Cẩm Nang Chiến Lược Gắn Kết NV Của Glint

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Về Glints

Glints là hệ sinh thái nhân sự lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Sứ
mệnh của chúng tôi là hỗ trợ cho 120 triệu nhân tài trong khu vực phát
triển sự nghiệp của họ, cũng như giúp cho tổ chức tuyển được nhân
sự phù hợp ở bất kỳ nơi đâu tại khu vực Đông Nam Á. Được chính
thức thành lập tại Singapore vào năm 2015, Glints đã hỗ trợ hơn 3
triệu nhân tài và hơn 50.000 tổ chức thành công trong việc phát huy tối
đa tiềm năng nhân lực của họ. Chúng tôi đã và đang giúp các tổ chức
doanh nghiệp xây dựng đội ngũ, cũng như kết nối nhân tài với các cơ
hội việc làm phù hợp.
Glints hiện đang hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Singapore, Đài
Loan, và Việt Nam.

Chúng tôi tự hào là đối tác tuyển dụng của:

Truyền thông:

Và hơn 30.000 công ty khác

https://employers.glints.vn/ 2
Tuyển dụng nhân sự phù hợp không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với Glints,
điều đó không nhất thiết phải như vậy!

Với Glints for Employers, các tổ chức doanh nghiệp không còn nỗi lo
thiếu hụt nhân sự. Chúng tôi khai thác mạng lưới nhân sự trong khu
vực với 3 triệu ứng viên sẵn sàng phỏng vấn, thông qua nền tảng tuyển
dụng và phát triển năng lực của chúng tôi.

Các tổ chức doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ từ khắp mọi nơi.
Các chuyên viên quản lý nhân sự của chúng tôi sẽ hỗ trợ tuyển dụng và
đào tạo nhập môn cho nhân viên làm việc từ xa tại khu vực Đông Nam
Á Mở Rộng chỉ trong vài ngày; cũng như quản lý hoạt động nhân sự bất
chấp vị trí địa lý của nhân viên.

Để tìm hiểu thêm về những giải pháp tuyển dụng của Glints for
Employers, và nhận tư vấn MIỄN PHÍ, hãy truy cập TẠI ĐÂY.

Theo dõi chúng tôi tại Facebook, và Linkedin.

Glints for Employers


Đối Tác Tuyển Dụng Tin Cậy Của Bạn Tại Việt Nam

https://employers.glints.vn/ 3
MỤC LỤC
02-03 Giới thiệu 18-21 Insight: Các chiến lược để tăng sự gắn kết của nhân viên

05-10 Tìm hiểu về sự gắn kết của nhân viên (employee engagement) và 22-23 Xây dựng phúc lợi cho nhân viên
tầm quan trọng của việc đo lường sự gắn kết nội bộ
○ Định nghĩa về sự gắn kết của nhân viên 24 Kết luận
○ Tại sao sự gắn kết của nhân viên lại quan trọng
○ Góc nhìn của Glints về sự gắn kết của nhân viên
11-14 Xác định sự khác biệt giữa nhân viên có gắn kết và nhân viên không
gắn kết
○ Đặc điểm của nhân viên gắn kết
○ Đặc điểm nhân viên không gắn kết
○ Cách làm việc/quản lý một nhân viên thiếu gắn kết
15-17 Xây dựng văn hóa để tăng tính gắn kết của nhân viên

https://employers.glints.vn/ 4
#BuildingBetterConnection
Giới thiệu

Thu hút nhân tài về công ty mình là điều không hề dễ dàng. Tuy
nhiên, theo các chuyên gia nhân sự, một thách thức còn lớn hơn
cả, đó chính là giữ chân những nhân viên giỏi nhất.

Vì nếu nói thẳng ra, mối quan hệ giữa nhân viên và công ty chỉ
mang tính trao đổi. Công ty cần nhân viên mang lại lợi nhuận và
ngược lại, nhân viên làm việc vì lương và phúc lợi. Nghiên cứu chỉ
ra rằng những nhân viên có sự gắn kết về mặt cảm xúc với công ty
sẽ có mức độ trung thành cao hơn những người còn lại.

