Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 26

1.

Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-
1945 (từ trang 92 đến trang 125 trong giáo trình). Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 với việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay?
2. Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách
mạng 1945-1946 (từ trang 128 đến trang 145 trong giáo trình). Giải thích tại sao Hiệp
định sơ bộ 6/3 - Bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên của Việt Nam.
3. Làm rõ đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ
chức thực hiện từ năm 1945 đến năm 1954 của Đảng (từ trang 145 đến trang 175
trong giáo trình). Làm rõ Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc theo tinh thần đại hội lần thứ XIII .
4. Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng hai miền Nam - Bắc 1954-
1965 (từ trang 180 đến trang 205 trong giáo trình). Làm rõ vai trò của thế hệ trẻ trong
việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ,
đổi mới sáng tạo
5. Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng cả nước từ năm 1965-1975
(từ trang 205 đến trang 233 trong giáo trình). Giải thích tại sao “thắng lợi vĩ đại của sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt
Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”?
6. Phân tích nội dung Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc 1975 - 1981 (từ trang 238 đến trang 251 trong giáo trình). Liên hệ thực
tiễn với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt Nam hiện nay.
7. Phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các
bước đột phá đổi mới kinh tế (từ trang 251 đến trang 260 trong giáo trình). Làm rõ
những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
8. Làm rõ nội dung cơ bản và ý nghĩa đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và quá trình tổ chức
thực hiện đường lối đổi mới toàn diện từ năm 1986 đến năm 1991 (từ trang 260 đến
trang 271 trong giáo trình). Sinh viên có vai trò gì trong công cuộc xây dựng đất nước
Việt Nam hiện nay.
9. Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương
lĩnh năm 1991), Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (1/1994) (từ
trang 272 đến trang 285 trong giáo trình). Làm rõ giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay và một số yêu cầu đặt ra đối
với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn (1991-2021).
10. Làm rõ nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực
hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1996-2001 (từ trang 285 đến
trang 295 trong giáo trình). Là sinh viên, anh (chị) cần phải làm gì để góp phần đạt
được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại?
11. Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2001-2006 (từ trang 296 đến trang
310 trong giáo trình). Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những bước ngoặt
lịch sử.
12. Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
và quá trình thực hiện 2006-2011 (từ trang 310 đến trang 334 trong giáo trình). Là
sinh viên, anh (chị) cần phải làm gì để góp phần thực hiện quan điểm chỉ đạo của
Đảng: “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển”?
13. Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 và quá trình tổ chức thực hiện (từ trang 335 đến
trang 366 trong giáo trình). Sinh viên cần có những biện pháp cụ thể nào để góp phần
xây dựng con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp, phát triển toàn diện theo
tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước?

1. Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945
(từ trang 92 đến trang 125 trong giáo trình). Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 với việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay?
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã tạo bước ngoặt cách mạng sâu sắc
trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là một chế độ xã hội mới mẻ
hoàn toàn đối với dân tộc Việt Nam, hiện hữu đầy đủ bản chất dân chủ, nhân văn vì
con người, vì hạnh phúc của nhân dân lao động
Giá trị của Cách mạng Tháng Tám là bất diệt, có sức sống trường tồn đối với dân tộc
Việt Nam và thế hệ trẻ là những người viết tiếp truyền thống “con Lạc, cháu Hồng”
với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Thứ nhất, giáo dục cho thế hệ trẻ kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội

Đây là mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, trong đó Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 được xem là điểm xuất phát của một thời kỳ cách mạng mới đấu tranh
cho độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thế hệ trẻ Việt Nam là những
người viết tiếp những trang sử vàng truyền thống của dân tộc, tiếp nối thực hiện nhiệm
vụ xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, tạo thành dòng chảy
liên tục của lịch sử dân tộc.

Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trung thành, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh để thế hệ trẻ có niềm tin khoa học vững chắc, niềm tự hào
dân tộc tiếp thêm động lực đưa cách mạng nước ta đi đến mục tiêu cuối cùng. Thế hệ
trẻ cần nhận thức sâu sắc truyền thống dân tộc, những hy sinh, mất mát không gì so
sánh được của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ trong đấu tranh cách mạng; sự lãnh đạo
sáng suốt, tài tình của Đảng, Bác Hồ trong xác định đường lối, phương hướng, mục
tiêu cách mạng đúng đắn cùng phương pháp đấu tranh linh hoạt, phù hợp từng thời kỳ
cách mạng để đánh đuổi đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến tay sai…, từ đó không
ngừng đổi mới sáng tạo, phấn đấu vươn lên đóng góp tích cực trong công cuộc đổi
mới đất nước hiện nay.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn chứng minh sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào giải quyết vấn đề dân
tộc và thuộc địa. Vì thế, cần giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc rằng, để có
được thắng lợi vĩ đại đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bôn ba khắp năm châu bốn biển,
đúc kết những kinh nghiệm của cách mạng thế giới để lựa chọn con đường cách mạng
vô sản cho dân tộc Việt Nam và cho đến nay thực tế đã chứng minh đó là con đường
duy nhất đúng. Tuy vậy, các phần tử phản động, thế lực thù địch trong và ngoài nước
đã và đang tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta, thậm chí, một
số người đã “trở cờ”, trắng trợn phủ nhận thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm
1945. Hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ cần có bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng noi
gương các thế hệ cha anh đi trước, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch,
bảo vệ thành quả cách mạng của dân tộc Việt Nam, bằng những luận cứ, luận chứng
thuyết phục, khẳng định giá trị của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam -
cuộc cách mạng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân để tiến lên một nấc thang mới
trong tiến trình phát triển của dân tộc và nhân loại.

Thứ hai, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất,
ý thức độc lập và tự cường của dân tộc

Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý thức độc lập và tự cường của
dân tộc được hội tụ và kết tinh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thế hệ trẻ
Việt Nam hôm nay tự hào mang trong mình truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh
thần bất khuất, ý thức độc lập và tự cường dân tộc. Truyền thống đó là giá trị mà biết
bao thế hệ người Việt Nam đã dày công vun đắp, tạo ra những giá trị bất diệt, là
nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước. Truyền thống yêu nước đó cần được thế hệ
trẻ hôm nay thể hiện bằng việc ra sức đóng góp công sức, trí tuệ để góp phần xây
dựng quê hương, đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

Thứ ba, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống đoàn kết dân tộc, lao động sáng tạo của
con người Việt Nam

