Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SỞ LAO ĐỘNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VĂN PHÒNG SỞ

Số: /BC-VP Thừa Thiên Huế, ngày tháng 3 năm 2022

BÁO CÁO
Rà soát các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu
tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Kính gửi: Lãnh đạo Sở

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh triển
khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực
điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm
2030 và các văn bản liên quan khác đến việc thực hiện chuyển đổi số.
Để có cơ sở xây dựng, triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số ngành nhằm phục vụ và hỗ trợ người dân, tổ chức, doanh nghiệp dễ
dàng, thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin, trong đó có việc ứng dụng dữ liệu về
dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, điều hành và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; Văn phòng Sở báo
cáo kết quả rà soát các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu; kế hoạch triển khai ứng
dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành trong thời gian đến, cụ thể như sau:
I. HỆ THỐNG, PHẦN MỀM, CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. Qua rà soát, tổng hợp có 19 cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm quản lý
chuyên ngành đang được các phòng, đơn vị vận hành và sử dụng, trong đó:
a) Lĩnh vực Người có công: 04 hệ thống, phần mềm;
b) Lĩnh vực Bảo trợ xã hội: 04 hệ thống, phần mềm.
c) Lĩnh vực Kế hoạch - Tài chính: 02 hệ thống, phần mềm;
d) Lĩnh vực Lao động - Việc làm - Bảo hiểm thất nghiệp: 05 hệ thống, phần mềm;
đ) Thông tin chuyên ngành: 02 hệ thống, phần mềm;
(Danh sách các hệ thống, phần mềm chi tiết đính kèm)
2. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng, vận hành
2.1. Thuận lợi
a) Việc sử dụng và vận hành các cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm chuyên
ngành đã giúp cho việc quản lý, tổng hợp, báo cáo, cung cấp số liệu liên quan đến
lĩnh vực người có công, lao động và xã hội được dễ dàng, thuận lợi, kịp thời,
nhanh chóng và đầy đủ;

1
b) Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc cũng như công tác quản lý, điều hành;
c) Lưu trữ, kiểm soát mọi thông tin dữ liệu một cách tập trung, chặt chẽ và
hiệu quả. Kết xuất các báo cáo đa dạng, phù hợp với mọi yêu cầu;
d) Hỗ trợ thực hiện hiệu quả công tác chuyên môn của cán bộ, công chức giúp
lãnh đạo Sở chỉ đạo, điều hành công việc; Hỗ trợ công tác quản lý, kiểm tra, giám
sát trong thực hiện nghiệp vụ chuyên môn;
đ) Hỗ trợ kịp thời công tác hoạch định, tham mưu, đề xuất chính sách của tỉnh.
2.2. Khó khăn, tồn tại
a) Một số phòng, đơn vị và bộ phận công chức, viên chức chưa nhận thức đầy
đủ về vai trò, vị trí, hiệu quả, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong thực hiện nhiệm vụ và công tác quản lý, điều hành;
b) Chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi ích của các hệ thống,
phần mềm chuyên ngành hiện có để nâng cao hiệu quả trong công việc cũng như
trong quản lý điều hành.
c) Công tác quản lý, hướng dẫn việc sử dụng, vận hành và cập nhật dữ liệu
vào hệ thống, phần mềm chuyên ngành chưa được kịp thời, thường xuyên, chú
trọng dẫn đến một số hệ thống, phần mềm không thể khai thác được số liệu, thông
tin liên quan; một số hệ thống, phần mềm chuyên ngành chưa được cải tiến, nâng
cấp kịp thời nên việc sử dụng, vận hành và khai thác thông tin còn gặp nhiều khó
khăn, cụ thể:
- Hệ thống misposasoft.molisa.gov.vn (quản lý thông tin hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ gia đình có người hưởng chính sách trợ giúp xã hội): các địa phương
chưa cập nhật đầy đủ số liệu liên quan đến đối tượng hưởng. Hiện nay, hệ thống đã
cập nhật, nâng cấp, bổ sung theo các văn bản quy định mới về mức hưởng, đối
tượng hưởng tuy nhiên chưa được hướng dẫn, tập huấn triển khai thực hiện;
- Hệ thống qlte.thuathienhue.gov.vn (quản lý thông tin trẻ em): chưa cập nhật
dữ liệu đầy đủ như hiện tại các đơn vị hành chính đã có sự thay đổi nhưng trên hệ
thống chưa cập nhật mới….;
- Hệ thống trungtambtxh.btxh.gov.vn (quản lý thông tin đối tượng tại các
trung tâm trợ giúp xã hội): Cục Bảo trợ xã hội chưa kịp thời cập nhật, nâng cấp hệ
thống phù hợp với tình hình thực tế và các văn bản, chính sách mới ban hành nên
đa số các cơ sở trợ giúp xã hội chưa cập nhật dữ liệu đầy đủ và chưa sử dụng hệ
thống này. Hiện tại, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tại các trung
tâm, Sở đã xây dựng hệ thống quản lý đối tượng tại các trung tâm thuộc Sở, dự
kiến trong tháng 4/2022 sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng cho các trung tâm;
- Phần mềm quản lý tài chính chi trả trợ cấp ưu đãi người có công: đây là
phần mềm do Bộ xây dựng và sử dụng theo hình thức offline nên việc quản lý, cập
nhật dữ liệu và sử dụng chưa được thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay;
- Diễn đàn lao động xã hội: cung cấp các thông tin liên quan đến ngành và

