Bài 5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

CHƯƠNG 6.

DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG THEO THỜI GIAN


Hướng dẫn học
Để học tốt chương này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần. Làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo
luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Học viện Tài chính, Giáo trình Lý thuyết Thống kê và Phân tích dự báo; NXB Tài
chính; HN.2013;
2. Sách hướng dẫn ôn tập môn học Nguyên Lý Thống kê và Phân tích dự báo; Học viện
Tài chính, HN.2020, NXB Tài chính;
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giáo viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo thông tin từ trang web môn học.
Nội dung
Chương 6 này có những nội dung: khái niệm, ý nghĩa của dãy số biến động; các chỉ
tiêu phân tích dãy số biến động.
Mục tiêu
Sau khi học xong Chương 6, học viên cần nắm vững được các kiến thức cơ bản về
dãy số biến động theo thời gian: khái niệm, ý nghĩa của dãy số biến động; các chỉ tiêu phân
tích dãy số biến động. Đây là những kiến thức nền tảng, là cơ sở để nghiên cứu nội dung các
bài học sau.
6.1.KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG
Dãy số biến động là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời
gian.
Ví dụ 1: Có tài liệu về giá trị sản xuất tại một doanh nghiệp qua các năm như sau:
Năm n-5 n-4 n-3 n-2 n-1 n
Giá trị sản xuất (y1) (y2) (y3) … … (yn)
(tỷ đồng) 700 720 750 790 870 1000
Dãy số biến động có hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu thống kê.
Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm, … độ dài giữa hai thời gian liền nhau ta gọi
là khoảng cách thời gian.
Chỉ tiêu thường được biểu diễn bằng các trị số cụ thể. Các trị số này có thể là mức độ
tuyệt đối, tương đối, hoặc mức độ bình quân. Tương ứng với các mức độ này ta được dãy số
tuyệt đối, dãy số tương đối, dãy số bình quân.
Khi thời gian thay đổi thì trị số của chỉ tiêu thống kê thường thay đổi theo.
Ví dụ 2: Tốc độ phát triển GDP của Việt Nam từ năm 2016 – 2021 như sau:

1
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tốc độ phát triển GDP (%) 6,8 6,9 7,1 7,3 7,7 8,7
(Nguồn số liệu: Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB)
Dãy số biến động theo thời gian có các ý nghĩa sau:
- Cho phép chúng ta nghiên cứu xú thế biến động của hiện tượng.
- Nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng.
- Được dùng để dự đoán mức độ của hiện tượng trong tương lai.
Xét theo đặc điểm thời gian trong dãy số, có thể chia thành hai loại: dãy số thời kỳ và
dãy số thời điểm.
Dãy số thời kỳ là dãy số phản ánh mặt lượng của hiện tượng kinh tế – xã hội qua những
thời kỳ nhất định. Đặc điểm của dãy số này là các trị số có thể cộng lại được với nhau, thời kỳ
càng dài thì trị số của chỉ tiêu càng lớn.
Dãy số thời điểm là dãy số phản ánh mặt lượng của hiện tượng qua các thời điểm nhất
định.
Ví dụ 3: Giá trị hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp A vào các ngày đầu tháng 1, 2, 3, 4
năm N như sau:
Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4
Giá trị hàng hoá tồn kho (tỷ
500 550 580 630
đồng)
Ví dụ 4: Có tài liệu về số học sinh có mặt tại một lớp học A tại một số thời điểm như
sau:
Ngày 25/5 27/5 31/5 1/6 4/6
Số học sinh có mặt (người) 60 55 57 60 62
Do chỉ là những mức độ ở từng thời điểm nên các trị số của dãy số này không thể thực
trực tiếp cộng được với nhau, bởi vì con số cộng không có ý nghĩa kinh tế thực tiễn.
Muốn xây dựng được một dãy số thời gian khoa học và chính xác, cần chú ý bảo đảm
tính chất có thể so sánh được với nhau giữ các trị số của chỉ tiêu. Cụ thể là:
- Nội dung, phương pháp, đơn vị tình toán, phạm vi tính của các chỉ tiêu trong dãy số
trước và sau phải nhất trí.
- Khoảng cách thời gian giữa các mức độ trong dãy số nên cố gắng hoặc gần bằng nhau
(nhất là trong dãy số thời kỳ).
6.2.CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG
6.2.1. Mức độ bình quân theo thời gian

