Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

---***---

Bộ môn: Quản trị học

Đề tài thảo luận:

Từ những dữ liệu thực tế liên quan tới quản trị của doanh nghiệp Nokia, nhóm đưa ra
tình huống và đề xuất giải pháp quản trị doanh nghiệp gắn với
chức năng lãnh đạo và chức năng kiếm soát.

Nhóm 10

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Mã lớp học phần: 2316BMGM0111


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

STT Họ và tên MÃ SV Nhiệm vụ Tự Đánh giá Ghi chú


đánh giá của nhóm

91 Đỗ Nguyễn Phương Thảo 22D210197

92 Hoàng Phương Thảo 22D210198

93 Nguyễn Thị Phương Thảo 22D210201

94 Nguyễn Thị Thanh Thảo 22D210202

95 Vũ Thị Phương Thảo 22D210203

96 Hoàng Văn Thái 22D210204

97 Nguyễn Duy Thái 22D210205

98 Trần Thị Hoài Thu 22D210210

99 Dương Thị Diệu Thùy 22D210212

100 Bùi Thị Thủy 22D210213


A. Tình huống thực tế:
Quá trình phát triển và sụp đổ của Nokia

1. Quá trình phát triển của Nokia:


Nokia được thành lập vào năm 1865 bởi Fredrik Idestam. Đến năm 1871, ông
mở thêm nhà máy thứ 2 bên bờ sông Nokianvirta. Chính bờ sông này đã truyền cảm
hứng cho Idestam đặt tên cho công ty của mình là Nokia Ab. Vào năm 1979, Nokia
bắt đầu nghiên cứu sản xuất các sản phẩm viễn thông. Ban đầu, các sản phẩm họ
cung ứng ra thị trường chủ yếu là các thiết bị radio, điện thoại bàn, TV... Cùng năm
này, công ty quyết định hợp nhất với Salora Oy - một doanh nghiệp sản xuất thiết bị
điện tử, tách riêng mảng kinh doanh thiết bị di động với cái tên Nokia - Mobira Oy.
Sự kiện này là mốc đánh dấu Nokia chính thức bước vào ngành công nghiệp sản xuất
điện thoại di động.

Từ năm 1984-1999 Nokia Cho ra mắt 9 sản phẩm điện thoại di động:
● 1982: Nokia ra mắt điện thoại di động đầu tiên sử dụng trong xe hơi, có tên
Mobira Senator.

● 1987: Nokia cho ra mắt công chúng chiếc điện thoại di động đầu tiên của mình:
Mobira Cityman 900. Chiếc điện thoại này sử dụng mạng NMT– 900 với cường
độ tín hiệu tốt hơn (mạng NMT-900) và trọng lượng (800g) nhẹ hơn rất nhiều so
với các sản phẩm điện thoại có thể di chuyển được trên thị trường thời bấy giờ
(Ví dụ: Mobira Senator – 9.8kg, Talkman – dưới 5kg).

● 1992: Nokia 1011, còn được gọi là 'The Brick' (cục gạch) ra đời: thiết kế nhỏ
gọn, màn hình LCD đơn sắc và anten có thể mở rộng, hơn nữa bộ nhớ có thể lưu
trữ đến 99 số điện thoại và khả năng gửi tin nhắn SMS. Vào thời điểm ra mắt,
Nokia 1011 đã tạo được tiếng vang lớn, đưa tên tuổi Nokia lên một tầm cao mới
trong ngành công nghiệp điện thoại và viễn thông, mặc dù điện thoại di động vẫn
chưa được phổ biến rộng lúc bấy giờ.

● 1994: Nokia ra mắt chiếc 2100 - điện thoại đầu tiên có nhạc chuông huyền thoại
của hãng này. Chỉ đặt mục tiêu bán được 400.000 chiếc, nhưng cuối cùng, Nokia
bán được tới 20 triệu chiếc trên toàn cầu.

● 1996: Nokia 9000 Communicator là thế hệ điện thoại tiếp theo được Nokia cho
ra mắt. Nó cho phép người dùng gửi email, fax và duyệt web, bên cạnh đó cung
cấp khả năng xử lý văn bản và bảng tính. Tuy nhiên, chính vì thiết kế không mấy
thuận tiện cho người sử dụng, cũng như các chức năng chưa được tối ưu về trải
nghiệm người dùng nên sản phẩm này không mấy thành công về mặt thương mại,
mặc dù được giới chuyên môn công nghệ đánh giá cao về sự cải tiến và đột phá.
Cùng năm đó, công ty cũng ra mắt điện thoại nắp trượt Nokia 8110. Sản phẩm
này còn có biệt danh "điện thoại quả chuối", xuất hiện trong phim hành động
khoa học viễn tưởng nổi tiếng năm 1999 The Matrix.

