Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga


Mã LHP: GELA220405_21_1_11CLC
(Sáng thứ tư tiết 3-4)
Nhóm SVTH: 4A MSSV
Lê Thái Quốc Thắng 21161362
Hoàng Đặng Hùng 21161055
Mai Ngọc Phương Nhi 21124083 Nguyễn
Trần Quốc Tuấn 21161381
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: Tội giết người trong
Luật hình sự Việt Nam

THỨ NHIỆM ĐIỂM


HỌ TÊN - MSSV KÝ TÊN
TỰ VỤ SỐ
Soạn nội
1 Hoàng Đặng Hùng Hoàn thành tốt
dung
Soạn nội
2 Mai Ngọc Phương Nhi Hoàn thành tốt
dung
Trình bày
3 Lê Thái Quốc Thắng Hoàn thành tốt
Word

Nguyễn Trần Quốc Trình bày


4 Hoàn thành tốt
Tuấn Word

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………
KÝ TÊN

1
Mục Lục
I) I.PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
1) Lý do chọn đề tài..................................................................................................3
2) Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
3) Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.................................................4
4) Bố cục.................................................................................................................. 4
II) CHƯƠNG 1- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI..................5
1) Khái niệm, đặc điểm, yếu tố của cấu thành tội phạm............................................5
2) Các yếu tố cấu thành tội phạm:.............................................................................5
3) Về chủ thể của tội phạm:....................................................................................10
4) Về khách thể của tội phạm:.................................................................................11
5) Ý nghĩa của cấu thành tội phạm:.........................................................................12
6) Cấu thành tội phạm giết người............................................................................12
III) II. CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY.................................................................................................................17
1) Thực trạng về tội giết người ở Việt Nam............................................................17
2) Phân tích 3 vụ án tiêu biểu..................................................................................19
3) Kiến nghị, giải pháp hạn chế...............................................................................24
IV) TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................

2
I) I.PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng nhiều
hơn. Sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ trong thời kì 4.0 đã và đang đem đến
những lợi ích nhất định đến từng người. Nhưng cũng chính vì thế, mâu thuẫn giữa
người và người đã dần thay đổi theo hình thái phức tạp hơn. Việc sống trong xã
hội hiện đại yêu cầu phải chịu đựng được nhiều áp lực hơn, từ công việc, gia đình,
các mối quan hệ xã hội. Chính những điều đấy làm cho suy nghĩ của mỗi người
dần trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Suy nghĩ ngày càng lệch lạc đi sẽ dẫn đến
những hành vi bị lệch lạc kéo theo, và chính điều này dẫn đến những hành vi, việc
làm đang bị “thú hóa”, tức hành động theo chính bản năng mà không suy nghĩ
được. Từ những hành vi nhỏ nhặt như chửi bới, mắng mỏ cho đến những việc làm
gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe vật lý của mọi người như đánh nhau, cố ý gây
thương tích, đến những vụ việc hết sức nghiêm trọng như Giết người.
Cần lưu ý rằng, tính mạng con người là một trong những khách thể quan trọng
hàng đầu của luật pháp, không chỉ ở trong Việt Nam mà còn là quốc tế. Tính mạng
con người là thiêng liêng nhất, dù bản thân đang ở trong nước Việt Nam hay ở
nước ngoài thì đều được coi là bất khả xâm phạm. Từ trước đến nay, hành vi xâm
phạm đến tính mạng con người được luật hình sự Việt Nam quy định là hành vi
nguy hiểm nhất và có khung hình phạt vô cùng nghiêm khắc. Tuy nhiên, tùy vào
hoàn cảnh, đối tượng gây án và những điều kiện khác sẽ có những ảnh hưởng nhất
định đến vụ án. Ví dụ như, trong trường hợp chính bị hại cũng là người có lỗi,
xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo thì sẽ có những điều
luật riêng đã được ban hành, nhằm đem đến sự khách quan nhất trong từng trường
hợp của vụ án.
Chính vì thế, việc nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn, phân tích rõ ràng
những dấu hiệu pháp lý, những mâu thuẫn, đồng thời giải quyết được những kiến
nghị, vướng mắc về luật, những chú ý đáng lưu tâm, và những hạn chế về mặt luật
pháp trong những trường hợp của tội giết người, nên nhóm chúng tôi đã chọn đề

3
tài: Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam cho tiểu luận môn Pháp luật đại
cương cuối kì lần này.

2) Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của chủ đề tiểu luận là tội phạm giết người dựa trên Điều
123 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
3) Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: phân tích rõ ràng những dấu hiệu pháp lý, đường lối
giải quyết và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, những mâu thuẫn, đồng
thời giải quyết những kiến nghị, vướng mắc về luật, những chú ý và hạn chế
của luật xung quanh tội Giết người.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện
chứng, Chủ nghĩa; Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích, tổng hợp,…
4) Bố cục
Gồm:
Chương 1: Quy định của pháp luật về tội giết người
Chương 2: Thực trạng của tội phạm giết người

4
II) CHƯƠNG 1- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

1) Khái niệm, đặc điểm, yếu tố của cấu thành tội phạm
i.) Cấu thành tội phạm là gì?
Tội phạm theo như quy định của Bộ luật hình sự hiện hành có giải thích đó là hành
vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến những quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ và được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi có dấu
hiệu tội phạm nhưng mức độ ảnh hưởng xã hội không đáng kể thì không được coi là
tội phạm.
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và chủ
quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội
cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị coi là tội phạm.
Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm đó là:
+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có
tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có
thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu
thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.
+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình
sự.
+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng
định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.

