Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1

11213434_63B KTQT CLC

Câu 1: Phân tích khái niệm và đối tượng điều chỉnh của chính sách kinh tế đối
ngoại.
❖ Khái niệm: Chính sách KTĐN là hệ thống các quan điểm, mục tiêu,
nguyên tắc cùng với các công cụ biện pháp do nhà nước xây dựng và
thực hiện để điều chỉnh các hoạt động KTĐN của 1 quốc gia trong một
thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, phát triển
kinh tế xã hội.
❖ Các bộ phận cấu thành của chính sách KTĐN:
1. Chính sách TMQT
2. Chính sách ĐTQT
3. Chính sách về hợp tác về khoa học và công nghệ
4. Chính sách tỷ giá hối đoái
❖ Đối tượng điều chỉnh của chính sách KTĐN của 1 quốc gia hay 1 khối
nước thường là:
● Quan hệ di chuyển quốc tế về hàng hóa và dịch vụ (Thương Mại
Quốc Tế)
● Quan hệ di chuyển quốc tế về vốn
● Quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Câu 2: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách TMQT.
❖ Khái niệm: Chính sách TMQT là hệ thống các quan điểm, mục tiêu,
nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước sử dụng để điều chỉnh
các hoạt động TMQT của các quốc gia trong một thời kỳ nhất định
nhằm đạt được những mục tiêu KT-XH của quốc gia đó.
❖ Các công cụ, biện pháp chủ yếu:
A. Các công cụ. biện pháp quản lý:
1. Thuế quan
● Khái niệm: Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa
XK hay NK qua lãnh thổ hải quan của một quốc gia.
● Phân loại: theo đối tượng áp dụng: Gồm có thuế quan XK và
thuế quan NK; Ngoài ra, theo cách tính thuế: thuế quan tuyệt đối,
thuế quan trị giá; theo tính chất áp dụng: thuế quan thông thường,
thuế quan ưu đãi, thuế quan trừng phạt.
● Xu hướng: thuế quan được áp dụng theo xu hướng giảm dần
trong quá trình hội nhập ktqt; các quốc gia cam kết cắt giảm thuế
quan theo lộ trình tự do hóa TM trong hoạt động TM đa phương
của khối hợp tác ktế khu vực.
2. Hạn ngạch (quota)
● Khái niệm: Hạn ngạch là quy định của nhà nước về lượng hàng
hóa hoặc giá trị hàng hóa lớn nhất được phép XK hay NK đối với
1 thị trường hay khu vực thị trường cụ thể trong 1 năm.
● Phân loại: theo đối tượng áp dụng: gồm có hạn ngạch XK và hạn
ngạch NK; theo tính chất áp dụng: gồm có hạn ngạch tuyệt đối và
hạn ngạch thuế quan.
● Xu hướng: trong đk thực hiện tự do hóa TM và hội nhập ktqt nói
chung, công cụ hạn ngạch được điều chỉnh theo xu hướng giảm
dần.
3. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
● Khái niệm: là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường,
an toàn lao động, đóng gói bao bì, ký mã hiệu, dán nhãn, bảo vệ
môi trường sinh thái,.. đối với hàng hóa trong TMQT.
➢ Ví dụ: quy định về bảo vệ môi trường (ISO 14000 – ISO
14001), dán mác sinh thái (C/E); quy định về sức khỏe và
an toàn ( HACCP), quy định về quản lý chất lượng (ISO
9000), …
● Phân loại: các tiêu chuẩn về mặt xã hội, các tiêu chuẩn về chất
lượng.
● Xu hướng: tìm ra cách ban hành những tiêu chuẩn quốc tế thống
nhất.
4. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
● Khái niệm: là biện pháp hạn chế XK theo đó, một QG NK đòi
hỏi QG XK phải hạn chế bớt lượng hàng XK sang mình một cách
“tự nguyện”, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên
quyết.
● Có tác động kinh tế tương đương như hạn ngạch XK, nhưng
mang tính miễn cưỡng và gắn liền với những điều kiện nhất định.
5. Chính sách chống bán phá giá
● Khái niệm: Bán phá giá trong TMQT là hiện tượng xảy ra khi
một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán thông
thường của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu
hoặc giá xuất khẩu sang thị trường nước thứ 3. Khi đó, nước nhập
khẩu sẽ rút ra những đánh giá và kết luận về hiện tượng bán phá
giá của hàng nhập khẩu → áp dụng các biện pháp trừng phạt.