● 1998: Vào năm 1988, Nokia cho ra mắt mẫu điện thoại di động thế hệ tiếp theo -
Nokia’s 6100 series. Doanh số bán ra của dòng Nokia 6100 đạt gần 41 triệu chiếc
trong năm 1998 . Bên cạnh dòng Nokia 6100, Nokia 8810 cũng được Nokia cho
ra mắt cùng năm. Đây là chiếc điện thoại được xem là flagship đầu tiên không có
ăng-ten bên ngoài có vỏ trượt bằng làm bằng chrome.

● 1999: Ra mắt Nokia 3210 - với thiết kế chắc chắn cùng 6 phiên bản màu sắc và
có thời gian đàm thoại ấn tượng trong khoảng thời gian 4-5 giờ. Ngoài việc cung
cấp thêm nhạc chuông và trò chơi, thiết bị cũng cho phép người dùng gửi tin
nhắn hình ảnh được cài đặt sẵn (như Chúc mừng sinh nhật) qua SMS. Khoảng
160 triệu chiếc điện thoại đã được bán ra, khiến nó trở thành một trong những
chiếc điện thoại phổ biến và thành công nhất trong lịch sử.

➢ Doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi
nhuận hoạt động tăng gần 75% và giá cổ phiếu tăng vọt 220%, dẫn đến sự gia
tăng vốn hóa thị trường từ gần 21 tỷ USD lên khoảng 70 tỷ USD. Đưa tên tuổi của
Nokia đến khắp toàn cầu trở thành nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế
giới
.
2. Từ năm 2000-2005: Thời kỳ đỉnh cao của Nokia
Đây là mốc thời gian đánh dấu thế giới bắt đầu bước vào kỷ nguyên kỹ thuật
số, khi các sản phẩm công nghệ mang tính cách mạng được ra đời: máy ảnh kỹ thuật
số, máy nghe nhạc mp3, đĩa CD, DVD, mạng 2G, 3G... Nokia cũng cho thấy sự thích
ứng cực kỳ tốt với sự thay đổi về mặt vĩ mô này với những dòng sản phẩm mới.

● 2001: Nokia 7650 ra đời- là chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị camera có thể
chụp ảnh, lưu trữ ảnh cùng màn hình màu.

● 2002: Nokia tiếp tục cho ra mắt dòng điện thoại trang bị công nghệ 3G đầu tiên -
Nokia 6650. Cùng năm đó, cũng cho ra mắt Nokia 3650 - dòng điện thoại sử
dụng phần mềm Symbian đầu tiên được trang bị camera có chức năng quay
video.

● 2003: Doanh nghiệp này đã tung ra Nokia 1100, một chiếc điện thoại giá bình
dân với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng, bền bỉ, đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản như
nghe, gọi, nhắn tin, hỗ trợ tốt băng tần viễn thông ở các quốc gia trên khắp thế
giới. Với doanh số khoảng 250 triệu chiếc trong năm ra mắt, Nokia 1100 được
liệt kê vào danh sách một trong các sản phẩm điện tử tiêu dùng bán chạy nhất
trên thế giới. Đến năm 2005, con số trên đã lên đến 1 tỷ chiếc.
● 2004: Nokia tiếp tục cho ra mắt chiếc điện thoại "thỏi son" - Nokia 7280 với thiết
kế thời trang, màn hình 65 nghìn màu, độ phân phải 208x104 px, bộ nhớ trong
50MB, pin 700mAh, và các công nghệ tân tiến khác như ra lệnh bằng giọng nói,
tùy chỉnh theme (giao diện)…

● 2005: Bao gồm với N70, N90 và N91 với nhiều cải tiến về thiết kế, chức năng
camera, dung lượng lưu trữ, dung lượng bộ nhớ, thời lượng pin, loa... Các sản
phẩm này được xem là biểu tượng đỉnh cao của công nghệ thời bấy giờ.

➢ Nokia cho thấy doanh nghiệp sở hữu gần 50% thị phần điện thoại di động trên
thế giới. Doanh thu của nó là khoảng 150 tỷ đô la và nó có khoảng một triệu nhân
viên. Nokia chính là ông vua của thị trường điện thoại di động khi chiếm phần
lớn thị phần trên thị trường thế giới.

