Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Tên: Nguyễn Kiều Xuân Trà – 63NNA5- MSSV: 63135750

Câu hỏi: Hãy phân tích luận điểm của Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái tim, là trạng
thái tinh thần của một thế giới không có tinh thần”
Đáp án:
Ngay từ thời cổ đại xa xưa con người đã đặt câu hỏi, thế giới xung quanh chúng
ta là gì, do đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, chết rồi sẽ đi về đâu? Để trả lời
cho câu hỏi này mà từ đó đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau và cũng do
trình độ tư duy trừu tượng khác nhau mà dẫn đến nhận thức sai lệch các hiện
tượng trong thế giới khách quan, vì vậy có thể nói tôn giáo là sản phẩm của con
người gắn liền với điều kiện tự nhiên xã hội nhất định. Do đó xét về bản chất,
tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người
trước tự nhiên và xã hội, Từ xa xưa, thời nguyên thủy, do điều kiện sinh hoạt
vật chất, trình độ thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, bất lực trước các hiện
tượng của thiên nhiên như động đất, núi lửa, nhật thực, nguyệt thực, bão lụt….
Họ không thể giải thích được các hiện tượng khủng khiếp đó là do từ đâu. Từ
chỗ không thể lý giải được trên cơ sở đó mà người ta đã tưởng tượng ra các vị
thần cho mình để cầu xin những điều mình mong muốn, cầu xin được che chở,
được tha thứ, nhưng với sự phát triển của khoa học ngày nay nhiều hiện tượng
huyền bí đã được hé mở, nhưng tôn giáo không hề mất đi mà ngược lại tôn giáo
ngày nay càng bành trướng, không chỉ là những đối tượng kém hiểu biết như
trước đây mà là những người có học thức, học vị cao, điều đó có thể lý giải đó
chính là nguồn gốc xã hội. Theo Lê – nin đó là nguồn gốc chủ yếu của tôn giáo
hiện đại ngày nay. Từ khi xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, các mối quan
hệ xã hội ngày càng phức tạp những hiện tượng như bóc lột, bị bóc lột, bất công
trong xã hội tư bản, những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên trong gia đình, tình yêu
tan vỡ, làm ăn thua lỗ, may rủi nằm ngoài ý muốn và khả năng điều chỉnh của
con người với những hậu quả khó lường “quần chúng nhân dân không thể đoán
trước được, vì bất cứ lúc nào những người vô sản, những tiểu thương, tiểu chủ
cũng bị đe dọa phá sản đột ngột, bất ngờ, ngẫu nhiên, làm cho họ phải trở thành
người ăn xin, kẻ bần cùng, dồn họ vào cảnh chết đói”. …. những vấn đề đó đã
tác động đến tâm lý làm cho con người trở nên thụ động, nhờ cậy, cầu mong
vào những lực lượng siêu nhiên cũng là điều dễ hiểu và con người lại một lần
nữa bất lực trước những hiện tượng nảy sinh trong xã hội. Họ không biết vì sao?
Chẳng qua chỉ là phận. Vì vậy, muốn tránh được tai qua nạn khỏi người ta lại
một lần nữa con người lại đến với tôn giáo để xin được chở che tha thứ. Đó
chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

You might also like