Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6


A. TRẮC NGIỆM:
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1.  Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó
A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.
B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.
D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.
Câu 2. Lấy tay ép hai đầu một lò xo, lực tác dụng đủ mạnh của tay làm cho lò
xo:
A. Biến dạng
B. Biến dạng và biến đổi chuyển động.
C. Biến đổi chuyển động.
D. Không bị thay đổi hình dạng.
Câu 3. Lấy tay kéo 2 đầu một sợi dây cao su, lực của tay đã làm cho sợi dây:
A. Biến dạng
B. Biến dạng và biến đổi chuyển động.
C. Biến đổi chuyển động.
D. Không bị thay đổi hình dạng.
Câu 4. Khi đá mạnh chân vào quả bóng. Lực tác dụng của chân vào quả bóng
làm cho bóng:
A. Biến dạng
B. Biến dạng và biến đổi chuyển động.
C. Biến đổi chuyển động.
D. Không bị thay đổi hình dạng.
Câu 5. Lấy bàn tay bóp một hòn đá. Lực tác dụng của tay làm hòn đá:
A. Biến dạng
B. Biến dạng và biến đổi chuyển động.
C. Biến đổi chuyển động.
D. Không có sự thay đổi nào.
Câu 6. Câu phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
B. Lực tác dụng lên một vật không thể làm thay đổi chuyển động hay biến dạng
vật.
C. Lực được phân thành Lực tiếp xúc và Lực không tiếp xúc.
D. Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.
Câu 7. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của tay kéo cái bàn
B. Lực của Trái Đất kéo quả táo rơi
C. Lực của nam châm kéo thanh sắt
Câu 8. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của chân tác dụng vào quả bóng
B. Lực của vợt tác dụng vào quả cầu
C. Lực của Trái Đất tác dụng vào viên phấn làm nó rơi
D. Lực của tay tác dụng vào túi xách.
Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện
lực không tiếp xúc?
A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.
B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.
C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 10. Chọn câu phát biểu đúng:
A. Lực xuất hiện ở mặt tiếp xúc của 2 vật gọi là lực ma sát.
B. Lực ma sát nghỉ là lực xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt 1 vật khác.
C. Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực và lăn trên mặt
một vật khác.
D. Lực ma sát chỉ có tác dụng cản trở chuyển động của vật.
Câu 11. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết
A. trọng lượng của vật đó.
B. thể tích của vật đó.
C. khối lượng của vật đó.
D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.
Câu 12. Một giỏ hoa quả có trọng lượng 30 N thì giỏ hoa quả đó có khối
lượng bao nhiêu kg?
A.3 kg.                   
B.0,3kg.                 
C. 30 kg.                 
D. 300 kg.
Câu 13. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 9,5cm. Khi treo một quả cân
100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so
với ban đầu một đoạn bao nhiêu?
A. 1,5cm
B. 2cm
C. 3cm
D. 7,5cm
Câu 14. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?
A. Than đá.
B. Gas.
C. Hơi nước.
D. Khí đốt.
Câu 15. Khi máy sấy tóc hoạt động, điện năng đã chuyển thành dạng năng
lượng nào?
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng.
C. Năng lượng âm.
D. Năng lượng âm, cơ năng, nhiệt năng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Tại sao yên xe đạp đua thường cao hơn ghi-đông?
Câu 2. Hình 2 là bức ảnh cho thấy một cái quạt. Các cánh của quạt được quay
bằng động cơ điện. Trong một giây, động cơ nhận được 200J năng lượng điện từ
nguồn điện lưới nhưng chỉ có 180J năng lượng này được sử dụng để làm quay các
cánh quạt. Phần còn lại bị hao phí.
a. Hỏi phần năng lượng bị hao phí là bao nhiêu?
b. Điều gì xảy ra với phần năng lượng bị hao phí? Nêu các biện pháp làm giảm
hao phí năng lượng điện khi sử dụng quạt?
Câu 3. Cho 1 thùng hàng hình khối chữ nhật. Biếu diễn các lực sau với tỉ xích 1
cm ứng với 2 N.
a) Lực F1, có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.
b) Lực F2, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2 N.
Câu 4. Người ta nói Sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là ngôi sao trong hệ Mặt
Trời. Nói như thế là đúng hay sai? Tại sao?
Câu 5. Tại sao vận động viên đua xe đạp khi muốn tăng tốc thì phải cúi gập người
xuống?
Câu 6. Cho 1 thùng hàng đặt trên sàn nhà. Hãy biểu diễn lực kéo tác dụng lên
thùng hàng. Biết lực kéo có độ lớn 100N, thùng hàng dịch chuyển từ trái sang phải.
Tỉ xích tùy chọn.

TRẢ LỜI:
Câu 1.
- Khi đi trên những xe này, vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện
tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó giảm được lực cản của không khí.
Câu 2.
a. Phần năng lượng bị hao phí là: 200 – 180 = 20(J)
b. Phần năng lượng bị hao phí do chuyển hoá thành nhiệt năng.

Các biện pháp tiết kiệm điện năng:


Có thể là các biện pháp:
1. Chọn mua các thiết bị phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. ...
2. Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng. ..
Câu 3.

Câu 4.

- Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong
Hệ Mặt Trời => Nói như vậy là sai vì chúng là các hành tinh chứ không phải
sao.
Câu 5 và 6 tự làm

Câu 13. Khối lượng của một vật là


A. độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó.
B. độ lớn của vật đó.
C. số đo lượng chất của vật đó.
D. số đo thể tích của vật đó.
Câu 14: Chuyển động nào sau đây là chuyển động thực?
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó
D. Cả B và C
Câu 15. Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào
buổi chiều vì
A. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
B. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây.
C. Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
D. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 16. Sao chổi là một thiên thể gần giống một …. nhưng không cấu tạo
nhiều từ đất đá mà được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi
vũ trụ.
A. Vệ tinh
B. Hành tinh
C. Ngôi sao
D. Tiểu hành tinh
Câu 17. Hành tinh là
A. Thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
B. Thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
C. Thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.
D. Một tập hợp các sao.
Câu 20. Biếu diễn các lực trong các trường hợp sau:
a) Xách Va-li với lực 25 N. ( tỉ xích 1 cm ứng với 5 N).
b) Đẩy xe nôi với lực 30N theo phương nằm ngang từ trái sang phải. ( tỉ xích 1 cm
ứng với 10 N).
Câu 21. Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có
ngày và đêm liên tiếp?
20

21 Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất, nhưng do Trái Đất
có dạng hình cầu và tự quay quanh trục của nó (theo hướng từ
Tây sang Đông) nên khi quay chỉ có nửa phần Trái Đất hướng
về Mặt Trời nhận được ánh sáng Mặt Trời, nửa còn lại không
nhận được ánh sáng Mặt Trời. Chúng xen kẽ nhau tạo ra ngày và
đêm liên tiếp.

You might also like