Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Sinh lý hệ cơ 1 - Cơ chế co cơ vân

Ở trong cơ thể người thì có 3 loại cơ khác nhau

1. Cơ bám xương hay cơ vân:

Gọi là:
- Cơ bám xương vì chúng bám trên các đầu xương để có thể hoạt động.
- Cơ vân vì dưới kính hiển vi thì sẽ thấy chúng có những sọc hay là những vân
chạy dọc theo tế bào.
- Một tế bào cơ vân (một sợi cơ vân): là đơn vị cấu tạo chức năng của cơ vân.
- Một sợi cơ vân (tế bào cơ vân) sẽ có hình chữ nhật kích thước tương đối lớn,
từ 75 đến 100µm (lớn hơn kích thước của tế bào cơ tim hay tế bào cơ trơn).
- Một tế bào hay là một sợi cơ vân sẽ chạy dọc suốt chiều dài của bó cơ đó cho
nên mỗi tế bào là một tế bào lớn và nó có nhiều nhân nằm lệch về một bên tế bào chất.
- Được điều khiển bởi hệ thần kinh bản thể (điều khiển theo ý muốn)
- Được cấu thành từ nhiều sợi tơ cơ xếp song song nhau (sợi tơ cơ được hình
thành từ sarcomere).
2. Cơ tim

Cũng có vân cũng có sọc khi nhìn dưới kính hiển vi nhưng mà kích thước của tế bào cơ
thì nó nhỏ hơn so với tế bào cơ vân(chỉ bằng khoảng 1/3 đến một phần tư tế bào cơ vân ).
Nó nhỏ hơn cả về đường kính ngang lẫn đường kính dọc.
Tức là chiều dài của sợi cơ nó cũng không bằng.
- Nhỏ, có từ 1 đến 2 nhân

- Kích thước khoảng 25 µm

Giữa các tb cơ tim này nó có một loại liên kết đặc biệt gọi là liên kết khe (Gap
junction) cho phép các tế bào cơ tim này nó hoạt động đồng thời nhau như là một hợp bào.
Cả các tế bào cơ tim thì được điều khiển bởi hệ thần kinh tự động, có nghĩa là không
theo ý muốn của con người.

3. Cơ trơn
Khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử thì nó sẽ không có sọc và vân nào cả.
Có kích thước có thể từ rất nhỏ: 2 – 20 micrometers. Ngang bằng với tế bào cơ tim.
Thường có hình thoi và liên kết với nhau thông qua cái liên kết chặt (Tight junctions)
tức là không cho các ion hoặc các chất đi qua đi lại dễ dàng
Cấu tạo nên thành mạch máu, cơ trơn đường tiêu hóa, cơ trơn của đường hô hấp.
Được điều hòa thông qua hệ thần kinh tự động.
Ở mỗi tế bào cơ trơn thì nó chỉ có một nhân -> đơn nhân.

Nguyên tắc của cả ba loại cơ


Nguyên tắc thứ nhất:
Cả 3 loại cơ đều có chứa các sợi Myosin và các sợi Actin để giúp con ngắn sợi cơ lại.
=> Cơ chế sợi trượt

Sự khác biệt giữa 3 tb cơ: sự sắp xếp giữa các sợi Myosin và actin.

Nguyên tắc thứ hai :

Ở cả 3 loại cơ đều cần Canxi (và ATP) để mà điều hòa hoạt động co cơ (cách điều hòa
có hơi khác nhau một chút).

Nguyên tắc thứ 3:


Mô hình cơ chế co cơ
Cả 3 loại sợi cơ đều theo cơ chế là kích thích co cơ, chính là sự thay đổi điện thế động
trong màng tế dẫn đến co cơ.
CƠ VÂN (CƠ BÁM XƯƠNG)

Ở trong mỗi tế bào hay mỗi sợi cơ được cấu tạo bởi nhiều sợi nhỏ hơn gọi là sợi tơ cơ
sắp xếp liên tiếp nhau bởi nhiều phân tử Actin và Myosin.
Mỗi khúc gọi là một đơn vị co cơ tức là một Sarcomere.
Số lượng các sợi tơ cơ sẽ quyết định lực mà tế bào cơ đó có thể tạo ra nhiều hay ít do
đó sợi tơ cơ chính là đơn vị chức năng nhỏ nhất trong tế bào cơ.
Dọc theo chiều dài của sợi tơ cơ được chia ra các thành Sarcomere nằm nối tiếp nhau
thành một chuỗi.
Có từ hàng trăm cho đến hàng ngàn Sarcomere trong một sợi tơ cơ. Khi co lại thì từng
Sarcomere sẽ co lại, nhiều sợi co cơ co ngắn lại dẫn đến tb cơ co ngắn.

