Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

BÀI HỌC SOLIDWORKS:

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỘ BỀN MỎI


trong SOLIDWORKS Simulation
I.Các định nghĩa:
- Độ bền mỏi hay sức bền mỏi là khả năng của chi tiết máy chống lại các phá hủy mỏi như tróc rỗ bánh
răng, rạn nứt bề mặt chi tiết…Để cải thiện được những điều này cũng như dự đoán tuổi thọ của sản phẩm
chính xác nhất thì việc phân tích độ bền mỏi kim loại trong SOLIDWORKS Simulation điều bạn không thể
bỏ qua.
- Quá trình phá hủy mỏi xảy ra khi chi tiết máy chịu ứng suất thay đổi. Quá trình phá hủy mỏi bắt đầu từ
những vết nứt rất nhỏ (vết nứt tế vi) sinh ra từ vùng chi tiết máy chịu ứng suất tương đối lớn. Khi số chu
trình làm việc của chi tiết tăng lên thì các vết nứt này cũng mở rộng dần, chi tiết máy ngày càng bị yếu và
cuối cùng xảy ra gãy hỏng chi tiết máy.
- Hiện tượng phá hủy mỏi được phát hiện ra từ giữa thế kỷ 19 và giới hạn mỏi được coi là một trong
những chỉ tiêu tính toán chủ yếu để xác định kích thước chi tiết máy. Thực tiễn sử dụng máy cho thấy
khoảng 90% các tổn thất của chi tiết do các vết nứt mỏi gây ra.

II.Ý nghĩa của phân tích độ bền mỏi:


- Việc đánh giá, phân tích độ bền mỏi có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Giới hạn mỏi hoặc phá hủy mỏi
không được dự báo trước có thể dẫn đến nhiều sự cố, đổ vỡ, hỏng hóc, tai nạn đáng tiếc trong quá trình
vận hành hoặc sử dụng thiết bị, máy móc.
Ví dụ: Có nhiều tai nạn máy bay, giàn khoan gây thiết hại lớn về người và của do phá hủy mỏi gây ra…
- Phân tích độ bền mỏi giúp nhà sản xuất đưa ra được thời hạn về bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết
bị, máy móc phù hợp.
- Việc thiết lập/đánh giá phân tích độ bền mỏi trong bộ sản phẩm SOLIDWORKS cho phép người dùng trả
lời câu hỏi liệu sản phẩm có đáp ứng được các yêu cầu sử dụng trong một khoảng thời gian không và sản
phẩm đó có chịu được một tải được xác định hay không.

III. Quy trình phân tích độ bền mỏi trong SOLIDWORKS Simulation
1. Xác định loại tải trong quá trình tạo nghiên cứu
Có hai loại tải có sẵn được định nghĩa trong bài toán tính bền mỏi: Tải trọng với biên độ không đổi và
tải trọng với biên độ biến thiên (thay đổi). Khi thiết lập một bài toán phân tích mới, có hai tùy chọn ở dưới
cùng của cửa sổ thoại. Một là để thiết lập bài toán phân tích độ bên mỏi với biên độ không đổi và hai là để
thiết lập bài toán phân tích độ bên mỏi biên độ thay đổi. Tất cả các chu kỳ của tải trọng tác dụng với biên
độ không đổi có cùng ứng suất đổi dấu và ứng suất trung bình.
Một lần tác dụng của tải trọng với biên độ không đổi được xác định đầy đủ bởi một ứng suất đổi dấu,
ứng suất trung bình và số chu kỳ.

1
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

Một lần tác động của tải trọng mỏi có thể đề cập đến một trong những bài toán phân tích tĩnh (tuyến
tính và phi tuyến), hoặc trong các bài toán phân tích động học phi tuyến tính. Phần mềm tính toán ứng suất
trái dấu lớn nhất cho mỗi lần tải trọng tác dụng.