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã cho thấy những giá trị của tinh thần đoàn kết dân
tộc, khắc phục khó khăn, cần cù sáng tạo, đồng tâm hiệp lực để đứng lên đấu tranh
giành thắng lợi. Trong Cách mạng Tháng Tám, ở thời điểm khó khăn nhất, toàn thể
dân tộc Việt Nam đã phát huy tinh thần đoàn kết, nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành
lấy chính quyền trong toàn quốc. Những giá trị đó hiện nay cần tiếp tục được khơi dậy
và nhân lên gấp bội, khi một dân tộc đã đoàn kết một lòng thì sẽ làm được những điều
to lớn, phi thường. Sự sáng tạo thể hiện ở tư duy và tầm nhìn chiến lược của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đánh giá tình hình, phân tích điều kiện khách quan
và phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận định những mâu thuẫn, chớp thời cơ
cách mạng lãnh đạo nhân dân, kiên trì thực hiện chủ trương “khởi nghĩa từng phần
tiến lên tổng khởi nghĩa” giành thắng lợi trên phạm vi toàn quốc. Thế hệ trẻ hôm nay
cần phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, không ngừng học tập, rèn luyện làm giàu tri
thức, sẵn sàng gánh vác trọng trách chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua
mọi khó khăn, thách thức, phấn

Thứ tư, giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần nhân văn, nhân đạo, hòa hiếu của dân tộc
Việt Nam

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo về phương pháp cách mạng trong Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đã phản ánh sâu sắc bản chất nhân văn của con người Việt Nam.
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tên nhiều nhân sĩ, trí thức,
có cả quan chức cấp cao trong triều đình Huế và chính phủ Trần Trọng Kim đã cho
thấy bản chất nhân văn, nhân đạo, hòa hiếu “không đối đầu” vì mục tiêu, nhiệm vụ
chung của cách mạng, của dân tộc. Đây là bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay, nhất là
trong quá trình hội nhập quốc tế cần ứng xử, giải quyết hài hòa các mối quan hệ với
các nước và cộng đồng quốc tế, tăng cường tạo dựng lòng tin, không ngừng nâng cao
hình ảnh, uy tín, vị thế của Việt Nam nhằm góp phần giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định xây dựng và phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng

2 Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách
mạng 1945-1946 (từ trang 128 đến trang 145 trong giáo trình). Giải thích tại sao
Hiệp định sơ bộ 6/3 - Bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên của Việt Nam.
Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp ngày 6/3/1946 gồm 5 nội dung chính: Thứ nhất,
nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có
chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính của mình, ở trong Liên bang Đông
Dương và khối Liên hiệp Pháp.
Thứ hai, chính phủ Pháp cam kết sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu
dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ. Thứ ba, nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp
vào miền Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quân
Nhật. Số quân Pháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm, mỗi năm sẽ rút 1/5.

Thứ tư, hai bên đình chiến để mở một cuộc đàm phán chính thức. Trong khi đàm
phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy.
Cuối cùng, cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris với
nội dung: quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, quy chế của Đông
Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hóa của nước Pháp ở Việt Nam. Kèm theo
Hiệp định là các phụ khoản về các vấn đề quân sự.
Sau lễ ký kết Hiệp định, Sainteny nâng cốc chúc mừng Hồ Chủ tịch, ngỏ ý vui mừng
vì bóng ma của một cuộc xung đột vũ trang đã bị đẩy lùi. Hồ Chủ tịch bình tĩnh trả
lời: “Cảm ơn ông. Nhưng thực ra, tôi chưa vừa lòng. Ông biết đấy, tôi muốn nhiều
hơn, tôi muốn nước tôi độc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ được độc lập”.
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên mà Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài. Cuối thế kỷ XIX, bằng hai Hòa
ước Harmand (1883) và Patenôtre (1884) ký với triều đình nhà Nguyễn, nước Pháp đã
áp đặt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân lên toàn bộ đất nước ta, mọi quyền tự do, độc
lập của dân tộc Việt Nam, kể cả quyền ngoại giao đã bị tước đoạt.
Hơn 60 năm sau, ngày 6/3/1946, trước ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, sức đấu
tranh quật cường, anh dũng của toàn thể dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính phủ Pháp đã buộc phải công nhận
Việt Nam là một quốc gia tự do, phải thừa nhận chủ quyền đày đủ của ta về nội trị,
những điều mà thâm tâm họ không moHiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã tạo nên sự thay
đổi so sánh lực lượng quan trọng giữa ta và đối phương theo hướng có lợi cho ta. Với
việc ký Hiệp định sơ bộ, Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta đã biến điều khoản thay quân
trong Hiệp định song phương Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng Giới Thạch thành
thỏa thuận ba bên, gạt nhanh và không tốn sức 180.000 quân Tưởng cùng bè lũ tay sai
của chúng ra khỏi Việt Nam, tránh cho nhân dân ta phải cùng một lúc chống hai kẻ
thù hung ác.