Do đó, mỗi công ty cần xây dựng cho mình chiến lược gắn kết nhân
sự để xây dựng môi trường làm việc tốt hơn, giúp phát triển nhân
viên và thúc đẩy văn hóa nội bộ trong công ty.

https://employers.glints.vn/ 5
Sự gắn kết nội bộ là một trong những chất xúc tác giúp tăng năng Tuy vậy, chỉ 25% nhà lãnh đạo hiểu rõ về chiến lược tăng cường
suất cho cả nhân viên và công ty. gắn kết nhân viên.

90% các nhà lãnh đạo đồng ý rằng sự gắn kết của nhân viên có Tuy nhiều công ty hiểu được tầm quan trọng của sự gắn kết nhân viên,
tác động đến sự thành công của công ty. nhưng lại không nhiều nhà lãnh đạo có chiến lược áp dụng một cách bài
bản để xây dựng môi trường làm việc lành mạnh.
Sự thay đổi về môi trường làm việc tại văn phòng sang làm việc từ
xa hoặc kết hợp (hybrid) hậu đại dịch, cũng như suy thoái kinh tế Do đó, chúng tôi muốn chia sẻ một số hiểu biết về sự gắn kết nhân viên,
chắc chắn có tác động đến cách chúng ta tương tác tại nơi làm việc ví dụ như các ý tưởng có thể dễ dàng thực hiện để thu hút nhân tài và
của mình. Thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến sự gắn kết của giữ chân những nhân viên giỏi nhất cũng như tác động tích cực đối với
nhân viên nếu có một chiến lược bài bản và phù hợp. toàn bộ nhân sự.

Tầm quan trọng của gắn kết nhân viên: Glints hy vọng rằng những hiểu biết sâu sắc trong Ebook này có thể
giúp các nhà lãnh đạo và nhà quản lý nhân sự bắt đầu thực hiện chiến
lược gắn kết nhân viên bài bản, hiệu quả và có hệ thống.

Đồng thời, chúng tôi muốn thật nhiều công ty tham gia cùng nhau chiến
dịch #BuildingBetterConnections để tạo ra một môi trường làm việc
Tăng tỷ lệ giữ chân Thúc đẩy văn hóa nội bộ Tăng năng suất thoải mái hơn cho tất cả mọi người.
nhân viên

https://employers.glints.vn/ 6
Mức độ gắn kết của nhân viên
Tầm quan trọng của việc đo lường sự gắn kết nội bộ
Định nghĩa về sự gắn kết của nhân viên

Một nhân viên cảm thấy gắn kết là một nhân viên hạnh phúc, nhưng một
nhân viên hạnh phúc không đồng nghĩa với việc họ cảm thấy gắn kết với
công ty.
Theo nghĩa đen, sự gắn kết của nhân viên được ví như là một sợi dây tình
cảm giữa nhân viên và công ty cũng như với tầm nhìn và sứ mệnh. Lý do là vì có những nhân viên cảm thấy vui vẻ trong công việc, nhưng lại
không muốn làm việc chăm chỉ hoặc chỉ làm việc nửa vời để 'đối phó'.

Thêm vào đó, sự gắn kết nhân viên không phải lúc nào cũng đồng nghĩa
với sự hài lòng của nhân viên.

Sự tồn tại của sợi dây tình cảm này đồng nghĩa với việc nhân viên thực sự “Công ty có thể cung cấp cho tôi những gì?” so với "Công ty có thể làm gì
quan tâm đến mục tiêu của công ty, chứ không chỉ tập trung vào những giá trị cho tôi và tôi có thể đóng góp gì cho công ty?" là một ví dụ đơn giản về thái
vật chất đơn thuần (lương, phúc lợi…) độ của nhân viên hài lòng so với nhân viên gắn kết.

