N08 DTM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 185

Thành viên 1: Lý Thành Phát - 92000035 - 0852112052

Thành viên 2:Nguyễn Quốc Thắng - 92000048 - 0913095290 - (Nhóm trưởng)

CHUYÊN ĐỀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN

1
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ KINH DOANH
NHÀ
KHANG PHÚC

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN “KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN
MỞ RỘNG (DIỆN TÍCH 109.91HA)”

Địa điểm: Xã lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

CHỦ DỰ ÁN ĐƠN VỊ TƯ VẤN


CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ (Chữ ký, đóng dấu)
KINH DOANH NHÀ KHANG PHÚC
Tổng giám đốc
(Chữ ký, đóng dấu)

 Họ và tên Họ và tên

Thành phố Hồ Chí Minh, 2023


 

MỤC LỤC
2
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 7
MỞ ĐẦU 8
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 8
1.1. Thông tin chung về dự án 8
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài
liệu tương đương 9
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy
hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 10
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG (ĐTM) 10
2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên 10
quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM. 10
2.1.1. Liệt kê các văn bản pháp lý có liên quan (1). Luật 10
2.1.2. Liệt kê các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan 12
2.1.3. Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật có liên quan 13
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên
quan đến dự án 14
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 16
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 17
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG (ENTEC) 17
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 18
4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐTM 18
4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC 19
5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 20
5.1.1. Thông tin chung 20
5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất 20
5.1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 20
5.1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: Không có 21
5.2.1. Hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 21
5.2.2. Hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 21
5.3. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH, CHẤT THẢI PHÁT SINH 22
5.3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công, xây dựng của
dự án 22
5.3.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án 24
5.3.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án 25
5.4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 28
5.4.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn dự kiến khi vận hành 29
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 32
1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 32

3
1.1.2. Tên chủ dự án 32
1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 32
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án. 33
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi 34
trường 34
Hiện trạng xã hội khu vực lân cận: 35
Hiện trạng mạng lưới và công trình giao thông: 35
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 36
1.1.6.1. Mục tiêu của Dự án 36
1.1.6.2. Loại hình của Dự án 36
1.1.6.3. Quy mô của Dự án 37
1.1.6.4. Công suất của dự án 39
1.1.6.5. Công nghệ của dự án 39
1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 39
1.2.1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật KCN Lê Minh Xuân hiện hữu 39
1.2.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 41
1.2.3. Các hoạt động của dự án 52
1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 53
1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP
ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 56
1.3.1. Giai đoạn xây dựng 56
1.3.2. Giai đoạn vận hành 57
1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 60
1.4.1. Công nghệ vận hành của dự án 60
1.4.2. Công nghệ vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung 61
1.4.3. Công nghệ vận hành hệ thống thu gom chất thải rắn 62
1.5. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 62
1.5.1. Trình tự thi công 62
1.5.2. Biện pháp tổ chức thi công 62
Yêu cầu chính: 64
1.5.3. Danh mục máy móc thiết bị dự kiến 65
1.6. TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 66
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 66
1.6.2. Vốn đầu tư 66
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 66
CHƯƠNG 2 :ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 69
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 69
2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án 69

4
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 74
(1). Công nghiệp 74
(2). Nông nghiệp 74
(3). Thương mại và dịch vụ 75
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 77
2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 77
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học 87
2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 88
2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 89
2.4.1. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự nhiên 90
2.4.2. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về kinh tế - xã hội 90
2.4.3. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về môi trường. 91
CHƯỢNG 3 : ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 92
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG 92
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 92
(1). Đánh giá các tác động có liên quan đến chất thải 95
1). Đánh giá tác động do bụi, khí thải 95
2). Đánh giá tác động do nước thải 97
3). Đánh giá tác động do chất thải rắn thông thường 98
(a). Chất thải rắn sinh hoạt 98
(b). Chất thải rắn thông thường 99
(c). Đánh giá tác động do chất thải nguy hại 99
(2). Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 99
1). Đánh giá tác động do tiếng ồn 99
2). Đánh giá tác động do độ rung 101
3). Đánh giá tác động đến địa hình, địa mạo khu vực 101
4). Tác động kinh tế - xã hội 102
5). Tác động đến công ty hiện hữu của KCN Lê Minh Xuân 103
1). Đánh giá tác động do bụi, khí thải 103
2). Đánh giá tác động do nước thải 107
3). Tác động do chất thải 108
3.1.2. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn thi công, xây dựng 113
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 119
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 120
(1). Tác động do tiếng ồn, độ rung 129

5
(2). Đánh giá tác động về kinh tế - xã hội khu vực 129
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu
cực khác đến môi trường 131
3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI 146
TRƯỜNG 146
3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 146
3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước
thải, khí thải tự động, liên tục 146
3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 146
3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ
BÁO 147
CHƯƠNG 4 :CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 151
4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 151
4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 158
4.2.1. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn thi công, xây dựng 158
4.2.1.1. Quan trắc môi trường nước 158
4.2.1.2. Quan trắc môi trường không khí xung quanh 158
4.2.1.3. Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 158
(1). Giám sát chất thải rắn sinh hoạt 158
(2). Giám sát chất thải rắn thông thường 158
(3). Giám sát chất thải nguy hại 158
4.2.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn dự kiến khi vận hành 159
4.2.2.1. Quan trắc nước thải 159
4.2.2.2. Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại 160
4.2.2.3. Quan trắc tự động, liên tục nước thải 160
CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ THAM VẤN 162
5.1. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 162
5.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 162
5.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 162
5.2. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN 163
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 164
1. KẾT LUẬN 164
2. KIẾN NGHỊ 165
3. CAM KẾT THỰC HIỆN CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 165
– Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng: 165
– Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành của Dự án: 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO 167

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

6
BCT : Bộ Công thương
BNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn BOD : Nhu cầu oxy sinh học
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
BYT : Bộ Y tế
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CP : Chính phủ
CTNH : Chất thải nguy hại
CTTT : Chất thải thông thường
DO : Oxy hòa tan
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KCN : Khu công nghiệp
NĐ : Nghị định
PCCC : Phòng cháy chữa
cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước
thải XD : Xây dựng
XLNT : Xử lý nước thải
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thứ tự
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

MỞ ĐẦU

7
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hình thành và phát triển rất nhiều các KCN, Khu kinh tế
góp phần phát triển và chuyển biến tốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hình thành, phát triển của các ngành sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ… là quá trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và
nâng cao đời sống và phúc lợi của người lao động, của công nhân viên.

Theo quy hoạch định hướng phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh, dự án mở rộng
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm trong tổng thể khu vực phát triển công nghiệp và
đô thị của thành phố. Hiện nay, nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp đang
hoạt động tại KCN Lê Minh Xuân hiện hữu tương đối lớn, trong khi đó đất KCN này đã lấp
đầy 100%, do đó việc mở rộng khu công nghiệp mới bên cạnh khu công nghiệp Lê Minh
Xuân hiện hữu là điều cấp thiết nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân được hoàn thành phần mở rộng, phần lớn các nhà máy
công nghiệp được xây dựng với tính chất ít gây ô nhiễm và sử dụng ít lao động, đây
cũng là mục tiêu chung của thành phố cần đạt được.

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha) đã được Thủ tướng
Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại văn bản số 1699/TTg-KTN ngày 28/9/2016.
Năm 2017, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh đã tiến hành lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng” và
được Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số
1150/QĐ- STNMT-CCBVMT ngày 15/5/2017.

Đây là dự án đầu tư mới liền kề với KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. KCN sẽ lựa chọn các
ngành nghề thu hút đầu tư có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu, tiềm năng phát triển tại Thành
phố Hồ Chí Minh, ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hiệu
quả sử dụng tài nguyên và lao động, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
mở rộng ưu tiên thu hút một số nhóm ngành như:
+ Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Tập trung đầu tư chiều sâu
nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực
hiện tốt chương trình di dời và phát triển ra vùng quy hoạch ở ngoại thành. Phát triển các
ngành có thế mạnh như sữa, dầu thực vật, bia rượu, chế biến thịt...
+ Cơ khí chế tạo máy: Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp
ôtô; sản xuất các phương tiện vận tải thuỷ và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ
nông nghiệp, công nghiệp chế biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho
nền kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công nghiệp...
+ Điện tử - công nghệ thông tin: Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản
phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phần
mềm

8
xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao...
+ Hoá chất: Tập trung ưu tiên sản xuất các sản phẩm hóa dược, thảo dược và thuốc y tế,
các sản phẩm hóa chất công nghiệp...

Việc mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân phù hợp với tiêu chí quy định tại Khoản
2, điều 5 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 về Quản lý cụm công
nghiệp và khu kinh tế. Theo đó KCN Lê Minh Xuân với quy hoạch đầu tư ban đầu là
100 ha, hiện nay đã có tỉ lệ lấp đầy là 100%. Hạ tầng kỹ thuật của KCN Lê Minh Xuân
đã được đầu tư hoàn thiện, toàn bộ nước thải KCN được thu gom về hệ thống xử lý
nước thải tập trung do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) làm
chủ đầu tư với công suất
12.200 m3/ngày.đêm và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành tại
Giấy xác nhận số 53/GXN-BTNMT ngày 26/4/2022.

Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với diện tích 109,91 ha nằm
tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng
Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại văn bản số 1699/TTg-KTN ngày 28/9/2016.
Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc đã được BQL các
Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tư số
2080423408 ngày 07/10/2020 để đầu tư hạ tầng dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở
rộng với diện tích 109,91 ha.

Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc tiến hành lập
Báo cáo ĐTM cho Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91
ha)”.

Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha)” là Dự án đầu tư
mới thuộc Phụ lục III, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP – Danh mục Dự án đầu tư Nhóm I có
nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3, điều 28, Luật
Bảo vệ môi trường kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Theo khoản 1, điều 30 và
khoản 1, điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc đối tượng
phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại văn bản số
1699/TTg- KTN ngày 28/9/2016.

Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc là một công ty kinh
doanh đa ngành nghề. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh bất động sản; thiết kế, thi
công, san lấp mặt bằng; đầu tư, xây dựng và kinh doanh Cơ sở hạ tầng KCN, cao ốc văn

9
phòng cho thuê; dịch vụ bất động sản. Công ty đã được BQL các Khu chế xuất và Công

10
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tư số 2080423408 ngày
07/10/2020.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan
hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có
liên quan

1.3.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Dự án KCN Lê Minh Xuân mở rộng nằm trong quy hoạch xây dựng các khu công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025 tại Quyết định số
3368/QĐ- UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác
của pháp luật có liên quan

1.3.2.1. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

Dự án KCN Lê Minh Xuân mở rộng nằm bên cạnh KCN Lê Minh Xuân hiện hữu, hạ tầng
KCN Lê Minh Xuân mở rộng sẽ được xây dựng đồng bộ với hạ tầng KCN Lê Minh
Xuân hiện hữu.

1.3.2.2. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có
liên quan

Dự án “KCN Lê Minh Xuân mở rộng” phù hợp với các Quy hoạch phát triển chung xây
dựng của thành phố Hồ Chí Minh: Vùng phát triển công nghiệp được phát triển tại các
quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè;

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ


TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

2.1. Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên
quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM.

2.1.1. Liệt kê các văn bản pháp lý có liên

quan (1). Luật


– Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 13/11/2008;
– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 21/06/2012;
– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13

11
được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;
– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 29/11/2013;
– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 18/06/2014 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng số
62/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020;
– Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 19/06/2017;
– Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24/11/2017;
– Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của
37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2019;
– Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 17/06/2020;
– Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.
– Văn bản hợp nhất của Văn phòng Quốc hội số 22/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 về
Luật Tài nguyên nước;

(2). Nghị định và nghị quyết của Chính phủ


– Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phòng Cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng cháy và Chữa cháy;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đất đai;
– Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định về thoát
nước và xử lý nước thải;
– Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ quy định về quy định
lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
– Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý
khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Nghị định số 53/2020/NĐ-CP của chính phủ ngày 05/5/2020 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;

12
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật bảo vệ môi trường;

(3). Thông tư, quyết định của các bộ, ngành


– Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An quy định chi tiết
thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước
thải;
– Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan
trắc môi trường;
– Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 29/10/2015 của Bộ Công thương về quy định
bảo vệ môi trường ngành công thương;
– Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Thông tư số 46/2015/TT-BXD ngày 12/5/2016 của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng
và bảo vệ công trình xây dựng;
– Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
– Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ xây dựng quy định về quản lý
chất thải rắn xây dựng;
– Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước
sông, hồ;
– Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn về xác
định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

(4). Quyết định của địa phương


– Quyết định số 57/2015/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND TP. Hồ Chí Minh về
ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
– Quyết định số 3907/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của UBND TP. Hồ Chí Minh về
ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh.

13
2.1.2. Liệt kê các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan
– QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất;
– QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh;
– QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh;
– QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
– QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
– QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
– QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
– QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
– QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
– QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
– QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với
bùn thải từ quá trình xử lý nước;
– QCVN 21:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Điện từ trường tần số cao
Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc;
– QCVN 22:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chiếu sáng - Mức cho phép
chiếu sáng nơi làm việc;
– QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho
phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
– QCVN 25:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Điện từ trường tần số công
nghiệp Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc;
– QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu - Giá trị cho phép
vi khí hậu tại nơi làm việc;
– QCVN 27:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung - Giá trị cho phép tại
nơi làm việc;
– QCVN 43:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích;
– QCVN 06:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công
trình;
– TCVN 3985-1985: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực thi công;
– Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ y tế: Quyết định về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc, 7 thông số vệ sinh lao động;
– World Health Organization, Assessment of Sources of Air, Water, and Land
Pollution, A guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating
Environmental Control Strategies, Geneva, 1993.

14
2.1.3. Liệt kê các hướng dẫn kỹ thuật có liên quan
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền liên quan đến dự án
– Thông báo số 215/TB-UB ngày 18 tháng 4 năm 2002 của UBND Huyện Bình Chánh về
việc chấp thuận địa điểm cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh được đầu
tư mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
– Công văn số 545/BQL - KCN - HCM ngày 16 tháng 5 năm 2002 của Ban quản lý các
khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí về việc lập Dự án khu công nghiệp Lê
Minh Xuân.
– Công văn số 1522/UB -CNN ngày 11 tháng 4 năm 2003 của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh về việc chấp thuận chủ trương xây dựng khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
– Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có
tính đến năm 2020.
– Thông báo số 385/TB-VP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh về việc thông báo nội dung kết luận của Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó chủ tịch
thường trực và đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó chủ tịch UBNDTP tại cuộc họp về quy
hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp của thành phố.
– Công văn số 1683/BQL-KCN-HCM ngày 05 tháng 08 năm 2005 của Ban quản lý các
khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh và bổ sung
quy hoạch phát triển KCX-KCN từ 2006 – 2010.
– Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 của UBND Thành phố Hồ
Chí Minh về việc duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025.
– Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
– Quyết định số 3493/QĐ-UBND ngày 21 tháng 07 năm 2009 của Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố Hồ Chí Minh về việc duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu dân
cư công nghiệp Lê Minh Xuân ( tỷ lệ 1/5000) tại xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh.
– Quyết định số 7460/TNMT-QHSDĐ ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Sở Tài Nguyên và
Môi Trường về việc Công ty CP đầu tư XD Bình Chánh đầu tư xây dựng mở rộng Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân tại xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 1284/TB-VP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của đồng chí Trần Trọng Tuấn
- Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, tại cuộc họp báo cáo tiến độ thực hiện
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Dự án mở rộng KCN Lê Minh
Xuân.
– Công văn số 2847/BQL-KCN-HCM ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Ban Quản Lý Các
Khu Chế Xuất và Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh về ý kiến về đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng tại xã Lê Minh
Xuân huyện Bình Chánh.

15
– Công văn số 3531/SCT-QLCN ngày 23 tháng 11 năm 2009 của Sở Công Thương về
việc sử dụng 10ha đất cụm công nghiệp Trần Đại Nghĩa để mở rộng Khu công nghiệp
Lê Minh Xuân.
– Công văn số 470/TNMT-QHSDĐ ngày 19 tháng 01 năm 2010 của Sở Tài Nguyên và
Môi Trường về việc Công ty CP đầu tư XD Bình Chánh đầu tư xây dựng mở rộng Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân tại xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 403/SQHKT-QHC ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Sở Quy Hoạch -
Kiến Trúc về việc hướng dẫn đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 mở rộng Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân tại xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 586/CV-PKTCN ngày 24 tháng 03 năm 2010 của Công ty CP cấp nước
Chợ lớn về thỏa thuận cấp nước cho Dự án mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
tại xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 1331/SGTVT-KT ngày 07/04/2010 của của Sở GTVT TP.HCM về
hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng và bàn giao hệ thống đèn chiếu sáng
công cộng đô thị;
– Công văn số 2152/SGTVT-KT ngày 16 tháng 04 năm 2010 của Sở Giao Thông Vận Tải
về thỏa thuận đấu nối giao thông cho Dự án mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
tại xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 2369/ĐLBC-KHVT ngày 17 tháng 5 năm 2010 về việc cung cấp điện
cho khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng.
– Công văn số 1398/BQL-KCN-HCM ngày 21 tháng 06 năm 2010 của Ban Quản Lý Các
Khu Chế Xuất và Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh về ngành nghề sản xuất và
chức năng thương mại dịch vụ của Dự án mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân tại
xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 4874/SGTVT-KT ngày 18 tháng 08 năm 2010 của Sở Giao Thông Vận Tải
về thỏa thuận đấu nối hạ tầng giao thông cho Dự án mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân tại xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 4417/UBND ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban Nhân Dân huyện
Bình Chánh về việc Công ty CP đầu tư XD Bình Chánh đầu tư xây dựng mở rộng Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân 120ha tại xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
– Công văn số 1278/TNMT-CTR ngày 10 tháng 03 năm 2011 của Sở Tài Nguyên và Môi
Trường về việc thu gom chất thải rắn và nguồn tiếp nhận nước thải sau khi xử lý của Dự
án mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
– Công văn số 441/SNN-CCTL ngày 04 tháng 04 năm 2011 của Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn về việc xả thải của Dự án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu
công nghiệp Tây Nam Bình Chánh (Dự án mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân).
– Công văn số 442/SNN-CCTL ngày 04 tháng 04 năm 2011 của Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn về việc xin nạo vét kênh C12 thuộc hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc
Bình Chánh.
– Công văn số 2333/TNMT-QHSDĐ ngày 26 tháng 04 năm 2011 của Sở Tài Nguyên
và Môi Trường về hồ sơ xin sử dụng đất của Công ty CP đầu tư XD Bình Chánh đầu tư

16
mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân và cụm công nghiệp Trần Đại Nghĩa tại huyện
Bình Chánh.
– Công văn 311/SQHKT-QHC ngày 08/02/2012 của Sở Quy hoạch Kiến trúc về ý kiến
hướng dẫn đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Công nghiệp (KCN) Lê Minh
Xuân mở rộng (phần Kiến trúc và Hạ tầng kỹ thuật);
– Công văn 2266/BQL-KCN-HCM ngày 05/10/2012 của Ban Quản lý các Khu chế
xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA) v/v thẩm định đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Lê Minh Xuân mở rộng;
– Thông báo số 4229/TB-SQHKT ngày 19/12/2012 của Sở Quy hoạch Kiến trúc về nội
dung kết luận tại cuộc họp về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 KCN
Lê Minh Xuân mở rộng.
– Công văn số 5834/SGTVT-XD ngày 28/3/2013 của Sở Giao thông Vận Tải về việc ý
kiến về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân mở rộng tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.
– Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND Tp.HCM về duyệt đồ án
quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (109,91 ha), xã
Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.
– Văn bản số 1940/UBND-CNN ngày 28/4/2016 của UBND thành phố Hồ Chí Minh
về việc Chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng.
– Công văn số 1699/TTg-KTN ngày 28/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chấp
thuận chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng, huyện Bình
Chánh.
– Quyết định số 1150/QĐ-STNMT-CCBVMT ngày 15/5/2017 của Sở Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường Dự án “Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha)” của
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2080423408 của Ban Quản lý các Khu chế xuất
và Công nghiệp chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 07/10/2020;
– Quyết định số 201/QĐ-BTNMT ngày 21/01/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nâng công suất trạm xử lý
nước thải từ 8.200 m3/ngày.đêm lên 12.200 m3/ngày.đêm” tại Khu Công nghiệp Lê
Minh Xuân, xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
– Giấy xác nhận số 53/GXN-BTNMT ngày 26/4/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Lê Minh Xuân”.

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình
thực hiện ĐTM
– Bản đồ địa chính 1/500 do chủ đầu tư cung cấp.
– Bản đồ đo đạc địa hình 1/500 do Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghiệp và

17
Dân dụng đo vẽ vào tháng 02 năm 2008.
– Thuyết minh tổng hợp Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 của Khu công
nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng.
– Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Lê Minh
Xuân mở rộng, huyện Bình Chánh”

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Báo cáo ĐTM cho Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha)”
do Công ty TNHH MTV Đầu Tư Kinh Doanh Nhà Khang Phúc là cơ quan chủ trì và
hợp tác với đơn vị tư vấn là Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tham gia thực
hiện báo cáo ĐTM.
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG (ENTEC)
– Đại diện: Ông Phùng Chí Sỹ Chức vụ: Giám đốc.
– Địa chỉ: Số 18 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp, Tp.HCM, Số nhà 21, đường
số 1, Khu dân cư CityLand Park Hills.
– Điện thoại: 028.668.616.44 Email: entecvn@yahoo.com

Danh sách các thành viên chính trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của Dự án được
trình bày như trong bảng 0.1.

Bảng 0.1. Danh sách những cán bộ khoa học – kỹ thuật và các đơn vị trực tiếp
tham gia lập báo cáo ĐTM
Chức vụ và Chữ ký
Stt Họ và tên Nội dung phụ trách xác nhận
Chuyên môn
Đơn vị chủ dự án Công ty TNHH MTV Đầu Tư Kinh Doanh Nhà
I
Khang Phúc

1 Phạm Minh Nhựt Tổng giám đốc Chủ trì dự án

2 Lê Thanh Sang Phó Giám đốc Quản lý dự án

II Đơn vị tư vấn – Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)


PGS.TS. Khoa học Chủ trì tư vấn lập ĐTM
3 Phùng Chí Sỹ
Môi trường

TS. Công nghệ Môi Xây dựng các giải pháp


4 Phùng Anh Đức
trường bảo vệ môi trường và kiểm
tra báo cáo ĐTM.
ThS. Công
5 Vũ Thành Nam
nghệ Môi
trường

18
CN. Quản lý Khảo sát thực địa và thu
6 Võ Hồng Phong
môi trường thập và xử lý số liệu.
Tham gia đánh giá tác
KS. Kỹ thuật
7 Phí Đăng Học động và xây dựng các giải
môi trường
Chức vụ và Chữ ký
Stt Họ và tên Nội dung phụ trách xác nhận
Chuyên môn
pháp bảo vệ môi trường,
KS. Kỹ thuật chương trình quan trắc môi
8 Phạm Minh Sơn
môi trường trường
Trưởng nhóm lấy mẫu,
ThS. Công nghệ
9 Lê Minh Hiếu phân tích mẫu môi trường
sinh học/Môi trường
tại khu vực Dự án

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐTM

(1). Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp này sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của
Dự án đầu tư xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng theo các hệ số phát thải đã được
thống kê bởi các cơ quan, tổ chức có uy tín trên thế giới như: Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (US-EPA),... Phương pháp này phục vụ viết
chương 3 của báo cáo ĐTM.

(2). Phương pháp so sánh với quy chuẩn

Phương pháp này đạt độ tin cậy rất cao (có thể đạt 100%) vì các số liệu sau khi được
phân tích và chuẩn hóa loại bỏ các sai số ban đầu sẽ được so sánh với các số liệu được
quy định trong quy chuẩn của các cơ quan quản lý nhà nước. Các số liệu trong quy
chuẩn là các số liệu đã được thống kê và đưa ra từ các số liệu đo đạc thực tế bằng các
máy móc hiện đại nên các sai số thống kê gần như không ảnh hưởng đến kết quả đánh
giá chung. Phương pháp này phục vụ viết các chương 2, 3 của báo cáo ĐTM.

(3). Phương pháp lập bảng liệt kê

Phương pháp này đạt độ tin cậy không cao, chỉ ở mức trung bình do phương pháp này
chủ yếu là đánh giá một cách định tính hoặc bán định lượng dựa trên chủ quan của người
đánh giá. Một trong những ma trận đánh giá tác động môi trường nổi tiếng nhất là ma
trận do Leopold kiến nghị dùng để đánh giá các hoạt động phát triển. Mức độ tác động chỉ
cho biết rằng các tác động đó lan đến đâu, ảnh hưởng sâu sắc thế nào. Tầm quan trọng
nói lên nhận thức của con người đối với ý nghĩa của tác động. Cho điểm về mức tác
động có thể tiến hành một cách thực nghiệm khách quan. Cho điểm về tầm quan trọng
mang tính chủ quan ước đoán. Phương pháp này phục vụ viết chương 3 của báo cáo

19
ĐTM.

(4). Phương pháp danh mục

Phương pháp danh mục với tên gọi đầy đủ là Phương pháp danh mục các điều kiện môi
trường. Nguyên tắc của phương là liệt kê thành danh mục tất cả những nhân tố môi
trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá. Phương pháp danh mục
nói chung
rõ ràng dễ hiểu. Tuy nhiên phương pháp này chứa đựng những yếu tố chủ quan của
người đánh giá và phụ thuộc vào những quy ước có tính chất cảm ứng về tầm quan
trọng, các cấp, điểm số quy định cho từng thông số. Những ước đoán chủ quan của từng
cá nhân người đánh giá, lúc đưa vào con số tổng sẽ hòa trộn vào nhau rất khó phân tích.
Do vậy, phương pháp này đạt độ tin cậy không cao, chỉ ở mức trung bình. Phương pháp
này phục vụ viết các chương 1, 2, 3 của báo cáo ĐTM.

(5). Phương pháp kế thừa

Phương pháp dựa vào các kết quả nghiên cứu có trước để lựa chọn những thông tin bổ
ích và các kết quả nghiên cứu sẵn có phục vụ việc lập báo cáo ĐTM cho Dự án. Phương
pháp này phục vụ viết các chương 1, 2, 3, 4 của báo cáo ĐTM.

(6). Phương pháp tham vấn cộng đồng

Mục đích đảm bảo cho các bên bị ảnh hưởng được tham gia vào quá trình ra quyết định
và thực hiện Dự án, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về Dự án cũng như tác động
của Dự án đến cuộc sống của cộng đồng đó. Tiến hành tổ chức cuộc họp với các bên liên
quan như chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước, một số người bị ảnh
hưởng. Phương pháp này đạt độ tin cậy cao. Phương pháp này phục vụ viết chương 5
của báo cáo ĐTM.

4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

1). Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước
mặt, nước ngầm, độ ồn, độ rung, trầm tích, thủy sinh, đất tại khu đất dự án và khu vực xung
quanh. Hệ thống phòng phân tích mẫu môi trường được tổ chức Vilas Việt Nam công nhận
năng lực phòng thử nghiệm, có chứng nhận VIMCERT và hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025.

2). Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê: có độ tin cậy cao (khoảng trên 95%) do các số liệu thu thập và
sử dụng vào việc thống kê phục vụ cho công tác đánh giá tác động môi trường được
trích dẫn từ nguồn số liệu nêu ra trong cuốn Niên giám thống kê của địa phương và các báo
cáo tình hình kinh tế xã hội của xã tại nơi thực hiện Dự án.

20
3). Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn
và đề xuất phương án giảm thiểu các tác động do hoạt động của Dự án gây ra đối với
môi trường, kinh tế và xã hội.

4). Phương pháp chuyên gia


Dựa vào các hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học môi trường của các chuyên gia đánh giá
ĐTM của đơn vị tư vấn, đánh giá theo kinh nghiệm kết hợp với sự quan sát tổng thể
giữa điều kiện tự nhiên, dân cư tại khu vực và so sánh với các khu vực tương tự nhằm
áp dụng các tiêu chuẩn áp dụng và sử dụng tài liệu vào báo cáo.

5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG

5.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

5.1.1. Thông tin chung

(1). Tên dự án: “KCN Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha)”

(2). Địa điểm thực hiện: Xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí

Minh. (3). Chủ Dự án: Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc.
– Địa chỉ: 550 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. HCM.
– Điện thoại: 028.38753021. Fax: 028.38753552.
– Người đại diện: Ông Phạm Minh Nhựt. Chức vụ: Giám đốc.

5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

Khu đất quy hoạch đầu tư xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng nằm trên địa bàn xã
Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM, với diện tích quy hoạch là 109,91ha. Các
hạng mục đầu tư xây dựng bao gồm:
– Hệ thống giao thông.
– Hệ thống thoát nước mưa.
– Hệ thống thoát nước thải.
– Hệ thống cấp nước.
– Hệ thống chiếu sáng.
– Hệ thống cung cấp điện.
– Hê thống thông tin liên lạc.
– Hệ thống cây xanh.
– Trạm xử lý nước thải.

21
5.1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Dự án “KCN Lê Minh Xuân mở rộng” được đầu tư xây dựng trên khu đất có diện tích
109,91ha. Các hạng mục chính của dự án sẽ được xây dựng bao gồm:
– Hệ thống đường giao thông
– Hệ thống cấp nước
– Hệ thống thoát nước mưa- nước thải
– Hệ thống cấp điện chiếu sáng
– Hệ thống thông tin liên lạc
– Hệ thống cây xanh cảnh quant
– Trạm xử lý nước thải.

5.1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường: Không có

5.2. HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CÓ KHẢ


NĂNG TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG
5.2.1. Hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường
– Xây dựng hệ thống đường giao thông trong và ngoài KCN.
– Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích khu vực Dự án.
– Xây dựng hệ thống thoát nước thải của KCN.
– Xây dựng mạng lưới cung cấp nước sạch.
– Xây dựng nhà máy nước và trạm xử lý nước thải tập trung.
– Xây dựng hệ thống cung cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc.
– Xây dựng các công trình phục vụ sản xuất như: nhà điều hành KCN, cổng KCN, hệ
thống cây xanh cảnh quan, nhà bảo vệ, …

Các hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai
đoạn vận hành: bụi khí thải từ phương tiện ra vào KCN; khí thải từ hoạt động của các
nhà máy trong KCN; mùi từ khu vực trạm xử lý nước thải tập trung; nước thải sinh hoạt,
nước thải sản xuất từ các nhà máy trong KCN.

5.2.2. Hạng mục công trình của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

5.2.2.1. Các hoạt động chính tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng:
– Hoạt động giải phóng mặt bằng, san nền;
– Hoạt động tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu, máy móc, trang thiết bị;
– Hoạt động thi công, xây dựng và lắp đặt các thiết bị;

22
– Hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng Dự án.
– Hoạt động của các phương tiện thực hiện thi công xây dựng.
– Hoạt động của các phương tiện vận chuyển phục vụ thi công xây dựng.
5.2.2.2. Các hoạt động chính tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành:
– Hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu của các nhà
máy tại KCN;
– Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật của các nhà máy
– Hoạt động của CBCNV tại KCN;
– Hoạt động vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh cảnh
quan tại KCN.

5.3. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH, CHẤT THẢI PHÁT SINH
THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN

5.3.1. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn
thi công, xây dựng của dự án

5.3.1.1. Nước thải


– Nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công cao nhất 12 m3/ngày. Thành phần:
Chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, Nitơ (N), Phốt pho (P), Coliform.
– Nước thải phát sinh từ vệ sinh phương tiện, thiết bị khoảng 4,0 m3/ngày. Thành phần:
Dầu mỡ, chất rắn lơ lửng (SS).
– Nước thải rửa cốt liệu bê tông khoảng 5,0 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: chất rắn lơ
lửng (SS).

5.3.1.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải


– Bụi phát sinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng, đập phá công trình, san lấp, tôn nền,…
– Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện thi công xe tải, xe ủi, cẩu,.. với
các thành phần ô nhiễm: Bụi, SO2, NOx, CO, THC.

5.3.1.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại


– Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên thi công
xây dựng có khối lượng lớn nhất 50 kg/ngày. Thành phẩn: Các loại bao bì, vỏ lon đựng
nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa...
– Sinh khối thảm thực vật, thảm cây bụi hoang phát sinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng
khoảng 681 tấn.
– Chất thải rắn rơi vãi, dư thừa phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục:
+ Bê tông, gạch, đất, đá: chiếm từ 40 – 50% khối lượng chất thải rắn xây dựng, lắp đặt
thiết bị;
+ Gỗ và các thành phần liên quan (pallet, coppha, ván ốp): chiếm từ 30 – 40% khối lượng

23
chất thải xây dựng – lắp đặt thiết bị;
+ Sắt, thép, đinh tán, bu lông,...: chiếm từ: 10 – 30% khối lượng chất thải xây dựng –
lắp đặt thiết bị.
– Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công, xây dựng chủ yếu là các giẻ lau
dính dầu, bóng đèn, que hàn thải khoảng 10 kg/tháng; dầu nhớt thải khoảng 200 - 300 lít
dầu thải/1 lần thay.

5.3.1.4. Tiếng ồn, độ rung

Nguồn phát sinh: tiếng ồn, rung phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu do
các máy móc thiết bị trong quá trình thi công như xe tải vận chuyển, máy mủi, xe lu,
gầu ngoạm, máy nạo, đầm, cần cẩu, máy trộn bê tông...

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

5.3.2. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn vận
hành của dự án

5.3.2.1. Nước thải


– Nước thải sinh hoạt phát sinh bao gồm: Từ quá trình hoạt động của cán bộ công nhân
viên tại khu KCN là 3,6 m3/ngày. Thành phần: Chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, Nitơ
(N), Phốt pho (P), Coliform.
– Nước thải công nghiệp từ quá trình sản xuất của các nhà máy thuộc khu công nghiệp
phát sinh khoảng 3.140 m3/ngày. Thành phần đa dạng, phức tạp tùy thuộc vào đặc điểm
và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể.

5.3.2.2. Khí thải, bụi


– Bụi, khí thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN với các thành phần ô nhiễm:
Bụi, SO2, NOx, CO, THC; các loại khí thải từ dây chuyền sản xuất của từng loại công nghệ
như khí thải có chứa NH3, Cl2, CO, CO2, bụi, SO2, NO2, HF,… và các chất hữu cơ bay hơi
– Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa với các thành phần
ô nhiễm: Bụi, SO2, NOx, CO, THC.

5.3.2.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại

1). Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt: Tổng khối lượng khoảng 55 tấn/ngày trong đó phát sinh chủ yếu
từ sinh hoạt hàng ngày của công nhân và nhân viên trong toàn bộ KCN.

2). Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động vận hành KCN có khối

24
lượng khoảng 31 tấn/ngày.đêm. Thành phẩn: Giấy vụn, thùng carton, bao nylon, bao bì
thải, gỗ, kim loại, nhựa, bùn thải không nguy hại,…

3). Chất thải nguy hại


Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động vận hành KCN có khối lượng khoảng 330
kg/tháng. Thành phần: giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải,
bao bì đựng dầu nhớt, hộp mực in, dầu nhớt thải,…

5.3.2.4. Tiếng ồn, rung

Nguồn phát sinh: tiếng ồn, rung phát sinh trong giai đoạn vận hành do hoạt động vận tải
của phương tiện ra vào KCN, hoạt động xe tải, xe cont vận chuyển hàng hóa ra vào
KCN.

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

5.3.2.5. Các tác động khác

Việc xây dựng KCN sẽ làm tăng đáng kể mật độ giao thông tại địa phương do việc vận
chuyển khối lượng lớn vật liệu xây dựng. Mật độ lớn sẽ có tác động đến các hộ dân nằm
dọc tuyến đường vận chuyển của Dự án

5.3.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây
dựng của dự án

5.3.3.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải
– Nước thải sinh hoạt → Nhà vệ sinh di động → Hợp đồng với đơn vị chức năng thu
gom và xử lý đúng quy định.
– Nước thải từ rửa thiết bị, vệ sinh phương tiện thi công xây dựng → Hệ thống thu gom
→ Hố lắng cặn → Tái sử dụng lại cho thi công xây dựng.

5.3.3.2. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý khí thải, bụi

Các biện pháp thực hiện giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng KCN:
– Phun nước tưới ẩm làm giảm bụi, dùng bạt che chắn phần đất đã đào lên để hạn chế gió
phát tán bụi vào không khí, ngăn cách khu vực thi công với xung quanh bằng các tấm ngăn
(tấm lợp, cốt ép...).
– Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại khu vực Dự
án phải đạt tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi
trường.
– Hoạt động vận chuyển tránh giờ cao điểm;
– Đảm bảo tốc độ vào khu vực Dự án 20 km/giờ, các xe ra vào cách nhau 5 phút tránh gây

25
hiện tượng bụi mù;
– Các loại xe chuyên chở phải được che chắn, phủ bạt để tránh bụi phát tán trong quá trình
di chuyển;
– Trang bị thiết bị bảo hộ lao động như nón, găng tay, khẩu trang,…để bảo vệ sức khỏe
cho người lao động.

5.3.3.3. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
1). Chất thải rắn sinh hoạt
– Thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng
– Bố trí thùng rác thu gom rác thải sinh hoạt và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu
gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

2). Chất thải rắn xây dựng


– Các loại chất thải rắn như đất đá, vật liệu xây dựng,…được thu gom và sử dụng để
san lấp mặt bằng khu vực dự án.
– Các loại chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng được thu gom và bán cho tổ
chức, cá nhân thu mua phế liệu.
– Các loại chất thải rắn không thể tận dụng được thu gom, lưu giữ trong các thùng chứa
rác, hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

3). Chất thải nguy hại

Đối với chất thải nguy hại: bao gồm CTNH dạng rắn (giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn,
băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu...) và CTNH dạng lỏng (dầu nhớt thải) sẽ được
chủ đầu tư dự án tiến hành thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy có nắp đậy
kín để trong kho chứa tạm thời.

Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hai đưa đi
xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại tại 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

5.3.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành của
dự án

5.3.4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

a). Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn


– Bố trí hệ thống cống ngầm hai bên các trục đường thu gom và dẫn nước mưa về phía
kênh thủy lợi (Kênh 5) nằm ở giữa Khu công nghiệp và thoát ra Kênh C theo quy hoạch
được duyệt.
– Nước mưa trên toàn bộ bề mặt quy hoạch sẽ được gom về các trục giao thông chính sau
đó được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận theo đường ngắn nhất thông qua các cửa xả.

26
b) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
– Hệ thống thu gom nước thải tách được bố trí xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát nước
mưa của KCN, và được thu gom thông qua hệ thống cống ngầm.
– Nước thải sinh hoạt từ khu hành chính dịch vụ của KCN sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự
hoại 3 ngăn được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp.
– Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN được xây dựng mới gồm 02 đơn nguyên như
sau:
+ Giai đoạn 1: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000 m3/ngày đêm trong khuôn
viên của Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Nước thải sau xử lý đạt
QCVN 40:2011/BTNMT,cột B thoát ra kênh C16.

Nước thải đầu vào → Máy tác tác → Bể thu gom → Bể tách dầu mỡ → Bể điều hòa →
Bể keo tụ → Bể tạo bông → Bể lắng 1 → Bể sinh học thiếu khí → Bể sinh học hiếu khí
→ Bể lắng 2 → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận (kênh C16)
+ Giai đoạn 2: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000m 3/ngày đêm tại Lô N1 phía
Bắc khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng. Nước thải sau xử lý đạt QCVN
40:2011/BTNMT, cột B thoát ra kênh số 4.

Nước thải đầu vào → Máy tác tác → Bể thu gom → Bể tách dầu mỡ → Bể điều hòa →
Bể keo tụ → Bể tạo bông → Bể lắng 1 → Bể sinh học thiếu khí → Bể sinh học hiếu khí
→ Bể lắng 2 → Bể khử trùng → Nguồn tiếp nhận (kênh 4)

Ghi chú: 02 trạm xử lý nước thải có cùng quy trình xử lý giống nhau, công suất cho mỗi
trạm là 4.000m3/ngày đêm.

5.3.4.2. Các công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải


– Đảm bảo điều kiện thông thoáng bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào (tối thiểu chiếm
20% diện tích tường nhà). Diện tích cây xanh và mặt nước phải đảm bảo thông thoáng,
cải thiện không khí.
– Khu vực đường nội bộ phải thường xuyên làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm
giảm bụi vừa giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường.
– Các khu đất trống, nhà vệ sinh công cộng sẽ luôn được dọn dẹp, phun thuốc diệt
muỗi, khử mùi hàng ngày.
– Rác thải sinh hoạt sẽ được chứa trong các thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi
muỗi phát triển và phun chế phẩm EM để giảm thiểu mùi hôi thoát ra gây ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh. Rác thải này sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị
có chức năng thu gom và đưa đi xử lý bằng xe chuyên dùng
– Để tránh mùi phát sinh, xung quanh trạm XLNT tập trung được bố trí cây xanh bao bọc.
Ngoài ra Chủ dự án còn sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi phát sinh
từ trạm.
– Khu vực đường nội bộ phải thường xuyên làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm

27
giảm bụi vừa giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường, sửa chữa ngay các tuyến đường khi phát
hiện hư hỏng.
– Định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra xe.

5.3.4.3. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

1). Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điểm tập trung chất thải dự kiến đặt tại khu vực phía Bắc dự án, với diện tích khoảng
200m2 tại Lô N1, gần trạm XLNT tập trung. Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức
năng thu gom rác thải sinh hoạt với tần suất 01 lần/ngày.

2). Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường
– Rác thải phát sinh từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong KCN được thu gom bởi
các nhân viên của công ty và lưu chứa tại khu chứa rác thải của từng công ty, nhà máy,
xí nghiệp. Các công ty, nhà máy, xí nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có
chức năng đến thu gom và xử lý đúng quy định.
– Bùn thải sẽ được thu gom vào nơi có mái che, khô ráo. Công ty sẽ ký kết hợp đồng
với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
+ Bùn thải từ các bể lắng → Bể chứa bùn → Bể nén bùn → Máy ép bùn → Nhà lưu
chứa bùn → Thu gom và xử lý theo quy định.
+ Toàn bộ lượng bùn thải sau máy ép bùn được lưu chứa bên trong khu vực đặt máy ép
bùn với diện tích khoảng 50m2, được xây dựng trong khuôn viên nhà máy XLNT tập trung
và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.

3). Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
– Chủ đầu tư tiến hành xây dựng nhà chứa chất thải nguy hại với diện tích khoảng 100m2
tại Lô N1, gần trạm XLNTTT.
– CTNH được dán nhãn bao gồm các thông tin như: Tên CTNH, mã CTNH theo danh
mục CTNH, tên và địa chỉ của chủ nguồn thải, mô tả về các nguy cơ do chất thải có thể
gây ra, có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6707 – 2000 về “Chất
thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”, ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.
Thời gian lưu trữ chất thải nguy hại theo quy định khoảng 7 – 15 ngày.

CTNH phát sinh từ hoạt động của Nhà máy được quản lý đúng theo Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý Chất thải và phế liệu và Thông
tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về quản lý chất thải nguy hại.

4). Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác
– Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định, các thiết
bị thi công và các thiết bị, máy móc có khả năng gây ồn lớn được lắp thiết bị giảm thanh
và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên
– Các dự án đầu tư thứ cấp trong KCN phải được áp dụng các phương pháp giảm thiểu

28
tiếng ồn, độ rung đạt QCVN theo hồ sơ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
riêng cho từng dự án
– Bố trí các loại cây xanh bóng mát, vừa tạo cảnh quan vừa cách tiếng ồn;

5.3.4.4. Các công trình, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

1). Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
– Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình hoạt động đã được thiết lập cho hệ thống xử lý nước
thải.
– Trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị dự phòng như máy bơm, máy khuấy, máy
châm hóa chất…để thay thế kịp thời khi sự cố xảy ra
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy móc, sữa chữa kịp thời những
hỏng hóc, duy tu bảo dưỡng định kỳ.
– Hỗ trợ huấn luyện nâng cao kỹ năng cho công nhân vận hành trạm XLNT tập trung
KCN Lê Minh Xuân mở rộng.
– Xây dựng bể thu gom dự phòng trường hợp hệ thống XLNT tập trung gặp sự cố
– Đường ống công nghệ, hệ thống điện động lực và điều khiển của từng hạng mục
được thiết kế độc lập, đảm bảo khi tiến hành tháo lắp, sửa chữa thiết bị hư hỏng không
làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác
– Thực hiện quan trắc định kỳ lưu lượng và chất lượng nước thải cho hệ thống xử lý nước
thải.
– Định kỳ tiến hành công tác nạo vét các hố ga thoát nước thải.
– Bể điều hòa, bể thu gom hệ thống xử lý với dung tích dư để có thể chứa lượng nước
thải đổ về tăng đột biến.

2). Phòng ngừa sự cố vỡ đường ống cấp thoát nước

Không xây dựng các công trình trên tuyến đường ống nước, thường xuyên kiểm tra và
bảo trì các mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo an toàn và đạt độ
bền của tất cả các tuyến ống.

5.4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ
ÁN

5.4.1. Chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn thi công, xây
dựng

1). Quan trắc môi trường nước


– Vị trí các điểm quan trắc nước thải: trên kênh 4 và kênh 6.
+
– Thông số quan trắc: pH, TSS, BOD5, COD, DO,NO2, NO3, NH4 , F-, H2S, Fe tổng,
As, Hg, Zn, Cu, Pb, Coliform, dầu mỡ, khoáng.

