Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Đề cương ôn tập môn học “tiến bộ trong y dược học”

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về công nghệ nano, y học nano? Nêu một
triển vọng ứng dụng lĩnh vực đó trong y học?  
1. Khái niệm công nghệ nano
 Nano: Công nghệ nano nghiên cứu và tác động trong phạm vi 0.1−100
nm, mức kích thước vật chất thể hiện các thuộc tính đặc biệt.
 Công nghệ nano: được định nghĩa là
 Khoa học sáng tạo ra các nguyên liệu, thiết bị và hệ thống hữu ích nhờ
thao tác sắp xếp ở mức nguyên tử, phân tử, cấu trúc siêu phân tử
 Làm nhỏ vật chất đến kích thước nano và khai thác các đặc tính, hiện
tượng mới.
 Kết quả của công nghệ: tạo khác biệt
 Thuộc tính: 3 thuộc tính
 Thao tác ở mức nano
 Kích thước ở mức nano
 Tạo ra vật liệu, thiết bị, hệ thống hữu ích mới
2. Y học nano
 Áp dụng kiến thức về công nghệ nano vào: Bệnh học, sinh học, hóa sinh
phân tử, di truyền…
 Y cụ sản xuất bằng công nghệ nano
 Dược phẩm sản xuất bằng công nghệ nano: Phòng ngừa, chẩn đoán, điều
trị, tăng cường sức khỏe
3. Triển vọng
Ứng dụng công nghệ nano trong dược phẩm
- Nghiên cứu và phát triển thuốc mới
+ Nghiên cứu thuốc mới bằng các phương pháp hóa học, tổng hợp hóa
dược
+ Tổng hợp các dược chất mới trên cơ sở các vật liệu nano
- Phát triển các dạng bào chế mới: Tính cho đến nay đã có 4 thế hệ như
sau:
+ Thế hệ thứ nhất: nhóm thuốc kiểm soát giải phóng dược chất theo tốc
độ đã định
+ Thế hệ thứ hai: Nhóm thuốc kích hoạt soát giải phóng dược chất theo
tốc độ đã định nhờ các cảm biến năng lượng
+ Thế hệ thứ ba: Nhóm thuốc kích hoạt và điều chỉnh tốc độ giải phóng
nhờ các cảm biến năng lượng và cảm biến sinh học nhận thông tin phản
hồi của cơ thể
+ Thế hệ thứ tư: Nhóm thuốc được gắn với đích tác dụng nhờ các khớp
nối sinh học, được kích hoạt và điều chỉnh tốc độ giải phóng nhờ các cảm
biến năng lượng và cảm biến sinh học nhận thông tin phản hồi của cơ thể
- Mục đích chủ yếu: nghiên cứu và phát triển các dạng bào chế mới là tối
ưu hóa hiệu quả điều trị của thuốc bằng cách thức sau:
+ Phân phối thuốc theo cách đặc biệt và tới đích tác dụng
+ Tăng tính an toàn và sinh khả dụng
+ Phát triển các cách thức và đường dùng thuốc mới an toàn hơn
Câu 2: Anh/chị hãy trình bày khái niệm gốc tự do? Nguồn gốc gốc tự do trong cơ
thể? ( khái niệm, phân loại, nguồn gốc)
1. Khái niệm
 Gốc tự do là các hạt với một điện tử tự do (chưa tạo cặp) quay quanh hạt
nhân (nguyên tử, ion hoặc phân tử).
 Xu hướng đạt cân bằng, lấy một electron từ một phân tử mà nó tiếp xúc.
 Phần lớn các phân tử sinh học không phải là các gốc.
2. Các loại
- ROS: superoxide, O2-, hydroxyl radical, OH-, peroxyl, ROO-,
hydroperoxyl..
- RNS: nitrogen (II) oxide, NO., nitrogen (IV) oxide, NO2.
3. Nguồn gốc
a. Nội sinh: Các enzyme màng và/hoặc coenzyme với cấu trúc flavine,
coenzyme hem, enzyme chứa nguyên tử Cu tại vị trí hoạt tính
- Chuỗi hô hấp ty thể: Chủ yếu là superoxide và sau đó là H2O2
+ xấp xỉ 1−4% O2 tham gia vào chuỗi hô hấp ty thể,
+ do quá trình màng NADH trở thành gốc chủ yếu là O2 − sau đó thành
H2O2.
- Lưới nội chất: Tạo thành superoxide (bởi Cytochrome P450)
- Các tế bào đặc biệt (Leukocytes) : Tạo thành superoxide bởi
NADP−oxidase.
- Oxy hóa hemoglobin (Fe2+) thành methemoglobin (Fe3+)
b. Ngoại sinh: Ô nhiễm, cồn, khói thuốc, kim loại nặng, kim loại chuyển
tiếp, dung môi công nghiệp, thuốc trừ sâu, một số thuốc (halothane,
paracetamol) và bức xạ.
Câu 3: Anh/chị hãy trình bày khái niệm gốc tự do? Chức năng sinh lý của gốc tự
do trong cơ thể? 
1. Khái niệm
 Là các hạt với một điện tử tự do (chưa tạo cặp) quay quanh hạt nhân
(nguyên tử, ion hoặc phân tử).
 Xu hướng đạt cân bằng, lấy một e− từ một phân tử mà nó tiếp xúc.
 Phần lớn các phân tử sinh học không phải là các gốc.
2. Chức năng sinh lý
a. Được sử dụng để
 Cytochrome oxidase (các chất trung gian độc, H2O2, superoxide, liên
kết enzyme)
 Monooxygenase hoạt hóa O2 trong gan hoặc ty thể tuyến thượng thận
b. RONS (Oxy và nitro hoạt hóa) chống lại vi sinh vật
- Phức hợp enzyme NADPH – oxidase của leukocytes
- Myeloperoxidase – Xúc tác các phản ứng
H2O2 + Cl- + H+  HCLO + H2O
- Các phân tử tín hiệu: Thông tin cấp 1 => thông tin cấp 2 => mạng thông
tin. Chức năng của mạng thông tin bị ảnh hưởng bởi trạng thái oxy hóa
khử của các tế bào
- Trạng thái oxi hóa khử: Khả năng antioxidant, đương lượng khử, tỷ lệ
RONS => ROS: Thông tin cấp 2
c. Tính miễn dịch và sự điều hòa
- Sự sản xuất lượng lớn ROS là một công cụ của miễn dịch
- Sự cảm ứng thay đổi nồng độ ROS thấp có thể là một cơ chế điều hòa
d. Hệ thống phòng thủ chống oxi hóa: 3 cấp độ
- Ức chế sản xuất lượng lớn RONS
- Bắt giữ gốc tự do ( Khóa, bẫy, dập tắt lan truyền)
- Sửa đổi: Cơ chế của các phân tử sinh học bị phá hủy
Câu 4: Anh/chị hãy trình bày khái niệm gốc tự do? Tác động của gốc tự do tới cơ
thể? 
1. Khái niệm
 Là các hạt với một điện tử tự do (chưa tạo cặp) quay quanh hạt nhân (có
thể là nguyên tử, ion hoặc phân tử).
 Xu hướng đạt cân bằng, lấy một electron từ một phân tử mà nó tiếp xúc.
 Phần lớn các phân tử sinh học không phải là các gốc.
2. Tác động của gốc tự do tới cơ thể
- Cơ chế
+ làm hư hại các DNA
+ liên kết ngang với các phân tử protein, lipid gây thoái hóa, biến tính,
mất chức năng tự nhiên
+ làm tổn thương hoặc chết tế bào: oxy hóa màng TB, oxy hóa các cấu
trúc nội bào
+ gây sưng viêm tổ chức liên kết
+ phản ứng dây chuyền oxy hóa gia tăng ROS
- Các tác động hay gặp
+ Tổn thương, thoái hóa tế bào thần kinh: alzheimer, parkinson, tâm thần
phân liệt
+ Suy giảm thị lực,mù lòa
+ Tăng nguy cơ bệnh mạch vành, tim mạch
+ Rối loạn chức năng gan thận
+ Viêm nhiễm, viêm khớp
+ Rối loạn, tổn thương da
+ Thúc đẩy quá trình lão hóa
+ Suy giảm system imuno
+ Đái tháo đường
+ Ung thư

