Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỤC LỤC

Lời nói đầu 2

I. Khái quát chung 2

1. Khái niệm thu NSNN 2

2. Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương 2

II. Vấn đề phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền địa 5
phương trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật
và những nhận xét pháp lý
5
1. Thẩm quyền phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền
địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội

2. Mức phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương 6

trên địa bàn thành phố Hà Nội

3. Những nhận xét pháp lý 11

Kết luận 12

13
Danh mục tài liệu tham khảo

1
LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống ngân sách nhà nước (NSNN) gồm Ngân sách trung ương (NSTW) và
Ngân sách địa phương (NSĐP) được tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng và
nhiệm vụ mỗi cấp chính quyền. Về nguyên tắc, phân cấp quản lý NSNN phải đảm bảo
nguyên tắc thống nhất của hệ thống NSNN và nguyên tắc độc lập, tự chủ của các cấp
ngân sách. Bên cạnh đó, trong bối cảnh thực hiện cam kết AFTA và WTO, nguồn thu
của ngân sách trung ương từ thuế nhập khẩu đang giảm mạnh. Việc giảm thuế TNDN
cũng đã tác động mạnh tới cơ cấu nguồn thu của cả NSTW và NSĐP. Đặc biệt trong
bối cảnh thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) ở cấp huyện, quận,
phường thì việc điều chỉnh phân cấp quản lý NSNN tạo quyền tự chủ thực sự cho địa
phương là một yêu cầu cấp bách nhằm phát triển nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi
không ngừng gia tăng. Bài viết này nhóm em xin trình bày về đề tài: “Tìm hiểu việc
thực thi pháp luật về phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương
trên địa bàn Hà Nội và đưa ra những nhận xét pháp lý?”.

BÀI LÀM

I. Khái quát chung


1. Khái niệm thu NSNN
Theo như Giáo trình Luật Ngân sách Nhà nước của trường đại học Luật Hà Nội
tr.74 thì khái niệm thu ngân sách nhà nước được hiểu như sau: “Thu ngân sách nhà
nước là họat động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước theo những
trình tự và thủ tục pháp luật quy định trên cơ sở các khoản thu đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.”
2. Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương
* Khái niệm

2
- Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội
đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (Ngân sách cấp tỉnh, Ngân sách cấp huyện, Ngân
sách cấp xã).

- “Phân chia nguồn thu cho ngân sách địa phương là việc xác định các cấp ngân
sách địa phương được tập trung những nguồn thu nào và mức độ tập trung đến đâu”.
(Giáo trình luật NSNN – trường đại học Luật Hà Nội, 2010)

* Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:


a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên từ thu dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất;
h) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Lệ phí trước bạ;…..” (Điều 32 LNSNN 2002).

* Nguyên tắc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương
- Trước hết, việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương
được thực hiện theo nguyên tắc :” Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu
bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực
cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách
các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;”( điểm c khoản 2 điều 4
luật Ngân sách nhà nước 2002)

3
Quy định này đã khắc phục được nhược điểm của Luật ngân sách nhà nước
1996( sửa đổi bổ sung 1998) trong việc phân phối thu giữa các cấp ngân sách ở địa
phương. Luật cũ phân định cụ thể chi tiết nguồn thu thống nhất cho từng cấp ngân
sách ở tất cả các địa phương. Quy định vậy là không phù hợp. Mỗi địa phương có đặc
thù riêng dẫn đến nguồn lực, yêu cầu và khả năng quản lý khác nhau từ đó vai trò, vị
trí của ngân sách các cấp huyện(quận, thị xã), xã ( phường, thị trấn) ở từng tỉnh, thành
phố không giống nhau. Phân giao nguồn thu giống nhau cho các cấp ngân sách ở các
địa phương khác nhau với những đặc thù khác nhau sẽ dẫn đến những ách tắc trong
khẩu tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thu này. Quy định này cũng trao quyền cho hội
đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phân giao nguồn thu cho từng cấp ngân sách
huyện và xã thuộc địa phương mình. Tuy nhiên, quyết định của hội đồng nhân dân
tỉnh không thể tùy tiện mà phải dựa vào những nguyên tắc pháp lý được quy định tại
khoản 1 điều 34 luật ngân sách nhà nước 2002.

