Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Giải thích quan điểm HCM về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với

tính nhân
dân, tính dân tộc của Nhà nước. Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay?
a. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước:
Khái niệm NN: NN là 1 tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về mặt kinh tế; được lập ra nhằm
bảo vệ, củng cố, duy trì địa vị của giai cấp thống trị và tiến hành đàn áp các giai cấp khác.
Qua định nghĩa này cho chúng ta thấy NN có các tính chất sau:
- NN luôn luôn mang bản chất của giai cấp thống trị.
- NN phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị về mặt kinh tế.
- NN là 1 phạm trù lịch sử, ra đời và tồn tại trong những điều kiện nhất định của lịch sử.
Như vậy, ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ tất yếu còn tồn tại NN, nhưng điều cơ bản để phân
định bản chất của NN chính là NN đó mang bản chất của giai cấp nào và phục vụ lợi ích cho ai.
NN ở thời kỳ quá độ mang bản chất của giai cấp công nhân. Khi khẳng định bản chất giai cấp
công nhân của NN, điều này có nghĩa là ở VN cũng như theo quan điểm của HCM, NN đó không phải
là NN phi giai cấp hay là NN đứng trên mọi giai cấp, mà bản chất của NN đó luôn luôn mang bản chất
của 1 giai cấp nhất định, đó là giai cấp công nhân.
Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của tất cả các giai cấp, giai tầng trong xã
hội VN, mục đích của giai cấp công nhân không ngoài mục đích vì lợi ích của tất cả dân tộc. Chính vì
vậy, HCM đã khẳng định, NN ta là NN của dân, do dân, vì dân.
Khi nói NN của dân, do dân, vì dân; điều này có nghĩa là NN bên cạnh chức năng giai cấp, nó
còn thực hiện chức năng “dân chủ” – nghĩa là nó chia sẻ quyền lực ở trong bộ máy NN cho đại đa số
nhân dân lao động.
Vậy thì, bản chất giai cấp công nhân của NN được thể hiện qua những khía cạnh nào?
1. NN do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính Đảng tiên phong của nó (Đảng Cộng Sản
VN).
- Đảng CSVN lãnh đạo NN giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân. Việc xác định
bản chất giai cấp công nhân của NN là 1 vấn đề rất cơ bản của Hiến pháp 1959: “NN của ta là NN dân
chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Trong quan
điểm cơ bản xây dựng 1 NN do nhân dân lao động làm chủ, 1 NN thể hiện tính chất nhân dân rộng rãi,
HCM vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và trí thức do giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là ĐCSVN lãnh đạo.
- Đảng lãnh đạo NN bằng phương thức thích hợp. Nói đến phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với NN là nói đến cách lãnh đạo cho phù hợp với từng thời kỳ. Những vấn đề cơ bản về phương thức
lãnh đạo của Đảng chung cho các thời kỳ:
+ Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để NN thể chế hóa thành pháp luật, chính
sách, kế hoạch.
+ Đảng lãnh đạo NN bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ
quan NN.
+ Đảng lãnh đạo NN bằng công tác kiểm tra
2. Mục tiêu định hướng đưa cả nước quá độ đi lên CNXH: thể hiện trong quan điểm của HCM
ngay từ khi nước VN dân chủ cộng hòa mới ra đời.
3. NN đó xây dựng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ: HCM rất chú í đến tính dân chủ
trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan NN, nhấn mạnh đến việc phát huy cao độ
dân chủ, đồng thời phát huy cao độ tập trung, NN phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả
mọi quyền lực vào tay nhân dân.

1
Kết luận: Trên cơ sở phân tích cho chúng ta thấy bản chất của NN ở VN trong thời kỳ quá độ chính là
mang bản chất của giai cấp công nhân đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN nhằm thực thi quyền làm chủ
của nhân dân.

b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của NN:
HCM là người giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa các vấn đề giai cấp – dân tộc trong
xây dựng NN VN mới. Người đã giải quyết hài hòa, thống nhất giữa bản chất giai cấp với tính nhân
dân, tính dân tộc và được biểu hiện rõ trong những quan điểm sau:
- NN ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều thế hệ người Việt
Nam. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc VN rơi vào khủng hoảng đường lối cách mạng. Trong
cuộc đấu tranh trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa dưới sự
lãnh đạo của các nhà cách mạng tiền bối rất oanh liệt, tô thắm cho truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm của dân tộc nhưng độc lập, tự do cho dân tộc vẫn chưa trở thành hiện thực. Từ đầu năm 1930,
Đảng ta ra đời, thì sự lớn mạnh của giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng CSVN đã
vượt qua được tất cả các hạn chế và đã lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, đấu tranh
giành chính quyền, lập nên NN dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
- Tính thống nhất còn biểu hiện ở chỗ NN ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc
làm cơ bản. Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, HCM khẳng định lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân,
của nhân dân lao động và của toàn dân tộc là một. NN ta không những thể hiện í chí của giai cấp công
nhân mà còn thể hiện í chí của nhân dân và của toàn thể dân tộc.
- Trong thực tế, NN ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân dân
tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước VN hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế
giới. Con đường quá độ lên CNXH và đi đến chủ nghĩa cộng sản là con đường mà HCM và Đảng ta đã
xác định, cũng là sự nghiệp của chính NN ta.