5
2) Các yếu tố cấu thành tội phạm:
i.) Về mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới
khách quan, bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan
hệ giữa hành vi với hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp, thời điểm, …. thực
hiện tội phạm. Cụ thể những dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm được thể hiện
như sau:
+ Về hành vi khách quan
Dấu hiệu bắt buộc phải có ở tất cả tội phạm đó là hành vi khách quan, tức phải có
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu một người thực hiện hành vi không gây nguy hiểm
cho xã hội, không thực hiện hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp
luật hình sự bảo vệ thì không thể coi là tội phạm. Hành vi nguy hiểm này được thể
hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm
của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay
không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi
khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi hành động là việc chủ thể thực hiện một việc mà quy định hình sự cấm.
Hầu hết các tội phạm trong Bộ luật Hình sự được thực hiện bằng hành vi hành động.
Hành vi không hành động là việc chủ thể trong khi có đủ điều kiện để thực hiện
một việc nhưng cố tình không làm. Để truy cứu trách nhiệm với người thực hiện hành
vi không hành động phải xét đến các yếu tố, điều kiện để thực hiện nghĩa vụ hay thực
hiện hành vi thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình nhưng người đó cố tình không
làm. Ví dụ như: trốn thuế, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà
nước, thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn,…
+ Về hậu quả
Hậu quả thực tế xảy ra là thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh thần. Thiệt hại vật
chất bao gồm những thiệt hại đo đếm được về lượng, xác định được về mức độ như tỷ
lệ tổn thương cơ thể, tài sản bị mất, hư hỏng, suy giảm, chết người, …Thiệt hại tinh
thần là những thiệt hại không xác định được về chất, về lượng, về mức độ như xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm (ví dụ như tội vu khống, tội làm nhục người khác), tư
tưởng của Đảng, chính sách (ví dụ như tội phá hoại chính sách đoàn kết, tội phá hoại
6
việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội,…), …. Hậu quả có ý nghĩa quan trọng
để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Hậu quả tác hại càng lớn thì
mức độ nguy hiểm của tội phạm càng cao.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
Hành vi khách quan phải là nguyên nhân làm phát sinh, gây ra kết quả đó là hậu
quả của tội phạm. Dựa vào mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả có ý nghĩa xác định
giai đoạn hoàn thành của tội phạm. Tội có cấu thành hình thức được coi là hoàn thành
khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (ví như tội hiếp dâm, tội
cưỡng dâm,…). Còn tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm
tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế (ví như tội cố ý gây
thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác,…)
Điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của tội phạm dựa vào: hành vi
vi phạm phải xảy ra trước thời điểm phát sinh hậu quả, trong hành vi phải chứa đựng
khả năng thực tế, nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả, một hậu quả xảy ra có thể
do một hoặc nhiều hành vi gây ra.
+ Về thời gian, địa điểm
Vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong tất cả vụ án hình sự đó là tội phạm phải
tồn tại ở thời gian và địa điểm nhất định. Trong một số trường hợp thì dấu hiệu về thời
gian, địa điểm là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm. Ví dụ như: tội buôn lậu phải
có địa điểm thực hiện là qua biên giới hay tội giết người trong khi thi hành công vụ
phải được thực hiện trong thời gian đang thi hành công vụ,…
+ Về công cụ, phương tiện, phương pháp thực hiện tội phạm
Các dấu hiệu về công cụ, phương tiện, phương pháp là những dấu hiệu của mặt
khách quan. Các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu bắt buộc, có thể có hoặc không
để định tội. Nếu trong một số tội phạm quy định dấu hiệu này là tình tiết định khung
thì cơ quan, người tiến hành tố tụng phải chứng minh được để định danh tội phạm. Ví
dụ như Tội đua xe trái phép thì phải chứng minh có xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe
khác có gắn động cơ là phương tiện thực hiện hành vi.
ii.) Về mặt chủ quan của tội phạm:

7
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm. Đó là
những dấu hiệu về mặt tâm lý, tư tưởng của người phạm tội khi thực hiện hành vi
phạm tội bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm.
Các dấu hiệu này cụ thể được thể hiện như sau:
+ Về dấu hiệu lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở
mọi tội phạm. Lỗi bao gồm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp) và lỗi vô ý (vô ý vì
quá tự tin, vô ý vì cẩu thả).
 Lỗi cố ý trực tiếp

Lỗi cố ý trực tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Từ khái niệm này, lỗi có ý trực tiếp được thể hiện rõ ràng ở hai điểm: thứ nhất, người
phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có
thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Trong cấu thành tội phạm của phần lớn các tội phạm trong Bộ luật hình sự được
quy định bởi hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Đối với một số tội phạm có cấu thành tội
phạm hình thức (hậu quả thực tế rất khó được xác định) thì cần xác định rõ ràng mức
độ hình dung về hậu quả để xác định tội phạm (ví dụ như tội vu khống, tội làm nhục
người khác,..).
 Lỗi cố ý gián tiếp