- Phân cấp cụ thể nguồn thu cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa
phương theo nguyên tắc quy định tại điều 34 của luật ngân sách nhà nước 2002. Ngoài
ra, việc phân phối nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương cũng được quy
định tại các điều 35, 36 của luật này.
* Thầm quyền quyết định phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa
phương
Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định việc phân phối thu giữa các cấp
ngân sách chỉ được Quốc hội quyết định chi tiết cho hai cấp ngân sách là cấp trung
ương và cấp tỉnh. Việc phân giao nguồn thu cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và
xã thuộc địa bàn mỗi tỉnh do Hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phù hợp với đặc
thù, khả năng, và nhu cầu địa phương mình (điểm c khoản 2 Điều 4 Luật ngân sách
nhà nước năm 2002). Tuy nhiên, quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh không thể
tùy tiện mà phải dựa vào những nguyên tắc pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều
34 LNSNN năm 2002. Nói cách khác, LNSNN năm 2002 quy định cụ thể nguồn thu

4
cho hai cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đồng thời đề ra các
nguyên tắc nhằm định hướng phân phối thu của cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh
khi phân bổ nguồn thu cho các cấp ngân sách huyện và xã trên địa bàn tỉnh quản lý.
* Ý nghĩa của việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương
Việc phân chia nguồn thu cho phép định lượng được các khoản thu ở từng cấp
chính quyền địa phương quản lý, từ đó có thể dự đoán được khả năng tự đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của từng cấp ngân sách và phần còn thiếu mà ngân sách cấp trên phải chi
điều tiết bổ sung nhằm đảm bảo khả năng cấp phát, chi trả, thanh toán của ngân sách
cấp đó hoặc phần thừa sẽ bổ sung cho cấp ngân sách trên để đảm bảo khả năng thanh
toán, chi trả cho toàn bộ hệ thống.

Việc phân chia nguồn thu của ngân sách các cấp địa phương nói riêng ( ngân
sách các cấp nói chung) được xây dựng trên cơ sở quán triệt tinh thần phát huy những
kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế tồn tại trong quá trình thực thi Luật
ngân sách năm 1996. Đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, khuyến
khích địa phương chăm lo đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, bồi dưỡng nguồn thu,
chống thất thu, thực hành tiết kiện chi để tự cân đối ngân sách và tăng cường đóng
góp cho ngân sách nhà nước.

II. Vấn đề phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa
bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật và những nhận xét pháp lý

1. Thẩm quyền phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại điểm c khoản 2 điều 4
Luật ngân sách nhà nước 2002 thì: “Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu
bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực
cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách

5
các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;”. Theo đó, đối với cấp
ngân sách địa phương thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền quyết định, chủ động trong việc phân phối thu,
chi cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương
mình quản lý và phải quán triệt các nguyên tắc pháp lý nhất định. Riêng đối với thẩm
quyền phân chia các khoản thu ngân sách thì theo khoản 2 điều 34 Luật ngân sách nhà
nước 2002: “Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Thủ tướng
Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách
các cấp chính quyền địa phương.”. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thành phố
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương nên Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
có thẩm quyền trong việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp
chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội, quốc phòng, an
ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn thành phố. Điều này, đã được Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện thông qua Nghị quyết số 15/2010/NQ-
HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố về phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

2. Mức phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa
bàn thành phố Hà Nội

Theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND có nêu ra quy định phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách (chi tiết theo phụ lục số 01); quy định tỷ lệ phần
trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách (chi tiết theo phụ lục số 02) và
quy định định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn
2011-2015 (chi tiết theo phụ lục số 03). Từ đó, phân tích về việc phân chia nguồn thu
giữa các cấp ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