Câu 2: Phân tích quan điểm của HCM về các tính chất của nền văn hóa mới. Sự vận dụng của
Đảng ta trong giai đoạn hiện nay?
 Định nghĩa về văn hóa:
Định nghĩa văn hóa của HCM: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn”.
 Quan điểm về tính chất của nền văn hóa:
- Tính chất của một nền văn hóa là một phạm trù lịch sử, trong những thời kỳ lịch sử khác nhau
thì quan điểm về tính chất của văn hóa cũng khác nhau.
+ Trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng tập trung giải quyết nạn đói, nạn dốt, lương
giáo đoàn kết.
+ Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là nền văn hóa kháng chiến, kiến
quốc, là nền văn hóa dân chủ mới.
+ Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, nền văn hóa mới với tính chất của thời kỳ quá
độ.

- Nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng bao hàm 3 tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng.
2
+ Tính dân tộc của nền văn hóa
Nhấn mạnh đến chiều sâu, bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm
lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Đó là chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự
lực, tự cường của dân tộc.
Tính dân tộc của nền văn hóa không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc mà còn phải phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với điều
kiện lịch sử mới của dân tộc.
+ Tính khoa học của nền văn hóa
Thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.
Phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ.
Phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan.
Phải kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Tính đại chúng:
Văn hóa đó phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên
Quá trình phát triển của xã hội phải hướng đến phát triển văn hóa cho đông đảo quần chúng nhân
dân.
Bản thân sự phát triển của văn hóa phải hướng đến nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.

CÂU 3: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”. Hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta vận dụng quan điểm này của Hồ Chí Minh như thế nào?
a. Quan điểm HCM về vai trò của con người
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công sự nghiệp CM
 Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng
đoàn kết nhân dân
 Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần
 Lực lượng chính của mọi phong trào CM
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cuộc CM, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy
nhân tố con người
 Mọi hoạt động đấu tranh CM nhằm mục tiêu nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành
 Trong từng giai đoạn CM khác nhau, mục tiêu nhiệm vụ khác nhau nhưng mục tiêu giải phóng
con người luôn được HCM xác định là mục tiêu xuyên suốt mọi thời kì CM
 Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con
người
 Con người là động lực của CM được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào. Ở đây
không phải mọi con người là động lực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức, có trí
tuệ, bản lĩnh, văn hóa, đạo đức
 Con người là chủ thể của mọi quá trình cải biến CM, trong quan điểm của HCM chính là nhân
dân-nếu ko có nhân thì CP ko đủ lực lượng, cũng như sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ có thể thực hiện
được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân
 Giữa con người-mục tiêu và con người-động lực có quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo
cho con người-mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người-động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại tăng
cường được sức mạnh của con người-động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu CM
Người yêu cầu:

3
 Sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân ý, dân tâm
 Trong mọi hoạt động thực tiễn, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì
hết sức tránh
 Có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh của con người, có khả năng tự giải phóng của chính
bản thân con người
 Kiên quyết khắc phục các trở lực
b. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
- Trồng người là yêu cầu vừa khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng
 Con người phải đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát
triển KT - XH của đất nước, vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đào tạo
 Sự nghiệp cách mạng trong mọi thời kì đều liên quan mật thiết đến sự nghiệp “trồng người”.
Xây dựng CNXH nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài nó liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ “trước hết
cần có những con người XHCN”
- Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người XHCN
 Ngay từ đầu phải đặt nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho
những con người mới XHCN, làm gương lôi cuốn xã hội
 Con người mới XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một: kế thừa giá trị tốt đẹp của con
người truyền thống. Hai: hình thành những phẩm chất mới: có tư tưởng XHCN, có đạo đức XHCN, có
bản lĩnh và trí tuệ để làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng
- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, là một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển
KT-XH
 Trong chiến lược phát triển KT-XH, con người được xem là trọng tâm và chiến lược “trồng
người” phải được xem là một bộ phận của chiến lược phát triển KT-XH
 Phải thấy đây là nhiệm vụ thường trực, là nhiệm vụ của toàn xã hội, cần nhiều biện pháp, không
phải một sớm một chiều
 Giáo dục đào tạo là biện pháp quan trọng nhất cho nên nội dung, phương pháp giáo dục phải
toàn diện cả về đức – trí – thể - mỹ, giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước
CÂU 4: Trình bày quan điểm của HCM về mối quan hệ giữa CM GPDT ở thuộc địa và CMVS ở
chính quốc
 Quan điểm của Quốc Tế Cộng Sản (QTCS): QTCS chủ trương xem CN ở các nước thuộc địa
trong đó có VN phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc; và cuộc CM ở thuộc địa chỉ nổ ra và giành
thắng lợi khi CM ở chính quốc nổ ra và dành thắng lợi: “CM ở An-giê-ri, Madagatca và kể cả
CM ở An Nam chỉ nổ ra và giành thắng lợi khi và chỉ khi CM ở Anh, Pháp đánh đổ được
Gioocc-dơ và Cle-măng-xô thì khi đó CM ở các nước này mới có cơ may thắng lợi”. Như vậy,
trong mối quan hệ giữa CM thuộc địa với CM ở chính quốc, QTCS cũng như các Đảng Cộng
Sản đã xem thường, hạ thấp vai trò và tính chủ động của CM thuộc địa
 Quan điểm của HCM: xuất phát từ thực tiễn của VN, HCM đã khẳng định:
- Các nước thuộc địa trở thành nguồn sống của CNTB giai đoạn CN đế quốc (là nguồn tài
nguyên, nguồn lao động rẻ mạt, thị trường tiêu thụ hàng hóa), vai trò, vị trí của các nước
thuộc địa với các nước đế quốc. Qua sự phân tích này của HCM, thuộc địa trở thành cơ sở
tồn tại của các nước đế quốc, cho nên không còn tồn tại mối quan hệ phụ thuộc
- HCM khẳng định CM của các nước thuộc địa có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước
CMVS ở chính quốc. Các cơ sở của khẳng định này
 Thuộc địa trở thành nguồn sống cơ bản của các nước Đế quốc
4
 Nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức, bóc lột nặng nề nên trung thành với CM hết sức triệt để
 Mặc dù trong XH thuộc địa có sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn giai cấp, tuy nhiên mâu thuẫn
cơ bản nhất trong lòng XH thuộc địa chính là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với CN thực dân
và CN đế quốc. chính vì vậy, cuộc CM ở thuộc địa tập hợp được nhiều quần chúng tham gia
 Với sự tuyên truyền, giác ngộ phong trào Cộng sản, đưa đến sự ra đời của các ĐCS cho nên CM
ở thuộc địa (có VN) được sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng tiên phong (CN
Mác – Lê nin), cho nên CM ở thuộc địa sẽ nổ ra và giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc
- CM ở các nước thuộc địa có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc và
trong những điều kiện nhất định nó có khả năng thúc đẩy CMVS ở chính quốc đi đến thắng
lợi hoàn toàn
 Khi CMGPDT thắng lợi ở thuộc địa làm suy yếu CN đế quốc dẫn đến CM vô sản ở chính quốc
dễ dàng đi đến thắng lợi hoàn toàn, vì “CNĐQ là con đĩa 2 vòi”
 Trên cơ sở phân tích và khẳng định tính tích cực chủ động của CM ở thuốc địa, HCM đã đặt ra
cơ sở cho tính chủ động, sáng tạo của CM thuộc địa, đặt cơ sở lý luận để cho các Đảng Cách
Mạng ở thuộc địa tích cực chủ động chớp lấy thời cơ CM, không trông chờ, ỷ lại vào các nước
chính quốc. Và thực tế, HCM đã chứng minh được qua CM Tháng Tám năm 1945.
Câu 5: Phân tích đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo quan điểm HCM. Vận dụng.
- Từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam, HCM tìm thấy trong CN Mác lê nin sự thống nhất biện
chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Chỉ có CNXH mới giải phóng dân tộc, giai cấp, nhân loại, đem lại độc lập, tự do thật sự cho các dân
tộc. Đó cũng là mục tiêu mà HCM và CMVN hướng tới.
- Trên phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mác xít, HCM đã tìm thấy cơ sở lí
luận giải quyết mối quan hệ các nhân với xã hội “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người”. CNXH là giai đoạn phát triển mới về đạo đức nhằm giải phóng
dân tộc, giai cấp, con ng và xh.
- Trên phương diện văn hóa, HCM cho rằng văn hóa trong CNXH ở VN có quan hệ biện chứng với
chính trị và kinh tế. Quá trình xây dựng CNXH ở VN cũng là quá trính xây dựng nền văn hóa mà trong
đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.. Trên cơ sở đó
tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giớ, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế.
Dựa trên cách tiếp cận CNXH theo quan điểm HCM, các đặc trưng của CNXH gồm:
- CNXH là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ

+ Chế độ dân chủ do nhân dân lao động là chủ và làm chủ. Nhân dân là người quyết định vận mệnh
cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ XHCN, có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền
lực của bộ máy Nhà nước.
+ Nhà nước của dân, do dân và vì dân dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh
công-nông-trí thức do ĐCS lãnh đạo.
- CNXH là chế độ xã hội có nền kt phát triển cao gắn liền với phát triển KH-KT.

+ Xã hội có nền ktế phát triển cao dựa trên năng suất lđ xh cao, sức sx phát triển.
+ Trên cơ sở phát triển KH-KT, ứng dụng các thành tựu KH-KT mà nhân loại đạt đc
+ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- CNXH là chế độ không còn người bóc lột người.

+ Xã hội hoàn chỉnh, không còn bóc lột, áp bức bất công.
5
+ Thực hiện chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động gắn với phúc lợi xã hội.
- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức.

+ XH có hệ thống quan hệ xh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột bất công,
không còn đối lập giữa lđ trí óc với lđ chân tay, thanh thị với nông thôn.
+ Con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện.
+ Có sự hài hòa giữa xh và tự nhiện trong quá trình phát triển.
Câu 6: Các yếu tố thành lập ĐCSVN? Trong đó đóng góp sáng tạo về mặt lí luận của HCM
thể hiện ở yếu tố nào? Cơ sở để Người bổ sung thêm yếu tố này?
-Khi đề cập đến sự hình thành ĐCSVN bên cạnh 2 yếu tố là CN Mác-lê nin và phong trào công nhân,
HCM còn đề cập đến yếu tố thứ bà là phong trào yêu nước. HCM đã chỉ rõ rằng CN Mác-Lê nin kết
hợp với pt công nhân và pt yêu nước đã dẫn tới sự thành lập ĐCS Đông Dương năm 1930. Đây chính
là quy luật hình thành và phát triển của ĐCSVN, đồng thời là sự bổ sung sáng tạo vào kho tàng lí luận
CN Mác-Lê nin trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.
-HCM đánh giá cao vai trò của CN Mác-Lê nin ở điểm:
+ Thế giới quan-duy vật biện chứng và phương pháp luận-biện chứng duy vật.
+ Sự luận chứng khoa học cho sự thay thế các hình thái kinh tế xh từ thấp đến cao và sự ra đời tất
yếu của CN cộng sản mà giai đoạn đầu là CNXH.
-HCM đánh giá cao vai trò của phong trào công nhân ở điềm:
+ Đó là giai cấp tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới
+ Là giai cấp có tinh thần CM kiên quyết, triệt để nhất, có tổ chức, kỉ luật cao với nền tảng là chủ
nghĩa Mác- Lê nin.
-Cơ sở để HCM bổ sung phong trào yêu nước là yếu tố thành lập ĐCSVN là:
+ PT yêu nước có vị trí, vai trò cực kì to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc VN, cuốn hút mọi
tầng lớp nhân dân, toàn dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
+ Xét về mặt lịch sử, PT yêu nước là PT rộng rãi có trước PT công nhân hàng nghìn năm.
+ Khác với những người CS phương Tây, HCM và những người CS VN đã đi từ CN yêu nước đến
với CN Mác-Lê nin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp.
+ PT nông dân kết hợp với PT công nhân ngay từ đầu, là đồng minh tự nhiên của giai cấp CN.
+ PT yêu nước của tri thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho ra đời
ĐCSVN.
-Với sự bổ sung pt yêu nước vào các yếu tố thành lập ĐCSVN, HCM đánh giá rất cao pt yêu nước
trong công cuộc giải phóng dân tộc.Qua đó cho thấy ý nghĩa to lớn của pt yêu nước:
+ đã làm cho công thức ra đời của Đảng cộng sản nó mạng tầm phổ quát hơn.
+ Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở lý luận để các chính ĐCS tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tiến
hành đấu tranh cách mạng.
+ Với sự bổ sung thêm phong trào yêu nước vào công thức ra đời của ĐCS chính là cơ sở để
ĐCSVN mới ra đời hết sức non trẻ nhưng đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành
thành công thắng lợi cách mạng tháng 8/1945.

You might also like