Lỗi cố ý gián tiếp là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong
muốn hậu quả xảy ra nhưng cố ý (có ý thức được hành vi) để mặc cho nó xảy ra. Từ
khái niệm rút ra được hai đặc trưng cơ bản về lỗi cố ý gián tiếp đó là: thứ nhất, người
phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có
thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc,
chấp nhận hậu quả xảy ra.
 Lỗi vô ý vì quá tự tin

8
Lỗi vô ý vì quá tự tin là việc người phạm tội có khả năng nhận biết được hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra hoặc cho rằng mình có thể ngăn ngừa được hậu quả. Từ khái niệm trên
lỗi vô ý quá tự tin thể hiện: thứ nhất, người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm
của hành vi và hậu quả có thể xảy ra; thứ hai, người phạm tội loại trừ khả năng hậu
quả xảy ra.
Do phải có hậu quả thực tế diễn ra nên hầu hết các tội thực hiện với lỗi vô ý là các
tội có cấu thành tội phạm vật chất.
 Lỗi vô ý vì cẩu thả

Lỗi vô ý vì cẩu thả là việc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù pháp luật quy định cho người này
phải biết và đủ điều kiện để biết về hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Dấu
hiệu biểu hiện của lỗi vô ý do cẩu thả là: thứ nhất, người phạm tội có điều kiện thấy
trước hành vi có thể gây ra hậu quả và hậu quả thực tế có thể xảy ra; thứ hai, người
phạm tội không có khả năng điều khiển được hành vi của mình, tức thực hiện hành vi
không có ý chí.
Đặc biệt, ngoài bốn loại hình thức lỗi trên cần chú ý đến yếu tố sự kiện bất ngờ:
Trong trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể thấy
trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự. Cần phải phân biệt được lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ để
định tội vì một trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự còn một trường hợp thì
không. Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý vì cẩu thả do người đó chủ quan nên
không thấy trước được hậu quả trong điều kiện phải biết dẫn đến trường hợp này bị
coi là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự. Còn người thực hiện hành vi do sự kiện
bất ngờ gây ra do nguyên nhân khách quan, không có điều kiện phải biết và dẫn đến
hậu quả thực tế xảy ra, trong trường hợp này không bị coi là tội phạm và không phải
chịu trách nhiệm hình sự.
+ Về động cơ, mục đích
Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi biểu hiện ra
bên ngoài. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi. Do

9
vậy người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có thể có động cơ phạm tội hoặc
mục đích phạm tội, vì những tội có lỗi vô ý thì thường không có động cơ, mục đích rõ
ràng trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội biểu hiện ra bên ngoài và đối với
hậu quả mình gây ra.
3) Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm hai đối tượng:
cá nhân và pháp nhân thương mại.
+ Cá nhân là chủ thể tội phạm phải là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm
hình sự.
Về độ tuổi:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ một
số trường hợp luật có quy định khác. Ví dụ như nhóm tội hối lộ, tham nhũng thì chủ
thể đủ tuổi nhưng cần phải có chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các tội phạm quy
định tại Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Tội giết người (Điều 123), Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm
(Điều 141), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội cưỡng dâm (Điều 143),
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144), Tội mua bán người
(Điều 150), Tội mua bán người dưới 16 người (Điều 151), tội cướp tài sản (Điều 168),
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170),
Tội cướp giật tài sản (Điều 171), Tội trộm cắp tài sản (Điều 173), Tội hủy hoại hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178), Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248),
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
(Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251), Tội chiếm đoạt chất ma túy
(Điều 252), Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265), Tội đua xe trái phép (Điều 266),
Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286), Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287), Tội xâm nhập
trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người
khác (Điều 289), Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử

10
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290), Tội khủng bố (Điều 299), Tội phá
hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303), Tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304).
Về năng lực trách nhiệm hình sự:
Trong quy định của pháp luật hình sự dùng cụm từ “tình trạng không có năng lực
trách nhiệm hình sự” và được giải thích đó là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Chỉ loại trừ trường hợp trên,
chủ thể được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Pháp nhân thương mại (bao gồm: doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác) là
chủ thể của tội phạm khi:
Thứ nhất, có tư cách pháp nhân
Pháp nhân thương mại phải là tổ chức và được coi là có tư cách pháp nhân khi:
được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp hoặc
các văn bản pháp luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập
với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh
chính mình tham gia quan hệ pháp luật.
Thứ hai, đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự
Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm khi có đủ tất cả điều kiện sau: thực
hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại; thực hiện hành vi phạm tội vì
lợi ích của pháp nhân thương mại; thực hiện hành vi phạm tội do có sự chỉ đạo, điều
hành hay chấp nhận của pháp nhân thương mại và còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định pháp luật.
Như vậy pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm khi có năng lực trách
nhiệm hình sự sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tư cách pháp
nhân và hoạt động với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận cho các thành viên.
Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự thì không đương nhiên được
loại trừ trách nhiệm của cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.
4) Về khách thể của tội phạm:

11
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo
vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Những mối quan hệ được Bộ luật hình sự 2015 ghi nhận mà khi chủ thể thực hiện
hành vi vi phạm xâm phạm thì sẽ có thể cấu thành tội phạm, đó là: độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, những vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
5) Ý nghĩa của cấu thành tội phạm:
Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm ta thấy được ý nghĩa của nó như:
+ Cấu thành tội phạm là một trong những điều kiện quan trọng nhất để định tội
danh chính xác. Nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào không có đầy đủ các
dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự thì không thể đặt
ra vấn đề định tội danh.
+ Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy cứu trách nhiệm người
phạm tội. Các cơ quan tư pháp hình sự khi có đầy đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách
nhiệm hình sự người phạm tội. Việc xác định đã có tội phạm được thực hiện chỉ có ý
nghĩa khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của một
cấu thành tội phạm tương ứng.
+ Cấu thành tội phạm là căn cứ để người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố
tụng lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
+ Cấu thành tội phạm là yếu tố để đảm bảo cho các quyền con người và tự do của
công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự đồng thời hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật và
củng cố trật tự pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
hiện nay. (Luật sư Nguyễn Văn Dương, Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành, ý
nghĩa của cấu thành tội phạm?, Luật Dương Gia, https://luatduonggia.vn/cau-thanh-
toi-pham-khai-niem-yeu-to-cau-thanh-y-nghia-cua-cttp,29/12/2021)
6) Cấu thành tội phạm giết người
i.) Khái niệm

12
Giết người được hiểu là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp
luật
(Trong Luật hình sự Việt Nam)
Tội danh giết người trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015 được quy định
trong chương XIV (Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người) các điều từ 123 đến 126.
Lưu ý là tại Việt Nam thì người thực hiện hành vi trái luật làm người khác
chết, dù xảy ra đồng thời cùng thời điểm với cái chết tự nhiên của nạn nhân, vẫn bị
quy định là tội danh giết người.
ii.) Phân loại và hình phạt
Nhắc lại: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do
người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi (cố ý
hoặc vô ý).” (Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015)
- Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội;
- Đặc điểm có lỗi (cố ý hoặc vô ý);
- Đặc điểm được quy định trong luật hình sự (trái pháp luật hình sự);
- Đặc điểm do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự thực hiện;
- Đặc điểm phải chịu hình phạt.
a) Tội giết người;
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

13
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
b) Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm.
c) Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
d) Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài
những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến
15 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

14
d) Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
e) Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
f) Tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người
lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai
g) Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của
họ.
2. Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
h) Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02
năm.

15
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ
phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
i) Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng
việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

16
III) II. CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TỘI PHẠM
GIẾT NGƯỜI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1) Thực trạng về tội giết người ở Việt Nam.


Theo thống kê của Bộ Công an, trong sáu năm (từ năm 2014 đến 2019), toàn
quốc xảy ra 6.850 vụ án giết người, trong đó có 6.571 vụ do nguyên nhân xã hội
(chiếm 95,9%). Số vụ án giết người có năm tăng, năm giảm, nhưng luôn ở mức
cao, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1.140 vụ, trung bình mỗi ngày xảy ra
khoảng ba vụ án giết người. Đặc biệt, trong hai năm gần đây, tình hình tội phạm
giết người do nguyên nhân xã hội tăng. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu phạm
pháp hình sự (khoảng 2%) nhưng tính chất và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng
gây hoang mang, lo lắng, bức xúc trong nhân dân, để lại những hậu quả và hệ lụy
nặng nề cho xã hội.
Trong sáu năm qua, các vụ án giết người đã khiến 6.188 người chết, 2.289
người bị thương, xảy ra 643 vụ án có từ hai nạn nhân trở lên. Tình trạng người
thân trong gia đình giết nhau vẫn xảy ra nhiều. Các vụ án chủ yếu xuất phát từ mâu
thuẫn kéo dài trong tranh chấp đất đai, tài sản, nợ nần kinh tế, mâu thuẫn ghen
tuông tình ái hoặc xích mích trong cuộc sống hằng ngày nhưng không giải quyết
kịp thời, triệt để. Xảy ra nhiều vụ giết người có tính chất dã man, tàn sát gây phẫn
nộ trong nhân dân. Một số vụ án, đối tượng thực hiện hành vi một cách công khai,
quyết tâm thực hiện đến cùng. Tình trạng người bị tâm thần, đối tượng “ngáo đá”
17
gây án giết người, thậm chí giết nhiều người thời gian qua tăng, đang trở thành vấn
đề gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Trong khi số người mắc bệnh tâm thần có
hành vi nguy hiểm, đập phá đồ đạc, đối tượng nghiện ma túy luôn ở mức cao và có
xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ cao gây án trong cộng đồng dân cư. Xảy ra
nhiều vụ án giết người do mâu thuẫn bột phát nhất thời, nảy sinh khi va chạm giao
thông, xích mích trong cử chỉ, lời nói, uống rượu, bia... Đáng chú ý trong thời gian
gần đây là các vụ án có nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn về đất đai hoặc vay
nợ tiền của những người trong gia đình dẫn tới việc hung thủ cầm hung khí sát hại
người thân để lại nỗi đau dai dẳng. (theo Lê Tú, Ngăn chặn tội phạm giết người do
nguyên nhân xã hội, báo Nhân Dân, https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/ngan-
chan-toi-pham-giet-nguoi-do-nguyen-nhan-xa-hoi-616909/ 28/12/2021)
Đặc biệt, theo Baochinhphu.vn, tỉ lệ tội phạm giết người ở độ tuổi dưới 35
đang tăng cao một cách rất báo động, chiếm tới 60%, khi mà trước đây chỉ là 35%
“Tại Công văn 1676/TTg-NC ngày 30/11/2020 về tăng cường biện pháp phòng
ngừa tội phạm giết người, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp về xã
hội, văn hóa, giáo dục... Cụ thể, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng
gia đình ấm no, hạnh phúc, giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
và phòng, chống bạo lực gia đình.
Phân tích các nguyên nhân của tình hình tội phạm giết người thời gian qua,
Công văn nêu rõ, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do lối sống, nhận thức
và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, dễ bị kích
động dẫn đến các hành vi bạo lực, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên với lối sống
thực dụng, ích kỷ, coi thường pháp luật; giá trị nền tảng gia đình, dòng họ, hương
ước chưa được coi trọng; các thông tin tiêu cực, văn hóa phẩm đồi trụy và trào lưu
sai lệch, cổ súy hành vi côn đồ, bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là các
quy định về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, kinh
tế, hôn nhân gia đình... chưa sâu rộng; công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết khiếu
nại, tố cáo còn chậm, chưa triệt để; các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình,
bạo lực học đường và mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở một số địa phương

