Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Ngày soạn: 02/04/2023

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG V: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA MẪU SỐ LIỆU KHÔNG GHÉP


NHÓM

BÀI 12: SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ


Thời gian thực hiện: ( 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

 Hiểu rõ khái niệm về số gần đúng và sai số tuyệt đối.

 Có khả năng xác định số gần đúng của một số với độ chính xác cho trước.

 Biết cách xác định sai số tương đối của số gần đúng.

 Có thể xác định số quy tròn của số gần đúng với độ chính xác cho trước.

 Có kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay để tính toán với số gần đúng.

2. Năng lực 
 - Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập GV yêu cầu.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. 
Năng lực riêng: 
 Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng máy tính cầm tay
để tính toán, quy tròn số.
 Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Đánh giá sai số của phép đo đạc; tìm
số quy tròn, số gần đúng với độ chính xác cho trước. 
 Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua thao tác tìm độ chính xác liên
quan đến khối lượng, kích thước của một số đối tượng trong thực tiễn. 
3. Phẩm chất:

+) Có ý thức học tập, khám phá và sáng tạo, cũng


Trách nhiệm như có khả năng làm việc nhóm và tôn trọng ý
kiến của các thành viên khác trong quá trình hợp
tác.
+) Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách
nhiệm, chủ động chiếm lĩnh , nghiên cứu và tiếp
Nhân ái
thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Sách giáo khoa, Tài liệu giảng dạy và tham khảo, giáo án, đồ
dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, kéo,
laptop, phấn màu...

2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dùng học tập (bút, thước,
máy tính bỏ túi, eke, compa...), giấy nháp, vở ghi, bảng đen, bảng nhóm, bút dạ
viết bảng nhóm, phấn màu...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Tạo ra sự tò mò và gây hứng thú cho học sinh khi khám phá về "Số gần đúng’’.

- Bài học cũng giúp cho học sinh có mong muốn và khao khát học hỏi cách cách
xác định phép tính có độ chính xác cao.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, có sự hình dung về sử dụng số gần
đúng.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo yêu cầu học sinh đọc tình huống mở đầu:

Đỉnh Everest được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”, bởi đây là đỉnh núi cao
nhất trên Trái Đất so với mực nước biển. Có rất nhiều con số khác nhau đã từng
được công bố về chiều cao của đỉnh Everest:

8848 m; 8848, 13 m; 8844,45 m; 8851 m;...

Đỉnh everest

Vì sao lại có nhiều kết quả khác nhau như vật và đâu là con số chính xác?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học mới: "Trong thực tế, có những phép đo không thể chính xác tuyệt
đối, mà chỉ là những con con số gần sát với kết quả đo đạc. Bài học hôm nay chúng
ta cùng đi tìm hiểu về các loại số đó".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Số gần đúng

a) Mục tiêu:

- HS hiểu khái niệm sai số gần đúng.

- HS nhận biết và thể hiện được giá trị gần đúng của số đúng.

b) Nội dung:

HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các
HĐ1, 2, Luyện tập 1, đọc hiểu Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, xác định được số đúng và số
gần đúng.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Số gần đúng

- GV cho HS thảo luận làm HĐ1, HĐ1:


HĐ2. Số gần nhất với số được công bố:
- GV dẫn dắt: số gần đúng xuất hiện 8848,13.
trong các tình huống thực tế. HĐ2:
- GV giới thiệu về số gần đúng và kí Số đo thể tích trên ống thứ nhất là: 13
hiệu. cm3;
+ GV cho Ví dụ về số gần đúng: Số đo thể tích trên ống thức hai là:

Bán kính đường Xích Đạo của Trái 13,1 cm3.

Đất là 6378 km. Kết luận:

Khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái - Trong nhiều trường hợp, ta không
Đất là 384 400 km. biết hoặc khó biết số đúng (kí hiệu là
a ) mà chỉ tìm được giá trị khác xấp xỉ

của nó. Giá trị này được gọi là số gần


đúng, kí hiệu là a.
- HS trả lời Câu hỏi, lấy ví dụ khác
về số gần đúng. Câu hỏi:

- HS đọc Ví dụ 1. GV hướng dẫn: Ví dụ: cân nặng gần đúng 45,3 kg,
chiều cao gần đúng là 161 cm.
+ Nêu cách tính đường chéo của hình
vuông. Số gần đúng của số π là 3,14159

+ Từ đó xác định số đúng và số gần Ví dụ 1 (SGK – tr74)