2. Adding Events
Tải trọng với biên độ không đổi: Nhập số chu kỳ cho tải trọng tác dụng (ví dụ 1,000,000 chu kỳ-vòng
đời). Xác định các loại tải trọng (Fully Reversed, Zero Based, Loading Ratio and Find Cycle Peaks). Chọn
các phân tích tham khảo để liên kết với các tải trọng tác dụng.

2
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

Lựa chọn Fully Reversed là một ứng dụng trong đó tải trọng tác dụng được đảo ngược cho một chu
kỳ đã đặt (nghĩa là tải trọng tác dụng 1000 lb theo hướng trục X sẽ dao động giữa hướng X dương và
hướng X âm. Về cơ bản, phần mềm thay đổi giá trị của tải trọng từ dương sang âm trong một chu kỳ và
phân tích sẽ chạy cho số chu kỳ đã thiết lập).

Fully Reversed

Một lần tác động của tải trọng mỏi có thể đề cập đến một trong những bài toán phân tích tĩnh (tuyến
tính và phi tuyến), hoặc trong các bài toán phân tích động học phi tuyến tính. Phần mềm tính toán ứng suất
trái dấu lớn nhất cho mỗi lần tải trọng tác dụng.
Tỷ lệ cho tải trọng khi sử dụng lựa chọn Fully Reversed là -1. Tỷ lệ tải trọng (Loading ratio) được định
nghĩa là tỉ số khi lấy tải trọng tối thiểu chia cho tải tọng tối đa. Số lần tác dụng dựa trên một nghiên cứu
tham khảo.
Sử dụng lựa chọn Zero Based khi tải trọng được thay đổi giữa 0 và giá trị lớn nhất của tải trọng (tức
là từ 0 đến 1000 lb). Một cách khác để nói điều này sẽ gọi nó là kích hoạt/ không kích hoạt tải trọng. Tỷ lệ
tải trọng cho lựa chọn này là 0. Số lần tác dụng dựa trên một nghiên cứu tham khảo.

Lựa chọn Loading Ratio cho phép chỉ định tỉ lệ tải trọng do người dùng xác định ( tải trọng không đổi
dấu – Fully reversed hoặc không biến thiên từ 0 đến giá trị lớn nhất – Zero Based). Nếu chu kỳ tải trọng
dao động trong khoảng từ -5 lb đến +100 lbs, thì tỷ lệ tải - Loading Ratio sẽ là -0.05 (-5lb / + 100 lb). Số lần
tác dụng dựa trên một nghiên cứu tham khảo.

3
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

Loading Ratio

Khi muốn tìm chu kỳ lớn nhất của nhiều phân tích tham khảo, người dùng sử dụng lựa chọn Find
Cycle Peaks

Phần mềm sử dụng kết quả ứng suất của các nghiên cứu được chỉ định để tìm các đỉnh chu kỳ gây ra
ứng suất xen đổi dấu nhất cho mỗi nút lưới.

Tải trọng với biên độ thay đổi: Áp dụng đường cong biến thiên cho tải tọng tác dụng. Người dùng có
thể xác định các phân tích tham khảo để liên kết với số lần tác dụng của tải trọng. Xác định số lần lặp lại
cho đường cong tải và thời gian bắt đầu nếu nhiều tải trọng cùng tác dụng trong một thời điểm.

4
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

3. Xác định Fatigue Data

Phần mềm sử dụng đường cong S-N để đánh giá kết quả mỏi. Đường cong S-N xác định các giá trị
ứng suất đổi dấu so với số chu kỳ phá hủy theo tỷ lệ ứng suất cho trước. Khi xác định các nghiên cứu tham
khảo, người ta có thể chỉ định một vật liệu có đường cong mỏi được tìm thấy trong tab Fatigue SN Curves.

