Nhóm 4 - Bài 22

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÁO CÁO PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 CỦA NHÓM 4

Thành viên nhóm: Nghiêm Khánh Giang, Đặng Gia Khánh, Trương Hữu Kiên, Trần Kim Ngân, Lê Huyền Tuệ
Quyên
Câu hỏi 1: Quá trình hô hấp tế bào có thể có hại thế nào đối với lương thực, thực phẩm?
Trả lời: Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực
phẩm sau một thời gian bảo quản.

Khoai tây đã mọc mầm có thể vô tình dẫn tới ngộ độc thực phẩm.

Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm (kể tên, mô tả). Lấy ví dụ các loại thực
phẩm được bảo quản bằng một hoặc kết hợp các biện pháp nêu trên.
Trả lời: Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm là:
- Bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thấp có thể làm chạm quá trình hô hấp của tế bào. Dựa vào đó,
người ta bảo quản lương thực, thực phẩm trong tủ lạnh, ngăn đông.

- Bảo quản khô: Trong điều kiện thiếu nước, hố hấp tế bào giảm nên quả và hạt khô có hô hấp ở mức
tối thiểu. Do đó, để bảo quản hạt giống cần phơi khô và cất giữ cẩn thận.

- Bảo quản trong điều kiện hàm lượng khí Carbon dioxide cao: Hàm lượng khí Carbon dioxide cao ức
chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp giảm. Đây là lí do để bảo quản nhiều loại trái cây trong
môi trường nhiều hàm lượng Carbon dioxide.
- Bảo quản trong điều kiện hàm lượng khí Oxygen thấp: Hàm lượng khí Oxygen thấp làm trì trệ quá
trình hô hấp của tế bào. Vì vậy bảo quản thực phẩm ở môi trường ít Oxygen giúp giữ thực phẩm tươi
ngon lâu dài.

Phương pháp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.


Bảo quản lúa bằng phương pháp phơi khô hạt
giống.

Phương pháp bảo quản thực phẩm ở môi trường có


khi Carbon dioxide cao được sử dụng với ba nhóm
thực phẩm chính là rau và hoa quả, thịt, hải sản.

Phương pháp bảo quản thực phẩm trong túi hút


chân không giữ được hương vị và chất lượng lâu
hơn. Thường được áp dụng cho thịt, cá, các loại
hạt, ...

Câu hỏi 3: Vì sao vẫn có thể bảo quản lương thực, thực phẩm ở hàm lượng khí Carbon dioxide cao và
hàm lượng Oxygen thấp?

Trả lời: Có thể bảo quản lương thực, thực phẩm ở nồng độ khí carbon dioxide cao và nồng độ khí oxygen thấp
vì: Ở nồng độ khí carbon dioxide cao và nồng độ khí oxygen thấp, tế bào sẽ không lấy được oxygen đồng thời
cũng không đào thải được carbon dioxide ra ngoài. Chính điều này sẽ làm ức chế quá trình hô hấp tế bào khiến
quá trình phân giải chất hữu cơ trong tế bào giảm. Từ đó, lương thực và thực phẩm được bảo quản tốt hơn.

Câu hỏi 4: Khi lao động nặng hay chơi thể thao trong thời gian dài ta có thể bị chuột rút. Nếu nguyên
nhân xảy ra hiện tượng đó và cách khắc phục.

Trả lời:

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân bị chuột rút khi chơi thể thao thường gặp nhất là do khởi động không kỹ trước khi
tập luyện, khiến cơ dễ bị co rút. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với những động tác ít được
tập luyện; Vận động mạnh và quá sức làm ứ đọng axit lactic trong cơ, khiến cơ mau mệt và kích
thích thần kinh tủy sống, gây co rút cơ liên tục;
+ Chơi thể thao nhiều và liên tục, đặc biệt là khi chơi trong môi trường quá nóng, ra nhiều mồ hôi
làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải như kali, magie, calci, muối,... gây ra hiện
tượng chuột rút khi chơi thể thao.

+ Cơ bắp không đủ mạnh và dẻo dai;

+ Tuổi tác khiến cơ bị teo dần;

+ Tập luyện quá sức;

+ Chơi thể thao trong môi trường quá nóng.

- Cách phòng ngừa:


+ Ăn uống đủ chất: Cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, kali, natri
và magie,...;

+ Thực hiện các bài tập nhẹ: Nếu thực hiện một số bài tập nhẹ vào cuối ngày thì có thể giảm nguy
cơ mắc phải các cơn chuột rút. Các bài tập đó có thể là đi bộ, đạp xe trước khi ngủ;

+ Uống nhiều nước: Nước giúp vận chuyển các dưỡng chất tới cơ bắp và mang chất thải ra khỏi
cơ bắp. Vì vậy, uống đủ nước trong suốt cả ngày có thể ngăn ngừa được tình trạng chuột rút, giữ
cho cơ bắp luôn ở trạng thái hoạt động tốt. Trong những ngày nắng nóng hoặc khi lao động thể lực
nhiều, cơ thể đổ nhiều mồ hôi thì nên uống thêm nước điện giải;

+ Khởi động kỹ trước và sau khi tập thể dục, chơi thể thao;

+ Giữ ấm: Khi đi ngủ cần giữ ấm cơ thể, tránh quạt lạnh vào chân và khi đi bơi cần tránh tiếp xúc
với nước lạnh một cách đột ngột;

+ Điều trị hiệu quả các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút;

+ Mang giày, dép vừa chân: Đi giày, dép phù hợp và thoải mái sẽ giảm được nguy cơ mắc các cơn
chuột rút bàn chân.

- Biện pháp xử lí chuột rút:

 Uốn cong ngón chân: Là biện pháp đơn giản nhất để xử lý khi bị chuột rút ở bàn chân và ngón
chân. Theo đó, người bệnh chỉ cần nắm bàn chân hoặc các ngón chân rồi kéo căng hết cỡ. Biện
pháp này có thể khá đau nhưng rất hiệu quả, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng
chuột rút;

 Đi chân trần trên sàn nhà: Người bệnh có thể đi chân trần, cử động các ngón chân, tì ngón chân
lên sàn nhà và kéo căng ngón chân ra để tăng tốc độ lưu thông máu, từ đó giảm chuột rút hiệu quả
hơn;

 Duỗi cơ nhẹ nhàng. Sau đó, kéo căng chân bằng cách đứng thẳng, uốn cong chân ở đầu gối, kéo
ngược chân về phía bụng, giữ gót chân hoặc mắt cá chân.

You might also like