Hiệp định cũng thể hiện chủ quyền của ta với việc quy định rõ nước Pháp chỉ được
đưa ra Bắc Việt Nam 15.000 quân thay thế quân Tưởng và phải rút hết trong vòng 5
năm. Vào thời điểm này ở miền Nam Việt Nam, quân Pháp có hai sư đoàn bộ binh
thuộc địa số 3 và số 9 và một sư đoàn thiết giáp. Việc phải đưa sư đoàn bộ binh thuộc
địa số 9 và sư đoàn thiết giáp ra Bắc Việt Nam đã tạm thời làm mỏng bớt lực lượng
quân sự của Pháp ở Nam Bộ, tạo điều kiện cho quân và dân miền Nam có thêm điều
kiện để củng cố, tăng cường lực lượng tiếp tục kháng chiến.
Có thể nói, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và đối phương lúc bấy giờ, Hiệp
định sơ bộ 6/3/1946 đã chứa đựng những điều khoản có lợi nhất mà phía Việt Nam có
thể đạt được.
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 mở đầu thời kỳ tạm hòa hoãn giữa ta và Pháp. Một loạt hoạt
động ngoại giao quan trọng do đích thân Hồ Chủ tịch và các vị lãnh đạo Việt Nam tiến
hành với chính phủ Pháp trong năm 1946 cho tới trước ngày toàn quốc kháng chiến
19/12/1946 như: cuộc gặp của Hồ Chủ tịch với Cao ủy D'Argenlieu trên Vịnh Hạ
Long ngày 24/3/1946, Hội nghị trù bị tại Đà Lạt tháng 4-5/1946, Phái đoàn Quốc hội
Việt Nam thăm thiện chí Pháp tháng 4-5/1946, Hội nghị Fontainebleau tháng 7 –
9/1946 và chuyến thăm lịch sử của Hồ Chủ tịch tới Pháp từ đầu tháng 6 tới giữa tháng
9/1946 với việc ký kết Tạm ước 14/9/1946…
Các hoạt động ngoại giao nói trên đã khẳng định và nêu bật lập trường chính nghĩa,
thiện chí mong muốn hòa bình, hữu nghị của Chính phủ và nhân dân ta, đồng thời
vạch trần dã tâm xâm lược, lật lọng, hiếu chiến lỗi thời của chính quyền thực dân
Pháp. Với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Chính phủ và nhân dân ta có thêm một thời gian
rất cần thiết để củng cố, tăng cường lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
chống thực dân Pháp, điều mà Đảng và Hồ Chủ tịch biết chắc là không tránh khỏi.
Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽ mãi ghi nhớ bản
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc son chói lọi, một kỳ
tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện rõ
bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên
tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng
ta trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách
mạng, vừa phải chống cả thù trong lẫn giặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách
mạng Tháng Tám 1945.
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 cũng để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về những
vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng có nguyên tắc, giành thắng lợi từng
bước, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và tận dụng đúng thời cơ. Hiệp định
sơ bộ Việt Nam – Pháp 6/3/1946 có thể được xem như là một sự vận dụng sáng tạo
bài học kinh nghiệm kinh điển của Lê Nin và Đảng Bolsevich Nga trong việc ký kết
hiệp định Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô-Viết với nước Đức đế quốc tháng 3/1918.
Đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta
sau ngày Tuyên bố Độc lập (2/9/1945) tới khi ký Hiệp định sơ bộ Việt Nam – Pháp
6/3/1946, năm 1970, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam đã nói:
“Lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm
thời hòa hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của
Tưởng, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những
biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một
mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng
ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.
3 Làm rõ đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình tổ
chức thực hiện từ năm 1945 đến năm 1954 của Đảng (từ trang 145 đến trang 175
trong giáo trình). Làm rõ Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc theo tinh thần đại hội lần thứ XIII.
 Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, quan điểm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc nằm trong nội dung quan trọng của chủ đề thứ hai của Đại hội “khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp
với sức mạnh của thời đại”(2). Với nhiều nội dung mới, quan điểm về phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng được
thể hiện ở những điểm chính sau:
Thứ nhất, về cách diễn đạt và mối liên hệ giữa phát huy chiến lược đại đoàn
kết toàn dân tộc với các nội dung khác trong chủ đề thứ hai của Đại hội
Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc không
chỉ gắn với “thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa” (4), mà
còn phải kết hợp với sức mạnh của thời đại. Sức mạnh của thời đại ở đây là sức
mạnh của xu thế khách quan của “hòa bình, hợp tác và phát triển”, “toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế” với xu thế của các cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ; sự chung tay giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu (bảo vệ hòa bình,
an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền
thống, biến đổi khí hậu, nước biển dâng…)giữa quốc gia, không phân biệt chế
độ hay thể chế chính trị.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với phát huy ý chí toàn dân
tộc cũng nằm trong mục tiêu, định hướng “khát vọng phát triển đất nước”, với
mục tiêu cụ thể là đến giữa thế kỷ XXI trở thành “nước phát triển, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu phát triển đất nước ở Đại hội lần thứ XIII
của Đảng cũng đã được lượng hóa cụ thể theo giai đoạn và vẫn bảo đảm định
hướng xuyên suốt đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.
“Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” là mục tiêu, sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, là con đường duy nhất mà Đảng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; là lợi ích cơ bản, mẫu số duy nhất
trong việc tạo lập khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, sự
nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, khi nhân dân
đồng lòng, đoàn kết thì sự nghiệp cách mạng mới có thể thành công.
Đặc biệt, từ mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI, đưa nước ta “trở thành nước phát
triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác
định các mục tiêu cụ thể gắn với từng mốc thời gian, để tập trung thực hiện
hiệu quả hơn(12). Đây chính là cơ sở tạo đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc,
tạo luồng sinh khí mới trong xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng từng bước cơ sở
vật chất cho xã hội mới.
Thứ ba, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phải luôn gắn liền với
việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và nâng cao quyền làm chủ của nhân
dân.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định tầm quan trọng tương đương của
việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân so với
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. 
 Đồng thời, nhờ phát huy dân chủ, quyền làm chủ, nhân dân có khả năng tham
gia góp ý, phản biện, giám sát và thực hiện ngày càng hiệu quả hơn các mục
tiêu đã chọn. Đảng, Nhà nước cũng nhờ sự tham góp, sáng tạo của nhân dân mà
dần hoàn thiện các định hướng, đường lối lãnh đạo và mục tiêu chung. Khi và
chỉ khi thực hiện được điều này, thì đường lối lãnh đạo của Đảng mới ngày
càng đúng đắn, hoàn thiện hơn; nhân dân ngày càng tin tưởng và tích cực thực
hiện theo đường lối của Đảng nhiều hơn; dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân
ngày càng hiện thực và thực chất hơn.
Thứ tư, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phải tăng cường từ cơ sở
với các cơ chế và thể chế ngày càng chặt chẽ và hiệu quả
Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, cần tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện
thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến
pháp năm 2013, “bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực
hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ
ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.  Có thể thấy, phương châm thực
hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại Đại hội lần thứ XIII của
Đảng được cụ thể hóa hơn so với các đại hội trước
Thứ năm, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với việc chăm
lo, xây dựng, bồi dưỡng và phát triển các bộ phận cấu thành trong khối đại
đoàn kết, nhất là những bộ phận chủ chốt, đồng thời tăng cường mối liên minh
giữa các bộ phận này

