Final-Exam S2 Ngoc-Nguyen-Nhi-Vy-Vy-Y

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

BÀI THI CUỐI KỲ

DỰ ÁN NHÓM KHÔNG THUYẾT TRÌNH

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ ỨNG DỤNG

MÃ HỌC PHẦN: 22C1ECO50108810


2
GIẢNG VIÊN: ThS. CHÂU VĂN THÀNH

ĐỀ BÀI: Mô hình EB-IB (và AS-AD) và chính sách bình ổn hậu COVID-19
ở Việt Nam

TP Hồ Chí Minh, 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Phần Liệt kê ngắn gọn các hoạt Số buổi tham gia


Họ và tên Ngày
trăm động và mục chính đã học trên lớp
STT thành viên tháng năm
tham tham gia (viết bởi từng (trong tổng số 9
nhóm sinh
gia thành viên) buổi)

- Phân chia công việc


Nguyễn Hồng - Đề xuất chính sách lý
1 Ngọc 30/08/2003 16,67% thuyết câu 1 9/9
31211020836 - Hoàn thiện câu 2
- Tổng hợp

- Tỷ giá hối đoái thực đa


Lê Hoàng
phương
2 Nguyên 19/10/2003 16,67% 7/9
- AS-AD; MS-MD; IS-LM
31211023878
- Hoàn thiện câu 1

- Tính toán số liệu tỷ giá hối


Nguyễn Thị đoái thực đa phương
3 Phúc Nhi 06/09/2003 16,67% - Định vị nền kinh tế theo 9/9
31211024956 mô hình EB-IB
- Hoàn thiện câu 1

- Thực hiện bước 1 định vị


Hoàng Thụy nền kinh tế Việt Nam ở câu
4 Thúy Vy 15/03/2003 16,67% 1 9/9
31211020858 - Góp ý câu 1
- Hoàn thiện câu 3

- Phân chia công việc


- Hoàn thành câu 3
Lê Thảo Vy - Góp ý, chỉnh sửa
5 05/10/2003 16,67% 9/9
31211026130 - Tham gia thảo luận toàn
bài

Nguyễn Ngọc
6 Như Ý 24/05/2003 16,67% Hoàn thiện câu 2 9/9
31211020391

Lời cam đoan:


• Kết quả bài làm là do các thành viên của nhóm thực hiện. Không sao chép từ các
nhóm khác.
• Nhóm sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm yêu cầu trên.
MỤC LỤC
1. ĐỊNH VỊ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM CUỐI NĂM 2022: ........................................ 1

1.1. Mô hình thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ:.................................................. 1

1.1.1. Thị trường hàng hóa:................................................................................................. 1

1.1.2. Thị trường tiền tệ: ...................................................................................................... 1

1.2. Giới thiệu về mô hình EB-IB: .................................................................................... 1

1.3. Định vị kinh tế vĩ mô Việt Nam cuối năm 2022: ....................................................... 2

1.4. Bối cảnh kinh tế trong nước và đề xuất các chính sách bình ổn theo lý thuyết: ..... 4

2. CÁC RÀNG BUỘC VÀ GIỚI HẠN THỰC THI CHÍNH SÁCH THEO LÝ THUYẾT
......................................................................................................................................... 4

2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2008-2009 (khủng hoảng tài chính toàn
cầu): ......................................................................................................................................... 5

2.2. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2020-2021 (đại dịch Covid-19): ......... 5

3. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA VIỆT NAM:. 6

3.1. Giai đoạn 1: Thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp ................................................... 6

3.1.1. Lý do lựa chọn chính sách: ....................................................................................... 6

3.1.2. Biện pháp cụ thể: Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong một khoảng thời
gian ...................................................................................................................................... 7

3.1.3. Kết quả kỳ vọng của việc tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ: ....................................... 7

3.2. Giai đoạn 2: Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở
rộng ...................................................................................................................................... 8

3.2.1. Lý do lựa chọn chính sách: ....................................................................................... 8

3.2.2. Biện pháp cụ thể: ....................................................................................................... 8

3.2.3 Kết quả kỳ vọng ........................................................................................................... 9

3.3. Kết luận: ............................................................................................................................ 10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. ĐỊNH VỊ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM CUỐI NĂM 2022:
1.1. Mô hình thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ:
1.1.1. Thị trường hàng hóa:

Hình 1: Mô hình AS – AD
Tỷ lệ lạm phát tăng cao khiến cho mức giá chung vào cuối năm cao hơn mức giá chung (CPI)
trung bình năm 2022, gây ra tình trạng thừa cung và thiếu cầu hàng hóa được biểu diễn trên
mô hình AS – AD (phụ lục 1: Hình 1).
1.1.2. Thị trường tiền tệ:

Hình 2: Mô hình thị trường tiền tệ MS – MD


Điều này dẫn đến hiện tượng dư cung thiếu cầu trên thị trường tiền tệ được thể hiện trên mô
hình thị trường tiền tệ MS – MD (phụ lục 2: Hình 2).
1.2. Giới thiệu về mô hình EB-IB:

