Bài 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI 1: KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC VÀ CÁCH SỬ DỤNG

I. CẤU TẠO KÍNH HIỂN VI


Gồm có giá kính và hệ thống quang học
a. Giá kính
+Chân kính
+Trụ mang ống kính
+Bàn kính (bàn mang mẫu vật)
+Các ốc điều chỉnh sơ cấp (ốc chỉnh thô)
+Các ốc điều chỉnh vi cấp (ốc chỉnh tinh): để điều chỉnh rõ nét ảnh của vật
b. Hệ thống quang học
+Thị kính
+Vật kính
+Tụ quang: để tập trung ánh sáng vào vật
+ Hệ thống đèn chiếu sáng hoặc gương phản quang
Về mặt lý thuyết, kính hiển vi quang học cho phép nhìn thấy một vật có kích
thước từ 0,2µm. song thực tế, chỉ có thể nhìn thấy vật có độ lớn từ 0,3µm – 0,5µm.
Các vật kính sử dụng trong kính hiển vi quang học có độ phóng đại x10, x20,
x40, x60, x90, và x100.
Thị kính thường có độ phóng đại x10 hoặc x15.
Vì vậy, độ phóng đại của kính được tính như sau:
Độ phóng đại kính = độ phóng đại vật kính x độ phóng đại thị kính.
II. CÁCH SỬ DỤNG
Sử dụng kính hiển vi để quan sát mẫu vật ở trạng thái sống
Độ rõ của vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố nguồn sáng. Nguồn
sáng có thể là nguồn sáng tự nhiên (dùng gương phản xạ), hoặc nguồn sáng điện.
Trong trường hợp dùng gương phản xạ ta điều chỉnh gương để có nguồn sáng tốt.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính, nâng bàn kính lên sát vật kính có độ phóng đại nhỏ (x10,
x20), sau đó vừa nhìn qua thị kính, vừa điều chỉnh ốc sơ cấp, từ từ hạ vật kính xuống
cho đến khi thấy mẫu vật trong tiêu bản. Sau đó, chỉnh ốc thứ cấp để thấy rõ ảnh của
vật.
- Khi đã xác định vị trí cần xem, đổi vật kính sang độ phóng đại lớn hơn (x40 hoặc
x60). Sau đó điều chỉnh ốc thứ cấp để nhìn thấy rõ ảnh của vật.
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI
- Không đụng tay vào các thấu kính. Khi thấu kính bẩn, lau nhẹ bằng vải bông mềm,
sạch, tránh làm xước thấu kính.
- Bỏ tiêu bản ra khỏi kính hiển vi khi đã sử dụng xong. Lau sạch đầu kính trên vật kính
bằng xylen (lưu ý không sử dụng quá nhiều xylen để lau vì xylen độc hại và làm tan
chất gắn vật kính).
- Bảo quản kính hiển vi ở trạng thái sạch và khô.
- Không xoay các ốc điều chỉnh quá nhanh và mạnh.
IV. TẾ BÀO EUKARYOTE VÀ PROKARYOTE
- Tế bào Eukaryote: còn gọi là sinh vật nhân thực, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh
vật có nhân chính thức (danh pháp: Eukaryota hay Eukarya) là một sinh vật gồm các
tế bào phức tạp, trong đó vật liệu di truyền được sắp đặt trong nhân có màng bao bọc.
Sinh vật nhân chuẩn gồm có động vật, thực vật và nấm - hầu hết chúng là sinh vật đa
bào - cũng như các nhóm đa dạng khác được gọi chung là nguyên sinh vật (đa số là
sinh vật đơn bào, bao gồm động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh).
- Prokaryote: hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote) là
nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân. Tuy nhiên, trong tế bào của một số
loài Planctomycetales, ADN được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để
phân biệt với các sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng
là trình tự gene mã hóa cho rRNA.
V. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM:
- Quan sát tế bào hành lá
- Quan sát tế bào biểu bì lá lẻ bạn
- Quan sát tế bào nấm men S.cerevisiae
- Quan sát tế bào vi khuẩn Bacillus subtili
VI. MẪU VẬT, HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
- Xanh methlene: 1 lọ
- Glycerin: 1 lọ
- Củ hành đỏ (Allium cepa): 1 củ
- Lá lẻ bạn: 2 lá
- Que cấy, kim mũi mác, đèn cồn: 1 bộ
- Tăm
- Lame, lamelle: 10 bộ
- Tiêu bản nhuộm nấm men S.cerevisiae, vi khuẩn Bacillus subtilis
VII. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Quan sát tế bào hành lá
Cách thực hiện
+Cho 1 giọt glycerine (hoặc nước cất) lên lame
+Dùng đầu kim mũi mác lách nhẹ và bóc lấy 1 lớp mỏng biểu bì củ hành.
+Đặt lớp biểu bì chìm trong 1 giọt glycerine (hoặc nước cất)
+Đậy lamelle quan sát dưới kính hiển vi
Quan sát
-Với vật kính x10, ta thấy những tế bào biểu bì có hình thoi dài, xếp liền
nhau.
-Với vật kính lớn x40 ta thấy :
+Vách tế bào: dưới kính hiển vi, ta thấy một đường ngăn cách giữa hai tế bào
cạnh nhau tạo thành
+Tế bào chất: nằm ở xung quanh nhân và sát màng tế bào
+ Không bào: là những khoảng trống trong tế bào chất, rất khó nhận biết vì
không bào thường chứa đầy dịch tế bào nên không phân biệt được ranh giới
giữa tế bào và tế bào chất
Phạm Minh Khánh