18
còn mang tính hình thức; công tác quản lý, giáo dục người nghiện ma túy còn
nhiều bất cập, hạn chế...
Từng phát biểu trước Quốc hội về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên
Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Kạn lo ngại
nhiều truyền thống đạo nghĩa tốt đẹp của gia đình Việt Nam, như kính trên nhường
dưới, tuân thủ tôn ti trật tự, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, đang có chiều hướng
mờ nhạt nhiều đi trong một bộ phận người.
Đáng lưu ý, nhiều vụ việc hành hung, người chứng kiến không những không
tìm cách trợ giúp mà còn vô cảm, thản nhiên giơ điện thoại quay clip khiến đối
tượng càng bị kích động mạnh. Nhiều đối tượng dù tuổi còn rất trẻ nhưng thực
hiện hành vi giết người rất bình tĩnh, lạnh lùng, không hề ghê rợn…” (theo Hoàng
Giang, Tội phạm giết người trẻ hóa: Cần giải pháp căn cơ, báo VGP,
http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Toi-pham-giet-nguoi-tre-hoa-Can-giai-phap-
can-co/417496.vgp / 28/12/2021).
2) Phân tích 3 vụ án tiêu biểu
a) Vụ án đôi vợ chồng sát hại, đốt xác chủ nợ ở Hải Dương (11/2020)
- Diễn biến vụ án:
Nạn nhân trong vụ án này là anh D.C.C. (47 tuổi, ở thị trấn Gia Lộc, huyện Gia
Lộc, Hải Dương). Tháng 11/2020, gia đình anh đã trình báo cơ quan chức năng về
việc anh C. mất tích khi đi đòi nợ.
Cụ thể, vào khoảng 9h sáng 28/11/2020, anh C. rời nhà, nói với gia đình đến
nhà Cao Tài Năng đòi nợ. Tại căn nhà số 126 Nguyễn Thượng Mẫn, phường Bình
Hàn, TP. Hải Dương, Năng bất ngờ từ phía sau dùng gậy gỗ đánh liên tiếp nhiều
nhát trúng đầu anh C. khiến nạn nhân chết tại chỗ.
Sau khi gây án, Năng kể với vợ Vũ Thị Mừng (38 tuổi) về việc mình đã giết
người, thi thể của nạn nhân vẫn đang để ở hiệu thuốc. Năng nói đã tìm được nơi
chôn xác và đề nghị vợ giúp đỡ. Mừng đồng ý.
Ngay trong đêm, hai vợ chồng dùng ô tô chuyển xác nạn nhân ra chôn ở bờ
sông Kim Sơn, thuộc khu 9, phường Thanh Bình, TP. Hải Dương mà Năng đã đào
sẵn hố từ chiều. Để tránh người khác phát hiện, Năng ra chỗ chôn xác nạn nhân
trồng cây để che dấu vết đào bới mới.