Câu 5: Anh/chị hãy trình bày về các bệnh liên quan đến oxidative stress và
phương pháp phòng tránh? 
1. Khái niệm Oxidative stress
- Là sự mất cân bằng giữa oxi hóa (FR) và chống oxi hóa (AO) , trong đó
các FR chiếm ưu thế
- Xảy ra khi sự sản xuất các chát oxi hoá FR vượt quá khả năng bảo vệ của
hệ thống phòng thủ chống oxi hóa
- Các FR bị phân hủy bởi các AO
- Tốc độ lão hóa và nguy cơ bệnh tật phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa FR
và AO
+ nếu AO chiếm ưu thế: trẻ lâu, thọ lâu, ít bệnh tật
+ nếu FR chiếm ưu thế: già nhanh, chóng chết, nhiều bệnh tật
2. Các bệnh liên quan
- Thoái hóa tế bào thần kinh: alzheimer, parkinson, tâm thần phân liệt
- Mắt: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
- Phổi: COPD, hen, ung thư
- Da: lão hóa da, vảy nến, ung thư da..
- Mạch máu: THA, xơ vữa ĐM
- Tim: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim
- RLCN gan, thận: suy gan, bệnh thận mạn ( CKD), viêm thận.
- Viêm nhiễm, viêm khớp
- Nội tiết: đái tháo đường
- Hê thống miễn dịch: viêm mạn, lupus,ung thư
3. Phòng tránh
 Tránh tác nhân có hại: Thuốc lá, bia rượu, tia UV
 Tập luyện: Thể dục, khí công, thiền
 Ăn thực phẩm giàu chất chống oxi hóa(vit a, c, e; beta-caroten...): trà
xanh, dầu gấc, nghệ, cà chua, bí đỏ, cà rốt,
Câu 6: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về oxidative stress? Tổn hại và hậu quả do
oxidative stress gây ra cho cơ thể? 
1. Khái niệm oxidative stress
- Sự mất cân bằng giữa oxi hóa (FR) và chống oxi hóa (AO) , trong đó các
FR chiếm ưu thế
- Xảy ra khi sự sản xuất các FR vượt quá khả năng bảo vệ của hệ thống
phòng thủ chống oxi hóa
- Các FR bị phân hủy bởi các AO
- Tốc độ lão hóa và nguy cơ bệnh tật phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa FR
và AO
+ nếu AO chiếm ưu thế: trẻ lâu, thọ lâu, ít bệnh tật
+ nếu FR chiếm ưu thế: già nhanh, chóng chết, nhiều bệnh tật
2. Tổn hại và hậu quả do oxidative stress gây ra cho cơ thể
a. Tổn hại tới lipid do bị oxi hóa
- Tổn hại:
+ Mất các dây nội chưa bão hòa
+ Tạo các chất có hoạt tính mạnh ( aldehydes)
- Hậu quả:
+ Thay đổi trong tính lưu chảy và tính thấm của màng
+ Ảnh hưởng tới tính đồng nhất của enzyme màng
b. Tổn hại tới protein do bị oxy hóa
- Tổn hại:
+ Kết tập, phân mảnh, phân tách protein
+ Phản ứng với ion sắt của hem
+ Biến đổi nhóm chức năng
- Hậu quả:
+ Phân giải protein
+ Thay đổi về hoạt tính enzyme, vận chuyển ions transport
c. Tổn hại tới DNA do bị oxy hóa
- Tổn hại:
+ Tách vòng saccharide
+ Biến đổi bases
+ Đứt, gẫy chuỗi DNA
- Hậu quả:
+ Đột biến
+ Lỗi di truyền
+ Ức chế tổng hợp protein
Câu 7: Anh/chị hãy trình bày đại cương về các chất chống gốc tự do và
antioxidant? Vai trò của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe?  Khái niệm, phân loại,
Vai trò.
1. Khái niệm:
- Các chất chống gốc tự do và antioxidant là các hợp chất trung hòa, ức
chế hình thành hoặc tăng đào thải các gốc tự do
2. Phân loại
a. Antioxidant nội sinh