vách tế bào

nhân tế bào

tế bào chất

Hình 1.1 Tế bà o biểu bì hà nh tím Hình 1.2 Tế bà o biểu bì hành tím


quan sá t ở vậ t kính x10 quan sá t ở vậ t kính x40

Trương Hoàng Tố Phương

tế bào chất

nhân tế bào

vách tế bào

Hình 2.1 Tế bà o biểu bì hành tím Hình 2.2 Tế bà o biểu bì hành tím
quan sá t ở vậ t kính x10 quan sá t ở vậ t kính x40

Tăng Viễn Đông

tế bào chất nhân tế bào

vách tế bào

Hình 3.1 Tế bà o biểu bì hành tím Hình 3.2 Tế bà o biểu bì hành tím
quan sá t ở vậ t kính x10 quan sá t ở vậ t kính x40
2. Quan sát tế bào biểu bì lá lẻ bạn
Cách thực hiện
- Cho một giọt glycerine (hoặc nước cất) lên lame
- Dùng đầu kim mũi mác lách nhẹ và bóc lấy một lớp
mỏng biểu bì mặt dưới lá.
- Đặt lớp biểu bì chìm trong một giọt glycerine (hoặc nước cất)
- Đậy lamelle, quan sát dưới kính hiển vi
Kết quả quan sát
Thấy có vách ngăn giữa các tế bào rõ, không bào to, các hạt lục lạp và
khí khổng của lá.

Phạm Minh Khánh

khí khổng

lục lạp

Hình 4.1 Khí khổ ng lá lẻ bạ n Hình 4.2 Lụ c lạp lá lẻ bạn


quan sá t ở vậ t kính x10 quan sá t ở vậ t kính x40

Trương Hoàng Tố Phương

lục lạp
khí khổng

Hình 5.1 Khí khổ ng lá lẻ bạ n Hình 5.2 Lụ c lạp lá lẻ bạn


quan sá t ở vậ t kính x10 quan sá t ở vậ t kính x40
Tăng Viễn Đông
khí khổng
lục lạp

Hình 6.1 Khí khổ ng lá lẻ bạ n Hình 6.2 Lụ c lạp lá lẻ bạn


quan sá t ở vậ t kính x10 quan sá t ở vậ t kính x40

3. Quan sát tế bào nấm men S.cerevisiae


Cách thực hiện
- Nhỏ một giọt nước cất lên lame sạch.
- Sử dụng que cấy đã được khử trùng lấy nấm men trong ống nghiệm
cho vào giọt
nước cất trên lame.
- Từ từ đậy lamelle, tránh tạo bọt khí và quan sát dưới kính hiển vi
4. Quan sát tế bào vi khuẩn Bacillus subtilis
Cách thực hiện
- Nhỏ một giọt nước cất lên lame sạch.
- Sử dụng que cấy đã được khử trùng lấy vi khuẩn trong ống nghiệm
cho vào giọt nước
cất trên lame.
- Từ từ đậy lamelle, tránh tạo bọt khí và quan sát dưới kính hiển vi

