Biology 11 For Good Students 1 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BIOLOGY 11 (NA3 – PB)

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật


Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Câu 1: Phân biệt 2 trong 3 loại phát triển: phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn
toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn về khái niệm, đặc điểm, đại diện.
Phát triển qua biến thái không Phát triển qua biến thái
Phát triển không qua biến thái
hoàn toàn hoàn toàn
Là kiểu phát triển mà con non Là kiểu phát triển mà ấu trùng Là kiểu phát triển mà ấu
giống hệt con trưởng thành về phát triển chưa hoàn thiện, có trùng có hình dạng cấu tạo và
Khái niệm
cấu tạo sinh lí, hình thái. hình thái, cấu tạo và sinh lí gần sinh lí khác với con trưởng
giống con trưởng thành. thành.
Đặc điểm Không trải qua quá trình lột xác. Lột xác nhiều lần. Lột xác nhiều lần.
Đa số động vật có xương sống, Một số loại côn trùng: châu Đa số các loài côn trùng:
Đại diện một số loài không có xương chấu, cào cào, tiểu cường bướm, ruồi,…lưỡng cư.
sống. (gián)…

Câu 2: Trong quá trình phát triển của sâu bướm, giai đoạn nào gây thiệt hại nhất? Vì sao?
HD: Giai đoạn phát triển thành sâu bướm gây thiệt hại nhất. Vì trong giai đoạn này sâu cần chất dinh dưỡng nhiều cho cơ
thể nên sâu ăn nhiều lá, phá cây…… gây thiệt hại lớn cho công-nông nghiệp.

Câu 3: Vì sao sâu bướm phá hoại mùa màng nhưng bướm lại không phá hoại mùa màng? Trong nông
nghiệp người ta dùng thuốc trừ sâu có chứa hoocmon nào để giảm sự phá hoại của sâu?
- Sâu bướm cần nhiều năng lượng đáp ưng nhu cầu cơ thể nên ăn lá nhiều → phá hoại mùa màng.
- Bướm cần ít năng lượng cho cơ thể nên chỉ hút mật hoa → không ăn lá phá cây, còn giúp cây thụ phấn tốt hơn.
- Trong nông nghiệp, ta nên dùng thuốc trừ sâu có chứa hoocmôn Ecđixơn. Vì Ecđixơn gây lột xác, biến sâu thành
nhộng, rồi từ nhộng thành bướm nhanh chóng.

Câu 4: Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống như thế nào?
*Hoocmôn sinh trưởng
- Do tuyến yên tiết ra.
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào thông qua tổng hợp prôtêin. Kích thích xương phát triển (xương
dài ra và to lên).
*Tirôxin
- Do tuyến giáp tiết ra.
- Kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
* Hoocmôn sinh dục: Ơstrôgen (ở nữ), Testostêrôn (ở nam)
- Do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra.
- Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình
thành các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp.
- Riêng Testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
Câu 5: Tại sao lại có người khổng lồ, người tí hon?

* Hoocmôn sinh trưởng quá nhiều (thừa GH) → tăng cường phân chia, số lượng và kích thước TB, xương phát triển
mạnh → người khổng lồ.

* Hoocmôn sinh trưởng quá ít ( thiếu GH) → phân chia, giảm số lượng và kích thước TB, xương kém phát triển → người
tí hon.

Câu 6: Cần làm gì để chữa bệnh tí hon?

• Tiêm hoocmon sinh trưởng GH vào cơ thể khi còn nhỏ (Với người đã trưởng thành thì GH không có tác dụng.
Nếu người đã trưởng thành mà tăng tiết GH thì sẽ gây bệnh to đầu xương chi).

Câu 7: Tại sao lại bị bệnh bướu cổ? Vì sao nòng nọc có thể trở thành ếch?
*Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bướu cổ là do sự thiếu hụt i-ốt trong cơ thể. Do một số lí do nào đó, tuyến giáp không
nhận đủ lượng i-ốt, nó sẽ giảm sản sinh hoóc-môn. Cơ thể sẽ đền bù cho việc thiếu hụt này bằng cách tuyến giáp phải
tăng thêm kích thước để sản xuất thêm hoóc-môn. Và như vậy tuyến giáp phình to, tạo thành bướu cổ.
*Nòng nọc có thể trở thành ếch, nhái nhờ tuyến giáp tiết tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch nhái.

Câu 8: Vì sao thiếu Iốt dẫn đến sự chậm phát triển?