B. Một số biện pháp khác: kiểm soát ngoại hối, giấy phép NK,...
Câu 3: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách ĐTQT.
❖ Khái niệm: Chính sách ĐTQT là hệ thống các quan điểm, mục tiêu,
nguyên tắc, công cụ, và biện pháp do nhà nước thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ hợp tác và đầu tư QT trong một thời kỳ nhất định
nhằm đạt mục tiêu kt-xh của quốc gia đó.
❖ Phân loại:
a. Theo loại hình đầu tư: chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài,
chính sách đầu tư gián tiếp nước ngoài;
b. Theo chiều di chuyển của vốn đầu tư: chính sách thu hút đầu
tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài.
❖ Các công cụ, biện pháp chủ yếu:
A. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài:
● Các công cụ tài chính:
1. Công cụ thuế và các loại phí:
➢ Thuế nội địa
➢ Thuế quan XNK, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
➢ Phí thuê quyền SD đất, sử dụng các dịch vụ hạ tầng,..
2. Công cụ điều tiết vốn ĐT: quy định về hình thức vốn góp,
tỷ lệ góp vốn, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá hối
đoái,…
● Các công cụ phi tài chính:
➢ QĐ về thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư
➢ QĐ về đối tượng tham gia và lĩnh vực đầu tư
➢ QĐ về thời gian tối đa của DA đầu tư
➢ QĐ về thủ tục và trách nhiệm của các bên tham gia giải
phóng mặt bằng và thực hiện đền bù
➢ QĐ về tuyển dụng lao động
➢ QĐ về trách nhiệm xử lý môi trường
➢ QĐ về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp,
thương hiệu,…

B. Chính sách đầu tư ra nước ngoài:


● Các công cụ và biện pháp quản lý: công cụ thuế và quy
định về góp vốn đầu tư; định hướng và quy định về khu
vực và lĩnh vực đầu tư.
● Các công cụ và biện pháp hỗ trợ: hỗ trợ về vốn, ưu đãi
về thuế, bảo hiểm đầu tư, thực hiện các hoạt động xúc tiến
đầu tư như: ký kết các hiệp định hợp tác ĐT, hỗ trợ thông
tin, hỗ trợ kỹ thuật,..
Câu 4: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách tỷ giá hối đoái.
❖ Khái niệm: là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện
pháp của nhà nước nhằm quản lý tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, các
hoạt động trao đổi mua bán ngoại hối trên thị trường trong một thời gian
nhất định nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
đó trong một thời gian nhất định
❖ Các công cụ chủ yếu của chính sách tỷ giá hối đoái:
● ​Phương pháp lãi suất chiết khấu:
➢ Đây là phương pháp thường sử dụng để điều chỉnh tỷ giá
hối đoái trên thị trường. Với phương pháp này, khi tỷ giá
hối đoái đạt đến mức báo động cần phải can thiệp thì
NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu.
➢ Do lãi suất chiết khấu tăng nên lãi suất trên thị trường
cũng tăng lên. Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường
thế giới sẽ dồn vào để thu lãi suất cao hơn. Nhờ thế mà sự
căng thẳng về nhu cầu về ngoại tệ sẽ bớt đi, làm cho tỷ giá
không có cơ hội tăng nữa. Lãi suất do quan hệ cung cầu
của vốn vay quyết định. Còn tỷ giá thì do quan hệ cung
cầu về ngoại tệ quyết định. Điều này có nghĩa là những
yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất là không giống
nhau, do vậy mà biến động của lãi suất không nhất thiết
kéo theo sự biến động của tỷ giá.

● Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái:


➢ Thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ điều chỉnh tỷ
giá hối đoái là một trong những biện pháp quan trọng nhất
của nhà nước để giữ vững ổn định sức mua của đồng tiền
quốc gia. Đây là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá
hối đoái.
➢ Việc mua bán ngoại tệ được thực hiện trên nguyên tắc diễn
biến giá cả ngoại tệ trên thị trường và ý đồ can thiệp mang
tính chất chủ quan của nhà nước.
➢ Việc can thiệp này phải là hành động có cân nhắc, tính
toán những nhân tố thực tại cũng như chiều hướng phát
triển trong tương lai của kinh tế, thị trường tiền tệ và giá
cả.

● Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái:


➢ Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái
thường là phát hành trái phiếu kho bạc bằng tiền quốc gia.
Khi Ngoại tệ vào nhiều,thì sử dụng quỹ này để mua nhằm
hạn chế mức độ mất giá của đồng ngoại tệ.
➢ Ngược lại, trong trường hợp vốn vay chạy ra nước ngoài
quỹ bình ổn hối đoái tung ngoại tệ ra bán và tiếp tục mua
các trái phiếu đã phát hành để ngăn chặn giá ngoại tệ tăng
➢ Theo phương pháp này, khi cán cân thanh toán quốc tế bị
thâm hụt, quỹ bình ổn hối đoái sẽ đem vàng ra bán thu
ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán, khi ngoại tệ và
nhiều, quỹ sẽ tung vàng ra bán thu về đồng tiền quốc gia
để thu ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái.