5
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

Trong thư viện vật liệu của SOLIDWROKS, các vật liệu có "SN" được gắn vào tên đã có đường cong
S-N được xác định. Đối với các vật liệu này, đường cong S-N dựa trên tải trọng với lựa chọn Fully Reversed
(nghĩa là tỷ lệ ứng suất là -1). Nếu các nghiên cứu tham khảo không có đường cong mỏi S-N gắn liền với
vật liệu, thì người dùng có thể nhập dữ liệu này theo cách thủ công. Có thể áp dụng tối đa mười đường
cong mỏi S-N được tính toán theo kinh nghiệm cho các tỷ lệ ứng suất khác nhau. Điều này rất quan trọng
khi ứng suất trung bình cần phải được tính toán chính xác.
Nếu một người đang sử dụng ASME Austenitic Steel hoặc ASME Carbon Steel, thì phần mềm có thể
lấy được đường cong mỏi S-N từ dữ liệu ASME S-N đã biết. Kết quả phân tích mỏi phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng của đường cong mỏi S-N đầu vào.

4. Result Options

Phân tích độ bền mỏi có thể được chạy cho toàn bộ mô hình (tùy chọn mặc định) hoặc chỉ bề mặt.

5. Fatigue Study Properties

Các tùy chọn khi phân tích với biên độ không đổi bao gồm cách xác định tương tác lần tác dụng của
tải trọng biên độ không đổi, cách tính ứng suất đổi dấu và cách tính đến ứng suất trung bình khi không có
đủ đường cong SN được xác định để tính chính xác ứng suất trung bình.

6
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

Các tùy khi phân tích với biên độ thay đổi bao gồm lựa chọn No. of Bins for rainflow counting cũng
như các tùy chọn ứng suất đổi dấu và ứng suất trung bình.

6. Chạy phân tích mỏi

Sau khi đã xác định được các tùy chọn và các dạng biên độ, việc cần làm là thực hiện chạy phân tích
độ bền mỏi. Việc chạy phân tích mỏi không mất nhiều thời gian. Các nghiên cứu tham khảo không chạy
lại.
Tính năng phân tích độ bền mỏi được cung cấp và hỗ trợ trong tất cả các module của phần mềm
SOLIDWORKS Simulation (SOLIDWORKS Simulation Standard, SOLIDWORKS Simulation Professional
và SOLIDWORKS Simulation Premium).

7
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

7. Kết quả sau khi phân tích

Sau quá trình chạy phân tích mỏi, SOLIDWORKS Simulation sẽ cung cấp ba biểu đồ phân tích giúp
người dùng có để đánh giá kết quả của mô hình (Life, Damage và Factor of Safety).
Life plot: mô tả số chu kỳ gây phá hủy tại một vị trí của mô hình.

Trong biểu đồ Life hiển thị một điểm cụ thể với giá trị 8019.25. Điều này có nghĩa là điểm đó có thể
chịu được 8019.25 chu kỳ của tải trọng tác dụng trước khi bị phá hủy. Life Plot chỉ xuất hiện khi một tải
trọng duy nhất được xác định để phân tích.

Damage plot: mô tả tỉ lệ phần trăm hư hỏng tại một vị trí của mô hình.

Giá trị bằng 1 chỉ ra rằng tải trọng mỏi sẽ phá hủy 100 % tuổi thọ của mô hình tại vị trí đó.
8
SOLIDWORKS VALUE ADDED RESELLER IN VIETNAM

Factor of Safety plot: giống với hệ số an toàn trong phân tích tĩnh.

Ví dụ: Hệ số an toàn tại một vị trí là 3.5, điều này cho biết rằng tải trọng mỏi được xác định tại vị trí này
nếu nhân tất cả các tải được xác định trong phân tích tính với 3.5.
VIHOTH CORPORATION

*Tài liệu thuộc bản quyền của ViHoth Corporation.

Thông tin liên hệ khi cần hỗ trợ, đào tạo, cung cấp các giải pháp phần mềm SOLIDWORKS:
Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển Kỹ thuật cao ViHoth
Đại lý ủy quyền SOLIDWORKS Việt Nam
Trụ sở: Lô B6-X3, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng: 178/67 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 024-3797.0256 (Hà Nội) 028-3636.8328 (TP Hồ Chí Minh)
Website: www.vihoth.com Email: info@vihoth.com

You might also like