1
Hình 3: Bốn vùng trục trặc
Bốn vùng trục chính sách lần lượt là:
+ Vùng I: [Thặng dư + Lạm phát]
+ Vùng II: [Thâm hụt + Lạm phát],
+ Vùng III: [Thâm hụt + Thất nghiệp]
+ Vùng IV: [Thặng dư + Thất nghiệp].
Khi nền kinh tế rơi vào trục trặc, Chính phủ cần sử dụng các chính sách để đưa nên kinh tế trở
lại điểm cân bằng. Các công cụ chính phủ có thể sử dụng bao gồm chính sách tỷ giá để tác
động đến giá tương đối P và chính sách tiền tệ cùng chính sách tài khóa để tác động đến hấp
thụ nội địa A.
1.3. Định vị kinh tế vĩ mô Việt Nam cuối năm 2022:
Để định vị được nền kinh tế của Việt Nam vào cuối năm 2022 cũng như hiểu rõ tình hình
kinh tế của nước ta. Trước hết chúng ta cần tìm kiếm và thu thấp một số dữ liệu cơ bản như:
Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm, tỷ giá hối đoái thực đa phương – song phương, cán cân
thương mại, lạm phát hay thất nghiệp… Để xác định được vị trí của nền kinh tế nước ta. Sau
đó tiến hay đưa ra các chính sách bình ổn theo lý thuyết dưới góc nhìn của nhóm.
Bước 1: (phụ lục 3: Bảng tính ước lượng sản lượng GDP thực và GDP kỳ vọng năm
2022)
Kết luận: Nền kinh tế Việt Nam nằm ở nửa bên trái trong đồ thị mô hình EB – IB.

Bước 2: Trình bày kết quả tính tỷ giá hối đoái thực song phương với 3 bạn hàng chủ lực
(trọng số thương mại lớn nhất) và ý nghĩa của từng tỷ giá này (phụ lục 4: Tỷ giá hối đoái
thực song phương).

Tỷ giá thực song phương (BRER) ở Hoa Kỳ lớn hơn 1, VND được định giá thấp.
• Về lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Tỷ giá thực song phương (BRER) ở Trung Quốc và Nhật Bản bé hơn 1, VND được định giá
cao, giá hàng hóa trong nước sẽ cao hơn giá hàng hóa ở nước ngoài.

2
• Hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
Bước 3: REER (phụ lục 5: REER)
Sau khi chọn năm gốc là 2017 để tính tỷ giá hối đoái thực song phương BRER, dựa vào tỷ giá
thực song phương và trọng số thương mại đối tác, tỷ giá hối đoái thực vào năm 2022 là 0.96,
REER<1 (REER năm gốc).
• Đồng tiền nước ta đang bị định giá cao và nền kinh tế đang ở bên dưới đường chữ thập
ngang trong mô hình.

Bước 4: Xác định nền kinh tế Việt Nam thuộc phần hẹp nào của vùng rắc rối nằm trong vùng
chính sách đã xác định (trên hay dưới đường EB).
Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2022 đạt thặng dư 13.12 tỷ đô, chiếm 3% trong GDP
(GDP Việt Nam được dự báo đạt 391.92 tỷ đô vào năm 2022). Cùng với đó, tài khoản vãng
lai trên GDP của Việt Nam cũng được dự báo đạt xấp xỉ 3% vào cuối năm 2022 (Theo
Trading Economics). Vì cả %NX/GDP và %CA/GDP đều lớn hơn 2% cho nên xác định Việt
Nam nằm phía trên đường EB, thuộc vùng [Thặng dư – Thất nghiệp].

CÁC CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2022 (đơn vị: tỷ đô)

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Cuối năm (dự báo)

1.39 -1.96 2.05 0.85 -1.7 0.47 0.08 3.86 1.43 2.47 0.78 3.4

Nguồn: Trading Economics

Hình 3: Nền kinh tế Việt Nam định vị trên mô hình EB – IB.


Kết luận: Nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong vùng thặng dư cán cân thương mại và có tỷ
lệ thất nghiệp cao, tỷ giá hối đoái nhỏ hơn 0 nghĩa là nội tệ đang bị định giá cao. Các chính
sách mà nhóm sẽ đề xuất: Chính sách phá giá, tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng.

3
1.4. Bối cảnh kinh tế trong nước và đề xuất các chính sách bình ổn theo lý thuyết:
Nền kinh tế Việt Nam cuối năm 2022 theo như định vị của nhóm nằm trong vùng thặng dư
cán cân thương mại và có tỷ lệ thất nghiệp cao. Đồng thời tỷ giá hối đoái thực đa phương
REER < 1 nghĩa là đồng tiền nước ta đang bị định giá cao nên NHNN nên thực hiện chính
sách phá giá Việt Nam đồng.
Phá giá nội tệ là việc làm cần thiết để đạt tới điểm cân bằng bởi vì một chính sách mở rộng
tiền tệ - thu chi ngân sách có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhưng phải trả giá bằng việc bị
thâm hụt ngoài nước. Phá giá nội tệ hơn hết cũng có thể khuyến khích việc thuê lao động,
nhưng bên cạnh cần phải có một chính sách mở rộng tiếp theo để làm giảm thặng dư. Hiện
trạng này là tình hình của một đất nước có nguồn lao động thất nghiệp và vốn chưa được sử
dụng hiệu quả.
Nền kinh tế Việt Nam được nhóm nhận định đang rơi vào vùng cung hàng hóa T vượt cầu tạo
ra thặng dư, khi cầu hàng hóa N thấp hơn cung và thất nghiệp xảy ra. Mức độ hấp thu thiếu
hụt, không sử dụng hết nguồn nhân lực mà còn dư thừa ở ngoài nước. Để đưa nền kinh tế trở
lại trạng thái cân bằng tối ưu, giải pháp phá giá nội tệ sẽ được điều chỉnh sử dụng ít hơn và
yêu cầu tăng chi tiêu sẽ mạnh hơn.

