa hai kết quả thử độc lập thu
được từ trong phòng thí nghiệm đơn lẻ.
3.1.15 Độ tái lặp – Các giá trị khác nhau hoặc sai số giữa hai kết quả thử độc lập thu
được từ các phòng thí nghiệm khác nhau.
3.1.16 Thiết bị đo quang phổ kế – Đơn vị đo của thiết bị đo tương ứng với hệ số hấp
thụ.
3.1.17 Dung dịch chuẩn – Chất phân tích chuẩn để thử mẫu đang đo là phương pháp
so sánh.
3.1.18 Nước (dH2O) – Nước tinh khiết được chưng cất hoặc tách ionization.

4. Tóm tắt phương pháp thử.


4.1 Phương pháp phân tích so màu này được sử dụng để xác định hàm lượng
protêin trong cao su thiên nhiên và các sản phẩm. Phương pháp phân tích này cần phải
trích protêin tan trong nước còn lại từ cao su thiên nhiên sau đó kết tủa của các protêin
này để tránh nhiễu, các chất tan trong nước. Hàm lượng protêin được xác định bằng
phân tích protêin phương pháp Lowry sử dụng một chuẩn protêin để định lượng. Thiết
bị đo quang phổ kế hoạt động ở bước sóng cố định trong khoảng 600 Hz ÷ 750 Hz
(nm). Một bước sóng của 750 nm được xác định.
5. Ý nghĩa sử dụng.
5.1 Phương pháp phân tích này dùng để xác định hàm lượng protêin trong cao su
thiên nhiên, mục đích chính là thử hàm lượng protêin còn lại trong nguyên liệu cao su
tự nhiên. Điều này thể hiện rằng tất cả những người sử dụng phương pháp này sẽ được
đào tạo kỹ năng thực hành và an toàn. Để tiến hành sử dụng các thiết bị trong phòng
thí nghiệm cho phù hợp.
6. Thiết bị, dụng cụ.
6.1 Quang phổ kế và cu vet hoặc microplate reader và 96 – well microtiter plate.
6.2 Ống hút, ống nghiệm, giá để ống nghiệm, máy trộn xoắn và máy ly tâm cho ống
MC.
7. Thuốc thử và vật liệu.
7.1 Nước được sử dụng ở đây là nước đã chưng cất hoặc đã tách ion. Tất cả các
thuốc thử đều là loại tinh khiết phân tích.

68
7.2 Dung dịch đệm trích – Dung dịch đệm có pH 7,4 ± 0,2.
Chú ý 1 – Các loại dụng dịch đệm có thể được sử dụng: dung dịch đệm phosphate;
PBS, dung dịch đệm muối phosphate; TES, dung dịch đệm muối N-
tris[hydroxymethy]methyl-2-aminoethanesulfonic acid hemisodium, hoặc tương
đương của dung dịch đệm đủ để (ít nhất 25 mM) duy trì pH ở 7,4 ± 0,2.
7.3 Thuốc thử phân tích Lowry cải tiến – Sự mô tả chi tiết hơn của phân tích
protêin bằng phương pháp Lowry đã được thảo luận trong Refs (1-7)3.
7.3.1 Thuốc thử A – Dung dịch kiềm tartrate được chuẩn bị bằng cách hòa tan 2,22
gam carbonate natri, 0,44 gam hydroxide natri và 0,18 gam tartrate natri trong nước đủ
để tạo 100 ml.
7.3.2 Thuốc thử B – Dung dịch CuSO4 được chuẩn bị bằng cách hòa tàn 7,0 g đồng
sunfat pentahydrate trong nước đủ để tạo thành 100 ml.
7.3.3 Thuốc thử C – Dung dịch kiềm đồng tartrate được chuẩn bị bằng cách trộn 1ml
thuốc thử B và 150 ml thuốc thử A.
7.3.4 Thuốc thử C’ – Dung dịch kiềm đồng tartrate được chuẩn bị bằng cách trộn 1ml
nước và 150 ml thuốc thử A sử dụng trong hiệu chỉnh không bắt buộc của nhiễu (Xem
9.4.4). 7.3.5 Thuốc thử D – Thuốc thử Folin pha loãng 50% được chuẩn bị bằng cách
pha loãng 1 phần thuốc thử Folin với một phần nước.