2
Mức độ bình quân theo thời gian phản ánh mức độ điển hình về chỉ tiêu kinh tế – xã
hội trong một giai đoạn nhất định.
6.2.1.1. Đối với dãy số thời kỳ: chỉ tiêu này tính khá đơn giản, ta tính theo
phương pháp số bình quân cộng giản đơn.
Công thức 7.1:

y1 + y 2 + ...y n -1 + y n
y=
n
n
 yi
y= i −1
(7.1)
n
Trong đó:
+ yi (i = 1; n) là các mức độ của đãy số
+ n là số mức độ tham gia bình quân
+ y là mức độ bình quân theo thời gian
Từ ví dụ 1 ta có:
700 + 720 + 750 + 790 + 870 + 1000
̅
y = = 805 (tỷ đồng)
6
6.2.1.2. Đối với dãy số thời điểm:
+ Trường hợp dãy số thời điểm không thể trực tiếp cộng với nhau, do vậy ta phải giả
định rằng: Giữa các thời điểm sự biến động về mức độ xảy ra từ từ và phát triển theo chiều
hướng tăng hoặc giảm dần đều đặn. Như vậy trị số bình quân giữa hai thời điểm là đại biểu của
thời gian có hai thời điểm đó. Với giả thiết ấy ta đã biến một dãy số thời điểm thành một dãy
số thời kỳ.
Từ ví dụ 3 ta có:
Giá trị hàng hoá tồn kho bình quân của từng tháng được tính như sau:

500 + 550
Giá trị hàng hoá tồn kho bình quân 1
= = 525 (trđ)
ngày của tháng 1
2

550 + 580
Giá trị hàng hoá tồn kho bình quân 1
= = 565 (trđ)
ngày của tháng 2
2

580 + 630
Giá trị hàng hoá tồn kho bình quân 1
= = 605 (trđ)
ngày của tháng 3
2

3
Giá trị hàng hoá tồn kho bình quân quý I/2021 là:

525 + 565 + 605


Giá trị hàng hoá tồn kho
= = 565 (trđ)
bình quân 1 ngày quí I
3

500 630
+ 550 + 580 +
y = 2
Hoặc ̅ 2 = 565 (triệu đồng)
4−1
Từ đó công thức để tính mức độ bình quân theo thời gian từ dãy số thời điểm có khoảng
cách thời gian bằng nhau là:

y1 y y1 + y 2 n -1
+ y 2 + ..... + y n -1 + n +  yi
y= 2 2 = 2 i=2
(7.2)
n -1 n -1
Đây là công thức bình quân theo thứ tự thời gian (7.2). Có thể coi đây là dạng đặc biệt
của công thức số bình quân số học gia quyền trong đó quyền số của mức độ đầu và mức độ
cuối cũng bằng 0,5 ( f1 = f n = 0,5 = 1 ) ; còn quyền số của các mức độ còn lại bằng 1 (
f 2 = f 3 = ... = f n -1 = 1 )

n: Là tổng các mức độ trong dãy số thời điểm


n-1: Là số khoảng cách thời gian giữa các mức độ trong dãy số.
+ Trường hợp khoảng cách thời gian không đều nhau.
Công thức tổng quát:
n

y1t1 + y 2 t 2 + ... + y n t n  yi t i
y= = i =1
(7.3)
t1 + t 2 + ...t n n

 ti
i =1

Trong đó:
yi : Lượng biến có trong khoảng thời gian t i
t i : Khoảng thời gian có lượng biến yi
Ta gọi công thức 7.3 là công thức số bình quân cộng gia quyền với tổng t là tổng các
quyền số (tổng số thời gian trong giai đoạn thời gian nghiên cứu).
Ví dụ 5: Có tài liệu về số công nhân của một DN trong tháng 4 năm báo cáo:
• Từ ngày 1 - 10/4, mỗi ngày có 1000 công nhân
• Từ ngày 11 - 15/4, mỗi ngày có 1060 công nhân
• Từ ngày 16 - 30/4, mỗi ngày có 1100 công nhân
Yêu cầu: Tính số công nhân bình quân của doanh nghiệp trong tháng 4 năm báo cáo?

