Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Nhóm 04:

Bùi Trung Kiên – B2000343


Hứa Ngọc Thơ – B2000389
Võ Tấn Phát – B2000353
BÀI 5: PHÂN TÍCH HÓA HỌC
4.1 Nhận ra khí CO2 sinh ra trong ống nghiệm 1:
Cách 1: dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong tạo thành kết tủa trắng (CaCO3).
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

Cách 2: cho giấy quỳ tím tẩm ướt lên trên miệng ống nghiệm, nếu có CO2 giấy quỳ tím sẽ
chuyển thành màu hồng. Do CO2 tác dụng với H2O tạo thành H2CO3 là acid yếu nên giấy
quỳ tím tẩm ướt sẽ có màu hồng.
CO2 + H2O H2CO3
H2CO3 H+ + HCO3-

4.2 Nếu không dùng quỳ tím, có thể nhận ra khí NH3 bằng các cách sau:
Cách 1: Dẫn khí NH3 vào dung dịch chứa muối Fe2+ => thu được kết tủa màu trắng xanh.

Fe2+ + 2NH3 + 2H2O 2NH4+ + Fe(OH)2

Cách 2: Dẫn khí NH3 vào dung dịch chứa muối Fe3+ => thu được kết tủa màu nâu đỏ.

Fe3+ + 3NH3 + 3H2O 3NH4+ + Fe(OH)3

Cách 3: Dẫn khí NH3 hòa tan vào nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein. Do dung
dịch amoniac có tính base nên dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
4.3 Phân biệt (NH4)2CO3 và Na2CO3 : dùng dung dịch NaOH.
Cho lần lượt (NH4)2CO3 và Na2CO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaOH, ống nghiệm
nào có mùi khai thì muối cho vào chính là (NH4)2CO3; ống nghiệm nào không có hiện
tượng thì muối cho vào là Na2CO3.
(NH4)2CO3 + 2NaOH Na2CO3 + 2NH3 + 2H2O

Na2CO3 + NaOH
4.4
Phương pháp nhận biết Fe2+
- Dung dịch NaOH hoặc KOH
Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2

=> Dấu hiệu: kết tủa trắng xanh.


- Dung dịch NH3

Fe2+ + 2NH3 + 2H2O 2NH4+ + Fe(OH)2

=> Dấu hiệu: kết tủa trắng xanh.


Phương pháp nhận biết Fe3+
- Dung dịch NaOH hoặc KOH
Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3

=> Dấu hiệu: kết tủa nâu đỏ.


- Dung dịch NH3

Fe3+ + 3NH3 + 3H2O 3NH4+ + Fe(OH)3

=> Dấu hiệu: kết tủa nâu đỏ.


Phương pháp nhận biết Cu2+
- Dung dịch NaOH hoặc KOH
Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2

=> Dấu hiệu: kết tủa xanh lam


- Dung dịch NH3

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O Cu(OH)2 + 2NH4+

Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2

=> Dấu hiệu: đầu tiên xuất hiện kết tủa xanh lam, nếu dư NH3 thì Cu(OH)2 bị hòa tan hoàn
toàn tạo thành dung dịch phức có màu xanh lam đặc trưng.
- Dung dịch Na2S
Cu2+ + Na2S CuS + 2Na
+
=> Dấu hiệu: kết tủa đen.
4.5 Ở thí nghiệm 2, phải làm lạnh hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 đặc dưới vòi nước vì HNO3
được sinh ra ở dạng hơi, phải làm lạnh để ngưng tụ thành HNO3 lỏng.
Không thể dùng HCl hay H2SO4 loãng vì HNO3 tan nhiều trong nước, phải dùng H2SO4
đặc để hạn chế lượng nước và thu HNO3 nhiều nhất.
4.6 Trong thí nghiệm 2, dùng dư Fe2+ để NaOH phản ứng hết, không còn NaOH cản trở
oxi tiếp xúc kết tủa Fe(OH)2 để tạo thành kết tủa Fe(OH)3.
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3

4.7 Đun sôi dung dịch NaOH trên ngọn lửa đèn cồn để đuổi khí O2.
Nếu không tiến hành đun NaOH thì vẫn thu được kết tủa trắng xanh Fe(OH)2, nhưng do
kém bền nên sẽ tiếp xúc với oxi và tạo kết tủa Fe(OH)3.
Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3

