ÔN TẬP CUỐI KÌ II VĂN 11

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ÔN TẬP CUỐI KÌ II VĂN 11

ĐỀ 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Bài làm
Được mệnh danh là ngọn cờ đầu của dòng văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, sự
nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng và phản ánh chân thật những chặn
đường đầy gian khổ, hi sinh cũng như nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Nhắc đến
những tác phẩm làm nổi bật tinh thần đấu tranh cũng như tư tưởng Cách mạng của nhà thơ Tố
Hữu, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ “Từ ấy” nằm trong “Máu lửa” của tập thơ “Từ
ấy”, được sáng tác vào tháng 7 năm 1938. Đây là bài thơ đánh dấu một cột mốc chói lọi trong
đời của người trai trẻ tuổi 18 khi lần đầu được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Đặc biệt là khổ thơ
đầu tiên, tác giả đã thể hiện niềm vui sướng và hạnh phúc vô bờ bến khi bắt gặp lý tưởng, lẽ
sống của đời mình – lý tưởng cộng sản – lý tưởng cách mạng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Trước khi bắt gặp ánh sáng cộng sản, Tố Hữu cũng như biết bao người thanh niên trí thức
Việt Nam mịt mờ không lý tưởng, không xác định được hướng đi cho mình. Đúng như ông đã
từng nói trong bài thơ “Nhớ đồng”:
Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Nhưng kể từ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, được đứng vào hàng ngũ của Đảng, cuộc
đời của ông đã bước sang một trang hoàn toàn mới. Để kể lại một kỉ niệm không thể nào quên
trong cuộc đời của mình, Tố Hữu đã sử dụng bút pháp tự sự ở hai câu thơ đầu tiên:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
“Từ ấy” vừa là tên của một tập thơ vừa là tên của bài thơ và cũng là cụm từ mà tác giả
chọn để mở đầu cho thi phẩm của mình. Điều đó cũng đủ để chứng minh, mốc thời gian “từ ấy”
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó, nhà thơ chỉ
mới là chàng thanh niên 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong đoàn TNCS ở Huế, ông may
mắn được tiếp nhận lý tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc “nắng hạ” và “Mặt trời chân lý”, Tố Hữu đã khẳng
định lý tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn mình. “Nắng hạ”
không phải là thứ ánh nắng dịu dàng, trong trẻo của mùa xuân hay mùa thu mà đó là thứ ánh
sáng rực rỡ, chói chang của ngày hè. Niềm vui đến với lí tưởng cách mạng trong tác giả như
trào dâng, người thanh niên khi ấy ví ánh sáng của Đảng như nắng hạ rực rỡ, chói lọi soi chiếu
trái tim, tâm hồn mình. Cùng với đó là hình ảnh biểu tượng “mặt trời chân lí” – một sự liên kết
độc đáo giữa hình ảnh “mặt trời” và ngữ nghĩa “chân lí”, lần đầu tiên được nói đến trong thơ
như một biểu tượng đẹp của cách mạng. Nếu mặt trời đời thường là nguồn sống của Trái đất, là
thứ toả ra ánh sáng và hơi ấm, đem lại sự sống cho vạn vật thì mặt trời trong thơ của Tố Hữu
chính là Đảng, là lý tưởng cách mạng. Đảng như nguồn sống mới của dân tộc ta, là thứ ánh sáng
diệu kì, toả ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, đem đến sự ấm no, hạnh phúc, báo hiệu
cho những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Qua hai hình ảnh ẩn dụ trên ta còn thấy được thái độ
thành kính, ân tình mà nhà thơ dành cho lẽ sống của đời mình – lý tưởng cách mạng. Để khẳng
định mạnh mẽ hơn ánh sáng diệu kì của lí tưởng ấy, Tố Hữu đã kết hợp thêm những động từ
mạnh: “bừng” chỉ một nguồn ánh sáng phát ra đột ngột bất ngờ như thắp sáng cả cõi mịt mù
trong tâm hồn, trái tim người thanh niên ấy và “chói” chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên mạnh
mẽ, chạm thấu được cả trái tim – nơi cất giấu tâm tư, tình cảm của con người. Thêm vào đó là
cụm từ “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui rất đỗi thiêng liêng và sức xuyên thấu kì diệu,
mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình cảm, nhận thức của thi sĩ. Tình cảm ấy không chỉ đón
nhận bằng tâm hồn mà còn bằng cả trái tim; sự hài hòa giữa lí trí và tình cảm. Lý tưởng cách
mạng như một ngọn đuốc soi đường dẫn lối, đã hoàn toàn xua đi màn sương mù u tối của ý thức
tiểu tư sản vốn tồn tại trong nhà thơ – một giai cấp có phần đề cao cái tôi cá nhân và lợi ích của
bản thân, đồng thời mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới về nhận thức, tư tưởng và
tình cảm.