6
- Thứ nhất, về thời hạn thực hiện việc phân chia nguồn thu ngân sách thì theo quy
định tại điểm e khoản 2 điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì: “Thực hiện phân
chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp
và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát
triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản
thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định
từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp
dưới.”. Căn cứ theo quy định này cho thấy, việc thực hiện phân chia nguồn thu giữa
các cấp ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo Nghị quyết
15/2010/NQ-HĐND là từ năm 2011 đến năm 2015 là 5 năm là hoàn toàn phù hợp với
quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách
trong địa bàn thành phố Hà Nội cũng được quy định cụ thể đối với từng nguồn thu thì
ngân sách thành phố, ngân sách quận huyện, ngân sách xã phường thị trấn được
hưởng bao nhiêu phần trăm từ ngân sách. Ví dụ: Đối với thuế môn bài thu từ DNNN;
DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn; các cơ sở kinh tế của cơ quan hành
chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố thì ngân sách thành
phố được hưởng 100%; đối với thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác
xã, …) thì ngân sách quận huyện được hưởng 100%; đối với thuế môn bài từ cá nhân,
hộ kinh doanh thì trên địa bàn phường thì ngân sách quận huyện được hưởng 70%,
còn ngân sách xã phường thị trấn được hưởng 30%, tuy nhiên trên địa bàn xã thị trấn
thì ngân sách xã phường thị trấn được hưởng 100%.
- Thứ hai, về việc phân chia nguồn thu ngân sách ở cấp tỉnh, mà cụ thể ở đây là
thành phố Hà Nội thì theo phụ lục 2 Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND thì ngân sách
thành phố Hà Nội được hưởng 100% khoản thu từ các nguồn thu có vai trò quan
trọng, giá trị cao, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn thành
phố. Ví dụ: khoản thu từ thuế môn bài thu từ doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn; các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính, sự

7
nghiệp, Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố; khoản thu từ thuế tài nguyên
từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thuế tài
nguyên thu từ hoạt động khai thác dầu khí); khoản thu từ tiền sử dụng đất các dự án di
dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Tiền sử dụng
đất các dự án đấu giá đất thực hiện cơ chế đầu tư trở lại phát triển hạ tầng khu đấu giá
đất, gồm: Khu đô thị mới Cầu Giấy, khu đô thị mới Mỗ Lao, khu TT hành chính quận
Hà Đông, khu đô thị mới Xuân Phương huyện Từ Liêm; quận Long Biên (theo Quyết
định số 5560/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND Thành phố Hà Nội) tương ứng
với kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường QL1A đoạn cầu Chui - cầu Đuống ; phần
tiền sử dụng đất còn lại sau khi đầu tư theo cơ chế đặc thù sẽ thực hiện điều tiết theo
cơ chế chung; khoản thu từ tiền cho thuê mặt đất, mặt nước của DN có vốn đầu tư
nước ngoài (không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động khai thác dầu khí); khoản thu
từ thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc thành phố quản lý; khoản thu
từ thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa
phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của Thành phố; khoản thu từ
huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3
điều 8 của Luật ngân sách nhà nước 2002;...Ngoài việc ngân sách thành phố Hà Nội
được hưởng 100% khoản thu từ các nguồn thu nêu trên thì theo điểm c khoản 1 điều
34 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì: “Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu
50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất;”. Hơn nữa, theo
điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP thì: “Ngân sách tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp và ngân
sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;”. Từ đó, căn cứ theo những
quy định này thì việc phân chia ngân sách đối với các khoản thu nêu tại điểm c khoản
1 điều 34 Luật ngân sách nhà nước 2002 đối với ngân sách cấp tỉnh tại địa bàn thành
phố Hà Nội như sau: Đối với khoản thu lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài
sản khác thì: quận Hoàn Kiếm được hưởng 83%; quận Ba Đình được hưởng 88%;