Với những nhân viên hài lòng nhưng không cảm thấy gắn bó, mặc dù họ
không thường xuyên phàn nàn về công việc của mình, nhưng động lực làm
việc của họ có xu hướng chỉ đơn thuần là những giá trị vật chất như lương
thưởng.

https://employers.glints.vn/ 8
Tại sao sự gắn kết của nhân viên lại quan Theo khảo sát của Glints…
trọng, thậm chí là quan trọng hơn trong thời
kỳ suy thoái kinh tế hiện nay
63,3%
Các công ty đang gặp khó khăn trong việc
Nền kinh tế thiếu ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế hiện nay không giữ chân nhân viên hiện tại
chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công
ty, mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm làm việc của nhân viên.
227 triệu VND
Suy thoái kinh tế đem đến sự bất ổn và không chắc chắn cho nhiều Số tiền trung bình một công ty phải chi hàng năm
người. Nhân viên có thể thấy mình phải đối mặt với tình trạng đóng để trả lương cho một nhân viên không gắn kết
băng tiền lương hoặc tiền thưởng hàng năm khi các doanh nghiệp thắt
lưng buộc bụng. Hạn chế tuyển dụng có thể dẫn đến khối lượng công
việc cao hơn. Doanh nghiệp mong đợi nhân viên đảm nhận thêm các
vai trò và trách nhiệm bổ sung. Suy thoái kinh tế cũng có thể buộc các Trong khi đó…
doanh nghiệp phải gác lại các kế hoạch và dự án vì lo ngại về chi phí,
khiến nhân viên khó cảm thấy có mục đích và tự tin hơn về tương lai.
+300%
Kể từ năm 2021, 50% HR cho biết tỷ lệ nghỉ việc ghi nhận được là Mức tăng trưởng lợi nhuận của một công ty
cao nhất so với các năm trước (Forbes). Do đó, các nhà lãnh đạo có đội ngũ nhân sự gắn kết
so với một công ty không có đội ngũ nhân sự gắn kết.
phải ngay lập tức thiết kế chiến lược để giải quyết thách thức này, một
trong số những phương pháp sử dụng đó là thông qua những sáng
kiến tăng cường gắn kết nhân viên. +87%
Nhân viên gắn kết có khả năng sẽ không rời bỏ công ty

https://employers.glints.vn/ 9
Góc nhìn của Glints về sự gắn kết nhân viên

Hiểu được tầm quan trọng của các chỉ số gắn kết trong môi trường làm
việc, ông Trần Quốc Huy, Head of Demand, Glints Vietnam chia sẻ: “Sự
gắn kết nhân viên là một chiến lược hiệu quả để xây dựng một hệ sinh thái
nhân sự tích cực nói chung.”

"Sự gắn kết của nhân viên rất quan trọng vì nó giúp tạo ra
văn hóa làm việc tích cực hơn, tăng tỷ lệ giữ chân và
tăng năng suất."

Ông Huy cũng nhấn mạnh rằng sự gắn kết của nhân viên không chỉ giới
hạn trong những lợi ích trên. Đó cũng là chìa khóa để giúp công ty xác
Tran Quoc Huy định và đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong nhóm cũng như
Head of Demand - Glints Vietnam các lĩnh vực cần cải thiện.

Cuối cùng, việc tăng mức độ tương tác của nhân viên sẽ có tác động toàn
diện đến #BuildingBetterConnections trong môi trường làm việc

https://employers.glints.vn/ 10
Sự khác biệt

Giữa nhân viên gắn kết so với


nhân viên không gắn kết
Khảo sát cho thấy những nhân viên có mức độ gắn kết cao (engaged Cách nhận biết một nhân viên gắn kết là gì?
employee) có hiệu suất công việc cao hơn những nhân viên khác
(disengaged employee).

Doanh nghiệp cần ghi nhận những nhân viên gắn kết, một trong các cách đó là
dành phần thưởng cho hiệu suất làm việc của họ. Nếu không có phần thưởng
này, những nhân viên đang có thành tích tốt sẽ dần trở nên mất động lực làm Rất nhiệt tình Tinh thần trách nhiệm Theo đuổi cơ hội phát
cao triển
việc, vì họ cảm thấy không có sự khác biệt giữa hiệu suất tốt và hiệu suất bình
thường.

