Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I. Các phương pháp xử lí nước rác đã và đang được sử dụng.

1.1. Phương pháp đông keo tụ.


Keo tụ là một hiện tượng làm mất sự ổn định của các huyền phù dạng keo để cuối
cùng tạo ra các cụm hạt khi có sự tiếp xúc giữa các hạt. Các cụm hạt này sau đó sẽ
tách ra khỏi môi trường nước trong các thiết bị lắng và lọc.
Trong nước rác các hạt cặn lơ lửng đều mang điện tích chính vì vậy để loại bỏ các
hạt rắn có kích thước nhỏ cần phải trung hòa điện tích của chúng và liên kết chúng
với nhau. Quá trình trung hòa điện tích gọi là quá trình đông tụ (coagulation), còn
quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ
(flocculation).
Uu điểm: Có thể xử lý các chất hữu cơ khó thủy phân sinh học do có phân tử lượng
lớn. SS và các chất khoáng hòa tan, kim loại nặng được tách bỏ với hiệu quả cao.
Quá trình keo tụ trong môi trường kiềm có thể loại bỏ được một phần nitơ dạng
NH3.
Như vậy có thể áp dụng phương pháp này như một phương pháp phụ trợ cho quá
trình xử lý sinh học về sau để tăng hiệu quả của quá trình xử lý.
1.2. Xử lí bằng phương pháp sinh học.
a. Xử lí bằng phương pháp yếm khí.
Là phương pháp sử dụng các VSV hô hấp yếm khí và tuỳ tiện để loại bỏ các chất
hữu cơ, vô cơ có thể chuyển hóa sinh học được.
Ưu điểm:
Không cần chi phí năng lượng lớn như phương pháp hiếu khí, tạo ra khí biogas có
thể làm nhiên liệu, lượng bùn tạo ra ít. Tuy nhiên phương pháp này cần thời gian
lưu lớn, thời gian để ổn định công nghệ từ 3-6 tháng, vận hành tương đối phức tạp,

1.3. Phương pháp OXH.
a. Clo
Clo là chất oxi hoá hoá học tốt được sử dụng để khử Fe2+ trong nước ngầm hoặc
nước mặt, trong khử trùng nước sau xử lí. Vì clo là chất oxi hoá tương đối mạnh,
rẻ tiền và dễ sử dụng nên được dùng rất phổ biến trong ngành xử lí nước và nước
thải cho đến ngày nay. Tuy vậy, nhược điểm chính của clo là trong quá trình khử
sắt và khử trùng bằng clo đã tác dụng với các chất hữu cơ trong thiên nhiên, tạo ra
những phụ phẩm là các chất hữu cơ chứa clo gây nguy cơ ung thư cho người sử
dụng. Ngoài ra, clo chỉ có khả năng khử trùng một số rất hạn chế loại vi khuẩn,
không có khả năng diệt các vi khuẩn hoặc virus truyền bệnh nguy hiểm như
Giardia và Cryptosporidium.
b. KMnO4
Thuốc tím là chất oxi hoá được sử dụng rộng rãi trong xử lí nước. Đó là chất oxi
hoá mạnh hơn clo, có thể làm việc trong khoảng pH rộng, nhưng đắt tiền. Ngoài ra,
nhược điểm đáng kể của KMnO4 khi sử dụng trong xử lí nước là tạo ra mangan
dioxit(MnO2) trong quá trình oxi hoá, chất này kết tủa và do vậy phải tách ra bằng
cách lọc hoặc lắng, gây tăng thêm chi phí.
c. H2O2
Hydrogen peroxit là chất oxi hoá mạnh hơn clo và Kali permanganat, được sử
dụng phổ biến trong xử lí nước thải để phân huỷ các chất hữu cơ và khử màu nước
thải. Ngoài ra, ưu điểm của hydrogen peroxit là không sinh ra chất độc hoặc chất
có màu trong quá trình sử dụng. Tuy vậy, khả năng oxi hoá của hydrogen peroxit
không mạnh để khoáng hoá hoàn toàn chất ô nhiễm hữu cơ như yêu cầu đòi hỏi.
d. O3
Ozon là chất oxi hoá mạnh nhất trong số các chất oxi hoá thông dụng kể trên, được
sử dụng để khử trùng, phân huỷ các chất hữu cơ hoặc để khử màu nước thải, khử
mùi hôi, khử sắt hoặc mangan trong nước sinh hoạt. Ưu điểm của ozon là tự phân
huỷ, không để lại các phụ phẩm lạ và nguy hiểm trong nước sau khi phản ứng. Tuy
vậy, ozon hoà tan kém trong nước và là hợp chất không bền, thời gian sống chỉ vài
phút. Vì vậy, để có thể đạt được số lượng ozon hoà tan trong nước đủ lớn cho quá
trình oxi hoá, phải đưa vào hệ một lượng ozon lớn. Ngoài nhược điểm nói trên, khi
sử dụng ozon làm chất oxi hoá trong xử lí nước và nước thải là phải sản xuất ozon
tại chỗ, ngay trong dây chuyền xử lí.
1.4. Phương pháo OXH nâng cao.
Các quá trình oxy hóa sử dụng gốc tự do OH(hydroxyl) làm tác nhân oxy hóa được
gọi là các quá trình oxy hóa nâng cao (Advanced Oxidation Processes - AOPs).
Có nhiều phương pháp AOP khác nhau. Các phương pháp AOP khác nhau ở chỗ
tạo ra gốc tự do OH khác nhau.
Phân loại :
TT Tác nhân phản ứng Phản ứng đặc trưng Tên quá
trình
1 H2O2 và Fe2+ H2O2 + Fe2+ -> Fe3+ + OH- + Fenton
*HO
2 H2O2 và O3 H2O2 + 2O3 -> 2*HO + 3O2 Peroxon
3 O3 và các chất xúc tác 3O3 + H2O -> 2*HO + 4O2 Catazon
4 H2O và năng lượng điện H2O-> *HO + *H Oxi hóa
hóa điện hóa
5 H2O và năng lượng siêu H2O -> *HO + *H (20-40 kHz) Siêu âm
âm
6 H2O và năng lượng cao H2O -> *HO + *H (1-10 MeV) Bức xạ
năng lượng
cao

