Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Họ và tên: Đinh Thị Mỹ Linh

MSV: 11219608
Lớp: Kinh tế Quốc tế CLC 63B

Đề cương ôn tập
Chính sách Kinh tế Đối ngoại

Câu 1: Phân tích khái niệm và đối tượng điều chỉnh của chính sách kinh tế đối ngoại.
a, Khái niệm:
CSKTĐN là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà
nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động kinh tế đối ngoại trong một thời gian nhất
định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
b, Đối tượng điều chỉnh của CSKTĐN:
- Quan hệ di chuyển quốc tế về hàng hóa và dịch vụ (Thương Mại Quốc Tế).
- Quan hệ di chuyển quốc tế về vốn.
- Quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ.
Câu 2: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách TMQT
a, Khái niệm:
CSTMQT là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà
nước nhằm điều tiết và quản lý hoạt động thương mại quốc tế trong một thời gian nhất
định để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời
gian nhất định
b, Công cụ chủ yếu của chính sách:
- Thuế quan: là một loại thuế được áp dụng với hàng hoá xuất nhập khẩu qua
biên giới của quốc gia trong đó tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu phải
nộp một khoản tiền nhất định tính theo giá trị hoặc khối lượng hàng hoá cho cơ
quan hải quan
● Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất
khẩu.
● Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá
nhập khẩu.
- Các công cụ phi thuế quan:
● Hạn ngạch: Hạn ngạch là những quyết định của nhà nước về lượng hàng
hóa lớn nhất được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ một thị trường
hoặc một khu vực cụ thể trong một thời gian nhất định
● Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Tiêu chuẩn kỹ thuật là những
quy định của nhà nước hay các tổ chức về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,
vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động,
bao bì đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái,
quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước để sản xuất một
loại hàng hoá nào đó được sử dụng để bảo vệ môi trường sinh thái và tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng trong TMQT. .
● Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là yêu cầu
của nước nhập khẩu đối với nước xuất khẩu phải cắt giảm lượng hàng
hoá xuất khẩu một cách tự nguyện nhằm hạn chế việc gây thiệt hại về
lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa tại nước nhập khẩu.
● Biện pháp hỗ trợ xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp mà chính
phủ các quốc gia xây dựng và hoàn thiện nhằm thúc đẩy hoặc tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu phát
triển, khai thác tốt hơn lợi thế của quốc gia.
Câu 3: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách ĐTQT.
a, Khái niệm:
CSĐTQT Là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp của nhà
nước nhằm quản lý và điều tiết hoạt động đầu tư quốc tế trong một thời gian nhất định
để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia đó.
b, Các công cụ chủ yếu của chính sách:
- Các công cụ tài chính: Các khuyến khích về thuế
● Thuế chuyển lợi nhuận về nước: Lợi nhuận chuyển ra nước ngoài
thường bị đánh thuế ở một mức độ nào đó.
● Thuế thu nhập cá nhân: thuế này được đánh vào những người có thu
nhập cao làm việc trong các dự án đầu tư nước ngoài.
- Các công cụ phi tài chính:
● Quyền sử dụng đất
● Quy định về thời gian thực hiện dự án
● Quy định về ngành – lĩnh vực đầu tư
● Quy định về hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, BOT,
BTO, BT…
● Quy định về hình thức và tỷ lệ góp vốn:
● Quy định liên quan tới sự chuyển vốn ra nước ngoài
● Quy định liên quan đến lao động