Thuốc thử D (Folin phenol loãng)
Hỗn hợp thuốc thử Folin Ciocalteu với nước (chuẩn bị mới)
10ml thuốc thử Folin Ciocalteu (2N)
+ 10ml nước
……. 20 ml tổng thể tích
Chú ý 2 – Thuốc thử Folin–Ciocalteu phenol có bán sẵn trên thị trường
7.3.6 Dung dịch protêin chuẩn – Chuẩn bị dung dịch protêin chuẩn (0.1%, 1 mg/ml)
bằng cách hòa tan 100 mg albumin vào trong 100 ml dung dịch đệm trích trong 2 giờ
tại 25OC trong bình chứa bằng polypropylene. Lọc dung dịch và giữ lại hàm lượng
protêin có kích thước 0,45 µm hoặc thiết bị lọc có kích thước lỗ xốp nhỏ hơn và xác
định hệ số hấp thụ tại 280nm sử dụng quang phổ kế UV. Hệ số hấp thụ chia 0,64 để
tính nồng độ thực tế của dung dịch gốc albumin.
0,10 g ovalbumin
+ 100 ml dung dịch đệm trích

69
Chú ý 3 – Hệ số hấp thụ tại 280nm của 1 mg/ml của albumin trong 1– cm cuvet xấp xỉ
0,64. Ví dụ A280nm của 0,55 cho 1 mg/ml dung dịch albumin có nồng độ thực là
0,55/0,64 = 0,86 mg/ml.
7.3.6.1 Dung dịch protêin chuẩn được bảo quản ở 4OC. Dung dịch được để ổn định
trong 7 ngày trong điều kiện làm lạnh hoặc 12 tháng ở nhiệt độ –18OC. Nhiệt độ cần
để tan là 37OC ÷ 45OC trong 15 phút.
7.3.6.2 Ít nhất có 4 nồng độ albumin chuẩn được chuẩn bị trong khoảng từ 10 µg/ml
đến 100 µg/ml bằng cách hòa tan protêin dung dịch gốc với dung dịch đệm trích (ví dụ
0, 10, 35, 60, 100 hoặc 0, 2, 10, 35, 60, 100 và 200 µg/ml). Sử dụng dung dịch đệm
trích không có protêin như là một chất pha loãng và thuốc thử trắng.
Chú ý 4 – Các dung dịch chuẩn – Chuẩn bị tối thiểu 4 dung dịch chuẩn vượt ra ngoài
hệ số hấp thụ khoảng 0,01 ÷ 1,5 tại 600nm ÷ 750nm. Dung dịch sẽ có những khoảng
nồng độ gần với hệ số hấp thụ kéo dài trong toàn bộ khoảng chuẩn. Dung dịch chuẩn
được sử dụng để tạo một đường cong chuẩn của hệ số hấp thụ đối nghịch với nồng độ
để cho phép đo những phân tích protêin trong trích thử.
7.3.7 Sodium Deoxycholate (DOC) – Chuẩn bị 0,15% dung dịch (m/V) bằng cách
hòa tan 0,15g deoxycholate natri trong nước và pha loãng đến 100 ml.
7.3.8 Trichloroacetic Acid (TCA) – Chuẩn bị 72% dung dịch (m/V) bằng cách hòa
tan 72g Acid trichloroacetic trong nước và pha loãng đến 100 ml.
7.3.9 Phosphotungstic Acid (PTA) - Chuẩn bị 72% dung dịch (m/V) bằng cách hòa
tan 72g Acid Phosphotungstic trong nước và pha loãng đến 100 ml.
8. Nguy hiểm
8.1 Các cá nhân làm việc phải nắm rõ chuẩn để thực hành tốt trong phòng thí
nghiệm. Cần cẩn thận khi làm việc với tất cả các loại hoá chất bao gồm các dung dịch
acid và bazơ.