29
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

2). Quan trắc môi trường không khí xung quanh


– Vị trí các điểm quan trắc không khí, bụi: Tại khu vực đang thi công theo tiến độ xây
dựng.
– Thông số quan trắc: Tiếng ồn, Độ rung, Bụi, CO, SO2, NOx.
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT;
QCVN 27:2010/BTNMT.

3). Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

a). Giám sát chất thải rắn sinh hoạt


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

b). Giám sát chất thải rắn thông thường


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

c). Giám sát chất thải nguy hại


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn nguy hại.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
phân loại số lượng thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo; hợp đồng,
hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

5.4.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn dự kiến khi

30
vận hành

1). Quan trắc môi trường nước


– Vị trí các điểm quan trắc nước thải: trên kênh 4 và kênh 6.
+
– Thông số quan trắc: pH, TSS, BOD5, COD, DO,NO2, NO3, NH4 , F-, H2S, Fe tổng,
As, Hg, Zn, Cu, Pb, Coliform, dầu mỡ, khoáng.
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
2). Quan trắc không khí xung quanh
– Vị trí các điểm quan trắc không khí, bụi: Tại khu vực đang thi công theo tiến độ xây
dựng.
– Thông số quan trắc: Tiếng ồn, Độ rung, Bụi, CO, SO2, NOx.
– Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT;
QCVN 27:2010/BTNMT.

3). Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

a). Giám sát chất thải rắn sinh hoạt


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2015; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

b). Giám sát chất thải rắn thông thường


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: Thường xuyên và liên tục.
Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015;
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

c). Giám sát chất thải nguy hại


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn nguy hại.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
phân loại số lượng thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo; hợp đồng,
hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.

31
– Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm
2015; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

4). Giám sát nước thải tự động, liên tục


– Vị trí các điểm quan trắc nước thải:
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 1: Nước thải trước xử lý của HTXLNT xả
thải ra nguồn tiếp nhận (kênh C16).
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 2: Nước thải trước xử lý của HTXLNT xả
thải ra nguồn tiếp nhận (kênh số 4).
– Thông số quan trắc: Thông số quan trắc: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), pH, nhiệt độ, TSS,
COD hoặc Amoni, TOC.
– Tần suất quan trắc: thường xuyên liên tục 24/24 truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên
và Môi trường TP.HCM.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với Kq = 0,9, Kf = 0,9.

32
CHƯƠNG 1
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1. Tên dự án

KHU CÔNG NGHIỆP LÊ MINH XUÂN MỞ RỘNG (DIỆN TÍCH 109,91 HA)

1.1.2. Tên chủ dự án


– Tên chủ dự án: Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc
– Địa chỉ: 550 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. HCM
– Điện thoại: (028) 3875 3021
– Người đại diện: ông Phạm Minh Nhựt Chức vụ: Tổng giám đốc

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Khu đất quy hoạch đầu tư xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng nằm trên địa bàn xã
Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM, với diện tích quy hoạch là 109,91ha.

Giới hạn khu đất như sau:


– Phía Bắc : Giáp kênh số 4 và đất nông nghiệp
– Phía Tây : Giáp dự án Khu công nghiệp
– Phía Nam : Giáp kênh số 6 và Khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu
– Phía Đông : Giáp kênh C và dự án khu dân cư Tân Tạo thuộc quận Bình Tân.

33
Hình 1.1. Bản đồ Dự án KCN Lê Minh Xuân mở rộng
Tọa độ VN2000 các điểm giới hạn khu đất dự án như sau:
– Điểm A: X = 587491.309; Y = 1189324.796
– Điểm B: X = 587086.086; Y = 1188564.902
– Điểm C: X = 588168.839; Y = 1188045.751
– Điểm D: X = 588301.488; Y = 1188916.779

34
Hình 1.2. Sơ đồ vị trí KCN Lê Minh Xuân mở rộng
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.

Khu đất thực hiện dự án có tổng diện tích 109,91 ha nằm tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch sử dụng đất của dự án được thể hiện tại
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diện tích quy hoạch sử dụng đất của dự án

Diện tích Tỷ lệ QCVN


STT Loại đất
(m2) (%) 01:2008/BXD
A ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP 1.019.509,43 100,00
Đất xây dựng nhà máy, kho tàng và
1 nhà xưởng 628.178,28 61,62 ≥ 55%
2 Đất công trình hành chính, dịch vụ 57.246,15 5,61 ≥ 1%
- Đất trung tâm hành chính 7.831,46
- Đất dich vụ 48.694,63
- Đất trạm y tế 720,06
Đất công trình đầu mối hạ tầng
3 10.668,87 1,05 ≥ 1%
kỹ thuật
- Đất trạm bơm cấp nước 5.059,67
- Đất trạm xử lý nước thải 4.601,31
- Đất trạm biến áp (dự kiến ) 1.007,89
4 Đất cây xanh 176.234,27 17,29 ≥ 10%
- Đất cây xanh tập trung 25.515,14
- Đất cây xanh hành lang lưới điện 72.863,26
- Đất cây xanh ven kênh rạch 77.855,87
5 Đất giao thông 147.181,86 14,43 ≥ 8%
B ĐẤT NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP 79.629,17
1 Đất bãi đậu xe 25.071,66
2 Giao thông đường võ văn vân 30.540,16
3 Kênh rạch mặt nước 24.017,35
Tổng diện tích toàn khu A+B 1.099.138,60
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, 2022

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi
trường

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng được mở rộng từ KCN Lê Minh Xuân hiện
hữu về phía Bắc. Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân nằm ở phía Tây Tp.HCM, thuộc đường
biên xã Tân Nhựt và xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân mở rộng cách trung tâm Tp.HCM khoảng 18 km, cách khu dân cư tập trung
khoảng 8km, cách quốc lộ 1A 6km và Tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu (dọc Tỉnh lộ
10) khoảng 3 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18 km, nằm trên tuyến
đường Trần Đại Nghĩa, Huyện Bình Chánh.

Khu vực xung quanh khu đất xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng chủ yếu là đất
canh tác nông nghiệp, dân cư thưa thớt. Phía Đông của KCN là dự án xây dựng khu dân

35
cư Tân
Tạo đang chuẩn bị khởi công. Phía Tây dự án là Cụm công nghiệp của công ty Nông nghiệp
Sài Gòn, phía Nam dự án là cụm công nghiệp dọc đường Trần Đại Nghĩa với các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp nhẹ. Khu vực dự án cách chợ KCN Lê Minh Xuân
1,5km về phía Tây Nam.

Khu đất xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng có các đặc điểm hiện trạng như sau:
– Hiện trạng khu đất xây dựng Khu công nghiệp có địa hình tương đối bằng phẳng.
Khu đất thấp ở phía Tây Bắc và cao dần về phía Đông Nam, cụ thể: Cao độ chỗ thấp
nhất (phía Tây Bắc khu đất) là + 0.30 m.Cao độ chỗ cao nhất (phía Đông Nam khu đất)
là + 1.15 m.
– Phần lớn diện tích đất trong khu vực dùng canh tác nông nghiệp đa số là trồng lúa, ngoài
ra còn có một số đồng cỏ hoang và rừng trồng tràm. Một ít nhà dân xây dựng tạm ở phía
Đông Nam khu đất.
– Các kênh tưới tiêu thoát xen lẫn trong đồng ruộng và rừng tràm, một vài nhánh cạn
và bồi lắng vào mùa khô. Dọc các tuyến kênh là bờ đất tạo thành các tuyến đường đất
đến các thửa ruộng. Người dân sống ở đây đa số là tự phát.
– Trong khu vực có khoảng 11 hộ với 50 dân cư đang sinh sống, nghề nghiệp chính là sản
xuất nông nghiệp.
– Các công trình xây dựng trong khu vực là các công trình nhà ở cấp 4 và nhà vách đất,
mái lá. Tầng cao trung bình 01 tầng, không có hệ thống hạ tầng đi kèm.
– Hệ thống hạ tầng đã đến khu vực nhưng chưa hoàn chỉnh.
– Trong khu đất dự án không có các di tích lịch sữ, các công trình tôn giáo như chùa chiền,
nhà thờ, đền thờ… Khu đất dự án không thuộc phạm vi của các khu bảo tồn thiên nhiên.

Hiện trạng xã hội khu vực lân cận:


– Khu vực lập quy hoạch chi tiết trong quy hoạch tổng thể định hướng phát triển đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh và quy hoạch định hướng phát triển huyện Bình Chánh hiện là
đất nông nghiệp. Hệ thống hạ tầng đã đến khu vực nhưng chưa hoàn chỉnh.
– Khi đô thị phát triển sẽ kết hợp dự án mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân, khu
công nghiệp phía Tây-Bắc, khu dân cư Tân Tạo và khu đô thị dọc Đường Trần Đại
Nghĩa thành một tổng thể thống nhất. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,
giải quyết công ăn việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cửa người dân địa
phương.

Hiện trạng mạng lưới và công trình giao thông:


– Giao thông đối nội: chủ yếu là đường đất tự đắp dọc các kênh, cống.
– Giao thông đối ngoại: đường Trần Đại Nghĩa ở phía Nam đóng vai trò liên kết với
các khu vực xung quanh. Ngoài ra còn có các tuyến đường hiện trạng, đường dọc kênh B
(phía Tây) và đường dự kiến phía Đông song song với tuyến đường Võ Văn Vân giúp
kết nối giữa tuyến Tỉnh lộ 10 và đường Trần Đại Nghĩa.

36
– Trong khu quy hoạch có tuyến đường Võ Văn Vân chạy dọc phía Đông khu đất (dọc
sông kênh C), lộ giới và hướng tuyến theo đề nghị của UBND huyện Bình Chánh theo
công văn số 447 ngày 07/04/2008.
Hiện trạng mạng lưới sông, rạch xung quanh dự án:
– Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Chánh nói riêng, mạng lưới sông ngòi
kênh rạch tương đối dày đặc và liên quan mật thiết với nhau chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều từ Biển Đông. Vị trí khu đất dự án nằm trong vùng giao hội của sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, thuỷ triều từ các sông truyền vào kênh rạch chính, mức
thuỷ triều thay đổi bình quân 25 – 30cm.
– Các kênh tưới tiêu thoát xen lẫn trong đồng ruộng và rừng tràm, một vài nhánh cạn
và bồi lắng vào mùa khô. Phía Bắc dự án có kênh số 4, phía Nam dự án có kênh số 6 và
phía Đông dự án có kênh C.

Nhìn chung khu vực nghiên cứu quy hoạch còn tương đối hoang sơ, hiệu quả sử dụng
đất thấp, chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có của nó.

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu của Dự án

Dư án KCN Lê Minh Xuân mở rộng được thực hiện với các mục tiêu sau:
– Thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND Tp. HCM mở rộng các khu công nghiệp
trên địa bàn thành phố.
– Cụ thể hóa công tác phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
– Tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng các công trình trên phạm
vi khu đất quy hoạch.
– Tạo cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư lập Dự án đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ
thuật Khu công nghiệp theo quy định.
– Thu hút đầu tư tạo nguồn lực đẩy nhanh sự phát triển của thành phố, giải quyết nhu
cầu việc làm cho người lao động tại địa phương trong quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước.

1.1.6.2. Loại hình của Dự án

Khu công nghiệp sẽ lựa chọn các ngành nghề thu hút đầu tư có chọn lọc, phù hợp với
yêu cầu, tiềm năng phát triển của thành phố, ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại,
đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và lao động có giá trị gia tăng cao và
thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0. Dự kiến phân khu các ngành nghề như sau
(Quyết định số 3368/QĐ-UBND của UBND Tp. HCM, 188/2004/QĐ-TTg của Thủ
tướng chính phủ, công văn số 1398/ BQL-KCN-HCM của Ban quản lý các khu chế xuất và
công nghiệp Tp. HCM), KCN Lê Minh Xuân mở rộng ưu tiên thu hút một số nhóm
ngành như sau:
– Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm

37
nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt
chương trình di dời và phát triển ra vùng quy hoạch ở ngoại thành. Phát triển các ngành có
thế mạnh như sữa, dầu thực vật, bia rượu, chế biến thịt... Được bố trí tại lô B và lô D
– Cơ khí chế tạo máy: Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp
ôtô; sản xuất các phương tiện vận tải thuỷ và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ
nông nghiệp, công nghiệp chế biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho
nền kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công nghiệp ...
Được bố trí tại lô F và lô H
– Điện tử - công nghệ thông tin: Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản
phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phần
mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao… Được bố trí tại lô I.
– Hoá chất: Tập trung ưu tiên sản xuất các sản phẩm hóa dược, thảo dược và thuốc y tế,
các sản phẩm hóa chất công nghiệp…được bố trí tại lô A, C, E và lô G.

1.1.6.3. Quy mô của Dự án

Dự án được đầu tư xây dựng mới trên quy mô diện tích là 109,91 ha. Các hạng mục
được đầu tư bao gồm:
– Xây dựng hệ thống đường giao thông trong và ngoài KCN.
– Xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên toàn bộ diện tích khu vực Dự án.
– Xây dựng hệ thống thoát nước thải của KCN.
– Xây dựng mạng lưới cung cấp nước sạch.
– Xây dựng nhà máy nước và trạm xử lý nước thải tập trung.
– Xây dựng hệ thống cung cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc.
– Xây dựng các công trình phục vụ sản xuất như: nhà điều hành KCN, cổng KCN, hệ
thống cây xanh cảnh quan, nhà bảo vệ, …

Quy hoạch sử dụng đất của Dự án được trình bày tại Bảng 1.1.

Giải pháp phân bố quỹ đất trong khu vực Dự án như sau:
– Phát triển 2 trục kết nối chính. Một trục theo hướng Bắc-Nam kết nối với đường số
10 khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu ra đường Trần Đại Nghĩa, đồng thời dự kiến
đấu nối vào tuyến đường đất phía Bắc ra Tỉnh lộ 10. Một trục theo hướng Đông-Tây,
chọn tuyến đường đôi dọc kênh 5 làm đối tượng triển khai và kết nối với trục đường dự
kiến ở phía Đông. Tuyến đường chạy dọc theo kênh số 5 đều kết nối vào hệ thống
đường trong cụm công nghiệp phía Tây, các đường ngang còn lại có bố trí chỗ quay đầu
xe.
– Đất công trình hành chính, dịch vụ với diện tích 57.246,15m2: để xây dựng Trung
tâm điều hành và khu dịch vụ, khu nhà văn phòng cho thuê bố trí về phía Đông Nam
khu đất, cách khu công nghiệp bởi kênh số 5. Dự kiến công trình: khu nhà văn phòng ,
nhà sinh hoạt công nhân, trạm y tế.

38
– Đất nhà máy dành cho xây dựng nhà máy công nghiệp: có diện tích 628.178,28m2, phân
bố đều trong KCN và được phân chia bởi các tuyến đường khu vực. Các ngành ít gây ô
nhiễm, xây dựng tầng cao, hình thức kiến trúc đẹp có xu hướng dời dần về phía Đông KCN.
Mỗi lô đất có diện tích bình quân khoảng 0,4ha đến trên 0,75 ha. Dự kiến phân khu các
ngành nghề như sau:
+ Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Tập trung đầu tư chiều sâu
nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực
hiện tốt chương trình di dời và phát triển ra vùng quy hoạch ở ngoại thành. Phát triển các
ngành có thế mạnh như sữa, dầu thực vật, bia rượu, chế biến thịt... Được bố trí tại lô B
với diện tích 100.456,87 m2 và lô D với diện tích 99.465,42 m2.
+ Cơ khí chế tạo máy: Tập trung ưu tiên cao các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp
ôtô; sản xuất các phương tiện vận tải thuỷ và các nhà máy vệ tinh; máy móc phục vụ
nông nghiệp, công nghiệp chế biến; sản xuất máy công cụ thế hệ mới để trang bị cho
nền kinh tế quốc dân; sản xuất trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công nghiệp ...
Được bố trí tại lô F với diện tích 91.532,63 m2 và lô H với diện tích 82.437,07 m2.
+ Điện tử - công nghệ thông tin: Tập trung ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản
phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt, các phần
mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao… Được bố trí tại lô I với diện tích 71.673,84 m2.
+ Hoá chất: Tập trung ưu tiên sản xuất các sản phẩm hóa dược, thảo dược và thuốc y
tế, các sản phẩm hóa chất công nghiệp… được bố trí tại lô A với diện tích 46.205,8 m2,
C với diện tích 47.377,42 m2, E với diện tích 45.599,88 m2 và lô G với diện tích
43.429,34 m2.
+ Đầu tư sản xuất công nghiệp chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh chất ô
nhiễm ra môi trường xung quanh. KCN Lê Minh Xuân mở rộng được quy hoạch là
KCN sạch nên chủ đầu tư luôn đặt cao vấn đề bảo vệ môi trường. Trong đó chủ đầu tư
đặt sự quan tâm hàng đầu đến các ngành nghề nhạy cảm có khả năng gây ô nhiễm môi
trường cao như hóa chất hay chế biến thực phẩm. Chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị
chức năng tích cực kiểm soát môi trường tại KCN và chất lượng đầu ra của các hệ thống
xử lý môi trường đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành.
– Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích 10.668,87m2: Gồm các
công trình Trạm cấp nước, trong đó:
+ Trạm cấp nước: diện tích 5.069,67m2: bố trí tiếp cạnh với khu công viên cây xanh
tập trung gần khu điều hành, dịch vụ.
+ Trạm điện: diện tích 1.007,89 m2: dự kiến bố trí gần khu vực công trình lưới điện
110KV ở phía Tây Nam KCN, dọc hành lang cây xanh
+ Khu xử lý nước thải và bãi tập trung chất thải rắn diện tích 4.601,31 m2, bố trí ở phía
Đông Bắc KCN, vị trí tiếp giáp kênh 4 và kênh C và tuyến đường dự kiến Võ Văn Vân
nối dài.
– Đất giao thông có diện tích 147.181,86m 2: chiếm 14,43%. Đảm bảo việc vận chuyển
lưu thông vận chuyển hàng hóa trong khu công nghiệp thông qua hệ thống mạng lưới giao
thông nội bộ cũng như việc xuất nhập bên ngoài khu công nghiệp qua tuyến đường đối
ngoại Võ Văn Vân ở phía Đông và tuyến đường giao thông chính trong KCN là D-1
(đường dự kiến đi ra đường tỉnh lộ 10).

39
– Đất bãi xe diện tích 25.071,66m2: phục vụ cho việc đậu xe, đỗ xe của khu công
nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng nói riệng và của huyện Bình Chánh nói chung, định
hướng quy hoạch theo quyết định 6013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012 của UBND
thanh phố Hồ Chí Minh.
– Đất cây xanh có diện tích 176.234,27m 2: Cây xanh trong khu công nghiệp được bố trí
phân tán với các chức năng: cách ly, tạo cảnh quan và mang tính chất dẫn hướng. Ngoài
ra, còn bố trí một công viên cây xanh tập trung. Công viên này vừa thỏa mãn nhu cầu
giải trí, tập thể thao của chuyên gia, cán bộ và công nhân trong khu công nghiệp. Với
diện tích cây xanh hơn 17ha chiếm 17,29% (tiêu chuẩn là 10%) thì cây xanh trong dự án
mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân là lá phổi xanh cho khu công nghiệp và khu
vực lân cận.
– Đất kênh rạch (kênh số 5,6) có diện tích 24.017,35m2: Là nơi thoát nước mưa của
khu công nghiệp.

1.1.6.4. Công suất của dự án

Do đây là công trình xây dựng hạ tầng, không phải là cơ sở sản xuất nên không xác định
công suất sản xuất khi công trình hoàn thành.

1.1.6.5. Công nghệ của dự án

Do đây là công trình xây dựng hạ tầng, không phải là cơ sở sản xuất nên dự án không sử
dụng, vận hành các công nghệ sản xuất khi công trình hoàn thành.

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Dự án sẽ được đầu tư xây dựng trên khu đất có diện tích 109,91 ha. Các hạng mục chính
của dự án sẽ được xây dựng báo gồm: hệ thống giao thông; hệ thống công trình hành chính
– dịch vụ; hệ thống cấp nước; Hệ thống thu gom thoát nước mưa; hệ thống thu gom, xử lý
nước thải; Hệ thống cấp điện chiếu sáng; Hệ thống cây xanh đường phố.

1.2.1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật KCN Lê Minh Xuân hiện hữu

(1). Vị trí địa lý

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là một trong những KCN tập trung của thành phố được
thành lập theo Quyết định số 630/TTg ngày 08/08/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu nằm ở phía Tây Tp.HCM, thuộc đường biên xã
Tân Nhựt là xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM. KCN Lê Minh Xuân cách
trung tâm thành phố khoảng 18km, cách khu dân cư tập trung khoảng 8km, cách quốc lộ
1A và tỉnh lộ 10 cùng khu dân cư hiện hữu (dọc tỉnh lộ 10) khoảng 3km, cách sân bay
Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18km. Tứ cận KCN Lê Minh Xuân như sau:
– Phía Bắc giáp kênh số 6;
– Phía Tây giáp đường Gò Mây – Tân Nhựt (tuyến kênh B);
– Phía Đông giáp khu ruộng của nông trường Lê Minh Xuân.

40
– Phía Nam giáp kênh số 8.

(2). Cơ sở hạ tầng
KCN Lê Minh Xuân có tổng diện tích là 100 ha. Hoạt động từ năm 1997 đến nay, KCN Lê
Minh Xuân đã tiếp nhận khoảng 166 nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có
khoảng 27 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, 03 doanh nghiệp liên doanh.
KCN Lê Minh Xuân là một trong những KCN thành công tại Tp.HCM. Tỷ lệ đất đã cho
thuê hiện nay đạt 100%. Hoạt động chủ yếu của KCN Lê Minh Xuân bao gồm: cho thuê nền
đất xây dựng nhà xưởng, cho thuê hoặc bán nhà xưởng, chuyển giao quyền sử dụng đất
tai KCN Lê Minh Xuân cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cung cấp các dịch vụ
bảo hiểm, ngân hàng, y tế…Cơ sở hạ tầng của KCN Lê Minh Xuân hiện hữu như sau:
– Giao thông: Đường giao thông nội bộ hoàn chỉnh với bề rộng từ 17-20m, có 04 làn xe
– Cấp điện: Trạm biến áp Phú Lâm 500 kV
– Giá điện: (trung bình) 1.700 đ/KWh
– Cấp nước: Hệ thống cấp nước của thành phố và hệ thống nước ngầm của KCN với công
suất 15.000m3/ngày.
– Giá nước: 4.000 đ/m3
– Internet: Đường truyền ADSL tốc độ cao
– Thông tin liên lạc: Trong nước và quốc tế
– Xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 6.000 m3/ngày đêm
– Phí xử lý nước thải: 2.700đ/m3

Các ngành nghề đầu tư trong Khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu bao gồm: Hóa
nông, hóa nhựa, trang trí nội thất, đồ gỗ, dệt nhuộm, cơ khí, điện tử, sành sứ, bao bì,
thực phẩm, dày da, may mặc, vật liệu xây dựng.

(3). Hiện trạng xử lý môi trường

Trong quá trình hoạt động Khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu không tránh khỏi việc
phát sinh ra môi trường các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải và khí thải. Tuy
nhiên, KCN Lê Minh Xuân đã quản lý tốt các nguồn phát sinh chất thải này, cụ thể như
sau:
– Đối với nước thải: KCN Lê Minh Xuân tổ chức thu gom toàn bộ nước thải phát sinh
về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN. Công suất của nhà máy nước thải tập
trung là 6.000m3/ngày (gồm 03 đơn nguyên). Nhà máy xử lý nước thải này có thể xây
dựng thêm 03 đơn nguyên với công suất là 6.000m3/ngày đêm để phục vụ cho dự án
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng.
– Tỷ lệ nước thải phát sinh so với công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập
trung của KCN là 80%. Số giờ vận hành 24/24 và không có ngày nào dừng hệ thống để
bảo dưỡng. Đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung được lắp đặt trạm quan trắc tự
động để kiểm soát chất lượng đầu ra của nước thải thường xuyên. Chất lượng nước thải
đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT

41
- cột B).
– Lượng bùn thải phát sinh 60 tấn/tháng, định kỳ chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có
chức năng đến thu gom và xử lý đúng quy định.
– Chất thải rắn phát sinh bao gồm các loại chất thải sinh hoạt của công nhân viên, chất
thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Các doanh nghiệp trong KCN ký hợp
đồng với các đơn vị có chức năng đến thu gum và xử lý đúng quy định.
– Khí thải: Các doanh nghiệp trong KCN có phát sinh khí thải trong quá trình sản xuất
phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Hiện nay Ban
quản lý KCN Lê Minh Xuân liên tục phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất và công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và xử phạt đối với những doanh
nghiệp vi phạm.

Nước mặt: Ban quản lý khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu định kỳ lấy mẫu đo
đạc, quan trắc chất lượng môi trường nước mặt ở các kênh xung quanh khu vực KCN. Theo
báo cáo kết quả cho thấy, chất lượng môi trường nước mặt vẫn được đảm bảo.

1.2.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.2.1. Các hạng mục công trình chính

(1). Hệ thống giao thông

1). Cơ sở thiết kế:

Tuyến được thiết kế trên cơ sở đồ án Quy hoạch theo Quyết định số 781/QĐ-UBND
ngày 29/02/2016 của Ủy Ban Nhân Dân TP. HCM về duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/500 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (109,91ha), xã Lê Minh Xuân, huyện
Bình Chánh.

Căn cứ vào bảng 3, Quy chuẩn QCVN 07- 4:2016/BXD, và đồng thời Căn cứ bảng 4 -
Phân loại đường phố trong độ thị và sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo
chức năng (xem hình) TCXDVN 104 – 2007 thì các đường giao thông trong khu quy hoạch
được phân loại và phân cấp kỹ thuật như sau:

42
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chứ năng
(Nguồn TCXDVN 104 – 2007)
– Loại đường: Đường chính Khu công nghiệp (tương đương đường phố chính thứ yếu
theo Bảng 4 – TCXDVN 104-2007 và đương đường liên khu vực theo Bảng 3- QCVN 07-
4:2016/BXD)
– Cấp đường: Cấp I (Theo Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021)
– Theo TCXDVN 104:2007 – Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế, bảng 4 có nêu: Đường phố
chính thứ yếu là phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn. Nối liền các khu
dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực, kiến
nghị chọn vận tốc thiết kế 60km/h.

2). Độ dốc thiết kế

(a). Độ dốc dọc tuyến:

Thiết kế độ dốc dọc tuyến tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị (QCVN 07:2016/BXD) và tiêu chuẩn TCVN 104-2007
– Độ dốc dọc tuyến chủ yếu dựa vào cao độ khống chế tim đường H tk ≥ 2,38m.
– Độ dốc dọc tối đa: Imax = 4,0%.
– Độ dốc dọc tối thiểu: Imin = 0,3%.
– Bán kính tối thiểu đường cong đứng:
+ Rlõm = 1000m.
+ Rlồi = 1400m.

(b). Độ dốc ngang mặt đường và vỉa hè:


– Mặt đường 2 mái, độ dốc ngang mặt đường : 2.0%
– Độ dốc ngang vỉa hè : 1,5%

3). Tiêu chuẩn kỹ thuật


– Một số tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:
+ Kết cấu mặt đường bê tông nhựa nóng.
+ Tải trọng 30 tấn.
+ Bán kính cong bó vỉa 15m.
+ Tầm nhìn góc đường: Đường chính 30m. Đường phụ 25m.
+ Tốc độ thiết kế trong khu công nghiệp 60km/h.
+ Vỉa hè rộng 7,0m được dành để bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đường đi bộ.
+ Bố trí đầy đủ các biển báo, vạch sơn đảm bảo an toàn giao thông

4). Tổ chức hệ thống giao thông

43
Căn cứ theo QCVN 07:2016/BXD và theo quy hoạch được duyệt, thiết kế các tuyến
giao thông với các thông số kỹ thuật sau đây:
Bảng 1.2. Tổng hợp quy mô các đường giao thông
Mặt cắt giao thông (m)
Lộ giới Chiều dài
STT Tên đường Lòng
(m) Lề trái Lề phải tuyến
đường
1 Đường D7A 16,0 4,0 8,0 4,0 974,70 m
2 Đường D8A 20,0 3,5 13,0 3,5 952,73 m
3 Đường D9A 16,0 4,0 8,0 4,0 377,40 m
4 Đường N7 16,0 4,0 8,0 4,0 773,73 m
5 Đường N8B 16,5 3,0 10,5 3,0 926,11 m
30,0 4,5 21,0 4,5 246,63 m
6 Đường N9B
22,0 3,5 15 3,5 701,65 m
7 Đường N10B 18,0 3,0 12,0 3,0 1042,87 m
8 Đường N11B 18,0 3,0 12,0 3,0 1059,90 m
9 Đường N12B 16,0 4,0 8,0 4,0 1225,87 m
Đường Võ Văn Vân
10 30,0 6,0 18,0 6,0 1019,65 m
(nối dài)
11 Tổng cộng: 9.301,24 m
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, 2022

5). Giải pháp thiết kế

(a). Xử lý nền đường

Trong giai đoạn đầu (giai đoạn 1), mặt đường được đầu tư xây dựng với yêu cầu mođun
đàn hồi tương ứng với mặt đường cấp cao A2 (Eyc>=130MPa), tuy nhiên để nâng cao chất
lượng khai thác, bề mặt được thảm thêm lớp bê tông nhựa C19 dày 7cm.

Trong giai đoạn sau, tiến hành bù lún theo độ lún thực tế: Từ mặt đường giai đọan 1, bù
lún bằng vật liệu thích hợp (cấp phối đá dăm hoặc bê tông nhựa) tùy thuộc vào chiều
dày bù lún thực tế, và thảm bề mặt bằng lớp BTN C12.5 có dày tối thiểu 5cm (nếu bù
lún bằng BTN) và dày tối thiểu 12cm (nếu bù lún bằng cấp phối đá dăm) đảm bảo E 
k*Eyc=1,11*155=170,5 Mpa.

(b). Thiết kế vỉa hè


– Lề đường được thiết kế với độ dốc ngang 1,5% hướng vào bên trong lòng đường xe
chạy.
– Kết cấu vỉa hè được thiết kế theo định hình mẫu của Sở Giao Thông Vận Tải (theo Quyết
định số 1762/SGTVT ngày 18/06/2009), kết cấu vỉa hè loại 3, kết cấu từ trên xuống như
sau:

44
(c). Phương án đấu nối giao thông
– Phương án kết nối nội bộ:
+ Đây là khu quy hoạch mới, do vậy hệ thống giao thông được thiết kế mới hoàn toàn.
Các trục đường được thiết kế tạo thành mạng lưới giao thông song song và vuông góc
với nhau. Riêng đường Võ Văn vân nối dài được thiết kế song song với kênh C.
+ Toàn bộ các trục đường nội bộ được kết nối với nhau theo kiểu giao nhau cùng mức.
– Phương án kết nối bên ngoài:
+ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng được quy hoạch với vị trí bên cạnh khu Công
nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu, do vậy trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng
mục, tận dụng hệ thống giao thông của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu để cho
các phương tiện xe máy, thiết bị thi công lưu thông.
+ Trong giai đoạn đưa vào khai thác sử dụng, toàn bộ hệ thống giao thông và hạ tầng
kỹ thuật (trừ hệ thống thoát nước mưa) của khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng cũng
đều được kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu.
+ Các đường đối ngoại bên ngoài như sau: Đường Trần Đại Nghĩa, đường Láng Le
Bàu Cò.
+ Vạch sơn được đặt đúng vị trí để hướng dẫn cho xe đi đúng làn xe và xác định một
cách hiệu quả những tình huống nhập, tách, lề đường và làn dừng xe khẩn cấp
+ Lắp đặt biển hiệu lệnh cần thiết và đặt đúng vị trí để kiểm soát hoạt động xe chạy
dọc hoặc cắt ngang đường.

(2). Công trình hành chính - dịch vụ

1). Trạm y tế
– Diện tích: 720,06 m2 .
– Tầng cao: 1 - 3 tầng.
– Chiều cao đến đỉnh mái không vượt quá 13m.
– Khoảng lùi: thấp nhất là 6m (từ chân công trình đến chân hàng rào của lô đất trạm y tế).
– Cao độ vỉa hè: 15cm.

Trạm y tế là khu vực để công nhân nghĩ ngơi khi mệt mỏi, đau ốm trong thời gian làm việc.
Chủ đầu tư bố trí các chuyên viên y tế túc trực để khám và theo dõi chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ công nhân viên làm việc trong KCN. Trạm y tế của KCN không thực hiện
chức năng chữa bệnh.

2). Nhà sinh hoạt công nhân


– Diện tích: 1ha.
– Tầng cao: 1 - 3 tầng.
– Chiều cao đến đỉnh mái không vượt quá 13m.
– Khoảng lùi: thấp nhất là 10m (từ chân công trình đến chân hàng rào của lô đất nhà

45
sinh hoạt công nhân).
– Cao độ vỉa hè: 15cm.
Công trình tập trung vào công năng, mặt tiền thiết kế tạo khối, không quá cầu kì và chi tiết.
Màu sắc trang trí mặt tiền: sử dụng màu sáng (trắng, xám trắng, nâu vàng,…), màu sắc
nhẹ nhàng, hài hoà với cảnh quan xung quanh. Khuyến khích các công trình có không gian
mở, hòa hợp thiên nhiên. Công trình được xây dựng nhằm làm nơi lưu trú cho khoảng 250
công nhân và các chuyên gia của khu công nghiệp.

3). Nhà điều hành-quản lý


– Tầng cao: 3-6 tầng.
– Chiều cao đến đỉnh mái không vượt quá 22m.
– Khoảng lùi: thấp nhất là 6m (từ chân công trình đến chân hàng rào của lô đất nhà điều
hành – quản lý).
– Cao độ vỉa hè: 15cm.

Công trình tập trung vào công năng, mặt tiền thiết kế tạo khối, không quá cầu kì và chi tiết.
Màu sắc trang trí mặt tiền: sử dụng màu sáng (trắng, xám trắng, nâu vàng,…), màu sắc
nhẹ nhàng, hài hoà với cảnh quan xung quanh. Khuyến khích các công trình có không gian
mở, hòa hợp thiên nhiên.

4). Văn phòng


– Tầng cao: 3-6 tầng.
– Chiều cao đến đỉnh mái không vượt quá 22 m.
– Cao độ vỉa hè: 15cm.

Công trình nhà văn phòng được xây dựng đồng bộ với từ 1 mẫu nhà, tổ chức không gian
hòa quyện thiên nhiên và khu thấp tầng bên cạnh ly, mật độ xây dựng 65-68%, phần
diện tích còn lại có thể trồng cây xanh, sân thể thao, tường rào bao quanh từng công
trình. Tạo khoảng lùi với hồ nước trung tâm.

(3). Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của KCN Lê Minh Xuân mở rộng độc lập với hệ thống thu gom,
thoát nước của KCN Lê Minh Xuân hiện hữu.
– Bố trí hệ thống cống ngầm hai bên các trục đường thu gom và dẫn nước mưa về phía
kênh thủy lợi (Kênh 5) nằm ở giữa Khu công nghiệp và thoát ra Kênh C theo quy hoạch
được duyệt.
– Nước mưa trên toàn bộ bề mặt quy hoạch sẽ được gom về các trục giao thông chính
sau đó được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận theo đường ngắn nhất thông qua các cửa
xả.
– Vật liệu cống: Sử dụng hệ thống cống BTCT đường kính 600mm –

46
1200mm Hạng mục hệ thống thoát nước mưa được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1.3. Hạng mục hệ thống thoát nước mưa

Đơn giá
Stt Tên vật tư - Qui cách Đơn vị Khối lượng
(1000đ)
1 Cống BTCT D600 m 7.090 1.000
2 Cống BTCT D800 m 2.319 1.600
3 Cống BTCT D1000 m 240 2.500
4 Cống BTCT D1200 m 1.744 4.500
5 Hầm ga cống D600 cái 178 6.000
6 Hầm ga cống D800 cái 58 8.000
7 Hầm ga cống D1000 cái 6 12.000
8 Hầm ga cống D1200 cái 44 15.000
9 Cửa xả cống D800 cái 1 12.000
10 Cửa xả cống D1000 cái 1 15.000
11 Cửa xả cống d1200 cái 9 20.000
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, 2022

TUYEÁN COÁNG THOAÙT NÖÔÙC MÖA

CÖÛA XAÛ THOAÙT NÖÔÙC

Hình 1.4. Mặt bằng tuyến cống thoát nước mưa

(4). Hệ thống thu gom và thoát nước thải

Hệ thống thu gom bên ngoài nhà máy là hệ thống thu gom nước thải đã qua xử lý của

47
từng nhà máy để đưa về khu xử lý tập trung, làm sạch theo giới hạn cột B, quy chuẩn
QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường. Nước thải tách riêng biệt với hệ
thống thoát nước mưa, và được thu gom qua hệ thống cống ngầm.
(a). Hướng thoát nước thải:

Nước thải toàn dự án được dẫn về trạm bơm trung chuyển với công suất 200m3/h, sau
đó được bơm về trạm xử lý nước thải theo 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: Nước thải được bơm về trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp
Lê Minh Xuân hiện hữu để phục vụ cho nhu cầu xử lý nước thải của Khu công nghiệp
Lê Minh Xuân mở rộng.
+ Giai đoạn sau: Nước thải được bơm về trạm xử lý với công suất 4000m 3/ngđ được xây
dựng tại lô N1 phía Bắc khu Lê Minh Xuân mở rộng sau đó không sử dụng Trạm xử lý
nước thải của Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu. Nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn
(cột B, K=1,0) sẽ được xả ra kênh.

(b). Mạng lưới thu gom nước thải

Hệ thống thu gom nước thải bao gồm hai mạng lưới (hai mạng lưới được phân chia bởi
kênh 5):
– Mạng lưới 1: đảm nhận thu nước thải cho toàn bộ phần diện tích phía Tây Nam của kênh
5 với diện tích khoảng 33,47 hecta và 4,67 hecta diện tích đất công trình dịch vụ. Nước
thải của khu vực này sẽ được dẫn tự chảy tập trung về trạm bơm nước thải ngay góc đường
N12B và đường D7A, sau đó đấu nối về hệ thống xử lý nước thải công suất 4.000m 3/ngày
đêm được xây mới, đặt tại khu đất còn trống trong khuôn viên Nhà máy xử lý nước thải
KCN Lê Minh Xuân hiện hữu.
– Mạng lưới 2: phần còn lại của dự án (phía Đông Bắc) với diện tích khoảng 36,43
hecta; thiết kế hệ thống cống tự chảy đi qua tất cả các lô đất nhà máy trong khu vực và
tự chảy về trạm xử lý nước thải công suất 4.000m 3/ngày.đêm được xây mới đặt tại Lô
N1 phía Bắc của dự án (góc đường D8A và N8B).
– Sử dụng hệ thống cống ngầm, bao gồm các tuyến cống tròn uPVC D300, D400,D500
phân bố dọc theo các tuyến công vụ giữa 2 lô đất nhà máy và ống uPVC D160 bơm
nước thải từ trạm bơm về trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở
rộng.
– Dọc theo tuyến cống thoát nước thải, bố trí các trạm bơm trung chuyển để giảm chiều
sâu chôn cống, và dẫn nước về trạm xử lý nước thải

Bảng 1.4. Danh sách trạm bơm nước thải trong KCN

Tên trạm bơm Công suất Vị trí


T1 7l/s Đường N8B
T2 9l/s Đường N9B
T3 14l/s Đường N10B

48
T4 9l/s Đường N11B
T5 14l/s Đường N8A

49
Tên trạm bơm Công suất Vị trí
T6 5l/s Đường N11B
Trạm bơm chính 200m3/h Đường N11B
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, 2022

(5). Trạm xử lý nước thải

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước của dự án và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày
06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015
của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu, chủ dự án tiến hành xây dựng
02 trạm xử lý, công suất 8.000 m 3/ngày đêm (gồm 02 nguyên đơn) một đơn nguyên, công
suất 4.000m3/ngày đêm đặt tại khu đất Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện
hữu. Một đơn nguyên, công suất 4.000m3/ngày đêm đặt tại lô N1 phía Bắc khu công
nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng. Xử lý nước cho các đối tượng: nước phục vụ sản xuất
và nước phục vụ thương mại – dịch vụ.
– Diện tích của Trạm xử lý nước thải khoảng 0,46ha (Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày
29/2/2016 của UBND thành phố về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 KCN Lê
Minh Xuân mở rộng). Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý: Nước thải sau xử lý từ
các công ty, xí nghiệp trong khu công nghiệp theo hệ thống ống dẫn chảy tập trung về
bể thu gom. Nước trong bể thu gom được bơm lên máy tách rác trước khi đưa về bể điều
hòa để bắt đầu quy trình xử lý. Công nghệ xử lý nước theo các bước cơ bản sau:
Nước thải phát sinh → máy tách rác → bể thu gom → bể tách mỡ → bể điều hòa → bể
keo tụ → bể tạo bông → bể lắng hóa lý → bể sinh học thiếu khí → bể sinh học hiếu khí
→ bể lắng sinh học → bể khử trùng→ mạng lưới thoát nước Dự án

Chủ dự án tiến hành xây dựng Hệ thống thu gom nước thải bên ngoài nhà máy để thu
gom nước thải đã qua xử lý của từng nhà máy trong KCN đạt tiêu chuẩn đấu nối do
KCN đề ra như sau:

Bảng 1.5. Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Lê Minh Xuân mở rộng đối với các
doanh nghiệp/cơ sở trong KCN
Tiêu chuẩn tiếp nhận nước
TT Thông số Đơn vị
thải của KCN
1 Nhiệt độ 0
C < 45
2 pH - 5-9
3 Mùi - Không khó chịu
4 Độ màu (Co-Pt ở pH = 7) - 200
5 BOD5 (200C) mg/l 100
6 COD mg/l 400
7 TSS mg/l 200
8 Asen mg/l 0,5
9 Thủy Ngân mg/l 0,01
10 Chì mg/l 1
11 Cadimi mg/l 0,5
Tiêu chuẩn tiếp nhận
TT Thông số Đơn vị

50
nước thải của KCN
12 Crom (IV) mg/l 0,5
13 Crom (III) mg/l 2
14 Đồng mg/l 5
15 Kẽm mg/l 5
16 Niken mg/l 1
17 Mangan mg/l 5
18 Sắt mg/l 10
19 Thiếc mg/l 5
20 Xianua mg/l 0,2
21 Phenol mg/l 1
22 Dầu mỡ khoáng mg/l 10
23 Dầu mỡ động thực vật mg/l 30
24 Clo dư mg/l 5
25 PCB mg/l Không tiếp nhận
26 Sunfua mg/l 1
27 Florua mg/l 15
28 Clorua mg/l 1000
29 Amoni (Tính theo Nito) mg/l 15
30 Tổng Nito mg/l 50
31 Tổng Photpho mg/l 8
32 Coliform MPN/100ml 100.000
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, 2022

1.2.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

(1). Hệ thống cấp nước


– Từ vị trí đấu nối cấp nước, xây dựng tuyến ống vừa dẫn vào mạng lưới cấp nước
của dự án, và vừa dẫn vào 1 bể chứa nước dự phòng có khối dung tích chứa nước
3000m3. Tại vị trí bể chứa dự phòng, xây dựng hệ thống bơm tăng áp để cấp nước dự
phòng cho dự án
– Mạng lưới cấp nước được bố trí theo dạng mạng vòng, nhằm đáp ứng lưu lượng và tăng
mức độ an toàn cho mạng lưới khi gặp sự cố cục bộ.
– Mạng lưới cấp nước được bố trí theo các trục đường giao thông, và đảm bảo nước
cấp sẽ được cấp đến tất cả các đối tượng dùng nước trong khu quy hoạch.
– Tuyến ống cấp nước được thiết kế lắp đặt trên vỉa hè các trục đường nội bộ giao
thông thuộc dự án, tim ống cách mép chỉ giới đường đỏ 0,2 - 1,0m.
– Hệ thống cấp nước chữa cháy được xây dựng kết hợp hệ thống cấp nước sinh hoạt. Lưu
lượng cấp nước chữa cháy q=40 l/s cho 1 đám cháy. Số đám cháy xảy ra đồng thời cùng
một lúc là 01 đám cháy. Dựa vào hệ thống cấp nước chính của khu quy hoạch bố trí 56
trụ lấy nước chữa cháy với bán kính phục vụ mỗi trụ là 75m.
– Để đảm bảo cấp nước liên tục, nâng cao phục vụ cấp nước cho khách hàng thuê đất Khu
công nghiệp, Chủ đầu tư bố trí thêm trạm bơm tăng áp và bể chứa nước cho mục đích
dự phòng khi hệ thống cấp nước thủy cục bên ngoài của Công ty cấp nước gặp sự cố.
– Xây dựng bể chứa dự phòng có dung tích 3000 m3 để chứa nước phục vụ nhu cầu

51
sinh hoạt sản xuất cho dự án. Bể chứa được xây dựng bằng bể bê tông cốt thép. Bố trí bể
chứa có 4 ngăn, mỗi ngăn có dung tích 750 m3 (chi tiết xem bản vẽ bể chứa trạm bơm)
– Trạm bơm tăng áp: Bố trí nhà trạm bơm tăng áp bên cạnh bể chứa.
– Bố trí 3 bơm ly tâm có công suất Q= 160m3/h; H=25m. Được thiết kế 2 bơm hoạt
động, 1 dự phòng (Mỗi bơm làm việc không quá 8 tiếng liên tục). Các bơm và hệ thống
ống hút, ống đẩy được bố trí trong gian bơm có thết kế hợp khối với bể chứa nước sạch.
– Mỗi bơm được thế kế bao gồm các vật tư đi kèm như: Crephin, Van sự cố, van 1
chiều, các mối nối chống rung và đồng hồ đo áp lực.
– Để kiểm soát lượng nước vào bể, cũng như hỗ trợ cho việc lập trình, thiết lập thời
gian hoạt động (on/off) của từng bơm. Mội ngăn chứa nước được bố trí 01 sensor cảm
biến đo mực nước tín hiệu dòng 4-20mAh. Được kết nối van kiểm soát nước vào và các
bơm tại tủ điều khiển nằm trong gian bơm.
– Để tránh hiện tượng nước va khi mất điện hoặc dừng bơm đột ngột, trên ống đẩy của
từng bơm, được bố trí van 1 chiều. Ngoài ra, trên ống đẩy chung, còn được bố trí thêm 1
van chống nước va để hồi lưu nước về bể chứa khi xảy ra sự cố áp lực trong đường ống
gia tăng quá lớn.
– Ngoài ra, trong bể còn đường bố trí các vật tư phụ trợ như ống xả tràn, ống xả kiệt,
nắp thông, lỗ thông hơi, thang lên xuống.....

