Chuyen de 2 Hóa Trị - giải

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Hoá 8 GV: Hoàng Yến HN_Ams

Chuyên đề 2: Hóa trị - Phản ứng hóa học – Định luật bảo toàn khối lượng
Bài 1. Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO;
NO2; N2O3; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3; K3PO4 ; Ca(HCO3)2
Na2HPO4; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2.
Bài 2. Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi:
P (III) và O; N (III)và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4,
Al và SO4; NH4 (I) và NO3
Bài 3. Lập công thức hóa học hợp chất được tạo bởi lần lượt từ các nguyên tố Na, Ca, Al với
(=O,; -Cl; = S; - OH; = SO4 ; - NO3 ; =SO3 ; = CO3 ; - HS; - HSO3 ;- HSO4; - HCO3; =HPO4 ; -H2PO4 )
Bài 4. Đốt cháy a gam photpho trong không khí thu được 2,84 g một chất rắn màu trắng là
điphotphopentaoxit.
a) Ghi sơ đồ phản ứng và viết công thức khối lượng của phản ứng(4P+5O2→2P2O5)
b) Nếu a = 1,24g, tính khối lượng oxi tham gia phản ứng(1,6g)
c) Nếu a = 2,48 g, lượng oxi tham gia phản ứng là 3,2 g thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi
không? Tăng hay giảm bao nhiêu lần(mP2O5=2,48+3,2=5,68→tăng 2 lần)
Bài 5. Khi cho 4,05 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B tác dụng hết với oxi, thu được 6,05 g hỗn hợp 2 oxit
(Hợp chất của kim loại với oxi)
a) Ghi sơ đồ phản ứng
b) Tính khối lượng oxi càn dùng?(ĐLBTKL→mo2=2g)
Bài 6. Hòa tan hoàn toàn 5,6 g kim loại M vào dung dịch HCl dư, phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
M + axitclohidric →Muối clorua + Khí hidro
Thu lấy toàn bộ lượng hidro thoát ra. Dung dịch sau phản ứng nặng hơn dung dịch ban đầu 5,4 g
a) Tính số g khí hidro thu được(mH2=5.6-5.4=0.2g)
b) Tính số g axit clohidric phản ứng nếu khối lượng muối thu được là 9,8 gam.
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 1,5 kg than (thành phần chính là C) thì dùng hết 3,2 kg oxi và sinh ra 4,4 kg khí
cacbonic
a) Hãy lập PTHH của phản ứng
b) Mẫu than trên chứa bao nhiêu % C(mC=1,2kg→%C=80%)
c) Nếu đốt cháy hết 3 kg than cùng loại thì lượng oxi, khí cacbonic sinh ra là bao nhiêu g?(6,4kg;8,8kg)
Bài 8. Nung 1 tấn đá vôi chứa 80% là CaCO3 thì được bao nhiêu tạ vôi? Biết lượng khí cacbonic sinh ra là
3,52 tạ. Lập PTHH của phản ứng?(4,48 tạ)
Bài 9. Đốt cháy hết 4,4 g hỗn hợp gồm C và S người ta dùng hết 6,4 gam khí oxi. Tính tổng khối lượng các
chất khí sinh ra?(10,8g)
Bài 10. Hoàn thành các PTHH:
1, hidro + Oxi → Nước
2, Sắt + oxi → oxit sắt từ (Fe3O4)
3, Kẽm + axit clohidric (HCl) → Kẽm clorua + Hidro
4, Nhôm + Oxi → nhôm oxit
5, Hidro + lưu huỳnh → hidrosunphua
6, Cacbon + Sắt (III) oxit → Sắt + Khí cacbonic
7, Hidro + Đồng (II) oxit → Đồng + Nước
8, Metan (CH4) + Khí oxi → Khí cacbonic + nước
9, Đồng (II) hidroxit + Axit sunphuric (H2SO4) → Đồng sunphat + nước
10, Đá vôi (canxicacbonat) → Khí cacbonic + canxi oxit
Bài 11. Lập phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) (A) + O2 → Fe2O3
1
Hoá 8 GV: Hoàng Yến HN_Ams