 Enzyme
Các antioxidants enzyme chính tham gia trực tiếp vào quá trình trung
hòa ROS và RNS là: superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT),
glutathione peroxidase (GPx) và glutathione reductase (GRx),
Cytochrome C.
- SOD ( superoxide dismutase): phân hủy các anion superoxide
2O2 - + 2H+  H2O2 + O2
Có mặt trong hầu hết các tế bào hiếu khí và dịch ngoại bào
+ SOD1: Mn 2+ SOD
Tồn tại dạng tetramer
Có trong lưới ti thể
Độ ổn định thấp hơn Zn, Cu-SOD
+ SOD2: Cu 2+/Zn 2+ SOD
Nhị trùng ngưng, Cu là trung tâm oxy hóa khử
Có trong bào tương, tế bào gan, não, hồng cầu
Độ ổn định cao
- Catalase: loại bỏ H2O2 nội bào
2 H2O2  2 H2O + O2
Sử dụng 1 đồng yếu tố là Mn hoặc Fe
- Glutathione (GSH: glutamic, systeine, glycine): có chức năng loại bỏ
hydroxyperoxidase và H2O2 nội bào
2 GSH + ROOH  GSSH + H2O + ROH

 Nonenzymatic
- Các chất antioxidants phi enzym được chia thành chất chống oxy
hóa chuyển hóa và chất chống oxy hóa dinh dưỡng. Chất chống oxy
hóa chuyển hóa thuộc nhóm chất chống oxy hóa nội sinh, được tạo ra
từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể. chất chống oxi hoá dinh dưỡng
lấy từ chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chất chống oxi
hoá nội sinh như: Vitamin E,C, B-caroten, lycopene, selenium,
flavanoit, omega 3,6.
• Chất chống oxi hoá nội sinh phân tử lớn: tranferrin, ferritin,
haptoglobin, hemopexin, albumin
• Các chất chống oxi hoá phân tử nhỏ: Vtm C,E, Coenzym Q,
glutathione, -tocopherol, -caroten
- Gắn trong màng: phân tử nhỏ (-tocopherol, -caroten, coenzym
Q10)
- Ngoài màng : phân tử lớn (ascorbate, transferrin, bilirubin, albumin,
haptoglobin, )
b. Antioxidants ngoại sinh
 Free Radical scavengers
 Các nguyên tố hiếm
 Thuốc và hợp chất ảnh hưởng đến chuyển hóa gốc tự do
3. Vai trò
- AO như vit C, vit E tăng cường hệ thống miễn dịch
- Hoạt chất sinh học (phytochemicals) có tác dụng tốt với bệnh tim mạch:
beta-caroten, luteine
- Làm giảm LDL cholesterol,
- Phòng chống ung thư
- Trung hòa các chất gây tổn thương gen bởi sự oxi hóa .
Câu 8: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về kỹ thuật/phương pháp “thông tin di
truyền và chẩn đoán khả năng mắc bệnh”?  (5 nội dung nhỏ)
1. Khái niệm
- Giải trình tự gen là tìm ra trình tự sắp xếp của các nucleotides trên đoạn
gen được quan tâm nhằm phát hiện sự đột biến gen hoặc để thiết kế gen
mồi (primer) và các vector tách dòng (cloning) nhằm tạo ra các protein
tái tổ hợp có giá trị cao trong Y học (vaccine, thuốc chữa bệnh, các sinh
phẩm phục vụ chẩn đoán bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…)
- Kỹ thuật “thông tin di truyền và chẩn đoán khả năng mắc bệnh” là kỹ
thuật giải trình tự gen thế hệ mới (NGS:next generation sequencing),
được cải tiến vào giữa những năm 2000 từ phương pháp Sanger- thế hệ
đầu tiên (1977).
2. Ứng dụng NGS trong y học
- Giải trình tự gen đích
- Giải trình tự exon
- Giải trình tự hệ gen
3. Mục đích
- Tìm ra các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao
- Tìm ra các kết quả không mong muốn
4. Thông tin cung cấp cho người bệnh
- Nguyên nhân các bệnh di truyền
- Nguyên nhân có thể của bệnh di truyền (cần NC thêm về phả hệ)
- Không phát hiện được dấu hiệu nào( tại thời điểm hiện tại)
5. Báo cáo
- Báo cáo về các phát hiện lâm sàng có liên quan
- Báo cáo về các khả năng dự đoán không chắc chắn
- Không khác nhiều so với các xét nghiệm di truyền tiêu chuẩn.
Câu 9: Anh/chị hãy trình bày các cấp độ của kỹ thuật “thông tin di truyền và chẩn
đoán dự báo”? 
Các cấp độ:
- Giải trình tự gen đích
- Giải trình tự exon
- Giải trình tự hệ gen
1. Giải trình tự gen đích
- Giải trình tự gen làm tăng cường các phát hiện không tính trước
- Giải trình tự gen mục tiêu và/hoặc phân tích làm giảm nguy cơ
Dương tính:
- Khuynh hướng di truyền mắc bệnh có thể điều trị/phòng tránh