Hình 4: Mô hình IS - LM
Sau khi quan sát nền kinh tế bằng cách xây dựng mô hình AS – AD và MS – MD, ta rút ra
được kết luận rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái dư cung thiếu cầu hàng hóa và
dư cung thiếu cầu tiền tệ. Do đó, định vị được nền kinh tế Việt Nam trên mô hình IS – LM:
Bên trái LM: Thiếu cầu tiền tệ
Bên phải IS: Thiếu cầu hàng hóa
• Dùng chính sách tiền tệ mở rộng để tác động lên đường LM và chính sách tài
khóa mở rộng để tác động lên đường IS.

2. CÁC RÀNG BUỘC VÀ GIỚI HẠN THỰC THI CHÍNH SÁCH THEO LÝ
THUYẾT

4
Khi ngân hàng nhà nước muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt. Lúc này trước áp lực bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể in thêm tiền. Điều đó
sẽ gây tác động ngược chiều với chính sách tiền tệ thắt chặt. Do đó cần phải kết hợp nhiều
chính sách khác nhau để tránh có tác động đối lập nhau.
2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2008-2009 (khủng hoảng tài chính
toàn cầu):
Đã có một cuộc khủng hoảng và suy thoái trong nền kinh tế thế giới. Lạm phát trong nước tuy
cũng đã có dấu hiệu chững lại nhưng có dấu hiệu giảm phát, sản xuất đình trệ. Đối diện với
viễn cảnh đó, Chính phủ ta xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nhiệm vụ được xác định
cụ thể trong Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. Kết quả là, các chính
sách tiền tệ và tài khóa được thực hiện theo hướng có lợi cho việc mở rộng. Việc Chính phủ
triển khai các gói kích cầu thể hiện sự đồng bộ của chính sách tiền tệ và tài khóa.
Với chính sách tài khóa, Chính phủ đã ban hành kế hoạch khuyến khích đầu tư và kích cầu
tiêu dùng ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 bắt đầu lan rộng nhằm thúc đẩy
sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Các chính sách được thực hiện gồm chính sách ưu đãi
giảm, miễn, giãn thuế, cấp bù lãi suất. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng nhà nước ngay
lập tức chuyển chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng bằng các cách mở rộng cung tiền,
tăng tín dụng, hạ lãi suất.
Một số các hạn chế là:
- Các doanh nghiệp thường xuyên gặp khó khăn khi chính sách thay đổi do hệ thống chính
sách hay biến động và không đủ ổn định trong dài hạn.
- Các chính sách bám sát thực tiễn xử lý quá nhiều nên kém hiệu quả, tính bền vững thấp.
- Chính sách không gián tiếp dựa hoàn toàn trên cơ sở lý thuyết để điều hành kinh tế, vẫn thể
hiện những đặc điểm của sự can thiệp hành chính vào nền kinh tế.
- Do nền kinh tế Việt Nam chưa phải là một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cơ chế thực hiện
chính sách tài khóa chưa đủ tốt, hiệu quả can thiệp chính sách còn thấp.
Sự khác biệt so với tình hình giai đoạn hiện nay 2022: nguyên nhân gây ra sự suy thoái
toàn cầu 2008 là do tác động từ phía cầu (do thị trường tài chính sụp đổ), mặc dù tỷ lệ thất
nghiệp tăng nhưng không xuất hiện lạm phát). Còn tình hình hiện nay xuất phát từ cả phía
cung và phía cầu kèm theo là hiệu ứng lạm phát toàn cầu.
2.2. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2020-2021 (đại dịch Covid-19):
Cung và cầu đều bị cản trở bởi sự bùng phát. Dịch COVID-19 làm giảm đầu tư và nhu cầu
tiêu dùng, nhưng phía cung mới là nơi tập trung phần lớn các vấn đề. Việt Nam sẽ rơi vào tình
trạng khó xử. Tăng lãi suất (thắt chặt cung tiền) để ngăn nền kinh tế bước vào suy thoái. Một
cuộc suy thoái có nhiều khả năng xảy ra nếu lãi suất được nâng lên để đối phó với cú sốc
cung xấu (tăng chi phí sản xuất). Mặt khác, nước ta sẽ phải đối phó với tình trạng vốn tháo
chạy nếu lãi suất hạ xuống. Tuy nhiên, kế hoạch cứu trợ của chính phủ Việt Nam là rất khiêm
tốn so với các quốc gia khác và dường như không hiệu quả. Xu hướng chuyển từ xuất siêu
sang nhập siêu, thâm hụt ngày càng nới rộng khiến thâm hụt cán cân thương mại ngày càng
nới rộng. Thậm chí còn có hiệu ứng lan tỏa lạm phát bên ngoài. Cú sốc cung tiêu cực cuối
cùng đang dần dần tạo ra lạm phát.
IMF dự báo năm 2020 sẽ là một năm vô cùng khủng hoảng đối với tất cả mọi người trên thế
giới do đại dịch Covid-19. Lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, sức khỏe doanh nghiệp bị suy giảm, thị trường lao động đầy thách thức, tình hình việc
làm và đầu tư tư nhân trở nên mờ mịt. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng chậm
lại. Tuy nhiên, Việt Nam đã có thể ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 nhờ những cải cách
nhanh chóng và linh hoạt đối với các biện pháp của nhà nước, đặc biệt là chính sách ngân
sách. Gói hỗ trợ ban đầu, bao gồm các biện pháp gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, bảo hiểm xã
hội (chiếm khoảng 4,1% GDP), được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình,
hộ kinh doanh cá thể, một phần lao động thời vụ và lao động tự do, lao động không có giấy