3. Từ năm 2006-2010: Quá trình suy thoái của Nokia

● 2006: Sự thay đổi lớn trong ban lãnh đạo và chiến lược kinh doanh của Nokia
Năm 2006, Olli-Pekka Kallasvuo được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành mới
(thay ông Jorma Ollila) cùng một số thành viên hội đồng quản trị mới. Sau quá trình
tái cơ cấu ban lãnh đạo mới, Nokia hợp nhất điện thoại thông minh Nokia và hoạt
động của điện thoại phổ thông, tập trung nhiều hơn vào điện thoại truyền thống thay
vì thử nghiệm công nghệ mới. Bước đi này cho thấy Nokia chuyển sang chiến lược
theo đuổi lợi nhuận, thay vì tập trung nghiên cứu các sản phẩm công nghệ mới mang
tính đột phá như trước đây.Bản thân ông Olli-Pekka Kallasvuo cũng được đánh giá
là khá cứng nhắc trong các quan điểm về chiến lược kinh doanh, khi ông thường bác
bỏ các ý tưởng về sản phẩm mới, công nghệ mới, chỉ tập trung vào các sản phẩm an
toàn, có thể sớm mang lại doanh thu, lợi nhuận.

● 2007: iPhone được ra mắt


Nokia phải thu hồi 46 triệu điện thoại do lỗi pin. Rắc rối khác lớn hơn là
Apple ra mắt iPhone. Giới phân tích cho biết, sự xuất hiện của iPhone khiến điện
thoại của Nokia đột nhiên trở nên lỗi thời như chiếc Mobira Cityman. Lợi nhuận của
Nokia bắt đầu lao dốc khi doanh số iPhone bùng nổ. Tuy nhiên Nokia phản ứng với
thái độ thờ ơ, dè bỉu và cười nhạo, cho rằng các công nghệ mới của iPhone không
mang tính khả dụng, cũng như người tiêu dùng phải trả một mức giá quá cao để sở
hữu iPhone. Sự ra đời của iPhone khiến Nokia chỉ mất 3% thị phần vào cuối năm
2007. Tất nhiên, Nokia có lý do để bỏ qua, chẳng hạn như iPhone chỉ có kết nối 2G
trong khi điện thoại Nokia có kết nối 3G.

● 2008: Hệ điều hành Android được ra mắt


Google nối tiếp bước chân vào thị trường điện thoại thông minh với hệ điều
hành dành cho các thiết bị điện thoại với tên gọi là Android. Tuy nhiên, thay vì nhận
ra cơ hội đánh bại Apple bằng cách chuyển sang Android, ban lãnh đạo Nokia vẫn tự
tin với hệ điều hành Symbian của mình, cùng kế hoạch phát triển một hệ điều hành
mới riêng - MeeGo và cho rằng Google là một công ty quá nhỏ để có thể quan tâm.

● 2010: Nokia thay CEO mới


Từ năm 2008 - 2010, các sản phẩm mới của Nokia không tung ra đều không
tạo ra được sự thành công về mặt thương mại, thay vào đó, chứng kiến sự ngoảnh
mặt từ người dùng. Trong khi đó, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Android
như Samsung, Huawei lại tăng trưởng mạnh mẽ. Đến thời điểm này Nokia nhận ra
họ cần phải thay đổi nếu không muốn chứng kiến Nokia rơi vào thế bế tắc. Do đó, họ
đã sa thải Olli-Pekka Kallasvuo và chiêu mộ Stephen Elop từ Microsoft.

➢ Với sự bảo thủ trong kinh doanh và ngủ quên trên đà chiến thắng, bản thân
Nokia không ngờ rằng, chính nước đi chiến lược này khiến doanh nghiệp bước
vào quá trình lao dốc không phanh trong những năm tiếp theo.