9. Sự trích và tiến hành phân tích.
9.1 Thủ tục liên quan đến trích mẫu cao su thiên nhiên theo nồng độ chất trích khi
sử dụng acid để kết tủa. Nếu mẫu thử là một sản phẩm thì toàn bộ sản phẩm được cắt
nhỏ ra hoặc toàn bộ bề mặt đang làm việc sẽ được nhúng vào để trích. Xác định phần
trích được thực hiện bằng cách so sánh với dung dịch protêin chuẩn mà có cùng nồng
độ. Tất cả các bước này được tiến hành từ 3 mẫu cao su riêng lẻ hoặc các sản phẩm (có
nghĩa là một mẫu chiếc cho 3 mẫu hoặc sản phẩm). Mỗi một 3 mẫu chiếc được cô đặc
bằng acid để kết tủa của phần ướt từ mẫu trích ly. Tách làm 3 mẫu acid kết tủa được
hòa tan lại trong NaOH và mỗi mẫu được phân tích protêin bằng phương pháp phân
tích Lowry. Tính trung bình của 3 mẫu protêin để có giá trị của một sản phẩm.

70
9.2 Phương pháp trích – Sử dụng găng tay latex không cao su đến mẫu cao su tự
nhiên không bột sử dụng để trích, cẩn thận không được làm bẩn mẫu vật.
9.2.1 Lấy mẫu thử đơn xác định trọng lượng và diện tích bề mặt (S) dm2
Chú ý 5 – Cao su thiên nhiên dùng trong y tế như găng tay thử và găng tay phẩu thuật,
toàn bộ sản phẩm được cắt nhỏ hoặc tất cả các bề mặt được nhúng để trích. Với tất cả
mẫu cao su thiên nhiên khác cắt ít nhất 1 gam vật liệu và mẫu vật liệu.
9.2.2 Đặt mẫu thử trong bình trích sao cho tất cả các bề mặt của mẫu thử được tiếp
xúc với dung dịch trích.
Chú ý 6 – Đối với găng tay, yêu cầu cần ít nhất 5ml và không nhiều hơn 10 ml (V)
dung dịch đệm trích trên 1 gam vật liệu găng. Cần một tỷ lệ : thể tích/trọng lượng =
5/10 để tất cả các bề mặt của mẫu được tiếp xúc với dung dịch đệm. Khi mẫu cao su
thiên nhiên lớn, mẫu phải được cắt nhỏ với kích thước phù hợp để phù hợp với bình
trích. Mẫu được trích trong bình Polypropylen nhằm hạn chế sự mất mát có thể của
protêin do sự hấp thụ lên bề mặt của bình chứa. Bình trích được thử riêng không có lẫn
protêin trong phương pháp phân tích.
9.2.3 Trích mẫu ở 25OC ± 5OC trong 120 phút ± 5 phút. Lắc ít nhất một lần khi bắt
đầu, lúc giữa và sau 120 phút.
Chú ý 7 – Lắc chậm đều với tốc độ xấp xỉ 200 vòng/phút.
9.2.4 Lấy mẫu ra khỏi dung dịch trích. Chuyển dung dịch trích từ trong bình
polypropylene sang ống ly tâm và ly tâm trong 15 phút và không nhỏ hơn 500 x g
chuyển thành dạng hạt. Tùy theo cách lựa chọn, lọc dung dịch trích giữ protêin có kích
thước 0.45 mm hoặc lọc có kích thước lỗ xốp nhỏ hơn tại nhiệt độ phòng trong một
ống polypropylen. Vớt các chất lỏng nổi lên trên và tồn trữ nó ở 2OC ÷ 8OC. Mang
chúng đi xác định trong 24 giờ.
Chú ý 8 – Phương pháp thử này chỉ dùng cho protêin hòa tan trong nước của mẫu thử
cao su thiên nhiên và không phải là hàm lượng protêin không hòa tan trong nước của
mẫu
9.3 Acid kết tủa và nồng độ của chuẩn và trích protêin.
9.3.1 Các chất nhiễu của protêin trong quá trình phân tích sẽ được giảm đi bỡi acid
kết tủa. Các vấn đề liến quan đến sự chọn lựa làm giảm các chất nhiễu được đề cập
trong 9.4.4.
9.3.2 Chuyển phần chia chính xác 1,5 ml trong ống polypropylen vào mỗi ống: 1 ml
thuốc thử trắng (dung dịch đệm), dung dịch protêin chuẩn (chuẩn albumin) và mẫu
trích (protêin cao su thiên nhiên). Thêm vào 0,1 ml DOC, trộn và để lắng trong 10 phút

71
sau đó thêm 0,2 ml dung dịch của 50 : 50 TCA và PTA để acid kết tủa protêin. Trộn
đều và để lắng thêm 30 phút trước khi ly tâm.