HD: Vì iốt là thành phần cấu tạo nên hoocmon tiroxin, do đó nếu thiếu iốt, cơ thể sẽ bị thiếu tiroxin dẫn đến:
- Giảm chuyển hóa ở tế bào.
- Giảm sinh nhiệt ở tế bào → chịu nhiệt kém.
- Giảm phân chia và lớn lên của tế bào: dẫn đến chậm lớn, não ít nếp nhăn, tế bào não ít, trí tuệ kém…

Câu 9: Sinh sản là gì? Sinh sản vô tính là gì? Chỉ ra điểm khác nhau giữa sinh sản bào tử và sinh sản
sinh trưởng.
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển sự phát triển liên tục của loài, gồm sinh sản
vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và
giống cây mẹ.
Sinh sản bằng bào tử Sinh sản sinh dưỡng
Cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử được Cơ thể mới được tạo ra từ một bộ phận sinh
Khái niệm
hình thành trong túi bào tử của cây trưởng thành dưỡng của cơ thể mẹ.
Đặc điểm Xen kẽ 2 thế hệ đơn bội và lưỡng bội. Cây lưỡng bội, không xen kẽ thế hệ.
Khả năng phát tán Phát tán rộng, nhanh nhờ gió, nước, động vật,… Phát tán không rộng.

Câu 10: Nêu vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật.
HD:
*Với thực vật: giúp duy trì tính trạng tốt của cây mẹ, phát triển nhanh ở điều kiện thuận lợi.
*Với nông nghiệp:
- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ con người
- Nhân nhanh giống cây trồng.
- Tạo nhiều giống cây chất lượng cao với năng suất cao.
- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩm.
- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.

Câu 11: Phân biệt quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
HD: tự trả lời.
Câu 12: Có 20 tế bào sinh tinh và 20 tế bào sinh trứng đến mùa sinh sản, biết hiệu suất thụ tinh của tinh
trùng là 12,5%.
a. Tính số hợp tử được hình thành.
b. Tính hiệu suất thụ tinh trứng.
HD: (Theo thầy L*m, bài này có 1,5đ nên mỗi ý 0,25đ, thiếu thì trừ).
- 20 tế bào sinh tinh giảm phân cho ra 20 × 4 = 80 tinh trùng.
- Vì hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5% → Số hợp tử được tạo thành là: 80 × 12,5% = 10 (hợp tử)
- Vì một tinh trùng kết hợp với 1 trứng tạo một hợp tử.
- Do đó số trứng tham gia thụ tinh tạo hợp tử là 10 trứng.
- 20 tế bào sinh trứng giảm phân cho ra 20 trứng.
- Vậy hiệu suất thụ tinh của trứng là:
SO GIAOTU DUC / CAI DUOC THU TINH 10
H=  100% =  100% = 50%
SO GIAOTU DUC / CAI THAM GIATHU TINH 20

Câu 13: So sánh sự giống và khác nhau giữa 4 hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
*Giống nhau: - Từ 1 cá thể sinh ra nhiều cá thể mới: có bộ NST giống cá thể mẹ
- Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng
-Cơ sở tế bào học: nguyên phân và phân hóa
*Khác nhau
Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh
Cơ thể mới được hình thành Cơ thể mới được hình thành Cơ thể mới được hình thành Cơ thể mới được hình thành
bằng cách phân đổi cơ thể từ 1 phần của cơ thể mẹ từ các mảnh vụn từ trứng chưa được thụ tinh
mẹ

Câu 14: Trình bày chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính.
HD:
-Cơ thể
+ Cơ quan sinh sản chưa phân hóa → phân hóa
+ Cơ thể lưỡng tính → cơ thể đơn tính
-Hình thức thụ tinh
+ Tự thụ tinh → thụ tinh chéo
+ Thụ tinh ngoài → thụ tinh trong
-Hình thức sinh sản
+Đẻ trứng → đẻ con
+Trứng, con sinh ra không được bảo vệ, chăm sóc → Trứng, con sinh ra được chăm sóc, bảo vệ.

Câu 15: Chỉ ra cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
Cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính là dựa trên khả năng của tế bào thực vật để tái tạo thành cây mới
thông qua phương pháp trồng mô hoặc tế bào. Trong phương pháp nhân giống vô tính, một mẫu mô hoặc tế bào thực vật
được lấy ra từ cây mẹ và được trồng trong điều kiện ướt và dinh dưỡng tốt để phát triển. Con người đã ứng dụng vào thực
tiễn một số cách nhân giống nhanh cây trồng: chiết cành ở nhóm cây ăn quả (ổi, cam, bưởi, chanh,…), giâm cành một số
loại cây cảnh (hoa hồng), tạo dáng cho nhiều loài cây cảnh cổ thụ bằng cách ghép cành vào gốc.

You might also like