Đồng thời, để xác định họ, dưới đây là một số đặc điểm dễ thấy ở các nhân
viên gắn kết: Sáng kiến và đổi mới Cống hiến hết mình Giao tiếp tốt

Một hành vi phổ biến của những nhân viên gắn kết là họ luôn sự thể hiện sự
nhiệt tình khi được tham gia vào một hoạt động nào đó trong doanh nghiệp. Họ Những nhân viên gắn kết có thể trở thành những người có tầm ảnh
xem doanh nghiệp và công việc đang làm là một cơ hội để khám phá tiềm năng hưởng thúc đẩy đội ngũ, và về lâu dài, họ có xu hướng phát triển sự
của chính mình. nghiệp ổn định với doanh nghiệp.

https://employers.glints.vn/ 12
Cách nhận biết một nhân viên không gắn kết là gì?

Hành vi của những nhân viên thiếu gắn kết nói chung sẽ là thường xuyên
phàn nàn, đặt câu hỏi về tính hợp pháp của những thay đổi đã xảy ra và
làm giảm chất lượng công việc của họ.
Phàn nàn thường Thường hoài nghi về tính hợp lệ Hiệu suất công việc thấp
xuyên của các thay đổi trong công ty Dù ít hay nhiều, lượng nhân viên không gắn kết luôn tồn tại trong đội ngũ
nhân sự, đây là sự thật mà nhà lãnh đạo khó thể tránh khỏi. Rất có thể bạn
sẽ làm việc với một người hoặc một đội ngũ có nhân viên không gắn kết
vào một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của bạn.

Dưới đây là một số đề xuất đơn giản để tăng cường khả năng cộng tác với
Không có sáng Không thể hiện sự quan Giao tiếp kém các đồng nghiệp không gắn bó, và khắc phục những tổn thất đến từ những
kiến trong công việc tâm đến việc học hỏi nhân viên có mức độ gắn kết thấp, từ góc độ quản lý.

"Ngược lại (với những nhân viên gắn bó), lòng trung thành của nhân viên
không gắn kết không dẫn đến cam kết (commitment) trong công việc, và
sau đó có tác động đến mức tiêu hao hiệu suất cao."

https://employers.glints.vn/ 13
Cách làm việc/quản lý một nhân viên thiếu gắn kết

Nên làm (Do) Không nên (Don’t)

4. Dùng động lực bên ngoài thay vì động lực bên trong
1. Đừng đưa ra giả định về hiệu suất của nhân viên dựa trên mức
Mọi người có xu hướng thực hiện công việc tốt hơn khi họ có động lực nội tại, hoặc khi
độ gắn kết của họ
họ quan tâm sâu sắc đến công việc. Những nhân viên có mức độ gắn kết cao có thể
Mặc dù mối quan hệ giữa sự gắn kết và hiệu suất công việc là nhất
không cần cấp trên thúc đẩy bởi họ có xu hướng cống hiến 100% ngay cả khi cấp trên
quán, nhưng không phải trong 100% trường hợp. Đây là quy tắc cần
không dành nhiều thời gian để theo sát hoặc chỉ dẫn. Ngược lại, với những nhân viên
được áp dụng khi đối xử với mọi người, dù là nhân viên gắn kết hay
không gắn kết, họ thường chờ đợi mệnh lệnh của cấp trên hơn và cần được thúc đẩy
không. Trong bất kỳ tổ chức nào, tại bất kỳ thời điểm nào, một nhân
từ bên ngoài. Hãy áp dụng chính sách “cây gậy và củ cà rốt” và nêu rõ lý do vì sao
viên không gắn kết đôi khi sẽ làm việc năng suất hơn những đồng
nhân viên của bạn nên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ hiện tại.
nghiệp gắn kết của họ; và ngược lại.
5. Tập trung vào những gì họ đánh giá cao
2. Đừng ép buộc nhân viên trở thành một người không phải là họ
Bạn vẫn có thể thu hút nhân viên không gắn kết bằng cách tương tác và tập trung vào
Mức độ tương tác thấp đôi khi đơn thuần là phản ánh tính cách và
những giá trị mà họ đánh giá cao. Trên thực tế, nếu bạn là nhà lãnh đạo, vai trò chính
giá trị của một người hơn là trạng thái động lực của họ. Vì vậy, nhà
của bạn là tìm ra giá trị của mỗi người trong đội ngũ nhân sự, từ đó thiết lập mối quan
lãnh đạo cần có cái nhìn thực tế hơn về sự tham gia và tương tác
hệ có ý nghĩa với họ. Làm như vậy sẽ giúp bạn kết nối giá trị của doanh nghiệp với các
mà mỗi nhân viên có thể mang lại.
động lực và nhân sinh quan của mỗi người. Logic tương tự cũng áp dụng cho các mối
quan hệ ngang hàng như đồng nghiệp. Nếu bạn muốn có được sự tin tưởng và tôn
3. Hạn chế cảm tính trong công việc
trọng của một thành viên không gắn kết, trước tiên bạn cần hiểu họ là ai, hãy chú ý
Công việc là công việc. Điều này đặc biệt đúng đối với những nhân
nhiều hơn đến những gì khiến họ quan tâm và lưu ý kiểu hành vi nhất quán của họ.
viên không gắn kết. Hãy giữ mọi thứ chuyên nghiệp, cụ thể và tập
trung vào nhiệm vụ công việc thay vì cố gắng thu hút cảm xúc của
họ. Thay vào đó, hãy để họ tham gia vào các hoạt động có liên quan
6. Tôn trọng không gian của mọi người
trực tiếp đến công việc của họ, hoặc những hoạt động trong khuôn
Cuối cùng, bạn nên tôn trọng mong muốn của mọi người trong việc giữ khoảng cách
khổ của cơ cấu tổ chức.
lành mạnh giữa công việc và bản thân. Bởi có nhiều người lựa chọn không đầu tư quá
nhiều về mặt tinh thần vào sự nghiệp của họ. Rốt cuộc thì cuộc sống có nhiều thứ hơn
là công việc và cuộc sống cá nhân của mọi người thường ảnh hưởng đến hiệu suất và
sự gắn kết liên quan đến công việc của họ.

