Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÀI TẬP NHÓM


THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
CHỦ ĐỀ: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

GVHD Th.s Nguyễn Thị Nhã Uyên


Lớp 47K25.1
Nhóm AMBIVERT
Thành viên Nguyễn Thị Vũ Mận (100%)
Mai Thanh Thiên (100%)
Nguyễn Thị Truyền (100%)
Đặng Thị Phương Uyên (100%)

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................................... i


DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................ ii
THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT ...................................................................................................... iii
NỘI DUNG ..................................................................................................................................... 1
I. SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .......................................................... 1
1. Định nghĩa thị trường chứng khoán: ................................................................................. 1
2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán: ............................................................................. 1
3. Vai trò của thị trường chứng khoán: ................................................................................. 1
3.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: ........................................................................ 1
3.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: ........................................................... 1
3.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:.............................................................. 1
3.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:....................................................................... 1
4. Khởi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam: ............................................................ 1
5. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam: ...................................................... 2
II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN ..... 3
1. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007: .............................................................................. 3
1.1. Năm 2000: .................................................................................................................... 3
1.2. Năm 2001: .................................................................................................................... 3
1.3. Năm 2003-2004: ........................................................................................................... 3
1.4. Năm 2005: .................................................................................................................... 3
1.5. Năm 2006-2007: ........................................................................................................... 4
2. Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017: .............................................................................. 4
2.1. Năm 2008-2009: ........................................................................................................... 4
2.2. Năm 2010: .................................................................................................................... 4
2.3. Năm 2011-2014: ........................................................................................................... 5
2.4. Năm 2016-2017: ........................................................................................................... 5
3. Giai đoạn 2018 đến nay: ..................................................................................................... 5
3.1. Năm 2018-2019: ........................................................................................................... 5
3.2. Năm 2020: .................................................................................................................... 6
3.3. Năm 2021: .................................................................................................................... 6
3.4. Năm 2022: .................................................................................................................... 6

i
III. PHÂN BIỆT CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN .................................................... 7
1. Định nghĩa sở chứng khoán: .............................................................................................. 7
2. Chức năng của Sở giao dịch chứng khoán: ....................................................................... 7
2.1. Thị trường giao dịch chứng khoán có chức năng phân phối lại những nguồn vốn
giữa các nhà đầu tư: ........................................................................................................... 7
2.2. Thị trường giao dịch chứng khoán có chức năng xác định giá thị trường của chứng
khoán: ................................................................................................................................. 7
3. Cơ chế hoạt động: ............................................................................................................... 7
3.1. Hình thức hoạt động:................................................................................................... 7
3.2. Phân loại: ..................................................................................................................... 7
3.3. Thành viên: .................................................................................................................. 7
3.4. Niêm yết chứng khoán: ................................................................................................ 8
3.5. Giao dịch: ..................................................................................................................... 9
3.6. Nguyên tắc khớp lệnh: ............................................................................................... 11
3.7. Đơn vị giao dịch: ........................................................................................................ 11
IV. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ............................................................................................................................... 11
1. Các vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam ......................................................... 11
2. Giải pháp: ......................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Chỉ số VN-Index 2007 ....................................................................................................... 4


Hình 2. Chỉ số VN-Index 2018 - 2019 ............................................................................................ 5
Hình 3. Phương thức giao dịch .................................................................................................... 10
Hình 4. Các lệnh dùng trong giao dịch chứng khoán ................................................................. 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Điều kiện niêm yết của 2 sàn chứng khoáng HSX và HNX ............................................ 8
Bảng 2. Thời gian giao dịch của 2 sàn chứng khoán HSX và HNX.............................................. 9

ii
THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT
TTCK: Thị trường chứng khoán
TTGDCK: Thị trường giao dịch chứng khoán
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
VN-Index: chỉ số thị trường thể hiện sự biến động giá của cổ phiếu hiện đang được giao dịch tại sở
giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh – sàn HoSE.
HNX-Index: một chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam bao gồm một số mã chứng khoán
được giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
CSTT: Chính sách tiền tệ
GTGD: Giá trị giao dịch
VHTT: Vốn hóa thị trường
TPCP: Trái phiếu Chính phủ

iii
NỘI DUNG

I. SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


1. Định nghĩa thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi
chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán:
Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực
tiếp tham gia vào thị trường và giữa họ không có trung gian tài chính.
Tính công khai: Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính
minh bạch trong giao dịch tài chính. Vì tính minh bạch nên những người tham gia đều nắm được thông
tin về giá cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Và những người tham gia có thể truy cập
vào những thông tin tương tự giúp cho họ có thể giao dịch tự do, hiệu quả.
Thị trường liên tục: Sau khi các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Nó có
thể được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà
đầu tư có thể chuyển chứng khoán cho họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà họ muốn.
Khả năng thanh khoản cao: Việc kinh doanh tự do và minh bạch diễn ra trên thị trường chứng
khoán dựa trên nguồn cung-cầu. Bằng cách này, thì các nhà đầu tư có thể chuyển đổi những cổ phần
họ sở hữu thành tiền mặt, cũng như các loại chứng khoán khác khi họ muốn thông qua cơ chế định
giá đang được hoạt động.
Rủi ro theo thị trường: Chứng khoán là loại tài sản chịu tác động thông qua biến đổi của thị
trường làm ảnh hưởng đến giá trị. Các vấn đề tạo nên rủi ro có thể là lạm phát, chính trị hoặc biến
động của chính thị trường đó.
3. Vai trò của thị trường chứng khoán:
3.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán được các công ty phát hành. Lúc đó số tiền nhàn rỗi của
họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó góp phần mở rộng sản xuất cho công ty. Thị
trường chứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
hiện nay. Thông qua đặc điểm của thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địa phương
cũng huy động được nguồn vốn cho mục đích sử dụng, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế nhằm phục
vụ các nhu cầu chung của xã hội.
3.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng:
TTCK tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh cùng với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các
loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất và thời hạn, độ rủi ro và cho phép các nhà
đầu tư có thể lựa chọn các loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu, sở thích của mình. Chính vì
vậy, TTCK góp phần đáng kể trong việc làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
3.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán:
Nhờ có TTCK mà nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hay
các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm hấp dẫn
của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy được tính linh hoạt, an toàn của vốn
đầu tư.
3.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua những đặc điểm của thị trường chứng khoán về giá chứng khoán và hoạt động của
các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp, chính xác, giúp cho việc đánh giá, so sánh hoạt
động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
4. Khởi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam:
Sau giai đoạn dài thai nghén, ngày 20 tháng 7 năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh, sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đúng 8 ngày sau ngày 28