Ở hai câu thơ sau, Tố Hữu lại sử dụng bút pháp trữ tình lãng mạn với những những hình
ảnh so sánh độc đáo để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với lý tưởng
cộng sản:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
“Hồn tôi” là một hình ảnh trừu tượng nhưng lại được hữu hình hoá khi so sánh với “Một
vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống, là cả một
vườn hoa xanh tươi, mơn mởn với nhựa sống đang rạo rực, một vườn xuân đang ngập trong sắc
hương ngọt ngào tươi mới của các loài hoa và âm thanh rộn rã của tiếng chim hót. Tiếng hót ấy
phải chăng chính là những khúc nhạc vui tươi, tưng bừng trong lòng người thi sĩ khi không còn
những ngày tháng băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời nữa. Đối với người thanh niên đang đi giữa
cuộc đời mờ mịt không thấy lối ra thì còn gì đáng quý hơn nữa khi có một nguồn sáng mới,
niềm tin mới ánh lên rực rỡ, giải thoát anh khỏi sự bủa vây. Tác giả Tố Hữu sung sướng khi
được đón nhận lý tưởng cách mạng như cây cỏ được đón nhận ánh nắng của mặt trời. Chính lý
tưởng ấy đã làm cho tâm hồn của nhà thơ tràn đầy sức sống, thêm vui tươi yêu đời và cảm thấy
cuộc sống mình ý nghĩa nhiều hơn trước:
“Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng, hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời”
(Nhớ đồng, Tố Hữu)
Như vậy có thể nói qua khổ thơ đầu ta thấy niềm vui tràn ngập hân hoan như réo rắt,
ngân vang, tràn đầy khí thế, sinh sôi như khu vườn hoa lá của tác giả. Không những thế, cách
mạng còn khơi dậy một sức sống mới, đem lại một nguồn cảm hứng mới cho hồn thơ của Tố
Hữu.
Với cách kết hợp độc đáo giữa bút pháp tự sự và bút pháp trữ tình, lãng mạn, sử dụng
linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ giàu tình cảm, hình ảnh
tươi sáng giàu ý nghĩa tượng trưng cùng giọng điệu say sưa, sôi nổi, dồn dập, hăm hở, Tố Hữu
đã mang đến cho chúng ta một “cái tôi trữ tình” lắng đọng, bay bổng song cũng rất đỗi chân
thành với những ước vọng cao đẹp và niềm vui sướng đến vô hạn, say mê đến mãnh liệt trong
buổi đến với lí tưởng cộng sản. Vì thứ ánh sáng kì diệu ấy của lý tưởng cộng sản mà Tố Hữu
luôn mang trong mình một chân lí bất diệt:
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều”
Trên nẻo đường bôn ba đi tìm lẽ sống, “Từ ấy” chính là tiếng reo vui đầy sung sướng khi nhà
thơ bắt gặp ánh sáng của cuộc đời – mặt trời chân lí của cách mạng. Tố Hữu đại diện cho lớp
thanh niên trí thức Việt Nam, mang trong mình tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, được giác ngộ lí tưởng
cách mạng, thắp lên ánh sáng của khối đại đoàn kết dân tộc cho thế hệ sau này.