(2). Hệ thống cấp điện

Nguồn cấp điện cho dự án Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng lấy từ trạm biến
áp trung gian 110/22kV – 2x63MVA Lê Minh Xuân hiện hữu.
– Dự kiến đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống cáp trung thế ngầm trong phạm vi dự án,
các tủ trung thế ngoại trời loại mở rộng được chờ kết nối với các trạm nhà xưởng và 03
trạm biến áp phân phối 15(22)/0,4KV:
+ Trạm trên trụ thép T2 công suất 400kVA ((bao gồm 1 trạm biến áp và tủ điện hạ thế
gắn trong thân trụ cung cấp điện cho trạm phát sóng di động BTS, chiếu sáng công cộng
và các tải công cộng khác.
+ Trạm trên trụ thép T3 công suất 400kVA (bao gồm 1 trạm biến áp và tủ điện hạ thế
gắn trong thân trụ, tủ bù công suất phản kháng sẽ được tính toán và lắp đặt trong tủ
chính (MSB) lắp đặt trong nhà phục vụ cho nhà máy cấp nước) cung cấp điện cho nhà
máy cấp nước, chiếu sáng công cộng và các tải công cộng khác.
+ Trạm trên trụ thép T4 công suất 630kVA (bao gồm 1 trạm biến áp và tủ điện hạ thế
gắn trong thân trụ, tủ bù công suất phản kháng sẽ được tính toán và lắp đặt trong tủ
chính (MSB) lắp đặt trong nhà phục vụ cho nhà máy xử lý nước thải) cung cấp điện cho nhà
máy xử lý nước thải, chiếu sáng công cộng và các tải công cộng khác.
– Tuyến trung thế dùng cáp ngầm 3 lõi bọc XLPE 24kV chống thấm nước có màn chắn
sợi đồng, được đặt trong ống xoắn HDPE D195/150, chôn trong đất, ở độ sâu tối thiểu
0,8m so với mặt vỉa hè và 1,1m trong trường hợp băng qua đường, băng qua giao lộ.
Tại mỗi trạm biến áp phải lắp 2 bãi tiếp địa. Mỗi bãi tiếp địa gồm ít nhất 3 cọc. Cọc tiếp
địa sử dụng loại thép mạ kẽm D16, dài 2,4m đóng sâu cách mặt đất trên 0,5m, mỗi cọc
cách nhau trên 3m, đảm bảo điện trở tiếp đất không lớn hơn 4 Ohm.

52
(3). Hệ thống chiếu sáng
– Giải pháp thiết kế quy hoạch:
– Theo tiêu chuẩn chiếu sáng (như trên) và đảm bảo vẻ đẹp mỹ quan công nghiệp, các
đường có chiều rộng lòng đường nhỏ hơn hoặc bằng 11m, chiếu sáng 01 bên. Các tuyến
đường có bề rộng lòng đường lớn hơn 11m chiếu sáng 2 bên.
– Nguồn cung cấp cho hệ thống chiếu sáng lấy từ trạm biến áp T1 15(22)/0,4KV–
3x3.000KVA , T2 15(22)/0,4KV–2X400KVA.
+ Dùng trụ đèn chiếu sáng thép côn tròn mạ kẽm cao 6m và 9m, cần đèn cao 2m độ vươn
xa cần đèn 1,5m.
+ Đèn: Dùng đèn SODIUM 150(250)W, 220V – ONYX S - IP66.
+ Đối với các tuyến đường có chiều rộng lòng đường 7m, 8m, chiếu sáng một bên
dùng trụ thép côn tròn mạ kẽm cao 8m cả cần loại 1 bóng SODIUM 150W, khoảng trụ
trung bình về một phía vỉa hè là 35m.
+ Đối với các tuyến đường có chiều rộng lòng đường 10.5m, 12m, 13m chiếu sáng một
bên dùng trụ thép côn tròn mạ kẽm cao 11m cả cần loại 1 bóng SODIUM 250W,
khoảng trụ trung bình về một phía vỉa hè là 35m.
+ Đối với các tuyến đường có chiều rộng lòng đường 15m, 20m, 21m chiếu sáng hai bên
dùng trụ thép côn tròn mạ kẽm cao 11m cả cần loại 2 bóng SODIUM 250W, khoảng trụ
trung bình về một phía vỉa hè là 35m.
+ Đối với các tuyến đường đôi có dãy phân cách 30m (gồm cây xanh và mặt nước) chiều
rộng lòng đường mỗi bên 10.5m chiếu sáng hai bên dùng trụ thép côn tròn mạ kẽm cao
11m cả cần loại 1 bóng SODIUM 250W, khoảng trụ trung bình về một phía vỉa hè là 35m.
+ Những dãy cây xanh tập trung, khu công viên bố trí trụ đèn trang trí 01 và 02 bóng cầu
Ø400, bóng SODIUM 70W để tăng vẻ đẹp.
– Điều khiển: Dùng tủ điều khiển tự động hai chế độ (tủ điều khiển sử dụng bộ điều khiển
timer và contactor), nửa đêm về sáng cắt ½ số bóng xen kẽ để tiết kiệm điện năng mà
vẫn đảm bảo chiếu sáng với lưu lượng lưu thông thấp hơn. Chế độ đóng cắt được thiết
kế theo mùa cho phù hợp.
– Bảo vệ: Bảo vệ cho các tuyến cáp bằng MCB 3P đặt trong tủ điều khiển, bảo vệ cho
từng đèn bằng cầu chì hoặc CB đặt tại cửa trụ.

(4). Hệ thống thông tin liên lạc

Chỉ tiêu thiết kế quy hoạch:


– Đất xây dựng nhà máy: 06 thuê bao/ 01 Ha
– Đất khu kỹ thuật: 05 thuê bao/ 01 Ha
– Đất trung tâm - dịch vụ: 40 thuê bao/ 01 Ha
– Đất kho tàng bến bãi: 02 thuê bao/ 01 Ha
– Nguồn cung cấp: Nguồn trung kế cấp cho Khu công nghiệp được lấy từ bưu điện Lê
Minh Xuân đến khu quy hoạch.
– Các tuyến cáp trong khu quy hoạch:

53
+ Từ bưu điện Lê Minh Xuân dự kiến có các tuyến cáp đồng đến Khu công nghiệp.
+ Các tuyến cáp trong Khu công nghiệp được đi ngầm gồm đường cáp tổng, các cáp
nhánh, hộp phân phối cáp… đến các khu vực trong Khu công nghiệp.

Bảng 1.6. Tính toán nhu cầu thuê bao điện thoại
STT Tên khu vực Diện tích (ha) Thuê bao/ha Số thuê bao
1 Đất xây dựng nhà máy 62,8178 6 377
2 Đất kỹ thuật 1,0668 5 5
3 Đất trung tâm điều hành
5,7246 40 229
– dịch vụ
Tổng cộng 611
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, 2022

1.2.3. Các hoạt động của dự án

Tiến trình đầu tư của dự án được thực hiện trong 7 năm. Trong đó, tiến hành đền bù và
thi công hạ tầng các giai đoạn được tiến hành song song, ưu tiên giai đoạn 1 (từ 2016-
2017); giai đoạn 2 (năm 2018-2020) và giai đoạn 3 (năm 2020- 2023).

Dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng được phân kỳ đầu tư gồm 03 giai đoạn,
trong giai đoạn đầu sẽ đầu tư 01 đơn nguyên với công suất xử lý là 4.000m3/ngày đêm(đầu
tư mới) tại khu đất còn trống Nhà máy xử lý nước thải thuộc Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân hiện hữu (khu đất liền kề) 1. Song song, trong quá trình đầu tư 02 giai đoạn còn lại
của dự án, Công ty sẽ xây dựng Nhà máy xử lý nước thải bên khu đất của dự án đặt tại
lô N1 phía Bắc khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng, công suất 4.000m3/ngày đêm.
– Giai đoạn 1: Từ năm 2016-2017: Diện tích 56,1ha.
+ Bao gồm san nền, phân lô cho các Lô A, C, E, G; xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thoát
nước, cấp điện, đường nội bộ, cây xanh… trong khu vực các lô này.
+ Nước thải phát sinh trong giai đoạn 1 được thu gom đưa về trạm xử lý nước thải xây
mới trong khuôn viên Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện hữu.
+ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu đã xây dựng và hoạt động 3 đơn nguyên
với công suất xử lý là 6.000m 3/ngày đêm, đáp ứng đủ nhu cầu của toàn bộ Khu công
nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu.Nhà máy xử lý nước thải này có thể xây dựng thêm 03 đơn
nguyên với công suất là 6.000m3/ngày đêm để phục vụ cho dự án Khu công nghiệp Lê
Minh Xuân mở rộng. Tuy nhiên, để không lãng phí nguồn vốn Chủ đầu tư chỉ đầu tư
thêm 01 đơn nguyên với công suất là 4.000m3/ngày đêm để phục vụ cho giai đoạn 01 dự
án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (tiến độ xây dựng năm 2017-2018, áp dụng
công nghệ xử lý của KCN Lê Minh Xuân hiện hữu).

1
Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu “các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý
nước thải tập trung”.

– Giai đoạn 2: năm 2018-2020: Diện tích 27,2ha (Bao gồm san nền, phân lô cho các Lô
B, D, F, H; xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, cấp điện, đường nội bộ, cây xanh…
trong khu vực các lô này và Trạm xử lý nước thải với công suất 4.000m3/ngày đêm).

54
– Giai đoạn 3: năm 2020-2023: Diện tích 26,6ha (Bao gồm san nền, phân lô cho các Lô I,
K, L, N; xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, cấp điện, đường nội bộ, cây xanh… trong
khu vực các lô này).

1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1.2.4.1. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng
Dự án

(1). Các hạng mục công trình thu gom và thoát nước mưa
– Nước mưa được thu gom về các cống ngầm dọc các trục đường, đổ về kênh 5.
– Xây dựng một số hồ chứa nước mưa trong công viên dọc kênh C để trữ nước dùng
cho phòng cháy chữa cháy và gột rửa lòng kênh nếu cần thiết.

(2). Các hạng mục công trình thu gom, xử lý nước thải và thoát nước thải
– Chủ Đầu tư sẽ bố trí lắp đặt 04 nhà vệ sinh di động trên công trường xây dựng và khu
vực lán trại của công nhân để phục vụ quá trình sinh hoạt của công nhân.
– Nước thải từ quá trình rửa các phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công sẽ được dẫn
vào các hố thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, sau đó dẫn qua hố ga lắng cặn bẩn
tạm thời trên công trường trước khi thải ra môi trường.

(3). Các hạng mục công trình thu gom và xử lý khí thải, bụi
– Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn)
nhằm hạn chế tiếng ồn, bụi phát tán ra môi trường và không gây mất mỹ quan.
– Nơi tập kết nguyên vật liệu có diện tích khoảng từ 200 – 250 m2 được đặt gần với
trục đường đi, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. Đồng thời bố trí các tấm
chắn quanh bãi tập kết để không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, thường xuyên
tưới nước quanh khu vực để giảm bụi. Vệ sinh các phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu trước khi ra khỏi khu vực dự án.

(4). Các công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

(a). Chất thải rắn sinh hoạt


– Đề xuất bố trí 3 thùng rác lưu động bằng nhựa dung tích 120 lít trong phạm vi công
trường (01 thùng đặt tại khu lán trại của công nhân, 02 thùng đặt trong khu vực thi công
xây dựng) và quy định bắt buộc công nhân lao động phải bỏ rác vào thùng. Không đổ
chất thải xây dựng lẫn với chất thải sinh hoạt gây khó khăn cho việc xử lý. Cuối ngày bố
trí công nhân kéo các thùng rác này ra trước cổng công trường để đơn vị có chức năng
đến thu gom. Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt đem đi xử lý hàng ngày.
(b). Chất thải công nghiệp thông thường
– Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.
– Hàng ngày công nhân tập kết chất thải rắn xây dựng lại thành từng đống trong bãi đất
trống của công trường với diện tích khoảng 100m 2. Vị trí tập kết chất thải rắn phụ thuộc

55
vào khu vực thi công. Chủ dự án lựa chọn vị trí gần khu vực thi công, cao ráo, không bị
tụ nước để làm nơi lưu chứa chất thải rắn xây dựng. Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn
vị có chức năng đến thu gom và xử lý chất thải đúng quy định.

(c). Chất thải nguy hại


– Đối với chất thải nguy hại: bao gồm CTNH dạng rắn (giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn,
băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu...) và CTNH dạng lỏng sệt (dầu nhớt thải) sẽ
được chủ đầu tư dự án tiến hành thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy có
nắp đậy kín để trong kho chứa tạm thời và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải nguy hai đưa đi xử lý theo đúng quy định về quản lý chất
thải nguy hại tại 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải nguy hại.

1.2.4.2. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong giai
đoạn vận hành Dự án

(1). Các hạng mục công trình thu gom và thoát nước mưa

Dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát, gom nước mưa riêng biệt. Nước mưa sẽ được tách
rác có kích thước lớn bằng các song chắn rác đặt trên hệ thống mương dẫn nước, sau đó
được thải ra hệ thống thoát nước mưa của dự án.

(2). Các hạng mục công trình thu gom, xử lý nước thải và thoát nước thải

(a). Nước thải sinh hoạt

Chủ dự án tiến hành xây dựng bể tự hoại 3 ngăn tại các khu dịch vụ, hành chính vàyêu
cầu các công ty, xí nghiệp, nhà máy trước khi đi vào hoạt động phải xây dựng bể tự hoại 3
ngăn để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của công nhân. Sau đó lượng nước này được
thoát ra hệ thống cống thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu
công nghiệp.

(b). Nước thải công nghiệp

Sau khi được thu gom đưa về 02 khu xử lý nước thải tập trung có tổng công suất
8.000m3/ngày đêm (gồm 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên 4.000m 3/ngày đêm) của KCN,
nước thải được xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

Hệ thống thu gom nước thải tách được bố trí xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát
nước mưa của KCN, và được thu gom thông qua hệ thống cống ngầm.

Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN được xây dựng mới gồm 02 đơn nguyên như sau:
+ Giai đoạn 1: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000m3/ngày đêm trong khuôn
viên của Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Nước thải sau xử lý
đạtQCVN 40:2011/BTNMT,cột B thoát ra kênh C16.
+ Giai đoạn 2: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000m 3/ngày đêm tạiLô N1phía Bắc
khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng. Nước thải sau xử lý đạt QCVN

56
40:2011/BTNMT, cột B thoát ra kênh số 4.

Quy hoạch mạng lưới thoát nước thải:


– Nguyên tắc chung: Hệ thống thu gom nước thải bao gồm hai mạng lưới (hai mạng
lưới được phân chia bởi kênh 5):
+ Mạng lưới 1: đảm nhận thu nước thải cho toàn bộ phần diện tích phía Tây Nam của
kênh 5 với diện tích khoảng 33,47 hecta và 4,67 hecta diện tích đất công trình dịch vụ.
Nước thải của khu vực này sẽ được dẫn tự chảy tập trung về trạm bơm nước thải ngay
góc đường N12B và đường D7A, sau đó đấu nối về hệ thống xử lý nước thải công suất
4.000m3/ngày đêm được xây mới, đặt tại khu đất còn trống trong khuôn viên Nhà máy
xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện hữu.
+ Mạng lưới 2: phần còn lại của dự án (phía Đông Bắc); thiết kế hệ thống cống tự chảy
đi qua tất cả các lô đất nhà máy trong khu vực và tự chảy về trạm xử lý nước thải công suất
4.000m3/ngày đêm được xây mới đặt tại Lô N1 phía Bắc của dự án (góc đường D8A và
N8B).
– Độ sâu đặt cống ban đầu là 0,8 m tính từ mặt đất hoàn thiện đến đỉnh cống.
– Các thông số để tính toán thủy lực mạng lưới đường cống thoát nước thải:
+ Đường kính cống nhỏ nhất d = 300 mm
+ Độ dốc nhỏ nhất: imin = 1/d (d là đường kính cống tính bằng mm).
+ Độ dốc lớn nhất: imaxlấy theo độ dốc đường mà cống đi qua.
+ Vận tốc lớn nhất : vmax = 3 m/s.
+ Vật liệu cống: Sử dụng hệ thống cống ngầm, bao gồm các tuyến cống tròn uPVC D300,
D400, D500 phân bố dọc theo các tuyến công vụ giữa 2 lô đất nhà máy và ống uPVC D160
bơm Nước thải từ trạm bơm về trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Lê Minh
Xuân mở rộng.
+ Trên tuyến bố trí các giếng thu nước hai bên đường, khoảng cách bố trí theo tiêu chuẩn
quy phạm : 20-40 m/giếng.

Trạm xử lý nước thải: Tổng lưu lượng nước thải: 8.000 m3/ngày đêm:
– Giai đoạn 1: Xây dựng 01 trạm xử lý, công suất: 4.000 m3/ngày đêm (đầu tư mới) tại
Nhà máy xử lý nước thải thuộc Khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu (khu đất liền kề).
– Giai đoạn 2: Xây dựng 01 trạm xử lý, công suất: 4.000 m3/ngày đêm đặt tại lô N1
phía Bắc khu công nghiệp.
– Xử lý nước cho các đối tượng:
+ Qsx : Nước phục vụ sản xuất
+ Qdv : Nước phục vụ thương mại – dịch vụ
Vị trí chiếm đất của Trạm xử lý nước thải khoảng 0,46ha. Hệ thống thu gom bên ngoài nhà
máy là hệ thống thu gom nước thải đã qua xử lý của từng nhà máy để đưa về khu xử lý
tập trung, làm sạch theo giới hạn cột B, quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi
thải ra môi trường.

(3). Các hạng mục công trình thu gom và xử lý khí thải, bụi

57
– Rác sinh hoạt sẽ được chứa trong các thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi muỗi
phát triển và phun chế phẩm EM để giảm thiểu mùi hôi thoát ra gây ô nhiễm môi trường
không khí xung quanh. Rác thải này sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có chức
thu gom và đưa đi xử lý bằng xe chuyên dụng.
– Để tránh mùi phát sinh, xung quanh trạm XLNT tập trung được bố trí cây xanh bao bọc.
Ngoài ra Chủ dự án còn sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi phát sinh
từ trạm.

(4). Các công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

(a). Chất thải rắn sinh hoạt


– Rác thải phát sinh từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong KCN được thu gom bởi
các nhân viên của công ty và lưu chứa tại khu chứa rác thải của từng công ty, nhà máy,
xí nghiệp. Các công ty, nhà máy, xí nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có
chức năng đến thu gom và xử lý đúng quy định.
– Điểm tập trung chất thải dự kiến đặt tại khu vực phía Bắc dự án, với diện tích khoảng
200m2 tại Lô N1,gần trạm XLNT tập trung. Tại đây, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành phân
loại sơ bộ và chuyển giao cho đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý đúng quy định.

(b). Chất thải công nghiệp thông thường


– Bùn thải sẽ được thu gom vào nơi có mái che, khô ráo, định kỳ Công ty sẽ ký hợp
đồng với đơn vị có chức năng (Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích
– huyện Bình Chánh) thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

(c). Chất thải nguy hại


– Đối với CTNH phát sinh từ các khu vực dịch vụ, công cộng của KCN được thu gom
và chứa trong nhà lưu trữ chất thải nguy hại.Chủ đầu tư tiến hành xây dựng nhà chứa chất
thải nguy hại với diện tích khoảng 100m2 tại Lô N1, gần trạm XLNTTT. Nơi này đồng
thời sẽ là nơi thu gom và lưu trữ chất thải nguy hại từ quá trình xử lý nước thải như bao
bì dính hóa chất, bóng đèn huỳnh quang, bùn thải,....Các CTNH được đóng gói, bảo
quản theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu
cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường.
– Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
theo đúng quy định. CTNH phát sinh từ hoạt động của Nhà máy được quản lý đúng theo
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý Chất thải và phế
liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN
CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

1.3.1. Giai đoạn xây dựng

(1). Nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất sử dụng

Trong giai đoạn thi công, xây dựng cho giai đoạn 1, Chủ dự án sẽ sử dụng các loại nguyên,

58
nhiên vật liệu cụ thể như bảng sau:

Bảng 1.7. Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án

STT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng


1 Bê tông nhựa Tấn 8.000
2 Cây trồng Cây 550
3 Cát vàng, cát đắp m3 2800
4 Gạch thẻ 5x10x20 Viên 1100
5 Gạch xi măng từ chèn 5,5cm m2 15.000
6 Gỗ các loại m3 12
7 Nhựa bitum Tấn 30
8 Nhựa đường Tấn 0,5
9 Thép hình, thép tấm Tấn 1,8
10 Thép tròn các loại Tấn 5,2
11 Xi măng PC30 Tấn 150
12 Đá dăm các loại m3 1248
13 Biển báo Cái 20

Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng chủ yếu tại các khu vực trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh và khu vực lân cận với cự ly vận chuyển khoảng 30km.

(2). Nguồn cung cấp điện

Điện cấp cho hoạt động của dự án được đấu nối từ trạm biến áp trung gian 110/15(22)KV-
2x63MVA Lê Minh Xuân hiện hữu.

(3). Nhu cầu sử dụng nước

Nước phục vụ giai đoạn thi công xây dựng khoảng 30 m3/ngày.đêm trong đó:
+ Nước phục vụ sinh hoạt của công nhân xây dựng: Trung bình mỗi ngày có khoảng 100
công nhân tham gia làm việc tại công trường, lượng nước cấp phục vụ sinh hoạt của mỗi
công nhân ước tính : 100 lít/người.ngày. Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của công
nhân tham gia thi công xây dựng ước tính khoảng 10 m3/ngày.đêm.
+ Nước cho thi công xây dựng : ước tính khoảng 20 m3/ngày (chủ yếu phun bề mặt, rửa
xe, thiết bị phục vụ xây dựng)

1.3.2. Giai đoạn vận hành


(1). Nhu cầu nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng

Với đặc thù là dự án đầu tư, xây dựng hạ tầng KCN nên nguyên vật liệu khi vận hành dự
án là không có. Khi cơ sở hoạt động thứ cấp trong KCN hoạt động, các cơ sở sẽ tự
thống kê lượng nguyên vật liệu sử dụng trong các hồ sơ môi trường tương ứng.

Khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu nhiên liệu, hóa chất là cần thiết để vận hành các
hạng mục cơ bản và quan trọng như hệ thống XLNT tập trung của KCN. Nhu cầu về
nhiên liệu, hóa chất của hệ thống XLNT tập trung công suất 4000 m 3/ngày.đêm như sau:

59
Nhu cầu hóa chất của hệ thống XLNT KCN Lê Minh Xuân mở rộng được trình bày
trong bảng sau:

Bảng 1.8. Nhu cầu hóa chất của hệ thống XLNT KCN Lê Minh Xuân mở rộng

STT Hóa chất Liệu lượng (g/m3) Số lượng (kg/ngày)


1 Ca(OH)2 800 3200
2 FeSO4.7H2O (96%) 330 1320
3 Hóa chất khử màu 100 400
4 Polyme 3 12
5 Ure (46%N) 52 208
6 H2SO4 (98%) 5 20
7 NaOCl, 10% Clo hoạt tính 75,61 302,44

Khối lượng hóa chất trên sử dụng cho công suất của trạm xử lý nước thải phát sinh từ KCN
Lê Minh Xuân mở rộng với công suất 4000 m3/ngày.đêm.

(2). Nguồn cung cấp điện

Điện cấp cho hoạt động của dự án được đấu nối từ trạm biến áp trung gian 110/15(22)KV-
2x63MVA Lê Minh Xuân hiện hữu.

Chỉ tiêu cấp điện phục vụ sản xuất công nghiệp, nhà xưởng theo quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia QCXDVN 01: 2019/BXD về quy hoạch xây dựng và theo thiết kế 1/500 được
duyệt:

Bảng 1.9. Chỉ tiêu cung cấp điện tại khu vực dự án

Đặc điểm khu dân cư Chỉ tiêu (kW/ha)


Đất xây dựng nhà máy, , nhà xưởng 350
Đất khu kỹ thuật 300
Chiếu sáng giao thông 5
Đất cây xanh 5
Đất trung tâm hành chính 300
Đất trạm y tế 300
Đất dịch vụ 300
(3). Nguồn cung cấp nước

Nguồn cấp nước cho dự án được lấy từ tuyến ống cấp 3 HDPE OD225 trên đường Trần
Đại Nghĩa. Nhu cầu nước cấp của dự án được trình bày trong bảng sau:
– Tổng nhu cầu sử dụng nước Qngmax = 5385,18 m3/ngày đêm.
– Trong trường hợp có cháy, lưu lượng cấp nước chữa cháy q=40 l/s cho 1 đám cháy (theo
TCVN 2622-1995, số đám cháy xảy ra đồng thời là 01 đám cháy)
Như vậy: Tổng nhu cầu dùng nước của dự án là: 5817,18 m 3/ngày.đêm; chọn nhu cầu sử

60
dụng nước lớn nhất là 6000 m3/ngày.đêm.

Nguồn cấp nước cho dự án được lấy từ nguồn nước thủy cục, được cấp từ tuyến ống
gang cấp D500 dự kiến lắp đặt trong quý IV/2016 trên đường Trần Đại Nghĩa (do Công
ty Cấp nước Sài Gòn quản lý), đảm bảo công suất cấp nước cho khu dự án là 6000
m3/ngày.đêm.
– Trạm bơm tăng áp (bể chứa, phòng bơm) công suất 6000 m3/ngày.đêm
– Khối lượng ống cấp nước HDPE OD280: 865m
– Khối lượng ống cấp nước HDPE OD225: 2450m
– Khối lượng ống cấp nước HDPE OD180: 860m
– Khối lượng ống cấp nước HDPE OD125: 7302m
– Khối lượng trụ nước chữa cháy: 56 trụ.

Bảng 1.10. Nhu cầu sử dụng nước của dự án

Lưu lượng
Khu vực Nhu cầu sử dụng nước nước sử
STT Quy mô Ghi chú
thiết kế tiêu chuẩn dụng
(mt/ngđ)
Nước phục vụ
Theo TCVN
I sinh hoạt - 62,80 ha 50 (m3/ha/ngđ) 3140,00
33-2006
sản xuất
Nước phụ vụ
Theo
công trình
II 57246,15 m2 2,5 (l/m2/ngày) 143,12 QCXDVN
công cộng -
01-2021
dịch vụ
Theo
III Nước tưới cây 176234,30 m2 3 (l/m2/ngày) 528,70 QCXDVN
01-2021
Nước tưới Theo
IV đường + bãi 147181,90 m2 0,5 (l/m2/ngày) 73,59 QCXDVN
đỗ xe 01-2021
Theo TCVN
V Lưu lượng nước thất thoát, rò rỉ: 10%(I+II+III+IV) 388,54
33-2006
Theo TCVN
VI Nước cho công trình xử lí nước 5% ( I+II+III+IV+V ) 213,70
33-2006

61
Lưu lượng
Khu vực Nhu cầu sử dụng nước nước sử
STT Quy mô Ghi chú
thiết kế tiêu chuẩn dụng
(mt/ngđ)
TỔNG LƯU LƯỢNG NƯỚC Theo TCVN
VII I+II+III+IV+V+VI 4487,65
TRUNG BÌNH TRONG 1 NGÀY 33-2006
TỔNG LƯU LƯỢNG NƯỚC
Theo TCVN
VIII TRONG NGÀY SỬ DỤNG NƯỚC 1,2 5385,18
33-2006
NHIỀU NHẤT, Kngaymax=1,2
Lưu lượng nước chữa cháy 40 l/s cho Theo
IX 1 đám cháy, thời gian chữa cháy 3 giờ, 40 432,00 QCXDVN
số đám cháy xảy ra đồng thời 1 06-2021
TỔNG LƯU LƯỢNG NƯỚC TRONG NGÀY SỬ
X 5817,18
DỤNG NƯỚC NHIỀU NHẤT CÓ CHÁY XẢY RA
Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án, 2022

1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH

Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN Lê Minh Xuân mở rộng là dự án thuộc nhóm
các dự án về xây dựng, không phải thuộc nhóm dự án sản xuất do đó không có công
nghệ sản xuất. Công nghệ vận hành của dự án chủ yếu là vận hành hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, xử lý môi trường của dự án.

1.4.1. Công nghệ vận hành của dự án

Việc quản lý và triển khai dự án KCN Lê Minh Xuân mở rộng do Công ty làm chủ đầu
tư thực hiện. Sau khu xây dựng xong, Công ty sẽ tiếp tục quản lý vận hành và khai thác
Dự án.

Các dự án thứ cấp đầu tư vào KCN Lê Minh Xuân mở rộng sẽ tự thực hiện công tác lập
hồ sơ môi trường phù hợp với quy mô và loại hình dự án theo đúng quy định pháp luật.
Vì vậy, nội dung của phần này chỉ giới thiệu tóm tắt về quy trình tiếp nhận dự án đầu tư
thứ cấp vào KCN Lê Minh Xuân mở rộng được trình bày như sau:

62
Quy trình tiếp nhận
Nguồn tác động
dự án đầu tư vào

Xây dựng hoàn thiện cơ – Bụi, khí thải, chất thải xây dựng,
sở hạ tầng kỹ thuật KCN CTNH từ quá trình xây dựng
– NTSH, CTRSH của công nhân
– Độ rung, tiếng ồn, các rủi ro sự
cố có thể xảy ra

– Bụi, khí thải từ phương tiện giao


Thu hút, kêu gọi các thông
doanh nghiệp thứ cấp
đầu tư vào KCN – Khí thải, NTSX, CTR, CTNH từ
quá trình sản xuất của các doanh
nghiệp thứ cấp
– CTSH, NTSH từ hoạt động sinh
hoạt của công nhân
– CTTT, CTNH từ hoạt động bảo
dưỡng, sửa chữa hạ tầng kỹ thuật
của dự án

Hình 1.5. Quy trình tiếp nhận dự án đầu tư vào KCN Lê Minh Xuân mở rộng

Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật do chủ đầu tư phối hợp
với nhà thầu thi công thực hiện. Quá trình này gồm các hoạt động san nền, xây dựng đường
giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước,… quá trình này làm phát sinh chất thải
xây dựng (CTRXD, CTNH), chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng,
tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

1.4.2. Công nghệ vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung

Giai đoạn đầu, công ty đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 4000m 3/ngày.đêm
được xây dựng tại KCN Lê Minh Xuân hiện hữu để phục vụ nhu cầu xử lý nước thải
của KCN Lê Minh Xuân mở rộng.

Giải pháp công nghệ xử lý nước thải tập trung sử dụng phương pháp hóa học kết hợp xử
lý sinh học. Công nghệ này có khả năng xử lý các chất ô nhiễm không phân hủy sinh
học (kim loại, các cặn lơ lửng) nhờ vào quá trình hóa lý và xử lý các chất có thể phân
hủy hữu cơ (BOD, COD, N, P,..) nhờ vào quá trình xử lý sinh học. Nước sau xử lý được
khử trùng tiêu diệt vi khuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận đạt cột B, QCVN
40:2011/BTNMT.

Hệ thống có thể ứng phó với nguồn nước thải đầu vào biến động;
Chất lượng nước thải đầu ra đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT được giám sát bằng

63
thiết bị kiểm soát online và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hồ Chí Minh.

1.4.3. Công nghệ vận hành hệ thống thu gom chất thải rắn

1.4.3.1. Quản lý và thu gom chất thải rắn thông thường

Chủ dự án chịu trách nhiệm quản lý, thu gom chất thải rắn thông thường phát sinh tại
khu vực nhà điều hành, trên các tuyến đường KCN. Các nhà đầu tư thứ cấp chịu trách
nhiệm quản lý, thu gom chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của công nhân thuộc công ty.

Chất thải rắn thông thường phát sinh được phân loại tại nguồn bằng các thùng chứa
riêng biệt, sau đố được Chủ nguồn thải (Chủ dự án và các nhà đầu tư) ký hợp đồng với
đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý hợp vệ sinh.

1.4.3.2. Quản lý và thu gom chất thải nguy hại

CTNH từ hoạt động dịch vụ và quản lý hạ tầng và hoạt động các nhà máy, xí nghiệp
trong KCN sẽ được thu gom, phân loại tại nguồn, chuyển về kho chứa CTNH trước khi
chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý an toàn theo định kỳ.

Tùy thuộc vào phương án thu gom và xử lý, Chủ đầu tư KCN và các nhà đầu tư sẽ lập
hồ sơ đăng ký chủ sổ nguồn CTNH cho khối lượng CTNH phát sinh và trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.

1.5. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

1.5.1. Trình tự thi công

Quy trình thi công được thể hiện như sau:

Thi công hệ thống thoát nước → Thi công nền đường → Thi công lớp cấp phối đá dăm → Thi
công lớp nhựa thấm bám, dính bám → Thi công lớp mặt đường bê tông nhựa nống → Công tác
bê tông

1.5.2. Biện pháp tổ chức thi công


– Công tác tổ chức thi công bao gồm:
+ Chuẩn bị xây lắp;
+ Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật và vận tải cơ giới hóa;
+ Tổ chức lao động, lập kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất;
+ Tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp.
– Trong quá trình thi công phải làm đúng theo bản vẽ thi công, những thay đổi trong
quá trình thi công phải được thỏa thuận của cơ quan giao thầu, cơ quan thiết kế và phải
theo
đúng qui định của điều lệ về việc lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế và dự toán các công trình

64
xây dựng.

1.5.2.1. Thi công hệ thống thoát nước


Các tuyến thoát được thi công hoàn chỉnh trước khi thi công nền đường. Quá trình thi công
cần có sự phối hợp giữa giao thông và thoát nước dự kiến thứ tự thực hiện như sau:

– Định vị các vị trí tim đường ống, các vị trí hầm ga.
– Đào đất hố móng đến cao độ thiết kế, đóng cừ tràm gia cố móng cống.
– Thi công lớp đệm cát và bê tông móng cống, lắp đặt gối cống.
– Lặt đặt ống cống, joint cao su, chỉnh sửa ống cống đúng vị trí.
Tại các vị trí ống cống kết nối với hầm ga cần tiến hành thi công như sau:
– Trước hết tiến hành thi công móng hầm ga như: gia cố cừ tràm, đệm cát, bê tông lót
móng hầm ga.
– Lặt đặt ván khuôn, cốt thép đổ bê tông hầm ga đến cao độ đáy cống dọc thiết kế.
– Lắp đặt các ống cống vào đúng vị trí. Miệng cống kê lên phần thành hố ga đang chờ.
– Lắp dựng ván khuôn, cốt thép thi công bê tông thân hầm ga.
– Lắp dựng khuôn nắp, máng lưỡi, nắp đan.
– Hoàn trả phui đào hầm ga.
– Lưới chắn rác và phần miệng thu nước sẽ thi công trong quá trình thi công nền mặt
đường.

1.5.2.2. Thi công nền đường


– Công tác thi công và nghiệm thu nền đường theo TCVN 4447-2012 công tác đất-quy
phạm thi công và nghiệm thu.
– Tùy thuộc vào tiến độ và lực lượng xe máy, thiết bị thi công, phân đoạn thi công dọc
tuyến được bố trí cụ thể theo thiết kế tổ chức thi công do đơn vị nhận thầu xây lắp thực
hiện.
– Định vị tim đường.
– Đào vét hữu cơ trong phạm vi lộ giới đường: trung bình 50cm
– Đào vét hữu cơ đến chân taluy: trung bình 20cm
– Thi công trải vải địa kỹ thuật phân cách nền đường theo quy trình thi công và nghiệm
thu vải địa kỹ thuật 22TCN 248-98.
– Đắp cát hạt trung dày 50cm trên vải địa kỹ thuật, lu lèn đạt độ chặt K>=0.90
– Thi công đắp cát nền đường đến cao độ cách đáy lớp đá mi 0.5m theo thiết kế, chiều dày
tuỳ thuộc vào cao độ thiết kế và cao trình tự nhiên vét hữu cơ, lu lèn đạt độ chặt
K>=0.95. Trong đó bao gồm công tác đắp cát bù lún nền đường.
– Taluy nền đường được gia cố bằng đất chọn lọc.
– Đắp lớp cát trên cùng bên dưới lớp đá mi dày 50cm, lu lèn đạt độ chặt K>=0.98 trước

65
khi thi công lớp đá mi phân cách.
– Trải cán lớp đá mi phân cách nền đường dày 30cm và lu lèn K=1.00÷1.02 theo quy trình.
– Sau đó tiếp tục thi công lớp kết cấu áo đường phía trên, khi đủ điều kiện nghiệm thu nền
bên dưới.
– Nền đường sau khi đầm chặt phải đảm bảo modul đàn hồi trên mặt lớp đá mi phân
cách là Eo ≥ 50 Mpa.

1.5.2.3. Thi công lớp cấp phối đá dăm


– Tuân thủ theo: TCVN 8859:2011 Móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô
- Thi công và nghiệm thu.
– Lấy mẫu CPĐD để thí nghiệm kiểm tra chất lượng so với yêu cầu ở bảng 1 (tiêu chuẩn)
– Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra trong quá trình thi công
– Chuẩn bị các thiết bị thi công
– Phải tổ chức thi công một đoạn rải 50-100m trước khi triển khai đại trà để rút kinh
nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ thực tế trên tất cả các khâu
chuẩn bị, rải và đầm nén CPĐD: kiểm tra chất lượng, kiểm tra khả năng thực hiện của các
phương tiện, xe máy, bảo dưỡng CPĐD sau thi công …

1.5.2.4. Thi công lớp nhựa thấm bám, dính bám

Yêu cầu chính:


– Nhựa lỏng đông đặc vừa MC30 tưới ở nhiệt độ 45°C ± 10°C (TCVN 8818-1:2011);
– Nhựa lỏng đông đặc vừa MC70 tưới ở nhiệt độ 70°C ± 10°C (TCVN 8818-1:2011);
– Lớp nhựa phun ra mặt đường phải đều, kín mặt. Người điều khiển phải xác định
tương quan giữa tốc độ đi của xe, tốc độ bơm của nhựa, chiều cao của cần phun, chiều
rộng phân bố của dàn tưới, góc đặc của các lỗ phun phù hợp với biểu đồ phun nhựa kèm
theo của từng loại xe phun nhựa nhằm bảo đảm lượng nhựa phun ra trên 1m² mặt đường
phù hợp với định mức. Sai lệch cho phép là 5%.
– Lượng nhựa chứa trong thùng chứa (si-téc) của xe tưới nhựa phải tính toán thế nào để
khi phun xong một đoạn có chiều dài đã dự định vẫn còn lại trong thùng chứa ít nhất là
10% dung tích thùng, nhằm để bọt khí không lọt vào phía trong hệ thống phân phối
nhựa, làm sai lệch chế độ phun nhựa thích hợp đã tiến hành trước đó.
– Phải ngừng ngay việc phun tưới nhựa nếu máy phun nhựa gặp phải sự cố kỹ thuật, hoặc
trời mưa.

1.5.2.5. Thi công lớp mặt đường bê tông nhựa nóng


Theo TCVN 8819:2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu
1.5.2.6. Công tác bê tông

Công tác bê tông thực hiện theo TCVN 4453-1995 của Bộ Xây dựng
– Bê tông xi măng phải được sản xuất từ xi măng Portland PCB.

66
– Độ sụt cho phép từ 20 - 40 mm.
– Bê tông xi măng phải được trộn bằng máy cơ khí với thiết bị đo lượng nước chính xác
được tư vấn giám sát chấp nhận.

1.5.3. Danh mục máy móc thiết bị dự kiến

Một số máy móc, thiết bị chính dự kiến sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị, thi công
xây dựng Dự án thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1.11. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ dự án

Đơn vị
Stt Danh mục Số lượng Tình trạng Xuất xứ
tính
1 Xe ủi 108 CV Cái 10 Hoạt động tốt Đức
2 Xe ben Cái 20 Hoạt động tốt Đức
3 Xe lu 10T Cái 20 Hoạt động tốt Đức
4 Máy cạp tự hành 10m 3
Cái 10 Hoạt động tốt Mỹ
5 Ô tô tưới nước 7m 3
Cái 10 Hoạt động tốt Đức, Mỹ
6 Máy đào 0,8 m 3
Cái 10 Hoạt động tốt Mỹ
7 Máy đóng cọc 1,2T Cái 10 Hoạt động tốt Mỹ
Máy rải hỗn hợp bê
8 Cái 05 Hoạt động tốt Anh
tông nhựa
9 Ô tô tự đổ 10T Cái 20 Hoạt động tốt Đức
10 Xe tải 10 T Cái 20 Hoạt động tốt Trung Quốc
11 Máy trộn bê tông 500l Cái 7 Hoạt động tốt Đức, Nhật
12 Máy trộn vữa 250l Cái 4 Hoạt động tốt Đức
Máy cắt gạch đá
13
1,7kW
Cái 5 Hoạt động tốt Mỹ

14 Máy cắt tôn 5KW Cái 5 Hoạt động tốt Nhật


15 Máy hàn nhiệt Cái 10 Hoạt động tốt Ý
Máy khoan đứng 4,5 Đức, Trung
16 Cái 10 Hoạt động tốt
kW Quốc
Máy cắt uốn cốt thép
17 Cái 5 Hoạt động tốt Trung Quốc
5kW
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi thuyết minh dự án, 2022

67
1.6. TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án

Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng, vận hành sản xuất,
kinh doanh… cụ thể như sau:

Bảng 1.12. Tiến độ thực hiện dự án

Stt Công việc thực hiện Tiến độ


1 Hoàn tất các thủ tục pháp lý Đến tháng 10/2023
Đền bù giải phóng, san lấp mặt bằng thi công
Tháng 10/2018 –
2 các hạng mục công trình trong giai đoạn 1 trên
Tháng 09/2022
diện tích 56,1ha
Đền bù giải phóng, san lấp mặt bằng thi công Tháng 10/2018 –
3
các hạng 27,2ha Tháng 10/2022
Đền bù giải phóng, san lấp mặt bằng thi công
Tháng 10/2019 –
4 các hạng mục công trình trong giai đoạn 3 trên
Tháng 10/2022
diện tích 26,6ha
5 Thi công xây dựng các hạng mục công trình 01/2023-12/2024

1.6.2. Vốn đầu tư

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng dự án KCN Lê Minh Xuân mở rộng được trình bày như
sau:
– Tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật : 945.169.575.000 đồng
– Trong đó :
+ Chi phí xây dựng : 825.094.600.000 đồng.
+ Chi phí quản lý dự án : 9.678.359.658 đồng.
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng : 20.185.114.294 đồng.
+ Chi phí khác : 4.286.993.976 đồng.
+ Chi phí dự phòng : 85.924.506.793 đồng
– Nguồn vốn: Vốn tự có của doanh ngiệp

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án


– Hình thức quản lý Dự án: Chủ dự án trực tiếp quản lý thực hiện Dự án đầu tư xây dựng;
– Tổ chức vận hành Dự án: Chủ dự án sẽ thực hiện quy trình quản lý vận hành Dự án;
– Chủ dự án thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công
xây dựng và vận hành của Dự án.

1.6.3.1. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án trong giai đoạn thi công, xây dựng

Trong giai đoạn thi công, xây dựng Dự án, nhân lực được bố trí cụ thể như sau:

68
– 01 Cán bộ quản lý tổng thể toàn bộ Dự án;
– 01 Chỉ huy trưởng công trình; 02 giám sát;
– 01 Quản lý chuyên trách bộ phận an toàn và môi trường;
– 85 công nhân trực tiếp thi công trong giai đoạn thi công, xây dựng

Chủ dự

Cán bộ quản lý toàn bộ dự án

Chỉ huy trưởng công trình Quản lý an toàn và môi trường

Giám sát thi công

Công nhân thi công Công nhân thi công Công nhân thi công Công nhân thi công

Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức CBCNV quản lý và thực hiện trong giai đoạn thi công, xây dựng

1.6.3.2. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án trong giai đoạn vận hành

Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc chịu trách nhiệm trực
tiếp tổ chức quản lý và thực hiện dự án. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được minh họa
trong hình sau:

Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn vận hành


Chủ đầu tư có trách nhiệm:

69
– Quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật của KCN Lê Minh Xuân mở rộng chịu trách
nhiệm bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa nếu xảy ra hư hỏng;
– Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thứ cấp, phối hợp thực hiện đồng bộ công
tác bảo vệ môi trường trong KCN.
Đối với các doanh nghiệp thứ cấp:
– Hoạt động đúng theo ngành nghề đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong KCN
– Tuân thủ các quy định về thiết kế và đấu nối hạ tầng với KCN
– Thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp

Nhu cầu lao động dự kiến khi dự án đi vào hoạt động phục vụ công tác quản lý vận hành
của khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng là 50 người.