4.8 Dụng cụ dùng trong chuẩn độ phải sạch sẽ vì để tránh lẫn tạp chất và bụi bẩn gây ra sai
số, ảnh hưởng kết quả đo.
Nồng độ dung dịch chuẩn phải thật chính xác nhằm hạn chế sai số khi chuẩn độ. Vì dung
dịch chuẩn là chất gốc, nếu dung dịch chuẩn không chính xác thì kết quả chuẩn độ cũng
không chính xác.
4.9 Không tráng erlen bằng hóa chất cần chuẩn độ vì tráng erlen bằng hóa chất cần chuẩn
độ sẽ có một phần hóa chất chuẩn độ bám lại trong erlen nên thể tích sẽ lớn hơn thể tích
cần lấy, gây ra sai số khi chuẩn độ, làm sai lệch kết quả.
4.10 Việc quan sát sự đổi màu của chất chỉ thị quyết định độ chính xác của phép chuẩn độ
vì thời điểm chất chỉ thị đổi màu cũng là thời điểm tương đương của phép chuẩn độ. Xác
định điểm tương đương sai sẽ dẫn đến thể tích tương đương sai và kết quả chuẩn độ không
chính xác.
4.11. Phải lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác cao cho phép chuẩn độ và
hạn chế sai số. Vì nếu làm thí nghiệm 1 lần thì ta chưa thể nào xác định được thao tác có
chính xác hay chưa, kết quả có đáng tin cậy hay không, lặp lại thí nghiệm nhiều lần
nhưng kết quả không thay đổi thì thao tác đúng và kết quả là đáng tin cậy.
4.12.
− Có thể dùng chất chỉ thị phenolphtalein làm chất chỉ thị trong chuẩn độ dung dịch HCl
bằng NaOH. Bởi vì phenolphtalein dùng để nhân biết môi trường có pH ≥ 8,3, dung dịch
chuẩn độ chuyển từ không màu sang màu hồng.
− Có thể dùng dùng metyl da cam làm chất chỉ thị trong chuẩn độ CH3COOH bằng
NaOH. Vì metyl da cam trong môi trường axit có màu cam, còn ở môi trường bazơ thì có
màu vàng, khi đó dung dịch chuẩn độ chuyển từ màu cam sang màu vàng.
4.13. Có thể chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl chuẩn hoặc chuẩn độ NaOH
bằng CH3COOH chuẩn.
− Sử dụng metyl da cam (Heliantin) làm chất chỉ thị. Nhận biết thời điểm kết thúc chuẩn
độ bằng cách quan sát màu của dung dịch: chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
− Sử dụng phenolphtalein làm chất chỉ thị. Nhận biết thời điểm kết thúc chuẩn độ bằng
cách quan sát màu của dung dịch: chuyển từ màu hồng sang không màu.
4.14. Thí nghiệm 8 chỉ nên đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn để hạn chế việc ancol bay hơi
và I2 thăng hoa, dẫn đến khó xảy ra phản ứng.
4.15. Phản ứng tổng hợp Idoform xảy ra theo cơ chế sau:

→ Do đây là phản ứng một chiều, nếu sử dụng nhiều ancol thì phản ứng sẽ thiếu I2. Vì
vậy phản ứng sẽ dừng lại ở giai đoạn 2, không thu được kết tủa màu vàng của CHI3.
4.16. Vai trò của KI ở thí nghiệm 8: Vì I2 tan rất ít trong nước, nên vai trò của KI là để
hòa tan I2, giúp phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
KI + I2 → KI3
4.17. Phản ứng Iodoform thuộc loại phản ứng oxi hóa − khử. Vì trong phản ứng có sự
thay đổi số oxi hóa của các tác chất.
4.18. Có thể tiến hành nhận biết các muối axetat như thí nghiệm 9 được.
4.19. Vai trò của Na2CO3 trong thí nghiệm 9 là tạo ra ion CH3COO− và để nhận biết axit
axetic.
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2↑ + H2O
CH3COONa → CH3COO− + Na+
4.20. Trong một số trường hợp, lúc đầu có phức màu nâu đỏ nhưng lúc sau không thu
được kết tủa vì đây là phản ứng thuận nghịch:
Fe3+ + 3CH3COO− → (CH3COO)3Fe (phức màu nâu đỏ)
Khi đun nóng, cân bằng phản ứng:

(CH3COO)3Fe + 3H2O ⇔ Fe(OH)3↓ + CH3COOH


chuyển dịch theo chiều thuận → tạo kết tủa Fe(OH)3.
4.21.
− Có thể dùng Fe2(SO4)3 và không thể dùng FeCl2 thay cho FeCl3 trong thí nghiệm 9.
− Vì Fe2(SO4)3 trong nước phân li hoàn toàn ra ion Fe3+:
Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO24
− Còn FeCl2 trong nước phân li hoàn toàn ra ion Fe2+:
FeCl2 → Fe2+ + 2Cl−
Do Fe2+ không bền, có thể bị oxi hóa trong không khí thành Fe3+, nhưng trong phản ứng
này thì chỉ có một lượng nhỏ Fe2+ chuyển thành Fe3+ nên không thể dùng FeCl2 thay cho
FeCl3.
4.22. Sơ đồ nhân biết dung dịch các chất hữu cơ: CH3COOH, HCOOH, C6H5OH,
C2H5OH:
3

2 5

Phương trình phản ứng:


HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

You might also like