2
trao đổi, giải đáp những vấn đề thắc mắc về chính sách, chế độ của người dân,
doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại diễn đàn chưa tiếp nhận nhiều phản ánh, thắc
mắc của người dân, doanh nghiệp; thông tin tuyên truyền, chia sẻ chưa đầy đủ, kịp
thời.
d) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin chưa đảm bảo đồng bộ
nên việc tích hợp, kết nối, chia sẻ với các hệ thống, cơ sở dữ liệu khác còn gặp trở
ngại, khó khăn; chưa được hướng dẫn, hỗ trợ trong việc tích hợp, chia sẻ, đồng bộ
với các hệ thống, cơ sở dữ liệu của trung ương, bộ ngành và của tỉnh.
3. Kiến nghị, đề xuất
3.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
a) Hỗ trợ cấp kinh phí nâng cấp, cải tiến và liên thông với các hệ thống, phần
mềm liên quan để thuận lợi trong quá trình sử dụng, khai thác dữ liệu;
b) Chỉ đạo các Cục Người có công, Cục Việc làm, Cục Bảo trợ xã hội có kế
hoạch cải tiến, nâng cấp các hệ thống, phần mềm đang quản lý để đảm bảo đồng
bộ dữ liệu, dễ dàng sử dụng và khai thác thông tin phục vụ cho công việc chuyên
môn;
c) Quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp, chia sẻ, kết nối các hệ thống, phần
mềm liên quan để tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác, truy xuất dữ liệu
2. Đối với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh
a) Tiếp tục quan tâm hỗ trợ, bố trí hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo các hệ
thống, phần mềm chuyên ngành của Sở hoạt động an toàn, hiệu quả;
b) Hướng dẫn, hỗ trợ việc tích hợp, chia sẻ, kết nối các hệ thống, phần mềm
chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực, định danh điện tử
phục vụ chuyển đổi số theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh;
c) Phối hợp, hỗ trợ Sở trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi
số của ngành trong thời gian đến;
d) Tăng cường tuyên truyền các nội dung và kết quả triển khai Chương trình
chuyển đổi số của tỉnh, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Đối với các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở
a) Chủ động rà soát, thống kê các hệ thống, cơ sở dữ liệu của Bộ xây dựng và
liên hệ với các đơn vị chủ quản (các Vụ, Cục của Bộ) để nắm bắt thông tin về hiện
trạng hệ thống, trên cơ sở đó có phương án đề xuất lãnh đạo Sở xây dựng các hệ
thống, cơ sở dữ liệu để phục vụ công việc hoặc tiếp tục cập nhật, sử dụng các hệ
thống của Bộ xây dựng;
b) Kịp thời cập nhật thông tin, dữ liệu vào các hệ thống, cơ sở dữ liệu đảm
bảo dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác;
c) Cung cấp tài khoản, mật khẩu đăng nhập các hệ thống, phần mềm cho Văn
phòng sở để phối hợp thực hiện, quản lý.

3
II. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CNTT, CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG
THỜI GIAN ĐẾN
1. Rà soát lại các hệ thống thông tin, báo cáo, thống kê chuyên ngành của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, của Trung ương để kế thừa dữ liệu. Đối với
các số liệu chưa có từ các hệ thống thông tin chuyên ngành thì xây dựng kế hoạch
phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành.
2. Chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu, các hệ thống tin của ngành đảm bảo tính mở,
liên thông, đồng bộ, sẵn sàng kết nối, tích hợp, chia sẻ với các hệ thống thông tin
của Trung ương, bộ, ngành vả tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh.
3. Phát triển, hoàn thiện Diễn đàn Lao động – Xã hội, hệ thống quản lý thông
tin chuyên ngành và CSDL về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; cung – cầu lao
động; giáo dục nghề nghiệp. Nâng cấp Sàn giao dịch việc làm trực tuyến và trực
tiếp, chấp nối việc làm tự động, kết nối với thị trường lao động tạo thành thị trường
lao động trong hệ sinh thái lao động thông minh.
4. Xây dựng, phát triển các ứng dụng hoạt động trên các thiết bị thông minh
cung cấp các dịch vụ, xử lý, tư vấn, khai thác dữ liệu thông tin ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội, cụ thể:
a) Xây dựng ứng dụng “Việc tìm người - Người tìm việc” trên nền tảng thiết bị
thông minh; đặt biểu tượng và kết nối ứng dụng trên Hues;
b) Xây dựng ứng dụng hỗ trợ công dân, tổ chức, doanh nghiệp tra cứu chế độ,
chính sách lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;
c) Hỗ trợ dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tích
hợp, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành đảm bảo đồng bộ, liên thông và an toàn thông tin.
Trên đây là kết quả rà soát các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, Văn phòng Sở báo cáo lãnh đạo Sở./.

Nơi nhận: CHÁNH VĂN PHÒNG


- Như trên;
- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
- Lưu: VT, VPH.

Nguyễn Hữu Trí

You might also like