Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, rủi ro luôn là nguy cơ tiềm ẩn thường xuất hiện và
đưa con người vào trạng thái bất ổn về tài chính. Bảo hiểm chính là một ngành
dịch vụ nhằm khắc phục hữu hiệu những rủi ro đó. Cùng với sự phát triển của
đời sống xã hội, nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao hơn. Quá trình phát triển mấy
trăm năm của bảo hiểm đã ghi nhận vai trò và những đóng góp to lớn của bảo
hiểm trong việc ổn định, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, vị thế của bảo
hiểm càng được nâng cao. Ở Việt Nam hoạt động bảo hiểm phát triển khá mạnh
trong vài năm gần đây từ khi chúng ta chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm.
Các lĩnh vực, các nghiệp vụ và các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được mở
rộng, các hợp đồng bảo hiểm được kí kết ngày càng nhiều. Tuy nhiên không
phải ai cũng có đầy đủ những hiểu biết pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và
những loại giấy tờ có liên quan như giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bài tiểu luận sau đây sẽ tìm hiểu những nội dung chủ yếu, hình thức của hợp
đồng bảo hiểm và phân tích mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng
nhận bảo hiểm.

NỘI DUNG
1> Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm
Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định khá cụ thể về hoạt động
bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng trong nhiều văn bản pháp
luật như: bộ luật dân sự, luật kinh doanh bảo hiểm, Luật hàng hải, và nhiều nghị
định hướng dẫn thi hành… Mặc dù luật kinh doanh bảo hiểm đã dành hẳn một
chương để quy định về hợp đồng bảo hiểm song do tính chất phức tạp của hợp
đồng bảo hiểm nên việc lý giải cụ thể các quy định của pháp luật vẫn trở nên hết
sức cần thiết, nhất là trong gia đoạn hiện nay khi các tranh chấp hợp đồng bảo
hiểm ngày càng gia tăng.
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm : được quy định trong điều 567 BLDS và
khoản 1 điều 12 luật kinh doanh bảo hiểm 2000, theo đó: hợp đồng bảo hiểm là
sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên

1
mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm.
Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm: Theo khái niệm trên, nhận thấy, hợp đồng
bảo hiểm cũng như các loại hợp đồng khác, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận.
Một bên là doanh nghiệp bảo hiểm luôn có mục đích kiếm lời từ hợp đồng bảo
hiểm; bên kia là người, tổ chức tự nguyện tham gia bảo hiểm với tư cách là một
bên hưởng dịch vụ. Ngoài ra, do tính chất riêng của bảo hiểm, nên hợp đồng bảo
hiểm có những đặc trưng pháp lý riêng biệt sau:
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng dịch chuyển rủi ro. Trong hợp đồng bảo
hiểm, bên tham gia bảo hiểm luôn hướng tới sự ổn định về tình trạng kinh tế của
mình trong trường hợp có tổn thất tài chính do xảy ra rủi ro về sức khỏe, tài sản
của mình hoặc người khác mà mình có trách nhiệm phải bồi thường hoặc hướng
tới sự ổn định về tình trạng kinh tế cho thân nhân của mình khi xảy ra rủi ro về
tính mạng của mình hay khi có rủi ro về sức khỏe của thân nhân đó. Như vậy,
bên tham gia bảo hiểm có mục đích chuyển gánh nặng tài chính do rủi ro xảy ra
từ mình sang bên nhận bảo hiểm (sự kiện bảo hiểm), còn bên nhận bảo hiểm
chấp nhận trách nhiệm đó về phía mình. Hợp đồng bảo hiểm bất kể là bảo hiểm
tài sản, sức khỏe hay tính mạng của người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba
được bảo hiểm đều là sự dịch chuyển rủi ro từ bên tham gia bảo hiểm sang bên
nhận bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng dịch vụ. Khi bên nhận bảo hiểm nhận một
khoản tiền từ người tham gia bảo hiểm nghĩa là bên nhận bảo hiểm đã bán cho
người tham gia bảo hiểm một dịch vụ: bảo hiểm cho một đối tượng được xác
định trong hợp đồng đó.
- Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm là một nghĩa vụ có điều kiện.
Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được
bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Trái lại, nếu không xảy ra
sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ có nộp phí bảo hiểm mà nhưng
không nhận được bất cứ khoản chi trả nào của doanh nghiệp bảo hiểm.