4. Từ năm 2011-2014: Quá trình sụp đổ của Nokia


● 2011: Nokia hợp tác với Microsoft - Nỗ lực cứu chữa cuối cùng nhưng không thành
Vào năm 2011, Nokia ra mắt N9 chạy hệ điều hành mới do chính tay họ phát
triển - MeeGo. Tiếc thay, do quá trình phát triển quá ngắn, kèm theo sự yếu kém về
tầm nhìn, kinh nghiệm trong việc phát triển hệ điều hành di động, MeeGo đã gặp
tình trạng lỗi tràn lan, các quan ngại về bảo mật, cũng như kho ứng dụng nghèo nàn,
kém hấp dẫn với các lập trình viên. Cuối cùng, N9 đã chết yểu mặc dù Nokia đã đầu
tư hẳn một chiến dịch Marketing rầm rộ cho sản phẩm mới. Sau thất bại của MeeGo
cùng N9, Nokia đã hợp tác với Microsoft để sản xuất điện thoại thông minh Nokia
chạy Windows Phone. Bản thân của Nokia cũng không ngờ rằng, đây lại là quyết
định sai lầm tiếp theo của hãng. Sau quá trình hợp tác, Nokia đã cho ra mắt dòng sản
phẩm chạy hệ điều hành Android - Nokia Lumia. Màn ra mắt này đã giúp Nokia
giảm đà tụt dốc về thị phần, khi Windows Phone có thiết kế giao diện khá thân thiện,
đẹp mắt. Tuy nhiên, Windows Phone vẫn còn kém xa iOS và Android về kho ứng
dụng. Để khắc phục điểm yếu này, Microsoft cũng đã có rất nhiều hành động để thu
hút các nhà phát triển, nhưng nỗ lực này không thể mang lại kết quả tốt vì Google và
Apple đã làm điều đó sớm hơn và tốt hơn. Kết quả cuối cùng, sau bước chững lại,
Nokia lại tiếp tục chứng kiến thị phần tuột dốc nửa năm sau đó.

● 2014: Nokia bên bờ phá sản


Nokia đứng bên bờ vực phá sản. Không còn lựa chọn nào khác, Nokia phải
bán lại mảng kinh doanh điện thoại di động cho Microsoft với giá chỉ 7 tỷ USD. Ít
năm sau đó, Microsoft cho ra mắt Nokia X và Nokia XL chạy Android. Tuy nhiên,
do thời gian phát triển quá ngắn nên cặp đôi Android Nokia được cho là khá tụt hậu
so với các hãng điện thoại khác như Samsung, Huawei... vốn đã tối ưu cực kỳ tốt cho
hệ điều hành Android.Nhiều năm sau, Microsoft không chi nhiều ngân sách cho việc
sản xuất điện thoại để tập trung vào các sản phẩm khác như Windows, Office, Xbox,
Surface...
➢ Nokia phản ứng quá chậm chạp với sự thay đổi của môi trường vĩ mô: Apple,
Google đã nhìn thấy tương lai của điện thoại thông minh ngay từ đầu với sự ra
mắt của iPhone vào năm 2007 đã đánh dấu rằng kỷ nguyên của điện thoại truyền
thống sẽ sớm kết thúc.Google cho ra mắt hệ điều hành Android vào năm 2008.
Tuy nhiên, ban giám đốc Nokia đã mất hơn 4 năm sau đó để nhận ra sự thật
này.Nokia chọn sai đối tác: nếu Nokia chọn hợp tác với Google để sản xuất điện
thoại Android Nokia vào năm 2008, cuộc chơi có thể đã thay đổi rất nhiều. Thay
vào đó, đến tận năm 2011, họ lại chọn Microsoft để đồng hành cùng Windows
Phone hệ điều hành đi sau không được cộng đồng người dùng và nhà phát triển
đón nhận. Với những sai lầm nối tiếp sai lầm khiến cho Nokia hoàn toàn sụp đổ.

B. Giải pháp:
Sau khi nghiên cứu và đánh giá về các vấn đề mà Nokia gặp phải, nhóm 10 xin đưa
ra một số giải pháp thông qua tình huống sau:

Sau nhiều năm kể từ khi thành lập, Nokia quyết định tái tạo cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm
giám đốc điều hành mới cùng một số thành viên hội đồng quản trị mới.
Lãnh đạo Xin cảm ơn sự tin tưởng của mọi người, tôi hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm
vụ tổng giám đốc của mình, giúp định hướng chiến lược để đưa công ty
ra khỏi khó khăn tài chính hiện giờ.

Kiểm Với chức vụ Phó giám đốc, tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát để
soát đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như phát hiện các vấn đề trong hoạt
động của công ty ta. Rất mong được sự cộng tác của mọi người.

Nhân Vỗ tay
viên
1 - nhân Thay mặt tất cả nhân viên ở đây, tôi cảm ơn Giám đốc và Phó giám đốc.
viên kỳ Hy vọng rằng dưới sự quản lý và lãnh đạo của 2 vị thì công ty sẽ có
cựu được nhiều thành công trong tương lai.