- Điều kiện để chuyển sang tình trạng lặn/lựa chọn sinh sản.
Âm tính:
- Các trường hợp không thể chữa được.
- Các vấn đề với bảo hiểm sức khỏe, tuyển dụng lao động
Quyền không được biết:
- Người bệnh có thể muốn biết một số thông tin nhưng không phải tất cả
các bí mật được phát hiện?
- Mong muốn được thông tin đầy đủ mâu thuẫn với việc duy trì tinh thần
lành mạnh?
2.  Giải trình tự exon
- exon chỉ chiếm 1% của bộ gene nhưng chứa thông tin trực tiếp mã hóa
cho các protein thực hiện chức năng trong cơ thể. Vì vậy, những thay đổi
trình tự của exon có thể liên quan trực tiếp đến bệnh tật hay tình trạng sức
khỏe của con người. Quy trình này đã được thương mại hóa nên dễ thực
hiện và khá phổ biến.
- Các cá nhân phải đồng ý với qui trình thử nghiệm.
- Các cá nhân phải hiểu được các khả năng và phát hiện không mong muốn
khác và đồng ý được thông tin khi có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Các phát hiện không mong muốn sẽ được xem xét bởi một hội đồng
chuyên gia độc lập
+ Nhà di truyền học phân tử lâm sàng (không phải là một phát hiện đột
biến)
+ Di truyền học lâm sàng (Không phải là bác sĩ lâm sàng)
+ Di truyền học (nghiên cứu)
+ Nhân viên xã hội.
+ Đại diện luật pháp.
+ Đại diện đạo đức.
+ Bác sĩ có hiểu biết về bệnh có liên quan
3. Giải trình tự cả bộ gene
- Là xác định trình tự cho cả bộ gen sinh vật và con người.
- Hiện nay chưa có bộ gen của động vật có vú nào được giải mã hoàn toàn,
kể cả con người.
- Tránh: Rủi ro của thử nghiệm gen mở rộng.
- Tăng cường: Khả năng chẩn đoán.
- Thử nghiệm gen mở rộng chấp thuận cho các phát hiện không được yêu
cầu.
Câu 10: Anh/chị hãy trình bày về các khó khăn trong kỹ thuật “thông tin di truyền
và chẩn đoán dự báo”? (5 khó khăn)
 Khó khăn trong việc xác định tất cả các gen và liên kết chúng với
chức năng cụ thể
 Sự phức tạp của quá trình tiến hóa gây ra nhiều thách thức trong phát
triển mô hình toán học và thuật toán
 Con đường từ xác định gen đến điều trị hiệu quả
 Làm sáng tỏ các gene bị lỗi chức năng và đóng vai trò quan trọng
trong việc gây bệnh cho con người
 Xác định gene nào ảnh hưởng đến hiệu ứng của thuốc trong điều trị,
đặc biệt là hướng tới cá thể hóa điều trị
Câu 11: Anh/chị hãy trình bày khái niệm phân bào đối xứng và bất đối xứng của tế
bào gốc? Đặc điểm của tế bào gốc mô? 
1. Tế bào gốc
Tế bào gốc là các tế bào chưa biệt hóa, có thể tự tái tạo (self renew) và
phân chia nhiều lần. Trong những điều kiện sinh lý/thực nghiệm nhất định,
tế bào gốc có thể cảm ứng biệt hóa thành các tế bào có chức năng chuyên
biệt như tế bào cơ tim, tế bào tuyến tụy, tế bào bào da, tế bào máu,tế bào
thần kinh
2. Phân bào
 Phân bào đối xứng (tự đổi mới): Tế bào có khả năng tiến hành một số
lượng lớn chu kì phân bào nguyên nhiễm mà vẫn duy trì trạng thái không
biệt hóa, như tế bào gốc da.
 Phân bào bất đối (tiềm năng không giới hạn): Tế bào có khả năng biệt
hóa thành bất kì kiểu tế bào trưởng thành nào, thực tế chỉ đúng với tế bào
gốc phôi toàn năng, tuy nhiên một tế bào gốc mô đa năng (tiền thân) cũng
được gọi là tế bào gốc (tạo ra 2 tế bào, tế bào biệt hóa hơn sẽ biệt hóa tiếp
thành tế bào tiền thân để trở thành tế bào chuyên biệt).
3. Tế bào gốc mô đa năng
- Multipotent (Đa năng): tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế
bào, các tế bào được tạo thành nằm trong 1 hệ tế bào có liên quan mật
thiết như tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc thần kinh, tế bào gốc da...
- Tế bào gốc mô có giá trị cao và nhiều hứa hẹn
- Nhược điểm:
+ có giới hạn về tiềm năng biệt hóa
+ tế bào gốc của 1 số mô không tiếp cận được
+ tế bào gốc của 1 số mô không thể tự nhân lên được
+ 1 số tổ chức mô không chứa tế bào gốc
Câu 12: Anh/chị hãy trình bày về các loại tế bào gốc? Khái niệm về tế bào gốc đa
năng? 
1. Tế bào gốc phôi (ESCs)
- Là các tế bào được thu nhận từ khối tế bào bên trong của phôi đang làm