Nhìn vào cấu trúc hiển vi của một đơn vị co cơ (Sarcomere) có phần tối và phần sáng
nằm luân phiên nối tiếp nhau, đó chính và vân hay là sọc của cơ vân. ( hình dưới).
Mỗi Sarcomere sẽ kết thúc bằng một đường Z (xanh) - bờ phân cách giữa các
Sarcomere với nhau

Nối qua các đường Z là các sợi mỏng Actin (đỏ) ở vùng vân sáng (I band) xen kẽ với
các sợi dày Myosin (xanh) ở vùng vân tối (A band)

Cấu trúc sarcomere:


- Đường Z: bờ phần cách các sarcomerme.
- Vùng sáng – I zone (sợi mỏng) >< Vùng tối – A zone (sợi dày) xen kẽ.
 Khi co cơ: I zone ngắn lại, A zone dãn dài ra (bản chất là sự lồng ghép
giữa sợi dày và sợi ngắn tăng lên chứ không phải kích thước các sợi thay đổi)
Cấu trúc sợi myosin và actin:
- Chiều dài của các sợi actin và myosin là không thay đổi.
- Mà 2 đầu bám của nó (titin) thun lại.
Tại vị trí gắn myosin có nắp che troponin (cần Ca2+ tham gia vào)
 Cấu trúc của sợi Myosin chuỗi nhẹ và chuỗi nặng
 Chuỗi nhẹ và nặng xoắn với nhau, có 2 đầu chìa ra gắn kết với sợi actin
 Actin: 2 chuỗi xoắn, chuỗi gồm nhiều khối cầu
 Dọc theo sợi actin là sợi Tropomyosin có các chổ dùng để gắn với các đầu
của myosin, và trên các chổ gắn đó có các Troponin như là 1 cái nắp đậy
 Canxi làm mở các Troponin để 2 sợi gắn vào nhau.

Cơ chế co cơ:

 Canxi là mấy chấm nhỏ thiệt nhỏ….


 Ca2+ gắn vào troponin làm cho nó xoay sang một bên và để lộ vị để
cho đầu myosin gắn vào actin.
 Năng lượng
 Sợi cơ dùng ATP làm năng lượng
 Ở đầu sợi myosin có ATPase, chuyển ATP => ADP tạo năng lượng
cho đầu myosin dịch chuyển đến chổ gắn tiếp theo
 Khi muốn co cơ, phải hoạt động đồng thời các đầu myosin.
 Đơn vị vận động (motor unit):
- Một đơn vị vận động bao gồm 1 neuron vận động và tất cả các sợi cơ mà nó
điều khiển.
- 1 sợi cơ chỉ nằm trong 1 đơn vị vận động, bị chi phối bởi 1 neuron vận động.

Hệ thần kinh bản thể: Một neuron điều khiển nhiều cơ nhưng một cơ chỉ nhận
tín hiểu từ một neuron thông qua điện thế động

Khớp nối thần kinh-cơ (synap):

- Điện thế động đến đầu trước synap, làm mở kênh canxi gác cổng bằng điện
thế, Canxi di chuyển vào trong => làm các túi chứa Acetylcholine hòa màng =>
phóng thích Acetylcholine => đến gắn vào thụ thể trên màng tế bào cơ (nhóm thụ
thể Nicotinic) => làm mở cổng của kênh Kali và Natri đi vào => tại một số điểm sẽ
tạo Graded Potential
- Luồng điện thế này phục thuộc vào lượng Acetylcholine gắn vào thụ thể trên
synap (gắn nhiều, lâu => lượng Natri vào nhiều => tạo điện thế đủ lớn), khi điện
thế đủ lớn (vượt ngưỡng) => khởi phát điện thế động.
- Bệnh nhược cơ.

Tín hiệu neuron thông qua cơ chế đã học:

Khi điện thế động lan khắp tb cơ, có những điểm đặc biệt trên tb cơ gọi là ống ngang.

VI. Cơ chế kích thích- co cơ:

 Có các ống ngang (T- tubule) => tiếp xúc được lưới nội bào có hạt trong
tế bào chết
 Phần trên màng của T-tubule có các kênh Canxi (gác cổng bằng DHP
receptor) nhạy cảm với điện thế.
 Kênh Canxi mở => Canxi vào trong tê bào => ngay lập tức đụng vào
màng của lưới nội bào có hạt (màng này được coi là một thụ thể) => làm
mở kênh cho các ion Canxi từ trong lưới nội bào có hạt đi ra tế bào chất
theo con đường qua kênh ở màng của lưới nội bào có hạt => canxi đến
đáp ứng cho hoạt động co cơ
 Khi co cơ xong, không cần xài Canxi nữa, thì Canxi được thu gom bằng
bơm (dùng năng lượng) để tiếp tục dự trữ trong lưới nội bào có hạt
Ống ngang lõm vào đưa sâu vào tb chất, giúp đưa điện thế động vào cơ dễ dàng và
cung cấp một lượng Ca2+ (lấy từ lưới nội bào tương), những ống ngang này nằm nối tiếp
nhau, giữa các ống ngang là lưới nội bào dự trữ Ca nằm gần ống ngang
Thụ thể DHP sau khi nhận điện thế động, kênh mở ra cho Ca vào tb chất. Ca đụng tiếp
thụ thể 2 rồi đi vào nội bào. Khi Thụ thể 2 (RyR) mở ra thì Ca trong lưới nội bào đi ra tb
chất cung cấp cho quá trình co cơ, đồng thời kích hoạt bơm Ca của lưới nội bào tương để
bơm những Ca dư vào ngược trở lại.

Canxi được dùng trong hoạt động co cơ là Canxi được dự trữ trong lưới
nội bào có hạt chứ không liên quan lắm đến Canxi trong máu

You might also like