Câu 5: Phân tích chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại đối với
phát triển kinh tế của một quốc gia? Liên hệ: Vai trò của chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài đối với sự phát triển các ngành công nghiệp và vai trò của chính
sách thúc đẩy xuất khẩu đối với nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị
trường của doanh nghiệp Việt Nam.
❖ Chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại:
Chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia có 3 chức năng: chức
năng kích thích, chức năng bảo hộ và chức năng phối hợp.
a. Chức năng kích thích: với chức năng này chính sách kinh tế đối
ngoại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước
mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia chủ động và mạnh
mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai
thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, thu hút
ngày càng nhiều các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ
và trình độ quản lý tiên tiến nhằm phát triển kinh tế quốc dân.

b. Chức năng bảo hộ: Với chức năng này, chính sách kinh tế đối
ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng
đứng vững và vươn lên trong các hoạt động kinh doanh quốc tế,
tăng cường sức cạnh tranh với các hàng hóa và dịch vụ từ bên
ngoài, tạo thêm việc làm và đạt tới quy mô tối ưu cho các ngành
kinh tế, đáp ứng cho yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.

c. Chức năng phối hợp và điều chỉnh: Với chức năng này chính
sách kinh tế đối ngoại tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước
thích ứng với sự biến đổi và vận động mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới, tham gia tích cực vào quá trình khu vực hóa và toàn cầu
hóa nền kinh tế thế giới, thiết lập cơ chế điều chỉnh thích hợp
trong điều kiện tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi, tác động
vào cán cân thanh toán quốc tế theo chiều hướng có lợi cho mỗi
quốc gia.

❖ Vai trò: Với những chức năng trên, chính sách kinh tế đối ngoại có vai
trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia:
● Chính sách kinh tế đối ngoại tạo cơ hội cho các việc phân phối
hợp lý các nguồn lực trong nước và thu hút nguồn lực ngoài nước
vào việc phát triển các ngành và các lĩnh vực có hiệu quả cao của
nền kinh tế quốc dân, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn lực
cho sự phát triển như nguồn vốn, nguồn công nghệ, sức lao động
có trình độ cao và sự hạn hẹp của thị trường nội địa, đồng thời tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường thế
giới.
● Chính sách kinh tế đối ngoại tạo khả năng cho việc phát triển
phân công lao động quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước
với các doanh nghiệp ngoài nước, bảo đảm đầu vào và đầu ra cho
nền kinh tế cho nền kinh tế trong nước một cách ổn định và phù
hợp với tốc độ phát triển cao của những thập kỷ gần đây, tạo
thuận lợi cho việc hình thành các tập đoàn kinh doanh tầm cỡ đa
quốc gia. Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
● Chính sách kinh tế đối ngoại phục vụ cho việc xây dựng các
ngành công nghiệp mới có trình độ công nghiệp cao, phát triển
các hình thức kinh doanh đa dạng và phong phú, tạo lập các khu
vực có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng nhanh
GDP cũng như tăng nhanh tích lũy và tiêu dùng.
● Chính sách kinh tế đối ngoại góp phần vào việc tăng cường sức
mạnh và tiềm lực quốc phòng an ninh, phát triển quan hệ cả về
kinh tế cũng như về chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học công
nghệ giữa các quốc gia và các dân tộc trên cơ sở độc lập, bình
đẳng, giữ vững chủ quyền và các bên cùng có lợi.
❖ Vai trò của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với:
1. Sự phát triển các ngành công nghiệp:
● Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chính sách thu
hút đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngành công nghiệp
của Việt Nam. Sự đầu tư từ nước ngoài không chỉ mang lại
nguồn vốn, công nghệ, quản lý hiện đại mà còn tạo ra cơ
hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và
tăng cường sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
● Chuyển đổi cấu trúc kinh tế: Chính sách này giúp thúc
đẩy quá trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế từ ngành công
nghiệp truyền thống sang ngành công nghiệp hiện đại hơn.
Việc thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực có lợi
thế cạnh tranh sẽ tạo ra sự tăng trưởng, đột phá trong sản
xuất, công nghệ và đổi mới.
● Hỗ trợ phát triển kỹ thuật và công nghệ: Việc thu hút
đầu tư nước ngoài mang lại không chỉ vốn đầu tư mà còn
cung cấp công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, quản lý
chuyên nghiệp. Điều này giúp nâng cao năng lực kỹ thuật,
nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện hiệu suất sản
xuất của các ngành công nghiệp Việt Nam.
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường của
doanh nghiệp Việt Nam:
● Mở rộng thị trường: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các thị
trường quốc tế. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu giúp
giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa, tăng cường khả
năng tiếp cận các khách hàng mới, đa dạng hóa nguồn thu
và tạo động lực phát triển cho các ngành công nghiệp.
● Nâng cao năng lực cạnh tranh: Xuất khẩu đòi hỏi các
doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh
trên thị trường quốc tế. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
thường đi kèm với việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải
tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường năng suất sản xuất,
và nâng cao hiệu quả quản lý. Điều này giúp doanh nghiệp
Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được các yêu
cầu chất lượng và giá trị từ thị trường quốc tế.
● Tạo thuận lợi về thủ tục và chi phí: Chính sách thúc đẩy
xuất khẩu cũng tập trung vào việc giảm bớt các rào cản
thương mại, đơn giản hóa quy trình thủ tục và giảm chi phí
xuất khẩu. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm
thời gian và chi phí trong quá trình xuất khẩu, nâng cao
tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
● Khuyến khích nghiên cứu và phát triển: Chính sách
thúc đẩy xuất khẩu có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đổi mới
sản phẩm và tăng cường khả năng sáng tạo. Điều này giúp
doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất và cung cấp những
sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thu hút được sự quan tâm
và mở rộng thị trường xuất khẩu.
★ Dẫn chứng:
➢ Ngành công nghiệp điện tử: Samsung đã đầu tư nhiều tỷ USD
để xây dựng các nhà máy sản xuất điện thoại di động và thiết bị
điện tử ở Việt Nam.
➢ Ngành công nghiệp may mặc: Adidas đã chọn Việt Nam làm
địa điểm đầu tư để xây dựng các nhà máy sản xuất giày dép và
quần áo.
➢ Xuất khẩu điện thoại di động: Theo Báo cáo thống kê của Tổng
cục Hải quan Việt Nam, vào năm 2020, xuất khẩu điện thoại di
động của Việt Nam đạt trên 51 tỷ USD, chiếm một phần lớn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.
➢ Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Việt Nam là một trong những
quốc gia có ngành công nghiệp gỗ phát triển mạnh mẽ và xuất
khẩu gỗ lớn. Theo Báo cáo năm 2020 của Hiệp hội Gỗ và Sản
phẩm gỗ Việt Nam (VIFORES), kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam đạt hơn 13 tỷ USD.