tổ trong suốt giai đoạn phôi nang
 Có thể biệt hóa thành hầu như tất cả các loại tế bào trong cơ thể,và được
xem như là các tế bào gốc vạn năng.
 Cũng có khả năng tăng sinh với 1 trạng thái chưa biệt hóa, nghĩa là có
khả năng tự đổi mới
 Ngoài các tế bào gốc được thu nhận từ phôi nang, còn có các dòng tế bào
gốc khác cũng được thu nhận từ phôi, chúng được gọi là các tế bào mầm
phôi.
 Đặc điểm
 Không thể cấy ghép trực tiếp, mà được tiêm vào khoang của phôi tạo
nên dạng phôi khảm.
 Nguy cơ thành u quái.
 Để ứng dụng được tế bào gốc phải được biệt hóa thành tế bào gốc
trưởng thành, tế bào thủy tổ
 Thách thức
 Sự biệt hóa của tế bào gốc thành tế bào trưởng thành, tế bào chức
năng.
 Nguy cơ tạo khối u.
 Phản ứng miễn dịch đào thải.
2. Tế bào gốc mô
- Đặc điểm: Đa năng, có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào, các tế
bào được tạo thành nằm trong 1 hệ tế bào có liên quan mật thiết như tế
bào gốc tạo máu, tế bào gốc thần kinh, tế bào gốc da...
 có giá trị cao và nhiều hứa hẹn.
 Hạn chế
 Tế bào gốc mô có giới hạn về tiềm năng biệt hóa
 Tế bào gốc một số mô không thể tiếp cận được
 Tế bào gốc một số mô không tự nhân lên được
 Một số tổ chức có thể không có tế bào gốc
3. Tế bào gốc cảm ứng toàn năng (iPS)
 Pluripotent, thiết kế bởi các nhà khoa học để hoạt động như tế bào gốc
phôi.
 Bất kì tế bào sinh dưỡng nào cũng đều có thể trở thành iPS khi được cảm
ứng bằng phương pháp chuyển gene in vitro thông qua vector là
retrovirus. Khi được kích hoạt, chúng sẽ khởi động cơ chế tái thiết lập
chương trình bộ gene hay sự khử biệt hóa.
 Ưu điểm
 Không vi phạm đạo lí và pháp lí do không cần trứng hay phôi người.
 Đặc tính sinh học tương đương với tế bào gốc phôi thường.
 Dễ dàng thu nhận từ bất kì mô nào, không cần mô phôi.
 Không cần lượng mẫu lớn trên bệnh nhân.
 Thao tác dễ dàng, ít tốn thời gian.
 Cấy ghép không bị đào thải miễn dịch.
 Nhược điểm
 Bệnh trong đĩa petri.
 Có thể không tạo được sự biến đổi gene.
Câu 12: Anh/chị hãy trình bày về tế bào gốc mô? Nêu một số (05) ứng dụng trong
điều trị của tế bào gốc? 
1. Tế bào gốc mô đa năng
- Multipotent, tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào, các tế
bào được tạo thành nằm trong 1 hệ tế bào có liên quan mật thiết như tế
bào gốc tạo máu, tế bào gốc thần kinh, tế bào gốc da...
 có giá trị cao và nhiều hứa hẹn.
 Hạn chế
 Tế bào gốc mô có giới hạn về tiềm năng biệt hóa.
 Tế bào gốc một số mô không thể tiếp cận được.
 Tế bào gốc một số mô không tự nhân lên được.
 Một số tổ chức có thể không có tế bào gốc.
2. Ứng dụng trong điều trị
 Chữa bệnh tiểu đường type I
 Cấy ghép tế bào gốc trưởng thành có khả năng biệt hóa thành tế bào
tiết insulin.
 Cấy ghép tế bào tiết insulin biệt hóa từ tế bào gốc trước đó in vitro.
 Tái tạo da vết bỏng và vết thương
 Cấy ghép tế bào gốc tự thân từ da, mô mỡ, tủy xương, máu cuống rốn.
 Cấy ghép tế bào gốc đồng loại từ phôi, thai, máu cuống rốn, tủy
xương.
 Điều trị ung thư máu: dùng hóa chất tiêu diệt các tb ung thư, kể cả tbg ,
sau đó dùng tb tủy xương của đồng loại ghép vào, với nguồn gốc là tb tủy
xương hoặc tế bào gốc máu ngoại biên người cho hoặc có thể sử dụng tế
bào gốc từ máu cuống rốn bé ngay sau sinh.
 Liệu pháp gen sử dụng tế bào gốc biến đổi di truyền như 1 vector mang
gen chuyển. Quy trình như sau: thu nhận tế bào sinh dưỡng trưởng thành
của cơ thể để lấy nhân, nhân này được chuyển vào tế bào trứng loại bỏ
nhân, tế bào này sẽ phát triển thành mô mới. ở giai đoạn blastocyst, các tế
bào gốc ở lớp ICM được thu nhận, chúng được gọi là các my stem cell
(myES). Các myES an toàn vì bộ gen là của cơ thể chủ và vì vậy, các tế
bào này khó bị thải loại.
 Cấy ghép tế bào gốc cho tim
 Phẫu thuật: Tiêm trực tiếp tế bào gốc vào cơ tim hoặc màng ngoài tim
 Ít xâm lấn: Truyền tế bào gốc ngoại vi hoặc huy động các tế bào gốc
còn sót lại.