2 ngày sau khi nhậm chức, buổi họp đầu tiên của ban lãnh đạo mới

Lãnh đạo Xin chào mọi người tới buổi họp đầu tiên của chúng ta. Sau khi tìm hiểu
tình hình công ty, tôi đã hoạch định và tìm ra chiến lược mới cho công ty
chúng ta. Với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong mảng điện thoại di động đến
từ các đối thủ khác, chúng ta sẽ chuyển hướng trong việc kinh doanh.

Đầu tiên, chúng ta cần giải thể phòng công nghệ tương lai. (các nhân
viên bất ngờ, bàn tán với nhau). Việc duy trì phòng công nghệ tương lai
tốn rất nhiều chi phí mà kết quả đạt được chưa cao. Nên tôi quyết định
giải thể phòng này việc cho ra mắt sản phẩm mới sẽ do phòng Mar phụ
trách.
2 Báo cáo sếp. Tôi là nhân viên phòng Công nghệ tương lai, việc phòng tôi
chưa đưa ra được các sản phẩm mới là do sản phẩm vẫn trong đang giai
đoạn thử nghiệm. Chúng tôi sẽ cố hết sức để nhanh chóng đưa ra sản
phẩm mới

Lãnh đạo Không cần nữa. Tôi đã quyết định rồi. Chúng ta cứ thể mà tiến hành.
Ngoài ra chúng ta sẽ chuyển hướng kinh doanh sang hướng đầu tư
chứng khoán. Như vậy chẳng mấy chốc mà chúng ta sẽ giàu to.
3 Thưa sếp. Việc này thật vô lý. Công ty chúng ta trước giờ chỉ hoạt động
về mảng di động, làm gì có khả năng đầu tư chứng khoán cơ chứ. Chưa
kể thị trường chứng khoán đang biến động rất khó lường.

Kiểm Các bạn cứ yên tâm. Tôi thấy phương án của Tổng giám đốc cũng hợp lý
soát mà. Tôi nghĩ là chỉ 1 tháng là có thể hoàn thành hết tất cả.

Lãnh đạo Tôi đã cũng xem xét rồi. Các công ty giờ đều đầu tư chứng khoán mà
nhanh chóng thu được doanh thu lớn. Chúng ta cũng sẽ làm như vậy.
(nhân viên bất bình, bực tức)
Thôi cuộc họp kết thúc tại đây. Các phòng ban về làm nhiệm vụ. Sau 1
tháng phải hoàn thành và báo cáo lại.

Sau khi từ phòng họp trở về, tại phòng nhân viên:

2 Anh Thái ơi, cá nhân em thấy chính sách của giám đốc là bất khả thi, chỉ
cho hạn 1 tháng thì e thấy mình không thể hoàn thành được ạ.

3 Đúng rồi đấy ạ, như thế thì quá gấp rồi, hiện giờ chúng e đang rất bí ý
tưởng, gấp gáp như vậy thì sản phẩm không thể hoàn thiện được, có thể
có nhiều thiếu sót và thậm chí phải thua lỗ đấy ạ.
1 ừ anh cũng thấy chính sách không ổn cho lắm, để anh xem xét và báo lên
cấp trên đề nghị cân nhắc xem thế nào

4 Dạ vâng phải báo lên cấp trên thôi anh ạ, với tình hình hiện tại không có
bộ phận công nghệ và thời gian quá ngắn như vậy thì khó hoàn thành
lắm anh.

5 Em và các bạn ở đây đã cùng nhau thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến để
đưa ra quyết định và lý do như vậy ạ. Hy vọng anh cân nhắc và xem xét
để đề xuất lên cấp trên ý kiến của chúng em ạ.

Tại phòng phó giám đốc (PGĐ đang bấm điện thoại)

1 Báo cáo Phó GĐ. Hiện tại tôi thấy nhân viên các phòng ban phản ánh về
việc chính sách của công ty chúng ta thật xa vời và không hề thực tế.
Cũng vì vậy mà các phòng ban đang gặp rất nhiều sai sót, các dự án thì
bị chậm tiến độ hàng tháng rồi, khách hàng thì giục mà chúng ta không
thể hoàn thành đúng hạn được. Xin Phó GĐ xem xét vấn đề này
Kiểm (không để ý lắm, vẫn bấm đt) Bị chậm hạn à. Ừ thì cậu cứ bảo khách
soát hàng chờ thêm một thời gian rồi bảo các phòng ban làm việc khẩn
trương lên.