19
Cùng ngày, hắn mua điện thoại mới, lắp sim của anh C., nhắn tin cho con gái
của anh. Sau đó, Năng đăng nhập tài khoản Zalo của anh C. đăng bài đi Nghệ An.
Chiếc xe ô tô của nạn nhân được cặp vợ chồng đánh xe lên Hà Nội rồi dùng khăn,
cồn xóa dấu vết, phá hủy camera hành trình, lấy tất cả đồ đạc có trong xe của nạn
nhân bỏ vào túi nylon để mang đi.
Tối 8/2/2021, sau nhiều tháng gây án, lo sợ bị người khác phát hiện thi thể,
Năng cùng vợ mua khoảng 6,5 lít xăng, đào xác nạn nhân lên chất củi, gỗ rồi châm
lửa đốt. Đốt xong, vợ chồng này bỏ tro, xương của nạn nhân vào túi nylon mang
vứt nhiều nơi để phi tang.
Tháng 6/2021, sau 7 tháng anh C. mất tích, gia đình phát hiện chiếc xe của anh
đỗ tại khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện nhiều thông tin xung quanh sự mất tích bí ẩn
của anh C. Đây là một trong những manh mối quan trọng tạo bước ngoặt cho vụ
án.
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu tóc của mẹ, con gái và em gái của anh C. để
phục vụ công tác điều tra. Ngày 1/7, Năng ra đầu thú và khai nhận hành vi phạm
tội của mình. (theo Thanh Thanh, Nhìn lại những vụ án rúng động năm 2021: Từ
giết người đốt xác man rợ ở Hải Dương đến vụ án thương tâm của bé gái 5 tuổi ở
Vũng Tàu, Kênh 14, https://kenh14.vn/nhin-lai-nhung-vu-an-rung-dong-nam-
2021-tu-giet-nguoi-dot-xac-man-ro-o-hai-duong-den-vu-an-thuong-tam-cua-be-
gai-5-tuoi-o-vung-tau-20211218224255299.chn, 29/12/2021)
- Xét xử:
Ngày 18/11, TAND tỉnh Hải Dương đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Cao Tài
Năng và Vũ Thị Mừng. Qua xem xét các tài liệu, chứng cứ, quá trình xét xử tại
phiên toà và các tình tiết giảm nhẹ tội, HĐXX tuyên Cao Tài Năng mức án Tử
hình với tội Giết người, Cướp tài sản và Xâm phạm thi thể hài cốt. Bị cáo Vũ Thị
Mừng bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù về tội Che giấu tội phạm, và đồng phạm tội
Xâm phạm thi thể hài cốt.
- Phân tích vụ án
Ở vụ án này, việc bị cáo Cao Tài Năng bị tuyên án Tử hình vì tội Giết người,
Cướp tài sản và Xâm phạm thi thể hài cốt là hợp lý, vì xét thấy hành vi của bị cáo

20
là quá nguy hiểm, tàn độc khi đã chuẩn bị kế hoạch giết người từ trước, sau đó đã
nhiều lần thực hiện hành vi che giấu tội ác bằng cách phi tang thi thể. Tất cả đều
theo một trình tự rõ ràng và logic, chứng tỏ bị cáo đã không còn khả năng cải tạo,
nên sớm loại bỏ khỏi xã hội.
Tuy nhiên, việc bị cáo Vũ Thị Mừng chỉ bị tuyên án 6 năm 6 tháng tù vẫn chưa
thỏa đáng, khi chỉ xét ở tội danh Che giấu tội phạm và đồng phạm Xâm phạm thi
thể hài cốt. Cần làm rõ thêm rằng vai trò của bị cáo Mừng là đồng phạm, hỗ trợ
Năng giết người, cướp tài sản và lập kế hoạch phi tang xác bị hại. Chính vì thế,
chúng tôi cho rằng bị cáo Mừng phải xứng đáng với mức án, tội danh nặng hơn
nhằm tránh không bỏ lọt tội phạm.
b) Vụ án Giết người, bỏ vào thùng phi đổ bê tông ở Bình Dương (2019)
- Diễn biến vụ án:
Theo nội dung vụ án, nhóm các bị cáo trên và cả hai nạn nhân nam cùng "tu tập"
theo một giáo phái lạ, do Hà làm trưởng nhóm.
Quá trình "tu tập", nhóm của Phạm Thị Thiên Hà (33 tuổi) tự sưu tầm và nghĩ ra
nhiều "phương pháp" mới như "tịnh cốc" (người tu luyện nhịn ăn, nhịn uống trong 14
ngày), cắt đứt liên lạc với người thân...
Nhóm này thường xuyên di chuyển, lựa chọn các địa điểm ít tập trung đông người,
dùng bạt che (nếu là thuê nhà riêng) để tránh sự chú ý của cộng đồng.
Vào tháng 1-2019, khi nhóm này đang tụ tập tại một resort Bà Rịa - Vũng Tàu thì
nạn nhân Trần Đức Linh (50 tuổi, quê Nghệ An) không chịu nổi sau nhiều ngày nhịn
ăn uống nên đã nhảy từ lầu của resort xuống đất để kêu cứu, bỏ trốn.
Những người còn lại trong nhóm của Hà đã phát hiện và bắt Linh vào lại trong
phòng. Khi Linh chống cự thì bị nhóm của Hà đánh. Sau đó Linh đã tử vong và thi thể
bị phủ keo trong thùng nhựa. Sau khi Linh chết thì nhóm chuyển thi thể về ngôi nhà
thuê tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Trong quá trình tiếp tục "tịnh cốc" tại Bình Dương, Trần Trí Thành (27 tuổi, ngụ
TP.HCM) có nhiều biểu hiện như lén ăn, có ý định quan hệ tình dục với thành viên
trong nhóm... Vì vậy nhóm của Hà đã bàn bạc và giết Thành bằng cách chích điện
220V và siết cổ Thành.