2
2> Nội dung chủ yếu và hình thức của hợp đồng bảo hiểm
2.1> Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm là mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa
các chủ thể của hợp đồng và được quy định dưới hình thức điều khoản hợp
đồng. Theo điều 13 luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thì hợp đồng bảo hiểm phải
có những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Nội dung này nhằm xác định tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, phải ghi rõ tên giao dịch, địa chỉ trụ sở, tên và
chức vụ người đại diện ký kết. Đối với bên tham gia bảo hiểm phải ghi rõ tên và
địa chỉ. Ngoài ra, tên và địa chỉ về chủ thể khác trong hợp đồng như người được
bảo hiểm (trong bảo hiểm nhân thọ- nếu người được bảo hiểm không đồng thời
là bên mua bảo hiểm) và người thụ hưởng (nếu có) cũng phải được ghi nhận
trong hợp đồng.
b) Đối tượng bảo hiểm: Theo điều 568 BLDS 2005 thì đối tượng của hợp
đồng bảo hiểm bao gồm hợp con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối
tượng khác theo quy định của pháp luật. Đối tượng cụ thể của từng loại hợp
đồng được quy định trong các mục 2,3,4 của chương II luật kinh doanh bảo
hiểm 2000. Cụ thể:
- Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức
khỏe và tai nạn con người (điều 31). Nếu bảo hiểm về tính mạng con người thì
khi người được bảo hiểm chết, bên bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền được
xác định trước tương ứng với mức phí bảo hiểm thành một khoản tiền cụ thể.
Nếu bảo hiểm về tai nạn con người thì bên bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền
trong phạm vi số tiền bảo hiểm trên cơ sở căn cứ vào thương tật thực tế của
người được bảo hiểm. Nếu bảo hiểm về sức khỏe con người thì bên bảo hiểm
phải chi trả tiền bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm trên cơ sở căn cứ chi

3
phí thực tế và hợp lý trong việc khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người
được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra.
- Đối tượng của bảo hiểm là tài sản: Theo quy định của 163 bộ luật dân sự
2005 thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.Tuy
nhiên, theo pháp luật bảo hiểm Việt Nam thì tài sản là đối tượng được bảo hiểm
trong các hợp đồng bảo hiểm phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Nếu tài sản là một vật: thì vật đó phải thuộc sở hữu của người mua bảo hiểm
và phải là một vật có thực vào thời điểm hợp đồng bảo hiểm được giao kết bởi
chỉ xác định được mức phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ
trong một hợp đồng bảo hiểm tài sản khi căn cứ vào tính chất, đặc tính và giá trị
của vật được bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế có các loại bảo hiểm như: bảo
hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vật nuôi, cây trồng. Trong trường hợp này, giá trị
của đối tượng bảo hiểm chưa được xác định chính xác như các nghiệp vụ bao
hiểm thông thường khác, nhưng nhìn nhận ở góc độ chung nhất thì đây cũng là
một dạng của bảo hiểm có đối tượng là tài sản.
Nếu tài sản là tiền, giấy tờ có giá: thì phải là tiền đang có giá trị lưu hành và
được phép lưu hành theo quy định của pháp luật; nếu là giấy tờ có giá thì giấy tờ
phải trị giá được thành tiền, do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành
và có thể lưu thông dân sự được.
Nếu tài sản là một quyền về tài sản thì quyền đó phải trị giá được thành tiền
và được phép lưu thông dân sự.
- Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự: trong hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự thì bên bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất cho
người bị người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại như vậy, trách nhiệm dân sự là
đối tượng của hợp đồng bảo hiểm chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại.
Pháp luật dân sự chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành 2 loại: trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.