1
tháng 7 tiếng cồng đầu tiên đã vang lên tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mở
màn cho phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự kiện này là dấu mốc ghi
nhận thị trường tài chính Việt Nam có thêm một kênh huy động vốn hiện đại theo kịp xu hướng của
những quốc gia tiên tiến trên thế giới.
5. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam:
Trong những ngày đầu chỉ từ 2 cổ phiếu niêm yết của 2 doanh nghiệp đến nay trải qua 22 năm
thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận có khoảng 1.900 công ty đại chúng, trong đó Sở giao
dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) có 404 công ty niêm yết, Sở giao dịch Chứng khoán Hà
Nội (HNX) có 343 công ty niêm yết, Sàn chứng khoán Upcom có 895 công ty đăng ký giao dịch. Thị
trường chứng khoán đã minh chứng là kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp và là kênh
đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Những sự kiện quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
- Ngày 28/11/1996, thành lập ủy ban Chứng khoán nhà nước.
- Ngày 28/7/2000, sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động.
- Năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập. Cùng với đó
là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội – HNX) vào ngày 8/3/2005.
- Khởi đầu với hoạt động đấu giá cổ phần, phục vụ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, sau
đó là các thị trường giao dịch cho từng loại hàng hóa điển hình của thị trường chứng khoán được lần
lượt khai trương và đưa vào vận hành, đó là thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ (trái
phiếu chính phủ) rồi tới thị trường chứng khoán phái sinh.
- Bắt đầu từ năm 2006, khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có
hiệu lực từ đầu năm 2007, đã dần cải thiện những bất cập, xung đột với các văn bản pháp lý khác,
giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng hội nhập hơn với các thị trường vốn quốc tế và
khu vực.
- Ngày 24/06/2009: chính thức vận hành sàn Upcom.
- Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, quy mô thị trường Upcom còn nhỏ, chỉ giao
dịch theo phương thức thỏa thuận nên thanh khoản còn khiêm tốn. UpcoM bắt đầu sôi động hơn, và
thực sự bùng nổ từ năm 2015. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2014-2018, có 680 doanh nghiệp mới lên
UpcoM, gấp 12 lần so với 5 năm trước đó, giá trị giao dịch tăng gấp 18,7 lần, nhà đầu tư nước ngoài
giao dịch tăng gấp 90 lần so với giao dịch trong 5 năm trước đó.
- 6/2/2012, chỉ số VN30 ra mắt. Đây là nhóm những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được
triển khai trên sàn giao dịch TP.HCM.
- Tháng 8/2017, chứng khoán phái sinh - một loại chứng khoán mới chính thức ra đời.
Trải qua 22 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Chứng khoán đã ngày càng lớn mạnh và
trưởng thành; thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng hoàn
thiện về cấu trúc, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, trở
thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.
Thứ nhất, TTCK đã tạo lập được một thể chế thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát
triển của nước ta; từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Thứ hai, xây dựng và ngày càng hoàn thiện một hệ thống khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách
từ Luật, nghị định cho đến các thông tư, quy chế, quy trình phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế đất
nước, bảo đảm cho quá trình giao dịch, vận hành và quản lý thị trường chứng khoán thông suốt, an
toàn, công bằng, công khai, minh bạch và có hiệu quả.
Thứ ba, Dần khẳng định và trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Quy mô
vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2017 đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng, tương đương 70,2% GDP, vượt chỉ
tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 2020. Năm 2018 thị trường tiếp tục duy trì đà phát triển, tính đến
2
ngày 24/5/2018 mức vốn hóa thị trường đạt 3.846 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cuối năm 2017,
tương đương 76,8% GDP. TTCK đã có sự tăng trưởng mạnh trong Quý I/2018, chỉ số VN-Index đã
bứt phá ra khỏi vùng đỉnh lịch sử được thiết lập năm 2007, đạt 1.204,33 điểm (ngày 09/4/2018), tăng
22,4% so với cuối năm 2017.
Thứ tư, Ngày càng góp phần tích cực thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và quá trình
cải cách đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2017 là một năm tích cực của hoạt động thoái vốn nhà
nước với giá trị thoái vốn thu về đạt mức kỷ lục gần 123 nghìn tỷ đồng, gấp 7,8 lần so với năm 2016.
Thứ năm, TTCK đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Năm 2017 ghi
nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào ròng ở mức lớn chưa từng thấy trong lịch sử TTCK
Việt Nam với mức mua ròng 47.864 tỷ đồng (gấp 8 lần so với giá trị mua ròng trong năm 2016).
Thứ sáu, với sự ra đời và đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán vào ngày 10/8/2017,
đánh dấu tiến trình hoàn chỉnh cấu trúc TTCK Việt Nam.
Thứ bảy, Thị trường giao dịch của các công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết (UPCOM) có
sự tăng trưởng mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu trong năm 2017 với quy mô vốn hóa đạt 677,7
nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2016 và cao hơn 3 lần giá trị vốn hóa thị trường cổ
phiếu niêm yết của Sở GDCK Hà Nội.
Thứ tám, Thị trường trái phiếu chính phủ ghi nhận bước phát triển mới về chiều sâu và hiệu quả
điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ.
Thứ chín, Song song với việc phát triển của thị trường hoạt động thanh tra, giám sát và cưỡng
chế thực thi đã được thực hiện có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định, kỷ cương pháp luật của thị
trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007:
1.1. Năm 2000:
Vào tháng 7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, tiền thân của Sở Giao
dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức đi vào hoạt động chỉ với hai mã cổ phiếu là
REE và SAM. Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với ngành chứng khoán Việt Nam và đời sống
kinh tế của nước ta.
Đến cuối năm 2000, có gần 3000 tài khoản nhà đầu tư, với giá trị giao dịch là 90 tỷ đồng.
1.2. Năm 2001:
TTCK mới đi vào hoạt động nên nguồn cung cổ phiếu còn hạn chế, chỉ có 5 doanh nghiệp niêm
yết là REE, SAM, HAP, TMS, LAF. Tuy nhiên, cầu cổ phiếu khá cao, với 8.774 tài khoản được mở.
Lần đầu tiên, một nhà đầu tư cá nhân mang quốc tịch Anh được khớp lệnh mua 100 cổ phiếu
TMS với giá 65.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ số VN-Index: với 100 điểm trong phiên giao dịch đầu tiên,
chỉ số VN-index tăng đến 571,04 điểm, nhưng đến phiên giao dịch ngày 28/12/2001 chỉ số VN-Index
giảm 331,77 điểm, giảm gần 60% so với đầu năm 2001, giá cổ phiếu cũng giảm sút nặng nề.
1.3. Năm 2003-2004:
Vào năm 2003, thị trường chứng khoán phát triển chậm lại hẳn, VN-Index giảm xuống còn
166,94, giá trị giao dịch cổ phiếu giảm chỉ còn 500 tỷ đồng.
Năm 2004, thị trường chứng khoán phục hồi trở lại. Tổng số tài khoản tăng gấp 10 lần ban đầu.
Có sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ đầu tư chứng khoán như VEIL, PXP Fund, VF1, giúp thị trường
hoạt động ngày càng ổn định hơn.
1.4. Năm 2005:
Ngày 8/3/2005, Trung tâm Giao dịch Hà Nội (HNX) chính thức hoạt động. Từ đây, ở hai miền
đất nước, các cuộc đấu giá lớn được kết nối trực tiếp và truyền tải rộng rãi đến đông đảo công chúng:
Vốn hoá thị trường chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 1,1% GDP; chỉ số VN-Index tăng cao 307.5 điểm.
Sau 5 năm, TTCK có tổng số 41 mã cổ phiếu (trong đó TTGDCK TP.HCM có 32 mã; TTGDCK
Hà Nội mới đi vào hoạt động có 9 mã). Ngày 27/10/2005, Việt Nam hoàn thành đợt phát hành đầu
tiên với 750 triệu USD trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.