4 Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng hai miền Nam - Bắc 1954-1965
(từ trang 180 đến trang 205 trong giáo trình). Làm rõ vai trò của thế hệ trẻ trong
việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công
nghệ, đổi mới sáng tạo
Một là, thanh niên Việt Nam cần được định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp,
học tập phù hợp với năng lực và sở trường để tránh tình trạng làm việc không đúng
chuyên môn được đào tạo, gây lãng phí về thời gian và nguồn lực của xã hội. Thanh
niên có đam mê và yêu thích các lĩnh vực công nghệ của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 được nhà nước ưu tiên phát triển như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán
đám mây, internet vạn vật, thực tế ảo/thực tế tăng cường, chuỗi khối, in ba chiều hay
các lĩnh vực về khoa học-công nghệ-kỹ thuật-toán học, kinh doanh, doanh nghiệp
(STEAM) cần nghiêm túc tìm hiểu, xác định ngành nghề và kiên trì theo đuổi để đóng
góp cho sự phát triển của nước nhà. Ngoài ra cần mạnh dạn kiến nghị, đề xuất với
Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư để giải phóng năng lực tuổi trẻ, cống hiến, vì sự
hưng thịnh của quốc gia, dân tộc nhờ vào phát triển kinh tế số và khoa học công nghệ
đổi mới sáng tạo.
Hai là, thanh niên Việt Nam cần liên tục cập nhật, trang bị kiến thức và hiểu
biết về cách thức vận hành, luật lệ của nền kinh tế số (ví dụ như các vấn đề liên quan
đến mối quan hệ khách hàng-nhà cung cấp với các nền tảng toàn cầu), sở hữu trí tuệ,
để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, ngoài ra tránh việc vô ý vi phạm
pháp luật do thiếu kiến thức, đặc biệt khi có sự khác biệt về pháp luật giữa quốc gia
nơi mà nhà cung cấp dịch vụ ở và quốc gia nơi mà người dùng sử dụng dịch vụ.
Ba là, trong một môi trường đầy biến động và đa chiều của nền kinh tế số,
thanh niên Việt Nam cần nâng cao bản lĩnh chính trị, tự trang bị cho mình kiến thức
để có “vắc xin” với các luồng thông tin độc hại, chưa rõ tính xác thực, tránh bị lôi kéo,
dụ dỗ mắc phải những sai phạm về đạo đức, tiêu cực và tệ nạn xã hội, hoặc bị lợi
dụng, kích động lôi kéo vào các hành vi gây rối, vi phạm pháp luật. Đặc biệt cần cảnh
giác trước nhiều luồng thông tin xấu của các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề kinh
tế xã hội trong nước kích động lôi kéo, lợi dụng tinh thần yêu nước của người dân để
tiến hành các hoạt động chống phá, âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình và cách
mạng màu tại Việt Nam.
Bốn là, tiếp tục phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
đóng với vai trò hạt nhân chính trị quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, xây dựng
thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, cổ vũ thanh niên thi đua học tập, khởi
nghiệp, lao động sáng tạo trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo
nhằm góp phần tạo nên những thành tựu mới to lớn và có ý nghĩa cho nước nhà như
lời Bác dạy “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”.

5 Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng cả nước từ năm 1965-1975 (từ
trang 205 đến trang 233 trong giáo trình). Giải thích tại sao “thắng lợi vĩ đại của
sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự
Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”?

Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất là sự lãnh
đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy cao độ nghệ thuật quân sự độc đáo Việt
Nam.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt và mưu lược

Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể hiện
tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là ở
những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến.
Đảng ta đã tìm ra phương pháp và hình thức đấu tranh thích hợp nên đã đối phó có
hiệu quả với địch, đưa cách mạng tiếp tục phát triển. Bước chuyển biến mới, rõ rệt
nhất của cách mạng ở miền Nam là sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của
Trung ương Đảng (tháng 1/1959), lực lượng ba thứ quân và hệ thống chỉ huy quân sự
các cấp từng bước hình thành. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được
thành lập.

Đảng đã sớm xác định và chỉ rõ kẻ thù mới của dân tộc ta là đế quốc Mỹ và tay sai,
sớm vạch ra một cách đúng đắn hai chiến lược cách mạng; khẩn trương ổn định tình
hình, củng cố miền Bắc làm hậu phương vững chắc, là trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo
cách mạng cả nước; vạch ra đường lối, phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn,
có lợi nhất, đưa đến cuộc đồng khởi vĩ đại, đánh thắng chiến lược đầu tiên của đế quốc
Mỹ; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng miền Nam và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng quốc tế.

Đảng ta cũng đã kịp thời chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam từ khởi nghĩa
từng phần lên chiến tranh cách mạng; kết hợp nhuần nhuyễn giữa khởi nghĩa vũ trang
với chiến tranh cách mạng; đưa cuộc chiến tranh của nhân dân ở miền Nam phát triển
phù hợp với tình hình mới; đánh địch bằng cả quân sự và chính trị, bằng cả ba mũi
giáp công; trên cả ba vùng chiến lược.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dự kiến sớm và đúng xu thế diễn biến của
chiến tranh nên đã đề ra các chủ trương đối phó đúng đắn, chủ động và sáng tạo. Khi
chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đi đến thất bại, Đảng ta đã dự kiến địch có
thể leo thang lên nấc cao hơn và có thể đánh ra miền Bắc. Lúc Mỹ ồ ạt đưa quân vào
miền Nam, Đảng ta đã đánh giá đúng so sánh lực lượng địch-ta; kiên định quyết tâm
đánh Mỹ; đã chủ động kết hợp tốt phản công với tấn công.

Đảng ta khẳng định dứt khoát con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo
lực cách mạng, bất kỳ trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững
đường lối chiến lược tiến công, chỉ đạo linh hoạt, mềm dẻo để đưa cách mạng miền
Nam tiến lên.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng miền Bắc và đấu
tranh giải phóng miền Nam

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (tháng 3/1955), nhiệm vụ
của hai miền được xác định rõ hơn: “Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn
bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai trò quyết
định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giải
phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân.”
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Thực tế đã chứng minh, sự gắn bó của cách mạng hai miền
đã tạo nên sức mạnh vô địch trên toàn đất nước. Còn nhân dân miền Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã thể hiện vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng trong cuộc
chiến đấu kiên cường, dẻo dai, vượt qua mọi thử thách ác liệt
Nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân phát triển tới đỉnh cao

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân
sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát triển tới đỉnh cao. Nhân tố bảo đảm cho
sự phát triển không ngừng của chiến tranh nhân dân đó là lực lượng vũ trang nhân
dân. Nắm vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân
sự của chiến tranh nhân dân, chúng ta đã từng bước chuyển hóa cục diện chiến trường
theo hướng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất ngờ.

Nét đặc sắc, độc đáo của chiến tranh nhân dân còn được thể hiện ở chỗ đã kết hợp
chặt chẽ các nhân tố “thế, lực, thời, mưu” trong từng trận đánh, từng chiến dịch một
cách linh hoạt, làm cho địch không thể lường được các hướng, mũi, lực lượng và sức
mạnh tiến công của ta. Đó là cơ sở để Đảng ta kiên trì thực hiện phương châm chiến
lược: đánh đổ từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại
hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân 1975.

Với đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, Đảng ta đã huy động được cao nhất sức
mạnh của cả nước, bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị-tinh thần, sức
mạnh truyền thống yêu nước nồng nàn của đất nước ngàn năm văn hiến cho cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược lâu dài, cam go, quyết liệt.

Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với quan điểm đoàn kết quốc
tế thủy chung, trong sáng, Đảng ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh dân tộc kết hợp với
sức mạnh thời đại.