Chú ý 9 – Thể tích mẫu sử dụng phải đủ để phân tích sử dụng 96–well microfilter và
micro-plate reader. Đảm bảo đủ thể tích để phân tích sử dụng cuvet, thể tích có thể
tăng theo tỷ lệ (4-fold).
9.3.3 Ly tâm acid kết tủa ở 6.000 x g trong 15 phút hoặc tương đương. Lắng gạn chất
lỏng nổi ở phía trên và hút bằng cách lộn ngược mỗi ống ly tâm trên tháp giấy hấp thụ.
Lấy các chất lỏng còn lại bằng cách cẩn thận tránh đầu ống và tâm của dung dịch với
giấy hấp thụ không tiếp xúc trực tiếp với chất kết tủa protêin. Thêm 0,25 ml dung dịch
NaOH 0,2 mol vào mỗi ống, bao gồm mẫu trắng để hòa tan lại protêin kết tủa; sử dụng
máy trộn xoay hoặc bể rửa siêu âm nếu cần. Bảo đảm hàm lượng protêin hòa tan hoàn
toàn trong dung dịch. Trong trường hợp protêin chưa hòa tan hết thêm vào một lượng
dung dịch NaOH đến khi tổng 1 ml. Dung dịch protêin hòa tan lại sẽ được tồn trữ
trước khi đo không quá 24 giờ tại 3OC ± 1OC.
Chú ý 10 – Tồn trữ dung dịch trích trong 24 giờ là cần thiết, để tồn trữ hạt protêin kết
tủa tốt hơn là hòa tan lại kết tủa. Chất kết tủa có thể hòa tan lại sau khi tồn trữ.
Chú ý 11 – Hạ thấp tốc độ ly tâm có thể làm cho protêin tách ra không đủ chặt chẽ và
điều này có thể dẫn đến kết quả sai. Hàm lượng dung dịch NaOH (0,25 ml) để hòa tan
lại nồng độ mẫu acid kết tủa cô đặc trích thử 4-fold từ 1 ml ban đầu. Khi thể tích sử
dụng để hòa tan trích thử khác với thể tích được sử dụng để hòa tan lại chuẩn protêin
albumin, hệ số pha loãng F được sử dụng trong công thức trích protêin để điều chỉnh
tỷ lệ của hai thể tích. Khi thiết bị đo hấp thụ quang phổ kế của mẫu trích hòa tan lại
vượt ra khỏi giới hạn của đường cong chuẩn, mẫu trích sẽ được hòa tan lại trong dung
dịch NaOH 0,2 N để đo hệ số hấp thụ của mẫu pha loãng ở trong giới hạn của đường
cong chuẩn. Nếu thêm NaOH, nồng độ đậm đặc sẽ khác và phải theo các bước tính
toán sau.
9.4 Sự biến màu và chỉ số:
9.4.1 Phương pháp phân tích cho 96–well Microtiter Plate Modifield Lowry Method
9.4.1.1 Thêm 125 µl thuốc thử C
Chú ý 12 – Không bắt buộc hiệu chỉnh các chất nhiễu - Chuẩn bị các thuốc thử để hiệu
chỉnh độ nhiễu, lặp lại tất cả các thuốc thử thêm vào nhưng thay thuốc thử C bằng C’
(C gốc không có mặt CuSO4) và trừ hệ số hấp thụ không có mặt CuSO4 từ mẫu thử
hấp thụ chứa CuSO4 (theo 7.3.4 và 9.4.4).
9.4.1.2 Thêm 60 ml mẫu trích hòa tan (protêin cao su thiên nhiên), protêin chuẩn
(albumin) hoặc thuốc thử trắng (hàm lượng protêin nhỏ), trộn đều và để 15 phút tại
nhiệt độ phòng.
72
9.4.1.3 Thêm 15 ml của thuốc thử D, trộn kỹ trực tiếp và để 30 phút ở nhiệt độ
phòng.