BÀI 3: VẬN CHUYỂN NƯỚC QUA MÀNG


I. Mục tiêu
-Tính bán thấm của màng nguyên sinh
-Dung dịch ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
-Quan sát và ghi nhận hiện tượng co và phản co nguyên sinh.
-Cách xác định nồng độ dung dịch đẳng trương dựa trên sự thay đổi kích thước mô.
II. Nguyên tắc
Chọn màng nguyên sinh là màng tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu cũng như nhiều loại tế
bào khác có màng bán thấm. Tế bài hồng cầu cho nước, đường và anion thấm qua nhưng ít
thấm đối với cation. Chất điện phân (chủ yếu là NaCl) là nguyên nhân chủ yếu tạo ra áp suất
thẩm thấu trong hồng cầu. Áp suất của huyết tương và áp suất của hồng cầu tương quan cân
bằng nhau. Vì vậy khi pha chế dung dịch sinh lý cần đảm bảo áp suất P của dung dịch sinh lý
bằng áp suất trong hồng cầu. Nồng độ của chất điện giải trong huyết tương là 0.9%.
Đặc điểm màng bán thấm (Màng thấm chọn lọc)
Màng bán thấm là 1 loại màn sinh học cho phép 1 số phân tử hay ion qua màng bởi cơ chế
khuếch tán và đôi khi chuyên biệt bằng khuyếch tán có trợ lực. Giáo sư Sidney Loeb và
Srinivasa Sourirajan sáng chế ra phương pháp tổng hợp màng bán thấm.
Tốc độ vận chuyển qua màng tùy thuộc vào áp suất, nồng độ và nhiệt độ của phân tử hay
chất tan cũng như độ thấm của màn đối với mỗi chat tan. Tùy thuộc vào màn và chất tan,
độ thấp có thể thay đổi theo kích cỡ, độ tan, tính chất hóa học của chất tan. Tốc độ thấm và
độ thấm của màng được xác định tùy vào cấu trúc của màng. Nhiều vật liệu tự nhiên hay tổng
hợp dày hơn màng cũng mang tính chất bán thấm. Ví dụ như lớp màng mỏng bên trong của quả
trứng.
Một ví dụ cụ thể của màng bán thấm là đó là màng 2 lớp lipid. Một nhóm phospholipid
(bao gồm đầu phosphate và 2 đuôi acid béo) được sắp xếp thành 2 lớp, màn phospholipid
là màn bán thấm rất có chọn lọc. Đầu phosphate ưa nước thì nằm trong lớp bên ngoài và
tiếp xúc với nước bên trong và ngoài tế bào. Đuôi lipid kị nước thì nằm ở mặt trong của
màn. Màn phospholipid 2 lớp cho phép hầu hết những phân tử nhỏ và không mang điện
tích đi qua. Kênh protein nổi trong màn phospholipid và vì thế mà mô hình này được biết
đến như mô hình khảm động. Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phospholipid
và protein có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt
giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phospholipid là
các liên kết yếu. Một số protein có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị
gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất.
Co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
Co nguyên sinh là một quá trình diễn ra trong tế bào thực vật, trong đó tế bào chất bị co rút
lại và tách khỏi thành tế bào thông qua quá trình thẩm thấu. Quá trình ngược lại là phản co
nguyên sinh, xảy ra khi tế bào ở trong môi trường nhược trương, tức áp suất thẩm thấu của
môi trường ngoài cao hơn bên trong tế bào và điều này khiến nước thấm từ ngoài vào trong
tế bào. Thông qua việc quan sát sự co và phản co nguyên sinh thì có thể xác định được tính
trương của môi trường tế bào cũng như mức độ dung môi thẩm thấu qua màng tế bào.
Nếu một tế bào thực vật được đặt trong dung dịch ưu trương, nó sẽ bị mất nước ra