Bảng 1.13. Định biên cán bộ công nhân viên của Công ty
Stt Bộ phận Đơn vị Giai đoạn 1
1 Ban giám đốc người 3
2 Văn phòng công ty Người 7
3 Lao động bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, thiết bị người 30
Lãnh đạo quản lý, lao động gián tiếp (phòng ban, bảo
4 người 10
vệ, vệ sinh,...)
Tổng cộng người 50
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, 2022

70
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án

2.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất

(1). Địa lý

Xã Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh, Tp. HCM. Ranh giới xã được xác định như
sau:
– Phía Đông giáp phường Tân Tạo, quận Bình Tân;
– Phía Tây giáp xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh;
– Phía Nam giáp xã Tân Nhựt và một phần của địa bàn xã Bình Lợi;
– Phía Bắc giáp xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh và một phần phường Tân Tạo quận
Bình Tân.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Lê Minh Xuân là 3.509 ha, gồm: Đất nông nghiệp: 2.472
ha chiếm 70,44 % diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp: 976 ha, chiếm 27,8%, đất
khác: 61 ha, chiếm 1,76%.

(2). Địa hình

Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng và thấp, cao độ trung bình +0,3m.
Khi tiến hành xây dựng cần nâng cao thêm để đạt cao trình chuẩn theo quy hoạch chung
của thành phố. Ngoài địa hình bằng phẳng trồng lúa, đồng cỏ và trồng tràm, trong khu
vực nghiên cứu còn có nhiều kênh cống và các bờ đê dọc các tuyến kênh cống làm
đường giao thông.

(3). Địa chất

Theo báo cáo Khảo sát địa chất khu đất dự án do chủ dự án lập vào tháng 10/2014: Toàn
bộ khu vực khảo sát có địa hình tương đối bằng phẳng độ chênh lệch không lớn lắm.
Căn cứ vào kết quả khảo sát tại hiện trường và thí nghiệm trong phòng, địa tầng trong
khu vực khảo sát có các lớp sau:
– Lớp A: lớp có mặt ở các lỗ khoan. Đây là lớp đất đắp: thành phần chủ yếu là SÉT,
SÉT PHA lẫn hữu cơ màu xám đen. Bề dày lớp lớn nhất 1.5m ở lỗ khoan HK7, bé nhất
0.4m ở lỗ khoan HK10. Không lấy mẫu thí nghiệm lớp này.
– Lớp 1A: lớp có mặt ở tất cả các lỗ khoan. Thành phần chủ yếu là BÙN SÉT lẫn hữu
cơ màu xám đen – xám nâu, trạng thái chảy. Bề dày lớp lớn nhất 15.0m ở lỗ khoan
HK2, bé nhất 12.1m ở lỗ khoan HK1.

71
– Lớp 1B: lớp có mặt ở tất cả các lỗ khoan. Thành phần chủ yếu là BÙN SÉT kẹp cát
lẫn hữu cơ màu xám đen – xám xanh, trạng thái chảy. Bề dày lớp lớn nhất 7.9m ở lỗ
khoan HK1, bé nhất 3.6m ở lỗ khoan HK7. Các lỗ khoan đều chưa khoan qua lớp này
– Lớp Bùn Sét lẫn hữu cơ trạng thái chảy (lớp 1A), và lớp Bùn Sét kẹp cát lẫn hữu cơ,
trạng thái chảy (lớp 1B) đều có tính chất biến dạng lớn, sức chịu tải yếu phân bố trên
toàn khu vực. Các lớp đất này là nguyên nhân gây ra các hiện tượng địa chất động lực
công trình. Tuy nhiên do bề dày của các lớp này khá lớn, phân bố trong toàn khu vực
khảo sát nên phải sử dụng làm lớp chịu tải cho các công trình trên nó, do đó trong khi
thiết kế cần có các biện pháp tăng cường sức chịu tải cho lớp này như cọc cát, giếng cát,
vải địa kỹ thuật.

2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng

(1). Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình cả năm 2020 tại khu vực dự án vào khoảng 28,9oC. Nhiệt độ cao
nhất 31,1oC; nhiệt độ thấp nhất là 27,6oC. Tháng lạnh nhất là tháng X và XII (27,6oC) và
tháng nóng nhất là tháng V (31,1 oC). Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ trung
bình là 7,2oC. Thời kỳ nhiệt độ dao động mạnh nhất là tháng III, IV, thời kỳ nhiệt độ
dao động ít nhất là tháng X, XI

Bảng 2.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình tại trạm Tân Sơn Hoà
(Đơn vị: oC)
Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tháng
Tháng 1 27,3 26,9 27,6 27,3 26,0 26,4 28,7 28,1 27,5 28,3 28,4 28.5
Tháng 2 28,4 27,6 28,2 29,0 26,9 26,8 28,3 27,9 27,4 28,6 28,5 28.9
Tháng 3 29,4 28,3 29,5 29,3 29,1 29,0 28,8 28,9 29,0 29,6 29,7 29.4
Tháng 4 30,3 29,1 29,3 30,4 30,2 29,9 30,8 29,8 30,0 30,8 30,5 30.4
Tháng 5 31,3 29,5 29,2 29,8 30,5 30,7 30,9 29,3 29,6 30,0 31,1 30.8
Tháng 6 29,3 28,5 28,7 28,9 28,7 29,2 28,9 29,1 28,7 29,4 29,1 29.3
Tháng 7 28,3 27,9 28,3 28,1 28,0 28,9 28,7 28,4 28,6 29,0 29,3 29.5
Tháng 8 27,9 28,4 29,1 28,3 28,4 29,0 28,7 28,5 28,4 28,5 29,0 28.9
Tháng 9 28,6 28,1 27,5 27,6 28,3 28,6 28,4 28,9 28,1 28,2 28,4 28.5
Tháng 10 27,5 28,1 28,2 27,7 28,1 28,7 27,7 28,0 28,6 29,0 27,6 27.7
Tháng 11 27,2 28,1 28,8 28,1 28,8 29,1 28,7 28,0 28,6 28,2 28,4 28.0
Tháng 12 27,4 27,2 29,1 26,6 27,9 28,6 27,4 27,4 28,7 27,4 27,6 27.9
Cả năm 28,6 28,1 28,6 28,4 28,4 28,7 28,8 28,5 28,6 28,9 28,9 28.7
Nguồn: Cục TK TP HCM
(2). Độ ẩm không khí

Trong năm độ ẩm tưởng đối trung bình của các tháng mùa mưa cao hơn các tháng mùa

72
khô. Theo số liệu quan trắc của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ các tháng
mùa mưa có độ ẩm tương đối trung bình đạt từ 70,7%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng
khoảng 12% và tháng cao nhất là tháng X. Các tháng mùa khô đạt từ 60,0% - 69,2%.
Cũng giống như giá trị của độ ẩm, lượng bốc hơi tháng cũng biến thiên rõ rệt theo mùa.
Trong mùa mưa lượng bốc hơi giảm dần từ tháng IX đến tháng XII, sau đó tang dần từ
tháng I đến tháng VIII năm sau. Độ ẩm tương đối trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2. Diễn biến độ ẩm trung bình tại trạm Tân Sơn Hoà
(Đơn vị: %)
Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tháng
Tháng 1 71 70 68 68 65 70 66 70,0 74,4 62,7 64,9 65.1
Tháng 2 70 68 69 61 68 68 62 67,8 68,0 64,2 60,0 60.2
Tháng 3 68 67 67 68 66 67 67 66,5 65,7 67,8 67,8 67.5
Tháng 4 70 70 74 69 71 69 68 69,7 68,0 68,7 69,2 68.9
Tháng 5 70 75 74 75 72 70 70 76,7 74,9 73,8 69,5 69.3
Tháng 6 76 77 77 79 79 74 78 75,7 76,6 74,5 74,9 74.8
Tháng 7 79 79 77 80 81 76 76 78,1 77,1 72,8 73,0 73.3
Tháng 8 80 80 75 80 79 76 79 79,3 76,8 76,3 72,9 73.0
Tháng 9 76 81 82 82 80 77 77 78,0 78,4 75,9 78,4 78.6
Tháng 10 79 80 76 81 80 76 83 78,8 74,9 72,1 79,3 79.4
Tháng 11 80 77 74 76 76 72 76 76,9 71,6 70,9 68,9 68.7
Tháng 12 73 70 67 72 72 67 78 70,2 70,8 66,2 69,1 68.8
Cả năm 74 75 73 74 74 72 73 74,0 73,0 70,5 70,7 70.6
Nguồn: Cục TK TP HCM
(3). Lượng mưa

Khí hậy phân chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, trung bình mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa lớn nhưng
phân bố không đồng đều theo các tháng trong năm. Lượng mưa cả năm 2020 là 2.231,8
mm. Mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10 chiếm khoảng 91,9% tổng
lượng mưa hàng năm. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất, đạt 558,6 mm; các tháng có
lượng mưa ít là tháng 1 và tháng 3.

Bảng 2.3. Diễn biến mưa trung bình tại trạm Tân Sơn Hoà
(Đơn vị:mm)
Năm/Tháng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tháng 1 1,6 29,3 61,2 113,9 1,9 - -
Tháng 2 - - 56,7 0,2 - 9,9 0.2
Tháng 3 10,2 - 20,2 31,6 0,1 - 0.1
Tháng 4 104,4 - 226,8 13,1 38,8 49,0 28.8

73
Tháng 5 104,9 162,1 349,2 388,5 409,8 149,3 257.3
Tháng 6 143,1 195,9 219,5 243,7 236,1 415,4 328.3
Tháng 7 246,4 171,4 170,8 207,2 207,8 273,6 298.4
Tháng 8 126,9 427,1 319,6 236,8 172,4 358,3 380.1
Tháng 9 504,4 500,4 440,2 399,0 296,1 558,6 325.6
Tháng 10 339,3 491,7 574,6 257,3 218,0 295,3 187.3
Tháng 11 174,8 181,2 223,3 454,9 131,8 25,8 24.6
Tháng 12 4,6 128,6 75,6 57,1 21,6 96,6 28.6
Cả năm 1.760,6 2.307,7 2.737, 2.403,3 1.734,4 2.231,8 1859.3
7
Nguồn: Cục TK TP HCM
(4). Nắng

Số giờ nắng thay đổi theo mùa và vùng. Tại khu vực dự án, số giờ nắng tang lên trong
mùa khô và giảm xuống trong mùa mưa. Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào tháng 3, sang
tháng 4 số giờ nắng đã bắt đầu giảm vì xuất hiện các trận mưa trong thời kỳ chuyển tiếp
giữa mùa khô và mùa mưa.
– Số giờ nắng bình quân cả năm 2020: 2.116,8 giờ.
– Số giờ nắng bình quân một ngày: 6 – 7 giờ.

Bảng 2.4. Số giờ nắng của các tháng trong năm tại trạm Tân Sơn Hoà
(Đơn vị: Giờ)

Năm
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tháng
Tháng 1 184,1 223,4 163,5 136,0 195,2 212,2 223.3
Tháng 2 206,5 216,2 170,9 199,8 224,4 220,2 219.6
Tháng 3 265,5 254,4 239,5 238,1 262,6 243,0 258.6
Tháng 4 221,3 259,2 219,3 218,3 223,0 214,5 218.7
Tháng 5 206,2 210,9 166,8 185,1 206,4 206,0 204.5
Tháng 6 170,3 166,5 173,3 167,9 185,0 145,6 165.6
Tháng 7 183,1 198,6 161,9 184,4 195,2 165,6 187.3
Tháng 8 217,4 176,0 167,8 177,6 168,7 174,4 173.3
Tháng 9 181,4 167,4 167,3 150,6 128,3 150,5 145.6
Tháng 10 179,5 127,9 140,8 176,8 178,7 99,8 105.3
Tháng 11 183,2 167,4 147,0 157,5 156,5 144,6 133.5
Tháng 12 183,3 95,2 155,2 149,0 185,2 137,4 155.8
Cả năm 2.381,8 2.265,1 2.073,3 2.141,1 2.309,2 2.116,8 2.195,6
74
Nguồn: Cục TK TP HCM
(5). Đặc điểm gió và bão

Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu hướng Đông – Đông Nam. Trong mùa mưa, gió chủ
yếu là gió mùa Tây Nam.

Vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu: từ ngoài biển Đông thổi về theo
hướng Đông Nam – Tây Bắc, đây là hướng gió thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng
2 đến tháng 4; từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, đây là hướng
gió thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10. Ngoài ra, còn có hướng
gió từ phương Bắc thổi về, đây là hướng gió thịnh hành trong tháng 11, 12.

Bão ít xuất hiện nhưng không phải là không có. Theo thống kê trong 100 năm trở lại đây
thì trong số các cơn bão đổ bộ vào nước ta có 10% số cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến vùng này, trong đó phần đổ bộ trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 2,5%).
Những cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến khu vực xảy ra vào những tháng
cuối năm, chủ yếu gây ra mưa lớn (200 – 300) mm/ngày trên phạm vi toàn lưu vực và
gió cấp 2 đến cấp 10 tức khoảng (20 – 25) m/s.

Bảng 2.5. Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Hoà

Tháng
Thông số
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tốc độ gió (m/s) 2,5 2,8 3,2 3,2 2,7 3,1 3,2 3,3 2,9 2,5 2,3 2,3
Hướng gió chính NE SE SE SE S SW SW SW W W N N
Nguồn: Cục TK TP HCM
2.1.1.3. Số liệu thủy văn, hải văn

Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sông, rạch chính),
với những đặc điểm chính sau: Phần lớn sông, rạch của huyện Bình Chánh nằm ở khu
vực hạ lưu, nên nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của thành
phố đổ về như: nước đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch
Nước Lên, rạch Cần Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng lương thực
toàn huyện.

Bảng 2.6. Tần suất xuất hiện mực nước thấp nhất và cao nhất trên kênh Tân Hóa - Lò
Gốm
Tần suất (P%) 1% 10% 25% 50% 75% 99%
Hmax 1,55 1,45 1,40 1,35 1,31 1,23
Hmin -1,98 -2,20 -2,32 -2,46 -2,58 -2,78
Nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn Tp.Hồ Chí Minh năm 2012
Xung quanh khu vực dự án, các kênh tưới tiêu thoát xen lẫn trong đồng ruộng và rừng
tràm, một vài nhánh cạn và bồi lắng vào mùa khô. Phía Bắc dự án có kênh số 4, phía
Nam dự án có kênh số 6 và phía Đông dự án có kênh C. Các kênh này là nguồn tiếp
nhận nước thải, nước mưa và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã chảy
đổ vào sông Vàm Cỏ Đông. Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ
thống sông Đồng Nai.

75
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồng bằng trũng thấp thuộc lãnh
thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, xã Thành Long, huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng
(đều thuộc Tây Ninh) với thủy trình khoảng 98 km. Đoạn tiếp theo dài khoảng 6 km là ranh
giới hai tỉnh Tây Ninh, Long An. Sau đó, sông chảy vào địa phận tỉnh Long An qua các
huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước với thủy trình khoảng 86 km rồi kết hợp
với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ để đổ vào sông Soài Rạp và đi ra biển
Đông.

Sông Vàm Cỏ Đông có chế độ thủy triều bán nhật không đều, hàng ngày có 2 lần triều
dâng và 2 lần triều xuống. Biên độ thủy triều (chênh lệch giữa mực nước đỉnh triều và mực
nước chân triều kế tiếp) trong kỳ nước cường ở khu vực này có thể đạt tới 3,5m và ngay
trong kỳ nước kém biên độ thủy triều cũng có thể đạt tới 2m.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Các hoạt động kinh tế

(1). Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 là 8.356 tỷ đồng, so năm 20120 tăng 22,8%, chiếm
tỷ trọng 79,03% giá trị sản xuất. Tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp: công nghiệp chế biến,
may mặc, các làng nghề truyền thống như: xe nhang, đan lát, đồ gỗ mỹ nghệ…

Nhằm thúc đẩy kinh tế trên địa bàn xã không ngừng phát triển theo định hướng và đúng
pháp luật. Xã đã tạo điều kiện thuận lợi như công khai thủ tục hành chính, giải quyết hồ
sơ đúng quy trình, đúng thời gian, đồng thời tuyên truyền pháp luật và vận động chủ các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Nhờ đó góp phần
tích cực thu hút đầu tư vốn phát triển kinh tế của mọi tầng lớp nhân dân. Các loại hình
thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, với qui mô ngày càng được mở rộng
tạo ra nhiều sản phẩm xã hội góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người
dân, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

(2). Nông nghiệp

Phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, giảm diện tích đất lúa, đầu tư các mô hình lan,
hoa kiểng, rau lấy lá, vật nuôi đặc sản: nhím, heo rừng, thỏ, sâu… từng bước hình thành
các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như cấy mô, nhà lưới, hình thành vùng nguyên
liệu giống cây trồng và vật nuôi.
Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp năm 2021 đạt 422 tỷ đồng, tăng 2,43% so với năm
2020, chiếm tỷ trọng 3,99% cơ cấu giá trị sản xuất. Trong đó, trồng trọt 173,895 tỷ
đồng, chiếm 41,21%; chăn nuôi 199,756 tỷ đồng, chiếm 47,33%; thủy sản 45,959 tỷ đồng,
chiếm 10,89%; lâm nghiệp 2,401 tỷ đồng, chiếm 0,57%.

Cùng với tiến trình đô thị hóa cũng như công tác quy hoạch định hướng phát triển đô thị
trên địa bàn xã. Trong thời gian qua, diện tích đất nông nghiệp và sản lượng nông

76
nghiệp ngày càng giảm. Trong nông nghiệp, nông dân chủ yếu vẫn duy trì trồng lúa
nước kết hợp chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ. Một số hộ nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi sang các mô hình có hiệu quả kinh tế cao hơn theo hướng nông
nghiệp đô thị và đang có cuộc sống cơ bản ổn định. Các mô hình đang phát triển: cấy mô
lan, hoa lan cắt cành, rau an toàn, nuôi thỏ, bò, thủy sản…, nổi bật là trồng hoa phong
lan với diện tích tăng 316,67% (trồng hoa phong lan thu nhập bình quân 150 triệu
đồng/ha/năm).

Về chăn nuôi, không là thế mạnh của địa bàn, tình hình chăn nuôi trên địa bàn trong thời
gian qua có chiều hướng luôn giảm do dịch bệnh và vấn đề ô nhiễm môi trường... nên
tổng đàn các loại con trong thời gian qua đều giảm.

Nhìn chung, xét về mặt tổng thể ngành sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế không
cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tuy có phát huy hiệu quả bước đầu
nhưng chỉ tập trung vào một số ít hộ dân, các hợp tác xã sau khi thành lập hoạt động còn
cầm chừng, trong đó có hợp tác xã rau Thành Trung hoạt động không hiệu quả, do nóng
vội nên đã tự giải thể. Lao động nông nghiệp ngày càng giảm, diện tích đất canh tác ngoài
nguyên nhân giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp thì một phần diện tích còn bỏ
trống không canh tác do thiếu lao động, nguồn nước tưới...

(3). Thương mại và dịch vụ

Doanh số bán ra năm 2021 là 1.795 tỷ 050 triệu đồng, tăng 21,25% so năm 2020, chiếm tỷ
trọng 16,98% giá trị sản xuất.

Số lao động tư thương và dịch vụ các thể tăng cao (cao nhất so với các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện). Trong đó chủ yếu là cơ sở kinh doanh dịch dịch vụ thương mại. Điều
này chứng tỏ kinh tế của xã đang dần chuyển dịch sang thương mại và dịch vụ.

Bên cạnh đó, xã cũng phối hợp đồng bộ với các phòng ban chức năng của Huyện công
tác thẩm định trước khi cấp phép hoạt động, cũng như công tác hậu kiểm chặc chẽ. Từ
đó, ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động sản suất kinh doanh không đúng chức năng đăng ký
cũng như sản xuất, tiêu thụ hàng gian, hàng giả.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp
với qui mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh thấp.

2.1.2.2. Các điều kiện về xã hội

(1). Đặc điểm dân số


Dân số toàn xã: 22.086 nhân khẩu, trong đó:
– Dân số thường trú: 18.109 nhân khẩu
– Dân số tạm trú: 3.977 nhân khẩu
+ Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là : 0,66%, trong đó: tăng dân số cơ học: 1,11%
+ Mật độ dân số năm 2011 là 2.702 người/km2
– Lao động: tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động: 16.773 người, trong đó:

77
– Lao động phi nông nghiệp: 14. 910 người, chiếm 89,9 %, gồm:
+ Lao động nông nghiệp 1.863 người (11,10%),
+ Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 3.742 người (22,30%),
+ Lao động thương mại – dịch vụ: 8.667 người (51,67%),
+ Lao động trí thức làm việc tại các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
trong và ngoài địa phương; Học sinh, sinh viên đang học ở các trường,: 1.648 người
(9,82%),
– Lao động nông nghiệp: 1.863 người, chiếm 11,1%

(2). Điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục

(a). Y tế

Trên địa bàn xã Lê Minh Xuân, ngoài Trung tâm y tế xã còn có một số bệnh viện và phòng
khám tư nhân đang hoạt động như Bệnh viện Tâm thần Lê Minh Xuân, phòng khám đa
khoa Lê Minh Xuân…

Tổng số người khám và điều trị trong năm 2021 là: 4.378 lượt người, trong đó điều trị
tại trạm là 390 bệnh nhân, chuyển lên tuyến trên 717 bệnh nhân, số điều trị ngoại trú
3.289, khám phân loại ngoại viện 2.193. Khám tré dưới 6 tuổi có 231 cháu. Khám chữa
bằng y học cổ truyền có 1.027 ca. Cấp phát thuốc bảo hiểm y tế cho 527 lượt người,
tổng số tiền thuốc 38.200.000 đồng. Tiêm chủng mở rộng đạt 95,3%.

(b). Giáo dục

Các trường học đang hoạt động trên địa bàn xã Lê Minh Xuân như sau:
– Trường mầm non: Trường mầm non Hoa Sen, trường mầm non Quỳnh Hương,
trường mầm non Anh Huy, trường mầm non Thiên An
– Trường tiểu học: Trường tiểu học Cầu Xáng, trường tiểu học Lê Minh Xuân 3
– Trường trung học cơ sở: Trường Trung học cơ sở Lê Minh Xuân.
– Trường trung học phổ thông: Trường THPT Lê Minh Xuân.
– Năm học 2020 – 2021 kết thúc, toàn xã có 286 học sinh của 3 cấp học. Trong đó có:
78 em giỏi trường, 28 em giỏi huyện và 129 em đạt danh hiệu tiên tiến.
– Đội ngũ giáo viên đạt các danh hiệu: Lao động giỏi có 03, Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở
có 03, giáo viên giỏi huyện có 37, giỏi tỉnh có 02.
(3). Mức sống, tỷ lệ hộ nghèo

(4). Các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh

Trên địa bàn xã Lê Minh Xuân có các công trình văn hóa tôn giáo như sau: Công viên văn
hóa Láng Le – Bàu Có, Học viện Phật giáo Việt Nam, Chùa Pháp Tạng, Bát Bửu Phật
Đài…

78
(5). Quốc phòng – An ninh

Thực hiện kế hoạch của Ban chỉ huy quân sự huyện năm 2021, Ban chỉ huy quân sự xã, đã
tham mưu cho UBND xã lập danh sách thanh niên trong độ tuổi thực hiện sơ khám tại
xã, và chọn những đồng chí đủ tiêu chuẩn đi khám tại huyện, trong đó có 3 đồng chí
thanh niên đã trúng tuyển lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời đón nhận
3 quân nhân hoàn thành nhiệm vụ, trở về công tác xây dựng quê hương.

Năm 2021 tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Tuy
nhiên trong năm có xảy ra 6 vụ lớn nhỏ, Ban công an đã lập biên bản điều tra làm rõ các
hành vị tội phạm, xử lý 3 vụ theo thẩm quyền; trong đó 1 vụ cố ý gây thương tích tại
thôn 1, 1 vụ đánh bạc và 1 vụ cố ý hủy hoại tài sản tại thôn 5. Tổ chức tuần tra kiểm soát
an ninh trật tự 24/24 giờ, đã phát hiện, bắt quả tang 3 vụ sử dụng kích điện đánh bắt cá
tại thôn 1, thôn 2, thôn 3. Kết quả trong năm đã xử lý 10 đối tượng vi phạm hành chính
buộc bồi hoàn dân sự cho người bị hại 4.400.000.đồng. Xử phạt hành chính nộp vào
kho bạc Nhà nước
8.600.000 đồng.

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC
HIỆN DỰ ÁN

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường

2.2.1.1. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án năm 2020

(1). Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

Trong quá trình tiến hành báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham khảo báo cáo
công tác bảo vệ môi trường của KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Kết quả chất lượng môi
trường không khí xung quanh khu vực Dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.7. Vị trí lấy mẫu chất lượng môi trường không khí
Tọa độ Thời gian lấy mẫu
VN 2000,
Stt Vị trí
kinh 10/03/2020 24/06/2020 15/10/2020
tuyến trục
105o45’
Khu dân cư cách khu vực X = 606334;
KK1 8h15 13h40 8h30
dự án khoảng 500m về phía Y = 1176126
Tọa độ Thời gian lấy mẫu
VN 2000,
Stt Vị trí
kinh 10/03/2020 24/06/2020 15/10/2020
tuyến trục
105o45’
Đông Nam

79
Khu dân cư cách khu vực
X = 606435;
KK2 dự án khoảng 300m về phía 9h20 15h00 9h15
Đông Bắc Y = 1176041
Khu dân cư cách khu vực
X = 606477;
KK3 dự án khoảng 500m về phía 10h30 15h45 10h00
Y = 1175988
Tây Bắc

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án được trình
bày trong bảng sau:

80
Bảng 2.8. Kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực Dự
án

QCVN
Ngày 10/03/2020 Ngày 24/06/2020 Ngày 15/10/2020 05:2013/
Stt Chỉ tiêu Đơn vị BTNMT
KK1 KK2 KK3 KK1 KK2 KK3 KK1 KK2 KK3
1 Độ ồn dB(A) 66,2 65,9 63,8 68,0 67,0 65,3 67,1 64,9 64,3 70(1)
2 Độ rung dB <60 <60 <60 <60 <60 <60 <60 <60 <60 75(2)

3 Bụi (TSP) µg/m3 279 247 194 277 196 165 222 168 193 300
µg/m3 KPH KPH KPH
4 SO2 25 28 26 21 22 27 350
(17*) (17*) (17*)
µg/m3 KPH
5 NO2 15 23 17 24 KPH(5*) 12 19 KPH(5*) 200
(5*)
µg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH
6 CO 2.092 30.000
(2.000*) (2.000*) (2.000*) (2.000*) (2.000)* (2.000*) (2.000*) (2.000*)
Nguồn: Trung tâm Môi trường và năng lượng, 2020.

Ghi chú:
– QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1h); (1) QCVN 26:2010/BTNMT; (2) QCVN 27:2010/BTNMT;
– KPH: Không phát hiện; (*): Giới hạn phát hiện (LOD);
– "< Kết quả nằm ngoài phạm vi đo.

Nhận xét: Từ kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực Dự án được trình bày tại bảng trên cho thấy các thông số ô nhiễm
không khí đều đạt quy chuẩn, chưa có dấu hiệu ô nhiễm không khí tại khu vực Dự án. Độ ồn và độ rung tại các vị trí đo trong khu vực Dự
án đều đạt quy chuẩn.
2
(2). Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt

Hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực Dự án qua 03 đợt đo đạc, lấy mẫu và
phân
tích như sau:

Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng nước
mặt

Mô tả vị trí Tọa độ
hiệu
NM1 Vị trí nước mặt tại kênh B X = 606334; Y = 1176126
NM2 Vị trí nước mặt tại kênh C X = 606435; Y = 1176041
NM3 Vị trí nước mặt tại kênh 4 X = 606477; Y = 1175988

Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước mặt khu vực lân cận KCN được trình
bày trong bảng sau:
73
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực Dự án
Ngày 10/03/2020 Ngày 24/06/2020 Ngày 15/10/2020 QCVN 08-
Stt Chỉ tiêu Đơn vị MT:2015/BTNMT
NM1 NM2 NM3 NM1 NM2 NM3 NM1 NM2 NM3
Cột B1
1. pH - 6,95 7,20 7,11 7,15 7,18 6,86 7,25 7,11 7,05 5,5 – 9
2. TSS mg/l 40 30 134 30 35 105 42 36 85 50
3. DO mg/l 4,5 4,15 4,8 4,3 4,5 4,1 4,3 4,2 4,4 ≥4
4. COD mg/l 70 28 50 60 25 65 64 23 40 30
5. BOD5 mg/l 30 12 10 25 15 9 28 15 9 15
6. NH4+ mg/l 1,5 0,15 0,72 1,1 0,2 0,5 1,4 0,2 0,6 0,9
7. Cl- mg/l 90 330 280 80 220 195 110 310 258 350
8. F- mg/l 0,5 0,03 1,10 0,3 0,09 1,12 0,9 0,2 0,8 1,5
9. NO2- mg/l 0,15 0,008 0,31 0,17 0,003 0,2 0,07 0,004 0,12 0,05
10. NO3- mg/l 1,26 0,14 0,17 1,11 0,10 0,15 2,11 0,19 0,20 10
11. PO4 3- 0,004 0,028 KPH KPH 0,032 KPH
mg/l KPH 0,029 KPH 0,3
12. CN- mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,05
13. As mg/l 0,012 KPH 0,015 0,015 KPH 0,018 KPH 0,02 0,022 0,05
14. Cd mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,01
15. Pb mg/l 0,011 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,05
16. Cr6+ mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,04
17. Tổng Cr mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,5
18. Cu mg/l 0,008 KPH KPH 0,009 KPH KPH 0,01 KPH KPH 0,5
19. Zn mg/l 0,056 KPH 0,021 0,06 KPH 0,03 0,08 KPH 0,05 1,5

8
20. Ni mg/l KPH KPH 0,012 KPH KPH 0,015 KPH KPH 0,018 0,1
21. Mn mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,5
22. Fe mg/l 3,2 0,86 0,19 2,8 0,9 0,25 3,11 2,5 0,9 1,5
23. Hg mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,001
24. Tổng dầu, mỡ mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 1
vi khuẩn
25. Coliform 40.000 43.000 9.400 50.000 45.000 12.000 45.000 42.000 10.500 7.500
/100ml
MNP
26. E.coli 31.000 32.000 180 30.000 35.000 250 33.000 40.000 150 100
/100ml
Nguồn: Trung tâm Môi trường và năng lượng, 2020

Ghi chú:
– QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi;
– KPH: Không phát hiện; (*): Giới hạn phát hiện (LOD);
– “-“: Không quy định.

Nhận xét: Từ kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực Dự án được trình bày ở trên, có thể thấy chất lượng tại Kênh B, kênh 4 đang
có dấu hiệu bị ô nhiễm, nồng độ các chất như TSS, COD, BOD, Nitrit, nitrat, coliform, ecoli bị vượt nhiều lần QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
- Cột B1.

8
(3). Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất

Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất qua 03 đợt đo đạc, lấy mẫu và phân tích
như sau:

Bảng 2.11. Vị trí lấy mẫu chất lượng nước dưới đất
Ký hiệu Mô tả vị trí Tọa độ Thời gian lấy mẫu
Khu vực nhà dân khai thác nước – Ngày 10/03/2020
X = 606310;
NN ngầm nằm trong khu dân cư cách – Ngày 24/06/2020
Y = 1175980
Dự án 300m về hướng Nam – Ngày 15/10/2020

Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực dự
án
Ngày QCVN 09-
St Ngày Ngày
Chỉ tiêu Đơn vị 24/06/2020 MT:2015/BT
t 10/03/2020 15/10/2020
NMT
1 pH (**) - 7,9 7,4 7,1 5,5-8,5
Độ mgCaCO3/ 150 225
2 132 500
cứng(**) l
3 NH4-N(**) mg/l KPH(0,02*) KPH(0,02*) KPH(0,02*) 1
4 NO2-N mg/l KPH(0,01*) KPH(0,01*) KPH(0,01*) 1
NO3-N mg/l
5 1,25 15
(**)
Sunphat(** mg/l 20 12
6 9 400
)
7 Clorua (**) mg/l 52 48 55 250
mg/l KPH(0,002* KPH(0,002 KPH(0,002
8 Xyanua 0,01
) *) *)
MPN/100m
9 Coliform KPH KPH KPH 3
l
MPN/100m Không phát
10 E.Coli KPH KPH KPH
l hiện thấy
Nguồn: Trung tâm Môi trường và năng lượng, 2020

Ghi chú: “KPH”: Không phát hiện.

Nhận xét: Kết quả phân tích các mẫu nước dưới đất tại bảng trên cho thấy hầu hết các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước dưới đất đều đạt QCVN 09-MT:2015/BTNMT, nguồn
nước dưới đất tại khu vực Dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

(4). Hiện trạng chất lượng đất, trầm tích

Hiện trạng chất lượng đất và trầm tích qua 03 đợt đo đạc, lấy mẫu và phân tích như sau:

8
Bảng 2.13. Vị trí lấy mẫu chất lượng đất, trầm tích
Ký hiệu Mô tả vị trí Tọa độ Ngày lấy mẫu
Khu dân cư cách khu vực dự án X = 606334;
Đ01 – Đợt 1: Ngày
khoảng 500m về phía Đông Y = 1176126
10/03/2020
Nam

– Đợt 2: Ngày
X = 606334; Y 24/06/2020
TT1 Vị trí nước mặt tại kênh B
= 1176126
– Đợt 3: Ngày
15/10/2020

Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng đất, trầm tích khu vực Dự
án
QCVN 03-MT:2015/BTNMT
Thông
Stt Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đất nông Đất lâm Đất dân
số
nghiệp nghiệp sinh
KPH(0,8 KPH(0,8 KPH
1 Cd mg/kg 4*) 4*) 1,5 3 2
(0,84*)
2 Zn mg/kg 43,0 29,2 27,2 200 200 200
KPH(9,3 KPH(9,3 KPH(9,
3 Pb mg/kg 3*) 3*) 70 100 70
33*)
4 As mg/kg 0,391 0,306 0,248 15 20 15
KPH(3,1 KPH(3,1 KPH(3,
5 Cr mg/kg 8*) 8*) 150 200 200
18*)
Nguồn: Trung tâm Môi trường và năng lượng, 2020

Bảng 2.15. Kết quả phân tích chất lượng trầm tích khu vực Dự án
QCVN 43:2012
/BTNMT –
Stt Thông số Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Trầm tích nước mặn,
nước lợ
1 Cd mg/kg KPH(0,84*) KPH(0,84*) KPH(0,84*) 4,2
2 Zn mg/kg 34,8 24,9 33,1 271
3 Pb mg/kg KPH(9,33*) KPH(9,33*) KPH(9,33*) 112
4 As mg/kg 0,268 0,311 0,347 41,6
5 Hg mg/kg KPH KPH KPH 0.7
6 Cr mg/kg KPH(3,18*) KPH(3,18*) KPH(3,18*) 160
Nguồn: Trung tâm Môi trường và năng lượng, 2020

Ghi chú:
– QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của
một số kim loại nặng trong đất;
– QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích – trầm
tích nước mặn, nước lợ;
– “KPH”: không phát hiện.

Nhận xét: Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu đất, trầm tích khu vực dự án đều đạt

8
QCVN 03-MT:2015/BTNMT và QCVN 43:2012/BTNMT. Như vậy, chất lượng đất, trầm

8
tích khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm, nồng độ các thông số As, Cd, Pb, Hg,...có
giá trị rất nhỏ, hầu như không phát hiện.

(5). Hiện trạng chất lượng thủy sinh

Bảng 2.16. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng nước
mặt

Mô tả vị trí Tọa độ Mục đích
hiệu
X = 606334; Đánh giá chất lượng thủy
TS1 Vị trí nước mặt tại kênh B
Y = 1176126 sinh khu vực dự án

Kết quả quan trắc và phân tích thủy sinh tại khu vực Dự án được trình bày trong bảng sau:

1). Động vật đáy

Kết quả phân tích động vật đáy được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.17. Kết quả phân tích động vật đáy


Kết quả thử nghiệm
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
TS1-Đ TS2-Đ TS3-Đ TS4-Đ TS5-Đ TS6-Đ
1 Động vật đáy Cá thể/mẫu 0 0 0 0 0 0

Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy thành phần loài và mật độ động vật đáy tại vị trí
thu mẫu, không tồn tại loài động vật đáy.

2). Thực vật nổi, động vật nổi

Kết quả phân tích các loài thực vật nổi được trình bày trong bảng 2.18.

Bảng 2.18. Kết quả phân tích thực vật nổi, động vật nổi
Đơn vị Kết quả thử nghiệm
Stt Chỉ tiêu
tính TS1-N TS2-N TS3-N TS4-N TS5-N TS6-N
1 Thực vật nổi
Alexandrium
- Tế bào/ml 1.700 1.700 1.300 2.200 2.800 -
cohorticula
- Anguina tritii Tế bào/ml 800 500 - - 200 -
Pleurosigma
- Tế bào/ml 200 - - - - -
strigosum
Dictyosphaerium
- Tế bào/ml 1.100 - - 2.000 - -
pulchellum
- Euglenozoa Tế bào/ml - - 1.300 300 - -
Pseudodiaptomus
- Tế bào/ml - - 500 - - -
annandalei
Paramecium
- Tế bào/ml - 300 - - - -
caudatum
- Golden algae Tế bào/ml - 2.000 500 500

9
- Dinophysis tripos Tế bào/ml - - - - - 200
2 Động vật nổi Cá thể/ml 0 200 0 200 0 0
Nguồn: Trung tâm Môi trường và năng lượng, 2020

Nhận xét: Từ kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy, có 9 – 10 loài thực vật nổi,
động vật nổi xuất hiện tại vị trí lấy mẫu với mật độ phân bố cao: 200 – 2.800 tế bào/ml,
trong đó loài Alexandrium Cohorticula chiếm số lượng cao nhất với mật độ trên 1.000 tế
bào/ml.

2.2.1.2. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án năm 2022

(1). Chất lượng môi trường không khí

Vị trí lấy mẫu: 07 vị trí:


– KK01: Trong khu vực dự án, đầu hướng gió chính, khu vực hướng Tây Nam dự án;
tọa độ X = 606310 m; Y = 1175980 m (theo hệ tọa độ VN 2000);
– KK02: Trong khu vực dự án, cuối hướng gió chính, khu vực hướng Tây Bắc dự án;
tọa độ X = 606254 m; Y = 1175969 m (theo hệ tọa độ VN 2000);
– KK03: Trong khu vực dự án, giáp kênh B, khu vực hướng Đông Bắc dự án; tọa độ X
= 606435 m; Y = 1176041 m (theo hệ tọa độ VN 2000);
– KK04: Trong khu vực dự án, giáp kênh C, khu vực hướng Đông Nam dự án; tọa độ X
= 606334 m; Y = 1176126 m (theo hệ tọa độ VN 2000).
– KK05: Trong khu vực dự án, giáp kênh 4, khu vực hướng Tây Bắc dự án; tọa độ X =
606477 m; Y = 1175988 m (theo hệ tọa độ VN 2000);
– KK06: Trong khu vực dự án, giáp kênh 5, khu vực hướng Đông Bắc dự án; tọa độ X
= 606543 m; Y = 1176269 m (theo hệ tọa độ VN 2000);
– KK07: Trong khu vực dự án, giáp kênh 6, khu vực hướng Đông Nam dự án; tọa độ X
= 606338 m; Y = 1176533 m (theo hệ tọa độ VN 2000).

Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh tại khu vực dự án được trình bày
như
sau. Vị trí thu mẫu được trình bày trong bản vẽ đính kèm.

Bảng 2.19. Kết quả đo đạc vi khí hậu và tiếng ồn

Vị trí Độ ồn Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3)


Stt
lấy (dBA) Bụi SO2 NO2 CO
mẫu
1 M1 38-52 0,22 0,11 0,01 4,12
2 M2 30-54 0,23 0,18 0,03 2,1
3 M3 36 -46 0,20 0,09 0,02 0,8
4 M4 38-60 0,25 0,07 0,02 1,4
5 M5 35 -42 0,26 0,19 0,06 0,7
6 M6 38- 54 0,27 0,08 0,05 1,6

9
7 M7 42-54 0,25 0,16 0,025 1,5

9
Vị trí Độ ồn Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3)
Stt
lấy (dBA) Bụi SO2 NO2 CO
mẫu
70
QCVN
QCVN 0,3 0,35 0,2 30
05:2013/BTNMT
26:2010/BTNMT
Nguồn: Trung tâm Môi trường và Năng lượng, 2022
Nhận xét: Qua bảng phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án ta thấy
các chỉ tiêu vẫn nằm trong gới hạn cho phép. Môi trường không khí khu vực dự án chưa có
dấu hiệu ô nhiễm.

(2). Chất lượng môi trường đất

Vị trí lấy mẫu: 03 vị trí


– Đ1: Tại vị trí tiếp giáp giữa kênh 4 và kênh C (Đất xây dựng hệ thống xử lý nướcthải
tập trung).
– Đ2: Tại vị trí trung tâm của dự án, tiếp giáp kênh 5 (đất dịch vụ).
– Đ3: Tại vị trí tiếp giám kênh B (đất khu hành chính).

Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng đất được trình bày trong bảng sau. Vị trí thu mẫu
được trình bày trong bản vẽ đính kèm.

Bảng 2.20. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng đất
Kết quả QCVN 03-
Chỉ tiêu
Stt Đơn vị MT:2015/BTNMT
phân tích Đ1 Đ2 Đ3
(Đất công nghiệp)
1 Asen (As) mg/kg 0,34 0,32 0,28 25
2 Cadimi (Cd) mg/kg 1,26 1,28 1,31 10
3 Chì (Pb) mg/kg 3,92 4,13 3,85 300
4 Crom (Cr) mg/kg 0,25 0,23 0,27 250
5 Đồng (Cu) mg/kg 12,3 11,86 12,52 300
6 Kẽm (Zn) mg/kg 10,52 10,40 10,48 300
Nguồn: Trung tâm Môi trường và Năng lượng, 2022
Nhận xét: Qua bảng phân tích chất lượng môi đất khu vực dự án ta thấy hầu hết các chỉ
tiêu vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này cho thấy chất lượng môi trường đất khu
vực dự án vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học

Vị trí dự án nằm trong khuôn viên Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng đã được
quy hoạch cụ thể và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Mặt bằng dự án
đang được san lấp. Hiện trạng hệ sinh thái khu vực rất nghèo nàn, chủ yếu là cây cỏ, cây
bụi, bên cạnh đó là diện tích trồng lúa, và các loại cây gỗ tự nhiên, tuy nhiên không có
loài cây nào có giá trị kinh tế cũng như không có loài động vật quý hiếm nào sinh sống.