5
tờ, người nghèo và cận nghèo, và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Nhờ đó, hạn chế được
những tác động tiêu cực đến y tế và nền kinh tế.
Một số khó khăn:
- Rủi ro lớn nhất là đại dịch toàn cầu Covid-19 kéo dài; gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại
và rủi ro tài chính có thể trở nên trầm trọng hơn nếu đại dịch kéo dài bởi căng thẳng thương
mại toàn cầu. Tiêu dùng trong nước vẫn ở mức thấp do thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp
giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng và nhiều doanh nghiệp đóng cửa. Triển vọng đầu tư không rõ
ràng, thương mại từ vốn đầu tư nước ngoài giảm (ADO, 2020).
- Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với 4 rủi ro, thách thức chủ yếu trong quý IV năm 2020 và
năm 2021: (i) Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, khả năng bùng phát thường
xuyên; (ii) Căng thẳng thương mại và công nghệ giữa Mỹ với Trung Quốc và các quốc gia
khác; (iii) Rủi ro địa chính trị ở các quốc gia, khu vực (như rủi ro liên quan đến kết quả bầu
cử tổng thống Mỹ, đàm phán Brexit, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, tranh chấp biển Đông...);
và (iv) Khả năng xảy ra bất ổn tài chính trên phạm vi toàn cầu (Viện Nghiên cứu & Đào tạo
BIDV, 2020). Nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi tác động chung này.
- Không phải lãi suất mà thiếu nhu cầu vay vốn mới là vấn đề mà nền kinh tế đang phải đối
mặt hiện nay nên giải pháp thúc đẩy nền kinh tế bằng cách hạ lãi suất cũng là một thách thức.
Ngoài ra, việc cố gắng ép tín dụng có thể dẫn đến đầu tư quá mức (Fitch Solutions, 2020).
- Nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài khi phụ thuộc quá nhiều vào xuất
nhập khẩu. Để chống lại những cú sốc do một đối tác thương mại nào đó gây ra, Việt Nam
phải đa dạng hóa các đối tác thương mại của mình. (Market Line, 2020).
Sự khác biệt so với tình hình giai đoạn hiện nay 2022: giai đoạn này xuất hiện lạm phát
thấp gây thâm hụt ngân sách, nợ công lớn và tăng nhanh. Tình hình hiện nay năm 2022 xuất
phát từ cả phía cung và phía cầu nhưng cung nhiều hơn, nợ, đình lạm dẫn đến suy thoái toàn
cầu.
3. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA VIỆT NAM:
Mặc dù theo lý thuyết đề xuất chính sách là sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, chính sách
tiền tệ mở rộng và phá giá đồng tiền nhưng thực tế dựa trên tình hình Việt Nam và thế giới
hiện nay thì xuất hiện những lý do không thể thực hiện chính sách. Sau đây là những đề xuất
chính sách của nhóm:
3.1. Giai đoạn 1: Thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp
3.1.1. Lý do lựa chọn chính sách:

Do tình hình bất ổn kinh tế toàn cầu: Cuộc chiến chống lạm phát ngày càng căng thẳng: Cục
dự trữ liên bang Hoa Kỳ FED nhiều đợt tăng lãi suất. Đặc biệt, ngày 14/12/2022 gần đây,
FED tăng lãi suất thêm 0,5% (lãi suất đã lên mức khoảng 4,25% đến 4,5%) - cao nhất trong
khoảng 15 năm và tiếp tục dự tính tăng vào năm 2023. Đây là một tin xấu kéo theo các hệ quả
tiêu cực như: thị trường ngoại hối biến động mạnh, đồng nội tệ Việt Nam đang bị đánh giá
cao hơn. Nếu Việt Nam duy trì không tăng lãi suất thì sẽ có nguy cơ dòng vốn tháo chạy khỏi
quốc gia. Đồng thời, Việt Nam là một nước dựa vào xuất nhập khẩu rất lớn. Nếu không tăng
lãi suất để bình ổn tỷ giá đối hoái trong lúc nội tệ đang bị đánh giá cao hơn, hàng hóa của Việt
Nam mất ưu thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa của Mỹ, gây ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
của nước ta. Thêm vào đó, nếu không có sự thay đổi hay điều chỉnh nào, nhập khẩu hàng hóa
trong giai đoạn này có thể khiến Việt Nam nhập khẩu lạm phát.

Như vậy, để làm chậm đà tỷ giá tăng mạnh, tránh việc tiền đồng mất giá mạnh thì cần tăng lãi
suất lên để ổn định tỷ giá.

Ngày 14/12/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đã dự đoán lạm phát Việt Nam năm nay
được điều chỉnh xuống mức 3,5%. Điều này chứng nền kinh tế Việt Nam còn vận hành tốt.
Tuy nhiên, cuộc chạy đua tăng lãi suất và cuộc chiến chống lạm phát của các nước trên toàn
thế giới vẫn đang tiếp diễn. Do đó, cần phải giữ vững và ổn định lạm phát để có thể ứng biến
với những diễn biến xấu có thể xảy ra trong tương lai.
6
• Tình hình trong nước: Hậu Covid-19: Sau khi hàng loạt chính sách nới lỏng, các gói
hỗ trợ người dân, giảm thuế được tung ra. Các tổ chức tín dụng đã tăng cường cho
vay. Tín dụng tăng nhanh trong khi huy động vốn tăng rất chậm đã khiến hệ thống
ngân hàng gặp khó khăn về tính thanh khoản do thiếu vốn.
• Việc tăng lãi suất giúp các ngân hàng thương mại vừa đảm bảo cung ứng vốn, vừa
đảm bảo thanh khoản, đồng thời kiểm soát lạm phát cho cả năm nay và năm 2023.
• Độ trễ của chính sách: Chính sách tiền tệ có độ trễ trong ngắn và độ trễ ngoài cao. Tuy
chính sách này có khoảng thời gian từ lúc đề ra biện pháp đến khi phát huy tác dụng
lớn nhưng do khoảng thời gian từ lúc phát hiện trục trặc đến khi đề ra biện pháp lại
ngắn hơn

Kết luận: Có thể thay đổi linh hoạt chính sách thắt chặt hay mở rộng trước tình hình kinh tế
đang biến đổi do tác nhân trong, ngoài nước khó lường.

