Chuong3 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Nguyên tắc "Đối xử tối huệ quốc" và "Đãi ngộ quốc gia" là hai nguyên tắc nền tảng

cơ bản trong
pháp luật WTO được đặt ra nhằm mục đích ngăn chặn sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia
khi tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế, tạo ra một cơ chế thị trường mở cửa tự do, nơi
các rào cản pháp lý quốc gia được hạn chế xuống mức tối thiểu.

Nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (Most favoured nation – MFN)

Khái niệm: hiểu một cách đơn giản, nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia là thành viên của
WTO khi dành bất kỳ ưu đãi, miễn trừ nào cho quốc gia khác thì quốc gia thành viên này cũng
phải dành những ưu đãi, miễn trừ đó cho các thành viên còn lại của WTO lập tức và vô điều
kiên.

- Ưu đãi: có thể là các biện pháp thương mại (thuế quan và phi thuế quan, …)

- Miễn trừ thương mại: có thể được dành đối với hàng hóa xuất-nhập khẩu

Cơ sở pháp lý:

- Điều I Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

- Điều II Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS)

- Điều IV Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Mục đích: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia, cấm sự phân biệt
đối xử giữa các quốc gia thành viên.

Điều kiện thỏa mãn nguyên tắc:

- Được áp dụng với “hàng hóa tương tự”:

+ Phải xác định hàng hóa tương tự vì trên thực tế, có rất nhiều loại mặt hàng, mỗi mặt hàng lại
có chất lượng, chế độ quản lý khác nhau vì vậy phải tìm các loại mặt hàng có tính tương tự
nhau thì việc so sánh mởi công bằng, bình đẳng.

     + Tiêu chí xác định: Trong pháp luật WTO thì không có quy định rõ ràng mà tiêu chí để xác
định tính tương tự hàng hóa nằm rải rác ở cá Hiệp định của WTO. Trong Hiệp định chống bán
phá giá (ADA) xác định gồm các tiêu chí: giống nhau hoàn toàn về mặt vật lý, có tính năng
giống hệt nhau,… Còn trên thực tiễn xét xử của WTO thì cơ quan giải quyết tranh chấp thường
dựa vào HS code; khả năng thay thế của sản phẩm, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng,
kênh phân phối thị trường,…

- Được áp dụng một cách lập tức và vô điều kiện: một quốc gia thành viên bắt buộc phải áp
dụng mà không phụ thuộc vào lợi ích của quốc gia hưởng quyền phải đem lại cho mình (tức
không dựa trên nguyên tắc có đi có lại).

- Đảm bảo không có sự phân biệt trên văn bản (de jure) và trên thực tiễn áp dụng (de facto)
     + Phân biệt đối xử de jure là trên văn bản hệ thống pháp luật của quốc gia thành viên có
những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử giữa quốc gia này với quốc gia kia.

     + Phân biệt đối xử defacto là loại phân biệt dù trên các văn bản quy phạm pháp luật của
quốc gia có các điều khoản phù hợp với WTO, tuân thủ đúng quy định mà WTO đề ra để đảm
bảo sự hoạt động của nguyên tắc này nhưng trên thực tế, quốc gia thành viên lại không tuân
thủ do chính mình đề ra hoặc đưa ra những trình tự thủ tục làm khó các quốc gia khác tạo nên
sự bất bình đẳng giữa các quốc gia thành viên.

Ngoại lệ đối với MNF:

- Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt (Khoản 3 điều 1 GATT): áp dụng đối với 1 số trường hợp
như trong Khối thịnh vượng chung, Khối liên hiệp Pháp,....

- Khu vực hội nhập kinh tế (khoản 4-> khoản 10 điều 24 GATT): các khu vực mậu dịch tự do và
đồng minh thuế quan là các khu vực được hưởng ngoại lệ về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.

- Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồng GATT): quy
định này áp dụng nhằm mục đích giúp các nước đang phát triển có thể thúc đẩy nền kinh tế của
nước mình. Theo đó, các nước phát triển tự nguyện dành cho các nước đang phát triển mức
thuế quan ưu đãi hơn so với các nước phát triển khác mà không yêu cầu các nước đang phát
triển phải cam kết dựa nguyên tắc "có đi có lại".

- Ngoại lệ khác: trong trường hợp bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, ...

Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT)

Khái niệm: Quốc gia thành viên phải đảm bảo dành cho hàng hóa nhập khẩu của các thành
viên khác chế độ đãi ngộ thương mại (ưu đãi, miễn trừ) như chế độ mà họ áp dụng cho hàng
hóa trong nước mình.