9.4.1.4 Hệ số hấp thụ của hỗn hợp phân tích cuối trong một 96-well microtiter plate sử
dụng một microplate reader (quang phổ kế) được đo ở bước sóng 750 nm (khoảng 600
nm ÷ 750 nm) trong một giờ thêm thuốc thử Folin. Tất cả các phép đo được thực hiện
từ 3 mẫu trích cao su thiên nhiên hoặc sản phẩm. Mỗi một 3 mẫu trích được cô đặc
bằng acid kết tủa và giá trị trung bình được tính từ 3 mẫu.
9.4.2 Phương pháp phân tích Cuvette Modified Lowry:
9.4.2.1 Thêm 2,5 ml thuốc thử C.
Chú ý 13 – Không bắt buộc hiệu chỉnh các chất nhiễu – Chuẩn bị các thuốc thử để
hiệu chỉnh độ nhiễu, lặp lại tất cả các thuốc thử thêm vào nhưng thay thuốc thử C bằng
C’ (C gốc không có mặt CuSO4) và trừ các chất hấp thụ không có mặt CuSO4 từ mẫu
thử hấp thụ chứa CuSO4 (theo 7.3.4 và 9.4.4)
9.4.2.2 Thêm 1,2ml mẫu trích hòa tan lại, protêin chuẩn hoặc thuốc thử trắng (hàm
lượng protêin nhỏ), trộn đều và để 15 phút tại nhiệt độ phòng.
9.4.2.3 Thêm 0,3 ml của thuốc thử D, trộn kỹ ngay và để 30 phút ở nhiệt độ phòng.
9.4.2.4 Chuyển 4 ml hoặc ít hơn hỗn hợp phân tích cuối vào cuvét và đo hệ số hấp thụ
trên quang phổ kế ở bước sóng 750 nm (khoảng 600 nm ÷ 750 nm) trong một giờ thêm
thuốc thử Folin. Tất cả các xác định được thực hiện từ 3 mẫu trích cao su thiên nhiên
hoặc sản phẩm. Mỗi một 3 mẫu trích được cô đặc bằng acid kết tủa và giá trị trung
bình được tính từ 3 mẫu.
9.4.3 Sự biến màu – Cho thêm thuốc thử Folin pha loãng, sự biến màu sẽ tối đa trong
khoảng 20 phút ÷ 30 phút ở nhiệt độ phòng. Xuất hiện dấu hiệu giảm dần trong vài
phần trăm trên giờ.
Chú ý 14 – Một đường cong chuẩn sẽ xuất hiện trong cùng thời gian cùng một mẫu đo
cho mỗi phân tích Lowry. Đây là điều rất quan trọng để cho kết quả đồng nhất mà có
cùng thời gian, thiết bị và bước sóng thích hợp.
9.4.4 Hiệu chỉnh không bắt buộc của các chất nhiễu – Không tồn tại phương pháp
chung để loại bỏ các chất nhiễu trong phân tích này. Các chất hóa học trích trong nước
mà được thêm vào trong cao su thiên nhiên để tạo hỗn hợp và lưu hóa có thể gây nhiễu
trong phân tích protêin Lowry. Các hoá chất nhiễu (như: chất xúc tiến, polymer tổng
hợp..vv) là nguyên nhân làm thay đổi sự hiện màu; giá trị hấp thụ thường tăng không
chính xác. Điều này cho thấy thuốc thử Lowry Folin phosphomolybdate/tungstate có
thể tạo một màu hấp thụ trong khoảng 600 nm ÷ 750 nm khi giảm các hoá chất có mặt
trong quá trình phân tích. Màu sắc khác nhau của thuốc thử Folin là do sự nhiễm bẩn

73
từ các chất hóa học bên ngoài khi phân tích Lowry, điều này ảnh hưởng đến độ chụm
và độ tin cậy khi xác định hàm lượng protêin thấp. Vì vậy sự tạo thành màu sắc của
protêin trong thuốc thử Folin Lowry ít phụ thuộc vào sự giảm thế của aromatic
aminoacyl còn lại trong protêin và làm tăng phản ứng khử của mối liên kết hỗn hợp
copper–polypeptide trong protêin (1-7). Do đó làm mất tác dụng của các chất nhiễu.