Câu 6: Trình bày những biện pháp thường được các quốc gia vận dụng để thúc
đẩy xuất khẩu và các biện pháp để khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
a. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu:
❖ Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu truyền thống:
● Biện pháp ưu đãi về thuế: tiến hành miễn giảm thuế thu
nhập, thuế nguyên liệu đầu vào… cho các doanh nghiệp
xuất khẩu.
● Cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu, như tăng thời gian cho vay, hỗ
trợ lãi suất…
● Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
khuyến khích xuất khẩu như thu hút vốn, công nghệ đồng
thời tận dụng được thương hiệu của các nhà đầu tư nước
ngoài, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý của nhà
đầu tư.
● Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp xuất khẩu.
● Hỗ trợ,tạo điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực cao, đáp
ứng nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp tham gia
xuất khẩu.
❖ Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hiện đại:
● Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng được những
lợi thế tại nước tiếp nhận đầu tư,…
● Thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại như thành
lập cơ quan xúc tiến thương mại, các hiệp hội riêng cho
từng ngành hàng, trung tâm xúc tiến thương mại tại nước
ngoài …, thu thập và xử lý thông tin về thị trường xuất
khẩu sau đó cung cấp thông tin này cho các doanh nghiệp
xuất khẩu qua các trung tâm xúc tiến trên,…

b. Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
❖ Các biện pháp tài chính:
● Miễn giảm, ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, thuế khai thác tài nguyên và mua bán
công nghệ,…
● Hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
● Linh hoạt, thông thoáng trong quy định về tỷ lệ góp vốn
trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách
đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
❖ Các biện pháp phi tài chính:
● Xây dựng quy trình thẩm định và cấp phép đầu tư thông
thoáng, minh bạch và nhanh chóng tạo thuận lợi cho nhà
đầu tư nước ngoài.
● Quy hoạch tổng thể kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ chính phủ đến các bộ ngành địa phương nhằm
thống nhất một quy hoạch thu hút đầu tư tổng thể.
● Đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư đặc biệt là lĩnh vực đòi
hỏi công nghệ cao và các ngành công nghiệp mới, các
ngành dịch vụ.
● Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
● Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.
● Xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch rõ ràng đảm bảo
quyền lợi cho nhà đầu tư.
● Tích cực ký kết, tham gia các hiệp định song, đa phương
về đầu tư với các nước trên thế giới

Câu 7: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc
tế (chính sách thúc đẩy xuất khẩu và chính sách quản lý nhập khẩu) của
Singapore và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

❖ Mô hình chính sách: Ngay từ những năm đầu thực hiện quá trình công nghiệp
hóa nền kinh tế Singapore đã lựa chọn mô hình chiến lược tự do hóa trong việc
điều chỉnh và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt nhấn
mạnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu.