● Thủ tục thẩm định các dự án đầu tư
● Quy định về quyền sở hữu trí tuệ
Câu 4: Phân tích khái niệm và các công cụ chủ yếu của chính sách tỷ giá hối đoái.
a, Khái niệm:
Chính sách Tỷ giá hối đoái là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và
biện pháp của nhà nước nhằm quản lý tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, các hoạt
động trao đổi mua bán ngoại hối trên thị trường trong một thời gian nhất định nhằm
đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất
định.
b, Các công cụ chủ yếu của chính sách:
- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng
các biện pháp như giới hạn tự do hóa tỷ giá, áp đặt thuế quan, tăng giảm lãi
suất hoặc sử dụng các công cụ khác để tác động đến cung cầu tiền tệ. Việc thay
đổi tỷ giá hối đoái có thể giúp tăng cạnh tranh giữa các quốc gia, tăng trưởng
kinh tế và kiểm soát lạm phát.
- Thỏa thuận tỷ giá hối đoái: Điều này áp dụng cho các quốc gia đã ký kết các
thỏa thuận thương mại tự do. Các thỏa thuận này cho phép các quốc gia thỏa
thuận về các quy định đối với tỷ giá hối đoái và các quy tắc liên quan đến xuất
khẩu, nhập khẩu và đầu tư.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu và nhập khẩu: Các chính sách
này bao gồm việc giảm thuế nhập khẩu, tăng cường hỗ trợ xuất khẩu và cải
thiện chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp địa
phương cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác.
- Điều chỉnh chính sách tài khóa: Việc điều chỉnh chính sách tài khóa nhằm
giúp cân đối tài khóa giữa các quốc gia, bao gồm giảm thiểu chi phí nhập khẩu
và tăng thu nhập xuất khẩu.
Câu 5: Phân tích chức năng và vai trò của chính sách kinh tế đối ngoại đối với phát
triển kinh tế của một quốc gia? Liên hệ: Vai trò của chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài đối với sự phát triển các ngành công nghiệp và vai trò của chính sách thúc đẩy
xuất khẩu đối với nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường của doanh
nghiệp Việt Nam.
a, Chức năng của CSKTĐN
- Chức năng kích thích sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
VD: Chính sách thu hút đầu tư quốc tế tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc
gia…
- Chức năng bảo hộ (bảo vệ) nền sản xuất trong nước, doanh nghiệp trong
nước, sản phẩm trong nước.
VD: Trong chính sách TMQT có sử dụng công cụ hạn ngạch, các quy định về tiêu
chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ doanh nghiệp sản
xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu hoặc các ngành công nghiệp non trẻ trong nước.
- Chức năng phối hợp và điều chỉnh: CSKTĐN có thể sử dụng kết hợp với các
chính sách khác của nhà nước để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia.
VD: Chính sách tỷ giá hối đoái có thể kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm quản lý
lượng ngoại tệ trong nước đồng thời quản lý tỷ giá hối đoái ở mức mong muốn.
b, Vai trò của CSKTĐN
- Góp phần thực hiện quá trình huy động và phân bổ nguồn lực của quốc
gia như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực…
VD: Chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng chế biến đòi hỏi nguồn nhân lực
phải đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu …
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia tốt hơn vào quá
trình phân công lao động quốc tế: Có thể thực hiện quá trình chuyên môn hoá
sâu hơn đồng thời tăng khả năng mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu,
mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài
- Góp phần vào việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, các lĩnh
vực kinh tế mới với trình độ công nghệ và sức cạnh tranh ngày càng cao, phát
huy tốt hơn lợi ích của quốc gia.

