Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Trường ĐH Thương Mại

Bộ môn Quản trị tài chính

SẢN PHẨM TỰ HỌC VÀ THẢO LUẬN NHÓM


Học phần: Quản trị tài chính 1
Nhóm: 08 Lớp: 2317FMGM0231
Tên đề tài: Mô hình quản trị khoản phải thu
Thực tế công tác quản trị khoản phải thu ở một doanh nghiệp

Kết quả đánh giá các thành viên trong nhóm

ST Xếp Ký
Họ và tên Mã SV Nhiệm vụ
T loại nhận

Vũ Thị Nguyệt Làm bản word, viết phần


71 21D228198
Minh mở đầu và kết luận

72 Hoàng Thị Mơ 21D280138 Cơ sở lý luận

73 Sùng Thị Mỷ 21D280199 Đánh giá & Giải pháp

Thực trạng QLKPT &


74 Đinh Lê Na 21D280139
Mô hình QLKPT

Thực trạng QLKPT &


75 Vũ Mạnh Nam 21D280140
Mô hình QLKPT

Nguyễn Tuyết
76 21D280200 Thuyết trình
Ngọc

Phạm Thị Bích


77 21D280141 Cơ sở lý luận
Ngọc

1
Ngô Thị Ánh
78 20D280283 Powerpoint
Nguyệt

Nguyễn Hồng Giới thiệu chung về


79 21D280201
Nhung doanh nghiệp

Trần Thị Kim Thực trạng QLKPT &


80 21D280142
Oanh Mô hình QLKPT

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................................2
1. Khái niệm..........................................................................................................................3
1.1. Khái niệm khoản phải thu............................................................................................3
1.2. Khái niệm quản trị khoản phải thu...............................................................................3
2. Nội dung công tác quản trị khoản phải thu...................................................................3
2.1. Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng......................................3
2.2. Mô hình quản trị khoản phải thu..................................................................................3
2.3. Phân tích, đánh giá khoản phải thu..............................................................................3
2.4. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi..................................3
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả khoản phải thu....................................................3
II. THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN.................................................................................................4
1. Giới thiệu về tổng công ty cổ phần may Việt Tiến.........................................................4
1.1. Thông tin khái quát......................................................................................................4
1.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty.................................................4
2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý khoản phải thu tại CTCP may Việt
Tiến (QUAN TRỌNG).........................................................................................................4
2.1. Phân tích các khoản phải thu tại công ty......................................................................4
2.2. Mô hình quản trị khoản phải thu..................................................................................9
2.3. Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của công ty.............................................11
2.4. Nguyên nhân các khoản phải thu khó đòi của công ty..............................................12
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CTCP MAY VIỆT
TIẾN & GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
TẠI CÔNG TY.......................................................................................................................14
1. Đánh giá...........................................................................................................................14
2. Giải pháp:........................................................................................................................15
2.1. Trong công tác quản lý các khoản phải thu khách hàng............................................15
2.2. Quản lý các khoản phải thu trả trước cho người bán(các nhà thầu)..........................15
2.3. Trích lập và dự phòng các khoản phải thu khó đòi....................................................16
2.4. Các giải pháp khác.....................................................................................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................................17

3
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải
bán chịu hàng hoá của mình trong một khoảng thời gian nhất định từ đó phát sinh các
khoản phải thu từ khách hàng.

Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có giá trị các khoản phải thu khác nhau. Độ lớn
khoản phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ thu hồi nợ cũ,
tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh
nghiệp như chu kỳ suy thoái của nền kinh tế, khủng hoảng tiền tệ. Doanh nghiệp cần
đặc biệt chú ý tới các yếu tố mà mình có thể kiểm soát được nhằm tác động tới độ lớn
và chất lượng của khoản phải thu.

Hiện nay, khoản phải thu là yếu tố quan trọng để tạo nên uy tín của doanh nghiệp
đối với các đối tác của mình và trở thành sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, quản lý các khoản phải thu luôn là mối quan tâm lớn của các doanh
nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải có biện pháp để quản lý các khoản phải thu một
cách hiệu quả.

Hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng mô hình quản trị khoản phải thu như
thế nào? Mô hình có nhược điểm gì hay không và cách khắc phục những nhược điểm
ấy là gì?

Vì thế nhóm 8 chọn đề tài “Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác
quản trị khoản phải thu tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến”.

4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

II. Khái niệm

1.1. Khái niệm khoản phải thu

Khoản phải thu là giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ mà khách hàng còn nợ
công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Khoản phải thu không bao giờ tách khỏi
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tình hình tài chính của
doanh nghiệp.