3
Năm 2005, chứng kiến sự sôi động của thị trường thứ cấp khi hàng loạt các doanh nghiệp chào
bán chứng khoán ra công chúng.
1.5. Năm 2006-2007:
TTCK tăng trưởng mạnh nhất
Luật chứng khoán được ban hành và chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2007.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ với tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP tăng từ 1,1% năm
2005 đến 43% GDP năm 2007.
VN-Index leo lên đến gần 1.168 điểm.

Hình 1. Chỉ số VN-Index 2007


2. Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017:
2.1. Năm 2008-2009:
2.1.1 Năm 2008:
Đây là năm tồi tệ đối với hệ thống tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Vốn hoá
thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm chỉ còn 18% GDP, giảm một nửa so với năm 2007.
Các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng, gây sức ép không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư trong
nước và dẫn đến kéo giá cổ phiếu xuống. VN-Index thiết lập đáy tại mức 286,85 điểm, thảm hại hơn
là HNX-Index bốc hơi khỏi điểm xuất phát là 100 điểm.
2.1.2 Năm 2009:
Đầu năm 2009, VN-Index chạm đáy, còn 235,5 điểm. Đến giữa năm, tình hình thị trường chứng
khoán hồi phục nhẹ; vốn hoá thị trường chứng khoán tăng trở lại với vốn hoá đạt 48% GDP. VN-
Index và HNX đều tăng so với thời điểm cuối năm 2008. Thị trường giao dịch cổ phiếu dành cho các
công ty chưa niêm yết (UpCom) đi vào hoạt động ngày 24/6/2009
2.2. Năm 2010:
Lập kỷ lục với số doanh nghiệp niêm yết với 102 doanh nghiệp. Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-
Index giảm 2% và HNX-Index giảm 32,1% so với cuối năm 2009.