4
Từ tài liệu trên ta có:
Thời gian Số ngày t i Số lao động yi
1/4 – 10/4 10 1000
11/4 – 15/4 5 1060
16/4 – 30/4 15 1100
∑ yi t i (1000 × 10) + (1060 × 5) + (1100 × 15)
̅
y = = = 1060 (công nhân)
∑ ti 10 + 5 + 15

6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối


Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi về mức độ tuyệt đối của
hiện tượng qua thời gian, đó là hiệu số giữa mức độ của một dãy số thời kỳ.
Chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối đánh giá sự thay đổi về quy mô của hiện tượng
trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện tượng phát triển tăng lên, chỉ tiêu mang dấu dương
(+). Hiện tượng giảm xuống, chỉ tiêu mang dấu âm (-).
Căn cứ vào gốc so sánh, ta chia lượng tăng tuyệt đối thành các loại:
6.2.2.1. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ (lượng tăng tuyệt đối liên hoàn).
Là lượng tăng tuyệt đối của kỳ nghiện cứu so với kỳ đứng trước liền kề.
Công thức:  y = yi − yi -1

Trong đó:
+  y : Lượng tăng tuyệt đối từng kỳ.

+ y i : Mức độ kỳ nghiên cứu thứ i.


+ yi -1 : Mức độ kỳ đứng trước liền kề.
Theo ví dụ 1, ta có thể tính được lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn như sau:
Năm n-5 n-4 n-3 n-2 n-1 n
Giá trị sản xuất (y1) (y2) (y3) … … (yn)
(tỷ đồng) 700 720 750 790 870 1000
Lượng tăng (giảm) - 720 - 700 750 - 700 790 – 700 870 - 700 1000 - 700
tuyệt đối định gốc 20 50 90 170 300

6.2.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Là lượng tăng tuyệt đối của kỳ
nghiên cứu so với kỳ được chọn làm gốc cho mọi lần so sánh (gốc cố định này thường được
lấy là mức độ đầu tiên trong dãy số và ký hiệu là y1 ).

5
Công thức: y = yi - y1
Trong đó:
+ y : Lượng tăng tuyệt đối định gốc
+ yi : Mức độ thứ i, mức độ kỳ nghiên cứu
+ y1 : Mức độ kỳ gớc so sánh.
Theo ví dụ 1, ta có thể tính được tăng (giảm) tuyệt đối định gốc như sau:

Năm n-5 n-4 n-3 n-2 n-1 n


Giá trị sản xuất (y1) (y2) (y3) … … (yn)
(tỷ đồng) 700 720 750 790 870 1000
Lượng tăng (giảm) - 720 - 700 750 - 720 790 – 750 870 - 790 1000 - 870
tuyệt đối liên hoàn 20 30 40 80 130

Chỉ tiêu lượng tăng tuyệt đối định gốc có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá sự
biến động về quy mô tuyệt đối của hiện tượng cần nghiên cứu trong một thời kỳ dài.
Giữa lượng tăng tuyệt đối từng kỳ và lượng tăng tuyệt đối của hiện tượng cần nghiên
cứu trong một thời kỳ dài.
Tổng các lượng tăng tuyệt đối từng kỳ (liên hoàn) bằng lượng tăng tuyệt đối định gốc
(tính dồn).
y =  y

Hay yi − y1 = ( y 2 − y1 ) + ( y3 − y 2 ) + ... + ( yi − yi -1 )

Để thấy rõ mức độ tăng của lượng tuyệt đối hàng kỳ, người ta xác định lượng tăng tuyệt
đối bình quân.
Lượng tăng tuyệt đối bình quân có ý nghĩa khi tính toán cho các lượng tăng từng thời
kỳ.
( y 2 − y1 ) + ( y3 − y 2 ) + ... + ( yi − yi -1 ) y n − yi
y = =
n -1 n -1
Trong đó:
+  y : Lượng tăng tuyệt đối bình quân
+ y n : Mức độ cuối của dãy số.
+ y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số.
+n – 1: Số lượng (lượng tuyệt đối tăng (  y ) từng thời kỳ)