ĐỀ 2: Phân tích bài thơ “Chiều tối” – “Mộ” của Hồ Chí Minh
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
Bài làm
Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ, một nhà cách mạng yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc hay một nhà hoạt động lỗi lạc của quốc tế cộng sản, Người còn là một thi sĩ với
khối gia tài thơ ca đồ sộ được viết nên từ tình yêu quê hương đất nước, từ lòng căm thù giặc sâu
sắc, từ những thăng trầm, khổ ải mà Người đã đi qua trên con đường giải phóng dân ta thoát
khỏi cảnh áp bức, đoạ đày. Phải chăng vì thế mà Hoàng Trung Thông đã thổn thức khi nhắc về
thơ Bác:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Và mỗi vần thơ trong “Chiều tối” chính là như thế, là sự hòa quyện giữa chất “thép” và
chất “tình”. Tác phẩm là bài thơ thứ 31 trong tập thơ nổi tiếng “Nhật kí trong tù”, được sáng tác
vào cuối thu năm 1942 trên đường Bác chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ đã cho
thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống cùng ý chí vượt lên hoàn cảnh khác nghiệt của nhà thơ
chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng”
Mở đầu bài thơ, Người đã khắc hoạ một bức tranh thiên nhiên rất gợi nơi núi rừng Quảng Tây:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Hai câu thơ đầu mang dáng vẻ cổ điển với nghệ thuật chấm phá: 1 cánh chim nhỏ bay về rừng
tìm nơi trú ngụ, một chòm mây lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la. Tác giả đã dùng
cái nhỏ bé để làm nổi bật khoảng không gian rộng lớn. Từ đó, câu thơ như đang mở ra một bức
tranh thiên nhiên chiều tối nơi rừng núi hiu quanh, thoáng đãng, vắng vẻ và đượm buồn. Việc sử
dụng hình ảnh thơ ở hai câu trên cũng rất đặc biệt. Trước hết là hình ảnh “cánh chim”:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Đây không phải là hình ảnh mới lạ vì trong ca dao “chim bay về núi tối rồi” hay trong thơ
của Huy Cận “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”, hình ảnh cánh chim đều mang tính ước
lệ và báo hiệu hoàng hôn sắp tàn. Nhưng các tác giả đó chỉ cảm nhận được sự vận động bên
ngoài của sự vật còn Hồ Chí Minh lại cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của nó. Ở đây
không phải chim bay trong trạng thái bình thường mà bay mệt mỏi, bay mải miết để tìm chốn
nghỉ ngơi nơi rừng xanh quen thuộc sau một ngày dài kiếm ăn mệt mỏi. Và “cánh chim mỏi” ấy
cho ta liên tưởng đến tình cảnh của Bác trên đường chuyển lao khó nhọc. Trong bài thơ “Mới
đến nhà lao Thiên Bảo”, Bác có viết về hành trình gian lao, nhọc nhằn ấy:
Năm mươi ba dặm một ngày trời
Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi
Qua hình ảnh chim mệt mỏi, người đi còn tìm thấy sự tương đồng hòa hợp với cảnh ngộ và tâm
trạng của mình. Cánh chim mệt mỏi mải miết bay về rừng xanh tìm chốn ngủ, người tù cũng
mệt mỏi rã rời lê bước trên đường lưu đày, không biết đâu là chặng nghỉ qua đêm. Sự tương
đồng ấy dễ tạo nên sự cảm thông sâu sắc giữa người và cảnh. Cội nguồn của sự cảm thông
chính là tình yêu thương rộng lớn của Bác luôn dành cho mọi sự sống chân chính ở trên đời.