môi trường ngoài và áp suất trương nước của nó cũng sẽ sụt giảm, dẫn đến trạng thái mềm
nhũn của tế bào. Thực vật với tế bào trong tình trạng như vậy sẽ trở nên héo rũ. Nếu quá
trình mất nước tiếp tục thì co nguyên sinh sẽ xảy ra: áp suất trương nước tiếp tục giảm cho
đến khi chất nguyên sinh của tế bào tách rời khỏi vách tế bào, tạo ra những khoảng không
giữa vách tế bào với màng tế bào. Cuối cùng, đến cả vách tế bào cũng sụp đổ, gây ra hiện
tượng tóp bào (cytorrhysis). Thật ra, thực vật có dự phòng sẵn vài biện pháp để ngăn ngừa
sự mất nước cũng như hấp thu quá trớn, tuy nhiên quá trình co nguyên sinh hoàn toàn có
thể bị đảo ngược nếu tế bào được đặt vào một môi trường nhược trương. Lỗ khí trong các
lá cây cũng đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh lượng nước thất thoát không vượt
quá mức cho phép, và lớp sáp trên bề mặt lá cũng có tác dụng chống mất nước hiệu quả.
Ở tế bào động vật, việc mất nước như vậy gây ra hiện tượng co nguyên sinh răng
cưa: phần chất lỏng bên trong tế bào sẽ thất thoát ra ngoài qua quá trình khuếch tán, cấu
trúc tế bào sụp đổ và tế bào co dúm lại, hình thành các bề mặt nhăn nheo lồi lõm như bề
mặt hình răng cưa.
Co nguyên sinh chỉ xảy ra trong những điều kiện cực kì khắc nghiệt - nói đúng ra
nó rất hiếm khi xảy ra trong tự nhiên. Việc co nguyên sinh được tiến hành theo phương
pháp nhân tạo trong phòng thí nghiệm bằng cách đặt tế bào trong một dung dịch ưu trương
(có nồng độ muối hay đường cao) để gây ra tình trạng thấm lọc ra ngoài của tế bào. Đối
tượng thí nghiệm thường là các thực vật thuộc chi Elodea hay các tế bào biểu bì hành tây
vì nguyên sinh chất của chúng có màu sắc và điều này giúp hiện tượng co nguyên sinh có
thể được nhìn thấy rõ mà không cần phải nhuộm tế bào.
Có hai dạng co nguyên sinh nếu xét theo bề mặt khoảng không giữa màng tế bào và vách tế
bào, đó là co nguyên sinh lồi và co nguyên sinh lõm. Co nguyên sinh lõm thường có thể bị đảo
ngược nếu như tế bào được đặt trở lại trong môi trường nhược trương, còn đối với co nguyên
sinh lồi thì chuyện này là không thể - nguyên do là khi ở trong tình trạng co nguyên sinh lồi thì
tế bào đã co rút vì mất nước quá lâu và vì vậy phục hồi là chuyện không thể.
III.Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm:
a.Hóa chất:
- KNO3 5%: 1 lọ
- CaCl2 các nồng độ: 1 lọ (0,02M ; 0,08M ; 0,15M ; 0,3M)
- Nước cất: 1 bình
- Khoai tây: 2-3 củ
- Củ hành tím: 1 củ
- Trứng gà: 2 quả
- Acetid acid 5%
- Dung dịch nước muối 5%
- Nước cất
b.Dụng cụ:
- Ống nhỏ giọt: 2 cái
- Dĩa Petri: 3 cái
- Lame: 6 cái
- Lamelle: 6 cái
- Kính hiển v:i 1 cái
- Dao nhỏ: 1 cái
- Thớt: 1 cái
- Kim mũi mác: 2 cái
- Giấy thấm
IV.Trình tự thí nghiệm và kết quả:
1. Thí nghiệm 1: Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
a. Cách thực hiện
-Dùng kim mũi mác tách lấy một lớp tế bào biểu bì hành có màu đỏ đặt lên
lame với 1 vài giọt nước, đậy lamelle.
-Xem kính ở bội giác nhỏ, tất cả tế bào có màu đỏ đồng đều. Tại một phía của
lamelle ta nhỏ giọt dung dịch KNO3 5% và phía đối diện đặt miếng giấy thấm
để rút nước.
-Sau đó, tại một phía của lamelle, nhỏ vài giọt nước cất và phía đối diện đặt
miếng giấy thấm để rút nước, lập lại vài lần, quan sát, ghi nhận hiện tượng và
giải thích.
b. Kết quả
Phạm Minh Khánh