c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản

4
Số tiền bảo hiểm là phạm vi định mức tài chính mà bên bảo hiểm phải chi trả
tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường thiệt hại. Nói cách khác, số tiền bảo hiểm là
mức trách nhiệm cao nhất của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chi trả tiền bảo
hiểm hoặc bồi thường thiệt hại. Đây là số tiền bên mua bảo hiểm đăng ký để bảo
hiểm cho đối tượng bảo hiểm trên cơ sở mức phí tương ứng cho bên bảo hiểm,
nên số tiền bảo hiểm thường được các bên xác định trong hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là sự giới hạn trong một phạm vi nhất định của tiền bảo hiểm
hoặc số tiền bồi thường. Dù thiệt hại xảy ra trong thực tế có lớn hơn nhiều lần so
với số tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm vẫn chỉ phải bồi thường tối đa bằng số
tiền bảo hiểm đã được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc đã được
pháp luật quy định.
Trong các hợp đồng giá trị tài sản, số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên
giá trị của tài sản được bảo hiểm (giá trị bảo hiểm), thường căn cứ vào giá thị
trường của tài sản vào thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. Số tiền
này có thể thấp hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm (trong trường hợp bảo hiểm
thấp hơn giá trị) hoặc bằng giá trị bảo hiểm (trong trường hợp bảo hiểm toàn bộ
giá trị), nhưng không được vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm. Nếu vì một
lý do nào đó mà số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm thì bên
bảo hiểm cũng chỉ phải bồi thường số tiền tối đa bằng giá trị thực tế của đối
tượng bảo hiểm. Quy định này nhằm tránh việc lợi dụng bảo hiểm để hưởng lợi
không chính đáng, đồng thời tăng cường ý của người được bảo hiểm trong việc
phòng ngừa thiệt hại và ngăn chặn hậu quả của rủi ro.

d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm
Các điều khoản này là hết sức cần thiết để xác lập nên một hợp đồng bảo
hiểm. Phạm vi, điều kiện và các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ là cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm quyết định có chấp nhận
bảo hiểm đối với một đối tượng bảo hiểm hay không. Đây là các điều khoản xác
định phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (như phạm vi các loại rủi ro,
…), các điều kiện đối với đối tượng bảo hiểm và các điều khoản liên quan khác.

5
Điều kiện bảo hiểm được hiểu là các điều kiện được xác định trong một hợp
đồng bảo hiểm hoặc đã được pháp luật quy định trước, theo đó người mua bảo
hiểm chỉ được bảo hiểm cho những đối tượng bảo hiểm khi đã đáp ứng được các
điều kiện bao gồm:
+ Người tham gia bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo đối
tượng bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với tài sản bao gồm quyền
sở hữu, quyền sử dụng, quyền chiếm hữu đối với tài sản. Như vậy, người có thể
mua bảo hiểm để bảo hiểm cho một tài sản là chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hay
chủ chiếm hữu của tài sản đó.
+ Đối tượng bảo hiểm phải trong trạng thái bình thường, điều này có nghĩa là
chỉ có thể bảo hiểm được những gì mà thiệt hại không phải là một điều chắc
chắn sẽ xảy ra.
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được coi là phần loại trừ trong một
hợp đồng bảo hiểm, trong đó liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không phải
bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Việc xác định thiệt hại không được bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bởi nó đảm bảo hiệu quả trong kinh
doanh bảo hiểm- nếu không hạn chế thì tần suất của rủi ro sẽ rất lớn dẫn đến sự
kiện bảo hiểm trong hợp đồng luôn có thể xảy ra. Mặt khác, cần thông qua phần
loại trừ để giữ phí bảo hiểm ở một mức hợp lý vì nếu không, mức phí bảo hiểm
sẽ cao, làm hạn chế khả năng tham gia hợp đồng bảo hiểm của những người có
nhu cầu bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường được pháp luật quy định
tương ứng với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể, trên cơ sở đó, doanh nghiệp
bảo hiểm đưa vào phần loại trừ trong các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, nếu trong
một hợp đồng bảo hiểm không xác định về một điều khoản loại đã được pháp
luật quy định thì bên bảo hiểm vẫn không phải bồi thường đối với các tổn thất
xảy ra trong trường hợp đã được pháp luật loại trừ.
e) Thời hạn bảo hiểm

