Nhóm 3 DHMA13A3HN Pháp Luật Đại Cương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


KHOA DỆT MAY VÀ THỜI TRANG
---------------------------------------------------

THẢO LUẬN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên : Hà Diệu Hằng


Mã học phần: 010100058503
Nhóm: 3

Thuyết Trình : Lê Thu Trang, Tống Thị Tươi


Làm word : Ngô Thị Huyền Trang
Làm powerPoint: Nguyễn Thị Trang Nhung
Tìm kiếm nội dung, hình ảnh: Nguyễn Đức Duy, Phạm Quang Minh, Nguyễn Thị Ngân
Giang, Đỗ Thị Thuỷ, Nguyễn Thị Thu Trà , Phạm Thị Vân

Hà Nội, 2023
Câu 2: Qua những hiểu biết của nhóm các bạn về lịch sử hiến pháp Việt Nam, nhóm
bạn ấn tượng với bản hiến pháp nào nhất? Hãy chia sẻ với mọi người những lý do
để nhóm bạn thích bản Hiến pháp đó.
Trả lời:
 Lịch sử Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ :
 Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến nay, nước ta đã ban
hành năm bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm
2001), Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những
hoàn cảnh thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối,
chủ trương cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho từng giai đoạn phát
triển của đất nước.
 Hiến pháp 1946 ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử sau cuộc Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thành công. Đầu tháng 11/1945, bản dự thảo đã hoàn
thành công việc và được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người
Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo với những nội
dung mơ ước bao đời về độc lập, tự do. Ban dự thảo đã tổng kết các ý kiến
tham gia đóng góp của nhân dân và xây dựng Bản dự thảo cuối cùng để đưa ra
Quốc hội xem xét, thông qua. Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội
khóa I đã thảo luận và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước.
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc nước ta đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh để hoàn thành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc là hậu phương vững chắc cho tiền
tuyến miền Nam. Ngày 31/12/1959, tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa I đã
nhất trí thông qua bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 1959 ra đời đã kế thừa những
nội dung trong Hiến pháp năm 1946, đồng thời phản ánh đầy đủ tình hình thực
tế lúc bấy giờ, phản ánh đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước
ta. Tiếp tục khẳng định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, các
quyền tự do dân chủ của nhân dân được bảo đảm thực hiện. Nhân dân sử dụng
quyền lực của mình thông qua cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp.
 Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện hoàn cảnh thắng lợi vĩ đại của
Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 mở ra một giai đoạn mới trong
trang sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Ngày 18/12/1980, tại
kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1980.
 Sau một thời gian thực hiện các quy định trong Hiến pháp năm 1980, nhiều nội
dung không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước lúc bấy giờ.
Tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới, phù hợp hơn để
1
thúc đẩy sự phát triển của đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
Nhân dân. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những bổ sung, chỉnh lý nhất
định, ngày 15/4/1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992.
Việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp năm 1992 là một quá trình thảo luận
dân chủ và chắt lọc một cách nghiêm túc những ý kiến đóng góp của mọi tầng
lớp nhân dân về tất cả các nội dung của Hiến pháp từ quan điểm chung đến các
vấn đề cụ thể. Hiến pháp năm 1992 là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước,
là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới.
 Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, tình hình trong nước, khu vực và
quốc tế có những biến đổi sâu sắc và phức tạp hơn. Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước;
tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Việc lấy ý kiến Nhân dân đã được các
cấp, các ngành triển khai, thu hút sự tham gia sâu rộng, nghiêm túc, tích cực,
tâm huyết của đông đảo các tầng lớp nhân dân và đồng bào Việt Nam ở nước
ngoài, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý dân chủ, sâu rộng trong cả hệ
thống chính trị. Ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã
thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