b) S + (B) → SO2
c) (C) + H2SO4 → ZnSO4 + H2
d) (D) + KOH → KCl + HOH (H2O)
e) HgO → (E) + O2
Bài 12. Hợp chất A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử nguyên tố Cl. Hợp chất B gồm
1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử nguyên tố O. Biết phân tử khối của A nặng hơn phân tử
khối của B là 2,375 lần. Xác định nguyên tố X.(Mg)
Bài 13. Phân tử X2(SO4)n có khối lượng 342 đvC.
a) Xác định nguyên tố X(2X+96n=342; n là hóa trị →X là Al)
b) Phân tử X2On nặng hay nhẹ hơn phân tử X(OH)n bao nhiêu lần?(nặng hơn 1,3 lần)
Bài 14. Nguyên tố kim loại M có hóa trị không đổi khi liên kết với nguyên tố oxi tạo thành hợp chất có
phân tử khối là 102. Xác định kim loại M.(X2On→Al)
Bài 15. Nguyên tố kim loại A liên kết với nhóm hiđroxit tạo thành hai hợp chất. Phần trăm khối lượng của
A trong các hợp chất trên là 50,485% và 60,465%. Xác định công thức hóa học của 2 hợp chất
đó.(Cr(OH)3 và Cr(OH)2)
Bài 16. Một oxi sắt có dạng FexOy với phân tử khối là 232. Xác định công thức hóa học của oxit sắt.(Fe3O4)
Bài 17. Một hơp chất gồm 2 nguyên tố S và O có tỉ lệ khối lượng là: khối lượng của S chia cho khối lượng
của O là 2:3. Xác định công thức hóa học của hợp chất trên.(SO3)
Bài 18. Hai hợp chất khí A và B có dạng lần lượt là ROx và ROy. Biết phân tử của A nặng hơn 2 lần phân
tử oxi và nặng hơn 0,8 lần phân tử của B. Xác định các hợp chất khí A và B.(SO2 và SO3)
Bài 19. a) Khi nung 2,8g silic trong khí oxi cho 6g SiO2. Tính khối lượng oxi cần dùng.(3,2g)
b) Khi đốt cháy SiH4 cần 64g oxi tạo ra 60g SiO2 và 36g H2O. Tính khối lượng SiH4.(32g)
Bài 20. Đốt cháy m gam chất A cần dùng 6,4g O2 thu đc 4,4g CO2 và 3,6g H2O. Tính m.(1,6g)
Bài 21. Cho 11,2 gam kim loại sắt tác dụng hết với axit clohiđric (HCl) tạo
thành 25,4 gam sắt(II) clorua (FeCl2) và 0,4 gam khí hiđro.
a) Lập phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng ?(14,6g)
Bài 22. Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) 4P +5 O2 →2 P2O5
b) CuCl2 +2 NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2
c) 3CaCl2 + 2Na3PO4 →6 NaCl + Ca3(PO4)2
d) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 +3 H2
Bài 23. Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) 2P +5 H2 SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 +2H2O.
b) 3C3H8 + 20HNO3 → 9CO2 + 20NO +22H2O.
c) 3H2S +4 HClO3 → 4HCl +3H2SO4.
d) 5H2SO4 + C2H2 → CO2 +5SO2 + 6H2O.
e) 4S +8 NaOH → 3Na2S + Na2SO4 +4 H2O.
f) 3Cl2 +6KOH → 5KCl + KClO3 +3 H2O.
g) 2NO2 + NaOH→ NaNO2 + NaNO3 + H2O.
h) 4P+3 NaOH + 3H2O → PH3 + 3NaH2PO2.
i) 4FeS2 +11 O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 .
j) 4Mg +5 H2SO4 → 4MgSO4 + H2S +4 H2O.
k) 8Al +30 HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 +9 H2O.
l) 6FeCO3 +10 H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + S + 6CO2 +10 H2O.
m) 8Al +30 HNO3 → Al(NO3)3 +3 N2O + 15H2O.
n) 10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 → Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 +8 H2O.

You might also like