❖ Chính sách thương mại quốc tế.


a. Giai đoạn 1965 – 1990:
● Chính sách thương mại quốc tế của Singapore trong giai đoạn
này chủ yếu được áp dụng theo mô hình tự do hóa thương mại,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
● Các biện pháp thực hiện:
➢ Thực hiện chính sách miễn giảm thuế cụ thể là thuế nhập
khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất, máy móc thiết bị và
tiến hành giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
➔ Đối với các doanh nghiệp bình thường: thuế thu
nhập là 40%.
➔ Đối với các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu > =
100000 USD/năm thì thuế là 4%/năm.
➢ Thực hiện chính sách cung cấp vốn tín dụng ưu đãi và hỗ
trợ bảo hiểm xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
➔ Thành lập cục xúc tiến thương mại năm 1983 nhằm
hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp tham gia
sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Đóng vai
trò là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và
chính phủ, và giữa doanh nghiệp với hàng nước
ngoài.
➢ Tích cực thực hiện các biện pháp, chính sách thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường cho hoạt động
sản xuất hàng xuất khẩu.
➔ Các đối tác thương mại chủ yếu của Singapore
trong thời kỳ này là các nước phát triển tiêu biểu
Nhật Bản, các nước Tây Âu và Hoa Kỳ.
b. Giai đoạn 1991 đến nay:
● Chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc
đẩy xuất khẩu của thời kỳ trước đồng thời chú trọng hơn việc
thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại trong khối mậu dịch
tự do AFTA.
● Chính sách thương mại quốc tế của Singapore thời kỳ này được
thực hiện theo hướng đa dạng hóa thị trường vừa khai thác thị
trường các nước phát triển vừa khai thác thị trường các nước
đang phát triển đặc biệt là các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

❖ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:


● Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trước tiên chính phủ nên tập trung đầu tư vào
các ngành cơ sở hạ tầng cơ bản nhằm tạo tiền đề cho sản xuất thông qua
các nguồn vốn ODA hoặc có thể khuyến khích các tổ chức cá nhân góp
vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng có quy mô vốn lớn và thời gian
thu hồi vốn lâu dài.
● Thành lập cục xúc tiến thương mại: Thành lập mạng lưới các tổ chức
xúc tiến trong và ngoài nước, có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ tích cực
cho nhau ăn khớp tạo thành hệ thống.
● Tự do hóa thương mại mại thông qua cắt giảm thuế quan: Nên dần
dần gỡ bỏ các rào cản về thuế quan và hạn ngạch. Thay vào đó từng
bước hình thành hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi áp dụng cần linh
hoạt, tránh máy móc làm theo.
● Nâng cao chất lượng hàng hóa: Việc nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng hóa, nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam là điều cần phải thực
hiện ngay. Nhà nước cần tập trung đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ, áp
dụng những tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường
giám sát chất lượng sản phẩm đầu ra.
Câu 8: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế của
Singapore và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

❖ Mô hình chính sách: Ngay từ những năm đầu thực hiện quá trình công nghiệp
hóa nền kinh tế Singapore đã lựa chọn mô hình chiến lược tự do hóa trong việc
điều chỉnh và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại trong đó đặc biệt nhấn
mạnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu.

❖ Chính sách đầu tư quốc tế:


a. Giai đoạn 1965 – 1990:
● Thực hiện chính sách miễn thuế khai thác tài nguyên và thuế bản
quyền đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế tạo và lĩnh vực
nghiên cứu phát triển.
● Cho phép nhà đầu tư tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
● Cho phép nhà đầu tư sử dụng lao động nước ngoài trong quá trình
triển khai dự án.
● Chính phủ tích cực thực hiện các khoản đầu tư trong các chương
trình đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực phù hợp với nhu
cầu tuyển dụng của nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và doanh
nghiệp trong nước nói chung.
● Các đối tác đầu tư chủ yếu của Singapore trong thời kỳ này là các
nước có công nghệ nguồn và các nền kinh tế phát triển.
b. Giai đoạn 1991 đến nay:
● Kết hợp hoàn thiện giữa chính sách khuyến khích thu hút FDI với
chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước
ngoài.
● Cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
● Thành lập câu lạc bộ của các nhà đầu tư ra nước ngoài nhằm tăng
cường tính liên kết và hỗ trợ lẫn nhau khi triển khai hoạt động
đầu tư cùng một thị trường.
● Tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, môi
trường luật pháp, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa… cho các
nhà đầu tư để giúp họ có thể hạn chế rủi ro và nhanh chóng lựa
chọn được thị trường phù hợp.