Hình 7.1 Tế bà o biểu bì hà nh tím lú c bình thườ ng Hình 7.2 Hiện tượ ng co nguyên sinh quan
ở vậ t kính x40 ở vậ t kính x40

Hình 7.3 Tế bà o biểu bì hành tím khi phả n co nguyên sinh


ở vậ t kính x40

Trương Hoàng Tố Phương

Hình 8.1 Tế bà o biểu bì hà nh tím lú c bình thườ ng Hình 8.2 Hiện tượ ng co nguyên sinh quan sát
ở vậ t kính x40 ở vậ t kính x40
Hình 8.3 Tế bà o biểu bì hành tím khi
phả n co nguyên sinh ở vậ t kính x40

Tăng Viễn Đông

Hình 9.1 Tế bà o biểu bì hà nh tím lú c bình thườ ng Hình 9.2 Hiện tượ ng co nguyên sinh quan sát
ở vậ t kính x40 ở vậ t kính x40

Hình 9.3 Tế bà o biểu bì hà nh tím khi


phả n co nguyên sinh ở vậ t kính x40

c.Giải thích
-Khi cho KNO3 5% vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở thành môi trường ưu trương so với
môi trường bên trong của tế bào khi đó nồng độ chất tan bên trong tế bào thấp hơn nồng độ
chất tan bên ngoài môi trường khiến nước từ bên trong tế bào đi ra môi trường ngoài từ đó
dẫn đến hiện tượng tế bào chất bị co lại và tách ra khỏi thành tế bào gây ra hiện tượng co
nguyên sinh ở tế bào biểu bì hành tím.
-Khi cho nước cất vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở thành môi trường nhược trương cho
với môi trường bên trong tế bào từ đó nồng độ chất tan bên trong tế bào cao hơn từ đó nước
di chuyển từ môi trường ngoài vào trong tế bào làm tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại
trạng thái bình thường tạo nên hiện tượng phản co nguyên sinh
2)Thí nghiệm 2: Xác định nồng độ dung dịch đẳng trương dựa trên sự biến đổi
kích thước mô
a.Trình tự thí nghiệm:
-Đổ các dung dịch CaCl2 có nồng độ khác nhau (0,02M ; 0,08M ; 0,15M ;
0,3M) vào các dĩa petri có nắp đậy và ghi số để tránh nhầm lẫn
-Cắt khoai tây thành các đoạn bằng nhau dài 3cm, rộng 1cm, dày 0,5cm. Mỗi
dung dịch ngâm 3 đoạn mẫu. Ngâm trong 45 phút.
Lấy các đoạn ra, đo lại kích thước. Xác định nồng độ dung dịch đẳng trương
b.Kết quả
Nồng độ 0,02 0,08 0,15 0,3

Trước 3;1; 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5
ngâm 0.5

Sau 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.5 3;1;0.4 3;0.9; 3;0.9; 3;0.9; 2.9;1;0.5 2.9;0.8; 2.8;1; 2.9;0.8 2.9;0.8;0.4
ngâm 0.5 0.5 0.4 0.4 0.4 ;0.5

Môi Đẳng trương


trường

3)Thí nghiệm 3:
a.Trình tự thí nghiệm:
cho 2 quả trứng vào cốc thủy tinh, cho thêm dung dịch acetic acid 5% vào cốc
thủy tinh. Để qua 24h. Vớt trứng ra cân khối lượng và ghi nhận lại. Cho2 quả
trứng vào 2 cốc thủy tinh. Cho nước muối vào cốc thủy tinh 1, nước cất vào
cốc thủy tinh 2. Sau 8h, cân trọng lượng trứng và ghi nhận.
b.Kết quả

Khối lượng trứng ban Khối lượng trứng sau Khối lượng trứng Khối lượng trứng
đầu khi ngâm acetic acid trong nước muối trong nước cất
Trứng 1: 56,46g Trứng 1: 73,51 Trứng 1: 71,46g Trứng 2: 68,86g
Trứng 2: 40,35g Trứng 2: 66.41g

You might also like