Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

KHÍ CHẤTT

1. Khái niệm

Khí chất phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí của con người về mặt cường độ, tốc độ,
nhịp độ của những động tác, cử chỉ, cách đi đứng. Khí chất là một thuộc tính tâm lý
phức hợp của cá nhân mang tính ổn định và độc đáo. Nó quy định sắc thái diễn biến
tâm lý trong hoạt động tâm lý của con người. Trong các đặc điểm tâm lí để phân biệt
người này với người khác thì khí chất có tầm quan trọng nhất.

– Một vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất


Trong lịch sử, người ta đã ghi lại tên tuổi của Hypôcrát người Hi Lạp (460 – 356
TCN), người đã phát hiện ra các khí chất.

Theo Hypôcrát trong cơ thể con người có bốn chất lỏng (máu, chất nhờn, mật vàng và
mật đen). Tùy thuộc vào mối quan hệ của bốn chất dịch ấy mà quyết định hành vi của
con người. Sau này do tên gọi của các chất dịch chiếm ưu thế trong cơ thể mà có tên
gọi các kiểu khí chất.

2. Các loại khí chất


- Cơ sở để phân loại khí chất

Dựa vào các đặc trưng của hoạt động hệ thần kinh như cường độ mạnh hay yếu, tính
chất cân bằng hay không cân bằng và quá trình chuyển đổi có linh hoạt hay không linh
hoạt.

- Các kiểu khí chất

 CÓ 4 KIỂU KHÍ CHẤT CƠ BẢN

1. Kiểu khí chất linh hoạt


Tính phản ứng và tính tích cực của người có tính chất linh hoạt khá cao, nhịp độ phản
ứng nhanh, mềm dẻo, tính cân bằng giữa ức chế và hưng phấn cao, linh hoạt. Mối quan
hệ giữa phản ứng và tích cực có sự cân bằng, có tính mềm dẻo, người có tính chất linh
hoạt có tính hướng ngoại, tính dễ xúc cảm.

Nổi bật với các biểu hiện bên ngoài cụ thể như nói nhiều, nhanh. Hoạt động của người
có tính chất linh hoạt cũng nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan hệ của người có tính chất linh
hoạt thì vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao nên người có tính chất linh hoạt quan hệ rất
rộng nhưng không sâu sắc.

2. Kiểu khí chất bình thản ( Điềm tĩnh)

Người có khí chất điềm tĩnh (bình thản) thường sẽ có cường độ thần kinh hưng phấn và
ức chế cân bằng nhưng ở mức độ tương đối (không mạnh như khí chất nóng nảy và
năng động) và người có khí chất điềm tĩnh (bình thản) sẽ không linh hoạt.

Người có khí chất điềm tĩnh (bình thản) là kiểu người ít nói, nói câu nào chắc câu đấy.
Hành vi của người có khí chất điềm tĩnh (bình thản) chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc
ra bên ngoài, hơi khô khan. Người có khí chất điềm tĩnh (bình thản) là người khó gần,
khó làm quen, cũng khó để chúng ta có thể biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ của họ
rất hẹp vì họ cũng không thích quan hệ rộng. Vì thế, người có khí chất điềm tĩnh (bình
thản) cũng rất khó thích nghi với môi trường sống.

Thường sống khá ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, lịch sự, tế
nhị và luôn bình tĩnh. Người có khí chất điềm tĩnh sẽ làm việc một cácg có nguyên tắc,
kế hoạch, biết cân nhắc trước khi hành động, làm chủ được những tình huống xảy ra và
vô cùng kiên định. Người có khí chất điềm tĩnh một khi đã quyết định rồi thì làm đến
cùng do vậy có chút ngoan cố, bảo thủ, nhớ rất lâu. Đây cũng chính là con người điềm
đạm, chậm rãi, thong thả, ung dung, chắc chắn, không vội vàng.

3. Kiểu khí chất nóng

Có các đặc điểm như: ức chế cao, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh của những người
này cũng khá nhanh, nhưng người này lại không cân bằng giữa ức chế và hưng phấn,
tính nhạy cảm của người này khá thấp, tính phản ứng cao, tính tích cực cao, tính phản
ứng trội hơn hẳn kho so với tính tích cực, những người khí chất nóng nảy có tính cứng
nhắc và tính hướng ngoại, nhịp độ phản ứng nhanh, tính dễ xúc cảm cao.