8
quận Đống Đa được hưởng 84%; quận Hai Bà Trưng được hưởng 82%; quận Thanh
Xuân được hưởng 82%; quận Cầu Giấy được hưởng 83%; huyện Từ Liêm được
hưởng 73%; thị xã Sơn Tây được hưởng 50%; các quận, huyện còn lại được hưởng
58%. Có thể thấy, tỉ lệ phân chia nguồn thu ngân sách trên đều lớn hơn 50% nên hoàn
toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thứ ba, về việc phân chia nguồn thu ngân sách ở cấp quận, huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội cũng được hưởng 100% các khoản thu có vai trò quan trọng đối với
việc thực hiện các chủ trương, chính sách của cấp quận, huyện thuộc địa bàn quận,
huyện. Ví dụ: khoản thu từ thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
(công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, …);
khoản thu từ thuế tài nguyên từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất;
khoản thu từ tiền cho thuê mặt đất, mặt nước (không kể thu từ khu vực doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động khai thác dầu khí); khoản thu từ thuế sử dụng
đất nông nghiệp thu từ các nông trường, trạm, trại nhà nước quản lý; khoản thu từ Thu
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý,...
- Thứ tư, về việc phân chia nguồn thu ngân sách ở cấp xã thì theo điểm b khoản 1
điều 34 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì: “Trong các nguồn thu của ngân sách xã,
thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển
quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử
dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.”. Ngoài ra, theo
điểm c khoản 1 điều 5 Nghị định số 60/3003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật ngân sách nhà nước thì: “Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung
là ngân sách cấp xã). Từ đó, căn cứ theo những quy định này thì việc phân chia ngân
sách đối với các khoản thu nêu tại điểm b khoản 1 điều 34 Luật ngân sách nhà nước
2002 đối với ngân sách cấp xã tại địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
Đối với khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất thì ngân sách cấp xã trên địa bàn
thành phố Hà Nội không có nguồn thu này nên không được hưởng phần trăm từ
nguồn thu này.

9
Đối với khoản thu thuế nhà, đất thì ngân sách cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội
được hưởng 100% từ nguồn thu này.
Đối với khoản thu thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh thì ngân sách cấp xã
trên địa bàn Hà Nội được hưởng 100% từ nguồn thu này khi cá nhân, hộ kinh doanh ở
trên địa bàn thuộc cấp xã. Ngoài ra, ngân sách cấp xã còn được hưởng thêm 30%
khoản thu thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh khi cá nhân, hộ kinh doanh ở
trên địa bàn thuộc cấp huyện.
Đối với khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình thì ngân sách cấp
xã trên địa bàn Hà Nội được hưởng 100% từ nguồn thu này khi nguồn thu được thu từ
các hộ sản xuất tại địa bàn xã, thị trấn.
Đối với khoản thu lệ phí trước bạ nhà, đất thì ngân sách cấp xã trên địa bàn Hà Nội
được hưởng 100% từ nguồn thu này khi nguồn thu được thu trên địa bàn cấp xã.
Ngoài ra, ngân sách cấp xã còn được hưởng thêm 30% khoản thu lệ phí trước bạ trên
địa bàn thuộc cấp huyện.
Mức độ thu 100% đối với các nguồn thu trên đều phù hợp với quy định của pháp luật.
Vì theo quy định đối với các nguồn thu trên thì ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã,
thị trấn được hưởng tối thiểu 70%.
Ngoài ra, có một số khoản thu thì việc phân chia nguồn thu là được "chia sẻ" giữa các
cấp ngân sách với nhau để đảm bảo tính lồng ghép giữa các cấp ngân sách trong việc
phân chia, quản lý ngân sách sao cho hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và
tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố. Ví dụ: đối với khoản thu tiền sử dụng
đất, sau khi đã trừ phần kinh phí ứng GPMB và đầu tư hạ tầng đối với loại đất có quy
mô diện tích từ 5000 m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường phố thì
đối với các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa,
Chương Mỹ, Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì thì ngân sách thành phố Hà Nội và
ngân sách cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố là được hưởng ngang nhau (50%);
đối với các huyện, thị xã: Sơn Tây, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm thì ngân sách thành
phố Hà Nội được hưởng 65% và ngân sách cấp quận, huyện được hưởng 35%; đối với

10
10 quận và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm, Quốc Oai, Thạch Thất thì
ngân sách thành phố Hà Nội được hưởng 70% và ngân sách cấp quận, huyện được
hưởng 30%.