6
Thời hạn bảo hiểm là một khoảng thời gian nhất định được xác định từ thời
điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách
nhiệm chi trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm
nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
Mức phí bảo hiểm là khung giá xác định theo tỉ lệ phần trăm so với giá trị
của tài sản được bảo hiểm (đối với đối tượng được bảo hiểm là tài sản) và các
yếu tố được gọi là mức độ rủi ro hoặc được xác định theo thời hạn của hợp đồng
bảo hiểm và số tiền bảo hiểm (đối với hợp đồng bảo hiểm con người) hay trên tỉ
lệ giữa số tiền bảo hiểm với số năm bảo hiểm hoặc theo mức trách nhiệm mà
pháp luật đã quy định (đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc).
Trong hợp đồng bảo hiểm phải có thỏa thuận rõ ràng về phương thức nộp phí
bảo hiểm nhằm giúp người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình. Phương thức trả phí bảo hiểm gồm: phương thức trả một lần bằng tiền
mặt; phương thức thu lãi; phương thức thu nhận định kỳ; phương thức thu nhập
định mức.
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Thời hạn trả tiền bảo hiểm là khoảng thời gian doanh nghiệp bảo hiểm thực
hiện trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. Phương thức trả tiền
bảo hiểm là cách thức doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm như: trả một lần
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; trả định kỳ trong thời hạn bảo hiểm hoặc sau khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm, trả trọn đời cho người được bảo hiểm trước khi hết thời
hạn bảo hiểm.
i) Các quy định giải quyết tranh chấp

k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng


Đây là căn cứ xác định hiệu lực của hợp đồng. Ngày, tháng, năm giao kết
phải xác định theo ngày dương lịch.

2.2> Hình thức của hợp đồng bảo hiểm

7
Điều 574 Bộ luật dân sự quy định: Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành
văn bản, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết
hợp đồng bảo hiểm. Điều 14 luật kinh doanh bảo hiểm 2000 cũng quy định:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản, bằng chứng giao kết hợp
đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax
và các hình thức khác do pháp luật quy định.” Như vậy, ta có thể rút ra một số
đặc điểm cơ bản của hình hợp đồng bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản giấy, fax, telex
và các hình thức văn bản khác do pháp luật quy định. Như vậy, điều kiện hình
thức “lập bằng văn bản” là một điều kiện về mặt hình thức để một hợp đồng bảo
hiểm có giá trị pháp lý. Đây cũng là quy định mà các công ty bảo hiểm áp dụng
từ trước đến nay trong kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Do hợp đồng bảo hiểm
thường có giá trị lớn hợp rất nhiều so với mức phí đóng vào, thời hạn tham gia
bảo hiểm cũng rất dài (đối với bảo hiểm nhân thọ) nên việc quy định hình thức
bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản là hoàn toàn hợp lý. Đây là bằng
chứng rõ ràng nhất cho việc giải thích cũng như giải quyết tranh chấp liên quan
(nếu có). Ngoài các văn bản truyền thống như giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn
bảo hiểm, luật kinh doanh bảo hiểm quy định thêm các hình thức khác như: điện
báo, telex, fax, và các hình thức khác do pháp luật quy định cũng được coi là
hợp pháp về mặt hình thức đối với một hợp đồng bảo hiểm. Quy định này đã
góp phần đa dạng hóa các loại hợp đồng bảo hiểm được ký kết qua các phương
tiện ngày càng hiện đại hơn.
Trên thực tế, văn bản hợp đồng bảo hiểm thường được trình bày theo mẫu do
doanh nghiệp tự xây dựng trên cơ sở hợp pháp và phù hợp với loại hình bảo
hiểm mà nó phục vụ. Việc thường được trình bày theo mẫu là do các nguyên
nhân sau:
- Do tính phức tạp của hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm phải được
xây dựng trên cơ sở tính toán, thống kê để dựng được một mức phí bảo hiểm
thích hợp cũng như việc xác định các nhu cầu tài chính khác,… Chính vì vậy,
các chuyên gia của doanh nghiệp bảo hiểm phải là người có những kiến thức sâu