Các doanh nghiệp nước ngoài thường đem theo các công nghệ tiên tiến, quản lý
chuyên nghiệp và nguồn lực lớn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực
cạnh tranh và cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam có
thể tận dụng các cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, mở rộng thị
trường và nâng cao giá trị thương hiệu.

Tương tự, chính sách thúc đẩy xuất khẩu cũng rất quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của Việt Nam. Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập,
tăng trưởng kinh tế và tăng cường đổi mới công nghiệp. Để thúc đẩy xuất khẩu, chính
phủ có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ, bao gồm giảm thuế và phí, tăng cường quảng
bá thương hiệu và tạo ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm thị
trường mới.

Việc thúc đẩy xuất khẩu cũng giúp các doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh
tranh bằng cách tập trung vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tăng
cường chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng giúp các doanh nghiệp tiếp
cận với thị trường mới và mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường sức mạnh cạnh tranh
và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Câu 6: Trình bày những biện pháp thường được các quốc gia vận dụng để thúc đẩy
xuất khẩu và các biện pháp để khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

a, Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu:


- Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu truyền thống:
● Biện pháp ưu đãi về thuế: tiến hành miễn giảm thuế thu nhập, thuế
nguyên liệu đầu vào... cho các doanh nghiệp xuất khẩu
● Cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xuất khẩu, như tăng thời gian cho vay, hỗ trợ lãi suất…
● Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khuyến khích xuất
khẩu như thu hút vốn, công nghệ đồng thời tận dụng được thương hiệu
của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản
lý của nhà đầu tư.
● Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu
● Hỗ trợ, tạo điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực cao, đáp ứng nhu cầu về
nhân lực của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hiện đại:
● Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị
trường xuất khẩu, tận dụng được những lợi thế tại nước tiếp nhận đầu
tư,...
● Thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại như thành lập cơ quan xúc
tiến thương mại, các hiệp hội riêng cho từng ngành hàng, trung tâm xúc
tiến thương mại tại nước ngoài ..., thu thập và xử lý thông tin về thị
trường xuất khẩu sau đó cung cấp thông tin này cho các doanh nghiệp
xuất khẩu qua các trung tâm xúc tiến trên, ...

b, Các biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài:

- Các biện pháp tài chính:


● Miễn giảm, ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, thuế khai thác tài nguyên và mua bán công nghệ,...
● Hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
● Linh hoạt, thông thoáng trong quy định về tỷ lệ góp vốn trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách đa dạng hoá các loại hình
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các biện pháp phi tài chính:
● Xây dựng quy trình thẩm định và cấp phép đầu tư thông thoáng, minh
bạch và nhanh chóng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
● Quy hoạch tổng thể kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
chính phủ đến các bộ ngành địa phương nhằm thống nhất một quy hoạch
thu hút đầu tư tổng thể
● Đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư đặc biệt là lĩnh vực đòi hỏi công nghệ
cao và các ngành công nghiệp mới, các ngành dịch vụ
● Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
● Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
● Ngoài ra còn phải xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch rõ ràng đảm
bảo quyền lợi cho nhà đầu tư
● Tích cực ký kết, tham gia các hiệp định song, đa phương về đầu tư với
các nước trên thế giới

Câu 7: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
(chính sách thúc đẩy xuất khẩu và chính sách quản lý nhập khẩu) của Singapore và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1, Giai đoạn 1965 – 1990:

Chính sách thương mại quốc tế của Singapore trong giai đoạn này chủ yếu được
áp dụng theo mô hình tự do hóa thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu phát triển.

Các biện pháp thực hiện:

- Thực hiện chính sách miễn giảm thuế cụ thể là thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu
vào sản xuất, máy móc thiết bị và tiến hành giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
● Đối với các doanh nghiệp bình thường: thuế thu nhập là 40%.
● Đối với các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu > = 100000 USD/năm thì
thuế là 4%/năm.
- Thực hiện chính sách cung cấp vốn tín dụng ưu đãi và hỗ trợ bảo hiểm xuất
khẩu cho các doanh nghiệp.
- Thành lập cục xúc tiến thương mại năm 1983 nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các
doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu. Đóng vai trò là
cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và chính phủ, và giữa doanh nghiệp với
hàng hóa nước ngoài.
- Tích cực thực hiện các biện pháp, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm tăng cường cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu.

Các đối tác thương mại chủ yếu của Singapore trong thời kỳ này là các nước
phát triển tiêu biểu là: Nhật Bản, các nước Tây Âu và Hoa Kỳ.

2, Giai đoạn 1991 đến nay:

- Chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu
của thời kỳ trước đồng thời chú trọng hơn việc thực hiện các cam kết tự do hóa
thương mại trong khối mậu dịch tự do AFTA
- Chính sách thương mại quốc tế của Singapore thời kỳ này được thực hiện theo
hướng đa dạng hóa thị trường vừa khai thác thị trường các nước phát triển vừa
khai thác thị trường các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Đông Nam Á
và Trung Quốc.