9
2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Đối tượng và quy mô bị tác động của quá trình thực hiện Dự án được trình bày cụ thể
như
trong bảng sau:

Bảng 2.21. Đối tượng và quy mô bị tác động của Dự án


Đối tượng
TT Tác nhân Quy mô tác động
bị tác
động
I. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
Tranh chấp giữa người dân có
Cao, ngắn hạn, có thể
quyền lợi liên quan đến Dự án với
kiểm soát.
Hội đồng đền bù.
Môi trường văn Ảnh hưởng đến thu nhập của Trung bình, ngắn hạn,
1.1 hóa – xã hội các hộ dân bị di dời. có thể kiểm soát.
(Các hộ dân trong Gia tăng thất nghiệp đối với
diện đền bù, giải người dân không có khả năng Trung bình, ngắn hạn,
tỏa và tái định chuyển đổi nghề nghiệp hoặc có thể kiểm soát.
cư) tìm
kiếm công việc mới tương tự.
Dân cư sống
xung quanh khu Trung bình, ngắn hạn,
1.2 Phát quang bụi rậm
vực dự án, công có thể kiểm soát.
nhân thi
công
II. Giai đoạn thi công, xây dựng
Môi trường vật lý
Bụi khuếch tán từ quá trình nạo Trung bình, ngắn hạn,
vét, san nền có thể kiểm soát
Trung bình, ngắn hạn,
Bụi và khí thải từ phương tiện
không thể tránh khỏi,
vận chuyển
Không khí có thể kiểm soát
Tiếng ồn và rung từ các thiết bị, Thấp, ngắn hạn, có thể
máy móc và phương tiện thi công kiểm soát
Trung bình, ngắn
Nước mưa chảy tràn và vật liệu
hạn, không thể tránh
san nền
khỏi, có thể kiểm soát
2.1 Trung bình, ngắn hạn,
Nước thải sinh hoạt không thể tránh khỏi,
có thể kiểm soát
Trung bình, ngắn hạn,
Chất thải rắn sinh hoạt không thể tránh khỏi,
Nước mặt, nước có thể kiểm soát

9
ngầm và môi Trung bình, ngắn hạn,
trường đất Chất thải xây dựng không thể tránh khỏi,
có thể kiểm soát
Trung bình, ngắn
Dầu mỡ thải hạn, không thể tránh
khỏi, có thể kiểm soát
Môi trường sinh học
Trung bình, ngắn hạn,
Nước mưa chảy tràn và vật liệu
không thể tránh khỏi,
san nền
có thể kiểm soát
Trung bình, ngắn hạn,
Nước thải sinh hoạt không thể tránh khỏi,
có thể kiểm soát
Trung bình, ngắn hạn,
2.2 Chất thải rắn sinh hoạt không thể tránh khỏi,
Hệ thủy sinh có thể kiểm soát
Trung bình, ngắn hạn,
Chất thải xây dựng không thể tránh khỏi,
có thể kiểm soát
Trung bình, ngắn hạn,
Dầu mỡ thải không thể tránh khỏi,
có thể kiểm soát
Thấp, ngắn hạn, có thể
Cản trở giao thông
kiểm soát
Mâu thuẫn giữa công nhân xây Trung bình, ngắn hạn,
2.3 Văn hóa – xã hội
dựng và người dân địa phương có thể kiểm soát
Thấp, ngắn hạn, có thể
Tai nạn lao động
kiểm soát
Cao, ngắn hạn, có thể
2.4 Sự cố môi trường Rò rỉ dầu mỡ thải
kiểm soát
III. Giai đoạn hoạt động
Môi trường vật lý
Trung bình, dài hạn,
Bụi và khí thải từ phương tiện
không thể tránh khỏi,
tham gia giao thông
3.1 có thể kiểm soát
Thấp, ngắn hạn,
Không khí Tiếng ồn từ phương tiện tham
không thể tránh khỏi,
gia giao thông
có thể kiểm soát
Thấp, dài hạn, có thể
Cản trở giao thông đi lại 2 bên
tránh khỏi, có thể
đường
kiểm soát
Thấp, dài hạn, có thể
3.2 Ngập úng do mưa tránh khỏi, có thể
Văn hóa – xã hội kiểm soát
Thấp, dài hạn, có thể
Tai nạn giao thông tránh khỏi, có thể
kiểm soát

9
2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.4.1. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về điều kiện tự
nhiên

Khu đất xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng có các đặc điểm hiện trạng như sau:
– Hiện trạng khu đất xây dựng Khu công nghiệp có địa hình tương đối bằng phẳng.
Khu đất thấp ở phía Tây Bắc và cao dần về phía Đông Nam, cụ thể: Cao độ chỗ thấp
nhất (phía Tây Bắc khu đất) là + 0.30 m. Cao độ chỗ cao nhất (phía Đông Nam khu đất)
là+ 1.15 m.
– Phần lớn diện tích đất trong khu vực dùng canh tác nông nghiệp đa số là trồng lúa, ngoài
ra còn có một số đồng cỏ hoang và rừng trồng tràm. Một ít nhà dân xây dựng tạm ở phía
Đông Nam khu đất.
– Các kênh tưới tiêu thoát xen lẫn trong đồng ruộng và rừng tràm, một vài nhánh cạn
và bồi lắng vào mùa khô. Dọc các tuyến kênh là bờ đất tạo thành các tuyến đường đất
đến các thửa ruộng. Người dân sống ở đây đa số là tự phát.
– Hệ thống hạ tầng đã đến khu vực nhưng chưa hoàn chỉnh.
– Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Chánh nói riêng, mạng lưới sông ngòi
kênh rạch tương đối dày đặc và liên quan mật thiết với nhau chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều từ Biển Đông. Vị trí khu đất dự án nằm trong vùng giao hội của sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, thuỷ triều từ các sông truyền vào kênh rạch chính, mức
thuỷ triều thay đổi bình quân 25 – 30cm.
– Các kênh tưới tiêu thoát xen lẫn trong đồng ruộng và rừng tràm, một vài nhánh cạn
và bồi lắng vào mùa khô. Phía Bắc dự án có kênh số 4, phía Nam dự án có kênh số 6 và
phía Đông dự án có kênh C.

2.4.2. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về kinh tế -
xã hội
– Khu vực lập quy hoạch chi tiết trong quy hoạch tổng thể định hướng phát triển đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh và quy hoạch định hướng phát triển huyện Bình Chánh hiện là
đất nông nghiệp. Hệ thống hạ tầng đã đến khu vực nhưng chưa hoàn chỉnh. Khi đô thị phát
triển sẽ kết hợp dự án mở rộng khu công nghiệp Lê Minh Xuân, khu công nghiệp phía Tây-
Bắc, khu dân cư Tân Tạo và khu đô thị dọc Đường Trần Đại Nghĩa thành một tổng thể
thống nhất. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giải quyết công ăn việc làm,
từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cửa người dân địa phương.
– Trong khu vực có khoảng 11 hộ với 50 dân cư đang sinh sống, nghề nghiệp chính là sản
xuất nông nghiệp.
– Các công trình xây dựng trong khu vực là các công trình nhà ở cấp 4 và nhà vách đất,
mái lá. Tầng cao trung bình 1 tầng, không có hệ thống hạ tầng đi kèm.
– Trong khu đất dự án không có các di tích lịch sữ, các công trình tôn giáo như chùa chiền,
nhà thờ, đền thờ… Khu đất dự án không thuộc phạm vi của các khu bảo tồn thiên nhiên.

9
Nhìn chung khu vực nghiên cứu quy hoạch còn tương đối hoang sơ, hiệu quả sử dụng
đất thấp, chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có của nó.

2.4.3. Thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án về môi trường.

Theo quy hoạch định hướng phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh, dự án mở rộng
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm trong tổng thể khu vực phát triển công nghiệp và
đô thị của thành phố. Hiện nay, nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp đang
hoạt động tại KCN Lê Minh Xuân hiện hữu tương đối lớn, trong khi đó đất KCN này đã
lấp đầy
100%, do đó việc mở rộng khu công nghiệp mới bên cạnh khu công nghiệp Lê Minh Xuân
hiện hữu là điều cấp thiết nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi Khu công
nghiệp Lê Minh Xuân được hoàn thành phần mở rộng, phần lớn các nhà máy công
nghiệp được xây dựng với tính chất ít gây ô nhiễm và sử dụng ít lao động, đây cũng là
mục tiêu chung của thành phố cần đạt được.

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (diện tích 109,91 ha) đã được Thủ tướng Chính
phủ đồng ý chủ trương đầu tư tại văn bản số 1699/TTg-KTN ngày 28/9/2016. Năm 2017,
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) cho Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng” và được Sở Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 1150/QĐ-
STNMT-CCBVMT ngày 15/5/2017.

9
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

Giai đoạn thi công, xây dựng Dự án bao gồm các hoạt động sau:
– Hoạt động giải phóng mặt bằng
– Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
– Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án;
– Làm sạch đường ống, làm sạch thiết bị, công trình bảo vệ môi trường.
3.1.1.1. Tổng hợp các nguồn gây tác động
(1). Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Trong giai đoạn thi công, xây dựng Dự án không thể tránh khỏi việc phát sinh chất thải gây
ra các tác động môi trường tại khu vực Dự án cũng như các khu vực lân cận. Các nguồn
tác động có liên quan đến chất thải được dự báo trong bảng sau:

9
Bảng 3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất
thải

Nguồn gây Thành phần Phạm vi Thời gian


Stt Hoạt động Chất thải phát sinh
tác động bị tác động tác động bị tác
động
Bụi, khí thải từ phương tiện thi công,
tiếng ồn, độ rung. Trong suốt
Môi trường không
Chất thải rắn: thực bì, thảm thực vật thu khí. Tại khu vực giai đoạn giải
Hoạt động giải Phương tiện thi công dọn, đất hữu cơ bóc bề mặt, chất thải rắn Dự án và phóng mắt
01 Sức khỏe người lao
phóng mặt bằng giải phóng mặt bằng xây dựng từ công trình giải tỏa: xung quanh bằng (kéo dài
động và người dân khu vực Dự khoảng 2
Bụi do đào, ủi đất, bụi từ đập phá giải
xung quanh dự án. án
tỏa công trình xây dựng hiện hữu, bụi từ tháng)
san nền.
Bụi, Khí thải từ các phương tiện vận Môi trường không Trong suốt
Vận chuyển Tuyến đường
chuyển nguyên vật liệu phục vụ giai khí. giai đoạn thi
nguyên vật liệu Phương tiện vận vận chuyển:
02 đoạn thi công xây dựng. công, xây
xây dựng và máy chuyển Sức khỏe người lao đường nội bộ
dựng (10
móc thiết bị động và người dân. trong KCN
tháng)
Bụi, khí thải các phương tiện thi công
xây dựng, tiếng ồn, độ rung; Khí thải Môi trường không
Máy móc thiết bị thi
từ quá trình sơn thiết bị; Khí thải từ khí. Trong suốt
công.
quá trình hàn các thiết bị và máy móc. Môi trường nước. Tại khu vực giai đoạn thi
Thi công các hạng Hàn kết cấu thép. Khói thải hàn.
03 Môi trường đất và Dự án và công, xây
mục công trình Xây dựng các hạng
Nước thải từ quá trình rửa phương tiện, thảm thực vật. xung quanh dựng (12
mục công trình. Dự án. tháng)
máy móc, thiết bị thi công. Sức khỏe người lao
Nước mưa chảy tràn.
CTR: Đất đào hố, móng; phế liệu xây động.
dựng.

99
Nguồn gây Thành phần Phạm vi Thời gian
Stt Hoạt động Chất thải phát sinh
tác động bị tác động tác động bị tác
động
CTNH: Dầu nhớt phế thải, giẻ lau
dính dầu mỡ từ bảo trì máy móc thiết
bị, sơn thải, que hàn.
Nước thải phát sinh từ quá trình súc rửa, Trong suốt
Làm sạch đường
Vệ sinh, súc rửa đường làm sạch. giai đoạn thi
ống, thiết bị, Tại khu vực
04 ống, thiết bị, công Môi trường nước. công, xây
công trình bảo vệ Dự án
trình. dựng (12
môi trường
tháng)

10
0
(2). Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng Dự án được
dự báo trong bảng sau:

Bảng 3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Thời gian
Stt Hoạt động Các tác động Phạm vi tác động
bị tác
động
Giải phóng mặt Tiếng ồn từ các máy Tại khu vực thực Trong suốt giai
1 bằng, san lấp móc san ủi và phương hiện Dự án đoạn giải
tiện vận chuyển ra vào phóng mắt
công trình bằng
Vận chuyển Gia tăng mật độ giao Tuyến đường vận Trong suốt
nguyên vật liệu thông gây tai nạn và ùn chuyển: đường nội giai đoạn thi
2 xây dựng và máy tắt. bộ KCN, đường công, xây
móc thiết bị. Trần Đại Nghĩa, dựng
Láng Le Bàu Cò
Thi công các hạng Tai nạn lao động. Tại khu vực Dự án Trong suốt
3 mục công trình Nước mưa chảy và xung quanh Dự giai đoạn thi
tràn. án. công, xây
dựng
Làm sạch đường Nước mưa chảy tràn. Tại khu vực Dự án. Trong suốt
ống, làm sạch giai đoạn thi
4
thiết bị, công công, xây
trình bảo dựng
vệ môi trường

Trên cơ sở các tác động của Dự án trong giai đoạn xây dựng. Dưới đây báo cáo sẽ trình
bày những đánh giá chi tiết các tác động chính gây tác động mạnh đến môi trường tại
khu vực Dự án và lân cận như sau:
3.1.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng

(1). Đánh giá các tác động có liên quan đến chất thải

1). Đánh giá tác động do bụi, khí thải

Khu đất dự kiến xây dựng Dự án hiện nay cỏ dại và cây tạp mọc. Theo Thống kê sinh khối
của một số loại cây trồng Việt Nam do Viện Sinh học Nhiệt đới thực hiện cho thấy:
Sinh khối cây cỏ dại và cây tạp: 6,2 tấn/ha. Diện tích đất cần phải làm sạch là 109,91ha.
Như vậy khối lượng sinh khối cỏ dại và cây tạp cần phải làm sạch trước khi tiến hành
san nền trong Dự án khoảng 681,44 tấn.

Sinh khối thực vật trong khu vực Dự án nếu không được làm sạch trước khi tiến hành
san nền thì lượng sinh khối này sẽ bị phân hủy, là nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nước
ngầm và sụt lún nền móng công trình.Tác động này được nhận diện ở mức trung bình nếu
không có biện pháp khống chế thích hợp

101
Giai đoạn giải phóng, san ủi mặt bằng sẽ kéo theo ảnh hưởng phát sinh khí bụi chủ yếu
từ hoạt động vận chuyển đất, cát để san lấp và khí thải (CO2, SO2,…) từ các phương tiện,
máy

102
móc tham gia thi công gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và người dân sống trong
vùng lân cận khu quy hoạch.

Giai đoạn san lấp mặt bằng khu vực Dự án với tổng khối lượng đắp nền là khoảng:
2.100.000m3 cát : Như vậy lượng ô tô cần thiết vận chuyển khối lượng cát trên khoảng
140.000 lượt xe (mỗi xe chở 15 m3), sử dụng dầu diezen tiêu chuẩn lưu thông ra vào
khu vực Dự án. Dự báo lưu lượng xe hàng ngày san lấp mặt bằng ở khu vực theo tiến độ
san nền như sau:

Bảng 3.3. Lưu lượng xe san lấp mặt bằng KCN


Stt Giai đoạn Diện tích san Lưu lượng Lưu lượng
nền (ha) (xe/tháng) (xe/ngày)
1 Giai đoạn I 36,65 27352 1052
2 Giai đoạn II, III 73,26 54675 2102
Tổng cộng 109,91
Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở, Công ty CPĐT Xây dựng Bình Chánh, 2015
Ghi chú: 1 tháng tính 26 ngày.
Theo ước tính của tổ chức Y tế WHO thiết lập, các loại xe tải sử dụng dầu DO có tải trọng
> 16 tấn thì tải lượng ô nhiễm bụi, CO, SO2, NO2, VOC do các phương tiện vận chuyển
thải ra là:
Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển
Bụi CO SO2 NO2 VOC
Tải lượng ô
nhiễm 1 xe 1,6 3,7 7,43 24,1 3,0
(Kg/1000Km/xe)
Tải lượng ô
nhiễm giai đoạn I 0,168 0,389 0,78 2,531 0,315
(Kg/Kmh)
Tải lượng ô
nhiễm giai đoạn 0,336 0,777 1,56 5,061 0,63
II (Kg/Kmh)
Nguồn: WHO, 1993
Ghi chú: Tỷ lệ xe chạy trong giờ làm việc là như nhua nên có thể tính bình quân lượng
xe chạy trong 1 giờ: Số lượt (xe/ ngày) / 10 giờ (1 ngày làm việc khoảng 10 giờ).

Trong quá trình san lấp mặt bằng khu vực Dự án, ảnh hưởng của bụi và các chất khí độc
hại từ các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp mặt bằng KCN chủ yếu là trong khu
vực Dự án với bán kính trong vòng 100m.Tuy nhiên, tác động này này trung bình, ngắn
hạn, không tích lũy và có thể giảm thiểu được do Dự án được tổ chức thi công xây dựng
theo hình thức cuốn chiếu từng giai đoạn nên bụi phát sinh không liên tục trong thời
gian thi công, vì vậy lượng bụi và khí thải phát sinh có tính chất cục bộ, di động, rất
gián đoạn và phát tán trên diện tích rộng và rất thoáng, nên mức độ ô nhiễm không khí
trong trường hợp này có ảnh hưởng hoàn toàn không đáng kể tới sức khỏe công nhân và
dân cư sống tại khu vực xung quanh. Mặt khác theo số liệu thống kê và tham khảo các
chuyên gia thì trong tổng lượng bụi phát sinh thì bụi lắng chiếm hơn 95%, sẽ nhanh
chóng lắng tụ trên bề mặt khu đất.

103
2). Đánh giá tác động do nước thải

Trong giai đoạn giải phóng, san ủi mặt bằng KCN, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ
nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trình.

Trong giai đoạn thi công xây dựng chủ dự án sử dụng nguồn nước cấp từ mạng lưới cấp
nước của KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Các quá trình đó làm ra môi trường nguồn phát
sinh nước thải chủ yếu là từ hoạt động vệ sinh cá nhân của các công nhân trên công trường,
rửa nguyên vật liệu, vệ sinh máy móc thiết bị thi công, quá trình dưỡng hộ bê tông... Nước
thải từ quá trình công xây dựng, dưỡng hộ bê tông, làm mát máy móc, thiết bị có chứa
nhiều cặn lắng, vật liệu xây dựng và dầu, mỡ,…

Lượng nước thải sinh hoạt ước tính bằng 100% lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt
(bình quân lượng nước sử dụng 120 lít/người/ngày – theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước,
mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế). Như vậy, vào thời kỳ xây dựng
cao điểm, với tổng số công nhân thường xuyên lao động trên công trường khoảng 50 người
thì lượng nước thải tạo ra mỗi ngày sẽ khoảng 6,0 m3/ngày đêm.

Trong quá trình thi công, ước tính tổng khối lượng vật tư, thiết bị cần vận chuyển mỗi ngày
trung bình khoảng 5.000 tấn quy ra khoảng 313 lượt xe (tải trọng xe 16 tấn), tương
đương khoảng 40 lượt xe/h. Xe vận chuyển ra vào công trường có thể kéo theo các chất
bụi bẩn, sình lầy… gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường do đó cần phải được xịt rửa
trước khi ra khỏi công trường. Theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước, mạng lưới đường
ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, lượng nước thải phát sinh do quá trình vệ sinh
phương tiện vận chuyển khoảng 200l/xe. Vậy lượng nước thải phát sinh từ việc rửa các
phương tiện vận chuyển vào khoảng 8 m3/h. Tuy nhiên, chúng ta chỉ tiến hành xịt rửa, vệ
sinh đối với những xe bẩn, kéo theo rác, bụi… nên lưu lượng nước thải phát sinh này có
thể nhỏ hơn.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lững (SS), các hợp chất hữu
cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

Theo tính toán thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hằng ngày thải
vào môi trường (nếu không xử lý) có tải lượng như sau:

Bảng 3.5. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Khối lượng
Chất ô nhiễm Vi sinh (NPK/100ml)
(g/người/ngày)
BOD5 45-54 -
COD 72-102 -
SS 70-145 -
Tổng N 6-12 -
Tổng P 0,4-0,8 -
Tổng Coliform 10-6-10-9
Feacal Coliform 10-5-10-6
Trứng giun sán 103

104
Nguồn: Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây
Dựng, 2013

Như vậy tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, giai đoạn thi công xây dựng
được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tính cho 100 người

Stt Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)


1 BOD5 4,5 – 5,5
2 COD 7,2 – 10,2
3 TSS 7 – 14,5
4 Tổng5 0,6 – 1,2
5 Tổng P 0,04 – 0,08

Nồng độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt được tính toán và so sánh với các giá trị trong
QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt như trong
bảng dưới đây:

Bảng 3.7. Bảng so sánh nồng độ NTSH trong giai đoạn thi công, xây dựng

Chất ô Nồng độ chất QCVN 14:2008/BTNMT


Stt Cột A Cột B Đơn vị tính
nhiễm ô nhiễm
1 BOD5 0,375 – 0,458 30 50 mg/l
2 COD 0,60 – 0,85 mg/l
3 TSS 0,58 – 1,21 50 100 mg/l
4 Tổng N 0,05 – 0,10 5 10 mg/l
5 Tổng P 0,003 – 0,07 6 10 mg/l
Tổng
6
Coliform

3). Đánh giá tác động do chất thải rắn thông thường

(a). Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường ước
tính hệ số phát thải khoảng 0,5 kg/người/ngày. Với số lượng công nhân hiện diện cao nhất
trong giai đoạn giải phóng mặt bằng của Dự án là 50 người thì lượng chất thải phát sinh
trung bình khoảng 25 kg/ngày.

Đánh giá tác động: Thành phần chất thải rắn này có chứa 60-70% chất hữu cơ, 30-40%
các chất khác và đặc biệt có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Đây là môi trường sống
tốt cho các vi trùng gây bệnh, là nguồn thức ăn cho ruồi, muỗi,... sẽ dễ dàng truyền bệnh
cho người và có thể phát triển thành dịch. Hơn nữa, các chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh
hoạt lâu ngày bị phân hủy sinh ra các sản phẩm trung gian, sản phẩm phân hủy bốc mùi rất
khó chịu cho người dân xung quanh tại xã Lê Minh Xuân.

105
Như vậy, có thể thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt tuy phát sinh không nhiều nhưng nếu
không được thu gom và xử lý sẽ gây phát tán các mùi hôi và mầm bệnh ảnh hưởng đến
người lao động tại khu vực Dự án, ngoài ra gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh sống
hàng ngày của người dân xã Lê Minh Xuân tại xung quanh khu vực Dự án.

(b). Chất thải rắn thông thường

Khu đất dự kiến xây dựng Dự án hiện nay cỏ dại và cây tạp mọc. Theo Thống kê sinh khối
của một số loại cây trồng Việt Nam do Viện Sinh học Nhiệt đới thực hiện cho thấy:
Sinh khối cây cỏ dại và cây tạp: 6,2 tấn/ha. Diện tích đất cần phải làm sạch là 109,91ha.
Như vậy khối lượng sinh khối cỏ dại và cây tạp cần phải làm sạch trước khi tiến hành
san nền trong Dự án khoảng 681,44 tấn.

Đánh giá tác động: Sinh khối thực vật trong khu vực Dự án nếu không được làm sạch trước
khi tiến hành san nền thì lượng sinh khối này sẽ bị phân hủy, là nguyên nhân gây ô
nhiễm đất, nước ngầm và sụt lún nền móng công trình.Tác động này được nhận diện ở mức
trung bình nếu không có biện pháp khống chế thích hợp.

(c). Đánh giá tác động do chất thải nguy hại

Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ quá trình bảo
trì, sữa chữa máy móc, thiết bị thi công. Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau
dính dầu,…lượng chất thải nguy hại này nếu không được thu gom và xử lý theo đúng
quy định sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công tại công trường, ô nhiễm
môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất tại khu vực dự án.

(2). Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

1). Đánh giá tác động do tiếng ồn

Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng có sử dụng các phương tiện thiết bị thi công và các
loại máy móc thi công do đó, tiếng ồn phát sinh là khó tránh khỏi. Mức độ ồn phát sinh
do các phương tiện thi công có thể tham khảo trong bảng sau.

Bảng 3.8. Mức ồn của các phương tiện thi công giải phóng mặt bằng của Dự án
Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 2,0 QCVN 24:2016/BYT
m
Xe tải 24T 80
Máy ủi 74,0 ÷ 77,0
Xe lu 3 – 5 tấn 83,0 ÷ 94,0
85
Máy đầm 74 – 77
Xe nâng 72 – 84
Cần cẩu 75 – 77
Nguồn: Nguồn: Ủy ban BVMT U.S

Mức ồn trên được xem là mức ồn điểm, từ đó ta có thể tính toán được khả năng lan
truyền mức ồn theo công thức sau: Lp(x) = Lp(xo) + 20 log10(xo/x)

106
Trong đó: + Lp(xo): mức ồn cách nguồn 2,0 m (dBA)
+ xo = 2,0 m
+ Lp(x): mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)
+ x: vị trí cần tính toán (m)

Dự báo mức độ gây ồn của các phương tiện thi công tới môi trường xung quanh ở khoảng
cách 50m, 100m và 200m được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.9. Dự báo mức ồn gây ra do các phương tiện thi công giải phóng mặt
bằng
Mức ồn theo khoảng cách đến thiết bị (dBA)
Thiết bị 2,0 m 50 m 100 m 200 m
Xe tải 24T 80,0 52,0 46,0 40,00
Máy ủi 75,5 47,5 41,5 35,50
Xe lu 3 – 5 tấn 88,5 60,5 54,5 48,50
Máy đầm 87,5 71,5 53,0 47,50
Xe nâng 75,0 54,0 46,5 42,00
Cần cẩu 77,5 48,5 42,5 36,50
QCVN 24:2016/BYT 85,0

Các số liệu ước tính cho thấy trường hợp vận hành không đồng thời các thiết bị thi
công, mức ồn hầu như đạt quy chuẩn. Các khu vực xung quanh với khoảng cách khoảng
50m tính từ vị trí thi công thì hầu như không chịu tác động đáng kể.

Nếu giả sử các thiết bị thi công cùng loại được vận hành đồng thời, mức ồn cộng hưởng
do hoạt động của các thiết bị được ước tính theo công thức L  = L + 10lgn, với n là số
lượng thiết bị. Ước tính mức ồn từ các thiết bị thi công theo khoảng cách tính từ vị trí
thi công như trong bảng sau.

Bảng 3.10. Dự báo mức ồn cộng hưởng từ các thiết bị thi công cùng loại
trên công trường

Mức ồn theo khoảng cách đến thiết bị (dBA)


Thiết bị Số lượng 2,0 m 50 m 100 m 200 m
Xe tải 12T 20 81,0 52,0 47,0 44,0
Máy ủi 10 79,0 51,1 49,0 40,5
Xe lu 10T 10 84,5 60,2 56,5 50,5
Máy đầm 4 88,5 60,7 56,0 57,1
Xe nâng 4 81,0 55,1 48,4 48,3
Cần cẩu 3 81,0 53,1 44,4 48,5
QCVN 26:2010/BTNMT 70,0

Nếu giả sử các thiết bị thi công được vận hành đồng thời, mức ồn cộng hưởng do hoạt động
của các thiết bị được ước tính theo công thức L = (L + ∆L)+ 10lgn.
Trong đó: - L: mức ồn lớn nhất cách nguồn 2,0 m (dBA)
∆L: L = 10 lg (1+ a) là mức âm gia tăng (L1 – L2 = 10lga

107
(dBA)) n: là số lượng thiết bị

108
Bảng 3.11. Dự báo mức ồn cộng hưởng từ các thiết bị thi công giải phóng mặt bằng
Mức ồn theo khoảng cách đến thiết bị (dBA)
Tổng số lượng thiết bị 2,0 m 50 m 100 m 200 m
93 85,9 71,1 53,8 44,7
QCVN 26:2010/BTNMT 70

Đánh giá tác động: Từ kết quả tính toán trên cho thấy tác động tiếng ồn cộng hưởng sẽ
gây tác động trong bán kính 2m và 50m. Như vậy có thể khẳng định mức ồn này gây
ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công tại khu vực Dự án, đối với các khoảng cách xa
hơn thì mức ồn giảm đi và nằm đạt quy chuẩn, do đó không gây ảnh hưởng đến người
dân xã Lê Minh Xuân (cách Dự án gần nhất khoảng 300 m).

2). Đánh giá tác động do độ rung

Các rung động phát sinh chủ yếu từ phương tiện thi công giải phóng mặt bằng như: máy
ủi, xe lu, xe tải, máy ngoạm, gầu, búa máy... Mức độ rung động có thể xác định nhanh
trên cơ sở số liệu được USEPA (US Environmental Protection Agency – Cơ quan bảo
vệ môi trường Mỹ) xác lập nêu tại bảng sau.

Bảng 3.12. Mức độ gây rung của các phương tiện thi công giải phóng mặt bằng
Mức độ rung (Theo hướng thẳng đứng Z, dB)
Thiết bị, máy móc thi công Cách nguồn rung Cách nguồn rung
động 10m động 30m
Xe tải 10-24T 79 69
Máy ủi 82 71
Xe lu 3 – 5 tấn 74 64
Máy đầm 87 64
Xe nâng 71 62
Cần cẩu 75 60
QCVN 27:2010/BTNMT 75,0
Nguồn: Tổng cộng môi trường tổng hợp số liệu của USEPA (1971), 2010

Đánh giá tác động: Qua kết quả độ rung cho thấy hoạt động của các phương tiện thi
công giải phóng mặt bằng gây ra các rung động ảnh hưởng trong phạm vi 10m. Như
vậy, các rung động phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công giải
phóng mặt bằng. Đối với khu dân cư Tân Tạo tiếp giáp gần nhất với Dự án khoảng 200m
nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi độ rung.

3). Đánh giá tác động đến địa hình, địa mạo khu vực

Hiện trạng khu vực đã có quỹ đất và địa hình bằng phẳng, do vậy thuận lợi cho việc
thực hiện công tác thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu công nghiệp. Dự án
thực hiện với hoạt động giải phóng mặt bằng loại bỏ thảm thực vật, xây dựng các hạng
mục công trình giao thông, hệ thống thoát nước, phần lớn khu vực sẽ làm thay đổi đáng
kể về địa hình, địa mạo tại khu vực. Việc đánh giá theo chiều hướng tiêu cực sẽ có các
tác động cụ thể như sau:

109
– Thảm thực vật cũng có chức năng vào việc tạo mức độ tơi xốp đất, cùng với mặt đất
tự nhiên giúp cho việc thấm và thoát nước được dễ dàng hơn. Hoạt động bê tông hóa
của Dự án có thể làm tăng độ chặt của đất từ đó làm giảm khả năng thấm nước và thoát
nước

4). Tác động kinh tế - xã hội

Hiện nay trong khu vực dự án có khoảng 11 họ với 50 nhân khẩu đang sinh sống. Để
thực hiện dự án, chủ đầu tư sẽ lên phương án đền bù cho các hộ dân để giải phóng mặt
bằng. Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng cho Dự án đang được Công ty CP đầu
tư phát triển hạ tầng IDICO kết hợp với đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện riêng.
Việc đền bù và di dời các hộ dân sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã
hội. Các tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư được đánh giá ở đây là một trong
những cơ sở cho việc xây dựng phương án đền bù và giải phóng mặt bằng của Dự án.

Phạm vi và mức độ tác động: Khu vực chịu tác động của việc giải phóng mặt bằng hoàn
toàn trong địa phận Xã Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh.

Các khả năng xảy ra tác động: Khối lượng giải phóng mặt bằng và đền bù để phục vụ
cho việc triển khai thực hiện Dự án tương đối lớn. Do vậy, các tác động như tranh chấp
giữa người dân có quyền lợi liên quan đến Dự án với hội đồng đền bù, ảnh hưởng đến
thu nhập của các hộ dân bị di dời, gia tăng thất nghiệp đối với người dân không có khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tìm kiếm công việc mới tương tự… có thể xảy ra nếu như
việc xây dựng kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng không hợp lý cũng như việc
triển khai kế hoạch này không đúng, cụ thể:

Những tác động có thể xảy ra đối với hạ tầng cơ sở và cuộc sống của những người dân
xung quanh khu vực Dự án trong quá trình giải phóng mặt bằng bao gồm:
– Tác động tích cực
+ Vấn đề giải tỏa, đền bù, tái định cư nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại cuộc sống ổn
định cho người dân;
+ Với số vốn được đền bù, các hộ dân có thể phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh
doanh;
– Tác động tiêu cực Các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình này bao gồm:
+ Chế độ đền bù và giá đền bù cho các hộ dân phải di dời. Đơn giá đền bù theo quy
định thường thấp hơn so với giá thị trường. Chính vì vậy, khi áp giá đền bù thường gặp
phải sự không đồng thuận của các hộ dân bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn một vấn đề nữa
thường gặp phải trong bồi thường là thời gian từ khi phê duyệt phương án bồi thường
đến khi chi trả kéo dài, dẫn đến sự trượt giá. Do đó, khi hộ bị ảnh hưởng nhận tiền bồi
thường sẽ không phù hợp, và có thể xảy ra các vấn đề khiếu kiện, chậm bàn giao mặt
bằng;
+ Vấn đề đền bù nếu không được thực hiện tốt sẽ gây ảnh hưởng đến việc giải tỏa và
bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Từ đó làm chậm tiến độ triển khai chung của
Dự án;
+ Kinh tế gia đình: các nghề chính trong gia đình có thể bị thay đổi, mất việc làm hiện
tại do không còn đất nông nghiệp, mua đất ở vùng mới giá thành cao hay không được,
tiêu tốn tiền bạc và thời gian để thích nghi với một nghề mới. Hoặc do tâm lý của người

110
dân khi có số tiền lớn sẽ tiêu xài phung phí hậu quả khó khăn cho tương lai;

111
+ Sức khỏe: sự thay đổi khí hậu thổ nhưỡng, nguồn nước tại nơi mới đối với các hộ thuộc
diện phải tái định cư làm cơ thể người không thích nghi kịp gây nên bệnh tật, hay do tập
trung dân vào một vùng nào đó mà không đảm bảo vệ sinh, các sinh vật gây bệnh, các mầm
bệnh sẽ phát sinh và lây lan nhanh;
+ An ninh: người tái định cư sẽ tạo một sự bất đồng lớn trong cộng đồng gây ra các xung
đột không mong muốn;
+ Giáo dục: sự thay đổi chỗ ở sẽ khó đảm bảo được cho các em nhỏ được đến trường
lớp một cách chu đáo…;
+ Ý thức của người dân trong diện bị giải tỏa: do không được rõ nội dung của Dự án,
do cách thức tuyên truyền không thích hợp, hay do thực hiện cam kết giữa chủ Dự án và
người dân không đúng sẽ gây ra sự bất cộng tác của người dân, tạo ý thức phản kháng
bất lợi cho cả đôi bên.

Tất cả các tác động trên sẽ gây một sự xáo trộn xã hội mạnh mẽ từ đời sống kinh tế đến
văn hóa, phong tục tập quán, vui chơi giải trí và cả giáo dục. Cho nên trước khi thực
hiện Dự án phải tính toán kỹ để giải quyết cho các hộ dân thuộc diện bị giải tỏa đảm bảo
tốt nơi tái định cư và các vấn đề liên quan trong cuộc sống của họ để họ đồng tình với
việc triển khai xây dựng Dự án một cách tốt nhất.

Theo đánh giá chung, với diện tích và số hộ dân bị giải tỏa, công tác đền bù giải tỏa mặt
bằng sẽ được chủ đầu tư kết hợp với chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng
cho người dân. Quá trình giải tỏa sẽ không làm xáo trộn đáng kể cuộc sống, sinh hoạt
hàng ngày của người dân vì các thủ tục đền bù phải hoàn thành trước khi thi công ít nhất 6
tháng đến 1 năm, cho nên sẽ có đủ thời gian để cho người dân chuẩn bị tư tưởng và ổn
định cuộc sống ở nơi ở mới trước khi dời đi.

5). Tác động đến công ty hiện hữu của KCN Lê Minh Xuân

Dự án nằm tiếp giáp với KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. quá trình thi công xây dựng hạ
tầng phát sinh bụi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu, khí thải phát sinh
từ động cơ đốt trong của phương tiện vận chuyển và tiếng ồn, độ rung từ quá trình hoạt
động của các công ty hiện hữu trong KCN hiện tại, nên sẽ có biện pháp giảm thiểu để
tránh tác động đến các nhà máy.

3.1.1.3. Đánh giá tác động do hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình
của dự án

(1). Đánh giá các tác động có liên quan đến chất thải

1). Đánh giá tác động do bụi, khí thải

(a). Ô nhiễm bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc
thiết bị

Trong quá trình thi công kết cấu hạ tầng KCN sẽ có nhiều phương tiện máy móc tham
gia thi công. Ngoài ra, số lượng xe chuyên chở nguyên vật liệu đến công trình sẽ làm
tăng lưu lượng giao thông tại khu vực. Các thiết bị này khi hoạt động trên công trường sẽ
ảnh hưởng môi trường không khí:

112
+ Ô nhiễm do bụi đất, đá, cát, …
+ Ô nhiễm nhiệt do các quá trình thi công và phương tiện giao thông,…
+ Ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận tải ra vào khu vực Dự án.
+ Ô nhiễm khí thải từ các phương tiện thi công cơ giới.

Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc váo chất lượng đường xá, mật độ xe, lưu lượng dòng
xe, chất lượng kỹ thuật xe trên công trường và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng các chất
ô nhiễm được tính toán trên cơ sở “Hệ số ô nhiễm” do cơ qua bảo vệ môi trường Mỹ
(USEPA) và tổ chức WHO thiết lập như sau:

Bảng 3.13. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường (Định mức cho
1000Km)
Chất ô Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (kg/1000km)
nhiễm Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 tấn – 16 tấn
Trong Tp Ngoài Tp Đường Trong Tp Ngoài Tp Đường
cao tốc cao tốc
Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9
SO2 1,16 S 0,84 S 1,3 S 4,29 S 4,15 S 4,15 S
NO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44
CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9
VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8
Nguồn: WHO, 1993
Ghi chú:
+ Trung bình một ô tô khi tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào không khí: 219 kg CO + 11,3
kg NOx + 0,4 kg Aldehyt + 33,2 kg HC + 0,9 kg SO2;
+ S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%).

Trong quá trình thi công, ước tính tổng khối lượng vật tư, thiết bị cần vận chuyển mỗi ngày
trung bình khoảng 10.000 tấn, khoảng 625 lượt xe (tải trọng xe 16 tấn), tương đương
khoảng 52 lượt xe/h. Tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NO2, VOC do các phương
tiện vận tải thải ra trong ngày cao điểm tại khu vực Dự án được tính toán như sau (Đối
với xe chạy trong thành phố do KCN thuộc thành phố):

Bảng 3.14. Tính toán tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận tải
Thông số Bụi CO SO2 NO2 VOC
Tải trọng Tải lượng ô
xe < 3,5 nhiễm 1 xe 0,2 1,0 1,16 S 0,7 0,15
tấn (Kg/1000Km/xe)
Tải lượng ô
nhiễm 27 135 156,6 94,5 20,25
(Kg/Kmh)
Tải trọng Tải lượng ô
xe 3,5 tấn nhiễm 1 xe 0,9 6,0 4,29 S 1,18 2,6
– 16 tấn (Kg/1000Km/xe)

113
Thông số Bụi CO SO2 NO2 VOC
Tải lượng ô
46,8 312 11,2 61,4 135,2
nhiễm (Kg/Kmh)
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) tổng hợp

Tuy nhiên, tác động này này trung bình, ngắn hạn, không tích lũy và có thể giảm thiểu
được do Dự án được tổ chức thi công xây dựng theo hình thức cuốn chiếu từng giai
đoạn nên bụi phát sinh không liên tục trong thời gian thi công, vì vậy lượng bụi và khí
thải phát sinh có tính chất cục bộ, di động, rất gián đoạn và phát tán trên diện tích rộng và
rất thoáng, nên mức độ ô nhiễm không khí trong trường hợp này có ảnh hưởng hoàn toàn
không đáng kể tới sức khỏe công nhân và dân cư sống tại khu vực xung quanh. Mặt khác
theo số liệu thống kê và tham khảo các chuyên gia thì trong tổng lượng bụi phát sinh thì bụi
lắng chiếm hơn 95%, sẽ nhanh chóng lắng tụ trên bề mặt khu đất.

(b). Ô nhiễm bụi do bốc dỡ vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng sẽ được vận chuyển từ nguồn cung và lưu trữ tại các khu vực riêng
biệt trên công trường. Hoạt động bốc dỡ sẽ làm phát sinh bụi ra môi trường không khí
(phần lớn là do cát, xi măng, đá dăm,…), ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe
công nhân. Tiếp đó, trong trường hợp lượng bụi phát sinh cao và trong điều kiện gió
mạnh sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh khu vực Dự án.

Hệ số phát thải được tính toán sử dụng công thức trong AP42 11.9.2, như sau:

Trong đó: k: hệ số kích thước hạt (= 0,74)


U: tốc độ gió trung bình (= 2,0 m/s)
M: độ ẩm của vật liệu xây dựng(= 3,5 %)

Đánh giá tác động: E bằng 0,0011 kg/tấn vật liệu xây dựng. Mức phát thải này tương
đối thấp nên khả năng gây tác động chỉ tác động cục bộ tại khu vực tập kết vật liệu xây
dựng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động bốc dỡ trực tiếp vật liệu xây dựng tại
khu vực này.

(c). Ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị

Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công xây dựng Dự án gồm xe tải hạng
nặng, máy xúc, ủi,... đối tượng bị tác động chủ yếu là người dân tại thôn Tân Tạo A và
công nhân làm việc tại công trường. Riêng các xe vận chuyển xi măng, sắt thép theo
tuyến đường tới công trình sẽ làm gia tăng ô nhiễm bụi ồn cho người dân sống ven
tuyến đường này.

Độ ồn của các phương tiện vận chuyển trên công trường dao động trong khoảng 80-96 dB,
thậm chí có thể đạt tới 100dB và lớn hơn khi hoạt động tập trung với mật độ cao. Xây dựng

114
cường độ theo tiêu chuẩn cách mép đường 7,5m cao 1,5m sau đó hiệu chỉnh các điều
kiện khác của dòng giao thông. Công thức như sau:
Leq(1 giờ) = LeqTC+ ∑∆Lai (dBA)
Trong đó:
Leq(1 giờ): Mức ồn tương đương trung bình dòng xe .
LeqTC: Mức ồn đặc trưng trung bình dòng xe tiêu chuẩn (đường bằng phẳng, tốc độ trung
bình 40km/h; 60% là xe tải và xe khách).
∑ ∆Lai: Tổng hệ số hiệu chỉnh ở các điều kiện khác với điều kiện chuẩn.

Kết quả tính toán độ ồn trên tuyến đường đến khu vực Dự án cho dòng xe chạy 02 ca/ngày
có hiệu chỉnh phần trăm xe nặng, kết cấu mặt đường,...thì độ ồn trên tuyến đường đến khu
vực bến bãi là khoảng 79dB. Tiếng ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách sang hai phía của
đường theo khoảng cách như sau:
Bảng 3.15. Độ ồn các loại nguồn theo khoảng cách
Mức ồn ở khoảng Mức ồn ở khoảng Mức ồn ở khoảng
Thiết bị xe
cách 7,5m(dB) cách 15m(dB) cách 30m(dB)
Xe ô tô tải 79 73 67
Máy ủi 99 93 87
Máy khoan đá 93 87 81
Máy đầm bê tông 91 85 79
Máy cưa tay 88 82 76
Máy nén 86 80 74
Máy đóng búa 81 75 69
Máy trộn bê tông 81 75 69
Nguồn: Lê Trình Đánh giá tác động môi trường Phương pháp và ứng dụng (NXB Khoa
học và Kỹ thuật)
Bảng 3.16. Tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985-1999)
Thời gian tối đa cho phép tiếp xúc với tiếng Mức ồn cho phép (dB)
ồn
24 giờ 70
8 giờ 85
4 giờ 90
2 giờ 95
1 giờ 100
30 phút 105
15 phút 110
Độ ồn cho phép tối đa 115

Đánh giá tác động: So với tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn thì mức ồn phát sinh do sự vận
hành của các phương tiện, máy móc, thiết bị tại địa điểm cách nguồn phát 15m đều vượt
tiêu chuẩn. Trong phạm vi này (15m cách nguồn) công nhân không được phép làm việc
liên tục trong 24 giờ. Đối với các hộ dân gần dự án nhất (cách dự án 200 m) là các hộ
dân tại khu dân cư Tân Tạo A cũng sẽ không bị ảnh hưởng do nằm cách xa dự án án và
không nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng.

115
Các sự cố trong quá trình vận chuyển: Dự án triển khai sẽ làm tăng mật độ phương tiện
trên các tuyến đường đặc biệt là trên đường Kênh C, đường Trần Đại Nghĩa nên sẽ gia tăng
nguy cơ xảy ra tai nạn. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng của các tuyến đường giao thông nói trên.

2). Đánh giá tác động do nước thải

Trong giai đoạn thi công xây dựng chủ dự án sử dụng nguồn nước cấp từ mạng lưới cấp
nước của KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Các nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ
hoạt động vệ sinh cá nhân của các công nhân trên công trường, rửa nguyên vật liệu, vệ sinh
máy móc thiết bị thi công, quá trình dưỡng hộ bê tông... Nước thải từ quá trình công xây
dựng, dưỡng hộ bê tông, làm mát máy móc, thiết bị có chứa nhiều cặn lắng, vật liệu xây
dựng và dầu, mỡ,…

(a). Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu
cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

Lượng nước thải sinh hoạt ước tính bằng 100% lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt
(bình quân lượng nước sử dụng 120 lít/người/ngày - theo TCXDVN 33:2006 – Cấp
nước, mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế). Như vậy, vào thời kỳ xây
dựng cao điểm, với tổng số công nhân thường xuyên lao động trên công trường khoảng
100 người thì lượng nước thải tạo ra mỗi ngày sẽ khoảng 12 m3/ngày đêm.