4
2.3. Năm 2011-2014:
Năm 2011, hàng loạt cổ phiếu nằm dưới mệnh giá và lần đầu tiên xuất hiện cổ phiếu VKP có
giá dưới 1000 đồng. VN-Index giảm 27,46%, tương đương giảm hơn 133 điểm; HNX-Index giảm
48,6%, tương đương giảm 55,5 điểm.
Cuối năm 2012, VN-index ở mức 413,73 điểm, tăng 17,7% so với cuối năm 2011; HNX-Index
giảm nhẹ 2,8%, ở mức 57,09 điểm. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.918 tỷ đồng, tăng
38% so với năm 2011.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng năm 2014, VN-Index dừng ở mức 545,63 điểm, tăng 8,13%;
HNX-Index tăng 22,32% ở mức 82,98 điểm. Vốn hoá thị trường đạt 31,5% GDP. Ra đời kênh đầu tư
thụ động là quỹ đầu tư hoán đổi ETF đầu tiên tại Việt Nam
2.4. Năm 2016-2017:
2.4.1 Năm 2016:
Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến khá tích cực: Chỉ số VN-Index ở mức 664,87 điểm,
tăng 14,82% so với cuối năm 2015, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ (0,2%) lên mức 80,12 điểm; vốn hóa
thị trường cao gấp 4 lần so với năm 2015.
2.4.2 Năm 2017:
Năm đánh dấu nhiều kỉ lục, thị trường chứng khoán phát triển bùng nổ.
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam ra đời, với sản phẩm đầu tiên chính là Hợp đồng
tương lai chỉ số cổ phiếu VN30.
Chỉ số VN-Index tăng 48% và HNX-Index tăng 46%, đạt mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây.
Về hoạt động niêm yết, trên thị trường có tổng 737 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, ETFs niêm yết;
690 cổ phiếu đăng ký giao dịch với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt gần 978 nghìn tỷ đồng,
tăng 32% so với cuối năm 2016.
3. Giai đoạn 2018 đến nay:
TTCK Việt Nam đối mặt với nhiều sự kiện mang tính toàn cầu và chịu nhiều ảnh hưởng mạnh.
3.1. Năm 2018-2019:

Hình 2. Chỉ số VN-Index 2018 - 2019

5
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra, tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán
của Việt Nam.
- Trong năm 2018, chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2018,
với chỉ số đạt 1.210,17 điểm nhưng tại thời điểm tháng 01/2019 khi chính quyền Mỹ - Trung công bố
đợt đánh thuế nhằm vào hàng hóa của hai nước thì mức chỉ số VN- Index về đáy 880,9 điểm.
- Trong 4 tháng đầu năm 2019, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
tăng mạnh, tổng giá trị góp vốn đạt 7,14 tỷ USD.
- Đến tháng 5/2019, cuộc chiến Mỹ-Trung leo thang khiến cho TTCK Việt Nam có nhiều
biến động hơn. Nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn ròng, cụ thể, trong 14 phiên giao dịch từ 6/5-
23/5/2019, khối ngoại đã bán ròng 11/14 phiên (trong đó có bán ròng 8 phiên liên tiếp từ 7/5 đến
16/5), mua ròng 3/14 phiên; với giá trị bán ròng gần 1.600 tỷ đồng (Hằng Kim, 2019).
3.2. Năm 2020:
Một dấu mốc vô cùng đáng nhớ đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đó chính là
đối mặt với đại dịch Covid-19, bùng phát vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 và ảnh hưởng đến tiêu
cực mọi mặt, trong đó có thị trường chứng khoán:
- Chỉ sau hai tháng kể từ tháng 1/2020, VN-Index đã sụt giảm khoảng 33%, xuống mức thấp
nhất trong vòng 3 năm. Nhóm cổ phiếu các ngành như hàng không, du lịch giảm mạnh.
- Tuy nhiên sau đó có sự phục hồi nhẹ và phát triển trở lại, cụ thể, kết thúc phiên giao dịch
cuối năm vào ngày 31/12, VN-Index ở mức 1.103,87 điểm, tăng gần 15% so với cuối năm 2019;
HNX-Index ở mức 203,12 điểm, tăng hơn 98% so với đầu năm.
- Tính đến tháng 11/2020, có tổng 332.886 tài khoản mở mới, trong đó nhà đầu tư trong nước
mở tới 329.452 tài khoản. Thanh khoản thị trường tăng mạnh nhờ sự tham gia đông đảo của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước (Cẩm Tú, 2021).
3.3. Năm 2021:
Vượt qua những khó khăn của dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận sự
tăng trưởng mạnh:
- VN-Index đạt kỷ lục ở mức trên 1.500 điểm vào cuối tháng 11, tăng gần 36% so với cuối
năm 2020, HNX-Index tăng 133,35% .
- Giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm
2020.
- Số tài khoản chứng khoán mở mới đạt 1,3 triệu, tăng gấp 3 lần so với năm 2020 (Tiến Đạt,
2022) (Thùy Linh, 2020).
3.4. Năm 2022:
Sau khi trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng đến hết quý II/2022, thì sau đó TTCK Việt Nam
trong ngắn hạn có sự sụt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi các sự kiện khủng hoảng chính trị toàn cầu
chẳng hạn như căng thẳng giữa Nga-Ukraine:
- Chỉ số VN-Index giảm xuống còn 1.197,6 điểm, giảm hơn 300 điểm, tương đương với
20,07% so với cuối năm 2021.
- Chỉ số HNX-Index vào ngày 7/1 đạt mức cao là 493,84 điểm, sau đó có xu hướng giảm liên
tục, và đến ngày 21/6 đóng cửa ở mức thấp nhất với 264,62 điểm.
- Khối lượng giao dịch giảm mạnh, đạt 98 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân
đạt 2,6 nghìn tỷ đồng/phiên. So cả năm 2021 thì khối lượng giao dịch bình quân phiên giảm 34% và
giá trị giao dịch bình quân phiên giảm 17%.
Bên cạnh đó, TTCK vẫn đón nhận điểm sáng tích cực: Nhà đầu tư nước ngoài tăng giao dịch cổ
phiếu niêm yết HNX, trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ

6
trọng 1,62% toàn thị trường, với giá trị mua ròng đạt 320 tỷ đồng (M.P, 2022) (Lê Công Đạt; Vũ Mai
Trang, 2022).
III. PHÂN BIỆT CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
1. Định nghĩa sở chứng khoán:
Sở giao dịch chứng khoán là thị trường mở và là nơi giao dịch các tài sản tài chính được tổ chức
cho việc trao đổi, mua bán các chứng khoán niêm yết. Sở giao dịch chứng khoán là nơi mà cổ phiếu
được giao dịch và mua bán cho dù người mua và người bán là một công ty hay là một cá nhân. Có rất
nhiều sở giao dịch chứng khoán lớn trên khắp thế giới và mỗi trụ sở đều đóng vai trò xác định tình
trạng tài chính và kinh tế của nền kinh tế (Nguyễn Văn Dương, 2022).
2. Chức năng của Sở giao dịch chứng khoán:
2.1. Thị trường giao dịch chứng khoán có chức năng phân phối lại những
nguồn vốn giữa các nhà đầu tư:
Đối với các nhà đầu tư, việc đầu tư vào chứng khoán để nhằm tìm kiếm lợi nhuận là một nhu
cầu tất yếu. Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư cố gắng đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi
nhuận cao nhất và rút khỏi những lĩnh vực mang lại ít lợi nhuận hoặc không mang lại lợi nhuận
một cách nhanh nhất. Thị trường giao dịch với chức năng phân phối lại của mình tạo thuận lợi cho
các nhà đầu tư thực hiện được điều này. Chức năng chính của sở giao dịch chứng khoán là tạo điều
kiện thuận lợi cho các giao dịch chứng khoán diễn ra suôn sẻ. Những sự thay đổi giá cả lên xuống
giúp cho các nhà đầu tư có thể dự đoán được những lựa chọn đầu tư mang đến lợi ích cho họ.
2.2. Thị trường giao dịch chứng khoán có chức năng xác định giá thị trường
của chứng khoán:
Đây là chức năng quan trọng của thị trường giao dịch chứng khoán. Trong nền kinh tế thị
trường thì giá cả của hàng hóa được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu. Trên thị trường giao
dịch chứng khoán, các giao dịch chứng khoán diễn ra thường xuyên và có tính liên tục tuân theo
quan hệ cung cầu. Trên cơ sở quan hệ cung cầu liên tục đó, giá thị trường của chứng khoán được
xác định một cách chính xác nhất.
3. Cơ chế hoạt động:
3.1. Hình thức hoạt động:
Là công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
3.2. Phân loại:
- Sở GDCK Tp HCM: Sàn HSX
- Sở GDCK Hà Nội: Sàn HNX
3.3. Thành viên:
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 điều 47 Luật Chứng khoán 2019 thành viên của Sở giao
dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm:
Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp
thuận trở thành thành viên giao dịch và Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp
thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.

7
3.4. Niêm yết chứng khoán:
3.4.1 Điều kiện niêm yết:
ROE, tỷ lệ nợ, kết quả kinh doanh 2 năm gần nhất, cơ cấu cổ đông.

Bảng 1. Điều kiện niêm yết của 2 sàn chứng khoáng HSX và HNX

Điều kiện niêm yết HSX HNX

1. Vốn điều lệ Tối thiểu 120 tỷ đồng Tối thiểu 30 tỷ đồng

2. Số năm hoạt động dưới hình


Tối thiểu 2 năm Tối thiểu 1 năm
thức CTCP

Hai năm liền kề phải có lãi Năm liền trước có lãi

ROE năm gần nhất >= 5% ROE năm gần nhất >= 5%

Không có nợ quá hạn trên Không có nợ quá hạn trên


1 năm 1 năm
3. Hiệu quả hoạt động
Không có lỗ luỹ kế tính tới Không có lỗ luỹ kế tính tới
thời điểm đăng kí niêm yết thời điểm đăng kí niêm yết

Tuân thủ các quy định của Tuân thủ các quy định của
pháp luật về kế toán báo pháp luật về kế toán báo
cáo tài chính cáo tài chính

Tối thiểu 20% cổ phiếu có Tối thiểu 15% cổ phiếu có


quyền biểu quyết do ít quyền biểu quyết do ít
4. Cơ cấu cổ đông
nhất 300 cổ đông (trừ cổ nhất 100 cổ đông (trừ cổ
đông lớn) đông lớn)