https://employers.glints.vn/ 14
Xây dựng văn hóa
Để tăng sự gắn kết của nhân viên
71% các giám đốc điều hành xếp hạng sự gắn kết của nhân viên là chìa khóa
dẫn đến thành công trong kinh doanh, theo một khảo sát của Harvard Business
“55% sự gắn kết của nhân viên được thúc đẩy
Review với hơn 550 giám đốc điều hành. bởi sự công nhận phi vật chất.”

Văn hóa và sự gắn kết của nhân viên là hai thứ gắn liền với nhau, bạn nên triển
khai điều đó như thế nào? Trong số ba yếu tố vừa được đề cập, trong Great Attrition Research của
McKinsey đã tìm ra ba lý do chính khiến nhân viên rời bỏ công việc của họ:
Văn hóa công Thiết lập văn hóa làm việc Nhân viên thấu hiểu văn
ty lành mạnh và hỗ trợ lẫn nhau hóa và sứ mệnh của công
ty
35% 35% 35%

Nhân viên gắn Công ty và nhân viên được


Thái độ làm việc tích cực
kết hơn kết nối
Không cảm thấy vai trò Mong đợi được tích lũy Nhận thấy không có tiềm
của một nhà lãnh đạo kinh nghiệm làm việc liên năng phát triển sự nghiệp
được thể hiện rõ ràng tục tại công ty

Các doanh nghiệp cần phát triển một nền văn hóa tập trung vào trải nghiệm làm
việc toàn diện, bao gồm cả sự phát triển cá nhân, sự tham gia bình đẳng và hài
lòng trong đó. Sự cân bằng của ba yếu tố này sẽ quyết định trải nghiệm tích cực Điều này có nghĩa là việc quản lý sự hài lòng trong công việc và sự gắn kết
hay tiêu cực của nhân viên. của nhân viên không còn giới hạn ở tăng lương, hay những yếu tố vật chất
khác.

https://employers.glints.vn/ 16
Xây dựng văn hóa để tăng sự gắn kết nhân viên

Sự tham gia bình đẳng


Nhà lãnh đạo cần tích cực tham dự và kết nối
với tất cả các thành viên trong đội ngũ.

Sự công nhận
Sự công nhận trong công việc thể hiện
bằng việc ghi nhận và phản hồi tích cực
một cách công khai, rõ ràng và công bằng
đối với những kết quả công việc vượt trội.