Sự cải tiến của phương pháp Lowry, do sự khác nhau trong màu sắc được xác định
bằng cách phân tích trích protêin với sự có mặt và không có mặt của Cu được sử dụng
để xác định gần đúng khối lượng liên kết peptide trong trích protêin. Sự điều chỉnh là
phương pháp bao gồm được lựa chọn để làm giảm ảnh hưởng của các chất nhiễu hóa
học hòa tan trong nước. Phương pháp này là trừ đáp ứng trích thử với sự không có mặt
của CuSO4 để xác định protêin trong sự có mặt của đồng sunfat cho ra dấu hiệu protêin
bằng cách khác nhau. Giá trị tương đương được đưa ra để đo dấu hiệu không có mặt
của đồng như là thử chính mẫu đó từ mọi sự thay đổi của kết quả đo có thể góp phần
vào giá trị đo cuối cùng.
Chú ý 15 – Phương pháp này không thể loại bỏ tất cả các chất nhiễu với phân tích màu
Lowry. Có những phương pháp khác làm giảm dấu hiệu của các chất hoá học nhiễu
khác với phân tích protêin trong Lowry đã được sử dụng. Chúng bao gồm sự trích mẫu
thử protêin trong dung dịch đệm để loại các chất nhiễu, trích pha hữu cơ của mẫu thử
protêin để loại bỏ chất hoá học nhiễu từ pha nước và gấp đôi lượng acid kết tủa của
trích thử protêin. Phương pháp này chỉ có mục đích cung cấp thông tin và tình trạng
thích hợp đầy đủ của chúng cho việc sử dụng trong phương pháp thử này phải có giá
trị tách biệt nhau.
10. Tính toán.
10.1 Đo hệ số hấp thụ của trích thử là biến đổi µg protêin/ml sử dụng một đường
cong chuẩn. Nồng độ phân tích của protêin trong trích thử được đọc từ đường cong
chuẩn. Một đường cong chuẩn sẽ được chuẩn bị đồng thời mẫu thử được đánh giá.
Chú ý 16 – Khi lựa chọn sử dụng hiệu chỉnh độ nhiễu, đọc hệ số hấp thụ trung bình
của dung dịch protêin chuẩn trừ dấu hiệu hiệu chỉnh vẽ đồ thị dựa vào nồng độ chuẩn
của protêin thêm vào (xem 9.4.4).
10.1.1 Đường cong chuẩn – Đo hệ hấp thụ quang phổ kế của dung dịch protêin chuẩn
hòa tan lại bằng phân tích Lowry được vẽ đồ thị tung độ dựa trên nồng độ μg/ml trên
toạ độ. Đường cong chuẩn là đường cong trên khoảng nồng độ protêin 0 μg/ml ÷ 200
μg/ml của dung dịch chuẩn. Dữ liệu chuẩn là một đường cong đa thức bậc hai và phải
được bắt buộc thông qua gốc của đồ thị chuẩn. Nồng độ (C) của phân tích protêin
trong trích mẫu thử được đọc từ đường cong chuẩn μg/ml.

74
Chú ý 17 – Một vài protêin bị mất trong quá trình cô đặc, nó được giả sử rằng phần
trăm protêin bị mất trong mẫu chuẩn và những mẫu thử trong quá trình cô đặc là như
nhau. Điều này cho thấy tất cả chuẩn protêin được lắng và trích mẫu thử được cô đặc
cùng nhiệt độ, chuẩn protêin kết tủa được sử dụng để dựng đường cong chuẩn xác định
trực tiếp trích thử. Không cần thiết để vẽ đồ thị nồng độ chuẩn của protêin không kết
tủa.
10.2 Xác định nồng độ những mẫu trích (C) μg/ml bằng cách đọc trực tiếp chúng từ
đường cong chuẩn.
10.3 Mối liên quan không tuyến tính giữa hệ số hấp thụ và nồng độ thực khi đáp ứng
liều lượng của hệ số hấp thụ đối kháng với nồng độ của phân tích Lowry là một đường
cong. Vì vậy đường cong chuẩn Lowry là một đường cong đặc biệt, dữ liệu đường
cong protêin chuẩn phù hợp là một phương trình phi tuyến bậc hai mà nó thể hiện hình
dáng của dữ liệu. Đường cong phù hợp với dữ liệu được thể hiện bằng quang phổ kế
hoặc thiết bị gắn thêm với chương trình vi xử lý hoặc độc lập thông qua sử dụng máy
tính ngoài. Trong trường hợp sau cùng, dữ liệu chuẩn của đường cong phù hợp theo
phương trình bậc hai như sau:
Astd = a1 * C + a2 * C2 (1)
Trong đó:
Astd: Hệ số hấp thụ của dung dịch protêin chuẩn.