100% trong 6 tháng đầu 100% trong 6 tháng đầu


5. Hạn chế chuyển nhượng với
người nội bộ 50% trong 6 tháng tiếp 50% trong 6 tháng tiếp
theo theo

6. Công bố thông tin khoản nợ


đối với công ty của người nội
Công bố thông tin Không quy định
bộ, cổ đông lớn và người liên
quan
3.4.1 Loại niêm yết:
- Niêm yết lần đầu: Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được
đăng kí niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng (IPO) khi tổ
chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết.
8
- Niêm yết bổ sung: Niêm yết bổ sung là quá trình chấp thuận của Sở giao dịch chứng khoán
cho một công ty niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì
các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu
chuyển đổi thành cổ phiếu…
- Thay đổi niêm yết: Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán
giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình.
- Niêm yết cửa sau: Là trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham
gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó
lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.
- Niêm yết lại: Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng
khoán trước đây đã bị huỷ bỏ niêm yết vì các lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm
yết.
- Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần: Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ
phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một Sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước
ngoài.
 Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát
hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết.
 Niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do Chính phủ kiểm soát, phần
chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ được niêm yết, còn
phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm
yết (Hằng Hà, 2019).
3.5. Giao dịch:
Thời gian giao dịch:

Bảng 2. Thời gian giao dịch của 2 sàn chứng khoán HSX và HNX

HSX HNX

9h00 - 9h15 Khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO)


Khớp lệnh liên tục
9h15 - 11h30 Khớp lệnh liên tục

11h30 - 13h00 Nghỉ giữa phiên

13h00 - 14h00 Khớp lệnh liên tục Khớp lệnh liên tục

14h30 - 14h45 Khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC) Khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC)

14h45 - 15h00 Hết giờ Khớp lệnh sau giờ

9
Phương thức giao dịch:

Hình 3. Phương thức giao dịch

- Phương thức khớp lệnh liên tục: Là cách giao dịch thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua/
bán ngay sau khi được nhập vào hệ thống.
- Phương thức khớp lệnh định kỳ: Là cách giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp lệnh
mua/ bán ở một thời điểm xác định.
- Phương thức giao dịch thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự
thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên nhập thông
tin vào hệ thống giao dịch.

Hình 4. Các lệnh dùng trong giao dịch chứng khoán

- ATO/ATC: là lệnh đặt mua hoặc đặt bán CK tại mức giá mở cửa/ đóng cửa; không ghi mức
giá cụ thể, ghi ATO/ ATC; được ưu tiên trước lệnh LO khi so khớp lệnh và tự động hủy nếu không
khớp.
- PLO: là lệnh đặt mua/bán CK tại mức giá đóng cửa; được sử dụng trong phiên giao dịch
sau giờ và khớp ngay khi có lệnh đối ứng; tự động hủy bỏ sau khi kết thúc phiên giao dịch sau giờ.
- LO: là lệnh mua hoặc lệnh bán CK tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn; ghi mức giá cụ
thể; có hiệu lực cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