3.1.2. Biện pháp cụ thể: Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong một khoảng
thời gian

• Tăng lãi suất để ứng biến với nhịp độ tăng lãi suất trên toàn thế giới.
• Nâng tỷ giá VND/USD.

3.1.3. Kết quả kỳ vọng của việc tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ:

Ổn định lại tỷ giá để hàng xuất khẩu Việt Nam không nằm trong tình trạng bất lợi.

Tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài với môi trường Việt Nam, giảm nguy cơ dòng
vốn tháo chạy.

Với chính sách tăng lãi suất như trên, nhóm kỳ vọng khi Ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng
lãi suất kéo theo hàng loạt các ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất huy động, nhờ đó có
thể kiểm soát được một phần lạm phát (do bản chất của lạm phát hiện nay là sốc về phía cung
và chi phí đẩy nên tác động từ lãi suất không thể trị lạm phát triệt để).

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một sự suy thoái. Do đó không thể thực hiện chính
sách thắt chặt quá mức mà cần phải có sự linh hoạt chính sách cho từng giai đoạn. Và chính vì
lý do đó, nhóm đề xuất thêm chính sách kết hợp cho giai đoạn sau.

Hình 5: Xu hướng di chuyển kỳ vọng của giai đoạn 1


7
Theo những kỳ vọng trên, đồng nội tệ Việt Nam cải thiện tình trạng bị đánh giá cao nhưng.
Điểm định vị sẽ di chuyển thẳng lên trên.

➢ Nhóm định vị nền kinh tế Việt Nam sẽ di chuyển lên phía trên và dừng tại điểm gần
sát với RER=1 với vị trí cụ thể như đồ thị trên.

3.2. Giai đoạn 2: Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở
rộng
3.2.1. Lý do lựa chọn chính sách:
Việt Nam sẽ đối mặt với một đợt suy thoái nguyên do xuất phát từ cả phía cung và cầu.
• Phía cung, hậu Covid chưa phục hồi hoàn toàn khiến sản xuất trong nước gặp khó
khăn. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu chậm lại. Tình hình cắt giảm lao động, cắt giờ
làm, nghỉ việc luân phiên xuất hiện trở lại. Chính sách “Zero Covid” làm ảnh hưởng
đến nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho một số ngành. Chiến tranh Nga- Ukraine đẩy
giá xăng dầu, giá lương thực lên cao khiến chi phí bị sản xuất bị đẩy lên cao ảnh đến
chuỗi cung ứng và các hoạt động trao đổi trong nước. Không những thế, biến đổi khí
hậu (thời tiết trở lạnh vào ngày cuối năm) làm cho nguồn cung về lương thực, thực
phẩm trong nước có những tín hiệu xấu => Cung giảm nghiêm trọng.
• Phía cầu cũng có những khó khăn từ trong trong và ngoài nước.Nguồn cầu từ phía bên
ngoài xuất hiện khó khăn do các bạn hàng chủ lực của Việt NAm: Trung Quốc thực
hiện nghiêm ngặt chính sách “Zero Covid”, Mỹ và các nước châu Âu bị lạm phát
khiến nhu cầu hàng hóa giảm. Ở trong nước, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do thiếu hụt
đơn hàng, thị trường chứng khoán và bất động sản đóng băng khiến tâm lí các nhà đầu
tư bi quan. Ngoài ra do chính sách tiền tệ thắt chặt từ trước đó, người tiêu dùng có xu
hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng khiến cầu trong nước giảm. =>Cầu cũng đang
trong tình trạng giảm.
Vậy, từ những tác động từ nhiều phía, ta có thể thấy phía cung đang trong tình trạng bị áp
lực nhiều hơn. Tuy nhiên, phía cầu có khởi sắc hơn với kỳ vọng do tăng hàng hóa nhập
khẩu cho các nước châu Âu và châu Mỹ vào dịp Giáng sinh, hay việc tăng tiêu dùng trong
dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Do đó, ta không cần tập trung nhiều vào cầu mà nên ưu tiên
cải thiện cung.
Kết luận: Nền kinh tế đang rơi vào trạng thái chịu những cú sốc từ cả hai phía cung, cầu
và đặc biệt tiêu cực ở phía cung. Do đó, cần có những biện pháp cải thiện cung từ các gói
hỗ trợ để tạo động lực cho sản xuất và cũng cần xem xét về việc tận dụng thời gian và các
sự kiện sắp tới để đưa các giải pháp kích cầu hợp lý.
3.2.2. Biện pháp cụ thể:

Trị lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất hiện nay không giải quyết cốt lõi vấn đề. Hơn
nữa, dựa theo tình hình kinh tế nước ta hiện nay, giải quyết lạm phát từ phía cung hết sức
quan trọng. Do đó nhóm đề xuất là nên kết hợp linh hoạt giữa thắt chặt và mở rộng chính sách
tiền tệ và tài khóa.

