Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

THUYẾT MINH VỀ CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

- Nguyễn Dữ -
Người Việt ta từ xưa đến nay đã luôn nổi tiếng với hình tượng người anh hùng khảng khái
dũng cảm, từ thơ văn ra tới cả ngoài đời thật, hình tượng người anh hùng như một sợi chỉ đỏ
xuyên suốt theo chiều dài lịch sử của dân tộc ta. Nguyễn Dữ cùng với tác phẩm “Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên” đã vẽ nên vẻ đẹp của bậc anh hùng dũng cảm vì dân trừ gian diệt ác
qua nhân vật Ngô Tử Văn .

Tác giả Nguyễn Dữ, sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, quê ở tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân
trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, từng đi thi và ra làm quan một thời gian ngắn
rồi lui về ở ẩn vì lấy cớ là phụng dưỡng mẹ già. Ông được xem là người đã đưa khái niệm
"truyền kỳ" tiến vào văn học của nước ta, mở ra một hướng đi cho thể loại này trong nền văn
học trung đại Việt Nam. Ông để lại duy nhất một tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm hai mươi
truyện khác nhau, được viết bằng chữ Hán chứa nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, ra đời vào
khoảng nửa đầu thế kỷ XVI , được tiến sĩ Vũ Khâm Lân đánh giá là "áng thiên cổ kỳ bút" trong
văn học dân tộc bởi những giá trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, vạch trần hiện thực xã hội phong
kiến đương thời thối nát, cảm thông cho số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong
xã hội, đặc biệt là những người phụ nữ lúc bấy giờ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp phẩm cách , đạo
đức, trí tuệ của con người. Tác phẩm được Nguyễn Dữ đặc biệt viết bằng thể văn truyền kỳ, thể
văn truyền kỳ là đề chỉ các tác phẩm văn xuôi trung đại có các yếu tố hoang đường kì ảo. Ở đó
có sự tương giao giữa thế giới con người với cõi âm, cõi sự xuất hiện của thánh thần, ma sức
hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời góp phần phản ánh các nội dung cốt lõi trong quan niệm của
tác giả.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về nhân vật chính là Ngô Tử Văn, chàng là một chàng
trai trẻ cương trực và dũng cảm. Ở làng chàng sống trước có một ngôi đền linh ứng, nhưng bây
giờ lại bị hồn ma của một tên tướng giặc chiếm giữ và làm yêu làm quái trong trần gian, gây
phiền hà và phá hoại người dân. Việc này khiến Tử Văn rất tức giận. Một hôm, chàng tắm gội
sạch sẽ, khấn trời sau đó cậu châm lửa, không ngần ngại mà đốt luôn ngôi đền. Hành động của
Ngô Tử Văn tuy mang tính bộc trực, nhưng lại xuất phát từ lòng thương dân mà trừ hại, điều
đó càng làm rõ nét thêm sự cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn. Sau khi đốt đền, Tử Văn
ốm nặng, trong cơn ốm, Ngô Tử Văn mơ màng gặp được hồn ma tên tướng giặc, hắn đe doạ,
nhưng Tử Văn vốn là người dũng cảm, hà cớ gì lại sợ một tên độc ác như hắn. Chiều tối, có một
ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã, ông bảo với Tử Văn rằng ông chính là Thổ Công,
ông bày cho Ngô Tử Văn cách để thưa với diêm vương và giải oan cho 2 người Sau đó, Tử Văn
mơ màng thấy mình bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp. Lúc xuống chốn ẩm cung, Diêm Vương
chỉ nghe mỗi lời của tên Bách Hộ họ Thôi mà kết tội Ngô Tử Văn, Ngô Tử Văn quyết không để
mình chịu thiệt mà làm như lời Thổ Công nói. Chàng cuối cùng cũng đã được minh oan sau khi
chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn gặp lại Thổ Công khi
Trang 1
chưa đầy một tháng sau, ông bảo Tử Văn đến nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. Ông khuyên
Tử Văn nên nhận chức và ông nói rằng: "Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn
là chết đi còn được tiếng về sau". Vậy nên, Tử Văn vui vẻ nhận lời.
Giá trị nội dung trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" tác giả đã vạch trần bộ mặt
gian tà của bọn giặc ngoại xâm, chiến tranh xâm lược thời xưa. Đồng thời cũng tố cáo mạnh
mẽ hiện thực "rễ ác mọc lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà. Đồng thời, câu nói
buột miệng của Tử Văn: "Sao mà nhiều thần quá vậy?" cũng vạch trần cho ta thấy được những
kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, thế lực mà làm càn lúc bấy giờ. Khác với những tác phẩm
khác trình bày lai lịch và hành trình số phận nhân vật từ đầu tới cuối, Nguyễn Dữ chọn một thời
điểm có ý nghĩa nổ bật để có thể, khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật một cách tiêu biểu
cùng với sự kết hợp các yếu tố kì ảo đã làm rõ vẽ đẹp cường tráng của người anh hùng cương
trực vì dân trừ hại.
Giá từ Nghệ thuật: Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, mở đầu bằng tình tiết khác lạ, xây
dựng cao trào truyện đầy kịch tính lô-gic, với các nút thắt, và cách giải quyết hợp lý, làm thỏa
mãn người đọc. Bên cạnh đó các yếu tố kì ảo hoang đường được đưa vào một cách khéo léo
nhằm làm nổi bật chủ đề, nội dung câu chuyện, đồng thời khắc họa rõ tính cách của nhân vật.
Truyện còn đem đến cho người đọc cảm giác khách quan với sự đồng cảm và chia sẻ của người
viết thông qua thái độ và hành động của nhân vật.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện hay và mang ý nghĩa vô
cùng sâu sắc, phản ánh những mặt trái của xã hội đương thời, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp phẩm
chất trí tuệ của con người, thể hiện ước mơ về một xã hội cộng bằng, công lý được thực thi của
nhân dân ta. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng như “Truyền kỳ mạn lục” xứng đáng có
được vị trí là một mẫu mực của thể loại truyền kỳ, cũng như danh xưng "áng thiên cổ kỳ bút"
mà người đời ca tụng. Qua câu chuyện trên của tác giả Nguyễn Dữ, em học được ở Ngô Tử Văn
về sự dũng cảm, biết bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh mình, và đồng
thời cũng là công lí về sự hoà bình, về cái thiện thắng cái ác trong cuộc đời .

Trang 2

You might also like