6
Theo ví dụ 1, ta có:
yn −y1 1000−700
̅̅̅
δ = n−1 = 6−1 = 60 (tỷ đồng)

6.2.3. Tốc độ phát triển (chỉ tính cho dãy số thời kỳ)
Tốc độ phát triển là một chỉ tiêu tương đối, động thái biểu hịên sự thay đổi của hiện
tượng nghiên cứu theo thời gian. Tính bằng cách so sánh mức độ thời kỳ nghiên cứu (kỳ báo
cáo) với mức độ được chọn làm gốc để so sánh.
Trong thực tế tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà gốc của nó có thể gốc cố định. Nếu gốc
liên hoàn ta có tốc độ phát triển liên hoàn, nếu gốc cố định ta có tốc độ phát triển định gốc.
6.2.3.1. Tốc độ phát triển liên hoàn:
Là biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc liên hoàn
(kỳ đứng liền trước đó).
Công thức:
yi
ti = (7.4)
yi -1
Trong đó:
+ t i : tốc độ phát triển liên hoàn
+ yi : Mức độ kỳ nghiên cứu
+ yi -1 : Mức độ kỳ gốc liên hoàn.
Tốc độ phát triển liên hoàn nói lên sự thay đổi về số tương đối của hiện tượng giữa hai
kỳ liền nhau.
Theo ví dụ 1, ta có thể tính được tốc độ phát triển liên hoàn qua các năm như sau:
Năm n-5 n-4 n-3 n-2 n-1 n
Giá trị sản xuất (y1) (y2) (y3) … … (yn)
(tỷ đồng) 700 720 750 790 870 1000

Tốc độ phát triển - 720⁄ 750⁄ 790⁄ 870⁄ 1000⁄


700 720 750 790 870
liên hoàn (lần) 1,0286 1,0416 1,0533 1,1013 1,1494

6.2.3.2. Tốc độ phát triển định gốc:


Biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ gốc cố định.
( y1 ) mức độ đầu tiên trong dãy số
Công thức tính:

7
yi
Ti =
y1
Theo ví dụ 1, ta có thể tính được tốc độ phát triển định gốc của các năm:
Năm n-5 n-4 n-3 n-2 n-1 n
Giá trị sản xuất (y1) (y2) (y3) … … (yn)
(tỷ đồng) 700 720 750 790 870 1000

Tốc độ phát triển - 720⁄ 750⁄ 790⁄ 870⁄ 1000⁄


700 700 700 700 700
định gốc (lần) 1,0286 1,0714 1,1286 1,2428 1,4286

Giữa tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
❖ Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc. Tức là:

t1  t 2  ...  t i = Ti
t i = Ti (7.5)
❖ Thương của hai tốc độ phát triển định gốc kề nhau bằng tốc độ phát triển liên
hoàn của kỳ tương ứng:
Ti
= ti (7.6)
Ti -1
Tốc độ tăng liên hoàn có tác dụng đánh giá cường độ biến động của hiện tượng qua
từng thời kỳ, còn tốc độ tăng định gốc dùng đánh giá cường độ thay đổi trong cả một giai đoạn
bao giồm nhiều kỳ. Tuy nhên trong thực tế quản lý kinh tế xã hội nhiều trường hợp cần biết rõ
cường độ biến động điển hình hàng năm của cả một giai đoạn thời gian dài thì cả hai chỉ tiêu
trên đêu không đáp ứng được. Do vậy để phản ánh tốc độ tăng điển hình trong cả giai đoạn thời
gian thì ta tính tốc độ phát triển bình quân.
6.2.3.3. Tốc độ phát triển bình quân:
Tốc độ phát triển bình quân là một chỉ tiêu tương đối biểu hiện tốc độ phát triển điển
hình của hiện tượng nghiên cứu trong giai đoạn nhất định.
Để đánh giá mức độ phát triển điển hình trong giai đoạn nhất định người ta tính tốc độ
phát triển bình quân.
Công thức:

yn
t = n -1 t1  t 2  ...  t n -1 = n -1 (7.7)
y1

8
Trong đó:
+ t : Tốc độ phát triển bình quân
+ t1 , t 2 ,...t n -1 : Các tốc độ phát triển liên hoàn
+ y n : Mức độ cuối cùng trong dãy số biến động
+ y1 : Mức độ đầu tiên trong dãy số biến động
+n : Số mức độ của dãy số biến động
+ n - 1 : Số mức độ phát triển liên hoàn của dãy số biến động

n−1 yn 6−1 1000


̅̅̅
t = √ = √ = 1,0739 lần
y1 700

Chý ý:
• Nếu các mức độ yi được ký hiệu theo thứ tự yi với i = 0,1,2,...,n thì công thức
(7.7) sẽ viết dưới dạng:

yn
t = n t i = n (7.8)
y0
• Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân ta còn có thể suy ra công thức dự
đoán mức độ phát triển trong tương lai về một hiện tượng nào đó (suy cho mức độ ngoài dãy
số):

y = y0 ( t )0 (7.9)

Công thức (7.9) này được gọi là công thức ngoại suy dùng để dự đoán các hiện tượng
kinh tế xã hội ngoài dãy số (tương lai) và dựa trên qui luật phát triển đã xác định.
6.2.4. Tốc độ tăng (giảm) (chỉ tính cho dãy số thời kỳ)
Biểu hiện tốc độ tăng thêm (%) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước về một chỉ tiêu kinh
tế xã hội nào đó. Xác định bằng tỷ số giữa lượng tăng tuyệt đối với mức độ của kỳ gốc so sánh.
Chỉ tiêu này có thể dùng để so sánh sự biến động của các hiện tượng khác nhau về quy mô
(một ưu điểm mà các chỉ tiêu khác không có).
Tốc độ tăng cũng được chia thành tốc độ tăng liên hoàn và tốc độ tăng định gốc.
6.2.4.1. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: là tỷ số so sánh giữa lượng tăng tuyệt đối
liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn hoặc bằng tốc độ phát triển liên hoàn trừ đi 1.
Công thức:

9
y i − y i-1
ri = = ti −1 (7.10)
y i-1
Trong đó:
+ ri : Tốc độ tăng liên hoàn
+ yi : Mức kỳ nghiên cứu

+ t i : Tốc độ phát triển lên hoàn


*Tốc độ tăng liên hoàn phản ánh tốc độ tăng thêm trong từng thời kỳ nghiên cứu (%)
hoặc tính bằng lần vì nó là số tương đối.
6.2.4.2. Tốc độ tăng (giảm) định gốc: là tỷ số so sánh giữa mức độ tăng tuyệt đối
định gốc với mức độ kỳ gốc cố định hoặc bằng tốc độ phát triển định gốc trừ đi 1.
Công thức:
yi − y1
Ri = = Ti − 1
y1
Trong đó:
+ R i : Tốc độ tăng định gốc
+ yi : Mức độ kỳ nghiên cứu
+ y1 : Mức độ kỳ gốc cố định (thương là mức đầu tiên trong các dãy số biến động)
+ Ti : Tốc độ phát triển định gốc của kỳ nghiên cứu.
*Tốc độ tăng liên hoàn có tác dụng đánh giá cường độ biến động của hiện tượng qua
từng thời kỳ, còn tốc độ tăng định gốc dùng đánh giá cường độ thay đổi trong cả một giai đoạn
bao gồm nhiều kỳ. Tuy nhiên trong thực tế quản lý kinh tế – xã hội nhiều trường hợp cần biết
rõ cường độ biến động điển hình của cả một giai đoạn thời gian dài thì cả hai chỉ tiêu trên đều
không đáp ứng được. Do vậy để phản tốc độ tăng điển hình trong cả giai đoạn thời gian thì ta
phải tính tốc độ tăng bình quân.
6.2.4.3. Tốc độ tăng (giảm) bình quân:
Tốc độ tăng bình quân là một chỉ tiêu tương đối biểu hiện tốc độ tăng điển hình của
hiện tượng nghiên cứu trong giai đoạn nhất định.
Công thức:
r = t − 100% hoặc r = t − 1 (7.11)
(Nếu (t) tính bằng % thì (r) cũng tính bằng %, còn nếu (t) tính bằng số lần thì (r) cũng
tính bắng số lần).
+ r : là tốc độ tăng bình quân.