Cơ sở pháp lý:  

- Điều III Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

 - Điều XVIII Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS)    

 - Điều III Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

Mục đích:

- Đảm bảo cơ hội cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu.

- Chỉ áp dụng khi hàng xuất khải vào nội địa, qua của khẩu hải quan (các khoản thuế nội địa,
quy định nội địa.)

Điều kiện áp dụng:

- Phạm vi áp dụng:
     + Đối với lĩnh vực thương mại hàng hoá (GATT) và thương mại liên quan tới SHTT (TRIPS)
® Nghĩa vụ chung mang tính bắt buộc cho mọi thành viên WTO.

     + Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ (GATS): Nghĩa vụ riêng cho từng lĩnh vực ngành nghề
trên cơ sở biểu cam kết WTO của từng nước thành viên.

- Áp dụng với hàng hóa, sản phẩm tương tự (như MFN) tuy nhiên khác một chỗ là còn xét tới
tiêu chí: sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc có thể thay thế.

- Đảm bảo không có sự phân biệt trên văn bản (de jure) và trên thực tiễn áp dụng (de facto):
giống quy chế MFN, chỉ khác ở đối tượng áp dụng: hàng hóa nội địa và hàng nhập khẩu.

Ngoại lệ đối với NT:

- Mua sắm chính phủ: ưu tiên các loại hàng hóa và các nhà đầu tư trong nước.

- Trợ cấp: mỗi quốc gia được phép hỗ trợ, trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước mình.

- Phân bổ thời gian chiếu phim: các quốc gia được quyền tự chủ đối với việc phân bổ thời gian
chiếu phim vì đây là dịch vụ đặc biệt, các quốc gia có quyền bảo vệ phim nội.

2. So sánh thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi đặc biệt. 

Cả ba loại thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hay thuế suất thông thường đều
thuộc nhóm thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai cũng như hoàn thành
trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Vậy thì thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt
và thuế suất thông thường thì có những đặc điểm như thế nào?

Thuế nhập khẩu ưu đãi: thì đối với thuế này áp dụng các hàng hóa thuộc danh mục hưởng thuế
ưu đãi dành cho các quốc gia thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam. 

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là thuế áp dụng cho những hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia
thuộc hiệp định thương mại tự do được ký kết song phương hoặc đa phương với nhau. Ví dụ
như ACFTA (ASEAN - Trung Quốc), ATIGA (ASEAN- Việt Nam), VJEPA (Nhật Bản- Việt
Nam) ... Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều
kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam. 

Thuế suất thông thường thì được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục
hưởng thuế ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Áp dụng mức thuế suất thông thường bằng
150% thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu hàng hóa nằm ngoài danh mục thuế suất thông thường
theo như quy định của chính phủ. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0% Thủ tướng
Chính phủ căn cứ quy định tại điều 10 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 để quyết
định việc áp dụng mức thuế suất thông thường. 
Hàng rào thuế quan là gì?

Loại thuế quan này được áp dụng cho các hàng hoá xuất nhập khẩu khi đi qua cửa hải quan
của một quốc gia nào đó. Thuế quan này được đưa ra để đàm bảo sản xuất trong nước,
và nguồn thu chi phí của nhà nước. Khi sử dụng thuế quan này cao đối với các hàng nhập
khẩu, những nhà cung cấp trong nước không khó khăn cạnh tranh hơn với các hàng hoá này.

Hàng rào phi thuế quan là gì?

Khi hàng hoá được nhập khẩu vào các nước khác, còn phải thông qua những hàng rào phi
thuế quan. Đó là cách để gây trở ngại cho các mặt hàng nhập khẩu, cách thức này
sẽ không đánh thuế nhập khẩu. Nhưng sẽ ngăn chặn được phần nào đó, không dựa trên bất
kỳ cơ sở pháp lý nào cả.

Hàng rào phi thuế quan về hành chính của mỗi nước, tuỳ thuộc vào thuộc tính đó,
mà mang ra các lệnh cầm xuất nhập khẩu, các loại giấy tờ giấy phép, hạn chế việc xuất
khẩu tình nguyện, hạn ngạch hàng hoá. Ví dụ:

Giấy phép để nhập khẩu là giấy tờ bắt buộc phải sử dụng đơn để được cấp giấy phép cho một
vài loại hàng hoá. Những thủ tục này làm rào cản tới các loại hàng hoá cần nhập khẩu

Cấm xuất nhập khẩu liên quan tới quy định của mỗi nước k cho xuất hoặc nhập khẩu một số
loại hàng hoá giống như về an ninh, về quốc phòng, hoàn cảnh hay những hàng hóa gây tác
động tới sức khoẻ. Các tiêu hợp lý vệ sinh, kiểm dịch động thực vật cũng gây ra các rào cản
thương mại.

hạn chế việc xuất khẩu tình nguyện. hình thức này là sự thoả thuận giữa 2 nước, giới
hạn hay hạn chế lại phụ thuộc khối lượng hoặc giá trị hàng hoá nào đó xuất khẩu vào nước bên
kia.