21
Khi thi thể của các nạn nhân bị phân hủy, bốc mùi thì nhóm của Hà bàn bạc đi
mua thùng nhựa rồi bỏ thi thể và đổ bêtông vào trong. Vụ việc được phát hiện khi chủ
căn nhà mà nhóm thuê do bán nhà mà không liên lạc được nhóm nên đã phá khóa vào
trong và phát hiện hai thùng nhựa chứa thi thể. (theo Đan Thuần - Tuyết Mai, Hoãn
phiên tòa xử vụ giết người, đổ bêtông do bị cáo chủ mưu không đủ sức khỏe, báo Tuổi
Trẻ, https://tuoitre.vn/hoan-phien-toa-xu-vu-giet-nguoi-do-betong-do-bi-cao-chu-
muu-khong-du-suc-khoe-20211201095702638.html, 29/12/2021).
- Xét xử:
Xử sơ thẩm vào tháng 7-2020, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên tử hình Phạm Thị
Thiên Hà về tội giết người.
Các đồng phạm của Hà gồm: Lê Ngọc Phương Thảo (30 tuổi) nhận án 22 năm tù
về tội giết người và che giấu tội phạm, Nguyễn Ngọc Tâm Huyên bị phạt 19 năm tù về
tội giết người và che giấu tội phạm và Trịnh Thị Hồng Hoa (mẹ của Hà) bị phạt 13
năm tù về tội giết người và không tố giác tội phạm.
Vì nhiều lý do, phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 31/12/2021.
- Phân tích vụ án
Hội đồng xét xử đã đúng khi đã tuyên án với các bị cáo với những tội danh và
hình phạt trên. Việc chủ mưu lợi dụng tôn giáo không được phép lưu hành tại Việt
Nam để lôi kéo người “tu theo” mình, rồi tự cho bản thân mình quyền sinh diệt với
người khác là tư tưởng, hành động vô cùng man rợ và ác độc, thậm chí còn đôi co,
ngụy biện cho hành vi của mình đã cho thấy bị cáo không còn có thể cải tạo nên cần
sớm loại bỏ khỏi xã hội. Với các bị cáo đồng phạm bị tuyên từ 13 – 22 năm tù, bản án
đều là thích đáng nhằm răn đe, làm gương và tạo tiêu chuẩn cho các sự việc sau này.
c) Vụ án Giết người ở Thái Bình (2015)
- Diễn biến vụ án:
Theo hồ sơ, khoảng 17 giờ ngày 15/12/2015, Đặng Văn Khớm (trú tại thôn
Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) điều khiển xe máy
BKS 17B8 - 068.18 đi theo hướng từ phía UBND xã Đông Xuyên về xã Đông Trà
(huyện Tiền Hải). Khi đi đến ngã ba lối rẽ về xã Đông Trà thì đâm vào xe mô tô
BKS 17M8 - 2608 của ông Đào Ngọc Thuần (SN 1962, trú tại thôn Quý Đức, xã
Đông Quý, huyện Tiền Hải, Thái Bình) khiến xe ông Thuần bị đổ.

22
Ông Thuần dựng xe, mở cốp lấy một gậy sắt loại 3 khúc, khi rút ra dài khoảng
70cm vụt nhiều nhát về phía Khớm nhưng không trúng. Bị ông Thuần tấn công,
Khớm lùi tránh gần đến xe của mình và lấy một con dao gấp có sẵn trong túi quần,
dài 21,5cm đâm một nhát trúng vào ngực khiến ông Thuần lảo đảo lao về phía
Khớm làm con dao trên tay Khớm đâm vào phần hõm nách bên trái của ông
Thuần. Sau khi bị đâm, ông Thuần bỏ chạy được một đoạn thì gục ngã, nạn nhân
sau đó tử vong trên đường đi cấp cứu.
- Xét xử:
Ngày 4/5/2016, VKSND tỉnh Thái Bình có Cáo trạng truy tố Khớm ra trước tòa về
tội “Giết người” theo quy định tại khoản 2 Điều 93 BLHS. Ngày 20/9/2016,
TAND tỉnh Thái Bình xét xử và tuyên phạt Khớm 8 năm tù, buộc phải bồi thường
trách nhiệm dân sự cho gia đình bị hại hơn 102 triệu đồng.
- Phân tích vụ án
Có thể nói, vụ án này được xác định còn nhiều uẩn khúc chưa được hóa giải.
1. Theo người nhà bị hại, cả bị cáo và bị hại đều là người đã biết nhau và
có mâu thuẫn từ trước, và hành động đâm xe của bị cáo vào bị hại là có
chủ đích từ trước, chứ không phải va chạm giao thông thông thường.
2. Theo lời người nhà bị hại, bị cáo đã nhiều lần đe dọa sẽ giết bị hại. Hôm
xảy ra vụ án, bị cáo lại cầm sẵn 1 con dao trong túi quần. Vì vậy bị cáo
đã có kế hoạch giết người từ trước.
3. Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng quy
trình tố tụng khi tiến hành điều tra, truy tố, như: Không tiến hành thực
nghiệm điều tra; không cho đối chất giữa những nhân chứng với bị cáo,
mặc dù các lời khai của Khớm có nhiều mâu thuẫn với lời khai của các
nhân chứng.
4. Theo nhân chứng, có một thanh niên mặc quần bò áo khoác dạng phao

màu xanh cầm quả dưa ném về phía ông Thuần và tại biên bản làm việc
của Công an xã Đông Xuyên ngày 25/12/2015; báo cáo hiện trường cũng
thể hiện có những mảnh dưa hấu vỡ nát trên đường. Tuy nhiên, người
thanh niên chưa được làm rõ là ai, trong khi nhân chứng này chỉ đứng
cách người thanh niên 2m. Liệu đây có phải người liên quan đến vết

