Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ CUỐI KÌ 1

1. Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới?
Nội dung:
+ Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực
thừa bằng thế lương thực cố định. Thuế lương thực nộp bằng hiện
vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân
được toàn quyền sử dụng số dư thừa và tự do bán ra thị trường.
+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng,
cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ,
dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu
tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, giao
thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ
chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển
sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng
cao năng suất lao động.
+ Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tư do buôn bán
trao đổi. Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ
kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành
đồng rúp thay cho các loại tiền cũ.
Ý nghĩa:
+ Đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị.
+ Thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước
nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự
do buôn bán.
+ Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

2. Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
- Trong nước:
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết,nhất trí của các dân tộc Nga.
+ Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến, đế quốc của
Nga, Chủ nghĩa xã hội xác lập trên nước Nga, tạo điều kiện thuận
lợi xây dựng CNXH sau này.
+ Khẳng định tính đúng đắn trong chính sách dân tộc của Lê – Nin,
nhất là sự cần thiết phải đoàn kết các dân tộc trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc ở Liên Xô.
+ Góp phần chống lại sự chia rẽ dân tộc của các thế lực phản động
trong và ngoài nước.
- Quốc tế:
+ Để lại bài học kinh nghiệm trong xây dựng và đoàn kết dân tộc.
+ Giáng đòn mạnh vào chính sách bao vây, cô lập, đàn áp nước Nga.
+ Trên thế giới hình thành 1 mô hình nhà nước XHCN đối lập hoàn
toàn với TBCN.

3. Sau CM tháng 10, chính quyền Xô viết thực hiện chính sách
ngoại giao như thế nào?
Sau Cách mạng tháng 10, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết
lập quan hệ quan ngoại giao với 1 số nước láng giềng ở Châu Á và Châu
Âu. Tồn tại giữa vòng vây thù địch của chủ nghĩa tư bản thế giới, Liên Xô
đã kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ
chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.

4. Khi bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, nước Nga
Xô viết gặp phải những khó khăn gì về kinh tế, chính trị?
- Về kinh tế: bị tàn phá nghiêm trọng, chính sách cộng sản thời chiến
đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.
- Về chính trị: không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên
cuồng chống phá, gây bạo loạn ở khắp nơi.

5. Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga
như thế nào?
- Nông nghiệp: Sản lượng ngũ cốc tăng gần gấp đôi từ 37,6 lên 56,
6 triệu tấn chỉ trong 2 năm (1921-1923).
- Công nghiệp: Sản lượng trong các ngành sản xuất gang, thép,
điện,… đều tăng gấp đôi hoặc gấp 3.
+ Sản lượng thép tăng hơn 3 lần từ 0,2 lên 0,7 triệu tấn
(1921-1923).
+ Điện tăng gấp đôi từ 0,55 lên 1,1 triệu kW/h.

6. Hãy nêu những thành tựu trong việc thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ nhất ở Liên Xô (1928 – 1932). Nêu nhận xét về
thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp.
* Về kinh tế:
- Công nghiệp:
+ Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một
cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
+ Năm 1937: sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản
phẩm quốc dân.
- Nông nghiệp: có bước tiến vượt bậc, từng bước tập thể hóa nông nghiệp
với quy mô lớn và cơ sở vật chất - kĩ thuật được cơ giới hóa.

* Về văn hóa - giáo dục:


- Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và phổ cập giáo
dục trung học cơ sở ở các thành phố.

* Về xã hội:
- Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ. Xã hội chỉ còn hai giai cấp là công dân,
nông nhân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa.
- Đời sống nhân dân được nâng cao, chế độ xã hội chủ nghĩa được
củng cố.

Nhận xét về lĩnh vực công nghiệp:

- Các ngành công nghiệp nặng đã phát triển mạnh mẽ và đạt được
những thành tựu đáng kể như: từ năm 1929 – 1938, sản lượng than
tăng từ 40,1 triệu tấn lên tới 132,9 triệu tấn, sản xuất gang tăng từ
8 triệu tấn lên tới 26,3 triệu tấn...
- Liên xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành một cường
quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
- Từ những thành tựu đó cho thấy những chủ trương phát triển kinh
tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng của liên xô là hoàn toàn đúng đắn.

7. Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế
hoạch 5 năm đầu tiên.
- Qua 2 kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước công nghiệp
lạc hậu trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm
1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
- Trong nông nghiệp, 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác
đã được đưa vào nên nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất
lớn và cơ sở vật chất – kĩ thuật được cơ giới hóa.
- Về văn hóa – giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, xây dựng
hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
trong cả nước và thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các
thành phố.
- Cùng với những biến đổi về kinh tế, cơ cấu giai cấp trong xã hội cũng
thay đổi. Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động
là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ
nghĩa.

8. Vai trò của V.I. Lê-nin trong công cuộc khôi phục kinh tế và
phát triển đất nước sau chiến tranh.
- Thống nhất các nhóm Mac-xit ở Xanh Pê-tec-bua thành một tổ chức
chính trị lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhan.
Đó là mầm mống của Đảng Mác-xít.
- Cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ
nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
- Triệu tập và chủ trì Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để bàn
về cương lĩnh và Điều lệ Đảng.
- Viết nhiều tác phẩm quan trọng phê phán những quan điểm của chủ
nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và
Đảng tiên phong của lực lượng này, nhấn mạnh tầm quan trọng của
cuộc đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

9. Lập bảng so sánh Chính sách cộng sản thời chiến và Chính sách
kinh tế mới theo mẫu dưới đây. Nêu nhận xét về Chính sách
kinh tế mới.
Tiêu chí Chính sách cộng Chính sách kinh tế
sản thời chiến mới
Hoàn cảnh Cuối 1918 để tập Năm 1921, để gấp
trung của cải và rút khôi phục kinh
nhân lực chống sự tế, nâng cấp đời
tấn công của quân sống nhân dân,
đội 14 nước đế Đảng cộng sản Nga
quốc và nội phản, quyết định chuyển
chính phủ Nga Xô từ chính sách
viết buộc lòng phải “Cộng sản thời
thực hiện chính chiến” sang chính
sách “cộng sản thời sách “Kinh tế mới”.
chiến”.
Nội dung Nông nghiệp: Nông nghiệp: Thay
Trưng thu lương chế độ trưng thu
thực thừa của nông lượng thực thừa
dân, thi hành lao bằng thu thuế
động cưỡng bức lương thực.
đối với toàn dân.
Công nghiệp: khôi
Công nghiệp: nhà phục công nghiệp
nước kiểm soát nặng, tư nhân hóa
toàn bộ nền công những xí nghiệp
nghiệp. nhỏ dưới 20 công
nhân, khuyến khích
Thương nghiệp – tư bản nước ngoài
tiền tệ: Không đầu tư vào Nga,
được tự do buôn nhà nước nắm các
bán, quan hệ giữa ngành kinh tế chủ
thành thị và nông chốt như công
thôn chưa có sự nghiệp, GTVT…
gắn kết.
Thương nghiệp –
tiền tệ: Tư nhân
được tự do buôn
bán, trao đổi, mở
lại các chợ và đẩy
mạnh mối liên hệ
giữa thành thị và
nông thôn.
Tác dụng Nhà nước Xô viết Kinh tế được phục
được giữ vững. hồi và phát triển.

Nhận xét:
- Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian
ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển
biến rõ rệt.
- Từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền
kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà
nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những
khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi
phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều
kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số
nước trên thế giới.

10. Vì sao việc thực hiện Chính sách kinh tế mới lại bắt đầu từ
nông nghiệp?
Do chính sách trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình.
Chính vì thế, một trong những nội dung cần thực hiện cấp bách trong nông
nghiệp được đề ra là: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa
bằng thu thuế lương thực. Sau khi nộp đủ thuế quy định, nông dân toàn
quyền sử dụng số lượng thực thừa và được tự do bán ra thị trường.

You might also like