6 Phân tích nội dung Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc 1975 - 1981 (từ trang 238 đến trang 251 trong giáo trình). Liên hệ thực
tiễn với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt Nam hiện nay.
Một là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có
trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực
mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc
tế. . Phát triển kinh tế các đảo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai
thác, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở
rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế. Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình,
dự án phát triển kinh tế - xã hội trên biển, đảo; tăng cường đầu tư các nguồn lực
và hoạch định cơ chế chính sách trong phòng, chống thiên tai, thảm họa, bảo vệ
môi trường biển
Hai là, xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi
mặt. Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạt
động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân
quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao là yêu cầu bức thiết hiện nay. 
Ba là, kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp
hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Là thành viên của Liên hợp quốc, của
UNCLOS cũng như tuyên bố của các bên về cách ứng xử trên biển Đông
(DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế; kiên trì con
đường giải quyết các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở bình
đẳng và tôn trọng lẫn nhau; thông qua đàm phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm
giải pháp cơ bản, lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên
quan vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì hòa bình, ổn định
khu vực và quốc tế. Theo tinh thần đó, những vấn đề còn đang bất đồng, tranh
chấp song phương thì giải quyết song phương; những vấn đề tranh chấp liên
quan đến nhiều bên thì giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh
bạch giữa các bên có liên quan. Trong khi nỗ lực xử lý các vấn đề nảy sinh ở
Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
những lợi ích chính đáng của ta trên biển với quyết tâm “Việt Nam quyết
không để một tấc đất, tấc biển nào bị xâm phạm”; kiên trì tìm kiếm một giải
pháp lâu dài và yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hoạt động làm
phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,
tuân thủ cam kết giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc
của luật pháp quốc tế
Bốn là, thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng. Đối ngoại quốc phòng là
vấn đề quan trọng diễn ra chủ yếu trong thời bình và cả khi có tình huống chiến
tranh, thực hiện tốt vấn đề này góp phần vừa giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vừa duy trì sự ổn định chính trị
- xã hội trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc. Thực hiện tốt nội dung này, các đơn vị Hải quân, Cảnh sát biển,
Biên phòng đóng quân ở địa phương ven biển và các đảo cần kết hợp chặt chẽ
với địa phương và cơ quan Tuyên giáo xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng
báo cáo viên, biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền sâu rộng trong các tầng
lớp nhân dân, nhất là cư dân sinh sống ở ven biển, trên đảo, ngư dân làm ăn
trên biển, kiều bào ta ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, công
tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ
giữa các bộ, ngành, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng, dưới
sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của các cơ quan chức năng Trung ương. 
Cùng với công tác truyên truyền về biển, đảo, cần kết hợp với công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, làm cho ngư dân hiểu rõ các quy định trong luật biển
Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, làm cho ngư dân không chỉ chấp hành, mà còn kịp thời phát hiện
các hành vi vi phạm pháp luật của tàu, thuyền nước ngoài ở vùng biển Việt
Nam. Cần sớm đưa các nội dung về chủ quyền biên giới, lãnh thổ, biển, đảo
vào chương trình giáo dục phổ thông và đại học; phổ biến rộng rãi trong cộng
đồng người Việt Nam và quốc tế về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển.
7 Phân tích nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước
đột phá đổi mới kinh tế (từ trang 251 đến trang 260 trong giáo trình). Làm rõ
những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Văn kiện lần này kế thừa những nội dung trên nhưng nhấn mạnh những nội
dung cốt lõi cần thực hiện cho giai đoạn tới phù hợp với điều kiện và bối cảnh
trong nước và quốc tế, nhất là tận dụng tiến bộ khoa học  - công nghệ nói
chung, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng. Trước
hết, đề cập tới việc điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các vùng phù hợp
với thực tiễn đất nước và trình độ phát triển khoa học - công nghệ hiện đại trên
thế giới. Đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ
công nghệ hiện đại; phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu, có uy
tín trong khu vực và thế giới. Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ, chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh, phát triển kinh tế số.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021  - 2030 nhấn mạnh:
“Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng
lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt
kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”

Điểm mới trong nội dung này thể hiện rất rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải
dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ
hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vượt lên
trong một số ngành và lĩnh vực. Đồng thời, xây dựng nền công nghiệp quốc gia
vững mạnh chú trọng cả những ngành công nghiệp nền tảng và những ngành
mới, công nghệ cao quyết định sự bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả
của nền kinh tế. Trong Chiến lược còn nêu rõ mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng
công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%; giá trị gia tăng công
nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, năm 2020
giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 900
USD.
Tiếp tục thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái,
nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Điểm mới nổi bật là xác định mối
quan hệ giữa nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh
bằng các biện pháp cụ thể như cơ chế chính sách phát triển, ưu tiên khoa học -
công nghệ, gắn nông nghiệp với công nghiệp và thị trường...
***Một là, điểm mới trong việc xác định chủ đề Đại hội XIII
Đại hội XIII của Đảng có chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức
mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định;
phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Các thành tố trong chủ đề Đại hội XIII so với Đại hội
XII có một số điểm mới, bao gồm:
- Bổ sung xây dựng hệ thống chính trị vào nội dung xây dựng Đảng thành
“Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh”.
- Xác định rõ hơn “khát vọng phát triển đất nước” phồn vinh, hạnh phúc. Đây
thực sự là kỳ vọng của Nhân dân ta.
- Xác định mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Hai là, điểm mới trong hệ quan điểm chỉ đạo
So với các đại hội trước, Báo cáo chính trị Đại hội XIII có mục nêu hệ quan
điểm chỉ đạo. Đây là một trong những điểm mới nổi bật. Báo cáo chính trị
nêu: Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong giai đoạn tới đòi
hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn
Ba là, điểm mới trong cách xác định mục tiêu
 - Mục tiêu tổng quát: Báo cáo chính trị Đại hội XIII xác định mục tiêu tổng
quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của
Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện;
củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
So với Đại hội XII, Đại hội XIII bổ sung “năng lực cầm quyền” vào nội dung
“nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng”; bổ sung “hệ thống
chính trị”, “ toàn diện”, “tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”; xác định “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2025 (năm kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước): Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng
hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
+ Đến năm 2030 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng): Là nước đang phát
triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
+ Đến năm 2045 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam): Trở thành nước phát
triển, thu nhập cao.
Bốn là, điểm mới trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030
Báo cáo chính trị nêu định hướng phát triển đất nước 10 năm tới:
 - Định hướng về xây dựng, hoàn thiện thể chế: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư
duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường..., tháo gỡ kịp thời những khó khăn,
vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự
phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
 - Định hướng về phát triển kinh tế: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường
thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc
đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh.
 - Định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ: Tạo
đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.
 - Định hướng phát triển con người và xây dựng nền văn hóa: Phát triển con
người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển
đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- Định hướng về quản lý phát triển xã hội: Quản lý phát triển xã hội có hiệu
quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội;
- Định hướng về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường: Chủ động
thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác,
 - Định hướng về bảo vệ Tổ quốc: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Định hướng về đối ngoại: Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
toàn diện,
Năm là, điểm mới trong xác định nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược
Về những nhiệm vụ trọng tâm:
Đại hội XII xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm, Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII
cũng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm. So với Đại hội XII, Báo cáo chính trị có 2
điểm mới: (1) Về cơ cấu: Đại hội XII dành nhiệm vụ 1 và 2 về xây dựng Đảng,
hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ; Báo cáo chính trị dành nhiệm vụ thứ
nhất về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, thêm nhiệm vụ
về tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu; (2) Nội dung từng nhiệm vụ trọng
tâm có những nội dung mới.