8
rộng về nghiệp vụ bảo hiểm, trái lại. những người mua bảo hiểm thường không
thể hiểu hết những vấn đề này, vì vậy việc thỏa thuận trước khi giao kết hợp
đồng thường là không cần thiết, mà bên mua bảo hiểm chỉ cần đọc các hợp đồng
mẫu và xem xét hợp đồng nào là phù hợp với mình để giao kết.
- Tạo sự công bằng trong cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng.
Nghiệp vụ bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở áp dụng quy luật số lớn, do vậy
cần tạo ra sự đồng nhất giữa những người tham gia bảo hiểm.
- Tiện lợi và giảm chi phí. Hợp đồng mẫu vừa tiện lợi cho người mua bảo
hiểm (đặc biệt là những người chưa có nhiều hiểu biết về hoạt động bảo hiểm),
lại vừa tiết kiệm thời gian chi phí giao kết hợp đồng, thỏa thuận điều khoản, gặp
mặt,… thường những công việc này sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Thường
thì người mua bảo hiểm có thể tự xem xét và tìm hiểu hợp đồng mẫu này bất cứ
khi nào và nếu xét thấy mình có nhu cầu hoặc khả năng giao kết hợp đồng thì sẽ
chấp nhận giao kết bất cứ khi nào muốn.
- Mẫu hợp hợp đồng này cũng là một trong những công cụ tạo sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp. Hợp đồng mẫu của các doanh nghiệp bảo hiểm thường
được trình bày khá bắt mắt, vừa bao gồm nội dung của sản phẩm bảo hiểm, vừa
mang tính chất quảng cáo cho sản phẩm của mình để tạo sự thích thú và lòng tin
cho khách hàng khi muốn giao kết hợp đồng. Quảng cáo sản phẩm tốt sẽ giúp
doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn đến với sản phẩm bảo hiểm
của mình.
Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm là một bộ gồm nhiều loại giấy tờ. Theo tinh thần
của các văn bản: quyết định 663 TT/QG TCNH (24/6/95) của bộ tài chính quy
định “giấy yêu cầu bảo hiểm được xem như một bộ phận không thể tách rời
trong hợp đồng bảo hiểm ”; còn theo quyết định 504- TC/ ĐH (20/11/91) của bộ
tài chính về việc ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm xe cơ giới thì “giấy yêu
cầu bảo hiểm của chủ xe và giấy chứng nhận bảo hiểm của bảo Việt cấp cho chủ
xe được coi như hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh theo quy tắc này”. Như
vậy, hợp đồng bảo hiểm theo tinh thần của các quy định trên là cả bộ giấy tờ