Chính sách tài khóa mở rộng:

• Tận dụng OPECs vừa có cuộc họp cắt giảm giá xăng dầu, thực hiện giảm thuế bảo vệ
môi trường, giảm thuế xuất nhập khẩu xăng dầu, giảm thuế cho các ngành hàng xuất
khẩu, sản xuất kinh doanh.
• Tăng lương cơ sở theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, hỗ trợ
trực tiếp người lao động.
• Sau khoảng thời gian sử dụng chính sách thắt chặt, tăng lãi suất để ứng phó lại với các
đợt tăng lãi suất của FED và kiểm soát lạm phát, đảm bảo tính thanh khoản của các
ngân hàng thì sẽ kết hợp với giảm.
8
Chính sách tiền tệ mở rộng:

• Giảm lãi suất cho vay. Tiếp tục tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, tránh gây thất
thoát theo những việc chính phủ đã thực hiện từ tháng 5/2022.
• Bên cạnh thực hiện những chính sách tiền tệ, tài khóa, bảo đảm một nền nông nghiệp
phát triển có hiệu quả, cung cấp đủ nhu cầu lương thực và an ninh lương thực cho
nước ta, tiếp tục tạo việc làm bằng cách phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện kinh tế số. Đa dạng hóa mối quan hệ song phương, đa phương
với nhiều nước tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường.

3.2.3 Kết quả kỳ vọng

Kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam sau chính sách đề nghị: Kích cầu thành công hoàn toàn và
lạm phát bắt đầu mất kiểm soát.

• Triển khai công cụ tài khóa và tiền tệ thuận lợi: Kỳ vọng chính sách tài khóa, tiền tệ thành
công làm tâm lý người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư lạc quan hơn vào tình hình đầu
năm mới làm cho cầu tăng mạnh. Đồng thời, các gói hỗ trợ người lao động và doanh
nghiệp, chính sách giảm thuế từ chính sách tài khoá sẽ có tác dụng, giúp thị trường lao
động và hoạt động doanh nghiệp khởi sắc hơn.
• Độ trễ thấp: Chính sách tài khóa có độ trễ ngoài nhỏ nên từ giai đoạn thực thi các biện
pháp đến khi các biện pháp phát huy tác dụng sẽ ngắn hơn. Tận dụng được độ trễ ngoài
thấp kết hợp với các sự kiện đầu năm 2023, kỳ vọng Việt Nam kích cầu thành công là rất
khả thi.
• Lãi suất thế giới bất ổn và có nguy cơ tăng mạnh: Cuộc chiến chống lạm phát của Hoa Kỳ
vẫn trong giai đoạn căng thẳng, FED đã tăng lãi suất đến 50 điểm vào ngày 14/12/2022
gần đây cùng với dự báo sẽ tiếp tục tăng vào năm 2023. Đây là tín hiệu xấu cho thấy lạm
phát trên thế giới vẫn chưa được ổn định.

Ngoài ra, một số tín hiệu tiêu cực khác đang hiện hữu như:

• Chiến tranh Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc tạo nên nguy cơ về tăng giá lương
thực và nhiên liệu một lần nữa.
• Mỹ dỡ bỏ thuế quan nặng nề đối với hàng hóa Trung Quốc có thể giảm lợi thế cạnh tranh
hàng xuất khẩu qua Mỹ (một trong những bạn hàng chủ lực) làm ảnh hưởng đến cán cân
thương mại.
• Sản lượng dầu Nga có thể giảm vào đầu năm 2023 do lệnh cấm nhập khẩu bằng đường
biển của EU có thể lạm giá xăng dầu biến đổi tiêu cực.

Tuy nhiên có các biện pháp kích cung mạnh tay nhưng thời gian để thu được kết quả và tạo ra
lượng cung mới là rất dài (trồng trọt, sản xuất hay khai thác cần nhiều thời gian để cho ra sản
phẩm cuối cùng) vì thế nếu kích cầu thành công trước tình trạng không đủ nguồn cung sẽ gây
ra lạm phát nhanh chóng. Kết hợp với sức ép từ suy thoái toàn cầu và cuộc chiến chống lạm
phát đang trong giai đoạn căng thẳng của nhiều nước trên thế giới, việc lạm phát quay trở lại
là hoàn toàn có thể xảy ra.

Kết luận: Thế nhưng bằng chính sách tài khóa kết hợp tiền tệ như trên, kỳ vọng nền kinh tế
Việt Nam sau khi trải qua 2 giai đoạn mà nhóm đã nêu trên sẽ có thể có đủ nguồn cung để
ứng biến với biến động thế giới. Tuy nguy cơ suy thoái toàn cầu vẫn là vấn đề nan giải nhưng
lượng FDI dồi dào, kiều hối vào dịp tết có thể hỗ trợ nền kinh tế, lực lượng lao động trẻ và
tầng lớp trung lưu đông đúc trong nước cũng tạo nên triển vọng thúc đẩy tiêu dùng. Vì thế,
vào năm 2023 sau khi thực hiện các chính sách trên, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ

9
khởi sắc hơn và có nguồn cung dự trữ để ứng biến linh hoạt theo từng nhịp biến động của thế
giới.

Hình 5: Xu hướng dịch chuyển kỳ vọng của giai đoạn 2

Với chính sách tiền tệ mở rộng khuyến khích tâm lý người tiêu dùng và nhà đầu tư kết hợp
với chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng
trong nước sẽ tăng lên => Kéo nền kinh tế di chuyển sang phải gần điểm cân bằng hơn.

3.3. Kết luận:

Lạm phát vào đầu năm 2023 là điều khó tránh khỏi dù lạm phát nước ta vẫn chưa vượt ra khỏi
tầm kiểm soát => Trước tiên cần kiểm soát lạm phát ở mức ổn định bằng chính sách tiền tệ
thắt chặt để không bị tác động quá nhiều từ lạm phát và suy thoái toàn cầu được dự báo trong
năm tới. Và khi đã thắt đủ chặt, cần thay đổi chính sách để nền kinh tế không bị rơi vào suy
thoái.