đúng. Luyện tập 1:
- HS làm Luyện tập 1. P = 2.π.R.
+ Hãy nêu công thức tính chu vi Nếu ta lấy 3,14 là số gần đúng của π
đường tròn. thì số gần đúng cho P là: 6,28.
+ Số gần đúng cho P phụ thuộc vào Chú ý:
số gần đúng của số nào? (Phụ thuộc
Máy tính cầm tay rất hữu ích trong
vào giá trị gần đúng của π ).
việc tìm giá trị gần đúng của các biểu
+ Hãy chọn một giá trị gần đúng của thức chứa các số vô tỉ như e, π, √ a, √3 a
π để tính P. ,... Chẳng hạn, dùng máy tính cầm tay
- GV cho HS chú ý về sử dụng máy để tính 4.9.√ e
tính cầm tay để tính giá trị gần đúng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Kết quả nhận được có ba chữ số thập

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp phân sau dấu phẩy là 4,470.

nhận kiến thức, hoàn thành các yêu


cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng


tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ
vào vở, nhấn mạnh các ý chính của
bài.

Hoạt động 2: Sai số tuyệt đối và sai số tương đối

a) Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm sai số tuyệt đối, sai số tương đối.

- Xác định được sai số tuyệt đối, sai số tương đối của số gần đúng.

b) Nội dung:

HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các
HĐ3, 4, Luyện tập 2, 3, đọc hiểu Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, xác định được sai số tuyệt
đối, sai số tương đối.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Sai số tuyệt đối và sai số tương đối

- HS thực hiện HĐ3. a) Sai số tuyệt đối

- Gv đặt câu hỏi: HĐ3:

+ Nếu cho a là số đúng và a là số Dựa vào hình vẽ, ta có: |13−a| ¿|13,1−a|
gần đúng của a thì |a−a| mà càng Do đó số đo 13,1 gần với thể tích của
nhỏ thì số mức sai lệch giữa cốc nước hơn.
a và a như thế nào? (Mức sai lệch
Kết luận:
càng nhỏ).
Giá trị ∆ a = |a−a| phản ánh mức độ sai
- GV giới thiệu về sai số tuyệt đối lệch giữa số đúng a và số gần đúng a,
của số gần đúng a. được gọi là sai số tuyệt đối của số gần
- GV đặt câu hỏi: đúng a.

+ Ở HĐ3, nếu ta không biết chính Chú ý:


xác a thì ta phải làm có xác định + Trên thực tế, nhiều khi ta không biết a
được ∆ a không? nên cũng không biết ∆ a. Tuy nhiên, ta có
→ GV giới thiệu ta có thể đánh giá thể đánh giá được ∆ a không vượt quá
sai số tuyệt đối không vượt qua một số dương d nào đó.
một số dương d. Chẳng hạn, trong HĐ3, ta thấy |13−a| <
+ GV giới thiệu về độ chính xác |13,1−13| = 0,1 (cm3).
của số gần đúng, cách viết. Vậy với a = 13,1 (cm3), sai số tuyệt đối
Nhấn mạnh: độ chính xác càng nhỏ của a không vượt quá 0,1 cm3.
thì a càng gần a . + Nếu ∆ a ≤ d thì a−d ≤ a ≤a+ d , khi đó ta
- GV hướng dẫn HS Ví dụ 2. viết a=a ± d và hiểu là số đúng a nằm

+ Theo công thức a=a ± d xác định trong đoạn [ a−d ; a+d ] . Do d càng nhỏ thì

số đúng, gần đúng và độ chính xác. a càng gần nên d được gọi là độ chính
a

xác của số gần đúng.


+ Giá trị của a nằm trong đoạn
[ a−d ;a+d ] . Ví dụ 2 (SGK – tr75)

- HS thực hiện Luyện tập 2. GV Luyện tập 2:


yêu cầu: Đường kính thực của nhân tế bào thuộc
Xác định số đúng, số gần đúng, độ đoạn [ 5−0,3; 5+ 0,3 ] hay [ 4,7 ; 5,3 ].
chính xác. Từ đó xác định đường Chú ý:
kính thực thuộc đoạn nào?
Trong các phép đo, độ chính xác d của
- GV chú ý cho HS về xác định số gần đúng bằng một nửa đơn vị của
được độ chính xác của số gần đúng thước đo. Chẳng hạn, một thước đo có
khi dùng các thiết bị đo. vạch chia vạch đến xentimét thì mọi giá
- GV cho HS làm HĐ4. trị đo nằm giữa 6,5 cm và 7,5 cm đều
được coi là 7 cm. Vì vậy, thước đo có
+ GV dẫn dắt phải dựa vào một
thang đo càng nhỏ thì cho giá trị đo càng
khái niệm khác để so sánh. Đấy là
chính xác.
sai số tương đối.
b) Sai số tương đối
- GV giới thiệu về sai số tương đối.
HĐ4:
- GV đặt câu hỏi:
Khẳng định “Dây chuyền A tốt hơn dây
+ Nếu a=a ± d hãy so sánh Δ a và d.
chuyền B” là sai vì khối lượng của bao
Nhận xét mối quan hệ giữa δ a và d.
gạo ở dây chuyền B nặng hơn nhiều khối
Từ đó rút ra nhận xét.
lượng bao gạo ở dây chuyền B nên
- HS đọc Ví dụ 3. GV hướng dẫn, không thể dựa vào sai số tuyệt đối để so
giải mẫu bài toán đánh giá sai số
tương đối. sánh.