Câu 13: Một cậu bé 5 tuổi qua các thử nghiệm di truyền cho thấy cậu có dấu hiệu
di truyền là mất khả năng điều vận tâm thất và có đột biến gây hội chứng QT dài,
một bệnh tim trong đó rối loạn nhịp thất có thể dẫn đến ngất tái phát, cơn động
kinh, hoặc tử vong đột ngột. Rối loạn nhịp tim thất có thể được ngăn ngừa bằng
thuốc hoặc cấy ghép máy khử rung tim.
Anh/chị hãy trình bày về vấn đề cung cấp thông tin của người bệnh trong trường
hợp này?
Có khả năng ngăn ngừa chữa trị. Thông tin dương tính, không cung cấp
thông tin cho đứa bé ( đứa bé có thể chưa hiểu, thậm chí còn gây lo lắng cho đứa
bé), cần cung cấp thông tin cho người giám hộ , gia đình để phòng ngừa, cho bác sĩ
để điều trị hiệu quả. Phải đảm bảo khi đứa bé đến hết tuổi giám hộ, đủ tuổi trưởng
thành được tiếp nhận thông tin về tình hình bệnh tật của bản thân. Vấn đề cung cấp
thông tin phải đảm bảo vấn đề đạo đức trong y học.

Câu 14: Một phụ nữ viêm sắc tố võng mạc được thử nghiệm để tìm ra nguyên
nhân di truyền của bệnh mù lòa. Các thử nghiệm cho thấy cô mang một đột biến ở
gen BRCA1. Các đột biến này làm tăng nguy cơ ung thư vú và buồng trứng và có
thể được truyền cho bất kỳ đứa con nào nếu sinh đẻ.
Anh/chị hãy trình bày về vấn đề cung cấp thông tin của người bệnh trong trường
hợp này?
Có khả năng can thiệp. Thông tin dương tính, cần cung cấp thông tin cho
bệnh nhân vì các nguy cơ ung thư và lựa chọn sinh đẻ có khả năng can thiệp. Định
hướng cho bệnh nhân trao đổi thông tin này với chồng. Bệnh nhân có quyền lựa
chọn chỉ định. Cần cung cấp thông tin cho bác sỹ điều trị, việc cung cấp thông tin
phải đảm bảo vấn đề đạo đức trong y học