10
+ t : là tốc độ phát triển bình quân.
Chú ý: Các lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ
tăng (giảm) bình quân chỉ tính cho một dãy số có cùng xu hướng phát triển (cùng tăng hoặc
cùng giảm).
Theo ví dụ 1, ta có:
Năm n-5 n-4 n-3 n-2 n-1 n
Giá trị sản (y1) (y2) (y3) … … (yn)
xuất
700 720 750 790 870 1000
(tỷ đồng)
Tốc độ phát - 720⁄ 750⁄ 790⁄ 870⁄ 1000⁄
700 700 700 700 700
triển định
1,0286 1,0714 1,1286 1,2428 1,4286
gốc (lần)
Tốc độ tăng
(giảm) liên 0,0286 0,0416 0,0533 0,1013 0,1494
-
hoàn
Tốc độ tăng (giảm) bình quân
̅̅̅
r = ̅̅̅
t − 1 = 1,0739 − 1 = 0,0739 lần
6.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm).
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên là lượng tăng tuyệt đối ứng với 1% của tốc độ tăng
từng kỳ.
Công thức:

yi - yi -1 y
gi = = i -1
yi - yi -1
 100 100
yi -1
Theo ví dụ 1:
Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) của năm 2018 là 3.200 : 100 = 32.
Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) của năm 2021 là 4.600 : 100 = 46.
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên là chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh tế thực tế do tốc độ
tăng lên đem lại. Chỉ tiêu này chỉ có thể tính cho tốc độ tăng lên liên hoàn, vì nếu tính cho tốc
độ tăng định gốc thì trị số của chỉ tiêu không đổi (cho các kỳ tính toán) và do vậy không có ý
nghĩa kinh tế.

11
Năm n-5 n-4 n-3 n-2 n-1 n
Giá trị sản (y1) (y2) (y3) … … (yn)
xuất
700 720 750 790 870 1000
(tỷ đồng)
Giá trị tuyệt - 700⁄ 720⁄ 750⁄ 790⁄ 870⁄
100 100 100 100 100
đối của 1%
7 7,2 7,5 7,9 8,7
tăng (giảm)

Tóm lược cuối chương

• KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG


Dãy số biến động theo thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo
thứ tự thời gian
• CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ BIẾN ĐỘNG
a. Mức độ bình quân theo thời gian: phản ánh mức độ điển hình về một chỉ tiêu kinh
tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định
b. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: đánh giá sự thay đổi về mức độ tuyệt đối của hiện
tượng qua thời gian
c. Tốc độ phát triển: biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian
d. Tốc độ tăng (giảm): là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối với mức độ kỳ gốc
so sánh
e. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm): là lượng tăng tuyệt đối ứng với 1% của tốc
độ tăng từng kỳ

Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian?
(Gợi ý: Tham khảo mục 6.1. Khái niệm, ý nghĩa của dãy số biến động)
Câu 2: Phân tích điều kiện xây dựng dãy số biến động theo thời gian.
(Gợi ý: Tham khảo mục 6.1. Khái niệm, ý nghĩa của dãy số biến động)
Câu 3: Tại sao nói mức độ bình quân theo thời gian của dãy số thời điểm là một trường hợp
đặc biệt của số bình quân số học gia quyền?
(Gợi ý: Tham khảo mục 6.2.1.2. Đối với dãy số thời điểm)
Câu 4: Mối quan hệ giữa tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn.
(Gợi ý: Tham khảo mục 6.2.3. Tốc độ phát triển)
Câu 5: Trình bày nội dung, hình thức, ý nghĩa, điều kiện áp dụng của các chỉ tiêu phân tích
dãy số biến động theo thời gian
(Gợi ý: Tham khảo mục 3.2.1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động)

12

You might also like