8 Làm rõ nội dung cơ bản và ý nghĩa đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và quá trình tổ chức
thực hiện đường lối đổi mới toàn diện từ năm 1986 đến năm 1991 (từ trang 260
đến trang 271 trong giáo trình). Sinh viên có vai trò gì trong công cuộc xây dựng
đất nước Việt Nam hiện nay.
– Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học
tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
-Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia
rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm
gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc.
– Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực
hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời
vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các
tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa
rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,
phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá
đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã
hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô
Đoàn, xa rời chính trị.
biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của
công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.
8 Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là
Cương lĩnh năm 1991), Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng
(1/1994) (từ trang 272 đến trang 285 trong giáo trình). Làm rõ giá trị, sức sống
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay và
một số yêu cầu đặt ra đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong
giai đoạn (1991-2021).
GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

Chủ nghĩa Mác là sự hợp thành của ba bộ phận: triết học, kinh tế chính trị học và chủ
nghĩa xã hội khoa học. Nếu triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự
nhiên, xã hội và tư duy con người thì kinh tế chính trị học nghiên cứu những quy luật
kinh tế cơ bản của xã hội, đặc biệt là xã hội tư bản chủ nghĩa; còn chủ nghĩa xã hội
khoa học nghiên cứu con đường, cách thức, động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giá
trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác được thể hiện trên cả ba bộ phận cấu thành của nó.

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác là thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng
trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Đúng như V.I.Lênin khẳng định: “Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã
giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại nêu ra… Chủ nghĩa
Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác. Nó là một học thuyết
hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không
thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào
bảo vệ sự áp bức của tư sản”(1).

Nhờ có thế giới quan khoa học, C.Mác đã gắn triết học, gắn lý luận cách mạng với đời
sống thực tiễn, khắc phục sự đối lập giữa lý luận với thực tiễn của các nhà triết học
trước đó: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai
cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình, và chỉ cần sấm sét của tư
tưởng đánh một cách triệt để vào cái mảnh đất nhân dân còn nguyên vẹn ấy là việc
giải phóng người Đức thành con người sẽ hoàn thành”, “Đầu não của sự giải phóng ấy
là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản. Triết học không trở thành hiện thực nếu
không xoá bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xoá bỏ được bản thân mình
nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực”(2). Quan điểm này cho thấy giá trị
thực tiễn của chủ nghĩa Mác, đồng thời tạo nên điểm khác biệt căn bản của chủ nghĩa
Mác với những tư tưởng triết học trước đó, đúng như C.Mác đã viết trong một luận
điểm rất nổi tiếng: “Các nhà triết học đã giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau,
song vấn đề là cải tạo thế giới”(3). Chức năng “cải tạo thế giới” đã được các nhà sáng
lập thực hiện rất triệt để và có hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển học
thuyết của mình.

Bên cạnh việc cung cấp cho chúng ta thế giới quan khoa học, chủ nghĩa Mác còn trang
bị phương pháp luật biện chứng trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác không chỉ là sự kết tinh những tinh hoa trong tư
tưởng biện chứng ngây thơ, chất phác thời cổ đại và phép biện chứng của triết học cổ
điển Đức mà còn khắc phục những hạn chế của tư tưởng biện chứng trước đó để trở
thành phép biện chứng duy vật. Thông qua phương pháp luận của phép biện chứng
duy vật, C.Mác đã khẳng định: “triết học không hứa hẹn gì cả ngoài chân lý…, triết
học không đòi hỏi tin tưởng vào các kết luận của nó, nó đòi hỏi kiểm nghiệm những
điều hoài nghi”(4). Theo đó, triết học duy vật biện chứng của C.Mác luôn hướng về
thực tiễn để hướng dẫn, giải quyết những vấn đề cơ bản và bức thiết do thực tiễn đặt
ra. Chính vì thế mà triết học duy vật biện chứng của C.Mác có khả năng tự đổi mới và
phát triển, trở thành vũ khí lý luận sắc bén cho con người trong nhận thức và cải tạo
thế giới. Thông qua phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, lần đầu tiên các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã gắn triết học với đời sống hiện thực.

Thứ hai, chủ nghĩa Mác là học thuyết đúng đắn về quá trình vận động và phát triển
của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư là một trong hai phát
kiến gắn liền với tên tuổi của C.Mác. Theo đánh giá của V.I.Lênin, đây là “hòn đá
tảng của học thuyết kinh tế của Mác”, là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác’’.

Khi nghiên cứu về xã hội tư bản, C.Mác đã nhận ra rằng quy luật giá trị thặng dư là
quy luật chung, chi phối mọi hoạt động kinh tế của xã hội tư bản ở cả giai đoạn mới ra
đời cho đến lúc phát triển ở giai đoạn cao. Theo đó, sản xuất và chiếm hữu giá trị
thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản
phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt
động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người
khác.

Có thể nói, với học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác đã “tìm ra bí mật của phương thức
bóc lột chủ nghĩa tư bản, chỉ ra cơ chế, động lực tồn tại và phát triển của xã hội tư bản
là bóc lột giá trị thặng dư”(5). C.Mác chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản là
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và
những người lao động làm thuê với giai cấp tư sản. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về
quá trình phát triển của các quan hệ xã hội, C.Mác đã chỉ ra vai trò lịch sử vĩ đại của
giai cấp vô sản toàn thế giới với tư cách lực lượng có khả năng cải tạo tận gốc các
quan hệ xã hội, thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và xây dựng chế độ xã hội mới,
tự giải phóng mình và qua đó, giải phóng nhân loại.

Thứ ba, chủ nghĩa Mác là học thuyết nhân văn vì hướng con người đến một xã hội tốt
đẹp.