10
- Lệnh thị trường: Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá thấp nhất hoặc lệnh bán chứng
khoán tại mức giá cáo nhất hiện có trên thị trường. Các loại lệnh thị trường như: MP, MTL, MAK,
MOK.
3.6. Nguyên tắc khớp lệnh:
Theo Sở giao dịch Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Hà Nội tại Điều 7 Quyết định 341/QĐ-
SGDHCM và Quyết định 653/QĐ-SGDHN đều quy định chung về nguyên tắc khớp lệnh cụ thể như
sau:
- Ưu tiên về giá: Lệnh mua với giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước/ Lệnh bán với giá
thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Các lệnh mua hoặc bán được nhập vào hệ thống ngang bằng giá thì
lệnh nào được nhập trước sẽ được ưu tiên trước.
3.7. Đơn vị giao dịch:
3.7.1 HNX:
- Giao dịch theo lô chẵn trên sàn HNX tối thiểu 100 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ.
- Các giao dịch thỏa thuận tối thiểu từ 5.000 cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ
- Giao dịch theo lô lẻ từ 1-99 cổ phiếu. Chứng chỉ quỹ và trái phiếu được thực hiện theo cả 2
phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
- Giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ không được thực hiện trong ngày đầu tiên niêm yết cổ
phiếu.
3.7.2 HSX:
- Giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
- Khối lượng tối đa của một lệnh đặt là 500.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
- Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
- Đơn vị giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được thực hiện theo
cả hai phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.
IV. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
1. Các vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ nhất, thông tin thị trường còn thiếu tính công khai, minh bạch, không được tổ chức quản lý
và giám sát kịp thời nên khả năng xảy ra rủi ro rất lớn như mất khả năng thanh toán, lừa đảo, thao
túng chứng khoán. Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra còn gặp nhiều khó khăn, do các hành vi vi
phạm pháp luật trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp.
Thứ hai, quy mô của TTCK Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn nhỏ. Số lượng
các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch lớn nhưng quy mô nhỏ và không đồng đều. Trên thị
trường chứng khoán chỉ có một số công ty lớn ở lĩnh vực kinh doanh tương đối ổn định, có mức tăng
trưởng đều qua các năm, còn lại phần lớn các công ty niêm yết vẫn chưa phải là công ty lớn nhất trong
nền kinh tế và chưa đại diện tiêu biểu cho sự đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của Việt Nam. Giá trị
giao dịch chưa tương xứng với giá trị vốn hóa của thị trường. Theo thống kê, tỷ suất quay vòng chứng
khoán hàng năm (GTGD/VHTT) toàn thị trường còn thấp (tỷ suất trung bình toàn thị trường cổ phiếu
là 41,6%, trong đó tỷ suất trung bình trên thị trường UPCoM rất thấp, chỉ dạt 11,5%). TTCK Việt
Nam cho đến nay vẫn chưa được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu của doanh nghiệp. Chức năng
cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế của TTCK Việt Nam vẫn chưa thể hiện rõ.
Ba là, giá chứng khoán (chỉ số giá cổ phiếu VN - index) tăng giảm thất thường, TTCK trong
thời gian qua vẫn chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. Đặc biệt hiện nay, tâm lý của các nhà đầu tư
còn có sự bất ổn, điều này thể hiện rất rõ sự biến động của chỉ số giá cổ phiếu VN - Index thời gian
qua.
11
Bốn là, cấu trúc của TTCK còn chưa thực sự cân đối giữa các cấu phần và trong từng cấu phần
với nhau. Quy mô thị trường trái phiếu niêm yết chỉ tương đương khoảng 30% quy mô của thị trường
cổ phiếu niêm yết (tỷ lệ này tại các nước trong khu vực ASEAN bình quân là 47,9%). Quy mô thị
trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng nhỏ hơn nhiều so với quy mô thị trường trái
phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Hoạt động huy động vốn đang tập trung ở nhóm các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, bất động sản và chứng khoán trong khi các ngành nghề kinh doanh
khác còn chiếm tỷ trọng chưa cao.
Năm là, hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều bất cập về tài chính.
Mặc dù các công ty chứng khoán đã phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt
động hoặc vốn điều lệ từ các chủ sở hữu vốn, nhưng nhìn chung vốn điều lệ vẫn còn thấp. Năng lực
tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống các công ty chứng khoán còn ở mức thấp, chất lượng
hoạt động của các công ty chứng khoán chưa đồng đều, khả năng thu hút vốn hạn chế cũng là khó
khăn để tăng cường năng lực tài chính của công ty chứng khoán,…
Sáu là, các sản phẩm trên TTCK chưa thực sự đa dạng và chất lượng hàng hóa cần tiếp tục được
cải thiện. TTCK cơ sở vẫn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu
Chính phủ (TPCP).
Bảy là, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế. Đội ngũ nhân sự
hành nghề có chuyên môn có giấy phép hành nghề, đặc biệt về chất lượng về nhân sự lãnh đạo công
ty còn thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn kinh doanh chứng khoán cũng như tư vấn pháp luật về
chuyển đổi doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao về quản lý tài sản
chưa nhiều, chỉ tập trung chủ yếu vào một số công ty lớn.
Tám là, số lượng nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới. Nhà đầu tư cá nhân vẫn là đối tượng chiếm đa số trên thị trường cổ phiếu (trên
99%), các nhà đầu tư có tổ chức chiếm tỷ lệ nhỏ nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TTCK.
Cơ sở nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu cũng chưa đa dạng, thiếu vắng nhà đầu tư dài hạn có tiềm
lực tài chính mạnh. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn, một số nhà đầu
tư lớn nước ngoài mở tài khoản nhưng chưa tham gia vào đầu tư. Các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia
thị trường trong nước thông qua các tài khoản ủy thác cá nhân và đầu tư tập trung vào cổ phiếu các
doanh nghiệp cổ phần hóa.
Chín là, cơ quan quản lý nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Trung tâm giao
dịch chứng khoán (TTGDCK), các công ty chứng khoán, công ty niêm yết trong công tác quản lý,
điều hành hoạt động của TTCK còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và còn những hạn chế, yếu kém
(Phạm Bảo Anh, 2022).
2. Giải pháp:
Để phát triển TTGDCK một cách bền vững, cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, hoàn thiện khung pháp lý cho TTGDCK, các công ty chứng khoán.
Hiện nay, khung pháp lý cho TTCK vẫn chưa bao quát mọi hoạt động của thị trường, một số cơ
chế chính sách chưa theo kịp diễn biến của các giao dịch, cung - cầu về hàng hóa luôn mất cân đối,
ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Mặt khác, TTCK là thị trường bậc cao, hoạt động
theo nguyên tắc thị trường, nhưng không ít các hoạt động có liên quan đến giao dịch, phát hành chứng
khoán, lãi suất, cơ chế xác định giá, cơ chế đấu thầu,... lại chưa tuân theo nguyên tắc thị trường. Do
vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy TTCK phát triển một cách
sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và
phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Cần sửa đổi Luật Chứng khoán trên cơ sở đồng bộ và thống nhất với các Luật liên quan nhằm
phát triển bền vững TTCK. Đồng thời ban hành đồng bộ các quy định mới về giao dịch, công bố thông
tin, niêm yết và đăng ký giao dịch. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách (bao gồm cả chính sách
tài chính, chính sách thuế) theo hướng hỗ trợ các thị trường bộ phận phát triển hiệu quả.