Câu 15 : Một phụ nữ trẻ bị điếc nhận được một báo cáo tích cực từ kết quả giải
trình tự exome. Các phòng thí nghiệm cũng cho thấy cô mang APOE4, điều này
làm tăng nguy cơ cô mắc bệnh Alzheimer. Đây là bệnh không thể phòng tránh,
mặc dù một số biện pháp có thể trì hoãn nó.
Anh/chị hãy trình bày về vấn đề cung cấp thông tin của người bệnh trong trường
hợp này?
Không thể điều trị. Thông tin âm tính, nên cung cấp cho người nhà và bác sĩ
vì họ sẽ cố trì hoãn nguy cơ trong im lặng, việc cung cấp thông tin phải đảm bảo
vấn đề đạo đức trong y học. Không nên cung cấp thông tin trực tiếp cho bệnh nhân
ngoại trừ trường hợp nếu bệnh nhân cam kết tiếp nhận thông tin, có thể cung cấp
những biện pháp giúp bệnh nhân trì hoãn bệnh nhưng không làm gợi nhắc trực tiếp
đến nguy cơ bệnh của bệnh nhân và làm sao cho bệnh nhân không nhận ra mình sẽ
bị bệnh đó.
Câu16: Anh/chị hãy trình bày kế hoạch của bản thân trong việc cập nhật kiến thức
thường xuyên sau khi tốt nghiệp.

Lập kế hoạch cho bản thân trong tương lai chưa bao giờ là việc dễ dàng kể
cả việc cập nhất kiến thức thường xuyên sau tốt nghiệp. Cũng như việc xây nhà ta
cần có bản vẽ, thiết kế,… đặt móng và xây dựng, thì lập kế hoạch trong việc cập
nhật kiến thức thường xuyên sau tốt nghiệp cũng vậy, cần có sự chuẩn bị, nền tảng
và trau dồi kiến thức kỹ năng ngay từ thời còn sinh viên. Vì vậy muốn định hình
cho tương lai một cách rõ ràng ta cần lập một kế hoạch cụ thể mà theo em kế hoạch
đó bắt đầu ngay từ lúc còn là sinh viên
Kế hoạch của em trong việc cập nhật kiến thức thường xuyên sau khi tốt
nghiệp bao gồm 8 bước:

Bước 1: Suy nghĩ thấu đáo về những gì bạn muốn


Bước 2: Tìm hiểu về các mục tiêu của bạn
Bước 3: Xác định các kỹ năng cần thiết nhất
Bước 4: Liệt kê kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân
Bước 5: Tinh chỉnh mục tiêu của bạn
Bước 6: Lập ra kế hoạch hành động
Bước 7: Tìm kiếm sự trợ giúp
Bước 8: Thực hiện và thường xuyên kiểm tra, đo lường, chỉnh sửa
Cụ thể:
Bước 1: Suy nghĩ thấu đáo về những gì bạn muốn

Những gì bạn mong muôn có thể từ đơn giản nhất là đọc và hiểu một bài báo
tiếng anh đến những thứ cao xa hơn như xác định lí tưởng sống.

Đây là bước cực kì quan trọng quyết định đến quá trình thực hiện toàn bộ kế hoạch
và là mục tiêu hướng đến của kế hoạch đó.

Trước hết ta cần:

Tìm ra lí tưởng sống của bản thân là gì ? – lí tưởng sống của bản thân em là:
Chữa bệnh cứu người, đặt đạo đức lên hàng đầu.