3, Bài học kinh nghiệm cho VN:

- Tập trung vào phát triển một số lĩnh vực mạnh và đẩy mạnh xuất khẩu:
Singapore tập trung vào phát triển các lĩnh vực mạnh của mình như dịch vụ tài
chính, logistics, công nghệ thông tin và khoa học công nghệ. Việt Nam có thể
học hỏi và tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp mạnh của mình để nâng
cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Điều chỉnh chính sách thương mại theo thời gian: Singapore đã điều chỉnh
chính sách thương mại của mình theo thời gian để đáp ứng nhu cầu thị trường
và đảm bảo sự cạnh tranh. Việt Nam cũng cần đánh giá lại chính sách thương
mại của mình và điều chỉnh để phù hợp với thị trường và nhu cầu của các đối
tác thương mại quốc tế.
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Singapore đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cảng biển,
sân bay và đường bộ để nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa và dịch vụ.
Việt Nam cũng có thể tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng
xuất khẩu và giảm chi phí vận chuyển.
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế vùng và khu vực: Singapore đã tham gia vào nhiều
hiệp định thương mại vùng và khu vực như CPTPP và RCEP. Việt Nam cũng
có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh tế vùng và khu vực để mở rộng thị
trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tăng cường quản lý nhập khẩu: Singapore đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý
nhập khẩu để bảo vệ thị trường nội địa và đảm bảo an toàn cho người tiêu
dùng. Việt Nam cũng có thể áp dụng các biện pháp tương tự để bảo vệ sản xuất
trong nước và đảm bảo chất lượng sản phẩm nhập khẩu.

Câu 8: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế của
Singapore và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore được xây dựng với mục tiêu thu hút và
phát triển đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương
và quốc tế để hoạt động tại Singapore, từ đó tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống
dân cư. Một số mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế của
Singapore là:
1. Tập trung vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao: Singapore tập
trung vào phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như công
nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, y tế và dược phẩm, vận tải, dịch vụ tài
chính, và du lịch. Đây là các ngành có tiềm năng tăng trưởng cao và đem lại lợi
ích lớn cho nền kinh tế.
2. Đưa ra các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Singapore đưa ra các chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài như miễn thuế nhập khẩu, cấp phép đầu tư
nhanh chóng, giảm thuế và các khoản hỗ trợ tài chính. Nhờ đó, Singapore đã
thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào nền kinh tế của mình.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng tốt: Singapore đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, bao
gồm đường sắt, đường bộ, sân bay, cảng biển, và các cơ sở hạ tầng viễn thông.
Nhờ đó, Singapore đã tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn cho
các nhà đầu tư quốc tế.
4. Tăng cường đổi mới công nghiệp: Singapore tăng cường đổi mới công nghiệp
bằng cách đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển các ngành công
nghiệp mới và thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ
có giá trị gia tăng cao.

Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ chính sách đầu tư quốc tế
của Singapore như sau:

1. Tập trung vào các ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, có giá trị
gia tăng cao để phát triển kinh tế. Việt Nam cần phân tích và lựa chọn các
ngành công nghiệp có thể phát triển được trong điều kiện hiện tại của đất nước
và tạo ra lợi ích lớn nhất cho kinh tế.
2. Đưa ra các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để tăng cường đầu tư cho phát
triển kinh tế. Việt Nam cần có các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông
minh và hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư quốc tế vào đầu tư vào các ngành
công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để hỗ trợ phát triển kinh tế. Việt Nam cần đầu tư
vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay,
viễn thông để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp.
4. Tăng cường đổi mới công nghiệp bằng cách đưa ra các chính sách khuyến
khích phát triển các ngành công nghiệp mới và thúc đẩy sự đổi mới công nghệ.
Việt Nam cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến, đưa ra
các chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư
vào các ngành công nghiệp mới và đổi mới công nghệ.

Tóm lại, Việt Nam cần xây dựng và triển khai các chính sách đầu tư quốc tế
thông minh và hợp lý, tập trung vào các ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng
cao, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường đổi mới công nghiệp và đưa ra các chính
sách thu hút đầu tư nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào Việt Nam.

Câu 9: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
(chính sách thúc đẩy xuất khẩu và chính sách quản lý nhập khẩu) của Malaysia và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia tập trung vào các biện pháp hỗ trợ cho
các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Các doanh nghiệp
được hỗ trợ bằng cách cung cấp thông tin thị trường, tài chính và các dịch vụ hỗ trợ
khác để thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu. Ngoài ra, Malaysia cũng thường xuyên ký
kết các thỏa thuận thương mại tự do với các nước và vùng lãnh thổ để tăng cường
quan hệ thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu.

