Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề bài: “ Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là

làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles)

Mở bài:
Thân bài:
- Giải thích:
+ Sứ mạng của người mẹ: trách nhiệm, vai trò của người mẹ đối với con cái
+Không phải chỗ dựa của con cái mà làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần
thiết: Thông thường, nghĩ đến mẹ, người ta thường nói đến sự che chở, bao
bọc những đứa con với tình yêu thương vô điều kiện. Mẹ là chỗ dựa vững
chắc cho con cái suốt cuộc đời. Thế nhưng, theo quan điểm của tác giả, việc
làm tốt hơn cả vẫn là nuôi dạy những đứa con độc lập, có thể bay xa mà
không cần đến mẹ.
 Câu nói đã đưa chúng ta đến một quan điểm mới trong cách nuôi dạy trẻ:
Dạy cho chúng tính tự lập thay vì luôn kề bên để chúng dựa dẫm.
VD: Ngay từ nhỏ, bố mẹ dạy cho con cách tự phục vụ bản thân với những
nhu cầu cơ bản như ăn uống ngủ nghỉ; đến tuổi đi học bố mẹ dạy cho con
tính tự giác, tự chủ động đi lại, học tập…và khi lớn lên là tự làm chủ kinh tế,
làm chủ lựa chọn của mình.
- Bình luận: Lợi ích của việc nuôi dưỡng con cái tự lập
+ Con cái có thể tự thích nghi với môi trường, tự làm chủ cuộc đời, không cần
phải dựa dẫm vào ai.
 Lí lẽ: Đối với đứa trẻ không có tính độc lập sẽ rất khó hòa nhập với môi
trường mới cần nhiều sự đổi thay.
Dẫn chứng: Khi một em bé từ nhà đi học mẫu giáo, môi trường có nhiều trẻ,
các cô giáo không thể chăm lo kĩ càng như mẹ ở nhà. Bé sẽ bỡ ngỡ, lạc lõng
và đôi khi không tự chủ được. Hay kể cả đối với một người trưởng thành có
thói quen dựa dẫm, khi đi làm ở môi trường đòi hỏi tính độc lập cao cũng
không thể tự quyết, tự xoay sở được mỗi khi gặp khó khăn.
 Lí lẽ: Hơn nữa một người được bao bọc sẽ rất khó để tự làm chủ cuộc đời vì
họ luôn cần có người bên cạnh để quyết định hộ những thời khắc quan trọng,
làm hộ những việc kể cả đơn giản nhất như rửa bát, lau nhà.
+ Bố mẹ bớt đi gánh nặng khi về già.
 Lí lẽ: Nếu con cái tự lập, chúng có thể tự xoay sở cuộc sống, bố mẹ cũng bớt
đi phần nào nỗi lo toan phải lo cho con từ những việc đơn giản: ăn gì, uống
gì, công việc thế nào…
 Lí lẽ: Khi không còn sức lao động, những đứa con vững vàng cũng có thể
chăm sóc được bố mẹ tốt hơn.
+ Đứa trẻ độc lập sẽ trưởng thành, biết tự quyết định cuộc đời mình và thường
dễ thành công hơn.
 Lí lẽ: Một người có tính độc lập sẽ tự phân định được đúng sai, hiểu rõ điều
gì cần và phù hợp với mình -> biết cách để thành công trong những lĩnh vực
mình đã chọn.
- Hiện trạng xã hội:
+ Hiện nay, theo lối suy nghĩ của người Á Đông, hầu như rất ít bố mẹ chịu rèn
cho tính tự lập.
 Việc nhà có khi con cái cũng không phải động đến.
 Bố mẹ tự quyết định con sẽ học gì, chọn chỗ học, chọn nghề nghiệp đôi khi
chọn cả một nửa cuộc đời con sẽ là ai.
 Hậu quả:
+ Con cái sẽ không làm được điều gì kể cả nhỏ nhất.
+ Con cái không thoải mái với việc đó bởi kể cả chúng có sai lầm hay vấp
ngã thì đó cũng là một quyền lợi trong cuộc sống.
- Phản đề: Dạy con tự lập không có nghĩa là bỏ bê con cái.
+ Cần hiểu rằng, dạy con tự lập là đồng hành cùng con, chia sẻ những kiến thức,
kĩ năng cần thiết để con tự lập, chứ không phải đẩy con ra cuộc sống với bàn tay
trắng không chút hành trang -> đứa trẻ không biết định hướng sẽ dễ sa ngã.
- Giải pháp:
+ Gia đình: Đồng hành, dạy dỗ con cái những kĩ năng cần thiết và cho con
không gian để tự lập, tự quyết định.
Kết bài: Khẳng định vấn đề.

 Lưu ý:
- Cách đưa dẫn chứng:
+ Dẫn chứng cũng cần phải có trình tự : thời gian, từ nhỏ đến lớn.
+ Chọn lựa dẫn chứng: thường gặp trong cuộc sống; dẫn chứng trong văn
học; danh nhân nổi tiếng; nhân vật người thật việc thật mang tính thời sự..
+ Không được viết sai tên.
- Bình luận: 2 phương thức bình luận ứng với hai câu hỏi
+ Lợi ích của vấn đề trong cuộc sống là gì? ( Tại sao?)
+ Nếu như không có vấn đề đó sẽ xảy ra điều gì?

 Dạng 2: Nghị luận dựa trên một câu chuyện.


Dàn ý chung:
- Mở bài:
+ Tìm ra được thông điệp được nói đến trong câu chuyện và dẫn dắt vào
thông điệp đó.
+ Khẳng định câu chuyện mang lại ý nghĩa sâu sắc.
VD: Đẽo cày giữa đường -> Cần có chính kiến trong cuộc sống.
Mỗi con người là một bản thể, chúng ta có cuộc sống riêng, có những ngã rẽ, lựa
chọn riêng cho mình. Chính vì thế, có cho mình chủ kiến là điều cần thiết mà mỗi
người nên rèn luyện. Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã truyền lại cho
chúng ta bài học thâm sâu mà cha ông đã để lại về vai trò của chính kiến đối với
con người.
- Thân bài:
+ Giải thích:
- Nêu nội dung chính của câu chuyện.
- Từ câu chuyện tác giả phê phán/ tôn vinh điều gì -> bài học.
VD: Câu chuyện nói về một anh nông dân muốn đẽo cày để bán, nhưng thay vì tự
suy nghĩ, anh ta đem cày ra giữa đường đẽo để lấy ý kiến của mọi người. Mỗi
người cho anh ta một lời khuyên khác nhau, anh ta đều nghe và làm theo hết. Kết
quả, cày chẳng bán được cho ai lại còn thua lỗ. Thất bại của anh nông dân là bài
học cay đắng cho con người không biết tự suy nghĩ, tự định đoạt trong cuộc sống.
+ Bình luận: Vai trò của vấn đề trong đời sống là gì?
+ Hiện trạng xã hội.
+ Phản đề.
+ Giải pháp.
- Kết bài: Khẳng định vấn đề.
Đề bài minh họa: Nêu suy nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy
giếng”

You might also like