Tiếp sau đó, sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa mở rộng là
việc cần được chú trọng và thực hiện một cách quyết liệt. Tuy không thể trị được lạm phát,
nhưng với nỗ lực kiểm soát từ chính sách tiền tệ thắt chặt trước, kỳ vọng lạm phát dù vượt
trên 4% nhưng sẽ không tăng quá 5%. Ngoài kỳ vọng thành công kích cầu, việc hỗ trợ mạnh
tay cho việc kích cung cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ đủ nhu cầu trong nước và tạo ra lợi thế
xuất khẩu trước các cuộc khủng hoảng (đặc biệt là lương thực, thực phẩm) tiềm tàng trong
giai đoạn này.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Moss, D.A. (2014) A concise guide to macroeconomics: What managers, executives, and
students need to know. Boston (Mass.): Harvard Business School Press; 2nd edition.

Mankiw, N.G. (2016) Macroeconomics. Worth Publishers; 9th edition.

Mankiw, N.G. (2020) The Covid-19 Recession of 2020. In: Macroeconomics. 11th ed.

Perkins, D.H. and Perkins, D.H. (2013) Economics of development. New York: W.W. Norton
& Company.

Frankel, J. et al. (2022) Get ready for reverse currency wars: By Jeffrey Frankel, Project
Syndicate. Available at: https://www.project-syndicate.org/commentary/strong-dollar-
high-inflation-reverse-currency-wars-by-jeffrey-frankel-2022-05 (Accessed: December
18, 2022).

Lê Thị Thùy Vân (2021) Chuyên đề 4: PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG NĂM 2014. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính

Nguyễn Thị Phương Dung (2021) Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm
2021. Khoa lý luận chính trị, Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội

Hà Thu (2020) Covid-19 là cú sốc kép hiếm hoi với kinh tế toàn cầu. Available at:
https://vnexpress.net/covid-19-la-cu-soc-kep-hiem-hoi-voi-kinh-te-toan-cau-
4064539.html (Accessed: December 18, 2022).

Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc thực hiện các mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô (2020) Available at:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM187048 (Accessed: December 18, 2022).

Minh Phương (2022) Ngân hàng Nhà nước không để ngân hàng thương mại nào rơi vào tình
trạng mất thanh khoản. Available at: https://dangcongsan.vn/kinh-te/ngan-hang-nha-
nuoc-khong-de-ngan-hang-thuong-mai-nao-roi-vao-tinh-trang-mat-thanh-khoan-
627637.html (Accessed: December 18, 2022).

TỔNG CỤC THỐNG KÊ (2022) NỀN KINH TẾ TIẾP TỤC XU HƯỚNG PHỤC HỒI.
Available at: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2022/12/nen-kinh-te-tiep-tuc-xu-
huong-phuc-hoi/ (Accessed: December 18, 2022).

Hải Liên (2022) Các chính sách hỗ trợ rất quan trọng để quyết liệt phục hồi tăng trưởng.
Available at: https://baochinhphu.vn/cac-chinh-sach-ho-tro-rat-quan-trong-de-quyet-
liet-phuc-hoi-tang-truong-102306589.htm (Accessed: December 18, 2022).

Dữ liệu và các khuyến nghị từ

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.centralbank.vn ;

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam: http://www.mpi.gov.vn;

3. Bộ Tài chính Việt Nam: http://www.mof.gov.vn;


4. Quỹ Tiền tệ Quốc tế: www.imf.org;

5. Ngân hàng Phát triển châu Á: www.adb.org


PHỤ LỤC

1. Hình 1: Mô hình AS – AD

Để xác định được năm sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, nhóm đã sử dụng phương
pháp lọc Hodrick – Prescott (HP), do đó xác định được năm 2019 chính là năm mà nền kinh
tế Việt Nam đạt được trạng thái toàn dụng. Vì vậy, điểm cân bằng của năm 2019 được giao
bởi đường tổng cung dài hạn (LRAS), tổng cung ngắn hạn (SRAS) và tổng cầu (AD).

Đại dịch Covid – 19 tại Việt Nam có dấu hiệu bùng phát vào năm 2020 và diễn biến cực kỳ
phức tạp vào năm 2021 tạo nên cú sốc cung vòng 1 và tác động tiêu cực lên sức cầu khiến cho
đường SRAS dịch sang trái, đường AD dịch trái khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2.17% vào
năm 2019 lên 3.2% vào năm 2021. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 2.79% vào năm 2019 xuống còn
1.83% vào năm 2021 do đường tổng cầu dịch trái và các biện pháp kiềm chế lạm phát của
Chính phủ. Năm 2022, Chính phủ Việt Nam tiến hành chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích
cầu giải quyết hệ quả do đại dịch Covid – 19 để lại, cùng với đó là sự kiện chiến tranh Nga –
Ukraine bùng nổ tạo nên cú sốc cung vòng 2. Hệ quả là mức giá chung trong toàn bộ nền kinh
tế tăng cao (đặc biệt là giá xăng dầu) khiến cho đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang
trái một lần nữa. Với tác động của chính sách tài khóa mở rộng, đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải kết hợp với đường tổng cung ngắn hạn mới tạo nên điểm cân bằng mà tại đó tỷ lệ
lạm phát trung bình năm 2022 là 3.17% và tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 2.35%. Cụ thể, tỷ lệ
thất nghiệp 3 quý đầu năm 2022 được duy trì ổn định lần lượt là 2.46%, 2.32%, 2.28% và
theo dự đoán quý 4 năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp đạt mốc 2.2%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát có
dấu hiệu tăng liên tục trong suốt năm 2022 khi đạt mốc 4.37% vào tháng 11, dự báo tỷ lệ lạm
phát sẽ đạt mốc 4.8% vào cuối năm.