2. Chính sách quản lý nhập khẩu

Chính sách quản lý nhập khẩu của Malaysia được thực hiện bằng cách áp dụng các
biện pháp cân bằng thương mại và bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Các biện
pháp này bao gồm áp dụng thuế quan để hạn chế nhập khẩu hàng hóa cạnh tranh với
sản phẩm trong nước, kiểm soát số lượng hàng hóa nhập khẩu và các quy định về tiêu
chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo
chất lượng hàng hóa.

3. Chính sách khuyến khích đầu tư

Malaysia cũng thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài vào đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ có
tiềm năng xuất khẩu cao. Các doanh nghiệp được hỗ trợ bằng cách cung cấp đất đai,
thuế ưu đãi và các chế độ hỗ trợ khác để thúc đẩy việc đầu tư và phát triển kinh tế.

Từ những nội dung chính của chính sách thương mại quốc tế của Malaysia, Việt
Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Tập trung vào sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh: Malaysia đã tập trung
đầu tư vào những ngành công nghiệp mà họ có lợi thế cạnh tranh, như điện tử, ô tô,
cao su, dầu khí, cà phê và cacao. Việc tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế
cạnh tranh sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
trên thị trường quốc tế.

a, Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Malaysia đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang
nhiều nước trên thế giới, giúp giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một thị trường
xuất khẩu duy nhất. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro
cho các doanh nghiệp Việt Nam khi một thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi những
yếu tố bên ngoài.

b, Quản lý nhập khẩu hợp lý: Malaysia đã thực hiện chính sách quản lý nhập khẩu hợp
lý để bảo vệ các sản phẩm nội địa và đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Việc áp
dụng chính sách quản lý nhập khẩu hợp lý sẽ giúp bảo vệ các sản phẩm nội địa và đảm
bảo sức khỏe của người tiêu dùng, đồng thời cũng đẩy mạnh sự phát triển của các sản
phẩm nội địa.

c, Tăng cường hợp tác quốc tế: Malaysia đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại
tự do và đa phương, tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu và
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Việc tăng cường
hợp tác quốc tế sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh quốc tế ngày càng phát triển.

Câu 10: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách đầu tư quốc tế của
Malaysia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

a, Mô hình chiến lược phát triển quan hệ ĐTQT của Malaysia:

- Giai đoạn 1: Dựa vào hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nước ngoài để
phát triển hoạt động của các công ty Malaysia. Đây chính là hoạt động thu hút
FDI để từng bước xây dựng các công ty và tập đoàn kinh tế lớn của Malaysia.
- Giai đoạn 2: Các công ty của Malaysia phát triển hoạt động trong khu vực
thông qua các công ty xuyên quốc gia nước ngoài. Đây là giai đoạn kết hợp thu
hút FDI và từng bước đầu tư ra nước ngoài trước hết là các nước trong khu
vực.
- Giai đoạn 3: Các công ty của Malaysia phát triển độc lập trên thị trường Thế
Giới.

b, Nội dung :