Theo tính toán thống kê cho thấy, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hằng ngày thải
vào môi trường (nếu không xử lý) có tải lượng như sau:

Bảng 3.17. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Tải lượng ô Tổng tải lượng Nồng độ các QCVN
Thông số nhiễm trung ô nhiễm chất ô 14:2008/
bình (kg/ngày) nhiễm BTNMT
(g/người.ngày) (mg/l)
BOD5 45-54 15,75-18,90 450-540 50 mg/L
SS 70-145 24,50-50,75 700-1450 100 mg/L
Dầu mỡ 0-30 0-10,50 0-300 20 mg/L
Tổng Nitrogen 6-12 2,10-4,20 60-120 -
Nitrogen hữu cơ 2,4 4,8 0,84-1,68 24-48 -
+
NH4 3,6-7,2 1,26-2,52 36-72 10 mg/L
Tổng
0,8-4 0,28-1,40 8-40
Phosphorous
106 - 1010 5.000
Tổng Coliform 37,10-353,50 1060-1010
(MPN/100 mL) MPN/ 100 mL

Như vậy tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, giai đoạn thi công được
thể hiện trong bảng sau:

Đánh giá tác động:

116
– Với tính chất nước thải đã nêu trên, khi lượng nước thải này không được xử lý thì
chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng các nguồn nước xung quanh vì nồng độ của
các chất ô nhiễm trong nước thải vượt QCVN 14:2008/BTNMT (K=1, cột B) rất nhiều
lần;
– Với thành phần ô nhiễm cả về chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh gây bệnh, nước thải sinh
hoạt khi thải ra môi trường tại khu vực Dự án có thể làm ô nhiễm các nguồn nước của
khu vực xung quanh và đặc biệt chất ô nhiễm có thể xâm nhập vào các tầng nước dưới mặt
đất. Tác động này được đánh giá là có nguy cơ xảy ra cao và tác động đến môi trường và
đời sống người dân;

(b). Nước thải từ quá trình thi công:

Đối với nước thải từ quá trình thi công phát sinh từ quá trình vệ sinh phương tiện vận
chuyển, máy móc thiết bị thi công, nước dưỡng hộ bê tông…

Trong quá trình thi công, ước tính tổng khối lượng vật tư, thiết bị cần vận chuyển mỗi ngày
trung bình khoảng 10.000 tấn tương đương khoảng 625 lượt xe (tải trọng xe 16 tấn), khoảng
8 lượt xe/ngày. Xe vận chuyển ra vào công trường có thể kéo theo các chất bụi bẩn, sình
lầy… gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường do đó cần phải được xịt rửa trước khi
ra khỏi công trường. Theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước, mạng lưới đường ống và
công trình tiêu chuẩn thiết kế, lượng nước thải phát sinh do quá trình vệ sinh phương
tiện vận chuyển khoảng 300l/xe. Vậy lượng nước thải phát sinh từ việc rửa các phương
tiện vận chuyển vào khoảng 2,4m3/h. Tuy nhiên, chúng ta chỉ tiến hành xịt rửa, vệ sinh
đối với những xe bẩn, kéo theo rác, bụi… nên lưu lượng nước thải phát sinh này có thể
nhỏ hơn.

Nước dưỡng hộ bê tông là nước được bơm tưới để bảo dưỡng các công trình mới được xây
dựng. Lượng nước này không đáng kể vì chủ yếu đã được thấm vào các công trình cần
bảo dưỡng.

Nước thải từ quá trình thi công phát sinh từ quá trình vệ sinh phương tiện vận chuyển, máy
móc thiết bị thi công, nước dưỡng hộ bê tông… có hàm lượng chất lơ lửng và hàm
lượng các chất hữu cơ cao, gây ô nhiễm tới môi trường. Do đó lượng nước này cần được
thu gom xử lý trước khi thải ra môi trường.

(c). Nước mưa chảy tràn

Nước mưa khi chảy qua khu vực công trường sẽ mang theo vật liệu xây dựng và rác thải
ra môi trường biển. Vật liệu xây dựng cuốn theo dòng nước mưa có thể bao gồm đất đào
xới, xác thực vật bóc dỡ, mảnh vụn từ phá dỡ nhà cửa,... Ngoài ra còn có các thành phần
nguy hại như dầu nhớt, mỡ, giẻ dính dầu,…

Đánh giá tác động: Nước mưa với các thành phần này khi đi vào môi trường có thể gây
hại đến môi trường nước trong khu vực.

3). Tác động do chất thải

(a). Nguồn phát sinh chất thải rắn

117
Chất thải rắn được sinh ra trong quá trình thi công là chất thải xây dựng và chất thải sinh
hoạt.
– Chất thải rắn xây dựng là đất đá từ công tác san lấp nền, đường, làm móng công trình
như: gạch, đá, xi măng, sắt thép và gỗ, giấy, bao bì chứa nguyên vật liệu,… từ công việc
vận chuyển, thi công và hoàn thiện công trình, lắp đặt máy móc thiết bị. Theo số liệu thống
kê, ước tính lượng chất thải trung bình sinh ra trong quá trình thi công xây dựng của một
công nhân là 40kg/người/ngày (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Quỳnh Hương và GS.TS Đặng
Kim Chi, Tài liệu tập huấn kỹ năng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường, năm 2008), thì trong thời gian xây dựng dự án lượng chất
thải rắn phát sinh trong 01 ngày như sau: 40kg/người/ngày x 100 người = 4.000kg/ngày.
Lượng chất thải rắn trên nếu đơn vị thi công không thu gom và tận dụng để chúng phát
thải ra môi trường đất thì có thể làm cho môi trường đất ở các điểm xây dựng bị bạc
màu, làm mất mỹ quan môi trường khu vực, gây cản trở trong quá trình thi công.
– Chất thải rắn sinh hoạt là rác thải sinh hoạt của các công nhân hoạt động trên công trường
như: thức ăn thừa, bao bì nylon, túi giấy chứa thức ăn,… Với số lượng công nhân vào
lúc cao điểm có thể cần tới 100 người, khối lượng rác thải phát sinh ra khoảng 50
kg/ngày (bình quân 0,5kg rác/người/ngày, theo WHO 1993), thành phần chứa 60 – 70%
chất hữu cơ, 30 – 40% các thành phần khác bao gồm kim loại, nhựa... có khả năng phân
huỷ sinh học, gây nên mùi hôi thối khó chịu.
– Chất thải nguy hại:
+ Chất thải lỏng nguy hại: Chủ yếu bao gồm dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, sửa
chữa các thiết bị, máy móc thi công. Lượng dầu nhớt trung bình cho một lần thay
khoảng 18 lít/xe. Số lần thay trung bình là 4 lần/xe/năm. Với khoảng 25 xe hoạt động thì
lượng dầu mỡ thải ra khoảng 1.080 lít/năm. Ngoài ra, quá trình bảo dưỡng và sửa chữa
các máy móc, thiết bị khác ước tính khoảng 200 – 300 lít/năm. Tuy nhiên, hoạt động
bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện thi công cơ giới được diễn ra tại các cơ sở trên địa
bàn huyện Bình Chánh nên lượng chất thải nguy hại phát sinh trong diện tích dự án là
không đáng kể.
+ Chất thải rắn nguy hại: Các loại chất thải rắn nguy hại có khả năng phát sinh trong
giai đoạn xây dựng là các loại giẻ lau dính dầu, mỡ, pin, bóng đèn hỏng... ước tính
khoảng 5 - 10 kg/tháng. Mặc dù khối lượng ít nhưng nếu không được thu gom triệt để sẽ
là nguồn ô nhiễm tiềm tàng đối với các thành phần môi trường và sức khỏe con người, ảnh
hưởng đến cảnh quan khu vực. Do đó Chủ đầu tư cần có biện pháp thu gom và xử lý để
giảm thiểu những ảnh hưởng do chất thải rắn nguy hại gây ra. Một số trong các chất thải rắn
xây dựng và sinh hoạt có thể thu gom và tuần hoàn, tái sử dụng hoặc tái chế, các chất thải
rắn còn lại và chất thải nguy hại chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển và xử lý theo quy định.

(2). Đánh giá tác động không có liên quan đến chất thải

(a). Đánh giá tác động do tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các máy móc và phương tiện vận chuyển trong quá trình
thi công. Mức độ gây tiếng ồn của các thiết bị thi công được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.18. Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công gây ra

118
Stt Thiết bị thi công Mức ồn cách máy 1,5m
1 Máy ủi 93
2 Máy khoan 87
3 Máy nén Diezen 80
4 Máy đóng cọc bê tông 1,5 tấn 75
5 Máy trộn bê - tông 75
Nguồn: Đinh Xuân Thắng, Giáo trình ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia, 2009
Như vậy, tiếng ồn sinh ra do các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và máy móc thiết
bị thi công trên công trường sẽ là nguồn gây tác động đến môi trường khu vực trong giai
đoạn thi công xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN. Tuy nhiên việc thi công và vận
chuyển tiến hành vào những khoảng thời gian theo quy định và có các biện pháp giảm
tiếng ồn nhằm hạn chế ảnh hưởng đến công nhân hoạt động trong công trường và người
dân xung quanh.

(b). Tác động do độ rung

Độ rung: Rung động là do hoạt động của các máy móc thi công chủ yếu là đào đất,
khoan. Mức độ rung động phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đặc biệt quan trọng là
cấu tạo địa chất của nền móng công trình. Khi mức độ rung động lớn vượt giới hạn cho
phép có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người công nhân, dân cư xung quanh. Mức độ
rung động của các máy móc thi công thể hiện như sau:

Bảng 3.19. Mức độ rung của các máy móc trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng
mục công trình Dự án
Mức độ rung động Mức độ rung động
Stt Các phương tiện
cách nguồn 10m cách nguồn 30m
(dB) (dB)
1 Máy nạo 80 71
2 Máy ủi 63 55
3 Xe lu 79 69
4 Cần cẩu 86 75
5 Búa máy 88 73
QCVN 27:2010/BTNMT 75
Nguồn: USEPA

Đánh giá tác động: Qua bảng thống kê cho thấy ở khoảng cách >30 m, mức rung từ các
máy móc thi công bảo đảm giới hạn cho phép theo QCVN 27:2010/BTNMT đối với
hoạt động xây dựng là 75dB. Tuy nhiên ở khoảng cách <10 m, công nhân thi công sẽ bị
ảnh hưởng bởi độ rung, vì vậy nhà thầu phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu để bảo
đảm sức khoẻ cho công nhân lao động trên công trường.

(c). Tác động đối với điều kiện kinh tế xã hội

a). Tăng mật độ nhập cư và các nguy cơ về an toàn và sức khỏe

Hoạt đông xây dựng các công trình cần số lượng công nhân rất lớn (khoảng 100
người/ngày) trong giai đoạn cao điểm. Chủ dự án sẽ có chính sách ưu tiên tuyển dụng nhân

119
sự địa phương để giảm thiểu mâu thuẫn xảy ra giữa công nhân và người dân địa phương
do sự khác biệt về lối sống, quan điểm và văn hóa.

Bên cạnh đó còn có khả năng cao bùng nổ các vấn đề về an toàn và sức khỏe. Sự tập
trung đông công nhân là nhân tố giúp các bệnh truyền nhiễm lây lan thông qua các con
đường như nước (tả, lỵ, tiêu chảy, covid,...) và qua vật trung gian gây bệnh (sốt rét, sốt
xuất huyết,...). Nếu không được kiểm soát cẩn thận, khả năng xảy ra các nguy cơ này là
rất cao.

Nhìn chung, việc tập trung công nhân được đánh giá là có khả năng gây ra các tác động
tiêu cực ở mức độ thấp đến các điều kiện chung của khu vực. Tuy nhiên, nó lại thúc đẩy
kinh tế địa phương phát triển và tăng cơ hội việc làm.

b). Tăng mật độ giao thông khu vực

Việc xây dựng KCN sẽ làm tăng đáng kể mật độ giao thông tại địa phương do việc vận
chuyển khối lượng lớn vật liệu xây dựng. Số phương tiện tham gia thi công hiện diện
cao nhất là 30 phương tiện, với mật độ giao thông lớn như vậy sẽ có tác động đến các
hộ dân nằm dọc tuyến đường vận chuyển của Dự án, Chủ dự án cần áp dụng các biện
pháp quản lý thích hợp để kiểm soát nguồn tác động.

Tuy nhiên, tác động chỉ xảy ra trong thời gian thi công xây dựng các hạng mục công
trình và tác động chỉ thật sự là vấn đề trong giai đoạn cao điểm. Hơn nữa, trong thời
điểm hiện tại, mật độ lưu thông qua khu vực còn tương đối thấp, do đó, ảnh hưởng của
dự đến mật độ giao thông khu vực sẽ bớt nghiêm trọng.

(d). Tác động môi trường do sự cố trong quá trình thi công, xây dựng

a). Sự cố tai nạn lao động


– Do các phương tiện, máy móc không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.
– Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.
– Do bất cẩn trong quá trình sử dụng, vận hành máy móc trang thiết bị.
– Do thiếu thận trọng trong các thao tác làm việc.
– Công nhân không tuân thủ các nội quy về an toàn lao động.

Tai nạn lao động xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân chủ quan
lẫn khách quan đem lại. Hậu quả có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng công nhân và tài
sản của Chủ đầu tư, nhà thầu.

b). Sự cố cháy nổ
– Sự cố cháy nổ có thế xảy ra do các nguyên nhân chập điện, do sơ ý có ngòi lửa lại
khu vực chứa nhiên liệu dẫn đến cháy nổ.
– Khi có sự cố vễ cháy nỗ sẽ gây thiệt hại rất lớn về người vả tài sản của Chủ đầu tư và
nhà thầu thi công.

120
c). Sự cố do an toàn giao thông

Sự cố tai nạn giao thông đường bộ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng công trình, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng.
Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật, hoặc do công
nhân điều khiển không chú ý, hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông
như chở quá tải, chạy quá tốc độ, hoặc do các tình huống rủi ro khác.

(3). Đánh giá chung các tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng

Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng Dự án được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 3.20. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng

Stt Nguồn tác động Quy mô bị tác động


Phát sinh bụi đất – Chất lượng môi trường không khí tại khu vực Dự
án.
1 – Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường (100
Khí thải, tiếng ồn (do máy
người) và cách xa khu dân cư nên tác động ở mức độ
móc thi công)
không đáng kể.
– Cuốn trôi lớp đất bề mặt, cuốn theo tạp chất rơi vãi
trên mặt đất làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong
2 Nước mưa chảy tràn
nước mưa chảy tràn.
– Mức độ tác động: Thấp
– Phần lớn sẽ thấm vào trong vật liệu và vào đất nên
Nước thải từ quá trình thi
3 lượng nước thải ra là rất ít (2,0 m3/ngày.đêm).
công
– Mức độ tác động: Thấp.
CRT trong quá trình xây – Phần lớn tái sử dụng vào các mục đích khác nhau.
4
dựng – Mức độ tác động: Thấp.
CTNH (dầu mỡ thải, giẻ
– Ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm tại điểm
lau phụ tùng của máy
5 xả thải.
móc, thiết bị xây dựng
– Mức độ tác động: Trung bình.

hỏng dính dầu mỡ).
– Chất lượng môi trường không khí dọc tuyến đường
Bụi đất, khí thải, tiếng ồn
vận chuyển.
của phương tiện vận
6 – Người dân sinh sống 2 bên đường và khu vực xung
chuyển nguyên vật liệu
quanh Dự án.
phục vụ thi công Dự án
– Mức độ tác động: Trung bình.
– Ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ngầm tại điểm
Nước thải sinh hoạt của xả thải.
CBCNV – Tác động trong thời gian thi công xây dựng.
7 – Mức độ tác động: Trung bình.
– Phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến công nhân làm
CTR sinh hoạt của
việc
CBCNV
trên công trường.
– Mức độ tác động: Trung bình.

121
– Cơ sở hạ tầng giao thông khu vực xung quanh Dự
8 Cơ sở hạ tầng giao thông
án.
– Mức độ tác động: Không đáng kể.

122
Nhìn chung giai đoạn xây dựng của Dự án chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên tác động
đến các đối tượng trên chỉ mang tính chất cục bộ và tạm thời, không gây ảnh hưởng nghiêm
trọng. Tuy nhiên, Chủ Dự án sẽ có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu các tác
động ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

3.1.2. Biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn
thi công, xây dựng

3.1.2.1. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý nước thải

(1). Nước thải sinh hoạt

Trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án, số lượng công nhân thi công cao nhất là 100
người với lượng nước thải tối đa phát sinh khoảng 12 m 3/ngày, có nồng độ ô nhiễm cao có
khả năng gây ra những tác động có hại đối với môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng
đồng,…Do vậy, Chủ dự án sẽ trang bị 02 nhà vệ sinh di động công trường xây dựng và
khu vực lán trại của công nhân để phục vụ quá trình sinh hoạt của công nhân.
– Hầm tự hoại sẽ được tính toán theo nhu cầu sử dụng đối với mỗi hoạt động của 1
công nhân trên công trường cần 0,05 - 0,1 m3 bể tự hoại trong ngày;
– Loại nhà vệ sinh di động có bể tự hoại 2 ngăn loại khối tích 5m3 phục vụ số lượng
công nhân tương ứng hơn 50 ÷ 100 người/ngày
– Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải phát sinh từ các nhà vệ sinh di động
sẽ được các đơn vị cho thuê nhà vệ sinh di động bơm hút, thu gom và xử lý theo đúng
quy định;
– Ưu tiên tuyển chọn công nhân ở gần khu vực dự án để giảm thiểu lượng công nhân ở
trong lán trại, giảm thiểu chất thải phát sinh, hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại
khu vực dự án;

Một số hình ảnh mẫu nhà vệ sinh di động được Dự án lựa chọn trang bị trong giai đoạn
triển khai được trình bày theo hình dưới đây:

Hình 3.1. Mẫu nhà vệ sinh di động được lựa chọn cho giai đoạn xây dựng

(2). Nước thải xây dựng

123
Nước thải xây dựng không chứa nhiều thành phần ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm do đất
cát và cặn lơ lửng. Tuy nhiên, để giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng trong quá
trình thi công đến môi trường thì chủ Dự án sẽ yêu cầu các nhà thầu thi công xây dựng
thực hiện như sau:
– Ưu tiên sử dụng bê tông trộn sẵn từ nơi khác vận chuyển đến, vì vậy giảm thiểu khả
năng phát sinh nước thải dư thừa từ quá trình này;
– Thực hiện tiết kiệm nước trong quá trình trộn bê tông, hạn chế tối đa việc thất thoát
ra môi trường;
– Trong quá trình thi công cần thực hiện an toàn về máy móc, thiết bị thi công, hạn chế
tối đa rò rỉ dầu mỡ trong quá trình thi công;
– Bố trí gờ bao chắn xung quanh khu tập kết vật liệu rời để hạn chế vật liệu thi công rơi
vãi, bị cuốn trôi vào nguồn nước;
– Các nơi chứa nhiên liệu (dầu, xăng, ...), thiết bị, nguyên vật liệu thi công được bố trí
nơi cao ráo, ít khả năng bị ngập nước, xa các nguồn nước, có đê bao xung quanh;
– Bố trí khu vực xịt rửa thiết bị xây dựng sau khi sử dụng và khu vực xịt rửa bánh xe
khi ra khỏi công trường. Lượng nước phát sinh sẽ được bố trí rãnh thu gom đưa về hố
chứa. Nước sạch sẽ thoát ra ngoài, phần bùn cặn sẽ được Chủ đơn vị thu gom và giao cho
đơn vị có chức năng xử lý.

Như vậy, mọi biện pháp được đưa ra với mục đích giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng
gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại khu vực Dự án. Các biện pháp được duy trì suốt
quá trình thi công Dự án nhằm hạn chế được tối đa ô nhiễm môi trường do bùn đất, chất
rắn lơ lửng có trong nước thải thi công trước khi xả vào môi trường.

3.1.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý bụi, khí thải

(1). Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi phát sinh từ hoạt động đào đất
– Phun nước giảm bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh
nhiều bụi: 2-3 lần/ngày.
– Lắp rào chắn bằng tôn cao 2m quanh khu vực đào đất.
– Áp dụng các biện pháp thi công phù hợp, cơ giới hóa trong quá trình thi công.
– Trang bị đồ bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, khẩu trang, găng tay, kính hàn, giày bảo
hộ....cho công nhân.

(2). Biện pháp giảm thiểu tác động do khí thải phát sinh từ các phương tiện thi công
trên công trường
– Khu vực cổng vào Dự án bố trí 01 rãnh chứa nước có kích thước 3m x 2m x 40cm,
bằng bê tông để các phương tiện rửa bánh xe trước khi ra khỏi công trường;
– Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh
tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển làm ảnh hưởng đến mỹ quan đường
giao thông và phát sinh bụi ảnh hưởng đến các hộ dân sống hai bên đường giao thông.
Khi bốc

124
dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị phương tiện bảo hộ lao động đầy
đủ.
– Nơi tập kết nguyên vật liệu có diện tích khoảng từ 200 – 250 m2 được đặt gần với
trục đường đi, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. Đồng thời bố trí các tấm
chắn quanh bãi tập kết để không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, thường xuyên
tưới nước quanh khu vực để giảm bụi. Vệ sinh các phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu trước khi ra khỏi khu vực dự án.
– Không đốt các loại chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, bao bì, lốp xe, dầu mỡ, giẻ dính
dầu mỡ) trên công trường xây dựng mà sẽ thu gom tập trung và đem đổ đúng nơi quy
định.
– Không sử dụng các phương tiện, thiết bị quá cũ, phát sinh nhiều khí thải.
– Tuân thủ thời gian biểu của hoạt động thi công và biện pháp tổ chức thi công hợp lý.
– Thực hiện che chắn, phân khu thi công với các khu khác.
– Thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của
phương tiện, máy móc trong toàn bộ thời gian thi công.
– Đình kỳ phun nước tại các tuyến đường vận chuyển 2 lần/ngày bằng xe bồn 5 m3
nhằm giảm thiểu bụi phát sinh;

(3). Giảm thiểu khí thải từ quá trình hàn kết cấu kim loại, sơn phủ bề mặt, bê tông nhựa
hóa
– Ngăn cách khu vực thi công với khu vực xung quanh bằng các tấm ngăn;
– Trang bị bảo hộ lao động, khẩu trang, mắt kiếng, mũ che hồ quang cho công nhân thi
công để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân;
– Lập biển báo khu vực thi công, hạn chế người và phương tiện qua lại.

3.1.2.3. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy
hại

(1). Chất thải rắn sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng ước tính khoảng 50 kg/ngày. Đề xuất bố trí 3
thùng rác lưu động bằng nhựa dung tích 120 lít trong phạm vi công trường (01 thùng đặt
tại khu lán trại của công nhân, 02 thùng đặt trong khu vực thi công xây dựng) và quy
định bắt buộc công nhân lao động phải bỏ rác vào thùng. Không đổ chất thải xây dựng
lẫn với chất thải sinh hoạt gây khó khăn cho việc xử lý. Cuối ngày bố trí công nhân kéo
các thùng rác này ra trước cổng công trường để đơn vị có chức năng đến thu gom. Chủ
dự án ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích huyện Bình Chánh để
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đem đi xử lý hàng ngày.

(2). Chất thải rắn thông thường (bao gồm chất thải xây dựng)

Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng
khoảng 50-100kg/ngày. Hàng ngày công nhân tập kết chất thải rắn phát sinh từ quá trình
phát quang bụi rậm lại thành từng đống trong bãi đất trống của công trường. Vị trí tập

125
kết cao ráo,

126
không bị ngập nước. Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận
chuyển đi xử lý đúng quy định hàng ngày.

Để quản lý tốt khối lượng chất thải rắn này, Chủ dự án cam kết thực hiện tốt việc phân
loại CTR xây dựng nhằm mục đích tái sử dụng, giảm thiểu các phát thải trong thi công:
có kế hoạch thi công hạng mục cụ thể; định lượng nguyên vật liệu cần thiết cho công tác thi
công; tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng như gỗ, coffa, đinh, kẽm buộc…
Lượng chất thải rắn xây dựng không được tái sử dụng sẽ được ký hợp đồng với đơn vị
có chức năng đến thu gom và xử lý đúng quy định. Hàng ngày công nhân tập kết chất
thải rắn xây dựng lại thành từng đống trong bãi đất trống của công trường với diện tích
khoảng 100m2. Vị trí tập kết chất thải rắn phụ thuộc vào khu vực thi công. Chủ dự án lựa
chọn vị trí gần khu vực thi công, cao ráo, không bị tụ nước để làm nơi lưu chứa chất thải
rắn xây dựng.

(3). Chất thải nguy hại

Đối với chất thải nguy hại: bao gồm CTNH dạng rắn (giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn,
băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu...) và CTNH dạng lỏng sệt (dầu nhớt thải) sẽ
được chủ đầu tư dự án tiến hành thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy có
nắp đậy kín để trong kho chứa tạm thời và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải nguy hai đưa đi xử lý theo đúng quy định về quản lý chất
thải nguy hại tại 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Các biện pháp quản lý CTR vừa nêu đảm bảo toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trên
công trường xây dựng được quản lý tuân thủ theo đúng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý Chất thải và phế liệu.

3.1.2.4. Các công trình, biện pháp giảm tiếng ồn, độ rung

1). Các biện pháp giảm tiếng ồn

Để giảm thiểu các tác động gây ra do tiếng ồn trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi
công xây dựng các hạng mục công trình kiến trúc của Dự án các giải pháp được đề xuất
như sau:
– Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực.
– Các nhà thầu không sử dụng các thiết bị xây dựng, phương tiện giao thông cũ, lạc hậu
có khả năng gây ồn cao. Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và
được cơ quan đăng kiểm xác nhận. Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các
phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm
bảo máy móc hoạt động tốt.
– Hạn chế hoạt động máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan...
và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, đất đá vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng hôm
sau) và buổi trưa (11h30 đến 13h30) để tránh tác động đến sinh hoạt của các hộ dân trên
dọc các tuyến giao thông và các khu dân cư xung quanh.
– Tiếp nhận và phối hợp để giải quyết bất cứ khiếu nại nào của người dân địa phương
về ô nhiễm tiếng ồn và có giải pháp khắc phục.

127
- Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn được áp dụng như trên đảm bảo tiếng ồn phát sinh khi
xây dựng dự án đạt tiêu chuẩn theo TC 3733/2002-BYT/QĐ của Bộ Y tế áp dụng đối với
công nhân lao động trực tiếp trên công trường xây dựng và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

2). Các biện pháp giảm thiểu độ rung


Các tác động do rung động có thể được giảm thiểu bằng các giải pháp như sau:
˗ Biện pháp kết cấu: Cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực...
˗ Biện pháp công nghệ: Sử dụng vật liệu phi kim loại; thay thế nguyên lý làm việc khí
nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,...
˗ Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kim
loại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su... được lắp giữa máy
và bệ máy đồng thời được định kỳ kiểm tra hoặc thay thế; hoặc có loại được lắp cố
định trên máy và được xem như là một bộ phận hoặc chi tiết của máy: Ghế lái giảm
rung, tay nắm cách rung; có loại lại luôn luôn độc lập và nằm ngoài máy như sàn cách
rung, tay kẹp giảm rung...
˗ Yêu cầu các nhà thầu phải thông báo công khai trước khi thực hiện các hoạt động gây rung
động lớn để nhận được sự thông cảm và ý kiến cộng đồng

3.1.2.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác

(1). Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội
– Chủ Dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ lực lượng lao động.
Trình báo nhu cầu lao động và khai báo tạm trú với các cấp thẩm quyền để thực hiện
quản lý tốt nhân khẩu;
– Kiểm soát an toàn lao động và an ninh xã hội cùng với cơ quan chính quyền địa
phương trong suốt quá trình thi công;
– Phổ biến quán triệt công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự không
gây mất đoàn kết với người dân địa phương;
– Phối hợp với nhà thầu xây dựng tổ chức công tác thi công hợp lý, lựa chọn thiết bị,
phương tiện thi công hiện đại để giảm thiểu các tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt
của người dân trong khu vực.

(2). Biện pháp giảm thiểu tác động đến các công ty trong KCN Lê Minh Xuân hiện hữu

Để giảm thiểu tác động của hoạt đông thi công xây dựng KCN Lê Minh Xuân mở rộng đến
các doanh nghiệp hiện hữu trong KCN Lê Minh Xuân, Chủ dự án thực hiện các biện
pháp sau:
– Sắp xếp thời gian thi công hợp lý, hạn chế hoạt động vào thời gian nghỉ ngơi như
giữa trưa để giảm tác động của tiếng ồn đến các công nhân của các doanh nghiệp hiện
hữu.
– Khoanh vùng khu vực thi công và tiến hành che chắn xung quanh để giảm tác động
của bụi, khí thải đến các doanh nghiệp lân cận giáp giới với khu vực thi công.

128
3.1.2.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường

(1). Biện pháp giảm thiểu sự cố tai nạn lao động


– Lập Ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường;
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác
nhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường; tổ chức tuyên truyền; thanh tra và
nhắc nhở tại hiện trường...;
– Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại
công trường; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; nội
quy về an toàn điện; nội quy an toàn giao thông; nội quy an toàn cháy nổ...;
– Kiểm tra bằng lái của công nhân làm việc với các thiết bị, xe cơ giới. Bằng lái phải
do cơ quan chức năng cấp;
– Kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn của thiết bị máy móc, phương
tiện trước khi đưa thiết bị vào hoạt động;
– Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân;
– Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm
việc;
– Lập hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, an toàn giao thông tại khu vực công trường;
– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, thanh tra định kỳ về an toàn điện;
– Tổ chức cứu chữa các ca tai nạn lao động nhẹ và sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng
trước khi chuyển về bệnh viện;
– Cung cấp các túi thuốc cấp cứu, cứu thương cho các công trường;
– Công ty sẽ yêu cầu các đơn vị thi công thực hiện đầy đủ những quy định về an toàn
và vệ sinh lao động theo TCVN 5308:1991, an toàn điện theo TCVN 4086:1985 và quy
chuẩn xây dựng.

(2). Biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông


– Điều tiết các phương tiện vận tải ra vào Dự án hợp lý, chở đúng trọng tải;
– Tuyên truyền, hướng dẫn cho các lái xe vận tải thực hiện tốt luật an toàn giao thông;
– Kiểm tra định kỳ, bảo trì các thông số kỹ thuật của phương tiện theo đúng yêu cầu
đăng kiểm.

(3). Biện pháp phòng chống cháy nổ


– Có các trang thiết bị chống cháy nhằm chữa kịp thời sự cố xảy ra;
– Công nhân trực tiếp làm việc sẽ được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng
chống cháy nổ;
– Các loại nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các
nguồn có khả năng gây cháy nổ, các thiết bị theo dõi nhiệt độ, các thiết bị báo cháy và chữa
cháy;

129
– Có hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy
sẽ được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng;
– Trong khu vực có thể gây cháy, công nhân không được hút thuốc, không mang bật
lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát lửa do ma sát, tia lửa điện...;
– Đầu tư các thiết bị chống cháy nổ, bố trí hệ thống chống cháy nổ xung quanh khu vực.

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

Quy mô của dự án chỉ dừng lại ở mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ sở. Do
đó, trong khuôn khổ báo cáo ĐTM này, giai đoạn khi dự án đi vào hoạt động chỉ
đánh giá những tác động đến môi trường mang tính định hướng, khái quát, đánh
giá chung cho toàn khu công nghiệp trên cơ sở phương án quy hoạch tổng thể và
các kết quả dự tính. Tùy vào quy mô và tính chất của các tiểu dự án khi đầu tư vào
KCN sẽ lập các cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi
trường riêng.

Những tác động đến môi trường khi dự án đi vào vận hành được dự báo như sau:

Bảng 3.21. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn vận hành KCN

Nguồn tác Yếu tố gây Đối tượng


STT Hoạt động
động ô nhiễm chịu tác
động
1 Hoạt động giao thông ra Các phương Bụi, khí thải: Môi trường
vào KCN tiện giao thông CO, SO 2 , CO 2 , không khí, xã
tiếng ồn hội, sức khỏe
con người
2 Hoạt động xây dựng hạ Máy móc, thiết Bụi, khí thải: Môi trường
tầng kỹ thuật nhà xưởng, bị CO, SO2, CO2, không khí, sức
lắp đặt thiết bị của các tiếng ồn khỏe con người
nhà
máy
3 Hoạt động sản xuất của các Các nguồn thải Nước thải, chất Môi trường
nhà máy của các nhà thải rắn, CTNH không khí, đất,
máy Khí thải: CO, sức khỏe con
SO2, CO2, người
tiếng
ồn
4 Hoạt động sinh hoạt của Các hoạt động Nước thải, chất Môi trường
cán bộ công nhân viên sinh hoạt thải rắn, tiếng nước, không
ồn khí, đất
5 Hoạt động của các khu vực Các hoạt động Tiếng ồn, độ Môi trường
công cộng trong KCN sinh hoạt, dịch rung, nước thải, không khí,
vụ sản xuất khí thải, chất nước, sức khỏe
thải rắn con người

130
6 Hoạt động thu Bùn thải, rác nước, không
– Hệ thống thu gom nước
gom nước thải thải, khí thải khí, đất, sức
mưa, nước thải
khỏe con người

131
Nguồn tác Yếu tố gây Đối tượng
STT Hoạt động động ô nhiễm chịu tác
động
– Khu chứa rác và các hố
ga trong khu vực

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải

(1). Đánh giá tác động đến môi trường ncớc

1). Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích khu vực dự án phát sinh trong ngày có lượng
mưa lớn nhất là rất

Tại khu vực dự án, mùa mưa bắt đầu từ tháng IV kéo dài đến hết tháng X trong năm, ,
lượng mưa mùa mưa chiếm 65-80% lượng mưa năm, mưa tập trung nhiều và cơn mưa
lớn thường vào tháng VIII.

Theo số liệu thời tiết từ năm 1961-2020, lượng mưa ngày lớn nhất là 407mm tại TP.HCM

Để tính toán lượng nước mưa chảy tràn tối đa trong một ngày trên công trường, báo cáo
ĐTM dựa vào diện tích bề mặt hứng nước, lượng mưa lớn nhất ngày trong vòng nhiều năm
và hệ số dòng chảy bề mặt. Công thức tính như sau:
Q = 0,278 K.I.A
Trong đó:
– Q: Lưu lượng cực đại (m3/ngày);
– K: Hệ số chảy tràn phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất;
– I: Cường độ mưa (mm/ngày); I= 407 mm (lượng mưa kỷ lục)
– A: Diện tích khu vực (m2). A = 1.099.100
m2 Hệ số K được xác định dựa vào bảng sau:

Bảng 3.22. Hệ số nước mưa chảy tràn


Đặc điểm bề mặt K
Vùng thị tứ 0,70 – 0,95
Vùng dân cư (khu tập thể) 0,50 – 0,70
Vùng nhà dân riêng lẻ 0,30 – 0,70
Khu công viên nghĩa trang 0,10 – 0,25
Đường có lát nhựa 0,80 – 0,90
Bãi cỏ, phụ thuộc vào độ dốc và tầng 0,10–0,25
Nguồn: Trịnh Xuân Lai, Thoát nước, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000.

Tính lượng mưa chảy tràn ngày lớn nhất tại khu vực công trình:

132
133
Qmax = 0,278 x 0,5 x 1.099.100 x 407/1.000 = 62179 (m3/ngày) = 43 (m3/h)

Lượng nước mưa chảy tràn trong khu vực tương đối lớn. Tuy nhiên lượng nước mưa
này không chứa các thành phần ô nhiễm cao, chủ yếu chứa các chất rắn vô cơ lơ lửng,
đất cát. Lượng nước mưa này nếu không được khơi thông dẫn dòng sẽ gây ngập úng và
nguy cơ sạt lở đất đá gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động xây dựng và sinh hoạt của công
nhân.

2). Đánh giá tác động do nước thải sinh hoạt

Trong giai đoạn vận hành, với nhu cầu hoạt động tối đa 100% công suất của Dự án có
thể ước tính được lượng nước thải sinh hoạt phát sinh và các tác động như sau:

Khi Dự án đi vào hoạt động, nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động vệ sinh
của cán bộ, công nhân (30 người) làm việc tại KCN, lưu lượng nước thải sinh hoạt phát
sinh khoảng 3,6m3/ngày.đêm.

Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS),
chất hữu cơ (BOD5), chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) và các vi sinh vật gây bệnh. Theo
hệ số ô nhiễm áp dụng Tiêu chuẩn 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình
bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet khi
chưa qua xử lý như sau:

Bảng 3.23. Các thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Hệ số ô nhiễm Tải lượng Nồng độ QCVN


Stt Thông số (g/người/ngày) (kg/ngày) (mg/l) 14:2008/BTNMT
(1) (2) (3) (Cột B, k = 1) (4)
1 BOD5 65 1,95 542 60
2 TSS 60 – 65 1,8 500 120
3 Amoni 8 0,24 67 12
4 Tổng P 3,3 0,099 28 12
5 Clorua 10 0,3 83 -
Chất hoạt động
6 2 – 2,5 0,06 17 12
bề mặt
7 Coliforms 106 – 109 104 – 107 5. 106 – 5.109

Ghi chú:
– (1): Tiêu chuẩn 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu
chuẩn thiết kế.
– (2): Tải lượng = (Hệ số ô nhiễm x số người) ÷ 1.000.
– (3): Nồng độ = (Tải lượng ÷ Q) x 1000.
– (4): QCVN 14:2008/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét: Với kết quả tính toán như bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt khi không
được xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt rất nhiều lần so với QCVN

134
14:2008/BTNMT, cột B. Do đó nếu không thu gom và xử lý thích hợp thì sẽ gây ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường không khí, môi trường đất và mạch nước ngầm tầng
nông trong khu vực.

3). Tác động từ nước thải sản xuất từ các doanh nghiệp

Nước thải công nghiệp từ quá trình sản xuất của các nhà máy thuộc khu công nghiệp chứa
các chất ô nhiễm gây khó khăn cho công tác xử lý. Theo tính toán tại Chương 1, nhu cầu
cấp nước của dự án, lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất các nhà máy khoảng 50
m3/ha/ngày, tương đương khoảng 3.140 m3/ngày. Trong KCN có 4 nhóm ngành nghề hoạt
động đó là Chế biến lương thực – thực phẩm, Cơ khí chế tạo máy, Điện tử - công nghệ
thông tin và Hoá chất. Với thành phần các ngành nghề đầu tư vào KCN như trên, nước thải
phát sinh từ hoạt động sản xuất của khu công nghiệp có những thành phần, tính chất như
sau:
+ Nước thải phát sinh từ các nhà máy chế biến lương thực – thực phẩm có chứa các thành
phần ô nhiễm đặc trưng đó là các chất hữu cơ, chất rắn lơ lững, hàm lượng Nitơ và
Photpho,…
+ Nước thải phát sinh từ các nhà máy Cơ khí chế tạo máy có chứa các thành phần ô
nhiễm đặc trưng là dầu mỡ động thực vật, chất hoạt đồng bề mặt và đặc biệt là kim loại
nặng.
+ Các nhà máy Điện tử - công nghệ thông tin hầu như không phát sinh nước thải trong
suốt quá trình sản suất.
+ Đối với nhóm ngành nghề hóa chất, các chất ô nhiễm trong nước thải bao gồm các chất
ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, độ màu trong nước hay các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và
một số kim loại nặng…
– Nước thải sinh hoạt của công nhân ở các nhà máy. Thành phần chủ yếu là các chất
hữu cơ, chất rắn lơ lững, mỡ động thực vật, vi khuẩn gây bệnh.
– Nước mưa chảy tràn cuốn trôi đất cát từ mặt đất. Tuy nhiên, nước mưa được xem là sạch
và không cần xử lý.

Nhìn chung nước thải công nghiệp phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp rất đa dạng, phụ
thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể. Trong đó bao gồm nước
giải nhiệt, nước thải vệ sinh thiết bị và nhà xưởng… Các nguồn phát sinh trên gây tác động
lớn, dài hạn tuy nhiên khi có các biện pháp giảm thiểu tốt sẽ giảm được hậu quả của các
tác động. Do vậy các nhà máy thành viên đầu tư vào KCN cần phải có đánh giá cụ thể
để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp trước khi đấu nối về hệ thống XLNT tập trung
của KCN Lê Minh Xuân mở rộng do Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh
doanh nhà Khang Phúc làm Chủ đầu tư.

(2). Đánh giá tác động do khí thải, bụi

Trong giai đoạn vận hành KCN, các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí chủ
yếu từ các hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Khí thải từ các nguồn đốt
nhiên liệu của các loại máy móc, thiết bị trong KCN như nồi hơi, lò hơi… có sử dụng nhiên
liệu đốt là than, xăng, dầu DO, dầu FO với các thành phần ô nhiễm chính là: bụi, SO 2, NO2,
CO, THC… Các loại khí thải từ dây chuyền công nghệ sản xuất của từng loại công nghệ

135
như khí thải có chứa NH3, Cl2, CO, CO2, bụi, SO2, NO2, HF,… và các chất hữu cơ bay
hơi(Công ty không sử dụng máy phát điện cho Trạm XLNT KCN).

Theo qui hoạch, KCN Lê Minh Xuân mở rộng có các loại hình công nghiệp, sản xuất như
sau:
+ Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
+ Cơ khí chế tạo máy
+ Điện tử - công nghệ thông tin
+ Hóa chất

Để cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất, các loại hình nhà máy, xí nghiệp trên sẽ
sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau.
+ Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm sử dụng các nhiên liệu đốt để cấp nhiệt
cho quá trình nấu, hấp, sấy …
+ Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất khác sử dụng các nhiên liệu đốt cho lò hơi …
+ Dựa trên thực tế sử dụng nhiên liệu hiện nay của Việt Nam, có thể dự tính và phân
loại các nhiên liệu sử dụng cho nhà máy, xí nghiệp của KCN mở rộng Lê Minh Xuân sẽ
là:
+ Đối với nhiên liệu là dầu DO, FO: Khi đốt cháy sinh ra các chất ô nhiễm không khí
chủ yếu là khí SO2, NO2, CO, SO3, CH, bụi.
+ Đối với nhiên liệu là than đá: Khi đốt cháy sinh ra các chất ô nhiễm không khí chủ
yếu là bụi, CO, CO2, SO2, NO2, H2S.
+ Đối với nhiên liệu là gas : Khi đốt cháy sinh ra các chất ô nhiễm không khí chủ yếu là
SO2, NO2, CO, Aldehyt và các chất hữu cơ, bụi.

Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí của nhà máy, xí nghiệp sản
xuất công nghiệp như sau:

Bảng 3.24. Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Stt Các ngành sản xuất Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí
1 Chế biến lương thực, Bụi, mùi hôi và các loại khí thải từ lò đốt nhiên liệu.
thực phẩm
2 Hóa chất Mùi hôi hóa chất, các loại khí axit, bụi, …
3 Cơ khí chế tạo máy Khói hàn, bụi kim loại, hơi dung môi hữu cơ, bụi sơn, …
4 Điện tử Bụi khói, dung môi, hợp chất hữu cơ bay hơi, chất tẩy, …
Nguồn: Đinh Xuân Thắng, Giáo trình ô nhiễm không khí, NXB Đại học Quốc gia, 2009

Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, các nhà máy, xí nghiệp đều sẽ phải lắp đặt, vận hành
các hệ thống xử lý khí thải tại từng nhá máy, xí nghiệp đạt QCVN 06: 2009/BTNMT quy
định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung
quanh và QCVN 05: 2013/BTNMT quy định chất lượng môi trường không khí xung
quanh.

Bảng 3.25. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung
quanh

136
theo QCVN 06: 2009/BTNMT
Đơn vị: (μg/m3)

137
Công thức Thời gian Nồng độ cho
Stt Thông số
hóa học trung bình phép
Các chất vô cơ
1 Asen (hợp chất, tính theo As 1 giờ 0,03
As) Năm 0,005
2 Asen hydrua (Asin) AsH3 1 giờ 0,3
Năm 0,05
3 Axit clohydric HCl 24 giờ 60
4 Axit nitric HNO3 1 giờ 400
24 giờ 150
5 Axit sunfuric H2SO4 1 giờ 300
24 giờ 50
Năm 3
6 Bụi có chứa ôxít silic > 1 giờ 150
50% 24 giờ - 50
7 Bụi chứa amiăng Mg3Si2O3(OH) - 1 sợi/m3
Chrysotil
8 Cadimi (khói gồm ôxit và Cd 1 giờ 0,4
kim loại – theo Cd) 8 giờ 0,2
Năm 0,005
9 Clo Cl2 1 giờ 100
24 giờ 30
10 Crom VI (hợp chất, tính Cr+6 1 giờ 0,007
theo Cr) 24 giờ 0,003
Năm 0,002
11 Hydroflorua HF 1 giờ 20
24 giờ 5
Năm 1
12 Hydrocyanua HCN 1 giờ 10
13 Mangan và hợp chất (tính Mn/MnO2 1 giờ 10
theo MnO2) 24 giờ 8
Năm 0,15
14 Niken (kim loại và hợp Ni 24 giờ 1
chất, tính theo Ni)
15 Thủy ngân (kim loại và Hg 24 giờ 0,3
hợp chất, tính theo Hg)
Các chất hữu cơ
16 Acrolein CH2=CHCHO 1 giờ 50
17 Acrylonitril CH2=CHCN 24 giờ 45
Năm 22,5
18 Anilin C6H5NH2 1 giờ 50
24 giờ 30
19 Axit acrylic C2H3COOH Năm 54
20 Benzen C6H6 1 giờ 22
Năm 10
21 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 1 giờ KPH
22 Cloroform CHCl3 24 giờ 16

138
Công thức Thời gian Nồng độ cho
Stt Thông số
hóa học trung bình phép
Năm 0,04
23 Hydrocabon CnHm 1 giờ 5000
24 giờ 1500
24 Fomaldehyt HCHO 1 giờ 20
25 Naphtalen C10H8 8 giờ 500
24 giờ 120
26 Phenol C6H5OH 1 giờ 10
27 Tetracloetylen C2Cl4 24 giờ 100
28 Vinyl clorua CICH=CH2 24 giờ 26
Các chất gây mùi khó chịu
29 Amoniac NH3 1 giờ 200
30 Acetaldehyt CH3CHO 1 giờ 45
Năm 30
31 Axit propionic CH3CH2COOH 8 giờ 300
32 Hydrosunfua H2S 1 giờ 42
33 Methyl mecarptan CH3SH 1 giờ 50
24 giờ 20
34 Styren C6H5CH=CH2 24 giờ 260
Năm 190
35 Toluen C6H5CH3 Một lần tối đa 1000
1 giờ 500
Năm 190
36 Xylen C6H4(CH3)2 1 giờ 1000
Chú thích: KPH: không phát hiện
Nguồn: QCVN 06: 2009/BTNMT
Bảng 3.26. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh theo QCVN
05: 2013/BTNMT
Đơn vị: (μg/m3)
Trung Trung Trung Trung bình
Stt Thông số
bình 1 bình 3 bình 24 năm
giờ giờ giờ
1 SO2 350 - 125 50
2 CO 30000 10000 5000 -
3 NOx 200 - 100 40
4 O3 180 120 80 -
5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140
6 Bụi ≤ 10 μm (PM10) - - 150 50
7 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: Dấu (-) là không quy
định
Nguồn: QCVN 05: 2013/BTNMT

Khi KCN mở rộng đi vào hoạt động, để đảm bảo cho việc đi lại của công nhân và việc
lưu thông hàng hóa, dự kiến sẽ có một lưu lượng lớn các phương tiện giao thông chủ
yếu là xe ô tô ra – vào KCN: xe chở công nhân; xe vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu.