Khi mới 17 tuổi – vừa tốt nghiệp trung học, C.Mác đã nêu rõ quan điểm khi chọn
nghề: “Nếu chúng ta lựa chọn một nghề mà trong đó chúng ta có thể lao động nhiều
nhất cho loài người thì chúng ta sẽ không cúi đầu vằn lưng dưới gánh nặng của nó, bởi
gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người, khi ấy điều chúng ta cảm nhận được không
phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp, vị kỷ, mà niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ
thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự nghiệp của chúng ta sẽ có một cuộc sống thầm
lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng, và những con người cao thượng sẽ rơi những giọt
lệ cháy bỏng trước thi hài của chúng ta”(6). Những tư tưởng đó đã ươm mầm cho tính
nhân văn của chủ nghĩa Mác sau này. Do vậy, ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác
đã mang tinh thần nhân văn bởi các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác không chỉ bàn đến
những vấn đề của xã hội hiện tại – xã hội tư bản chủ nghĩa mà còn nói đến cả xã hội
tương lai. Đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ
nghĩa.

Khát vọng của C.Mác khi xây dựng chủ nghĩa cộng sản là “sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Chính điều này đã
làm nên tính nhân văn của chủ nghĩa Mác mà không học thuyết nào có được. Do đó,
những người lên tiếng phê phán chủ nghĩa Mác vì họ cho rằng đó chỉ là quyết định
luận kinh tế, ít quan tâm đến vai trò của con người, là “chủ nghĩa lý luận không có con
người”, hay đối với C.Mác, chỉ có con người giai cấp, không có con người cá nhân…
là những quan điểm sai lầm, phiến diện nhằm phủ nhận tính nhân văn của chủ nghĩa
Mác.

SỨC SỐNG TRƯỜNG TỒN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

Dù đã ra đời cách đây gần 200 năm nhưng những quan điểm của chủ nghĩa Mác vẫn
có sức sống bền vững và giá trị trường tồn. Sức sống của chủ nghĩa Mác được thể hiện
ở chỗ nó đã giải đáp những vấn đề mà tư tưởng tiến tiến của loài người đặt ra, soi sáng
các nhiệm vụ lịch sử đã chín muồi của nhân loại. Đó là nhiệm vụ giải phóng con
người khói mọi hình thức áp bức, bóc lột, khỏi mọi sự tha hóa. Mặc dù ngay từ khi
mới ra đời và trong giai đoạn hiện nay, vẫn luôn có nhiều quan điểm phê phán, xuyên
tạc nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng cho đến ngày nay, đó vẫn là một học thuyết
khoa học và cách mạng duy nhất đáp ứng mọi nhiệm vụ của lịch sử mà không một học
thuyết nào có thể thay thế được.

Ngày nay, sức sống của chủ nghĩa Mác còn tiếp tục được thể hiện ở chỗ dù đời sống
thực tiễn của xã hội hiện đại đã vận động, phát triển qua rất nhiều giai đoạn khác nhau
với những khúc quanh co, thăng trầm song cũng không vượt ra ngoài những quy luật
phổ biến được được trình bày trong học thuyết Mác dù người ta có thừa nhận hay
không thừa nhận điều đó.

Trong tình hình hiện nay, chính từ các quốc gia tư bản phương Tây, người ta lại thấy
có những tiếng nói về những giá trị của chủ nghĩa Mác, của học thuyết kinh tế Mác,
về phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác. Đặc biệt, ở những thời điểm diễn ra
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009, trong khủng
khoảng nợ công và suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia tư bản phát triển, phong trào
“trở về với C.Mác”, tìm đọc C.Mác lại trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Những tác
phẩm kinh điển của C.Mác vẫn được tìm đọc nhiều nhất, đặc biệt là bộ “Tư bản” của
C.Mác vẫn xếp số 1 trên thế giới và được dịch ra 134 ngôn ngữ ở 63 nước(7).
Không thể cố nói bừa rằng, chủ nghĩa Mác là học thuyết “ảo tưởng”, đã “lạc hậu, lỗi
thời” khi chính học thuyết này đã tạo nên những hiện thực làm biến đổi thế giới, thúc
đẩy sự phát triển, tiến bộ của lịch sử loài người và có sức lôi cuốn cũng như tầm ảnh
hưởng sâu rộng toàn nhân loại.
Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, một mặt chúng ta phải luôn kiên định, vững vàng với
những nguyên lý cho tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác, mặt khác cũng phải
không ngừng bổ sung, phát triển những quan điểm của học thuyết này cho phù hợp
với thực tiễn. Việc bổ sung, phát triển đó không phải là “xét lại” chủ nghĩa Mác; cũng
không phải là làm lu mờ chân giá trị của chủ nghĩa Mác mà là làm cho những nội
dung, quan điểm của học thuyết Mác được có thêm sức sống mới, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của giai đoạn hiện nay. Đó là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi
những người mácxít phải kiên trì, có bản lĩnh và có trách nhiệm với hệ thống lý luận
khoa học và cách mạng được coi là nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay./.

(Giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
thời đại ngày nay
 Những nguyên lý, khái niệm, phạm trù, quy luật và phương pháp luận cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là “chìa khóa”.
 C. Mác đã chỉ ra quy luật phát triển của xã hội loài người thực chất là sự thay
thế các hình thái kinh tế - xã hội.
 Quan điểm duy vật lịch sử cùng với lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C.
Mác là nền tảng.
 Lý luận kinh tế chính trị của C. Mác với học thuyết giá trị thặng dư lại chỉ ra
mục đích và bản chất của chủ nghĩa tư bản.
 V.I. Lê-nin còn nhận thấy vai trò to lớn và mối quan hệ mật thiết của cách
mạng giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới,
của độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
 “Chính sách kinh tế mới”.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của đất nước.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết sáng tạo và thành công mối quan hệ giữa
dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng
hộ của bạn bè quốc tế đối với cách mạng nước ta.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chuyển hóa và vận dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng nước ta.
Một số yêu cầu vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở
nước ta giai đoạn 1991- 2021.
• Nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của hcủ nghĩa
Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết TW 4 khóa (XI, XII), chỉ thị 05 của
Bộ Chính trị.
• Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn quân ta thi
đua lao động, hoàn thành mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi và
phát triển đất nước.
• Đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, giáo dục và phát triển chủ nghĩa Mác- Lenin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
• Tăng cường đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.
• Chú trọng nâng cao nhận thức tự giác, kỷ luật trong khi tiếp xúc thông tin, nắm
vững và chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin theo
quy định của Hiến pháp, Luật tiếp cận thông tin và Luật an ninh mạng.
• Mỗi cán bộ, đảng viên cần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

10 Làm rõ nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực
hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1996-2001 (từ trang 285
đến trang 295 trong giáo trình). Là sinh viên, anh (chị) cần phải làm gì để góp
phần đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại?
Mục tiêu tổng quát:
Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước
dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp
Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời
Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và môi
trường sinh thái trong lành, sạch đẹp.
Xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển  kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng an ninh.
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân
tộc.
Mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng
hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.
Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng
cách mạng trong sáng và tự học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn,
khoa học, kỹ thuật và tay nghề.
Rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ
nạn xã hội.
Tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các đoàn thể nhân dân.