- HS áp dụng làm Luyện tập 3. Kết luận: Sai số tương đối của số gần

+ Hãy tính sai số tương đối của đúng a, kí hiệu là δ a, là tỉ số giữa sai số
d
khối lượng bao gạo được đóng gói tuyệt đối và |a| tức là δ a ≤ ¿ a∨¿ .¿
theo hai dây chuyền A, B.
Nhận xét: Nếu a=a ± d thì ∆ a ≤ d , do đó δ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: d d
a ≤
|a|. Nếu |a| càng nhỏ thì chất lượng
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe,
của phép đo hay tính toán càng cao.
tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các
Người ta thường viết sai số tương đối
yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm
dưới dạng phần trăm.
tra chéo đáp án.
Ví dụ 3 (SGK – tr76)
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham
gia thảo luận nhóm. Luyện tập 3:

- GV: quan sát và trợ giúp HS. Dây chuyền A: a = 5 và d = 0,2; sai số
0,2
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: tương đối là: δ 5 ≤ |5| = 4%.

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng Dây chuyền B: a = 20, d = 0,5; sai số
trình bày 0,5
tương đối là: δ 5 ≤ |20| = 2,5%.
- Một số HS khác nhận xét, bổ
Do 4% > 2,5% nên dây chuyền B tốt hơn
sung cho bạn.
dây chuyền A.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lại kiến thức.

Hoạt động 3: Quy tròn số gần đúng

a) Mục tiêu:

- HS xác định số quy trong của số gần đúng với độ chính xác cho trước.
- Biết sử dụng máy tính cầm tay để tính toán với các số gần đúng.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các
Luyện tập 4, Vận dụng, đọc hiểu các Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức, viết được quy tròn của số gần đúng
trong các trường hợp.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Quy tròn số gần đúng

- GV giới thiệu; trong thực tế đo đã Kết luận: Số thu được sau khi thực
nhiều khi chỉ cần biết giá trị gần đúng hiện làm tròn số được gọi là số quy
của một đại lượng với độ chính xác tròn. Số quy tròn là một số gần đúng
nào đó, nên để gọn người ta thường của số ban đầu.
sử dụng số được làm tròn. Ví dụ 4 (SGK – tr76)
- GV cho HS nhắc lại: Quy tắc làm
Nhận xét:
tròn số.
 Khi thay số đúng bởi số quy
- GV giới thiệu: khái niệm số quy
tròn đến một hàng nào đó thì
tròn.
sai số tuyệt đối của số quy tròn
- HS đọc Ví dụ 4, trao đổi với các HS
không vượt quá nửa đơn vị của
khác. GV hướng dẫn HS.
hàng làm tròn.
- GV đưa ra các Nhận xét.
 Cho số gần đúng a với độ chính
+ Khi thay đổi số đúng bởi số quy
xác d. Khi được yêu cầu làm
tròn thì sai số tuyệt đối của số quy
tròn số a mà không nói rõ làm
tròn không vượt quá nửa đơn vị của
hàng làm tròn. tròn đến hàng nào thì ta làm
+ Cách làm tròn của số gần đúng. tròn số a đến hàng thấp nhất mà
- HS đọc Ví dụ 5. GV hướng dẫn HS d nhỏ hơn 1 đơn vị của hàng
làm tròn. đó.
- HS làm Luyện tập 4 để thực hành
Ví dụ 5 (SGK – tr77)
làm tròn số.
- HS trao đổi nhóm 2, làm Vận dụng. Luyện tập 4:

+ GV cho HS nhắc lại các tính sai số a) Vì độ chính xác đến hàng phần
tương đối. trăm nên ta làm tròn số đã cho đến
+ HS tính và so sánh sai số tương đối hàng nghìn theo quy tắc làm tròn. Vậy
trong mỗi trường hợp. số quy tròn trong trường hợp này là

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 11 252 000.