139
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng
và dầu Diezel sẽ thải vào môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm như
Bụi, NO2, SO2, CO, CxHy, …

Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ, lưu
lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe qua lại và số lượng nhiên liệu tiêu thụ. Sử dụng
hệ số ô nhiễm do cơ quan bảo vệ môi trường (USEPA) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
thiết lập để xác định tải lượng chất ô nhiễm.

Bảng 3.27. Hệ số ô nhiễm của xe ô tô sử dụng xăng(Định mức cho 1km)


Chất ô Hệ số ô nhiễm (g/km)
nhiễm Động cơ <1400cc Động cơ 1400-2000cc Động cơ >2000cc
Bụi 0,07 0,07 0,07
SO2 1,9S 2,22S 2,74S
NO2 1,64 1,87 2,25
CO 45,6 45,6 45,6
VOC 3,86 3,86 3,86
Nguồn: WHO, 1993
Ghi chú: S: là hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng dầu (%)

Bảng 3.28. Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường


Định mức cho 1km
Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe
Chất ô (kg/1000km)
nhiễm Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 tấn – 16 tấn
Đường Đường cao
Trong Tp Ngoài Tp Trong Tp Ngoài Tp
cao tốc tốc
Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9
SO2 1,16 S 0,84 S 1,3 S 4,29 S 4,15 S 4,15 S
NO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44
CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9
VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8
Nguồn: WHO, 1993
Ghi chú:
– Trung bình một ô tô khi tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào không khí: 219 kg CO + 11,3
kg NOx + 0,4 kg Aldehyt + 33,2 kg HC + 0,9 kg SO2;
– S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu (%).

Tải lượng các chất ô nhiễm từ khói thải của các loại xe lưu thông trong KCN được tính
toán dựa theo các hệ số ô nhiễm môi trường trong các bảng trên cho 2 loại xe chính là
xe đưa đón công nhân và xe vận chuyển hàng hóa được trình bày như sau:

Bảng 3.29. Hệ số ô nhiễm của các loại xe lưu thông trong KCN
Cự ly Hệ số ô nhiễm (kg/1000 km)
Stt Loại xe Bụi SO2 NO2 CO
(km/ngày)

140
1 Xe vận chuyển
0,9 4,29S 1,18 6,0
hàng hóa
2 Xe đưa đón công
0,07 1,16S 0,7 1,0
nhân
Nguồn: WHO, 1993
Mức độ các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông cũng góp phần làm gia tăng mức độ
ô nhiễm môi trường không khí khu vực. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu bằng nhiều biện
pháp.

(3). Tác động do chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường, chất thải nguy hại

(a). Tác động do chất thải rắn sinh hoạt

Trong giai đoạn đi vào hoạt động, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp trong KCN. Căn cứ Quyết định 781/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng TL 1/500 KCN Lê Minh Xuân mở rộng, định mức phát sinh chất thải rắn
trong giai đoạn hoạt động là 0,5 tấn/ha/ngày. Tổng lượng rác thải tương đương 55 tấn/ngày.

Bảng 3.30. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt


Stt Thành phần % Khối lượng ướt
1 Rác thực phẩm 73,22
2 Giấy 3,44
3 Carton 0
4 Nhựa cứng 0,30
5 Túi nilon 5,53
6 Vải 3,30
7 Cao su mềm 1,65
8 Cao su cứng 0
9 Da 0
10 Gỗ 0,52
11 Thuỷ tinh 0,07
12 Lon đồ hộp 0
13 Sắt 0,82
14 Kim loại khác 0
15 Sành sứ 1,50
16 Xà bần tro 9,35
17 Pin 0,15
Tổng cộng 100
Nguồn: Trung tâm Centema, 2005.
Theo WHO 1993, chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20% chất khối lượng chất thải sinh
hoạt vào khoảng 11 tấn/ngày. Thành phần chất thải nguy hại chủ yếu gồm: Bao bì chứa
thành phần nguy hại, giẻ lau, găng tay dính thành phần nguy hại, dầu nhớt, hóa chất
thải, bóng đèn huỳnh quang, pin ắc quy chì thải, bùn từ trạm xử lý nước thải,….

Khối lượng lớn chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý đúng quy định sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường của KCN, gây mất mỹ quan KCN, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của công nhân trong các nhà máy, người dân sống xung quanh dự án.

141
142
(b). Tác động do chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong khu
công nghiệp. Thành phần chất thải rắn phụ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản xuất.

Các nhà máy đầu tư vào KCN đều có công nghệ hiện đại nên phần lớn là chất thải rắn công
nghiệp thông thường. Chủ yếu là loại CTR có khả năng tái sử dụng của ngành sản xuất
công nghiệp thứ cấp. Với tiêu chuẩn tính là 0,5 tấn/ha/ngày.đêm, tổng lượng chất thải
rắn công nghiệp của KCN phát sinh khoảng 31 tấn/ngày.đêm.

(c). Tác động do chất thải nguy hại

Thành phần và khối lượng phát sinh: Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành
KCN gồm dầu mỡ rơi vãi, dầu thải, giẻ lau dính dầu mỡ trong quá trình sửa chữa khi tàu
ngoài khơi được thu gom về.

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại:


– Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: từ quá trình bảo trì, bảo dưỡng các
thiết bị kỹ thuật của Dự án như máy máy biến áp, máy bơm, các phương tiện tại KCN,
dầu rơi vãi rò rỉ từ tàu,…;
– Mực in, hộp mực in, mực quá hạn sử dụng, bo mạch điện tử từ hoạt động của văn phòng
điều hành Dự án;
– Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại, pin hết công năng sử dụng thải ra từ
hoạt động của các phòng nội bộ, các phòng hội nghị;
– Váng dầu mỡ từ hệ bể tách dầu, bùn thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung và
các bể tự hoại.

Ước tính thành phần và lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành của
Dự án như sau:

Bảng 3.31. Danh mục chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành
Trạng Khối lượng
Stt Tên chất thải thái tồn (dự báo) Mã CTNH
tại kg/ năm
Bóng đèn huỳnh quang thải có chứa thuỷ
1 Rắn 10 16 01 06
ngân
2 Pin, ắcquy Rắn 5 19 06 01
3 Giẻ lau,vải, găng tay dính dầu Rắn 40 18 02 01
4 Hộp mực in thải có thành phần nguy hại Rắn 5 08 02 04
Các loại dầu mỡ thải từ quá trình bảo trì
5 Lỏng 220 16 01 08
máy móc, thiết bị tại KCN…
18 01 01
6 Bao bì thải Rắn 50 18 01 02
18 01 03
Tổng cộng 330

143
Nguồn: Chủ dự án cung cấp, 2022

Đánh giá tác động: Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành của Dự án
chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, làm ngộ độc, dễ
ăn mòn,...) và có thể tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức
khỏe người lao động tại khu vực Dự án. Chất thải nguy hại thường có đặc tính là tồn tại lâu
trong môi trường và khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học trong các nguồn nước
nếu không được thu gom xử lý.

3.2.1.2. Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải

(1). Tác động do tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phát sinh chủ yếu từ các máy móc và phương tiện vận chuyển trong
quá trình vận hành.

Như vậy, tiếng ồn, độ rung sinh ra do các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và máy móc
thiết bị là nguồn gây tác động đến môi trường khu vực trong giai đoạn vận hành.Tuy nhiên
việc vận chuyển tiến hành vào những khoảng thời gian theo quy định, các máy móc,
thiết bị tại nhà máy hoạt động sẽ có các biện pháp giảm tiếng ồn, rung động nhằm hạn
chế ảnh hưởng đến người dân xung quanh

(2). Đánh giá tác động về kinh tế - xã hội khu vực

1). Tác động tích cực

Dự án có các tác động đáng kể đến kinh tế - xã hội như sau:


– Mang lại nguồn thu hàng năm cho Nhà nước từ các khoản như phí trọng tải, phí thủ
tục, thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, trong khu vực và cả nước;
– Tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương;
– Thúc đẩy các hoạt động thương mại - dịch vụ có liên quan.

2). Tác động tiêu cực

Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế, xã hội thì việc xây dựng KCN cũng sẽ gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực, mâu thuẫn xã hội như:
– Các phương tiện giao thông ra vào KCN sẽ làm tăng mật độ giao thông đẫn đến việc
ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của các KCN lân cận.
Bên cạnh đó sẽ dẫn đến sự xuống cấp nhanh hơn của hệ thống giao thông đường bộ khu
vực lân cận;
– Khi triển khai Dự án ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động các khu lân cận. Các ảnh
hưởng có thể là: dừng vận hành, ảnh hưởng đến sản xuất, lưu thông hàng hóa,…
– Gia tăng dân số cơ học trong khu vực;

144
– Có khả năng gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong việc ổn định văn hoá và trật tự an
ninh tại khu vực Dự án.

3.2.1.3. Đánh giá tác động do các sự cố

Trong giai đoạn vận hành, các sự cố có thể xảy ra bao gồm:

(1). Tai nạn giao thông

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của các CSSX ra vào KCN hoạt động
của các phương tiện giao thông của CVCNV làm việc trong KCN sẽ làm gia tăng cao
mật độ giao thông tại khu vực, gây cản trở giao thông, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao
thông gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân trong vùng và làm giảm chất lượng
đường sá trong khu vực.

(2). Tác động do sự cố rò rỉ nhiên liệu, hóa chất

Sự cố rò rỉ nhiên liệu dạng lỏng hay khí khi xảy ra sẽ gây ra những tác hại lớn (nhất là
rò rỉ các hợp chất dạng khí như gas trong quá trình nấu nướng) như gây độc cho con
người, động thực vật, gây cháy, nổ... Các sự cố loại này có thể dẫn tới thiệt hại lớn về
kinh tế - xã hội cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lực lượng cán bộ, công nhân
viên, khách hàng vãng lai, dân cư trong dự án và người dân xung quanh khu vực dự án.

Nguyên nhân chính dẫn đến các sự cố do rò rỉ nguyên nhiên liệu chủ yếu là từ hệ thống các
bình gas của khu công trình công cộng, khu căn hộ. Khí gas có thể bị rò rỉ là do sự bất
cẩn của con người như quên khóa gas, hoặc cũng có thể là do hệ thống ống dẫn gas bị
hở.

Tuy nhiên, khả năng xảy ra sự cố do rò rỉ nguyên nhiên liệu ở dự án này là rất thấp.
Nhưng cũng cần phải có các hệ thống phòng chống cháy nổ cho các khu công trình công
cộng, các căn hộ và các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống đường ống dẫn gas của
khu vực dự án.

(3). Tác động do sự cố cháy nổ

Theo phân tích cho thấy: sự cố môi trường nguy hiểm nhất trong giai đoạn hoạt động
của dự án đó là cháy. Nguyên nhân thường gây ra cháy là do bất cẩn trong việc thực
hiện các biện pháp an toàn cháy nổ, sự cố chập điện hoặc do sét đánh. Dự án sẽ áp dụng
các biện pháp phòng chống cháy ngay từ khi bắt đầu xây dựng đến việc thực hiện nội
quy PCCC theo đúng quy định của Nhà nước khi Dự án vào hoạt động nhằm đảm bảo
an toàn cho tài sản và tính mạng con người.

Sự cố cháy hoặc nổ khi xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế – xã hội và làm ô nhiễm cả
3 hệ sinh thái đất, nước, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, nó còn đe dọa đến
tính mạng và tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải nghiêm khắc hơn trong vấn đề
thực hiện PCCC ở các hộ gia đình, khu thương mại dịch vụ và các khu vực khác của dự
án.

(4). Sự cố đối trạm xử lý nước thải tập trung

145
– Khi trạm xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động có thể xảy ra các sự cố làm ảnh
hưởng đến môi trường như sau:
– Hiện tượng nổi bùn, mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung do lượng
bùn lắng tại các bể lắng bùn quá nhiều mà chưa được xử lý kịp thời.
– Tình trạng hư hỏng máy móc, thiết bị đột ngột nhưng không có máy móc, thiết bị
thay thế kịp thời làm cho việc xử lý nước thải bị đình trệ gây ô nhiễm môi trường.

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp
giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường

3.2.2.1. Đối với công trình xử lý nước thải

(1). Đối với nước thải sinh hoạt

Chủ dự án tiến hành xây dựng bể tự hoại 3 ngăn tại các khu dịch vụ, hành chính vàyêu
cầu các công ty, xí nghiệp, nhà máy trước khi đi vào hoạt động phải xây dựng bể tự hoại 3
ngăn để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của công nhân. Sau đó lượng nước này được
thoát ra hệ thống cống thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu
công nghiệp.

(2). Đối với nước thải sản xuất

Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của KCN Lê Minh Xuân được tính bằng
80% lượng nước cấp, tương đương 8.000m3/ngày đêm.

Chủ dự án tiến hành xây dựng Hệ thống thu gom nước thải bên ngoài nhà máy để thu
gom nước thải đã qua xử lý của từng nhà máy trong KCN đạt tiêu chuẩn đấu nối do
KCN đề ra như sau:

Bảng 3.32. Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Lê Minh Xuân mở rộng đối với các
doanh nghiệp/ cơ sở trong KCN

Tiêu chuẩn tiếp nhận


TT Thông số Đơn vị
nước thải của KCN
1 Nhiệt độ 0
C < 45
2 pH - <= 5-9
3 Mùi - Không khó chịu
4 Độ màu (Co-Pt ở pH = 7) - 200
5 BOD5 (200C) mg/l 100
6 COD mg/l 400
7 TSS mg/l 200
8 Asen mg/l 0,5
9 Thủy Ngân mg/l 0,01
10 Chì mg/l 1
11 Cadimi mg/l 0,5
12 Crom (IV) mg/l 0,5
13 Crom (III) mg/l 2

146
14 Đồng mg/l 5
15 Kẽm mg/l 5
16 Niken mg/l 1
17 Mangan mg/l 5
18 Sắt mg/l 10
19 Thiếc mg/l 5
20 Xianua mg/l 0,2
21 Phenol mg/l 1
22 Dầu mỡ khoáng mg/l 10
23 Dầu mỡ động thực vật mg/l 30
24 Clo dư mg/l 5
25 PCB mg/l Không tiếp nhận
26 Sunfua mg/l 1
27 Florua mg/l 15
28 Clorua mg/l 1000
29 Amoni (Tính theo Nito) mg/l 15
30 Tổng Nito mg/l 50
31 Tổng Photpho mg/l 8
32 Coliform MPN/100ml 100.000
Nguồn: Báo cáo thuyết minh Dự án, 2022

Sau khi được thu gom đưa về 02 khu xử lý nước thải tập trung có tổng công suất
8.000m3/ngày đêm (gồm 2 đơn nguyên 4.000m3/ngày đêm) của KCN,nước thải được xử
lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

Hệ thống thu gom nước thải tách được bố trí xây dựng riêng biệt với hệ thống thoát
nước mưa của KCN, và được thu gom thông qua hệ thống cống ngầm.

Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN được xây dựng mới gồm 02 đơn nguyên như sau:
+ Giai đoạn 1: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000m3/ngày đêm trong khuôn
viên của Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện hữu. Nước thải sau xử lý
đạtQCVN 40:2011/BTNMT,cột B thoát ra kênh C16.
+ Giai đoạn 2: Xây mới một đơn nguyên công suất 4.000m 3/ngày đêm tạiLô N1phía Bắc
khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng. Nước thải sau xử lý đạt QCVN
40:2011/BTNMT, cột B thoát ra kênh số 4.

(a). Quy hoạch mạng lưới thoát nước thải:


– Nguyên tắc chung:Hệ thống thu gom nước thải bao gồm hai mạng lưới (hai mạng
lưới được phân chia bởi kênh 5):
+ Mạng lưới 1: đảm nhận thu nước thải cho toàn bộ phần diện tích phía Tây Nam của
kênh 5 với diện tích khoảng 33,47 hecta và 4,67 hecta diện tích đất công trình dịch vụ.
Nước thải của khu vực này sẽ được dẫn tự chảy tập trung về trạm bơm nước thải ngay
góc đường N12B và đường D7A, sau đó đấu nối về hệ thống xử lý nước thải công suất
4.000m3/ngày đêm được xây mới, đặt tại khu đất còn trống trong khuôn viên Nhà máy
xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân hiện hữu.

147
+ Mạng lưới 2: phần còn lại của dự án (phía Đông Bắc); thiết kế hệ thống cống tự chảy
đi qua tất cả các lô đất nhà máy trong khu vực và tự chảy về trạm xử lý nước thải công suất
4.000m3/ngày đêm được xây mới đặt tại Lô N1 phía Bắc của dự án (góc đường D8A và
N8B).
– Độ sâu đặt cống ban đầu là 0,8 m tính từ mặt đất hoàn thiện đến đỉnh cống.
– Các thông số để tính toán thủy lực mạng lưới đường cống thoát nước thải:
+ Đường kính cống nhỏ nhất d = 300 mm
+ Độ dốc nhỏ nhất: imin = 1/d (d là đường kính cống tính bằng mm).
+ Độ dốc lớn nhất: imaxlấy theo độ dốc đường mà cống đi qua.
+ Vận tốc lớn nhất : vmax = 3 m/s.
+ Vật liệu cống: Sử dụng hệ thống cống ngầm, bao gồm các tuyến cống tròn uPVC D300,
D400, D500 phân bố dọc theo các tuyến công vụ giữa 2 lô đất nhà máy và ống uPVC D160
bơm Nước thải từ trạm bơm về trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp Lê Minh
Xuân mở rộng.
+ Trên tuyến bố trí các giếng thu nước hai bên đường, khoảng cách bố trí theo tiêu chuẩn
quy phạm : 20-40 m/giếng.

(b). Trạm xử lý nước thải :

Tổng lưu lượng nước thải: 8.000 m3/ngày đêm:


– Giai đoạn 1: Xây dựng 01 trạm xử lý, công suất: 4.000 m3/ngày đêm(đầu tư mới) tại
Nhà máy xử lý nước thải thuộc Khu công nghiệp Lê Minh Xuân hiện hữu (khu đất liền kề).
– Giai đoạn 2: Xây dựng 01 trạm xử lý, công suất: 4.000 m 3/ngày đêmđặt tại lô N1 phía
Bắc khu công nghiệp.

Diện tích Trạm xử lý nước thải tập trung khoảng 0,46ha. Hệ thống thu gom bên ngoài
nhà máy là hệ thống thu gom nước thải đã qua xử lý của từng nhà máy để đưa về khu xử
lý tập trung, làm sạch theo giới hạn cột B, quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT trước khi
thải ra môi trường.

Sơ đồ quy trình công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung – Giai đoạn 1, công suất
4.000m3/ngày đêm

148
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ trạm xử lý nước thải – giai đoạn 1

149
+ Sơ đồ quy trình công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung – Giai đoạn 2, công suất
4.000m3/ngày đêm

NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO


GHI CHÚ
MÁY TÁCH RÁC TỰ ĐỘNG
Đường bơm
Đường tự chảy
BỂ THU GOM
Đường hóa chất
BỂ TÁCH DẦU MỠ Đường bùn
Đường khí
Máy thổi khí BỂ ĐIỀU HÒA

Hóa chất keo BỂ KEO TỤ MÁY ÉP BÙN


tụ

Hóa chất tạo BỂ TẠO BÔNG BỂ NÉN BÙN


bông

BỂ LẮNG 1 BỂ THU BÙN LẮNG 1

Dòng BỂ SINH HỌC THIẾU Bùn Tuần hoàn


Nitrat KHÍ ANOXIC
tuần
hoàn Bùn
Máy thổi khí BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ Bùn Tuần hoàn dư
AEROTANK

BỂ LẮNG 2 BỂ THU BÙN LẮNG 2

Hóa chất khử


trùng BỂ KHỬ TRÙNG

Nguồn tiếp nhận Kênh số 4

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình công nghệ trạm xử lý nước thải - giai đoạn 2

150
Ghi chú: 02 trạm xử lý nước thải có cùng quy trình xử lý giống nhau, công suất cho mỗi
trạm là 4.000m3/ngày đêm.

Thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ 02 trạm xử lý nước thải tập trung như sau:
– Hố thu gom – lắng cát: Nước thải từ các nhà máy của khu công nghiệp được xử lý
sơ bộ đạt yêu cầu đầu vào của KCN, rồi tập trung về trạm xử lý nước thải. Trước khi
vào bể thu gom, nước thải được tách rác thô nhờ song chắn rác thô có kích thước khe
lược 10mm đặt trong bể thu gom. Từ bể gom, nước thải được bơm chìm bơm lên thiết bị
lựơc rác tinh đặt trên bể tách dầu nhằm loại bỏ toàn bộ cặn rắn có kích thước >=1 mm.
Cát tại bể thu gom định kỳ bơm về sân phơi cát.
– Bể tách dầu – cặn lắng: Bể tách dầu được thiết kế để tách các tạp chất nổi, dầu mỡ
nhờ vào thiết bị tách dầu và lắng cát xuống đáy bể, phần dầu nổi được hệ thống thanh
gạt thu gom và thải bỏ, cát dưới đáy bể định kỳ bơm thải bỏ ra ngoài.
– Bể điều hòa: Nước sau tách dầu sẽ tự chảy vào bể điều hòa. Bể điều hòa có chức
năng điều hòa lưu lượng và thành phần (SS, BOD, COD…) của nước thải. Bể điều hòa
được bố trí hệ thống đĩa phân phối khí nhằm bổ sung ôxy, tạo sự xáo trộn nước thải tránh
hiện tượng lắng cặn trong bể này và giảm phát sinh mùi hôi. Nước trong bể điều hòa sẽ
được bơm chìm bơm sang bể khuấy trộn điều chỉnh pH, tạo môi trường pH thích hợp
cho quá trình keo tụ bằng cách châm kiềm và axit. Ở đây có gắn 1 điện cực pH để kiểm
soát tốt lượng kiềm và axit châm vào bể để điều chỉnh pH về giá trị thích hợp. trên
đường ống vào bể điều chỉnh pH có gắn đồng hồ đo lưu lượng để đo lưu lượng bơm đi
xử lý.
– Bể keo tụ: Nước thải tiếp tục chảy sang bể phản ứng, đồng thời bơm định lượng hóa
chất phèn châm vào nước thải với liều lượng thích hợp để tạo ra các bông keo tụ. Môtơ
khuấy trộn với tốc độ tương đối nhanh 120 vòng/phút để hóa chất được phân tán đều
trong bể và làm tăng số lần va chạm giữa các hạt keo nhỏ, làm tăng khả năng tạo các
bông keo có kích thước lớn hơn, dễ lắng. Nước thải tiếp tục chảy sang bể tạo bông.
– Bể tạo bông: Tại bể tạo bông, hóa chất polymer được châm vào nước thải với liều lượng
thích hợp, tốc độ khuấy trộn của máy khuấy phải đặt một cách thích hợp khoảng 30
vòng/phút để không làm vỡ bông mà cần phải để bông keo tụ tiếp xúc tốt với nhau.
– Bể lắng 1: Các bông bùn chảy vào ống trung tâm của bể lắng hóa lý, bể lắng hóa lý
có tác dụng là tạo ra môi trường tĩnh cho các bông keo lắng xuống dưới đáy bể, nước
phân phối từ dưới đi lên trên, các bông cặn nặng lắng xuống lại đáy bể, bùn lắng ở đáy
bể sẽ được gom về rốn bể nhờ thanh gạt bùn, bùn dưới đáy bể lắng hóa lý tự chảy sang
bể chứa bùn hóa lý, tại đây được bơm định kỳ về bể phân hủy bùn, nước trong tràn vào
máng thu chảy sang bể Anoxic.
– Bể Anoxic: Tại bể Anoxic quá trình xử lý sinh học thiếu khí diễn ra nhờ quần thể các
vi sinh vật thiếu khí và tuỳ tiện như Psedomonas, Zoogloea, Nitrobacter, Nitrosomonas.
Trong đó vai trò của vi sinh trong môi trường thiếu khí sẽ xử lý Nitơ có trong nước thải.
Hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ dễ phân huỷ được sử dụng để duy trì sự sống của vi
khuẩn. Máy khuấy trộn chìm đảm bảo nước trong bể được xáo trộn liên tục đồng thời
tạo môi trường thiếu khí để vi sinh vật tham gia vào quá trình khử nitơ trong nước thải.
Quá trình nitrate hóa xảy ra ở bể hiếu khí nhờ lượng khí cấp vào trong bể. Các sản phẩm
của quá trình nitrate hóa theo dòng tuần hoàn về bể thiếu khí và tham gia vào quá trình
khử nitrate dưới điều kiện thiếu khí.

151
Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P
thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau. Trong môi trường thiếu Oxi, các loại vi khuẩn
này sẻ khử Nitrat Denitrificans sẽ tách oxi của Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo
chuỗi chuyển hóa
NO3- →NO2- → N2O →N2↑

Khí Nito phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là Nito đã được
xử lý.

Quá trình Photphorit hóa. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn
Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có
chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.

Tại bể Anoxic được châm dinh dưỡng vào (nếu thiếu) để cung cấp dinh dưỡng cho quá
trình xử lý sinh học hiếu khí. Nước thải chảy sang bể sinh học hiếu khí
– Bể Aerotank: Bể sinh học hiếu khí Aerotank là công trình đơn vị quyết định hiệu
quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải là những
chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở
dạng lơ lửng là các vi sinh hiếu khí. Chúng sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ
thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 cấp vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các
chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải
xuống mức thấp nhất.

Ngoài ra, để đảm bảo hàm lượng oxy cũng như chất dinh dưỡng luôn đủ cho vi sinh vật
tồn tại, phát triển - oxy sẽ được cấp liên tục vào bể 24/24 (nồng độ ôxy hòa tan trong nước
thải ra khỏi bể lắng không được nhỏ hơn 2mg/l) còn dinh dưỡng sẽ được cấp định kỳ
(nếu thiếu chất dinh dưỡng). Nước sau khi ra khỏi bể này, hàm lượng COD và BOD
giảm 80- 95%.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải bao gồm các giai đoạn sau:

− Oxy hóa các chất hữu cơ:


Enzym
CxHyOz + O2 → CO2 + H2O + H
− Tổng hợp tế bào mới
CxHyOz + NH3 + O2 → CO2 + H2O + C5H7NO2 + H
− Phân hủy nội bào:
C5H7NO2 + 5O2→ Enzym
5CO2 + H2O + NH3H

Tốc độ sử dụng ôxy hòa tan trong bể xử lý sinh học hiếu khí phụ thuộc vào:
+ Tỷ số giữa lượng thức ăn (chất hữu cơ có trong nước thải) và lượng vi sinh vật: F/M,
+ Nhiệt độ,
+ Tốc độ sinh trưởng và hoạt độ sinh lý của vi sinh vật,
+ Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất,

152
+ Số lượng các chất cấu tạo tế bào,
+ Hàm lượng ôxy hòa tan.

Nhóm vi sinh vật tồn tại trong hệ thống xử lý: Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter,
Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacteriumand, vi khuẩn nitrate hóa:
Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, là một số nhóm vi khuẩn sợi: Sphaerotilus,
Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, and Geotrichum cũng tồn tại đồng thời.

Nước sau khi ra khỏi bể Aerotank sẽ tự chảy theo sự chênh lệch áp sang bể lắng. Nước
thải từ cuối bể Aerotank được bơm tuần hoàn lại đầu bể Anoxic để xử lý Nitơ.
– Bể lắng 2: Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ
trước khi đến các công trình xử lý tiếp theo. Vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách
bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bể lắng được thiết kế theo kiểu lắng ly tâm, tại đây
nước được phân phối vào bể qua ống lắng trung tâm nhằm phân phối nước thải đều trên
toàn bộ diện tích bề mặt ở đáy ống trung tâm. Ống lắng trung tâm được thiết kế sao cho
nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong bể chậm nhất (ở trạng thái
tĩnh), khi đó các bông bùn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng
nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng và tập trung vào hố thu cặn. Bùn chảy sang
bể chứa bùn trung gian. Tại đây, bùn sẽ được bơm bùn đặt chìm dưới đáy bể bơm tuần
hoàn về bể Anoxic để duy trì nồng độ vi sinh hiếu khí trong bể và lượng bùn dư được
bơm sang bể nén bùn.
– Bể khử trùng: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng
103 – 105 vi khuẩn trong 1ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải
không phải tất cả là vi trùng gây bệnh nhưng để bảo đảm an toàn thì nước phải được khử
trùng để xử lý triệt để các thành phần vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Bể được thiết
kế theo kiểu vách ngăn. Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng chảy rối do cấu tạo
vách ngăn của bể - hóa chất Chlorine có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ
tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình
trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.

Nước thải sau xử lýđạt quy chuẩn cột B, QCVN 40:2011/BTNMT được xả thải ra môi
trường.
– Bể nén bùn – Máy ép bùn: Dùng để chứa bùn từ bể lắng hóa lý và bùn dư bể lắng hiếu
khí

Quá trìnhxử lý sinh học sẽ làm gia tăng liên tục lượng bùn vi sinh trong bể sinh học.
Đồng thời lượng bùn ban đầu sau thời gian sinh trưởng phát triển sẽ giảm khả năng xử
lý chất ô nhiễm trong nước thải và chết đi. Lượng bùn này còn gọi là bùn dư và được
đưa về bể nén bùn.

Tại bể nén bùn, sau một thời gian nén cố định để gia tăng nồng độ và cô đặc, bùn sẽ
được đưa vào máy ép bùn để tiến hành tách nước làm giảm độ ẩm và thể tích của bùn để
thuận tiện cho quá trình xử lý bùn. Bùn khô sau khi ép tách nước được thu gom – vận
chuyển đi xử lý đúng nơi quy định.

Nước dư phát sinh từ bể nén bùn và máy ép bùn được đưa về bể thu gom tiếp tục xử lý.

153
Mỗi giai đoạn, chủ dự án thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải công suất
4.000m3/ngàyvới các thông số kỹ thuật như sau:

Bảng 3.33. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải, công suất 4.000m3/ngày

STT Hạng mục Kích thước Thông số kỹ thuật


L x W x H: 1.2 x 0.85 x 0.6 Cấu tạo: Inox 304
1 Máy tách rác tự động
m SUS Xuất xứ: G7
L x W x H: 10 x 10 x Quy cách: BTCT, @250,
2 Hố thu gom
7m Thời gian lưu: 30ph #10, dày 200mm
L x W x H: 6 x 10 x Quy cách: BTCT, @250,
3 Bể tách dầu mỡ
4m Thời gian lưu: #10, dày 200mm
40ph
L x W x H: 40 x 20 x Quy cách: BTCT, @250,
4 Bể điều hòa
5m Thời gian lưu: 12h #10, dày 200mm
L x W x H: 4 x 8 x Quy cách: BTCT, @250,
5 Bể keo tụ
4m Thời gian #10, dày 200mm
lưu:30ph
L x W x H: 4 x 12 x 4m Quy cách: BTCT, @250,
6 Bể tạo bông
Thời gian lưu: 60h #10, dày 200mm
L x W x H: 4 x 12 x Quy cách: BTCT, @250,
7 Bể lắng 1
4m Thời gian lưu:60h #10, dày 200mm
L x W x H: 8 x 35 x Quy cách: BTCT, @250,
8 Bể Anoxic
4m Thời gian lưu: 6h #10, dày 200mm
L x W x H: 8 x 40 x 4m Quy cách: BTCT, @250,
9 Bể Aerotank
Thời gian lưu: 10h #10, dày 200mm
L x W x H: 8 x 8 x Quy cách: BTCT, @250,
10 Bể lắng 2
4m Thời gian lưu: 1h #10, dày 200mm
L x W x H: 4 x 8 x Quy cách: BTCT, @250,
11 Bể khử trùng
4m Thời gian lưu: #10, dày 200mm
30ph
Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở của Dự án, 2022

(c). Hệ thống quan trắc, giám sát nước thải tự động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật bảo vệ môi trường 2020 và Khoản 1 Điều 97
Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Dự án phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục.

Chủ dự án sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động sau khi nghiệm thu
trạm xử lý nước thải tập trung. Các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục quy định
tại Cột 3 Phụ lục XXVIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Kết quả quan
trắc tự động sẽ được đấu nối về Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM để theo dõi và
quản lý. Các thiết bị quan trắc online sẽ được Chủ dự án định kỳ hiệu chuẩn theo quy định.

3.2.2.2. Đối với công trình xử lý bụi, khí thải

(1). Cải thiện điều kiện vi khí hậu


– Thực hiện chống nóng bằng các vật liệu cách nhiệt tại khu công trình giáo dục.

154
– Đảm bảo điều kiện thông thoáng bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào (tối thiểu chiếm
20% diện tích tường nhà). Diện tích cây xanh và mặt nước phải đảm bảo thông thoáng,
cải thiện không khí.
– Bố trí các khu chức năng hợp lý phải tính tới khả năng thông gió tổng thể mà vẫn
đảm bảo mỹ quan toàn khu.
– Khu vực đường nội bộ phải thường xuyên làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm
giảm bụi vừa giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường.
– Các khu đất trống, nhà vệ sinh công cộng sẽ luôn được dọn dẹp, phun thuốc diệt
muỗi, khử mùi hàng ngày.
– Để tránh mùi phát sinh, xung quanh trạm XLNT tập trung được bố trí cây xanh bao bọc.
Ngoài ra Chủ dự án còn sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi phát sinh
từ trạm.
(2). Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông
– Giáo dục ý thức người dân phải tuân thủ các quy định luật giao thông nhằm tránh ùn tắc,
an toàn khi di chuyển.
– Phương tiện giao thông đường bộ áp dụng tiêu chuẩn Euro 3, đến 1/2017 áp dụng
tiêu chuẩn Euro 4.
– Khu vực đường nội bộ phải thường xuyên làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm
giảm bụi vừa giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường, sửa chữa ngay các tuyến đường khi phát
hiện hư hỏng.
– Định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra xe.
– Giảm số lượng xe cá nhân thay bằng phương tiện công cộng, loại bỏ những xe quá
cũ. Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
– Khuyến khích sử dụng tường rào bằng tổ hợp các loại cây xanh giảm ô nhiễm bụi, tiếng
ồn

3.2.2.3. Đối với công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

(1). Chất thải rắn sinh hoạt


– Rác thải phát sinh từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong KCN được thu gom bởi
các nhân viên của công ty và lưu chứa tại khu chứa rác thải của từng công ty, nhà máy,
xí nghiệp. Các công ty, nhà máy, xí nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có
chức năng đến thu gom và xử lý đúng quy định.
– Chủ dự án bố trí đội thu gom, định kỳ mỗi ngày 2 lần đi thu gom lượng chất thải rắn
phát sinh tại các khu vực công cộng của KCN đem về lưu trữ tại điểm tập trung rác của
KCN.
– Điểm tập trung chất thải dự kiến đặt tại khu vực phía Bắc dự án, với diện tích khoảng
200m2 tại Lô N1, gần trạm XLNT tập trung. Tại đây, nhân viên vệ sinh sẽ tiến hành phân
loại lần nữa. Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy
định.

(2). Chất thải rắn nguy hại


– CTNH phát sinh từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong KCN được thu gom bởi các
155
nhân viên của công ty và lưu chứa tại khu chứa CTNH của từng công ty, nhà máy, xí

156
nghiệp. Các công ty, nhà máy, xí nghiệp có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có chức
năng đến thu gom và xử lý đúng quy định.
– Đối với CTNH phát sinh từ các khu vực dịch vụ, công cộng của KCN được thu gom
và chứa trong nhà lưu trữ chất thải nguy hại.Chủ đầu tư tiến hành xây dựng nhà chứa chất
thải nguy hại với diện tích khoảng 100m2 tại Lô N1, gần trạm XLNTTT. Nơi này đồng
thời sẽ là nơi thu gom và lưu trữ chất thải nguy hại từ quá trình xử lý nước thải như bao
bì dính hóa chất, bóng đèn huỳnh quang, bùn thải,....Các CTNH được đóng gói, bảo
quản theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu
cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường.
– CTNH được dán nhãn bao gồm các thông tin như: Tên CTNH, mã CTNH theo danh
mục CTNH, tên và địa chỉ của chủ nguồn thải, mô tả về các nguy cơ do chất thải có thể
gây ra, có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6707 – 2000 về “Chất
thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”, ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.
Thời gian lưu trữ chất thải nguy hại theo quy định khoảng 7 – 15 ngày
– Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
theo đúng quy định. CTNH phát sinh từ hoạt động của Nhà máy được quản lý đúng theo
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý Chất thải và phế
liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

(3). Bùn từ hệ thống xử lý nước thải

Dây chuyền công nghệ xử lý bùn dự kiến:

Bùn thải từ các bể lắng → Bể chứa bùn → Bể nén bùn → Máy ép bùn → Nhà lưu chứa
bùn → Thu gom và xử lý theo quy định.

Toàn bộ lượng bùn thải sau máy ép bùn được lưu chứa bên trong khu vực đặt máy ép
bùn với diện tích khoảng 50m2, được xây dựng trong khuôn viên nhà máy XLNT tập
trung và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.

3.2.2.4. Biên pháp khác

(1). Nước mưa chảy tràn

Dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát, gom nước mưa riêng biệt. Nước mưa sẽ được tách
rác có kích thước lớn bằng các song chắn rác đặt trên hệ thống mương dẫn nước, sau đó
được thải ra hệ thống thoát nước mưa của dự án.

(2). Giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải
– Trồng cây xanh cách ly xung quanh trạm xử lý nước thải, giảm thiểu phát tán mùi
hôi, thường xuyên vệ sinh song chăn rác, kho chứa bùn thải sau khi ép đảm bảo kín, thu
gom định kỳ theo đúng quy định không để lâu gây phát sinh mùi hôi;
– Các hóa chất xử lý nước thải như: bột khử trùng Clorin, bột keo tụ tạo bông PAC,..
cần được đóng gói cẩn thận, tránh phát tán ra ngoài không khí. Đồng thời thao tác thực
hiện

157
châm hóa chất cần đúng quy trình và trình tự hướng dẫn vận hành nhằm tránh rơi vãi và
phát sinh bụi, mùi,
– Cần túc trực vận hành kiểm soát nước thải tại HTXL NTTT nhằm tránh sự cố xảy ra
gây yếm khí phát sinh các mùi khó chịu.

(3). Cải thiện môi trường không khí chung

Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm :
– Vệ sinh đường nội bộ sạch sẽ nhằm làm giảm bụi
– Để cải thiện điều kiện vi khí hậu trong các khu nhà ở và tạo cảnh quan môi trường chung,
trong khu vực Dự án sẽ xây dựng công viên và trồng cây xanh tạo cảnh quan thoáng
mát. Ngoài ra, còn có cây xanh xen lẫn trong khu dân cư dạng nhà vườn, biệt thự. Các
loại cây xanh bóng mát, có tán lá rộng 5-10m sẽ được chủ đầu tư quan tâm phát triển.
– Sửa chữa ngay các tuyến đường nội bộ ngay khi phát hiện thấy hư hỏng.
– Khuyến khích các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong KCN sử dụng chất đốt sạch như
gas, điện thay thế cho các loại chất đốt rẻ tiền gây ô nhiễm.

(4). Giảm thiểu tiếng ồn, rung


– Bố trí các loại cây xanh bóng mát, vừa tạo cảnh quan vừa cách tiếng ồn;
– Điều tiết mật độ giao thông, quy định vận tốc lưu thông của các phương tiện trong
nội bộ khu công nghiệp để giảm tiếng ồn.
– Khi áp dụng triệt để các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí được trình bày ở
trên có tác dụng khá hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn đối với các khu vực thi công
xây dựng. Ngoài ra, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn được thực hiện gồm:
– Kiểm soát tiếng ồn lan truyền: định kỳ kiểm tra sự lan truyền tiếng ồn phát sinh từ
hoạt động của các trang thiết bị, máy móc tham gia các hoạt động thi công Dự án theo
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
– Quy định thời gian thi công và kiểm soát mức ồn từ hoạt động của phương tiện vận
chuyển, máy móc thiết bị thi công: không chở vượt quá khối lượng, tắt máy khi không cần
thiết...
– Lựa chọn máy móc, thiết bị có mức ồn thấp và lắp đặt các thiết bị giảm ồn cho các
thiết bị, máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, máy nén khí...
– Thực hiện các quy phạm thi công: chỉ vận hành các thiết bị được bảo dưỡng tốt ngay
ngoài hiện trường, bảo trì thiết bị trong suốt thời gian thi công, tắt những máy móc hoạt
động gián đoạn khi không cần thiết để giảm mức ồn tích lũy ở mức thấp nhất. Thông
qua các hoạt động giám sát, theo dõi mức ồn tới các đối tượng nhạy cảm, chủ Dự án sẽ
tiếp tục điều chỉnh để có những lựa chọn phù hợp nhằm đạt được mức ồn tại những khu
dân cư và văn phòng theo quy chuẩn.
– Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi
kim loại, đệm đàn hồi kim loại, đệm đàn hồi cao su... được lắp giữa máy và bệ máy.
Đồng thời cần định kỳ kiểm tra hoặc thay thế loại thiết bị được lắp cố định trên máy và
được xem như

158
là một bộ phận hoặc chi tiết của máy như: ghế lái giảm rung, tay nắm cách rung; có loại
lại luôn luôn độc lập và nằm ngoài máy như sàn cách rung, tay kẹp giảm rung...
– Những hoạt động thi công cần thiết được hạn chế mức rung trong giai đoạn thi công
Dự án chủ yếu bao gồm các hoạt động thi công đóng cọc, khoan phá bê tông... trong giai
đoạn thi công Dự án.

(5). Giảm thiểu tác động đến xã hội


– Kết hợp với Công an địa phương đề ra biện pháp an ninh trật tự trong khu vực.
– Xây dựng các đội dân phòng tự quản nhằm kết hợp với công an giữ gìn an toàn trật tự
trong khu vực
– Đề ra các nội quy về trật tự an ninh trong khu phố, xây dựng nếp sống văn hóa mới,
bài trừ tội phạm, ma tuý, các sản phẩm văn hóa đồ trụy, mê tín dị đoan tại khu vực.

(6). Giảm thiểu tác động do phương tiện giao thông


– Lắp đặt các biển báo quy định vận tốc tối đa cho các phương tiện giao thông. Tuyên
truyền các ảnh hưởng của tai nạn giao thông đối với đời sống con người, vận động
người dân trong khu vực thực hiện nếp sống văn minh.
– Điều tiết các phương tiện vận tải ra vào Dự án hợp lý, chở đúng trọng tải;
– Tuyên truyền, hướng dẫn cho các lái xe vận tải thực hiện tốt luật an toàn giao thông;
– Kiểm tra định kỳ, bảo trì các thông số kỹ thuật của phương tiện theo đúng yêu cầu
đăng kiểm.

3.2.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

(1). Phòng ngừa sự cố từ trạm xử lý nước thải


– Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình hoạt động đã được thiết lập cho hệ thống xử lý nước
thải.
– Trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị dự phòng như máy bơm, máy khuấy, máy
châm hóa chất…để thay thế kịp thời khi sự cố xảy ra
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy móc, sữa chữa kịp thời những
hỏng hóc, duy tu bảo dưỡng định kỳ.
– Hỗ trợ huấn luyện nâng cao kỹ năng cho công nhân vận hành trạm XLNT tập trung
KCN Lê Minh Xuân mở rộng.
– Xây dựng bể thu gom dự phòng trường hợp hệ thống XLNT tập trung gặp sự cố
– Đường ống công nghệ, hệ thống điện động lực và điều khiển của từng hạng mục
được thiết kế độc lập, đảm bảo khi tiến hành tháo lắp, sửa chữa thiết bị hư hỏng không
làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác
– Thực hiện quan trắc định kỳ lưu lượng và chất lượng nước thải cho hệ thống xử lý nước
thải.
– Định kỳ tiến hành công tác nạo vét các hố ga thoát nước thải.

159
– Bể điều hòa, bể thu gom hệ thống xử lý với dung tích dư để có thể chứa lượng nước
thải đổ về tăng đột biến.

(2). Phòng ngừa sự cố vỡ đường ống cấp thoát nước

Không xây dựng các công trình trên tuyến đường ống nước, thường xuyên kiểm tra và bảo
trì các mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo an toàn và đạt độ bền
của tất cả các tuyến ống.