9
gồm: đơn đề nghị bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, phụ lục hợp đồng, và
các giấy tờ khác có liên quan.
Thứ ba, các hình thức khác của hợp đồng như fax, Telex,… sẽ thể hiện dưới
dạng giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm. Thông thường, giấy chứng nhận
bảo hiểm hay đơn bảo hiểm chỉ quy định những thông tin cơ bản của chủ hợp
đồng cũng như quyền lợi cơ bản của chủ hợp đồng bảo hiểm. Kèm theo là các
điều khoản hợp đồng, bảng minh họa phí và các giấy tờ khác có liên quan. Tuy
nhiên tập điều khoản hợp đồng và một số giấy tờ minh họa trong bộ hợp đồng
bảo hiểm thường được in chung cho nhiều hợp đồng cùng loại. Chỉ duy nhất có
giấy tờ chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm được in đặc biệt cho từng hợp
đồng trong đó có những thông tin cơ bản của hợp đồng bảo hiểm, có chữ ký của
tổng giám đốc công ty bảo hiểm và dấu của công ty. Do vậy, cần khẳng định
giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm là bằng chứng duy nhất của hợp
đồng bảo hiểm (kể cả nếu chúng được ký qua fax, Telex,… )

3> Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm là hai khái niệm độc lập có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ được thể hiện qua những nội dung
sau:
Thứ nhất, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp
đồng bảo hiểm. Theo điều 574 BLDS và điều 14 luật kinh doanh bảo hiểm thì
giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Mặc dù pháp luật Việt Nam không có định nghĩa thế nào là “bằng chứng của
việc giao kết hợp đồng” nhưng theo quy định trên và thực tế quy định tại các
doanh nghiệp bảo hiểm, có thể hiểu giấy chứng nhận bảo hiểm- bằng chứng giao
kết hợp đồng là sự xác nhận của bên bảo hiểm về một người nhất định là chủ sở
hữu của một hợp đồng bảo hiểm theo nội dung mà các bên đã cam kết trong đơn
yêu cầu bảo hiểm hoặc hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.
Thứ hai, giấy chứng nhận bảo hiểm là một loại giấy tờ của bộ hợp đồng bảo
hiểm. Như đã phân tích ở phần hình thức hợp đồng bảo hiểm, thì giấy chứng

10
nhận bảo hiểm được coi là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong một
hợp đồng bảo hiểm. Một số các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có giải thích về
giấy chứng nhận bảo hiểm như trong bảo hiểm nhân thọ của Prudential khẳng
định “giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ là một phần không thể tách rời của bộ
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”. Như vậy, có thể hiểu rằng phải có một hợp đồng
bảo hiểm được giao kết và có hiệu lực thì mới xuất hiện giấy chứng nhận bảo
hiểm là bằng chứng của việc giao kết đó.
Thứ ba, giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được coi là hợp đồng bảo hiểm
trong một số trường hợp cụ thể. Theo quyết định 504- TC/ ĐH (20/11/91) của
bộ tài chính về việc ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm xe cơ giới thì “giấy
yêu cầu bảo hiểm của chủ xe và giấy chứng nhận bảo hiểm của Bảo Việt cấp cho
chủ xe được coi như hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh theo quy tắc này”.
Trong trường hợp này, giữa người doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo
hiểm không “thấy xuất hiện” hợp đồng bảo nào mà chỉ có các loại giấy tờ như
giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm. Đây là những trường hợp đối với
các loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc (như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe
môtô- xe máy, …) thì bộ tài chính đã có những quy định cụ thể về các loại bảo
hiểm này, như vậy các doanh nghiệp bảo hiểm không cần thiết phải đưa ra hợp
đồng bảo hiểm nữa bởi nội dung của các hợp đồng bảo hiểm này thường sẽ
giống nhau và giống các quy định mà bộ tài chính đã quy định.
Thêm vào đó, việc không tiến hành ký kết một “hợp đồng bảo hiểm đầy đủ”
là để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức của cả hai bên. Theo đó, bên mua
bảo hiểm không có quyền thỏa thuận về nội dung bảo hiểm mà chỉ có quyền
quyết định mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nào mà mình muốn. Nội
dung hợp đồng này đã được pháp luật quy định phù hợp với quyền lợi của cả
doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi bên mua đã
chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ cần cấp cho người mua “giấy chứng nhận bảo hiểm” và coi
như đây là hợp đồng bảo hiểm đã được xác lập.