Biểu hiện bên ngoài là những người này thường sẽ nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành
động mạnh mẽ, những người này cũng rất hay cáu gắt, hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài,
cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, và cũng sẽ rất nhiệt tình với mọi người, tuy nhiên
người khí chất nóng nảy do hay nổi nóng nên cũng rất dễ làm mất lòng người khác.
Người khí chất nóng nảy sẽ có thể nhận thức mọi sự việc rất nhanh. Về vấn đề tình
cảm thì người này yêu ghét rõ ràng, thường sẽ sống thiên về tình cảm, hay để cho tình
cảm lấn át lí trí. Khả năng thích nghi của người khí chất nóng nảy với môi trường cao.

4. Kiểu khí chất ưu tư

Có tính nhạy cảm cao, tính phản ứng thấp, tính tích cực thấp, tính phản ứng thấp hơn
so với tính tích cực, người có khí chất ưu tư (khí chất yếu) cũng có tính cứng nhắc, tính
hướng nội, nhịp độ phản ứng chậm, tính dễ xúc cảm cao.

Phản ứng của thần kinh của người có khí chất ưu tư (khí chất yếu) thường sẽ chậm,
sống một cách kín đáo, không chịu được shock, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt.
Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Người có khí chất ưu tư (khí chất
yếu) thường sẽ nhận thức chậm, chắc, có năng khiếu riêng. Họ có thể sẽ không thích
đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ rộng và
thường thì sẽ rất chu đáo, ít làm mất lòng người khác.

Thường rất dịu dàng, tế nhị, nhạy cảm, cẩn trọng, người này sẽ có những suy nghĩ sâu
sắc, trí tưởng tượng phong phú. Tình cảm bền vững (rất chung thủy), người có khí chất
ưu tư (khí chất yếu) cũng sẽ có có tính tự giác, ý thức cao, là người kiên trì. Trong
công việc thì những người có khí chất ưu tư (khí chất yếu) sẽ không hấp tấp, vội vàng,
dễ kiềm chế, nhẫn nại, những người này sẽ có thể hoàn thành tốt công việc được giao
trong điều kiện quen thuộc. Người có khí chất ưu tư (khí chất yếu) đều sẽ cẩn trọng,
hiểu rõ tâm tư, tình cảm nên ít khi làm mất lòng người khác. Bên cạnh đó thì họ cũng
có óc tưởng tượng phong phú, hay mơ màng, mơ mộng đối với những thứ xung quanh.

- 1 số lưu ý về khí chất

Thực tế cho thấy ít người mang 1 kiểu khí chất mà hầu hết là sự pha trộn lẫn nhau cho
nên khi đánh giá ta thường sẽ đánh giá khí chất nổi bật nhất của họ.

Mỗi khí chất đều mang ưu và nhược điểm của bản thân, không cái nào tốt hoàn toàn
mà cũng không xấu hoàn toàn.

Hiểu rõ khí chất của bản thân để nâng cao hiệu quả công việc

3. Mối quan hệ giữa khí chất và tính cách

Khí chất nổi bật của một người gần như là một thuộc tính mà con người sẽ không thể
thay đổi. Tuy nhiên tính cách của một người thì lại có sự khác biệt so với khí chất, tính
cách của một người sẽ có thể thay đổi hoặc có thể rèn luyện. Đặc biệt tính cách của con
người thường cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn dưới sự tác động của môi trường sống
bên ngoài.
Khí chất thường sẽ có thể được che đậy bằng tính cách (chẳng hạn một người khí chất
yếu) nhưng nếu như người đó được rèn luyện trong môi trường quân đội thì người đó
sẽ vẫn có một tính cách cứng rắn, mạnh mẽ. Tuy nhiên rồi cũng có lúc họ sẽ thể hiện
mặt yếu đuối của chính mình bởi vì thực chất họ vẫn chỉ là người có khí chất ưu tư.

Khí chất không định trước những nét tính cách mà chỉ có liên hệ chặt chẽ với tính cách.
Các nét tính cách khi thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức các hành vi xã hội thường
mang sắc thái của một khí chất này hay khí chất khác.

Khí chất không định trước trình độ của năng lực. Những người có cùng khí chất có thể
có năng lực khác nhau. Những người có cùng một loại năng lực có thể thuộc nhiều khí
chất khác nhau. Như vậy, không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất
tiền định cả nhưng sự thể hiện của tất cả các thuộc tính của nhân cách đều bị phụ
thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định.

You might also like