1 Dạ thưa sếp. Việc này rất khó ạ. Mất đi phòng Công nghệ tương lai
chúng ta không thể nghiên cứu được các sản phẩm. Chưa kể các nhân
viên đang rất hoang mang vì chính sách vô lý của công ty chúng ta
Kiểm (gắt lên, nói to) Hoang mang cái gì. Chính sách đưa ra thế nào thì cứ thể
soát mà làm, nhân viên mà tưởng mình là sếp à. Ai không chịu làm thì cho
nghỉ việc hết đi. Cậu có thấy tôi đang rất bận không mà cứ làm phiền
thế. Có thế mà không giải quyết được thì nghỉ việc luôn đi

1 Dạ nhưng mà…

Kiểm ( Tức giận) Không nhưng nhị gì hết, có thế mà cũng không làm nổi. Về
soát ngay phòng làm việc và cố gắng hoàn thành kế hoạch ngay cho tôi.

1 ( Cam chịu, uất ức) Dạ vâng ạ.

Kiểm ( Mặt thờ ơ) Ngồi vắt chân tiếp tục bấm điện thoại.
soát
Tại phòng nhân viên ( vẻ mặt mọi người căng thẳng)

4 Anh ơi, thế nào rồi ạ. Sếp có đưa phương án giải quyết không ạ?
1 Không em ạ. Sếp còn bảo ai không muốn làm thì nghỉ việc hết đi. Tình
hình sếp căng lắm em ạ kiểu này là không làm không được.

5 Ban quản lý mới làm việc thật kỳ lạ. Tôi nghe nói trước đây TGĐ và
PGĐ chỉ làm phó phòng của công ty bình thường thôi mà cũng không
được lòng nhân viên đâu
2 Đúng đấy. Giám đốc thì bảo thủ. Còn phó giám đốc thì chả quan tâm gì
đến hoạt động của công ty. Đi làm thì toàn bấm đt đến hết giờ là về.
Không biết công ty sẽ thế nào đây

3 (có tiếng đt reo, trả lời đt) - Dạ chị ơi, chị cho công ty em thêm chút thời
gian với ạ. Bọn em sẽ cố gắng hoàn thành sản phẩm nhanh nhất có thể ạ
và bọn em sẽ gửi lại chị trong thời gian sớm nhất ạ. Ơ alo chị ơi. alo ạ?

-Mọi người ơi. Khách hàng A đã hủy hợp đồng với chúng ta rồi. Phải
làm sao đây, tình hình quá gấp và chúng ta hiện giờ thật khó để hoàn
thiện được theo yêu cầu của khách hàng.
4 (lại có đt reo) - Dạ anh ơi hiện tại công ty em vẫn còn một số vấn đề
trục trặc ạ. Anh cho em xin thêm thời gian để từ từ bọn em sẽ hoàn thiện
ạ. Có vấn đề gì bọn em sẽ báo cho anh sớm nhất có thể ạ. Dạ alo ạ alo…
Ôi mọi người ơi! Cả tập đoàn B cũng thông báo ngừng hợp tác rồi.Đây
là đối tác làm việc lâu năm việc lâu năm với công ty mình, là đối tác rất
quan trọng vậy mà giờ muốn ngừng hợp tác. Phải làm sao bây giờ? Công
ty lâu năm còn thế này vậy thì mấy công ty khác không biết như thế nào
đây!

5 Không thể thế này được, cty mà cứ hoạt động thế này thì chả mấy mà
phá sản mất thôi. Phải yêu cầu bầu ra ban quản trị mới thôi, phải có
người thiết lập lại cơ cấu và cách thức làm việc tại công ty để công ty
hồi sinh lại môi trường làm việc chuyên nghiệp lúc trước mới được, nếu
không thì công ty không thể tránh khỏi con đường phá sản.

2 Phải đấy. Tôi nghĩ với kinh nghiệm và thời gian gắn bó lâu năm với
công ty thì để a Thái làm quản lý là phù hợp nhất. Anh ấy đã gắn bó với
công ty lâu nhất,là người nắm rõ được cách thức vận hành và phát triển
của công ty lại vừa hiểu tình hình công ty hiện tại lại có khả năng lãnh
đạo tập thể, được lòng tất cả nhân viên ở đây. Tôi nghĩ nên yêu cầu thay
đổi GĐ thành anh Thái, chỉ có như vậy mới giúp công ty vượt qua được
giai đoạn khó khăn này.