Hạn ngạch là quy định đối với các hàng hoá cần xuất hoặc nhập khẩu trị giá hay tỉ lệ theo quy
định ở trong thời kỳ nhất định.

tuy nhiên còn có các yêu cầu về việc phần trăm nội địa hoá, các tiêu phù hợp về kỹ thuật, các
biện pháp để xác định trị giá cho việc tính thuế hải quan. Còn dây ra một vài rào cản đáng kể
tới việc xuất nhập khẩu.

Với những rào cản giống như vậy, đối với các doanh nghiệp Viet Nam cần phải có những thách
thức để vượt qua các rào cản này. Và cần phải khắc phục các chủ đề về hàng hoá xuất khẩu
của VN trong thời gian tới. Với những nội dung ở post trên, vận chuyển hàng hóa quốc tế tin
rằng chúng tôi đang phần nào đó đang giúp bạn hiểu được về hàng rào phi thuế quan cho
đến nay.

C4

2.2. Đầu tư phi tư nhân quốc tế


Đầu tư phi tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư mà nhà cung cấp vốn là các tổ chức tài chính
quốc tế, chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ.

Tiêu chí này được phân loại dựa theo hình thức của các dòng vốn hỗ trợ, bao gồm 2 loại như
sau:

2.2.1. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Khái niệm ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Là một khoản viện trợ hoặc tín dụng ưu đãi từ chủ đầu tư
cho các nước đang và chậm phát triển.

Đặc điểm:

Vốn ODA mang tính ưu đãi.

Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả
nợ gốc). Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước nhận tài trợ.

Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for

International Cooperation -JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.

Thông thường, trong ODA, có thành tố viện trợ không hoàn lại (tức là cho không). Đây chính là
điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho không được xác định dựa
vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín
dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế.
Cho vay ưu đãi hay còn gọi là cho vay “mềm”. Các nhà tài trợ thường áp dụng nhiều hình thức
khác nhau để làm “mềm” khoản vay, chẳng hạn kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một
phần tín dụng gần với điều kiện thương mại tạo thành tín dụng hỗn hợp.

Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là:

Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product-GDP) bình quân đầu
người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không
hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Khi
các nước này đạt trình độ phát triển nhất định qua ngưỡng đói nghèo thì sự ưu đãi này sẽ giảm
đi.

Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của nước nhận phải phù hợp với chính sách ưu
tiên cấp ODA của nhà tài trợ.

Thông thường, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình
tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công
nghệ, kinh nghiệm quản lý…). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng
có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng của
các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong những điều kiện
nhất định một phần Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product- GNP) từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển. Như vậy, nguồn gốc thực chất của ODA chính là một phần
của tổng sản phẩm quốc dân của các nước giầu được chuyển sang các nước nghèo. Do vậy,
ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía nước cung
cấp cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA

Vốn ODA mang tính ràng buộc.

ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần, hoặc không ràng buộc) nước

nhận. Mỗi nước cung cấp viện trợ có thể đưa ra những ràng buộc khác nhau và nhiều khi các
ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.

2.2.2. Hỗ trợ chính thức (OA)

Hỗ trợ chính thức (OA): tương tự như hỗ trợ phát triển chính thức ODA, tuy nhiên đối tượng
tiếp nhận đầu tư sẽ là một số nước có thu nhập cao như Israel, New Caledonia.

OA có những đặc điểm gần giống như ODA. Điểm khác nhau là đối tượng tiếp nhận đầu tư, đối
với ODA chỉ có các nước đang và kém phát triển được nhận hình thức đầu tư này, còn OA có
thể đầu tư cho cả một số nước có thu nhập cao ví dụ như Israel, New Caledonia

 Có thể thấy các hình thức hỗ trợ đầu tư quốc tế rất đa dạng, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất
vẫn là sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xem chi tiết thông tin về hình thức này thông
qua bài viết của Tri Thức Cộng Đồng.

Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2005 qui định: “Đầu tư quốc tế là việc nhà đầu tư
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt
động đầu tư”.

Đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc cá nhân đưa vốn hoặc
bất kỳ hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội.

Mục đích: 

Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận

Phục vụ xã hội để đạt mục tiêu xã hội - chính trị nhất định

Trên thế giới và ngay cả trong nước cũng tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về quan điểm đầu
tư quốc tế là gì. Cụ thể:

Nước ngoài: Theo khái niệm đầy đủ và bao quát nhất từ Luật pháp Ucraina ”Đầu tư quốc tế là
tất cả các hình thức giá trị do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt
động kinh doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận hoặc các hiệu quả xã hội”.
Trong nước: Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2005 quy định “Đầu tư quốc tế là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến
hành hoạt động đầu tư”.

1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế

Đặc điểm của hoạt động đầu tư quốc tế cũng giống như đầu tư nói chung, chỉ khác là có sự di
chuyển vốn từ nước này sang nước khác. So với nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư khi
đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia mình sẽ có một số bất lợi do khoảng cách về địa lý và sự khác
biệt về văn hóa, …

2. Phân loại nguồn đầu tư quốc tế

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại đầu tư quốc tế: Theo chủ đầu tư, theo thời hạn đầu
tư, theo quan hệ giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư… 

Phần này chỉ giới thiệu một cách phân loại được sử dụng nhiều trong các tài liệu về đầu tư
quốc tế đó là phân loại theo chủ đầu tư với hai hình thức: đầu tư tư nhân quốc tế và đầu tư phi
tư nhân quốc tế.

2.1. Đầu tư tư nhân quốc tế

Đối với tiêu chí đầu tiên, đầu tư tư nhân quốc tế được chia thành 3 loại dựa theo hình
thức của nguồn vốn đầu tư:

2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI): Là hình thức một nhà đầu tư
quốc tế ở nước ngoài mua tài sản ở một nước khác với ý định quản lý nó.

Đặc điểm:

– FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: theo cách phân
loại ĐTNN của nhiều tài liệu và theo qui định của luật pháp nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) qui định trong trường hợp đặc biệt
FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước.

Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là
lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này
khi tiến hành thu hút FDI. Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành
lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các
mục tiêu phát triển, tăng trưởng kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ
cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

– Các chủ đầu tư quốc tế phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn
điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia
kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn
đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam là 30% và trong
những trường hợp đặc biệt có thể giảm nhưng không dưới 20%, còn theo qui định của OECD
(1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp –
mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh
nghiệp.

– Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư quốc tế sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng
thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này.

– Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư quốc tế, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,  không có những ràng
buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế (tránh hạn chế làm suy thoái
kinh tế) 

– FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc
đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ

thuật, cán bộ quản lý, … vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.

– Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn
đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.

2.1.2. Đầu tư chứng khoán nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI)

Đầu tư chứng khoán nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI): Là hình thức đầu tư
quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của công ty, tổ chức ở một nước
khác với mức khống chế nhất định nhằm thu lại lợi nhuận, nhưng không trực tiếp sở hữu quyền
kiểm soát đối với tổ chức phát hành chứng khoán.

Đặc điểm

– Chủ đầu tư quốc tế chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ
chức phát hành chứng khoán;

– Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ
nhất định tuỳ theo từng nước;

– Thu nhập của chủ đầu tư: cố định hoặc không tùy loại chứng khoán mà họ đầu tư;

– Phạm vi đầu tư chỉ giới hạn trong số các hàng hóa đang lưu hành trên thị trường chứng
khoán của nước nhận đầu tư;

– Nước tiếp nhận đầu tư chỉ nhận được vốn bằng tiền, không có cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ
thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý.

2.1.3. Tín dụng quốc tế (International Loans)

Tín dụng quốc tế (International Loans): Hình thức đầu tư trong đó cho phép chủ đầu tư ở một
nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khác vay vốn trong một thời gian nhất định.
Đặc điểm:

Chủ đầu tư có thể là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng (tín dụng quốc tế của các ngân hàng)
hoặc nhà cung cấp (tín dụng thương mại) hoặc các đối tượng khác. Nếu là tín dụng quốc tế của
các ngân hàng thì sẽ có các đặc điểm sau:

– Quan hệ giữa chủ đầu tư quốc tế và đối tượng nhận đầu tư là quan hệ vay nợ. Đối tượng
nhận đầu tư không có quyền sở hữu chỉ có quyền sử dụng vốn của chủ đầu tư trong một
khoảng thời gian nhất định, sau đó phải hoàn trả lại cho chủ đầu tư cả gốc và lãi.