a1: Hệ số độ dốc của nồng độ protêin chuẩn thấp.
a2: Hệ số xác định độ cong của đường cong chuẩn và
C: Nồng độ của dung dịch protêin chuẩn μg/ml
10.3.1 Khi giá trị hệ số hấp thụ của trích thử protêin nằm trong vùng tuyến tính của
đường cong protêin chuẩn, nồng độ protêin có thể được tính trực tiếp từ đường cong
chuẩn hoặc theo công thức toán học sau:
C(µg/mL) = Clow + {(Chight - Clow) x (A - Alow)/(Ahight - Alow) } (2)
Trong đó:
A: đơn vị của chỉ hệ số hấp thụ của trích thử,
Alow: đơn vị của chỉ hệ số hấp thụ dung dịch protêin chuẩn thấp,
Ahight: đơn vị hệ số hấp thụ của nồng độ dung dịch protêin cao,
C: Nồng độ của trích thử μg/ml,
Clow: Nồng độ thấp của dung dịch protêin chuẩn μg/ml,
Chight: Nồng độ cao của dung dịch protêin chuẩn μg/ml.
Chú ý 18 – Công thức này chỉ sử dụng trong vùng đường cong chuẩn nơi mà mối
quan hệ giữa hệ số hấp thụ và nồng độ là tuyến tính.

75
10.4 Hàm lượng protêin trích trong nước được xác định μg/ml cho mỗi mẫu thử.
Tổng hàm lượng protêin được xác định cho mỗi mẫu thử bằng cách nhân số lượng
μg/ml với thể tích tổng của trích tính bằng ml sử dụng cho mẫu. Nhân kết quả với hệ
số pha loãng của trích thử để thể tích chuẩn protêin được sử dụng hòa tan lại kết tủa
protêin. Sau đó chia kết quả với tổng diện tích bề mặt tính bằng dm2 của mẫu thử để
cho ra đơn vị μg/dm2. Để xác định kết quả bằng μg/g, công thức trọng lượng của mẫu
thử tính bằng g và chia kết quả với trọng lượng thay vì diện tích bề mặt để cho ra đơn
vị μg/g.
Chú ý 19 – Đối với những mẫu găng tay cao su thiên nhiên, diện tích của găng tay có
thể được xác định từ kích thước của găng theo Đặc tính kỹ thuật D 3578 cho găng tay
thử và D 3577 cho găng tay phẫu thuật. Tổng diện tích bốn mặt của một găng tay (mặt
trong và mặt ngoài lòng bàn tay, mặt trong và mặt ngoài của mu bàn tay) được tính
bằng cách nhân chiều dài nhỏ nhất (L) tính bằng mm với chiều rộng nhỏ (W) tính bằng
mm từ chuẩn ASTM của kích thước găng tay và chuyển giá trị này sang dm2 bằng
cách sử dụng công thức L x W x 4/10.000.
10.4.1 Hàm lượng protêin của mẫu thử với đơn vị μg protêin/dm2 được tính bằng công
thức:
Protêin trích (E) μg/dm2 = [(C x V x F)/S]
Trong đó:
V: Thể tích của dung dịch đệm trích tính bằng ml,
C: Nồng độ protêin trích tính bằng μg/ml,
F: Hệ số pha loãng (tỷ lệ thể tích NaOH ml sử dụng để hòa tan lại trích mẫu để
thể tích NaOH ml sử dụng để hòa tan lại protêin albumin chuẩn),
S: Diện tích bề mặt của mẫu cao su thiên nhiên dm2.
Chú ý 20 – Khi giá trị hấp thụ của trích mẫu protêin nằm trong vùng đường cong của
đường cong chuẩn, nồng độ protêin có thể được tính bằng cách hồi quy phi tuyến
đường cong thích hợp của phương trình bậc hai và được bắt đầu từ điểm 0 (Ví dụ: Astd
= a1 * C1 + a2 * C2). Các phần mềm của máy tính có trên thị trường được sử dụng cho
những đường cong thích hợp và công thức tính nồng độ chưa biết.

76

You might also like