3 Đúng rồi. Trong cuộc họp tới, nhất định phải thay đổi ban giám đốc để
duy trì công ty. (Các nhân viên khác đồng ý, tán thành)
Sau 1 tháng đưa ra chính sách mới của ban lãnh đạo, cuộc họp lần thứ hai diễn ra

Lãnh đạo Đã được 1 tháng kể từ cuộc họp lần trước về kế hoạch ra mắt sản phẩm
mới, các phòng ban báo cáo lại tiến độ công việc đi nào. Xin mời PGĐ
báo cáo đầu tiên

Kiểm (ấp úng) À ừ tôi… Tôi đã giám sát và kiểm tra kỹ các phòng ban. Các
soát hoạt động vẫn.. vẫn ổn. Không có vấn đề gì hết

4 Sao lại nói là ổn được ạ..Tôi không đồng ý. Suốt 1 tháng vừa rồi, Phó
GĐ để mặc chúng tôi tự gánh vác tất cả các công việc mặc cho chúng tôi
ý kiến là kế hoạch rất bất hợp lý và chắc chắn không thể hoàn thiện
được. Chúng tôi đã báo cáo lại vấn đề nhưng bị phớt lờ. Các công ty đối
tác liên tục hủy hợp đồng với chúng ta, chúng tôi đã rất cố gắng để liên
lạc với các đối tác nhưng tất cả chỉ công cốc.

5 Đúng thế. Chính sách của Tổng Giám đốc thật phi lý, để ra mắt được sản
phẩm mới thì sự tham gia bộ phận công nghệ là điều thiết yếu nhưng
Tổng Giám đốc lại giải thể bộ phận đó. Hơn nữa Tổng Giám đốc đưa ra
chính sách và cho thời gian hoàn thiện quá ngắn còn không đủ để nhân
viên chúng tôi xác định được phương hướng và tiến trình thực hiện. Với
những điều bất cập như vậy thì tất cả nhân viên chúng tôi rất lo lắng cho
tình hình của công ty. Vậy nên tất cả nhân viên chúng tôi yêu cầu phải
đổi người khác lên làm GĐ. Nếu không chúng tôi sẽ đình công
Kiểm Đổi là đổi thế nào, nhân viên mà đòi đưa ra ý kiến với sếp à! Có mấy cái
soát kế hoạch mà cũng làm không xong giờ còn đòi hỏi này nọ. Rõ ràng là do
các anh chị thiếu chuyên môn mà. Trước khi đổ lỗi cho lãnh đạo thì hãy
xem xét mình đi

2 Tôi không đồng ý. Ngoài việc PGĐ để mặc chúng tôi thì cả Giám đốc
cũng có lỗi nữa. Chúng tôi đã cảnh báo từ đầu là chính sách mới của GĐ
là cực kỳ mạo hiểm và không thể đạt được. Vậy mà giám đốc cứ mù
quáng yêu cầu cả công ty theo đuổi mục tiêu đó. Làm gì có công ty điện
thoại nào lại đi kinh doanh chứng khoán cơ chứ.
Lãnh đạo (xấu hổ, tức giận) Phi lý là phi lý thế nào. Tôi đã nghiên cứu rất kỹ rồi.
Mấy người có giỏi thì thử đề xuất phương án giải quyết xem nào.

3 Tôi đề nghị để anh Thái làm người quản lý công ty. Anh Thái là người
gắn bó với công ty từ lâu nên rất hiểu tình hình công ty. Ngoài ra anh ấy
còn có trình độ về việc quản lý doanh nghiệp trong nhiều năm nữa. Nếu
Giám đốc không để anh Thái làm quản lý thì chúng tôi sẽ nghỉ việc ngay
lập tức.
4 Đúng thể. Hãy để anh Thái làm quản lý

5 Tôi đồng ý. Nếu không chúng tôi sẽ đồng loạt nghỉ việc
Lãnh đạo (Tức giận) Mấy người muốn làm gì thì làm. Nếu 2 tháng sau mà công ty
không thay đổi tình hình thì tôi sẽ sa thải tất cả mấy người. Để tôi xem
cậu làm được gì nhé Thái.
Kiểm Mấy người rồi sẽ phải nhận hậu quả thôi. Không có chúng tôi lãnh đạo
soát thì chắc chắn chỉ có thất bại

Lãnh đạo, Kiểm soát tức giận bỏ đi, nhân viên ở lại

1 Có vẻ như giám đốc và phó giám đốc quyết định bỏ mặc chúng ta rồi.

2 Vậy giờ chúng ta phải làm sao đây ạ. Bây giờ tình hình khá là bất ổn ấy

1 Đầu tiên thì cần thực hiện hoạch định cho công ty bằng việc xác định
vấn đề công ty đang gặp phải và mục tiêu chúng ta cần nhắm đến