11 Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2001-2006 (từ trang 296 đến trang
310 trong giáo trình). Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những bước
ngoặt lịch sử.
Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với vai trò của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trước các nhiệm vụ lịch sử, Đảng và Bác Hồ đã kịp thời xác định đúng đắn, sáng tạo
đường lối, chiến lược, sách lược đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm thấy ở
chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, xác định đúng đắn
đường lối cách mạng, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội.
Phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông
dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt
Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành
độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là giành được những thắng lợi vẻ vang.
 Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời
cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác
định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
 Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ta đã xác định rõ mối quan hệ khăng khít giữa các
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủ gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Trong Chánh cương vắn tắt, Đảng ta đã xác định rõ "chủ trương
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản";
"Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn
toàn độc lập
Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu
tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Mối liên hệ mật thiết giữa
Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi của cách mạng
Việt Nam.
Đảng luôn nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ,
phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to
lớn. Trong thực tiễn, Đảng luôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với
nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân
dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi.
Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ
chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó trọng tâm là xây
dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống
thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Bác Hồ đã đề ra đường lối kháng chiến
đúng đắn, sáng tạo - "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính", kháng
chiến đi đôi với kiến quốc để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Qua đó,
làm chuyển hoá thế trận, thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, từng
bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.Đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng và
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn
để có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo làm nên những bước ngoặt lớn của cách
mạng Việt Nam.
4. Đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới đúng đắn,
sáng tạo làm nên những bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến
phức tạp, đất nước chồng chất khó khăn càng làm nổi bật những thành tựu đạt được
sau 25 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, khẳng định lý tưởng cộng sản
cao đẹp, sức sống bền vững của chủ nghĩa xã hội hiện thực và tầm nhìn chiến lược của
Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Giữ vững nguyên tắc độc lập, sáng tạo, trung thành với lợi ích của nhân dân, bám sát
thực tiễn cuộc sống, xác định đường lối, chính sách đúng đắn và nhanh chóng đưa vào
cuộc sống hướng dẫn hoạt động cách mạng của nhân dân là bí quyết thành công của
Đảng ta. Ngay từ đầu, Đảng đã xác định rõ khâu đột phá của sự nghiệp đổi mới là đổi
mới tư duy nhưng trọng tâm lại là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi
mới chính trị làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, quyết tâm xây dựng
một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". 
12 Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và
quá trình thực hiện 2006-2011 (từ trang 310 đến trang 334 trong giáo trình). Là
sinh viên, anh (chị) cần phải làm gì để góp phần thực hiện quan điểm chỉ đạo của
Đảng: “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển”?
Thực hiện quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo: “Phát huy cao nhất sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, của hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh của thời đại,
tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc
lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia – dân tộc” . Xác
định sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, của khối
đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng, thế trận an ninh
nhân dân, trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Trên cơ sở nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, lấy khu vực phòng
thủ ven biển làm chỗ dựa, lực lượng Hải quân làm nòng cốt; kết hợp sức mạnh của
mọi ngành, mọi lực lượng hướng biển, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh với
tinh thần tự lực là chính để quản lý, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng
biển; sẵn sàng ngăn chặn, đẩy lùi, đánh thắng các hành động xâm lấn của bất kỳ thế
lực nào để bảo vệ biển, đảo.
Là sinh viên, chúng ta cần:
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Đưa hình ảnh, vẻ đẹp của
biển, đảo Việt Nam đến các bạn bè thế giới.
- Phải tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý.
Cũng như bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo: Tăng cường tuyên truyền
pháp luật về biển đảo; đăng tải các tin, bài, phóng sự tuân thủ pháp luật về quản
lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên
các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin của địa phương.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. Công
tác tuyên truyền biển, đảo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần
bám sát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình
thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ, đặc điểm của từng địa
bàn nhằm đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đồng thời
tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi
tuyên truyền.
- Chung tay kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Thúc đẩy và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên ở các vùng ven biển và hải đảo, cũng như bảo vệ môi trường : Tổ
chức biên soạn, in ấn và phát hành các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác tuyên
truyền, bảo vệ biển đảo.
- Góp phần nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước về chủ quyền biển, đảo, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo
và quần đảo.
- Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu các vấn đề liên quan tới
biển, đảo. Để xây dựng quyết tâm cho thanh niên, cần làm cho thanh niên thấy
được sự khó khăn, gian khổ đối mặt với nguy hiểm, sự phức tạp của các hoạt
động trên biển, đảo (đặc biệt là ở một số đảo có vị trí quan trọng về quốc phòng
– an ninh như: quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…), đòi hỏi thanh niên phải dũng
cảm, mưu trí, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng hy sinh xương máu,
kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc.

13 Phân tích nội dung cơ bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng bổ
sung, phát triển Cương lĩnh 1991 và quá trình tổ chức thực hiện (từ trang 335
đến trang 366 trong giáo trình). Sinh viên cần có những biện pháp cụ thể nào để
góp phần xây dựng con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp, phát triển
toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng
và phát triển văn hóa
Muốn tự mình hoàn thiện nhân cách thì mỗi người phải thường
xuyên tự soi mình, tự sửa mình để tự giác, tự xây dựng kế hoạch,
đề ra mục tiêu, thời gian sửa chữa khuyết điểm; tích cực học tập,
rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách và đó phải là quá trình rèn
luyện, phấn đấu thường xuyên, liên tục thì mới thành công. Bài học
đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong bài thơ “Nghe tiếng
giã gạo”: “Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa
bông/Sống ở trên đời người cũng vậy/Gian nan rèn luyện mới thành
công”.
Thứ nhất, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và
nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, có
hiểu biết sâu sắc, tự hào và tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.
Thứ hai, xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân – thiện – mỹ.
Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…
Thứ ba, xây dựng và phát huy lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật; bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính
tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội;
khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; không ngừng nhân
rộng các giá trị nhân văn…
Thứ tư, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân; phát huy vai trò của văn
học – nghệ thuật trong bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người; bảo đảm quyền
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân và cộng đồng.
Thứ năm, nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với
giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Thứ sáu, đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, lạc hậu; chống các quan điểm,
hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa
con người…

You might also like