3. Những nhận xét pháp lý


- Thẩm quyền phân chia nguồn thu ngân sách nhà nước ở cấp địa phương: trên
thực tế, thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác mới chỉ được tăng quyền về
vấn đề tổ chức thực thi việc phân chia nguồn thu ngân sách nhà nước ở cấp địa
phương, còn thẩm quyền quyết định vẫn thuộc về trung ương. Xét về bản chất, phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm sự phân chia 2 loại quyền: quyền quyết định
và quyền tổ chức thực thi. Trên thực tế, ở nước ta mới chỉ thực hiện phân cấp về
quyền tổ chức thực thi ngân sách, còn quyền được đưa ra những quyết định ngân sách
vẫn thuộc về trung ương. Chẳng hạn, quyền quyết định các sắc thuế, các mức thuế
suất,… là thuộc về trung ương. Chính quyền địa phương, cụ thể là thành phố Hà Nội
chỉ được quyền quản lý, điều hành, phân bổ những sắc thuế,… đã được trung ương
ban hành. Thành phố Hà Nội chỉ được quyền quyết định đối với một số loại phí, lệ phí
nhỏ mà trung ương quy định khung hoặc mang tính địa phương đặc thù. Nguyên tắc
trên tạo điều kiện quản lý tập trung thống nhất cao, bảo đảm sự bình đẳng về chính
sách thuế giữa các địa phương, nhưng không khuyến khích được địa phương có thể
khai thác được lợi thế của mình và chủ động nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu
tiềm năng. Cách làm này có ưu điểm là tăng quyền quyết định và sự chủ động cho
thành phố Hà Nội tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. Nhưng trên
thực tế, cách làm này lại tạo điều kiện cho chính quyền thành phố Hà Nội tập trung
các nguồn lực lớn trong tay mình và vô hình chung lại tạo ra một cơ chế xin – cho
giữa chính quyền cấp trên với các cấp chính quyền bên dưới ở trên địa bàn thành phố.
Điều đó làm tăng tình trạng phụ thuộc của các cấp chính quyền bên dưới vào cấp trên.
Cũng không có cơ sở nào bảo đảm rằng sau 5 năm ổn định, sự phân chia các nguồn
thu lại không thay đổi và tước đi các lợi thế của chính quyền cấp dưới xuất hiện trong

11
thời kỳ đó. Sự không phân định rõ ràng bằng luật pháp về nguồn thu của mỗi cấp sẽ
tước đi quyền chủ động trong lập kế hoạch ngân sách dài hạn và khuyến khích cấp
huyện, cấp xã quan tâm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu của riêng mình.
- Việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách chính quyền trên địa phương
trên địa bàn Hà Nội đã đảm bảo đúng các quy định của pháp luật trên cơ sở Nghị
quyết 15/2010/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, ta
nhận thấy mức độ thu của thành phố Hà Nội luôn ở mức cao so với các địa phương
khác. Điều này rất dễ lý giải vì Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của cả
nước. Do đó, nhiệm vụ chi của Hà Nội là rất lớn. Hiện nay, Hà Nội lại đang đẩy mạnh
phát triển và mở rộng nên cần tăng nguồn thu ngân sách để đáp ứng được nhu cầu
phát triển. Đặc biệt, các khoản thu liên quan đến nhà đất đều áp dụng mức thu 100%.
Mức chia như vậy là hợp lý vì các khoản thu liên quan đến nhà đất là những nguồn
thu nhỏ, lẻ phát sinh tương đối đều ở các địa phương. Hơn nữa, việc quản lý nhà đất,
gắn trách nhiệm quản lý trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương. Nếu địa
phương quản lý tốt sẽ có nhiều nguồn thu này, nếu quản lý yếu kém thì nguồn thu
NSĐP giảm. Đồng thời cho địa phương hưởng toàn bộ nguồn thu này để khuyến
khích địa phương chăm lo phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở địa phương. Chính
quyền địa phương hơn ai hết là những người nắm bắt nhanh nhạy tình hình và những
chuyển biến trong mọi lĩnh vực nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng.

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề nêu trên, ta thấy Luật NSNN cần được sửa đổi theo hướng
tăng quyền tự chủ về tài chính cho NSĐP. Việc tăng quyền chủ động cho các địa
phương có điều kiện phát triển ổn định thông qua xác lập tỉ lệ điều tiết cố định theo
Luật NSNN sẽ góp phần tạo ra sự ổn định về tài chính cho NSĐP. Đây cũng là tiền đề
quan trọng để giảm bớt sự lệ thuộc của các địa phương vào NSTW và tăng cường
giám sát chi NSNN tại các địa phương.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• GIÁO TRÌNH LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


• LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2002
• NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/2003/NĐ – CP
• QUYẾT ĐỊNH SỐ 55/2010/QĐ – UBND
• NGHỊ QUYẾT SỐ 15/2010/NQ - HĐND

13

You might also like