3 Hiện tại công ty đang mất một số khách hàng lớn và không có dự án ra
mắt sản phẩm mới nào trong tương lai gần nữa. Ngoài ra thì tài chính
công ty cũng không được dư dả như trước ạ

1 Đúng rồi. Giờ chúng ta cần khôi phục phòng Công nghệ tương lai ngay
để nghiên cứu các sản phẩm đột phá hơn.
4 Dạ vâng. Tôi sẽ tập hợp các nhân viên của phòng này về để giao nhiệm
vụ cho họ
1 Về việc khách hàng, phòng đối ngoại hãy liên lạc lại và thuyết phục họ
cho thêm thời gian. Tôi sẽ trực tiếp làm việc với nhà máy sản xuất để
thúc đẩy việc sản xuất hàng gửi cho khách hàng

5 Phòng đối ngoại đã rõ nhiệm vụ, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức
1 Phòng nhân sự có mặt không (2 giơ tay) Nhiệm vụ rất quan trọng giao
phòng nhân sự như sau: Dựa trên 2 việc quan trọng trên, hãy xác định
công việc cụ thể cần làm và chia rõ nhiệm vụ cho các phòng ban và nhân
viên. Việc phối hợp các phòng ban thế nào nữa nhé
2 Việc này chúng tôi làm được. Tôi sẽ triển khai ngay.
1 Công ty đang có nhiều khó khăn, để công ty phát triển ngay là rất khó.
Tôi đề nghị chúng ta tập trung vào việc ổn định lại tình hình nội bộ công
ty cũng như việc kinh doanh trước đã.

Các nhân viên đều đồng ý, tán thành.


3 Tôi đề nghị phải có bộ phận Kiểm soát để giám sát hoạt động các phòng
ban nữa. Để có thể phát hiện sai sót càng sớm càng tốt để có thể xử lý
kịp thời
1 Đúng vậy. Việc này giao cho ban Kiểm soát là hợp lý nhất rồi. Ban
Kiểm tra hãy cố gắng nhé

3 Đây là chuyên ngành của chúng tôi mà. Anh cứ yên tâm

Tất cả mọi người vỗ tay, tán thành.

Sau 2 tháng kể từ khi anh Thái đứng lên đồng hành cùng mọi người cơ cấu lại bộ
máy tổ chức, công ty đã phát triển lên theo chiều hướng tích cực nhờ việc thực hiện tốt các
chức năng trong quản trị đặc biệt là chức năng lãnh đạo và chức năng kiểm soát:

- Đối với chức năng lãnh đạo:


+ Tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo của
nhân viên, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với họ để động viên và hỗ trợ họ
trong quá trình đạt được mục tiêu chung của công ty.
+
- Đối với chức năng kiểm soát:
+ Đưa ra đề nghị để thành lập một bộ phận kiểm soát để giám sát hoạt động của
các phòng ban và phát hiện sai sót càng sớm càng tốt để có thể xử lý kịp thời.
+ Nhận thức được vai trò quan trọng của chức năng kiểm soát trong việc đảm
bảo sự hoạt động hiệu quả của công ty và sẵn sàng thực hiện các biện pháp để
nâng cao chất lượng kiểm soát.
Ngoài ra, sự phục hồi của công ty còn có vai trò không nhỏ của chức năng
hoạch định và tổ chức:
- Đối với chức năng hoạch định:
+ Xác định vấn đề công ty đang gặp phải và đặt ra mục tiêu mới
+ Tập trung vào việc khôi phục phòng Công nghệ tương lại - phòng ban then
chốt của công ty
- Đối với chức năng tổ chức: Xác định công việc cụ thể cần làm và chia rõ nhiệm vụ
cho các phòng ban và nhân viên.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm 10 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên bộ môn- cô
Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Trong quá trình học tập và tìm hiểu về bộ môn Quản trị học,
nhóm chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết
của cô để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài thảo luận. Kiến thức là
vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế
nhất định. Do đó trong quá trình hoàn thành bài thảo luận chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót,vì vậy nhóm chúng em rất mong muốn những góp ý đến từ cô và các
bạn để bài thảo luận của bọn em được hoàn thiện hơn.
Nhóm 10 xin chân thành cảm ơn cô!

You might also like