1. Giai đoạn 1970 – 1980 :


- Mô hình chính sách :
● Khuyến khích thu hút FDI tạo nền tảng cho sự phát triển các ngành công
nghiệp của Malaysia đồng thời hỗ trợ quá trình xây dựng các công ty và
tập đoàn kinh tế lớn.
- Biện pháp thực hiện :
● Thực hiện chính sách miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu máy
móc thiết bị cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó thuế
thu nhập giảm đến mức 5% trong các công ty mà vốn đầu tư của các nhà
đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên.
- Chính Phủ Malaysia đưa ra cam kết không trưng thu và quốc hữu hóa tài sản
của nhà đầu tư nước ngoài.
- Chính Phủ thực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi , hỗ trợ cho hoạt động của
các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài sản xuất chủ yếu sử dụng nguyên liệu nội địa và phục vụ cho
việc xuất khẩu.
- Chính Phủ tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển đào tạo nguồn
nhân lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở sử dụng
kết hợp nhiều nguồn vốn khác.
2. Giai đoạn 1981– nay:
- Mô hình chính sách:
● Kết hợp giữa khuyến khích thu hút FDI và từng bước tạo điều kiện
thuận lợi cho các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài.
- Biện pháp thực hiện :
● Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút FDI của giai đoạn
trước đồng thời đưa ra các biện pháp mới:
● Tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại với
việc thực hiện kết hợp giữa Xúc tiến thương mại và Xúc tiến đầu tư các
hoạt động cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư trong việc lựa chọn quy
mô dự án, lĩnh vực, ngành và thị trường đầu tư.
● Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán để hỗ trợ tích cực cho
việc phát triển quan hệ hợp tác đầu tư nhà nước đặc biệt là thực hiện
chính sách tư nhân hóa.
● Chính Phủ tích cực kí kết các Hiệp Định hợp tác kinh tế song phương và
đa phương đảm bảo đầu tư với Chính phủ nước ngoài để tạo điều kiện
thuận lợi cho các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài: tránh đánh
thuế 2 lần, minh bạch hóa thông tin...

c, Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

1. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ Malaysia trong việc thu hút FDI:
- Malaysia thực hiện chính sách một cửa đối với hoạt động đầu tư trên toàn lãnh
thổ. Cơ quan được quyền phê chuẩn, cấp phép đầu tư là cơ quan phát triển đầu
tư (MIDA)- hoạt động như một đầu mối duy nhất, là trung tâm điều phối đầu
tư.

→ Giảm được các thủ tục hành chính chồng chéo, rườm rà, hạn chế nạn
quan liêu, tham nhũng, tạo thuận lợi và là yếu tố thu hút hơn nữa nguồn
vốn FDI nói chung và FDI vào nông nghiệp nói riêng.

- Ở Việt Nam, các chính sách về thuế vẫn chưa có nhiều, cần tăng cường thêm
nhiều chính ưu đãi về Thuế.
- Ở Malaysia, rất nhiều các ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư được quy
định trong Luật Thuế thu nhập năm 1967, Luật Thuế môn bài 1976, Luật Xúc
tiến đầu tư năm 1986. Cụ thể, miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp FDI
trong lĩnh vực nông nghiệp từ 3 - 5 năm, riêng các dự án trồng rừng được miễn
thuế thu nhập trong vòng 10 năm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong
5 năm sau thời gian miễn thuế; miễn thuế nhập khẩu đối với các máy móc,
trang thiết bị phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được.

→ Các dự án FDI không bị hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ
chức tín dụng.

2. Một số gợi ý biện pháp thu hút FDI cho Việt Nam:
- Chính sách ưu đãi đầu tư: Việt Nam cần duy trì và mở rộng các ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư hiện hành đối với các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp:
● Tăng cường trợ cấp cho nông dân để đầu tư phát triển nguồn nguyên vật
liệu trong nước dưới hình thức cho vay ưu đãi.
● Đẩy mạnh, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động R&D phục
vụ công nghiệp chế biến.
● Bảo hộ một số sản phẩm trong nước bằng việc áp dụng hạn ngạch thuế
quan thay thế cho biện pháp cấm, hạn ngạch đã dỡ bỏ theo cam kết.
- Chính sách đất đai: Chính phủ, các địa phương cần có quy định ưu tiên tạo
quỹ đất cho các dự án, tạo điều kiện thuận lợi, cho phép các nhà đầu tư mở
rộng diện tích đất để mở rộng dự án. Thực hiện nhất quán các chính sách giao
đất, giao rừng, mặt nước cho các nhà đầu tư theo hướng vừa quản lý vừa
khuyến khích. Trong các dự án liên doanh, có thể hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân
sách, hoặc cho vay ưu đãi đối với bên Việt Nam trong việc thực hiện công tác
giải tỏa, đền bù, sớm đưa đất vào góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất -
kinh doanh.
- Chính sách khoa học - công nghệ: Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các dự án đầu
tư ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, dự án R&D, dự án xây dựng
phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn.

You might also like