12
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường,
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện
truyền thông (báo chí, trang tin,…) đưa thông tin sai lệch, thông tin thiếu đầy đủ, làm méo mó thông
tin.
Cần nâng cao vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc quản lý nhà
nước về hoạt động chứng khoán và TTCK. UBCKNN phải có đủ thẩm quyền để thực hiện có hiệu
quả chức năng quản lý nhà nước về TTCK và xử lý những vấn đề có liên quan đến chứng khoán và
giao dịch chứng khoán.
Ba là, tăng cung hàng hóa cho thị trường, cải thiện chất lượng nguồn cung.
Tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với niêm yết để tạo hàng hóa có
chất lượng cho TTCK. Khuyến khích các loại doanh nghiệp thực hiện IPO gắn với niêm yết, đăng ký
giao dịch trên TTCK; Phát triển các sản phẩm trái phiếu Chính phủ; Phát triển các sản phẩm trái phiếu
doanh nghiệp; Phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh và các sản phẩm khác.
Bốn là, phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư. Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả
trong và ngoài nước cho thị trường, mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ
chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, đảm bảo đầy đủ
các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực. Xây dựng các quy định pháp lý
nhằm phát triển loại hình quỹ thị trường tiền tệ; Đa dạng hóa loại hình của quỹ đại chúng như quỹ của
quỹ, quỹ ETF đòn bẩy,… Cần phát triển một số tổ chức tạo lập thị trường là các công ty bảo hiểm,
các quỹ hưu trí. Đây là những tổ chức có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chuyên nghiệp, có khả
năng liên kết cao,…
Năm là, xây dựng cơ chế phối hợp trong việc điều hành các chính sách có liên quan đến TTCK.
Các chính sách vĩ mô tác động mạnh đến TTCK là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ (CSTT).
Do vậy, cần kiểm soát tốt lạm phát (CPI), đây là một trong những điều kiện và tiền đề rất quan trọng
để TTCK Việt Nam phát triển lành mạnh, hiệu quả và ổn định. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Sáu là, phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm cổ phiếu
tập trung, thị trường quản lý OTC, thị trường trái phiếu vận hành theo thông lệ quốc tế tốt nhất có khả
năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế).
Bảy là, hiện đại hóa hạ tầng, công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính cho TTCK.
Tăng cường đầu tư và áp dụng công nghệ thông tin để tổ chức giao dịch và quản lý giám sát
TTCK; Xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng lõi xử lý tập trung, đồng bộ hóa ứng dụng và có khả
năng quản lý; Xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn mạng. Bên cạnh đó, cần xem xét loại bỏ
các thủ tục hành chính, các loại giấy phép không cần thiết, nhưng cũng đảm bảo yêu cầu của quản lý
nhà nước để TTCK phát triển lành mạnh.
Tám là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững TTCK.
Tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý, giám sát và tổ chức TTCK; tập trung đào tạo những người tham
gia hoạt động chứng khoán, các nhà đầu tư để họ có đủ năng lực, trình độ quản lý cũng như hoạt động
trên TTCK. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của nhân lực ngành Chứng khoán,
trên cơ sở đó góp phần phát triển lành mạnh TTCK (Phạm Bảo Anh, 2022).

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cẩm Tú. (2021, January 15). Thị trường chứng khoán hồi phục và tăng trưởng ngoạn mục trong năm
2020. Đươ ̣c truy lu ̣c từ Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM194984
Hằng Hà. (2019, September 19). Niêm yết cửa sau (Backdoor Listing) là gì? Lợi ích và hạn chế. Đươ ̣c
truy lu ̣c từ VietnamBiz: https://vietnambiz.vn/niem-yet-cua-sau-backdoor-listing-la-gi-loi-
ich-va-han-che-20190918105317388.htm
Hằng Kim. (2019, May 27). CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG TÁC ĐỘNG THẾ NÀO
ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, CHỨNG KHOÁN, TIỀN TỆ VIỆT NAM? Đươ ̣c truy lu ̣c từ
ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA: http://nfsc.gov.vn/vi/nghien-cuu-trao-
doi/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-tac-dong-the-nao-den-thi-truong-tai-chinh-chung-
khoan-tien-te-viet-nam/
Lê Công Đạt; Vũ Mai Trang. (2022, October 31). Thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến
nay: Tăng trưởng về quy mô lẫn chiều sâu giao dịch. Đươ ̣c truy lu ̣c từ TheBank:
https://thebank.vn/blog/22468-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-tu-nam-2000-den-nay-tang-
truong-ve-quy-mo-lan-chieu-sau-giao-dich.html
M.P. (2022, July 6). Thị trường cổ phiếu niêm yết HNX có nhiều biến động trong 6 tháng đầu năm.
Đươ ̣c truy lu ̣c từ BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
https://dangcongsan.vn/tai-chinh-va-chung-khoan/thi-truong-co-phieu-niem-yet-hnx-co-
nhieu-bien-dong-trong-6-thang-dau-nam-614696.html
Nguyễn Văn Dương. (2022, October 16). Sở giao dịch chứng khoán là gì? Chức năng, vai trò của sở
giao dịch chứng khoán? Đươ ̣c truy lu ̣c từ Công ty Luật Dương Gia: https://luatduonggia.vn/so-
giao-dich-chung-khoan-la-gi-chuc-nang-vai-tro-cua-so-giao-dich-chung-khoan/
Phạm Bảo Anh. (2022, July 23). Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đươ ̣c truy lu ̣c từ Tạp chí điện tử Tài chính: https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-
phat-trien-thi-truong-chung-khoan-viet-
nam.html#:~:text=Tuy%20nhi%C3%AAn%2C%20TTCK%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1
%BB%87t,%C4%91%E1%BA%A3o%2C%20thao%20t%C3%BAng%20ch%E1%BB%A9
ng%20kho%C3%A1n.
Tiến Đạt. (2022, January 5). Thị trường chứng khoán Việt Nam: Năm 2021 xác lập các kỷ lục và triển
vọng năm 2022. Đươ ̣c truy lu ̣c từ Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM222576
Thùy Linh. (2020, January 7). Thị trường chứng khoán Việt Nam: Điểm sáng trong khu vực Đông
Nam Á. Đươ ̣c truy lu ̣c từ Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-
chinh?dDocName=MOFUCM170723

14

You might also like