Minh bạch
Nhân viên phải có cơ hội tham gia vào
quá trình ra quyết định và nhà lãnh đạo
cần có thái độ cởi mở với phản hồi từ
nhân viên.

https://employers.glints.vn/ 17
Insight
Chiến lược tăng cường sự gắn kết của nhân viên
Những thách thức về sự gắn kết của nhân viên
trong môi trường làm việc trong thời kỳ suy
thoái kinh tế hiện nay

Mức độ gắn kết của nhân viên thấp khiến doanh nghiệp phải trả Từ góc nhìn quản lý, có 3 yếu tố thực sự quyết định sự gắn kết của nhân
450-500 tỷ đô la mỗi năm. Không có gì quá xa lạ nữa, nhiều nhân viên trong công ty:
viên ít có thói quen giao tiếp. Điều này có thể dẫn đến do dự, cũng
như bỏ lỡ nhiều cơ hội trong công việc.

Hơn nữa, suy thoái kinh tế là một thời gian thử thách đối với hầu hết
nhân viên. Trong giai đoạn này, nhân viên có nỗi sợ vô thức như
không làm việc hiệu quả, bị sa thải, cắt giảm lương…

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo nhân sự rất sáng tạo và đã đưa ra một Truyền thông hiệu Phụ cấp, giải thưởng Lãnh đạo lấy nhân
giải pháp tốt cho sự gắn kết của nhân viên trong thời kỳ suy thoái. quả và minh bạch và công nhận viên làm trọng tâm

https://employers.glints.vn/ 19
Lãnh đạo quyết đoán

Truyền thông hiệu quả và minh bạch Phụ cấp, giải thưởng và công nhận
Giao tiếp hiệu quả là nền tảng cho sự gắn kết mạnh mẽ của nhân viên, đặc biệt
trong thời kỳ của “sự không rõ ràng và bất ổn". "Tiền lương thực sự quan trọng, nhưng đối với sự gắn kết của nhân viên, tiền
lương thôi là chưa đủ."
Giao tiếp hiệu quả và minh bạch giúp nhân viên không lạc lối.
Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng giao tiếp nội bộ mang tính hai chiều, từ Ngoài tiền lương, một số khía cạnh khen thưởng cần được các công ty khám phá
lãnh đạo đến nhân viên và ngược lại. để tăng sự gắn kết của nhân viên, đó là phúc lợi, chương trình đào tạo và phát
triển cũng như phản hồi và đánh giá công bằng.
Lãnh đạo lấy nhân viên làm trọng tâm
Không thể phủ nhận rằng việc bắt đầu gắn kết nhân viên nên bắt đầu từ trên Việc công nhận và đánh giá cao thành tích của nhân viên không cần phải đợi đến
xuống dưới, các quyết định từ người quản lý sẽ ảnh hưởng đến tất cả nhân kỳ đánh giá hiệu suất hàng năm/hàng quý, mà còn có thể được đưa ra thông qua
viên. những email cảm ơn, sự công nhận trước toàn công ty, v.v…

Khi nhà lãnh đạo tin rằng nhân viên là tài sản quý giá nhất, họ là nhân tài mang Bằng cách đó, nhân viên cảm thấy được trân trọng để họ luôn được khuyến khích
lại giá trị cho công ty để công ty đạt được mục tiêu tăng trưởng, tầm nhìn này sẽ nỗ lực hết mình.
ảnh hưởng trực tiếp đến các khía cạnh khác nhau của công ty. Một trong số đó
là ban hành những chính sách mang lại quyền lợi và lợi ích tốt nhất cho nhân
viên.
Khi chúng ta có tư duy coi trọng con người, điều này sẽ tác động đến việc ra
quyết định. Khi chúng ta tôn trọng, nhân viên cũng sẽ tôn trọng lãnh đạo. Vì vậy,
đây là một kết nối mang tính toàn diện và tổng thể."

https://employers.glints.vn/ 20
Thực hiện trong môi trường làm việc đa văn hóa
Làm việc từ xa, thậm chí xuyên biên giới, đã trở thành điều bình thường mới sau
đại dịch vừa qua. Điều này làm cho nhiều công ty có đội ngũ đa văn hóa. Theo dữ
liệu của Deloitte, 78% số người được hỏi tin rằng sự đa dạng văn hóa mang lại lợi
thế cạnh tranh cho các công ty.