11
Thông thường, đối với một số loại bảo hiểm bắt buộc, người mua bảo hiểm
thường phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm để chứng minh cho người thứ
ba biết về bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, nghĩa là họ luôn phải mang theo
bên mình các giấy tờ là bằng chứng cho một hợp đồng bảo hiểm bắt buộc đang
có hiệu lực. Do vậy, trong những trường hợp này, hình thức hợp đồng bảo hiểm
thường được thiết kế nhỏ gọn, có thể bỏ vào ví, vào túi một cách dễ dàng.

4> Nhận xét và một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật
Về hình thức của hợp đồng bảo hiểm: Theo quy định của pháp luật hiện hành
thì ngoài việc quy định hình thức của hợp đồng bảo hiểm phải có hình thức bằng
văn bản , hợp đồng bảo hiểm còn quy định bằng chứng giao kết hợp đồng là
giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức
khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, luật kinh doanh bảo hiểm đã
không chỉ rõ các hình thức như: điện báo, fax, telex và các hình thức khác di
pháp luật quy định có là bằng chứng của giao kết hợp đồng bảo hiểm như các
bằng chứng khác là đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm hay chỉ là các
hình thức để thể hiện đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm. Theo em hiểu
thì fax, điện báo, telex chỉ là hình thức thể hiện của bằng chứng của hợp đồng
bảo hiểm và cần thiết phải quy định rõ rằng về các hình thức như fax, điện báo,
telex và các hình thức khác cũng chỉ là hình thức thể hiện của giấy chứng nhận
bảo hiểm để tránh có sự hiểu nhầm các hình thức này cũng là bằng chứng của
hợp đồng bảo hiểm.
Về nội dung hợp đồng bảo hiểm: Điều 13 luật kinh doanh bảo hiểm đã quy
định khá đầy đủ và chi tiết các nội dung cơ bản trong một hợp đồng bảo hiểm,
tuy nhiên, còn một phần mà em cho là rất cần thiết nhưng lại chưa thấy được đề
cập tới là việc xác nhận của các hai bên của hợp đồng bảo hiểm: chữ ký của bên
tham gia bảo hiểm và xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm.
Chữ ký của bên tham gia bảo hiểm là phần không thể thiếu trong một hồ sơ
yêu cầu bảo hiểm. Về mặt pháp lý, khi đã ký vào hồ sơ yêu cầu bảo hiểm thì bên

12
mua bảo hiểm sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực, chuẩn xác của
toàn bộ nội dung đã khai trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.
Đối với việc xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm, thì do số lượng hợp đồng
bảo hiểm lớn nên đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm (giám đốc, tổng giám đốc,
…) không thể ký hết được, việc này có thể giao trách nhiệm cho phó giám đốc,
giám đốc chi nhánh, trường phòng,… Và pháp luật cũng nên có quy định hướng
dẫn về việc phân cấp, ủy quyền thường xuyên ký tên, đóng dấu của doanh
nghiệp trên đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm. Hay đối với các loại chữ
ký in sẵn thì chữ ký đó phải là chữ ký trực tiếp của đại diện doanh nghiệp bảo
hiểm hoặc có quy định cụ thể về giá trị của loại chữ ký này. Quy định này sẽ
đảm bảo nguyên tắc chung về hợp đồng, mỗi bên phải trực tiếp ký vào hợp đồng
để chứng minh cho sự thỏa thuận của mình.

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của xã hội, kinh doanh bảo hiểm ngày càng trở nên
quan trọng trong cuộc sống và hợp đồng bảo hiểm ngày một trở nên gần gũi hơn
với mọi người. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định khá cụ thể về nội
dung và hình thức của hợp đồng bảo hiểm. Những phân tích trên đây giúp chúng
ta có đầy đủ những hiểu biết pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và những loại giấy
tờ có liên quan.

13

You might also like