Nối dài bức tranh thiên nhiên trên đường chuyển lao, hình ảnh “chòm mây lẻ” được chấm phá
thật tuyệt trên nền trời mùa thu:
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Theo nguyên tác, hai từ “cô vân” – nghĩa là “chòm mây lẻ loi, cô độc” và “mạn mạn” –
nghĩa là “chậm chạp, lững lờ”. Nhưng thật đáng tiếc, bản dịch đã đánh mất hai ý nghĩa quan
trọng, theo đó, khung cảnh phần nào kém đi cái hiu quạnh vốn có của nó, mà lại có phần nhẹ
nhàng, uyển chuyển, thanh thoát hơn, mất đi cái cô đơn, mệt mỏi của tác giả trên đường chuyển
lao. Hai hình ảnh tương phản ở đầu và cuối câu thơ: “chòm mây” – “ tầng không” khiến đám
mây càng nhỏ nhoi, đơn độc giữa bầu trời mênh mông, rợn ngợp. Có thể nhận ra đám mây nhỏ
bé ấy là sự phản chiếu cảnh ngộ và tâm trạng của người tù đang đơn độc nơi đất khách quê
người. Nỗi buồn, sự cô đơn của người và cảnh như đã thấm vào nhau trong một sự liên tưởng
và hòa hợp kì lạ. Phải có một tâm hồn ung dung, thư thái và trái tim giàu cảm xúc thì người tù
mới có thể tạm quên sự đau đớn của thể xác để dõi theo một cánh chim, một chòm mây giữa
bầu trời lúc hoàng hôn như vậy! Ở hai câu thơ cuối, bức tranh thiên nhiên đã nhường chỗ cho
bức tranh đời sống sinh hoạt của con người với niềm yêu đời, yêu người thiết tha:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng
Thiếu nữ xóm núi trong câu thơ Hồ Chí Minh được miêu tả ở vị trí trung tâm, sinh động
như một bức tranh hiện thực làm cho bài thơ toát lên dáng vẻ hiện đại. Nghệ thuật điệp vòng
“ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” gợi lên những động tác xay ngô liên tục, không dứt, nhịp
quay đều đều của chiếc cối xay ngô, đó là sự chăm chỉ, cần mẫn, hăng say lao động thật đáng
quý. Hình ảnh cô gái xay ngô tuy là hình ảnh bé nhỏ giản dị nhưng lại toát lên vẻ trẻ trung, khỏe
khoắn, sống động, mang vẻ đẹp của con người lao động.
Khi cối xay dừng lại thì “lò than đã rực hồng”, con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, tạo
nên ánh sáng và hơi ấm để sưởi ấm cho người, cho cảnh vật thiên nhiên. Sự xuất hiện hình ảnh
người thiếu nữ trong khung cảnh lao động, bên “lò than rực hồng” đã mang lại ánh sáng và
niềm vui, mang lại sự sống mãnh liệt và ấm áp, xua đi cái lạnh giá, heo hút của màn đêm. Khi
màn đêm buông xuống, cảnh vật thu dần vào một điểm – là lò than đỏ rực rồi tỏa hơi ấm theo
âm thanh nồng đượm của chữ “hồng”. Chữ “hồng” kết thúc bài thơ thật tự nhiên mà cũng thật
bất ngờ. Nếu hình dung cả bài thơ là một bức tranh thì chính cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ
tài hoa chấm lên đó đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh, dường như nó làm tăng thêm niềm vui
và sức mạnh cho người tù đang cất bước trên con đường xa thẳm. Với một chữ “hồng” thôi
nhưng đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, nặng nề đã diễn tả
trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối. Chữ “hồng”
được gọi là từ “điểm nhãn” cho cả bài thơ, nó cân với cả hai bảy từ còn lại. Nó đã xua đi cảm
giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn của người tù, mang lại niềm tin và sức mạnh cho Người trên
chặn đường gian lao phía trước. Qua hai câu thơ trên ta còn thấy được ở Bác sự quan tâm và
tình thương đối với người lao động nghèo, sự lạc quan, yêu người, yêu cuộc sống. Chính tình
yêu cuộc sống và thiên nhiên đã giúp Người quên đi nỗi vất vả, nhọc nhằn và vơi đi niềm
thương nhớ quê hương nơi đất khách quê người.
Với từ ngữ cô động, hàm súc, ý tại ngôn ngoại cùng sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển của
thể thơ tứ tuyệt, hình ảnh mang đậm tính ước lệ tượng trưng cùng bút pháp gợi tả chấm phá và
màu sắc hiện đại của việc miêu tả con người như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên, “Chiều
tối” đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ chí minh, dù hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng vẫn luôn hướng
về sự sống và ánh sáng. Qua đó, ta thấy được những nét đẹp tâm hồn của nhà thơ chiến sĩ, tình
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, phong thái ung dung, tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực, kiên
cường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, tâm tối của Người.

You might also like