23
thương thứ 2 trên người ông Thuần và chiếc tuốc nơ vít hay không?
Trong vụ án này, người thanh niên “bí ẩn” có thể là hung thủ đã gây ra
vết thương ở ngực trái ông Thuần bằng tuốc nơ vít?
Với những mâu thuẫn cũng như tình tiết tăng nặng như thế này, chúng tôi cho rằng
việc y án 8 năm tù cho bị cáo là chưa xứng đáng. Và, để tránh dấu hiệu bỏ lọt tội
phạm, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải điều tra thêm.
3) Kiến nghị, giải pháp hạn chế
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết người
Một là, các cơ quan, ban, ngành có biện pháp thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-
CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số
09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI)
về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 23/8/2016
của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác
phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án năm 2016 và
những năm tiếp theo.
Hai là, tăng cường phối hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân:
Các ban, ngành, đoàn thể, cơquan thông tin đạichúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh
tuyên truyền vềgiá trịđạo đức truyền thống gia đình, xómlàng, truyền thống dân
tộc...định hướng người dân nhất là đối với tầng lớp thanh niên ứng xửphù hợp đạo
đức truyền thống của người Việt Nam, lên án những hành vi ứng xửthiếu văn hóa,
vi phạm phápluật;tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng ngừa, đấu
tranh tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang.
Mở rộng hình thức tuyên truyền pháp luật như: Luật đất đai, luật dân sự,luật khiếu
nại tốcáo, phòng chống bạo lực trong học đường, gia đình... Từđó, giúp quần
chúng nhân dân nâng cao nhận thức và phòng ngừa tội phạm.

24
Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải, Trung tâm trợ giúp pháp
lý để phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng.
Tăng cường giáo dục đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh
viên; phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp đến
học sinh, sinh viên nhất là học sinh Trung học phổ thông; tổ chức cho học sinh ký
cam kết không vi phạm pháp luật, chấp hành nghiêm pháp luật
Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp để xét xử lưu động các vụ án giết người
nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân.
Ba là, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranhchấp, khiếu
kiện và hòa giải cơ sở:
Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cần chú trọng tăng cường công tác
hòa giải tại cơ sở, kịp thời phát hiện giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng
nhân dân nhất là mâu thuẫn về tranh chấp đất đai, vay mượn tài sản... không để
xảy ra các mâu thuẫn bức xúc, kéo dài dẫn đến giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực;
củng cố và phát huy tinh thần đoàn kết, văn hóa, trách nhiệm trong cộng đồng dân
cư gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tích cực vận động nhân
dân tham gia tố giác tội phạm.
Bốn là, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt
công tác hòa giải tại cơ sở; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các ngành nghề
kinh doanh có điều kiện đối với các lĩnh vực nhạy cảm như trò chơi điện tử, dịch
vụ karaoke, cầm đồ trên địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm có liên quan đến tình hình an ninh trật tự; khen thưởng cá nhân, tập thể làm
tốt công tác quản lý, giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật và công
tác hòa giải tại cơ sở.
Năm là, đề cao vai trò, trách nhiệm của báo chí và các phương tiện truyền thông
đại chúng trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền nêu những gương người tốt,
việc tốt; hạn chế đến mức thấp nhất tuyên truyền gây ra tác hại tiêu cực nhất là bạo
lực.
Sáu là, Công an các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an
ninh trật tự, công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; chỉ đạo các đơn
vị thường xuyên, chủ động phối hợp với chính quyền cùng cấp nắm tình hình, phát

25
hiện các mâu thuẫn là nguyên nhân có thể dẫn đến tội phạm giết người để có biện
pháp xử lý, giáo dục, phòng ngừa.
Bảy là, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang cần tăng cường phối hợp
trong công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án giết người; xử lý nghiêm
minh, kịp thời các đối tượng phạm tội có hành vi côn đồ, tội phạm có tổ chức, các
băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng trong thời gian
tới.

IV) TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nhiều tác giả, Bộ luật hình sự năm 2015 - sửa đổi bổ sung năm 2017, NXB
Lao Động, 2020.
2. theo Lê Tú, Ngăn chặn tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, báo Nhân
Dân, https://nhandan.vn/thoi-su-phap-luat/ngan-chan-toi-pham-giet-nguoi-
do-nguyen-nhan-xa-hoi-616909/ 28/12/2021
3. http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Toi-pham-giet-nguoi-tre-hoa-Can-giai-phap-
can-co/417496.vgp / 28/12/2021.
4. theo Thanh Thanh, Nhìn lại những vụ án rúng động năm 2021: Từ giết người
đốt xác man rợ ở Hải Dương đến vụ án thương tâm của bé gái 5 tuổi ở Vũng
Tàu, Kênh 14, https://kenh14.vn/nhin-lai-nhung-vu-an-rung-dong-nam-2021-
tu-giet-nguoi-dot-xac-man-ro-o-hai-duong-den-vu-an-thuong-tam-cua-be-
gai-5-tuoi-o-vung-tau-20211218224255299.chn, 29/12/2021
5. (theo Đan Thuần - Tuyết Mai, Hoãn phiên tòa xử vụ giết người, đổ bêtông do
bị cáo chủ mưu không đủ sức khỏe, báo Tuổi Trẻ, https://tuoitre.vn/hoan-
phien-toa-xu-vu-giet-nguoi-do-betong-do-bi-cao-chu-muu-khong-du-suc-
khoe-20211201095702638.html, 29/12/2021).

26

You might also like