Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐIỆN THẾ ĐỘNG VÀ CƠ CHẾ CO CƠ TIM

- Cũng có vân cũng có sọc khi nhìn dưới kính hiển vi nhưng mà
kích thước của tế bào cơ thì nó nhỏ hơn so với tế bào cơ vân (chỉ bằng
khoảng 1/3 đến 1/4 tế bào cơ Vân ).
Nó nhỏ hơn cả về đường kính ngang lẫn đường kính dọc.
Tức là chiều dài của sợi cơ nó cũng không bằng.
Giữa các tb cơ tim này nó có một loại liên kết đặc biệt gọi là liên
kết khe (Gap junction) cho phép các tế bào cơ tim này nó hoạt động
đồng thời nhau như là một hợp bào.
Cả các tế bào cơ tim thì được điều khiển bởi hệ thần kinh tự động,
có nghĩa là không theo ý muốn của con người.

- Cơ tim ngoài cấu tạo nên buồng tim còn cấu tạo nên thành của
tĩnh mạch chủ :
+ Tĩnh mạch chủ trên nhận máu từ đầu => tim
+ TM chủ dưới nhận máu từ thân dưới => tim.
-Cấu tạo nên thành của TM phổi: đem máu giàu oxi từ phổi => tim.
- Hình dạng tb cơ tim có 2 đầu tù, giáp mí với tb kế cận, chỗ tiếp giáp
được gọi là tấm liên kết( tấm gắn kết) có chứa protein.
* ĐẶC ĐIỂM:
- Trên hình ảnh nhuộm mô học, các đường răng cưa màu tím được gọi là
đĩa đệm( đĩa kết nối), protein giúp liên kết tb này với tb kia để 1 trong 2
tb nằm kế bên nhau co thì sẽ co kéo tb kế bên nó => gọi là sự co kéo về
mặt cơ học.
- Đường kính cơ tim: khoảng 25 micromet, có 1-2 nhân nằm giữa tế
bào( kích thước bằng 1/3 so với cơ vân).
- Các tb cơ tim có hoạt động đồng nhất với nhau về hoạt động
điện( electrical coupling: hoạt động điện cùng lúc).
- Cơ tim có cấu trúc dạng vân nhìn dưới kính hiển vi, cấu tạo bởi
sarcomere, có dải tối( A Brands) bởi myosin, dải sáng ( I Bands) bởi
actin.
CƠ CHẾ CO CƠ:
- Khi điện thế động lan truyền màng tb cơ, màng lõm sâu vào trong tb
chất và gọi là ống ngang( T tubule). Nhờ ống ngang => điện thế động
được đưa sâu vào trong sợi cơ. Giữa ống ngang là lưới nội bào tương
được biệt hóa để dự trữ được Ca2+:

Bước 1: Phía màng ống ngang có thụ thể(6p5s) (thực chất là kênh Canxi
gác cổng = điện thế, dạng mở chậm) nó sẽ thay đổi cấu hình => làm thụ
thể RYR ( nằm trên màng lưới nội bào tương) thay đổi cấu hình => làm
Canxi từ lưới nội bào tương đi vào tb chất.
Bước 2: Lượng Canxi thoát ra găn vào sarcomere hoạt động co cơ =>
làm sợi myosin, actin trượt lên nhau.
Bước 3: Bơm Canxi của lưới nội bào tương(SR) được kích hoạt => để
bơm Canxi ngược lại vào lưới nội tương => Canxi trong lưới nội bào
tương không bị mất đi.
Bước 4: Tb cơ tim cần bơm Canxi nhanh chóng để chuẩn bị cho lần co
cơ tiếp theo => Bơm trao đổi Canxi Natri( cơ chế vận chuyển chất theo
kiểu đồng vận chuyển tích cực thứ phát, đối vận chuyển Canxi và Na).
Lượng Na dùng làm thế năng cho bơm này nhờ bớm K+, Na+, ATPase
để duy trì.
+ Với 3 con đường giải phóng Canxi => tb cơ tim giảm nồng độ trong tb
chất để Canxi kh còn đủ nhiều để gắn vào troponin nửa => sợi actin,
myosin tách ra chuẩn bị cho lần tiếp theo.
- Trong trái tim có 2 loại tb: 99% là co bóp bình thường, 1% là những tb
tạo nhịp( kh có cấu tạo sarcomere).
ĐIỆN THẾ ĐỘNG NHANH:

- Pha 0: trạng thái nghỉ của điện thế màng cơ tim( -85mV), khi có kích
thích => làm tăng điện thế bên trong so với bên ngoài tb( đường thẳng
đứng) => khử cực màng, đi nhanh . Diễn ra nhờ mở kênh Na gác cổng
bằng điện thế, Na đi vào trong tb => khử cực. Ngay sau đó kênh Na bất
hoạt.
- Pha 1: Sau khi kênh Na bất hoạt => kênh K mở ra => K đi ra ngoài =>
điện thế bên trong tb hơi tái cực( trong tg ngắn) .
- Pha 2: Sau đó lập tức chuyển qua giai đoạn bình nguyên( plateau) nhờ
mở kênh Ca gác cổng bằng điện thế => Canxi đi vào trong tb( kênh K vẫn
mở và đi ra ngoài tb) => nhờ dòng Ca đi vào trong bù trừ => điện thế
màng k giảm đi quá nhanh.
- Pha 3: Kênh Canxi đóng lại, kênh K( pha 1,2) vẫn mở => điện thế trong
màng giảm đi nhanh chóng => giai đoạn tái cực để trở màng tb trở về như
cũ.
- Pha 4: Kênh K đóng lại, điện thế màng và các ion được tái lập lại nồng
độ bình thường nhờ vào bơm Na/K ATPase => đưa điện thế màng trở về
trạng thái nghĩ(-85mV).
*LƯU Ý:
- Giai đoạn bình nguyên tương đối dài, chỉ có tế bào co bóp của cơ tim
mới có.
- Toàn bộ thời gian diễn ra điện thế động của tb cơ tim kéo dài 200ms( so
với tb thần kinh 1ms, tb cơ vân 2-10ms)
GIAI ĐOẠN TRƠ CỦA ĐIỆN THẾ ĐỘNG:

- Kênh Na bất hoạt thì không thể mở lại, trừ khi ở trạng thái đóng thì có
thể mở lại. Kênh Na chỉ chuyển về trạng thái đóng khi điện thế màng đã
gần như trở lại trạng thái tái cực( pha 4)
- Từ 0-180ms, kênh Na luôn ở trạng thái bất hoạt => không thể xuất hiện
điện thế động thứ 2. Cho đến khi điện thế động cũ gần hoành thành thì
mới có thể kích thích để xuất hiện điện thế động thứ 2 => Gọi là thời
gian trơ tuyệt đối( kéo dài 180ms).
- Từ 180-200ms: 20ms cuối cùng là thời gian trơ tương đối.

- Đường xanh lá là đường biểu diễn lực co của 1 cú co cơ của tb xảy ra


khi điện thế động diễn ra => 1Twitch.
- Trục tung biểu diễn lực, trục hoành là trục thời gian.
- Thời gian của cú giật cơ kéo dài là 250ms.
- Thời gian đỉnh điểm của cú co cơ nằm trong giai đoạn trơ tuyệt đối của
điện thế động => không thể cộng dồn lực co cơ, hết lực co cơ này mới có
thể diễn ra lực co cơ khác.
- Nhờ tính chất này giúp cơ tim không diễn ra tình trạng uốn ván.
LỰC CO CƠ CỦA CÁC TB CO BÓP CƠ TIM:

Đường đỏ: cách huy động lực co bóp của cơ tim


Đường xanh: cách huy động lực co bóp của cơ vân.

- Ở trạng thái nghĩ( điểm ngay đỉnh của đường đỏ) là điểm mà sarcomere
ở chiều dài tối ưu.
- Bên trái trạng thái nghĩ( không co bóp) : 2 sợi actin và myosin không
chồng lấp đủ lượng cần thiết. Nhưng tim đổ đầy máu, actin và myosin
đến điểm chồng lấp đủ lượng cần thiết => tạo lực co bóp tống máu đi.
- Khi máu về tim nhiều lên, tb cơ tim căng ra => tạo ra lực co cơ lớn hơn
ở chu kì co cơ tiếp theo.
Định luật: “ Khi tim tăng đổ đầy, trong chu kì co bóp tiếp theo lực co cơ
cũng tăng lên để tống hết máu ra khỏi tim”.
=> Cơ tim tăng lực co bóp bằng cách tăng sự chồng lấp của sợi myosin và
actin.

You might also like