❖ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:


● Cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
➢ Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp,
chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
➢ Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin.
➢ Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; lựa
chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các
lĩnh vực ưu tiên.
➢ Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào
một số ngành, sản phẩm trọng điểm.
➢ Tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt
động hiệu quả tại Việt Nam.
➢ Tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
● Cách đầu tư ra nước ngoài:
1. Nhà nước:
➢ Xây dựng các công cụ chính sách xúc tiến đầu tư ra nước
ngoài.
➢ Thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
➢ Kịp thời nắm bắt, xử lý các vướng mắc, khó khăn của
doanh nghiệp.
➢ Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài có trách
nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp về chính sách của các nước
sở tại.
➢ Tham gia các hiệp ước khu vực và quốc tế để tăng đầu tư
giữa các nước đang phát triển và chuyển đổi.
➢ Thành lập Quỹ phúc lợi quốc gia để thực hiện các chiến
lược quốc gia dài hạn
2. Doanh nghiệp:
➢ Chủ động tìm hiểu, cập nhật những thay đổi của chính
sách,thái độ hợp tác với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
➢ Cải thiện khả năng cạnh tranh bằng đầu tư trung hạn và
dài hạn, Tìm hiểu sâu về chính sách đầu tư của nước nhận
đầu tư, tuân thủ pháp luật nước sở tại, luật pháp quốc tế.

Câu 9: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc
tế (chính sách thúc đẩy xuất khẩu và chính sách quản lý nhập khẩu) của
Malaysia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

a. Giai đoạn 1970 và 1989:


❖ Mô hình chính sách:
● Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt
hàng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động : dệt
may, da giầy, gỗ, dầu cọ, cao su xuất khẩu chiến lược.
● Bên cạnh đó Malaysia thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch đối
với các ngành công nghiệp non trẻ, sau này bây giờ là 1 trong
những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn: máy giặt, điều hoà,
tivi…(công nghiệp chế tạo).
❖ Biện pháp thực hiện:
● Cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với các công ty
xuất khẩu chiếm từ 20% giá trị sản lượng trở lên.
Giá trị sử dụng = 10 năm
Giá trị = 10.000USD#
Mà giá trị khấu hao 1 năm = 1000 USD
Khấu hao nhanh 5 năm thì 1 năm = 2000 USD.
➔ Vì trong giai đoạn đầu sẽ giảm bớt gánh nặng thuế, còn phần lợi
nhuận để doanh nghiệp đầu tư tái sản xuất.
● Áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế : thuế đầu vào sản
xuất và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản
xuất và kinh doanh xuất khẩu(cơ hội để doanh nghiệp giảm giá
bán sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao
nhiêu thì cộng vào giá thành sản phẩm.
● Tăng cường việc thành lập các khu chế xuất để khuyến khích
thu hút đầu tư nước ngoài bổ sung nguồn tài chính đổi mới công
nghệ đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
hàng hóa được sản xuất tại Malaysia.
● Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy
mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất
khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ
bảo quản đặc biệt:rau quả, thuỷ sản… Hệ thống kho sẽ đảm bảo
đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
● Áp dụng chính sách bảo lãnh vay và cho vay với lãi suất ưu đãi
để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.
● Chính phủ xây dựng và đưa ra thực hiện các biện pháp khuyến
khích, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút
vốn, công nghệ và liên kết thương hiệu để phát triển khả năng
sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời từng bước tạo lập uy tín và
xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sản xuất từ Malaysia ra
thị trường thế giới.
● Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công
nghiệp non trẻ chủ yếu thông qua công cụ thuế quan và hạn chế
về mặt số lượng. Bên cạnh đó đối với những sản phẩm làm
nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp
chế tạo hay hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng miễn
giảm thuế nhập khẩu.
● Xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển: Mỹ, Nhật Bản,
Tây Âu.
b. Giai đoạn 1990 đến nay:
❖ Mô hình chính sách:
● Từng bước thực hiện tự do hoá thương mại kết hợp với thúc
đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo.
❖ Các biện pháp thực hiện:
1. Từng bước thực hiện quá trình tự do hóa thương mại và đa
dạng hóa thị trường.
➢ Thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình quy định của
khu vực mậu dịch tự do Asean hoàn thành năm 2003,
danh mục các mặt hàng được cắt giảm xuống còn 0 và 5%,
đồng thời giảm dần các mặt hàng áp dụng biện pháp hạn
chế nhập khẩu về số lượng. Điều kiện áp dụng của
Malaysia là do thời kỳ này Mal đã có những thành công
nhất trong hoạt động đầu tư vào các mặt hàng công nghiệp
chế tạo.
2. Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho
các công ty xuất khẩu mở rộng và đa dạng hóa thị trường mà
trong đó tổ chức tiêu biểu thực hiện thành công: cơ quan xúc tiến
thương mại của Malaysia với khẩu hiệu “sản xuất cho thế giới”.
3. Thực hiện hoạt động tư vấn và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing và yêu cầu
chuyên môn kỹ thuật về thiết kế sản phẩm, đàm phán và ký kết
hợp đồng ngoại thương.
4. Thực hiện việc tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kỳ
hội chợ, triển lãm quốc tế trong và ngoài nước.
5. Hỗ trợ cho các công ty trong việc thanh toán các hợp đồng ngoại
thương thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa ngân
hàng trung ương của Malaysia với ngân hàng trung ương
nước ngoài.
6. Khuyến khích các công ty mở rộng thị trường sang các nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN.