Vậy:
Cập nhật kiến thức thường xuyên sau tốt nghiệp để làm gì ? - Cập nhật kiến
thức thường xuyên sau tốt nghiệp là công cụ hữu ích giúp em trau dồi kiến thức, kĩ
năng và phát triển bản thân mình hơn nhằm phục vụ cho lí tưởng sống đó

Bước 2: Tìm hiểu về các mục tiêu của bạn

Tìm hiểu về mục tiêu thông qua các sự trợ giúp từ bạn bè, giáo viên, internet,…

Chúng ta cần đặt ra các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn theo các mốc và khoảng thời
gian để dần tiến tới một mục tiêu chung

Mục tiêu ngắn hạn:

- Kết thúc kì 2 năm 3 em phải biết kĩ năng khai thác thông tin trên các
trang mạng điện tử, các bài báo nghiên cứu
- Kết thúc năm 4: em có bài nghiên cứu khoa học cho mình
Mục tiêu dài hạn:

- Sau khi tốt nghiệp cần cập nhật kiến thức nhiều và thường xuyên hơn nữa
phục vụ cho các chương trình sau đại học
- Nhận bằng bác sĩ nội trú năm 27 tuổi
- Bắt đầu kinh doanh lĩnh vực trang thiết bị vật tư y tế năm 28 tuổi
Trong mục tiêu dài hạn cần có những mục tiêu ngắn hạn hơn

Bước 3: Xác định các kỹ năng cần thiết nhất.

Các kỹ năng cần thiết theo em gồm: kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng tin học cơ bản, kĩ
năng khai thác thông tin, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng xã hội, kỹ năng mềm
khác như: giao tiếp, thuyết phục, truyền đạt,…

Quan trọng hơn hết là tính kỷ luật, và nghiêm túc trong mọi công việc, hành động.

Bước 4: Liệt kê kinh nghiệm và kỹ năng vốn có

Không đợi trau dồi đầy đủ các kĩ năng mới bắt đầu công cuộc cập nhật thông
tin. Mà bắt đầu ngay ở thời điểm hiện tại với những kinh nghiệm, kỹ năng, hiểu
biết vốn có. Sau đó trau dồi dần song song với quá trình thu thập thông tin ( thiếu
chỗ nào ta lấp chỗ đó, dần dần hoàn thiện )
Bước 5: Tinh chỉnh mục tiêu của bạn

Mục tiêu đặt ra có thể đúng với thời điểm hiện tại nhưng có thể không còn
đúng với tương lai hoặc trong quá trình thực hiện có nhiều bất cập, ta có thể linh
động hiệu chỉnh, thay đổi cho phù hợp với bản thân sao cho không làm mất đi giá
trị cốt lõi của mục tiêu và việc cập nhật kiến thức là vô cùng cần thiết để xác định
những xu hướng và sự thay đổi đó

VD: Với mục tiêu kinh doanh trang thiết bị vật tư y tế năm 28 tuổi em có thể
thay đổi sang các hoạt động kinh doanh khác trong ngành y tế sao cho vẫn giữ đc
yêu cầu cốt lõi là tạo ra giá trị ngoài chuyên môn lâm sàng.

Bước 6: Lập ra kế hoạch hành động

Đặt mục tiêu là chưa đủ. Để đạt được mục tiêu ta cần phải hành động.
Những hành động thực tế đều đặn hàng ngày ngay từ khi còn là sinh viên như: đọc
sách, đọc báo, xem bản tin thời sự mỗi sáng … sẽ gây dựng cho ta thói quen tích
cực để sau khi tốt nghiệp ta không còn bỡ ngỡ và linh động hơn trong việc tiếp
nhận thông tin.

Cần hành động theo đúng kế hoạch đặt ra đảm bảo tính kỷ luật và nghiêm
túc và đạo đức trong từng hành động dù là nhỏ nhất.

Bước 7: Tìm kiếm sự trợ giúp

Các sự trợ giúp trực tiếp đến từ thầy cô, bạn bè, gia đình, bệnh nhân, các mối
quen sơ,… rộng hơn nữa là các tổ chức, cộng đồng và toàn xã hội.

Thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì sự trợ giúp của internet là tối
quan trọng. Ta có thể cập nhật kiến thức qua các trang web uy tín như: Pubmed,
google scholar,…

Bước 8: Thực hiện thường xuyên, kiểm tra, đo lường, chỉnh sửa

- Cập nhật kiến thức thường xuyên đều đặn hàng ngày vì xã hội luôn đổi
mới
- Biết áp dụng những kiến thức thu thập được vào công việc
- Lập bảng đánh giá nhằm kiểm tra, đo lường, chỉnh sửa hiệu quả của công
tác thu thập thông tin

You might also like