TT Tác nhân phản ứng Phản ứng đặc trưng Tên quá
trình
1 H2O2 và năng lượng H2O2 -> 2*HO UV/H2O2
photon UV (λ=220nm)
2 O3 và năng lượng O3 + H2O -> 2*HO UV/O3
photon UV
3 H2O2/O3 và năng lượng H2O2 + O3 +H2O -> 4*HO + UV/H2O2
photon UV O2 (λ=253,7nm) + O3
4 H2O2/Fe3+ và năng Fe3+ + H2O -> *HO + Fe2+ + Quang
lượng photon UV H+ Fenton
Fe2+ + H2O2 -> Fe3+ + OH- +
*HO
5 TiO2 và năng lượng TiO2 -> e- + h+ Quang
photon UV (λ>378,5nm) xúc tác
h+ + H2O -> *HO + H+ bán dẫn
h+ + OH- -> *HO + H+
Ưu điểm của phương pháp AOPs:
 Khả năng tạo thành gốc hydroxyl OH với nồng độ khá cao, gốc đó có khả
năng oxy hóa nhiều hợp chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng của quá trình
là khí cacbonic và nước.
 Quá trình oxy hóa nâng cao thường được sử dụng để phá hủy các chất hữu
cơ trơ, khó thực hiện bằng các biện pháp khác, tính trơ thể hiện ở khả năng
tồn tại lâu dài điều kiện tự nhiên trong điều kiện tự nhiên.
Nhược điểm:

 Nổi bật nhất, chi phí của AOP là khá cao, vì cần đầu vào liên tục của thuốc
thử hóa học đắt tiền để duy trì hoạt động của hầu hết các hệ thống AOP. Do
bản chất của chúng, AOP đòi hỏi các gốc hydroxyl và các thuốc thử khác tỷ
lệ thuận với số lượng chất gây ô nhiễm phải được loại bỏ.
 Một số kỹ thuật đòi hỏi phải xử lý trước nước thải để đảm bảo hiệu suất
đáng tin cậy, có thể đòi hỏi nhiều chi phí và kỹ thuật.
 Sẽ không hiệu quả nếu chỉ sử dụng AOP để xử lý một lượng lớn nước thải;
thay vào đó, AOP nên được triển khai ở giai đoạn cuối sau khi điều trị chính
và phụ đã loại bỏ thành công một tỷ lệ lớn các chất gây ô nhiễm.
Hiện nay, thay vì sử dụng ozon riêng rẽ, nhiều công trình nghiên cứu đã theo
hướng tìm kiếm tác nhân phối hợp với ozon hoặc chất xúc tác nhằm tạo ra gốc OH
để nâng cao hiệu quả oxi hóa của ozon khi cần xử lý những hợp chất bền vững,
khó phân hủy trong nước thải. Đó chính là các quá trình oxi hóa nâng cao trên cơ
sở ozon. Trong số các tác nhân đưa thêm vào H,O, UV được nghiên cứu nhiều
nhất.
II. Nguyên tắc xử lí của AOPs.
1. Tạo thành OH.
2. OH xử lí các phân tử mục tiêu.
3. OH xử lí các phân tử mục tiêu đến khi khoáng hoá.
III. Đặc điểm của các quá trình OXH nâng cao.

You might also like