 Qua những hiểu biết của nhóm em về lịch sử hiến pháp Việt Nam, nhóm em ấn
tượng nhất với bản Hiến pháp năm 1946
 Những lý do khiến nhóm em thích bản Hiến pháp năm 1946 là:
 Văn bản Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà đã đặt nền móng trong lịch sử kế thừa, tiếp thu và phát triển
trong mỗi bản Hiến pháp tiếp theo của nước ta. Cách đây 75 năm, ngày
9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã
được Quốc hội khoá I, Kỳ họp thứ hai thông qua, đặt nền tảng chính trị, pháp
lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam mới. Lịch sử lập hiến 75
năm qua cho thấy, các giá trị to lớn của bản Hiến pháp đầu tiên - Bản Hiến
pháp 1946 luôn được đề cao, kế thừa, tiếp thu và phát triển trong mỗi bản Hiến
pháp tiếp theo của nước ta. Trong lịch sử lập hiến, có thể nói hiến pháp là văn
bản pháp lý có giá trị cáo nhất trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị
của mỗi quốc gia;
 Bản Hiến pháp năm 1946 khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp
năm 1946 ra đời đã tuyên bố với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới rằng,
nước Việt Nam là một nước độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không phân biệt gái trai, giàu
2
nghèo, giai cấp, tôn giáo và các quyền tự do dân chủ của nhân dân được bảo
đảm thực hiện. Với Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc
Việt Nam, hai tiếng thiêng liêng “công dân” đã được ghi nhận trong văn bản
pháp lý cao nhất của quốc gia. Hiến pháp quy định tất cả công dân Việt Nam
ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa và đều bình đẳng
trước pháp luật, đồng thời hiến định về nghĩa vụ gắn liền với quyền của công
dân, đó là người dân được hưởng các quyền do Hiến pháp quy định nhưng phải
có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật. Sau
hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến,
lần đầu tiên những đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội như đồng bào dân tộc
thiểu số đã được Hiến pháp 1946 quan tâm. Quyền bình đẳng phụ nữ, việc
chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em đã được ghi trang trọng trong Hiến
pháp…
 Dân chủ trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hiểu "dân là chủ và
dân làm chủ". Lần đầu tiên, người dân Việt Nam được xác nhận có tư cách
công dân của một nước độc lập có chủ quyền. Lần đầu tiên, các quyền tự do
dân chủ của con người được Hiến pháp, đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm,
trong đó có những quyền quan trọng như quyền tham gia chính quyền và công
cuộc kiến quốc, quyền bầu cử và ứng cử, quyền bãi miễn các đại biểu mình đã
bầu ra, quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh
quốc gia, quyền tư hữu tài sản, quyền học tập, quyền tự do ngôn luận, tự do tổ
chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước
ngoài…
 Những giá trị cốt lõi tốt đẹp của bản Hiến pháp năm 1946 đã được kế thừa và
phát huy trong bốn bản Hiến pháp sau này là Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp
năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Bốn bản Hiến pháp
là bốn nấc thang về việc ghi nhận và phát triển các quyền cũng như cơ chế bảo
vệ các quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Theo GS, TS Trần Ngọc
Đường, các bản hiến pháp sau này, đặc biệt là Hiến pháp 2013 đã kế thừa và
phát triển nhiều nội dung và kỹ thuật lập hiến của Hiến pháp 1946, trong số đó
có nguyên tắc “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Hiến pháp
2013 đã long trọng tuyên bố ở lời nói đầu rằng: “Nhân dân là chủ thể xây
dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Hiến pháp 2013 không những quy
định nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, mà còn bằng các hình thức dân chủ
trực tiếp (Điều 6), bằng biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân,
trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (Điều 29 và Điều 120). Như vậy có
thể thấy Hiến pháp năm 1946 là gốc rễ, là nền tảng phát triển của bốn Hiến
pháp sau này. Để những bản Hiến pháp sau dựa vào đấy mà thay đổi, bổ sung

3
cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước, luôn phải đặt lợi ích của nhân dân lên
hàng đầu.

Câu 5: Bầu cử là quyền cơ bản của công dân, là quyền biểu chưng cho xã hội dân
chủ. Bầu cử là cách mỗi người dân thể hiện trách nhiệm của mình đối với nhà nước.
Hãy chia sẻ những hiểu biết của nhóm các bạn về quyền bầu cử của công dân Việt
Nam?
Trả lời:
 Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
Qua tìm hiểu và nghiên cứu nhóm em thấy rằng: Ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã ghi
nhận quyền bầu cử tại Điều 18: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt
gái trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền,
người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, phải biết đọc, biết viết
chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ có quyền bầu cử và ứng cử”.
Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử
vào Quốc hội, HĐND các cấp”. Như vậy, có thể xác định quyền bầu cử của công dân
chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền
này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại
diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Quyền bầu cử và ứng cử tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp
sau này: Hiến pháp năm 1959 (tại Điều 23), Hiến pháp năm 1980 (tại Điều 57), Hiến
pháp năm 1992 (tại Điều 54). Tại điều 27 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân
đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng
cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.” Điều
28 quy định: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý.
Nhà nước và xã hội công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị
của công dân.”
Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa
chọn người đại biểu của mình với cơ quan quyền lực nhà nước. Ở nước ta, quyền bầu cử

4
được coi là quyền chính trị rất quan trọng, là vinh dự của công dân. Công dân thực hiện
quyền đó tự nguyện.
 Nguyên tắc bầu cử:
Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
HĐND được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc phổ thông: Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một
cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu
cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp
nhân dân.
- Nguyên tắc bình đẳng: Cử tri tham gia bầu cử có cơ hội tham gia bầu cử như nhau, có
quyền và nghĩa vụ như nhau. Kết quả bầu chỉ phụ thuộc vào số phiếu bầu. Ngoài ra,
nguyên tắc này còn đòi hỏi sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để
đại diện cho các vùng, miền, địa phương, tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số.
- Nguyên tắc trực tiếp: Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình
qua lá phiếu; cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử
tri nào.
- Nguyên tắc bỏ phiếu kín: Nhằm bảo đảm sự tự do đầy đủ, thể hiện ý chí cử tri, việc bầu
cử được tiến hành dưới hình thức bỏ phiếu kín.
Đối với mỗi cử tri, việc đi bầu cử là quyền lợi đồng thời cũng là trách nhiệm của công
dân đối với đất nước.
 Chủ thể của quyền bầu cử
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền
bầu cử. Tuy nhiên, không phải mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử mà
có những trường hợp công dân đủ 18 tuổi trở lên không được bầu cử.
Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, có 4 trường hợp
không được bầu cử như sau:
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực
pháp luật.
- Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án.
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.

5
Trường hợp người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền bầu đại biểu Quốc hội và đại
biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
 Nguyên tắc bỏ phiếu bầu
Có 8 nguyên tắc khi bỏ phiếu bầu:
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu
HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND.
2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, khi bầu cử
phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự
mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri
vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu
được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri
để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri đang bị tạm giam, đang
chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện hoặc đang bị tạm
giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam,
nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu
và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử
tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
 Thời gian bỏ phiếu
- Theo quy định, ngày bầu cử do Quốc hội quyết định, ngày bầu cử phải là ngày Chủ
nhật và được công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử.
- Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm
hơn nhưng không được trước 5 giờ hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá
21 giờ.
- Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt có thể hoãn hoặc bỏ phiếu sớm hơn theo quyết định
của Hội đồng bầu cử Quốc gia.

6
7

You might also like