– Chủ đầu tư (người cung cấp vốn) tuy không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp tiếp
nhận vốn nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về
bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro;

– Vốn đầu tư quốc tế thường dưới dạng tiền tệ;

– Chủ đầu tư quốc tế thu lợi nhuận qua lãi suất ngân hàng theo thỏa thuận giữa hai bên và ghi
trong hợp đồng vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay (đối tượng nhận đầu
tư).

3. Danh sách 4 hình thức đầu tư quốc tế phổ biến

3.1.  Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của nước này vào nước khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh để nắm quyền quản lý và hưởng lợi nhuận.

Đặc điểm: 

Đối tượng đầu tư: Chủ yếu là tư nhân, đôi khi có sự tham gia của Nhà Nước 

Mục đích: Ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận, ngoài ra còn có các mục tiêu để nâng cao và
phát triển xã hội

Quy định: Yêu cầu thiết lập các quy định rõ ràng về tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư quốc tế, quyền
và nghĩa vụ cũng như tỷ lệ phân chia lợi nhuận.

Cách thức hoạt động: Thường kèm theo chuyển giao công nghệ thông qua việc đưa máy móc,
thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết, kỹ thuật, cán bộ quản lý… vào nước nhận đầu tư
để thực hiện dự án.

Ví dụ: Thương vụ đầu tư trực tiếp từ Apple tại Hoa Kỳ vào việc thúc đẩy công nghệ nghiên cứu
và phát triển, cụ thể là dịch vụ công nghệ cao của quốc gia, tại Trung Quốc bằng khoản hỗ trợ
đầu tư 507,1 triệu đô la vào năm 2017.

3.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài


Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn vào nhưng không trực tiếp
nắm quyền quản lý, chi phối và sử dụng phần vốn của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp
kiểm soát và thực hiện dự án đầu tư.

Đặc điểm: 

Mục tiêu: Các nhà đầu tư bằng hình thức này muốn đạt tỷ lệ lợi suất cao mà không quan tâm
đến quá trình sản xuất kinh doanh. 

Tính bất ổn định: Các nhà đầu tư sẽ có thuật xu hướng thay đổi chứng khoán hoặc tài sản mình
sở hữu, dẫn tới tính mất ổn định của dòng vốn FPI.

Tính dễ đảo ngược: Do sự không chắc chắn, trong một thời gian ngắn, luồng vốn FPI có thể
chuyển sang một thị trường khác để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Ví dụ: Ông A góp vốn vào công ty hợp danh B với tư cách là thành viên góp vốn, để hằng tháng
hưởng lợi nhuận từ số vốn góp của mình mà không trực tiếp tham gia vào hoạt động của công
ty.

3.3. Tín dụng thương mại quốc tế

Tín dụng thương mại quốc tế là quan hệ vay và cho vay giữa các chủ thể kinh doanh ở các
quốc gia khác nhau trên cơ sở cung cầu vốn theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi (Nguyễn Văn
Dương, 2021).

Đặc điểm: 

Chủ đầu tư: Có thể là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc nhà cung cấp tín dụng thương
mại và các đối tượng khác.

Quan hệ tín dụng: Quan hệ vay nợ. Đối tượng tiếp nhận đầu tư không có quyền sở hữu mà chỉ
có quyền sử dụng vốn của nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó phải hoàn
trả lại vốn cho chủ đầu tư cả gốc và lãi.

Cách thức hoạt động: Nguồn vốn thường dưới dạng tiền tệ. Chủ đầu tư quốc tế thu lợi nhuận
qua lãi suất ngân hàng theo thỏa thuận đã cam kết giữa hai bên.

Ví dụ: Hàn Quốc hỗ trợ tín dụng quốc tế cho Nhật Bản bằng số vốn 500 triệu đô để vực dậy
nền kinh tế sau đợt thảm họa sóng thần.

3.4. Hỗ trợ phát triển chính thức ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là việc các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ một nước, đầu tư
cho các nước đang phát triển, nhằm hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế và xã hội ở nước đó.

Đặc điểm: 

Nguồn vốn: Khối lượng vốn lớn, thời gian vay dài hạn, lãi suất vay thấp.

Dòng vốn: Phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa hai bên.
Tính linh hoạt của dòng vốn: Khả năng đáp ứng vốn thấp, thường có sự chênh lệch lớn, việc di
chuyển vốn thường kèm theo các điều kiện ràng buộc với bên vay vốn.

Ví dụ: Việt Nam sử dụng vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA từ chính phủ Trung Quốc
nhằm xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông với thời hạn là 5 năm.

You might also like