(3). Phòng chống sự cố cháy nổ và biện pháp giải quyết tình huống
– Trong quá trình xây dựng và thiết kế thi công các hạng mục công trình của dự án,
Công tác phòng chống chảy nổ được thiết kế theo quy chuẩn xây dựng số 682/BXD-CSXD
ngày 14/12/1996 và tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2622-1995 của Bộ xây dựng. Ngoài ra,
Dự án còn áp dụng các biện pháp phòng chống cháy sau:
– Dự án sẽ được trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước và một số trang thiết bị
phòng cháy khác tại các khu vực nhà điều hành, dịch vụ,công trình công cộng.
– Bố trí các trụ nước chữa cháy theo mạng lưới cấp nước dọc theo các đường giao
thông, các giao lộ với khoảng cách 150m giữa hai họng chữa cháy. Nước dành cho
PCCC lấy từ nguồn hệ thống cấp nước của dự án.
– Dựa vào hệ thống cấp nước chính của khu Dự án bố trí 09 trụ chữa cháy:
+ Khoảng cách tối thiểu giữa họng và nhà điều hành, dịch vụ,…là 5m.
+ Khoảng cách tối đa giữa họng và mép đường là 0,5m.
+ Họng bố trí trên vỉa hè.
+ Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào KCN phải thực hiện theo quy chế của KCN và
quy định pháp luật PCCC hiện hành.
– Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng biệt, tách rời khỏi các công trình
khác nhằm dễ dàng sửa chữa, chống chập mạch cháy, nổ.
– Đặt các biển cảnh báo dễ cháy, yêu cầu các hộ dân cư tuân thủ các quy định về PCCC.
Nguyên tắc thiết kế PCCC:
+ Thiết kế PCCC dựa trên các quy phạm của Nhà nước và theo phương châm “Phòng
hỏa là chính, kết hợp phòng và cứu hỏa”. Để tăng cường khả năng chữa cháy tại Dự án,
hệ thống PCCC kết hợp nhiều biện pháp như phun nước, phun bọt, phun khí, và các
dụng cụ cầm tay.
Phương pháp dập tắt đám cháy và phòng chống ngộ độc:
+ Sử dụng hóa chất khô, hơi nước, bình bọt CO2. Vòi phun nước có thể được sử dụng để
dập tắt lửa cháy xung quanh và làm mát những bồn chứa. Các dụng cụ và phương tiện chữa
cháy sẽ được trang bị theo yêu cầu của Công an PCCC địa phương theo đúng các tiêu
chuẩn và quy phạm sử dụng trong thiết kế gồm có: Quy phạm PCCC trong thiết kế xây
dựng. Quy phạm PCCC bằng phun nước tự động. Quy phạm lắp đặt bình cứu hỏa công
trình. Quy phạm thiết kế hệ thống cứu hỏa bằng chất khí.
+ Sự cố cháy nổ có thể phóng thích nhiều hơi khí độc. Để phòng tránh ngộ độc khi
chữa cháy người tham gia nên mang mặt nạ NIOSH, trang bị khẩu trang, mặt đồ bảo hộ.

160
Phương pháp giải quyết tình huống khí xảy ra cháy
– Báo động toàn bộ cơ sở, cử người gọi điện thoại đến PCCC chuyên nghiệp số 114.
– Cúp điện toàn dự án
– Gọi điện thoại báo chính quyền địa phương như Công An, Quân Đội đến để phối
hợp chữa cháy.
– Thông tin về tình hình cháy, chữa cháy cho Trưởng Ban PCCC, lãnh đạo cơ sở và chỉ
huy chữa cháy biết để có hướng chỉ đạo.
– Tổ chức chữa cháy bằng các loại phương tiện chữa cháy tại chỗ đã được trang bị để
dập lửa và chống cháy lan ra xung quanh và cùng phối hợp tổ chức cứu chữa với lực
lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
– Nếu có người bị nạn phải tổ chức sơ cấp cứu và đưa đi bệnh viện gần nhất.
– Tổ chức sơ tán người ra khỏi khu vực cháy, tập trung về khu vực an toàn
– Di chuyển tài sản hàng hóa trong khu vực cháy và khu vực lân cận có nguy cơ bị
cháy lan ra nơi an toàn.
– Tổ chức khắc phục, xử lý ô nhiễm, vệ sinh môi trường

(4). Biện pháp giảm thiểu sự cố sét đánh

1). Hệ thống nối đất

Hệ thống nối đất là một lưới tạo bởi các dây (hoặc thanh) tiếp đất và cọc tiếp đất liên kết
với nhau với các bước dây của lưới không lớn hơn 6m, được chôn sâu khoảng 0,8m so
với độ cao san nền nhà máy. Vật liệu cho lưới nối đất có thể là đồng hay thép mạ kẽm.

Thông số của hệ thống tiếp địa được xác định trên cơ sở tính toán độ bền nhiệt – cơ,
điện áp tiếp xúc, điện áp bước theo IEEE 80 – 1986 và trị số tiếp địa của hệ thống không
được lớn hơn 10 Ohm theo Quy định Việt Nam.

2). Hệ thống chống sét

Một hệ thống các kim thu sét và dây chống sét sẽ bảo vệ sét đánh trực tiếp cho các kết
cấu công trình và thiết bị. Việc bố trí và kích thước của hệ thống này sẽ được tính toán
để đạt được phạm vi bảo vệ cần thiết và các yêu cầu khác của nhà máy. Đối tượng bảo
vệ chống sét đánh bao gồm toà nhà văn phòng, nhà xưởng sản xuất, kho chứa nguy
hiểm...

Hệ thống thu sét sẽ được liên kết với hệ thống nối đất của nhà máy.

Các biện pháp phòng chống, ứng cứu sự cố được xây dựng dựa trên thực tế vận hành
của nhà máy nên mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao. Mức độ quan tâm và ý thức
chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp là yếu tố quyết định đến hiệu quả của các
phương án này.

161
3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án được trình bày theo bảng
dưới đây.

Bảng 3.34. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án
Stt Các công trình, biện pháp
BVMT
I Giai đoạn thi công, xây dựng
Che bạt các phương tiện vận chuyển, bảo dưỡng xe vận chuyển, thay mới các
1
thiết bị cũ, hư hỏng phun nước mặt bằng xây dựng, dọn dẹp vệ sinh khu vực
2 Thùng chứa chất thải rắn, chất thải sinh hoạt
3 Trang bị bảo hộ cho công nhân thi công, lắp đặt biển cảnh báo
II Giai đoạn vận hành
1 Hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải của toàn khu vực KCN
2 Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn
3 Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 8000 m3/ngày
4 Khu lưu chứa rác thải sinh hoạt tạm thời diện tích 250 m2
5 Kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường diện tích 600 m2
6 Kho chứa CTNH diện tích 100 m2

3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết
bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục

Thời gian cụ thể thực hiện công đoạn xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử
lý chất thải của Dự án được hoạch định theo bảng mô tả dưới đây.

Bảng 3.35. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử
lý chất thải của Dự án
Stt Hạng mục Thời gian thực hiện
1 Hệ thống thoát nước mưa, nước thải 05 tháng
2 Hệ thống xử lý nước thải 10 tháng
3 Khu lưu chứa chất thải 02 tháng

3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

3.3.3.1. Vai trò trách nhiệm của nhà thầu thi công
– Nhà thầu thi công sẽ đề xuất với Chủ dự án xem xét phê chuẩn bản kế hoạch về bảo
vệ môi trường, các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường trong suốt quá trình
thi công. Các biện pháp này sẽ được thực hiện khi nhà thầu thi công trúng thầu;
– Các nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm soạn thảo các Chương trình quan trắc môi
trường trình Chủ dự án xem xét phê duyệt và thực hiện nếu trúng thầu. Nhà thầu có
trách nhiệm báo cáo Chủ dự án các kết quả thực hiện quan trắc trong suốt quá trình xây
dựng;

162
– Trong trường hợp có những ảnh hưởng bất ngờ tới môi trường, nhà thầu phải kịp thời
thông báo với Chủ dự án để tiếp nhận các chỉ dẫn và có những hành động giảm thiểu
thích hợp;
– Kế hoạch quản lý môi trường được đệ trình sẽ được xem xét lại nếu có những sự thay
đổi về mặt pháp lý hoặc điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể tại hiện trường.

3.3.3.2. Vai trò trách nhiệm của Chủ dự án

Trong các quá trình thực hiện Dự án, Chủ dự án chịu trách nhiệm về những vấn đề môi
trường của Dự án và báo cáo với cơ quan quản lý môi trường là Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức nhân sự: Chủ dự án tuyển dụng những cán bộ có chuyên môn để thành lập bộ
phận môi trường. Bộ phận có nhiệm vụ quản lý những vấn đề môi trường phát sinh và
an toàn lao động cho Dự án. Nhân sự gồm có cán bộ chuyên trách về an toàn lao động,
cán bộ chuyên trách về môi trường (xử lý các vấn đề liên quan như nước thải, rác
thải…).

Quản lý chất thải:


– Bao gồm cả chất thải nguy hại: lượng rác thải sinh hoạt, nguy hại,...phát sinh trong
quá trình xây dựng và hoạt động của KCN đều được thu gom về nhà chứa chất thải rắn
của KCN và thuê các cơ quan có chức năng xử lý theo đúng quy định.
– Bộ phận quản lý môi trường sẽ lập sổ theo dõi lượng rác thải phát sinh, những biện pháp
xử lý, các đơn vị dịch vụ được thuê xử lý... đảm bảo không để ảnh hưởng đến môi
trường và chịu trách nhiệm thông báo đến Cảnh sát môi trường, Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh khi cần thiết.

Xử lý nước thải:
– Thường xuyên kiểm soát quá trình hoạt động của hệ thống quản lý và xử lý nước thải.
– Các số liệu dữ liệu thống kê sẽ được lưu trữ và thông báo đến Sở Tài nguyên Môi trường
TP.HCM khi cần thiết.

Phòng ngừa và ứng cứu sự cố:


– Những sự cố môi trường có thể xảy ra trên tuyến vận chuyển là sóng gió gây tai nạn
tàu, va chạm giữa các tàu thuyền qua lại gây ra hiện tượng cháy nổ, tràn dầu. Ngoài ra,
quá trình vận hành KCN cũng có thể gây ra những sự cố như cháy nổ, rò rỉ nguyên vật
liệu;
– Bên cạnh các công tác PCCC, trang bị phương tiện quây dầu và lập phương án ứng cứu
sự cố, Chủ Dự án thường xuyên liên lạc với Trung tâm ứng phó sự cố khu vực để được tập
huấn và ứng phó kịp thời khi sự cố tràn dầu xảy ra;
– Khi có sự cố xảy ra, Chủ Dự án sẽ trực tiếp báo cáo với Sở tài nguyên môi trường
Tỉnh và Cảnh sát Môi trường phụ trách.

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO

163
Báo cáo được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT nên đã nhận dạng, định lượng và đưa ra các kết quả đánh giá cụ
thể cho từng đối tượng (bao gồm quy mô, mức độ tác động của các nguồn gây tác động
chủ yếu, các nguồn tạo nên nguy cơ tích lũy tiềm ẩn) đối với môi trường tại khu vực. Do
đó báo cáo đã đảm bảo mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá.

Trong quá trình đánh giá, nhóm tác giả thực hiện đã áp dụng nhiều phương pháp đánh
giá nhằm mô phỏng một cách tốt nhất các quá trình có thể xảy ra khi Dự án triển khai
nhằm dự báo trước các tác động có thể xảy ra trong giai đoạn thi công, xây dựng và khi
Dự án đi vào vận hành để đề xuất các công trình giảm thiểu và biện pháp khắc phục phù
hợp.

Các phương pháp áp dụng để dự báo các tác động đến môi trường bao gồm các phương
pháp sau:
– Phương pháp đánh giá nhanh.
– Phương pháp so sánh.
– Phương pháp tham vấn cộng đồng.
– Phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp danh mục kiểm tra,
phương pháp kế thừa.

Các phương pháp áp dụng để dự báo ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình hoạt
động của Dự án đều là các phương pháp phổ biến, đang được sử dụng rộng rãi trong quá
trình ĐTM hiện nay tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Công cụ đánh giá tác động môi trường là các phương pháp được trình bày và đánh giá ở
trên. Kết quả đánh giá là tin cậy, do đó việc đánh giá tác động và mức độ tác động Dự
án đến môi trường đối với từng giai đoạn là thực tế.

Bảng 3.36. Nhận xét về mức độ chi tiết và tin cậy của đánh giá
Hoạt động
Tác động Nhận xét về các đánh giá
gây ô
nhiễm
I. Giai đoạn xây dựng
– Công thức sử dụng là công thức thực nghiệm có độ
tin cậy cao được sử dụng rộng rãi.
– Tính toán dựa vào khối lượng vật liệu, thời gian thi
công, số lượng máy móc thi công.
Hoạt động vận – Khuyết điểm: thực tế tải lượng chất ô nhiễm phụ
chuyển nguyên thuộc nhiều vào chế độ vận hành của máy móc, thiết bị,
Bụi/khí thải
vật liệu, thi công xe cộ như: khởi động nhanh, chậm hay dừng lại.
xây dựng Dự án Thực tế khối lượng nguyên vật liệu vận chuyển không
đều và đúng như dự kiến.
– Tính toán phạm vi phát tán các chất ô nhiễm trong
không khí phụ thuộc vào yếu tố khí tượng tại mỗi

164
thời điểm. Các thông số thu thập được có giá trị trung
bình
năm nên kết quả chỉ có giá trị trung bình năm.

165
Hoạt động
Tác động Nhận xét về các đánh giá
gây ô
nhiễm
– Do vậy các sai số trong tính toán so với thời điểm
bất kỳ trong thực tế là không tránh khỏi.
– Công thức sử dụng là công thức thực nghiệm có độ
tin cậy cao, được sử dụng rộng rãi.
– Tính toán tiếng ồn dựa vào các nghiên cứu khảo
sát tiếng ồn trong quá trình xây dựng của GS.TS.
Phạm Ngọc Đăng, Trần Ngọc Chấn.
– Khuyết điểm: mức ồn chung phụ thuộc rất nhiều vào
Thi công của mức ồn của từng chiếc xe, lưu lượng xe, thành phần xe,
Tiếng ồn
máy móc đặc điểm đường và địa hình xung quanh,...
– Mức ồn dòng xe lại thường không ổn định (thay
đổi rất nhanh theo thời gian), vì vậy người ta thường
dùng trị số mức ồn tương đương trung bình tích phân
trong một khoảng thời gian để đặc trưng cho mức ồn
của dòng xe và đo lường mức ồn của dòng xe cũng phải
dùng máy đo tiếng ồn tích phân trung bình mới xác
định được.
– Về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt căn cứ vào nhu
cầu sử dụng của cá nhân và tải lượng ô nhiễm trung
bình tham khảo từ Wastewater Engineering.
Treatment, Disposal, Reuse. Do vậy kết quả tính toán
Sinh hoạt của sẽ có sai số xảy ra do nhu cầu của từng cá nhân trong
Nước thải
công nhân xây sinh hoạt là rất khác nhau.
dựng – Về phạm vi tác động: để tính toán phạm vi ảnh
hưởng do các chất ô nhiễm cần xác định rõ rất nhiều
các thông số về nguồn tiếp nhận. Do thiếu các thông tin
này nên việc xác định phạm vi ảnh hưởng chỉ mang tính
tương đối.
– Việc tính toán được dựa vào số lượng công nhân, các
số liệu thực tế mà Chủ Dự án dự kiến cho xây dựng
Sinh hoạt của Dự án.
Chất thải rắn
công nhân xây
– Lượng chất thải rắn phát sinh được tính ước lượng
dựng
thông qua định mức phát thải trung bình nên so với thực
tế không thể tránh khỏi các sai khác.
– Việc tính toán được dựa vào số lượng máy móc, thiết
bị dự kiến xây dựng Dự án.
Chất thải
Hoạt động thi công
nguy hại – Lượng chất thải nguy hại phát sinh được tính ước
lượng trung bình nên nên so với thực tế không thể tránh
khỏi các sai khác.

166
Hoạt động
Tác động Nhận xét về các đánh giá
gây ô
nhiễm

Giao thông trong – Phân tích và đánh giá khá chi tiết dựa trên khảo sát
khu vực. thực địa chi tiết cụ thể. Các ý kiến của cộng đồng và địa
Tài nguyên sinh phương cho phép điều chỉnh nhận xét sát thực hơn.
Tác động khác học. – Phân tích này còn dựa trên kinh nghiệm của các
Kinh tế - xã hội. Dự án tương tự ở địa phương khác và dựa trên các số
Trật tự an ninh liệu thống kê của nhiều nguồn đáng tin cậy.
tại địa phương.
– Kết quả đánh giá đáng tin cậy.
II. Giai đoạn vận hành
Hoạt động vận
chuyển nguyên
– Tính toán dựa vào số lượng phương tiện vận chuyển,
vật liệu, sản phẩm
máy móc thiết bị sử dụng tại nhà máy; hệ số phát thải
và hoạt động sản
trên định mức nguyên liệu
xuất của nhà máy
Bụi/khí thải
Hoạt động lò đốt – Khuyết điểm: thực tế tải lượng chất ô nhiễm phụ
chất thải thuộc nhiều vào chế độ vận hành của phương tiện vận
Mùi hôi từ việc chuyển, máy móc, thiết bị, xe cộ như: khởi động nhanh,
lưu chứa chất thải chậm hay dừng lại.
rắn sinh hoạt
Kết quả được đánh giá trên số liệu thực tế của các dự
Nước thải Sinh hoạt của án tương tự. Do đó, Số liệu này có thể chưa chính xác
sinh hoạt công nhân vì phụ thuộc vào nhu cầu lao động từng thời điểm của
Nhà máy.
Việc tính toán được dựa vào số lượng công nhân thực
tế được sử dụng cho quá trình hoạt động của Nhà
Chất thải rắn Hoạt động của
máy. Khối lượng chất thải rắn sản xuất được tính toán
thông thường Nhà máy
dựa trên nguồn, đặc tính nhiên liệu và công nghệ
nên kết
quá tính toán tương đối chính xác và đáng tin cậy.
Chất thải nguy hại
thu gom trong – Việc tính toán được dựa vào báo cáo nghiên cứu của
chất thải sinh hoạt chuyên gia và số lượng phương tiện trong Nhà máy.
Chất thải
Chất thải nguy hại
nguy hại – Lượng chất thải nguy hại phát sinh được tính ước
từ thiết bị, máy
lượng trung bình và tham khảo nghiên cứu nên so với
móc hoạt động
thực tế không thể tránh khỏi các sai khác.
trong nhà máy
Phát triển kinh tế – Phân tích và đánh giá khá chi tiết dựa trên các công
Kinh tế
- xã hội tại địa trình thực tế.
- xã
phương Kết quả đánh giá tin cậy.
hội

167
CHƯƠNG 4
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN

Để đảm bảo quá trình xây dựng các hạng mục công trình cũng như giai đoạn hoạt động của
Dự án không gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, KT-XH của địa phương,
mặt khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp khống chế, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong suốt thời gian hoạt động của Dự án. Chủ Dự án xây dựng chương trình
quản lý môi trường như sau:

Giai đoạn thi công, xây dựng các công trình của Dự án: Trong quá trình xây dựng KCN,
mọi hoạt động xây dựng hay ăn ở của công nhân đều có khả năng gây ô nhiễm môi
trường nếu như không chấp hành đúng các biện pháp đề ra. Chính vì vậy, để thực hiện tốt và
giám sát việc thực hiện theo các biện pháp đã đề ra, chủ Dự án sẽ giao trách nhiệm cho
cán bộ có nhiệm vụ quản lý thi công trong công trường, đồng thời hướng dẫn, nhắc nhở thực
hiện các nội quy, quy định về bảo vệ môi trường cho toàn bộ công nhân.

Giai đoạn đi vào hoạt động của Dự án: Sau khi KCN đi vào hoạt động, Chủ Dự án sẽ bố
trí cán bộ đảm nhiệm thực hiện quản lý các vấn đề môi trường cho Dự án như:
– Quản lý việc lưu trữ, thu gom và xử lý CTR và CTNH;
– Quán lý việc thu gom xử lý nước mưa, nước thải sản xuất;
– Quản lý các vấn đề về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ

Tổ chức phối hợp quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo
cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, thực
hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trong quá trình hoạt động cán bộ chuyên trách về môi trường sẽ đưa ra những giải pháp
và kiến nghị với Ban lãnh đạo kịp thời giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh hoặc
những tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của Dự án.

Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp dưới dạng bảng như sau

168
Chương trình quản lý môi trường được tổng hợp dưới dạng bảng như sau:

Bảng 4.1. Chương trình quản lý môi trường của Dự


án
Thời gian
Các giai Các hoạt động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp bảo
thực hiện và
đoạn của dự án trường vệ môi trường
hoàn thành
dự án
– Ô nhiễm bụi:
+ Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn
bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn)
+ Vệ sinh các phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu trước khi ra khỏi khu vực dự án.
Hoạt động phát quang, + Các xe vận chuyển nguyên vật liệu được che kín
dọn thực bì; vận không để rơi vãi vật liệu ra môi trường xung quanh.
chuyển nguyên vật – Ô nhiễm khí thải:
Ô nhiễm không khí do Hàng ngày trong
Thi công, liệu, hoạt động của
bụi, khí thải và tiếng + Không sử dụng xe, máy thi công quá cũ do lượng suốt quá trình thi
xây dựng máy móc thiết bị thi
ồn phát sinh khí thải sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Áp dụng công
công xây dựng các
các biện pháp thi công hiện đại, cơ giới hóa, hoạt
hạng mục công trình
động và tối ưu hoá các quá trình thi công. Các xe
của dự án
vận chuyển
phải có giấy phép của cục đăng kiểm Việt Nam
+ Đối với các phương tiện vận chuyển nguyên,
nhiên, vật liệu có trọng tải lớn phải có kế hoạch và biện
pháp tổ chức xe vào ra hợp lý, không được phép gây
ùn tắc, gây ô nhiễm không khí do khí thải giao
thông.
– Tiếng ồn:

169
Thời gian
Các giai Các hoạt động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp bảo
thực hiện và
đoạn của dự án trường vệ môi trường
hoàn thành
dự án
+ Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong
khu vực đang thi công (Trong khu vực công trường
không quá 5 km/h)
+ Không sử dụng các máy móc thi công đã quá cũ
bởi vì chúng sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn rất lớn.
+ Tiến hành thu gom nước thải từ các hố thi công;
nước rửa phương tiện và nước mưa chảy tràn, dẫn
vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác,
hố ga lắng cặn bẩn tạm thời trên công trường trước
Ô nhiễm môi trường khi thải ra môi trường.
nước do nước thải + Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh trên công
sinh hoạt; nước thải trường xây dựng sẽ được thu gom bằng cách lắp đặt
Hàng ngày trong
thi công; nước rửa nhà vệ sinh di động tại khu vực công trường và khu lán
suốt quá trình thi
Hoạt động thi công xây phương tiện thi công, trại công nhân sau đó nước thải sinh hoạt được thuê
công
dựng các hạng mục phương tiện vận đơn vị dịch vụ hút đi xử lý theo đúng quy định.
công trình của dự án chuyển và nước mưa + Trong quá trình thi công, dầu mỡ và các phế thải
chảy tràn dầu mỡ từ các phương tiện vận tải và máy móc thiết
bị phục vụ thi công sẽ được thu gom vào thùng chứa
(thùng phi) và thuê xử lý theo quy định để tránh bị
nước mưa chảy tràn cuốn trôi làm ô nhiễm nguồn
nước.
+ Rác thải của công nhân tham gia thi công được
Ô nhiễm môi trường
thu gom và đổ thải đúng nơi quy định và được hợp Hàng ngày trong
đất do các loại chất suốt quá trình thi
đồng xử lý hàng ngày.
thải rắn phát sinh công
+ Phân loại CTR xây dựng tái sử dụng.

170
Thời gian
Các giai Các hoạt động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp bảo
thực hiện và
đoạn của dự án trường vệ môi trường
hoàn thành
dự án
+ Thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại, hợp đồng
với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải nguy hại đưa đi xử lý
+ Lập kế hoạch sắp xếp nhân lực không chồng chéo
giữa các công việc trong từng hạng mục
+ Tập huấn cho công nhân trước và trong quá trình
thi công
Các rủi ro sự cố môi
+ Phải có cơ sở vật chất cho công nhân Hàng ngày trong
trường và tai nạn lao
động + Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động suốt quá trình thi
cho công nhân xây dựng công
+ Lắp đặt các hệ thống báo cháy, biển báo đèn
chiều sáng vào ban đêm...
+ Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về thi công,
xây dựng và an toàn lao động.
Tác động đến môi
trường không khí: + Các khu đất trống, nhà vệ sinh công cộng sẽ luôn
Phát sinh khí thải từ được dọn dẹp, phun thuốc diệt muỗi, khử mùi hàng
các hoạt động đun ngày.
Sinh hoạt của người Hàng ngày trong
nấu; Hoạt động của + Thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi muỗi
Vận hành dân; các công trình suốt giai đoạn hoạt
các hệ thống thiết bị phát triển và mùi hôi thoát ra
dịch vụ công cộng động
điều hòa nhiệt độ phát + Khu cantin đặt hệ thống thu gom và hấp thụ khí
sinh khí thải, nhiệt thải bằng than hoạt tính để thu gom khói và mùi hôi
thừa. Phát sinh mùi phát sinh trong quá trình nấu nướng
hôi từ các thùng chứa

171
Thời gian
Các giai Các hoạt động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp bảo
thực hiện và
đoạn của dự án trường vệ môi trường
hoàn thành
dự án
rác, khu vực vệ sinh
công cộng
+ Nước thải được thu gom về trạm xử lý nước thải
Tác động đến môi
tập trung đạt loại B QCVN 40: 2011/BTNMT trước Hàng ngày trong
trường nước: nước
khi thải ra nguồn tiếp nhận. suốt giai đoạn hoạt
thải; nước mưa chảy
tràn + Nước mưa chảy tràn được thu gom riêng, tách động
biệt với hệ thống thu gom nước thải.
+ Các công ty trong KCN có trách nhiệm ký hợp
đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý
Tác động đến môi CTR và CTNH phát sinh đúng quy định.
trường đất: phát sinh + Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận Hàng ngày trong
chất thải rắn sinh chuyển CTR và CTNH phát sinh từ các khu dịch vụ, suốt giai đoạn hoạt
hoạt, chất thải nguy công cộng của KCN. động
hại, bùn thải + Bùn thải sẽ được thu gom vào nơi có mái che,
khô ráo, định kỳ Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có
chức
năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
Tác động đến môi + Thay đổi nhiên liệu sử dụng cho các xe có hàm
trường không khí: lượng lưu huỳnh cao bằng loại nhiên liệu có hàm
Phát sinh khói thải từ lượng lưu huỳnh thấp và không pha chì. Hằng ngày trong
Hoạt động giao thông
các phương tiện giao
trong khu vực dự án + Sử dụng các loại xe mới, không sử dụng xe quá cũ. suốt thời gian hoạt
thông trong khu vực động
dự án; phát sinh + Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ.
tiếng + Định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra xe
ồn

172
Thời gian
Các giai Các hoạt động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp bảo
thực hiện và
đoạn của dự án trường vệ môi trường
hoàn thành
dự án
+ Các bể xử lý nước thải được xây dựng có nắp đan
đặt ngầm, lắp đặt hệ thống ống thông hơi, quạt hút.
Quá trình hoạt động Toàn bộ lượng khí thải và mùi hôi phát sinh trong
hệ thống xử lý nước các bể sẽ được thu gom theo đường ống thông hơi và
thải tập trung của lọc qua than hoạt tính để giữ lại mùi hôi thối sau đó
nhà máy làm phát khí được thoát ra ngoài môi trường.
Quá trình hoạt động sinh mùi hôi thối do + Thường xuyên kiểm tra và bảo quản hệ thống phân Hằng ngày trong
của hệ thống xử lý các chất khí sinh ra phối khí và sục khí ở các bể điều hòa, bể Aerotank suốt thời gian hoạt
nước thải tập trung như H2S, NH3, để duy trì điều kiện hiếu khí, giảm thiểu việc phát động
CH4...gây sinh các khí gây mùi H2S, Mercaptane, CH4...
tác động xấu đến + Kiểm tra chế độ bơm nước thải tại các bể chứa,
chất lượng môi bể tiếp nhận, để đảm bảo thời gian lưu nước của các
trường không khí bể, tránh tình trạng phân hủy kỵ khí ở các bể.
khu vực nhà máy + Tăng cường trồng cây xanh khu vực trạm xử lý
nước thải tập trung của nhà máy.

173
Thời gian
Các giai Các hoạt động của Các tác động môi Các công trình, biện pháp bảo
thực hiện và
đoạn của dự án trường vệ môi trường
hoàn thành
dự án

+ Trang bị bình cứu hỏa, thùng cát, bể chứa nước


và một số trang thiết bị phòng cháy khác tại các khu
vực nhà ở.
+ Lắp đặt các họng chứa cứu hoả theo các tuyến
đường nội bộ với bán kính cấp nước khoảng 150m.
+ Hệ thống dẫn điện, chiếu sáng được thiết kế riêng
biệt, tách rời khỏi các công trình khác nhằm dễ dàng
Các hoạt động trong Các sự cố, rủi ro môi sửa chữa, chống chập mạch cháy, nổ. Hằng ngày trong
suốt thời gian hoạt trường và tai nạn lao suốt quá trình hoạt
động dự án động + Đặt các biển cảnh báo dễ cháy, yêu cầu các công động
ty tuân thủ các quy định về PCCC.
+ Kết hợp với Công an địa phương đề ra biện pháp
an ninh trật tự trong khu vực.
+ Xây dựng các đội dân phòng tự quản nhằm kết hợp
với công an giữ gìn an toàn trật tự trong khu vực
+ Đề ra các nội quy về trật tự an ninh trong khu
phố, xây dựng nếp sống văn hóa mới, bài trừ tội
phạm, ma tuý, các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín
dị đoan tại khu vực.

174
4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ
ÁN

4.2.1. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn
thi công, xây dựng

4.2.1.1. Quan trắc môi trường nước


– Vị trí các điểm quan trắc nước thải: trên kênh 4 và kênh 6.
– Thông số quan trắc: pH, TSS, BOD5, COD, DO,NO2, NO3, NH 4+, F-, H2S, Fe tổng,
As, Hg, Zn, Cu, Pb, Coliform, dầu mỡ, khoáng.
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

4.2.1.2. Quan trắc môi trường không khí xung quanh


– Vị trí các điểm quan trắc không khí, bụi: Tại khu vực đang thi công theo tiến độ
xây dựng.
– Thông số quan trắc: Tiếng ồn, Độ rung, Bụi, CO, SO2, NOx.
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT;
QCVN 27:2010/BTNMT.

4.2.1.3. Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

(1). Giám sát chất thải rắn sinh hoạt


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

(2). Giám sát chất thải rắn thông thường


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

(3). Giám sát chất thải nguy hại

175
– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn nguy hại.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
phân loại số lượng thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo; hợp đồng,
hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: 03 tháng/lần
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

4.2.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án trong giai đoạn
dự kiến khi vận hành

4.2.2.1. Quan trắc nước thải

(a). Nước thải trước xử lý


– Vị trí các điểm quan trắc nước thải:
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 1: Nước thải trước xử lý của HTXLNT xả
thải ra nguồn tiếp nhận (kênh C16).
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 2: Nước thải trước xử lý của HTXLNT
xả thải ra nguồn tiếp nhận (kênh số 4).
– Thông số quan trắc: Nhiệt độ, BOD 5, As, Hg, Pb, Cd, Crom (VI), Crom (III), Cu, Zn,
Ni, Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua, Florua,
Clorua, Clo dư và Coliform.
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với Kq = 0,9, Kf =
0,9.

(b). Nước thải sau xử lý


– Vị trí các điểm quan trắc nước thải:
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 1: Nước thải sau xử lý và vị trí xả thải
ra nguồn tiếp nhận (kênh C16).
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 2: Nước thải sau xử lý và vị trí xả thải ra
nguồn tiếp nhận (kênh số 4).
– Thông số quan trắc: BOD5, As, Hg, Pb, Cd, Crom (VI), Crom (III), Cu, Zn, Ni,
Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua, Florua, Clorua,
Clo dư và Coliform.
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với Kq = 0,9, Kf =
0,9.

(c). Giám sát nước mặt


– Vị trí các điểm quan trắc nước mặt: trên kênh 4, kênh 6 và kênh C16.

176
– Thông số quan trắc: Nhiệt độ, pH, DO, TSS, TDS, NH4+_N, Cl-, NO3-, As, Pb, BOD5,
Fe, Cr, NO2-, Phenol, SO42-, SO43-, Cu, Zn và Coliform.
– Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT Cột B1.

4.2.2.2. Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

(1). Giám sát chất thải rắn sinh hoạt


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

(2). Giám sát chất thải rắn thông thường


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
hợp đồng, hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

(3). Giám sát chất thải nguy hại


– Vị trí giám sát: Tại khu vực lưu chứa chất thải rắn nguy hại.
– Thông số giám sát: Khối lượng, chủng loại, số lượng thùng rác; số lượng nhà vệ sinh;
phân loại số lượng thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo; hợp đồng,
hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
– Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

4.2.2.3. Quan trắc tự động, liên tục nước thải


– Vị trí các điểm quan trắc nước thải:
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 1: Nước thải trước xử lý của HTXLNT xả
thải ra nguồn tiếp nhận (kênh C16).
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Giai đoạn 2: Nước thải trước xử lý của HTXLNT
xả thải ra nguồn tiếp nhận (kênh số 4).
– Thông số quan trắc: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), pH, nhiệt độ, TSS, COD hoặc
Amoni, TOC.

177
– Tần suất quan trắc: thường xuyên liên tục 24/24 truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài
nguyên và Môi trường TP.HCM.
– Quy chuẩn/Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với Kq = 0,9, Kf =
0,9.

178
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ THAM VẤN

5.1. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

5.1.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng

5.1.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử

Thực hiện theo quy định tại khoản 3, điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày
10/1/2022, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc sẽ tiến hành
gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường Công văn kèm nội dung tham vấn Báo cáo
đánh giá tác động môi trường Dự án “Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng” để
đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng lên
trang thông tin điện tử. Nội dung tham vấn được lập theo quy định tại khoản 3 Điều
33 Luật Bảo vệ môi trường.

5.1.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến UBND xã Lê Minh Xuân

Chủ đầu tư Dự án đã gửi Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Khu công nghiệp
Lê Minh Xuân mở rộng” đến UBND và UBMTTQ xã Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình
Chánh để lấy ý kiến đóng góp của địa phương.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được niêm yết công khai tại UBND xã Lê
Minh Xuân để nhân dân xem xét. Chủ đầu tư Dự án đã nhận được văn bản ý kiến
đóng góp của UBND, UBMTTQ và người dân các xã với các nội dung được trình
bày dưới đây. Văn bản của các cơ quan nói trên sẽ được đính kèm vào phụ lục của
báo cáo này.

Công văn gửi tham vấn và các văn bản trong quá trình thực hiện tham vấn cộng đồng
tại UBND xã Lê Minh Xuân được đính kèm tại phụ lục III của báo cáo.

5.1.2. Kết quả tham vấn cộng đồng

1). Về các tác động tiêu cực của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội

Chủ đầu tư đã có giải trình rất cụ thể, rõ ràng về nội dung hoạt động Dự án; đã xác
định được các nguồn gây ô nhiễm; cũng như đánh giá đầy đủ các tác động tiêu cực
của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội.

Ủy ban nhân dân các xã/thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh đồng ý với các đánh
giá tác động được trình bày trong tài liệu gửi kèm.

2). Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của Dự án

Chủ đầu tư đã có đề xuất các biện pháp phòng ngừa, khống chế ô nhiễm tiếng ồn, bụi
trong quá trình xây dựng; và có các biện pháp thiết thực trong việc xử lý rác thải,

179
nước thải. Các biện pháp đề xuất hoàn toàn khả thi.

180
Ủy ban nhân dân các xã/thị trấn đồng ý với các biện pháp giảm thiểu tác động được trình
bày trong tài liệu gửi kèm.

3). Kiến nghị đối với chủ Dự án

Trong quá trình tổ chức hoạt động chủ đầu tư cần lưu ý đến vấn đề phòng cháy nổ, an
toàn lao động. Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các phương án giảm thiểu
tác động và các cam kết được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
được phê duyệt, để giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường.

5.2. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC
CHUYÊN MÔN

Dự án không thuộc phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 nên không
thuộc đối tượng phải tham vấn chuyên gia, nhà khoa học.

Dự án có lưu lượng xả thải khoảng 8.000 m 3/ngày đêm nên phải tính toán mô hình và
không thuốc đối tương phải tham vấn tổ chức chuyên môn về kết quar tính toán mô hình.

181
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN

Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng (gọi tắt là Dự án) do
Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc làm chủ đầu tư. Dự án có
quy mô 109,91 ha được thực hiện tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp Hồ
Chí Minh đã nhận được Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND
Tp.HCM về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu công nghiệp Lê Minh
Xuân mở rộng (109,91 ha), xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh và Công văn số
1699/TTg- KTN ngày 28/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chấp thuận chủ trương
đầu tư dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng, huyện Bình Chánh.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án về cơ bản đã liệt kê, xác định và
định lượng được hầy hết các nguồn thải và các sự cố có thể xảy ra; từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu tác động môi trường có tính thực tế và khả thi, đảm bảo xử lý các
nguồn thải đại tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Báo cáo đã xây dựng
được chương trình quản lý và quan trắc môi trường phù hợp trong giai đoạn xây dựng
và giai đoạn vận hành.

Dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng được thực hiện sẽ mang lại nhiều lợi
ích về kinh tế - xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, việc triển khải thực hiện dự án sẽ có ảnh hưởng nhất định tới môi trường
trong từng giai đoạn như sau:
– Giai đoạn chuẩn bị:
+ Dự án gây ra tác động di dân, tái định cư và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ
đất nông nghiệp, trồng lúa sang đất công nghiệp đồng nghĩa với việc chuyển đổi ngành
nghề từ trồng trọt sang nghề khác. Để thực hiện Dự án thì đây là tác động không tránh
khỏi tuỷ nhiên tác động này sẽ được giảm thiểu tới mực tối đa khi Chủ đầu tư thực
hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định hiện hành của thành phố Hồ
Chí Minh trước khi tiến hành xây dựng Dự án.
+ Trong phạm vi báo cáo này, tính toán tác động của hoạt động chặt cây trồng, cây
bụi, bóc lớp đất hữu cơ trước khi thực hiện san nền của Dự án.
– Giai đoạn xây dựng:
Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị, hoạt động xây
dựng các hạng mục công trình gây tác động tới vệ sinh môi trường do tập trung nhiều
lao động và các hoạt động xây dựng. Các tác động này có tính chất cục bộ, trong
phạm vi nhỏ, trong thời gian xây dựng và có khả năng kiểm soát bằng các biện pháp
quản lý kỹ thuật thi công.
– Giai đoạn hoạt động:
+ Môi trường không khí: Do đặc thù hoạt động kinh doanh là điều hành, quản lý hạ
tầng kỹ thuật của KCN nên hầu như không phát sinh khí thải. Khí thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất của các nhà máy thứ cấp trong KCN sẽ được tính toán, đánh giá
cụ thể trong mỗi báo cáo môi trường nhà máy thứ cấp lập theo đúng quy định về bảo
vệ môi trường.

182
+ Môi trường nước: Nước thải phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất của các Nhà
máy trong KCN Lê Minh Xuân mở rộng ước tính 8.000 m3/ngày.đêm có thể kiểm
soát do nước thải từ mỗi nhà máy thứ cấp trong KCN sẽ phải được xử lý đạt quy
chuẩn nội bộ của KCN trước khi chảy vào hệ thống XLNT TT. Các loại nước thải
sinh hoạt sẽ được xử lý sơ bộ mặt bằng bể tự hoại 3 ngăn sau đó chảy về trạm XLNT
TT để tiếp tục xử lý đạt quy định. Toàn bộ nước thải phát sinh sẽ được thu gom và
đưa về trạm XLNT TT có công suất 12.200 m 3/ngày.đêm để xử lý. Chất lượng nước thải
đầu ra sau khi được xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT, hệ số Kq=0,9; Kf=0,9
trước khi xả ra môi trường.
+ Chất thải rắn và chất thải nguy hại: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông
thường, chất thải rắn nguy hại lần lượt là 55 tấn/ngày và 11 tấn/ngày. CTR phát sinh
từ hoạt động quản lý điều hành của Công ty được thu gom và các thùng rác có nắp
đậy tại các vị trí quy định. Cuối ngày, công nhân vệ sinh sẽ thu gom, vận chuyển tới
khu vực phía Bắc dự án, với diện tích khoảng 200m2 tại Lô N1,gần trạm XLNT tập
trung để đơn vị có chức năng đến thu gom theo đúng quy định. Chất thải nguy hại
được lưu chứa trong kho lưu giữ tạm thời có diện tích 100m2 tại lô N1, gần trạm
XLNTTT.

2. KIẾN NGHỊ

Trong suốt thời gian chuẩn bị và hoạt động của dự án, chủ dự án rất mong nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền, các ban ngành
ở địa phương cho việc triển khai thực hiện Dự án. Công ty cũng kiến nghị với Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định và thông qua báo cáo ĐTM của Dự án để làm cơ sở
tiến hành các thủ tục tiếp theo cho Dự án./.

3. CAM KẾT THỰC HIỆN CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


– Cam kết về độ chính xác, trung thực của các thông tin, số liệu, tài liệu cung cấp
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Cam kết có biện pháp, kế hoạch, nguồn lực để thực hiện các công trình, biện pháp
bảo vệ môi trường của dự án; thực hiện đầy đủ các ý kiến đã tiếp thu trong quá trình
tham vấn; chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra sự cố môi
trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án;
– Cam kết đảm bảo tính khả thi khi thực hiện trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau
khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Chủ dự án cũng sẽ có những cam kết cụ thể đối với Dự án như sau:

– Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công,
xây dựng:

+ Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong thi công:Thực hiện các biện pháp giảm
thiểu đã đề xuất nhằm giảm thiểu nồng độ bụi phát thải đạt giới hạn cho phép theo
QCVN 05:2013/BTNMT.

183
+ Không sử dụng các phương tiện chuyên chở đất đá quá cũ và không
chở nguyên vật liệu rời quá đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá
trình vận chuyển.
+ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển nguyên,
nhiên, vật liệu, các phương tiện máy móc, thiết bị thi công trên công
trường xây dựng Dự án.
+ Không đốt các loại chất thải rắn trên công trường xây dựng (chất thải
sinh hoạt, bao bì, lốp xe, dầu mỡ, giẻ dính dầu mỡ).
+ Về tiếng ồn: cam kết không sử dụng các phương tiện thi công gây tiếng
ồn lớn từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau và từ 11h30 đến 13h30 hằng ngày
trong suốt thời gian thi công xây dựng Dự án.
+ Lắp đặt các thiết bị giảm rung động, giảm âm cho các phương tiện máy
móc thi công xây dựng có khả năng phát sinh rung động, tiếng ồn lớn.
+ Lắp đặt nhà vệ sinh di động trên công trường xây dựng và khu lán trại
của công nhân xây dựng và thuê đơn vị dịch vụ thu gom đưa đi xử lý bảo
đảm không thải ra môi trường khu vực Dự án.
+ Nước mưa chảy tràn, nước rửa phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết
bị thi công được thu gom, lắng cặn trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận.
+ Trang bị đầy đủ các thùng chứa để thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn nguy hại phát sinh trên công trường xây dựng và thuê đơn vị dịch
vụ của địa phương thu gom, xử lý hằng ngày.
+ Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, bảo hộ an toàn lao động cho công nhân xây
dựng.
+ Quản lý chặt chẽ thời gian làm việc, sinh hoạt của công nhân xây dựng
để không làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, văn hóa xã hội của nhân dân
địa phương.
+ Thực hiện tốt các phương án điều tiết giao thông đã đề ra để hạn chế
ùn tắc giao thông trong giai đoạn thi công xây dựng.
– Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn
vận hành của Dự án:
+ Thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí;
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải : nước thải
sau xử lý đạt Quy chuẩn trước khi thải vào nguồn tiệp nhận;
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do CTR sinh hoạt: CTR sinh
hoạt được thu gom về khu trung chuyển CTR và thuê đơn vị có chức năng
thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải;
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do CTR nguy hại;
+ Chủ Dự án sẽ áp dụng các biện pháp nâng cao nhận thức về môi trường
cho công nhân và quản lý, bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ô
nhiễm môi trường;
+ Chủ đầu tư cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường nếu để
xảy ra các sự cố, rủi ro môi trường do việc thực hiện Dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng
2. Các số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường hiện hữu tại khu vực dự án;
3. Niên giám thống kê, 2020 - Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh
4. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1, Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa
học kỹ thuật, tháng 09 năm 2000.
5. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 2, Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa
học kỹ thuật, tháng 05 năm 2004.
6. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 3, Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học kỹ thuật,
tháng 06 năm 2004.
7. Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp, Phạm Ngọc Đăng, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 1992.
8. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Trịnh Xuân Lai, NXB
Xây Dựng, Hà Nội, 2008;
9. Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết, NXB Đai học Quốc gia
TP.HCM, 2013;
10. Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997.
11. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, Part 2:
Approaches for Consideration in formulating Environmental Control
Strategies; WHO; Geneva; 1993; Alexander P.Economopoulos;
12. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, A guide to
rapid source inventory techniques and their use in formulating
Environmental Control Strategies; Geneva; 1993; World Health
Organization;
13. Environmental Guidelines for Selected Industrial and Power Development
Projects, ADB (1990);
14. Báo cáo nghiên cứu khả thi - Thuyết minh Dự án do đơn vị tư vấn là
Công ty CP Tư vấn Xây dựng – SX-TM-DV-Đường Việt lập năm 2022.

You might also like