❖ Những bài học rút ra đối với việc hoạch định chính sách TMQT của Việt
Nam:
● Thành công của Malaysia là do :
➢ Điều kiện bên ngoài thuận lợi
➢ Chính sách Kinh tế đối ngoại + chính sách Kinh tế vĩ mô, cụ thể
là chính sách thương mại & đầu tư.
● Với những chính sách TMQT của Malaysia đã để lại những bài học cho
việc hoạch định chính sách TMQT của VN vô cùng quý báu:
➢ Công nghiệp hóa:
➔ Việt Nam cũng thực hiện chính sách công nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu. Đây là 1 chính sách vô cùng đúng
đắn, bởi nền kinh tế VN xuất phát từ một nền cơ sở vật
chất thấp kém, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu.. do
vậy mà ta cần tiến hành công nghiệp hoá phù hợp xu thế
phát triển chung của toàn thế giới, cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ.
➔ Việc công nghiệp hóa trước hết để sản xuất phục vụ nhu
cầu trong nước, tiếp đến là phục vụ cho xuất khẩu, có như
vậy nền sản xuất của VN mới có thể tân tiến hiện đại, hội
nhập vào kinh tế thế giới
➢ Chính sách bảo vệ hỗ trợ ngành, doanh nghiệp nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh:
➔ Trong tình hình phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay,
các nhà đầu tư nước ngoài vào ồ ạt, hàng hoá nước ngoài
tràn ngập trên thị trường, trong khi đó nền sản xuất trong
nước còn non kém, VN cũng cần có những chính sách bảo
vệ, hỗ trợ cho sự phát triển của những ngành này, giúp
những ngành này nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
trên thị trường trong nước và quốc tế.
➔ Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ cho
các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu thông tin thị
trường, khảo sát thị trường và tạo lập kênh phân phối, giới
thiệu, quảng bá sản phẩm…Tổ chức các hội chợ, triển
lãm.
➢ Thành lập khu chế xuất:
➔ Việt Nam cũng cần thành lập các khu chế xuất để khuyến
khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn
tài chính, đổi mới công nghệ.
➢ Hệ thống kho hàng miễn phí:
➔ Việt Nam cần xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí tại
những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn,
đặc biệt là đối với những hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dựa
vào điều kiện tự nhiên cần được bảo quản như rau quả,
thuỷ sản.
➔ Cần xây dựng hệ thống bán hàng tại chỗ phía Nam với hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật để tạm trữ sản phẩm, chờ chế
biến, tránh tình trạng thối rữa sản phẩm, đây là nguyên
nhân gây giảm giá sản phẩm. Hệ thống kho sẽ đảm bảo
đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng
sản phẩm.
➢ Ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn
+ kí kết hiệp định với ngân hàng quốc gia khác:
➔ Ngân hàng Việt Nam cũng cần có những biện pháp hỗ trợ
hoạt động TMQT như bảo lãnh vay, cho vay với lãi suất
ưu đãi, hay là ký kết các hiệp định với các ngân hàng quốc
gia để tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các doanh
nghiệp các nước.
➢ Mở rộng thị trường + đào tạo nguồn nhân lực :
➔ Khuyến khích tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị
trường ra các nước đang phát triển đặc biệt là các nước
trong khối ASEAN, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng lên.

Câu 10: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế
của Malaysia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