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp b) Vì độ chính xác đến hàng phần

nhận kiến thức, hoàn thành các yêu trăm nên ta là tròn số đã cho đến hàng

cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo phần chục theo quy tắc làm tròn. Vậy

luận nhóm. số quy tròn trong trường hợp này là


18,3.
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
Vận dụng:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Phương pháp 1: a = 13,807 và d =
- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi,
0,026; Sai số tương đối của phương
trình bày bài.
pháp 1 là:
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
d 0,026
cho bạn. S1 ≤ = ≈ 0,1883 % .
|a| |13,807|
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
Phương pháp 2: a = 13,799 và d =
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm.
0,021; Sai số tương đối của phương
pháp 2 là:
d 0,021
S2 ≤ = ≈ 0,1522 %.
|a| |13,799|

Vì 0,1522 < 0,1883 nên phương pháp


2 cho kết quả chính xác hơn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của bài.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4
(SGK – tr77).

c) Sản phẩm học tập: HS xác định được số gần đúng, số đúng, đánh giá sai số
tuyệt đối, sai số tương đối, quy tròn số gần đúng, sử dụng máy tính bỏ túi để tính
toán số gần đúng.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động làm Bài 5.1, 5.2, 5.3, 5.4 (SGK – tr77).

Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

Bài 5.1. Cả 3 số đều là số gần đúng.

Bài 5.2. Ngọn núi có chiều cao thực a thuộc đoạn ⌈ 1235−5 ;1235+5 ⌉ hay
⌈ 1230 ; 1 240⌉ (đơn vị là mét). Hàng làm tròn là hàng chục, số quy tròn là 1 240.

Bài 5.3. Độ chính xác là d = 0.0005 nên hàng làm tròn là hàng phần nghìn.

Số gần đúng của là: 1,913.

Bài 5.4. Tính sai số tương đối theo mỗi phương pháp đo. Phương pháp đo chính
xác nhất là phương pháp có sai số tương đối nhỏ nhất.

0,96
 67,31 0,96. Sai số tương đối là: δ a ≤ 67,31 ≈ 1,4 %
0,55
 67,90 0,55. Sai số tương đối là: δ a ≤ 67,9 ≈ 0,81 %
0,46
 67,74 0,46. Sai số tương đối là: δ a ≤ 67,74 ≈ 0,68 %

Theo sai số tương đối thì phương pháp: 67,74 0,46 chính xác nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: HS xác định được số gần đúng, số đúng, đánh giá sai số tuyệt đối,
sai số tương đối, quy tròn số gần đúng.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu học sinh làm Bài 5.5 và 5.6 (SGK – tr77)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Đáp án:

Bài 5.5. Hai số tìm được đều là các số gần đúng. Đánh giá sai số tuyệt đối để xác
định xem số nào chính xác hơn.

a. Hai giá trị tính được là số gần đúng, vì đã lấy giá trị số pi gần đúng.

b. Ta thấy: π >3,14>3,1 ⇒2 πR>S 1 >S 2

⇒|2 πR−S 1|<|2 πR−S 2|


Kết quả của An chính xác hơn.

Bài 5.6.

 Làm tròn số 8 316,4 đến hàng chục là: 8320


Sai số tuyệt đối: |8320 - 8316,4| = 3,6

 Làm tròn số 9,754 đến hàng phần trăm là: 9,75.


Sai số tuyệt đối: |9,754 - 9,75| = 0,004.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

 Ghi nhớ kiến thức trong bài.

 Hoàn thành các bài tập trong SGK, SBT.

 Chuẩn bị bài mới "Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm".
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TT TIÊU CHÍ Đã thể hiện Chưa thể hiện
1 Theo đúng cấu trúc của Phụ lục X
IV của công văn 5512: Viết (Có đủ 3 mục
đúng, hợp lý mục tiêu, học liệu, là: mục tiêu,
tiến trình các hoạt động. (T1) thiết bị dạy học
và học liệu
2 Đa dạng hóa hình thức tổ chức X
dạy học (HS làm việc cá nhân,
HS làm việc theo cặp, HS làm
việc theo nhóm). (T2)
3 Thể hiện việc gợi động cơ (mở X
đầu/ trung gian/ kết thúc) (T3) Trong kế hoạch
bài dạy đã thể
hiện như thế
nào? ở chỗ nào?
4 Thể hiện việc sử dụng một số X
kĩ thuật dạy học nhằm phát
triển phẩm chất, năng lực của
HS. (T4)
5 Thể hiện việc sử dụng một số X
phương pháp dạy học nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực
của HS. (T5)
6 Thể hiện được việc đánh giá X
theo hướng tiếp cận phẩm chất, Trong kế hoạch
năng lực của học sinh. (T6) bài dạy đã thể
hiện như thế
nào? ở chỗ nào?

You might also like