2. Hình 2: Mô hình thị trường tiền tệ MS – MD

Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã duy trì mức lãi suất điều hành khoảng 6.2% trong suốt 3
quý đầu năm 2019 và tiến hành giảm lãi suất xuống còn khoảng 6% vào 3 tháng cuối cùng
của năm. Với 3 kỳ giảm lãi suất đáng kể trong năm 2020 và vào cuối năm, lãi suất đạt khoảng
4%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung
tiền M2 (năm 2019 cung tiền M2 đạt 10,573,725 tỷ đô, năm 2020 cung tiền M2 đạt
12,110,606 tỷ đô) nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch Covid – 19 lên sức cầu của
nền kinh tế.

Ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng cung tiền M2 (năm 2021 cung tiền M2 đạt 13,402,097 tỷ
đô) và giữ mức lãi suất 4% trong suốt năm 2021. Chính sách tiền tệ mở rộng trong bối cảnh
đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp phần nào hạn chế sự dịch chuyển sang trái quá lớn của
đường tổng cầu trong mô hình AS – AD. Dự báo cung tiền M2 vào cuối năm 2022 đạt khoảng
13,240,000 tỷ đô, đường cung tiền MS giữ nguyên (có thể dịch trái không đáng kể) cùng với
lãi suất 4% trong 3 quý đầu năm 2022, có thể nói điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ Việt
Nam không khác biệt so với năm 2021. Nhằm đối phó với vấn đề đồng nội tệ đang dần bị mất
giá bởi Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Việt Nam
đã tăng lãi suất điều hành lên 5% vào tháng 10, 6% vào tháng 11 và dự kiến đạt mốc 7% vào
cuối năm.

3. Bảng tính ước lượng sản lượng GDP thực và GDP kỳ vọng năm 2022
Dự đoán
Năm 2017 2018 2019 2020 2021 2022
gY thực tế
(%) 6,80% 7,10% 7% 2,90% 2,60% 7,50%
GDP
thực(Tỷ
đồng) 4102936,47 4417927,60 4772579,62 4772579,62 5165180,98 5552569,55
gY kỳ
vọng(%) 7% 7% 7% 7% 7% 7%
GDP kỳ
vọng(Tỷ
đồng) 4093327,21 4379860,12 4686450,32 5014501,85 5365516,98 5741103,16
Nguồn: Trading Economics
Tốc độ tăng trưởng GDP kỳ vọng của Việt Nam tính từ năm 2017 đến nay là 7%; Tốc độ tăng
trưởng GDP 2022 được Ngân hàng hàng Phát triển châu Á ADB dự đoán gần đây nhất vào
ngày 14/12/2022 là 7,5%.

Nếu chỉ so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của giai đoạn và tốc độ tăng trưởng GDP được dự
đoán trong năm nay thì ta có thể thấy % năm nay lớn hơn gY trung bình. Tuy nhiên tăng
trưởng của gY năm nay là kết quả của tốc độ tăng trưởng 2,9% và 2,6% từ 2 năm trước đó
nên tốc độ tăng trưởng không thể phản ánh được sản lượng thực tế.
Nhóm đã tiến hành tìm kiếm số hiệu gY qua từng năm để tính sản lượng thực tế và sản lượng
kỳ vọng. Kết quả cho thấy, Sản lượng thực tế bé hơn sản lượng kỳ vọng.

4. Tỷ giá hối đoái thực song phương

Tỷ giá hối đoái thực song phương BRER


2017 2018 2019 2020 2021 2022
Trung Quốc 1.00 0.96 0.95 1.01 1.03 0.96
Hoa Kỳ 1.00 1.01 1.01 0.99 1.02 1.16
Nhật Bản 1.00 1.01 1.02 1.04 0.92 0.79

5. REER
Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế. Một quốc
gia khi tham gia vào hoạt động thương mại và giao dịch với quốc gia khác thì việc xây dựng
một chỉ số chung phản ánh giá trị chung của đồng tiền so với một giỏ tiền khác, được tính dựa
trên các tỷ giá song phương (BRER) và tỷ trọng thương mại giữa quốc gia đó với các quốc
gia khác có quan hệ thương mại trở nên cần thiết.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương đồng thời giúp xác định được vị trí của nền kinh tế Việt Nam
2022 trong biểu đồ EB – IB.
Tỷ giá hối đoái thực đa phương REER
Trọng số thương mại đối tác (%) 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Trung Quốc 0.21 0.21 0.21 0.20 0.22 0.22 0.21
Hoa Kỳ 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.17
Nhật Bản 0.13 0.13 0.13 0.13 0.13 0.12 0.10
Hàn Quốc 0.11 0.11 0.11 0.10 0.11 0.10 0.10
Đài Loan 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07
Singapore 0.07 0.07 0.06 0.06 0.06 0.06 0.07
Thái Lan 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.04 0.04
Australia 0.04 0.04 0.03 0.03 0.04 0.03 0.03
Malaysia 0.04 0.04 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03
Đức 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03
Hong Kong 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03 0.03
Indonesia 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02
Anh 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02
Ấn Độ 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02
Hà Lan 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02
Việt Nam 1.00 0.98 0.98 1.00 0.97 0.96

You might also like