❖ Mô hình chiến lược phát triển quan hệ ĐTQT của Malaysia:
1. Giai đoạn 1: Dựa vào hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nước
ngoài để phát triển hoạt động của các công ty Malaysia. Đây chính là
hoạt độngt hu hút FDI để từng bước xây dựng các công ty và tập đoàn
kinh tế lớn của Malaysia.
2. Giai đoạn 2: Các công ty của Malaysia phát triển hoạt động trong khu
vực thông qua các công ty xuyên quốc gia nước ngoài. Đây là gđ khợp
thu hút FDI và từng bước đtư ra nước ngoài trước hết là các nước trong
khu vực.
3. Giai đoạn 3: Các công ty của Malaysia phát triển độc lập trên thị trường
Thế Giới.
❖ Nội dung :
a. Giai đoạn 1970 – 1980 :
❖ Mô hình chính sách :
● Khuyến khích thu hút FDI tạo nền tảng cho sự phát triển các
ngành công nghiệp của Mal đồng thời hỗ trợ quá trình xây dựng
các công ty và tập đoàn kinh tế lớn.
❖ Biện pháp thực hiện :
1. Thực hiện chính sách miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu
máy móc thiết bị cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong đó thuế thu nhập giảm đến mức 5% trong các công ty mà
vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng từ 50%
trở lên.
2. Chính Phủ Malaysia đưa ra cam kết không trưng thu và quốc hữu
hóa tài sản của nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính Phủ thực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi , hỗ trợ cho
hoạt động của các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đối với
trường hợp các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất chủ
yếu sử dụng nguyên liệu nội địa và phục vụ cho việc xuất khẩu.
4. Chính Phủ tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển
đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp nhiều nguồn
vốn khác.
b. Giai đoạn 1981– nay:
❖ Mô hình chính sách: Kết hợp giữa khuyến khích thu hút FDI và từng
bước tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước đầu tư ra nước
ngoài.
❖ Biện pháp thực hiện :
● Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút FDI của
giai đoạn trước đồng thời đưa ra các biện pháp mới:
1. Tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến
thương mại với việc thực hiện kết hợp giữa Xúc tiến
thương mại và Xúc tiến đầu tư các hoạt động cung cấp
thông tin và tư vấn đầu tư trong việc lựa chọng quy mô dự
án, lĩnh vực, ngành và thị trường đầu tư.
2. Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán để hỗ
trợ tích cực cho việc phát triển quan hệ hợp tác đầu tư nhà
nước đặc biệt là thực hiện chính sách tư nhân hóa.
3. Chính Phủ tích cực kí kết các Hiệp Định hợp tác kinh tế
song phương và đa phương đảm bảo đầu tư với Chính
phủ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty
của Malaysia đầu tư ra nước ngoài: tránh đánh thuế 2 lần,
minh bách hóa thông tin…
❖ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
1. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ Malaysia trong việc thu
hút FDI:
a. Chính sách ưu đãi đầu tư: Malaysia thực hiện chính sách
một cửa đối với hoạt động đầu tư trên toàn lãnh thổ. Cơ
quan được quyền phê chuẩn, cấp phép đầu tư là cơ quan
phát triển đầu tư (MIDA)- hoạt động như một đầu mối duy
nhất, là trung tâm điều phối đầu tư.
→ Giảm được các thủ tục hành chính chồng chéo,
rườm rà, hạn chế nạn quan liêu, tham nhũng, tạo
thuận lợi và là yếu tố thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI
nói chung và FDI vào nông nghiệp nói riêng
b. Chính sách ưu đãi về thuế:
● Ở Việt Nam, các chính sách về thuế vẫn chưa có
nhiều, cần tăng cường thêm nhiều chính ưu đãi về
Thuế.
● Ở Malaysia, rất nhiều các ưu đãi về thuế đối với
hoạt động đầu tư được quy định trong Luật Thuế
thu nhập năm 1967, Luật Thuế môn bài 1976, Luật
Xúc tiến đầu tư năm 1986. Cụ thể, miễn thuế thu
nhập cho các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực
nông nghiệp từ 3 - 5 năm, riêng các dự án trồng
rừng được miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm,
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 5 năm
sau thời gian miễn thuế; miễn thuế nhập khẩu đối
với các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất
mà trong nước chưa sản xuất được.

→ Các dự án FDI không bị hạn chế trong việc


tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

2. Một số gợi ý biện pháp thu hút FDI cho Việt Nam:
a. Chính sách ưu đãi đầu tư: Việt Nam cần duy trì và mở
rộng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hiện hành đối với các dự án
FDI vào lĩnh vực nông nghiệp:
● Tăng cường trợ cấp cho nông dân để đầu tư phát triển
nguồn nguyên vật liệu trong nước dưới hình thức cho
vay ưu đãi.
● Đẩy mạnh, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học,
hoạt động R&D phục vụ công nghiệp chế biến.
● Bảo hộ một số sản phẩm trong nước bằng việc áp
dụng hạn ngạch thuế quan thay thế cho biện pháp
cấm, hạn ngạch đã dỡ bỏ theo cam kết.
b. Chính sách đất đai: Chính phủ, các địa phương cần có
quy định ưu tiên tạo quỹ đất cho các dự án, tạo điều kiện
thuận lợi, cho phép các nhà đầu tư mở rộng diện tích đất
để mở rộng dự án. Thực hiện nhất quán các chính sách
giao đất, giao rừng, mặt nước cho các nhà đầu tư theo
hướng vừa quản lý vừa khuyến khích. Trong các dự án
liên doanh, có thể hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách, hoặc
cho vay ưu đãi đối với bên Việt Nam trong việc thực hiện
công tác giải tỏa, đền bù, sớm đưa đất vào góp vốn để tiến
hành hoạt động sản xuất - kinh doanh.
c. Chính sách khoa học - công nghệ: Tiếp tục ưu tiên đầu
tư cho các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học vào
sản xuất, dự án R&D, dự án xây dựng phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn.

You might also like