Sự kết hợp giữa công việc từ xa và sự đa dạng văn hóa thường làm tăng các
thách thức về giao tiếp. Theo dữ liệu từ Trade Press Service, 85% nhân viên cảm
thấy có động lực hơn nhờ giao tiếp nội bộ hiệu quả. Đặc biệt là khi giao tiếp với
các nhà quản lý hàng đầu được thông suốt và minh bạch.

Cũng cần lưu ý rằng điều quan trọng là phải thiết lập truyền thông nội bộ không chỉ
từ trên xuống dưới mà còn ngược lại. Điều này có nghĩa là nhân viên cũng cần
cung cấp không gian để thảo luận và phản hồi cho công ty và lãnh đạo của công ty.

Chỉ số nhân viên thiện cảm (eNPS)


Chỉ số nhân viên thiện cảm (eNPS – employee Net Promoter score) là một trong
những cách thường được sử dụng và đơn giản nhất để đo lường mức độ gắn kết.
Áp dụng khảo sát eNPS trong nội bộ có thể đánh giá tổng quát mức độ gắn kết
nhân viên trong tổ chức, mức độ hài lòng trong công việc và khả năng giới thiệu
công ty cho bạn bè hoặc đồng nghiệp.

https://employers.glints.vn/ 21
Xây dựng phúc lợi cho
nhân viên
Nó liên quan như thế nào đến Sự gắn kết
của nhân viên?
Việc cung cấp các phúc lợi cho nhân viên, ngoài bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội cơ bản, cũng có tác động tích cực đến sự gắn kết, hài lòng và
Các loại phúc lợi nhân viên phổ
năng suất của nhân viên. biến hiện nay là gì?

"62,3% trong số 1.549 nhân viên ở Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp
hơn nếu gói phúc lợi của môi trường làm việc tốt hơn."

- Forbes

Để thu hút nhân tài và tránh cuộc chiến tiền lương, các công ty cần biết các
xu hướng phúc lợi phổ biến trước khi đưa ra các chính sách.
Chẳng hạn như trong môi trường làm việc từ xa hoàn toàn, những phúc lợi Chăm sóc sức khỏe WFA (Work From Nghỉ phép có lương
về ăn tối định kỳ cùng với đồng nghiệp (team dinner) có thể được đổi sang tinh thần Anywhere) - Làm việc từ bất
cứ đâu bạn muốn
chi phí ăn uống chuyển trực tiếp vào lương hoặc công ty hoàn tiền.

Hiện nay cũng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tinh thần
được đảm bảo bí mật cho nhân viên, hoặc cho nhân viên tham gia những
khóa huấn luyện về sức khỏe tinh thần.

https://employers.glints.vn/ 23
Kết luận
Không có gì ngạc nhiên khi việc giữ chân nhân viên hiện được coi là khó khăn và thách thức hơn so với tuyển dụng ứng viên.

❖ Sự gắn kết của nhân viên là một chiến lược hiệu quả để tạo ra văn hóa làm việc tốt hơn, giảm tỷ lệ nghỉ việc và tăng năng suất. Để bắt
đầu, các công ty phải phát triển một nền văn hóa tập trung vào tăng trưởng, gắn kết và hạnh phúc từ bên trong, đồng thời có truyền
thông nội bộ minh bạch từ cả hai chiều.

❖ Chỉ số nhân viên thiện cảm (eNPS – employee Net Promoter score) là một trong những cách thường được sử dụng và đơn giản nhất
để đo lường mức độ gắn kết.

❖ Việc cung cấp phúc lợi ngoài lương, thưởng cho nhân viên có tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên.

❖ Tinh thần đoàn kết trong đội ngũ, cơ hội phát triển bản thân và sự phát triển của công ty chính là chìa khóa cho sự gắn bó lâu dài với
công ty.

❖ Cuối cùng, việc tăng mức độ tương tác của nhân viên có tác động toàn diện đến #BuildingBetterConnections trong môi trường làm
việc.

https://employers.glints.vn/ 24

You might also like