1.2. Khái niệm quản trị khoản phải thu

Quản trị khoản phải thu là hoạt động nhằm mục tiêu cơ bản là tìm ra giới hạn
hợp lý cho việc mở tín dụng và cách thức huy động các nguồn lực cho công tác thu
nợ. Quyết định liên quan đến công tác quản trị khoản phải thu gồm: xác định các tiêu
chuẩn tín dụng, thời hạn tín dụng, thủ thuật đánh giá tín dụng và chính sách thu nợ.

Quản trị khoản phải thu là làm sao phải giảm tối đa được các khoản phải thu để
có thể giảm thiểu ở mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải do khách hàng cố tình
kéo dài thời hạn thanh toán hoặc là không chịu thanh toán.

Do đó quản trị khoản phải thu là doanh nghiệp phải đưa ra được công tác thu hồi
nợ mềm dẻo, linh hoạt để tránh mất lòng tin với khách hàng nhưng làm sao cũng phải
giảm thiểu được tỷ lệ mất mát ở mức có thể chấp nhận được.

2. Nội dung công tác quản trị khoản phải thu

2.1. Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng

2.1.1 Chính sách tín dụng

Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng
của mình (tín dụng thương mại) và là nguyên nhân của các khoản phải thu. Các khoản
phải thu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau:

5
Tiêu chuẩn tín dụng: Là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng
có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. Chính vì vậy, trước khi quyết
định có bán chịu hàng hóa cho khách hàng của mình hay không, doanh nghiệp cần tìm
hiểu kỹ khách hàng.

Chiết khấu thanh toán: Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng
cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn.
Hiện nay, biện pháp này đang được sử dụng khá phổ biến do nó có thể mang lại lợi
ích cho cả hai bên.

Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): Là việc quy định độ dài thời gian của các
khoản tín dụng đồng thời chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng.

Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền cũng như thu
một lần hay thu nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng
quá hạn.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp, dưới đây
làmột số yếu tố cơ bản:

Điều kiện của doanh nghiệp: Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và
tiềm năng tài chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có
thời gian sử dụng lâu bền thường cho phép mở rộng chính sách tín dụng hơn và ngược
lại.

Điều kiện của khách hàng:

+ Vốn hay sức mạnh tài chính: Yếu tố này được xác định dựa vào quy mô vốn chủ sở
hữu, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh.

+ Khả năng thanh toán: Được đánh giá qua hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán
nhanh, hệ số thanh toán lãi vay, … của khách hàng

6
.+ Tư cách tín dụng: Là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của khách hàng.

+ Vật thế chấp: Là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của mình (Không
nhất thiết cần có, chỉ cần khi sự tin tưởng lẫn nhau chưa vững vàng).

+ Điều kiện kinh tế: Là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển
của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng đối
với món nợ.

Kết quả điều tra là căn cứ quan trọng để xác định chính sách tín dụng đối với
khách hàng. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, uy tín thấp, không thể thực
hiện các chính sách tín dụng nới lỏng như khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, giữ
chữ tín trong quan hệ thanh toán.

2.2. Mô hình quản trị khoản phải thu

Mô hình 1 – Mô hình nới lỏng chính sách bán chịụ

Mô hình 2 – Mô hình thắt chặt chính sách bán chịu

Mô hình 3 – Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu

Mô hình 4 – Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu

Mô hình 5 – Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu

Mô hình 6 – Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu

Mô hình 7 – Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro từ
bán chịu

Mô hình tổng quát – Mô hình tổng quát để ra quyết định quản trị khoản phải thu

2.3. Phân tích, đánh giá khoản phải thu

Theo thời gian khoản phải thu, uy tín và năng lực trả nợ của khách hàng ta
phân các khoản phải thu ra thành 5 nhóm:

7
- Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: Thường bao gồm các khoản nợ trong hạn mà
doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn.
- Nhóm 2- Nợ cần chú ý (quá hạn dưới 3 tháng và nợ tái cơ cấu): Thường
bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu
lại thời hạn nợ.
- Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn (quá hạn 3-6 tháng và nợ tái cơ cấu quá hạn
dưới 3 tháng)
- Nhóm 4- Nợ nghi ngờ (Quá hạn 6-12 tháng và nợ tái cơ cấu quá hạn 3-6
tháng)
- Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 1 năm và nợ tái cơ cấu
quá hạn 6-12 tháng): Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp
phá sản không có khả năng thanh toán nợ hoặc không tồn tại.
=> Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng
thực trạng và tính hiện hữu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp. Tỷ lệ
nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp còn
yếu kém. Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai các biện pháp giải quyết
thích hợp. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để xây dựng chính sách tín dụng trong
các kỳ tiếp theo.
Ngoài ra, để theo dõi các khoản phải thu (KPT) có thể sử dụng các công cụ
sau:
Kỳ thu tiền bình quân (ACP):
Kỳ thu tiền bình quân (còn gọi là số ngày của một vòng quay khoản phải thu)
phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu
tiền bình quân ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp không đọng vốn ở khâu thanh toán.
Phân tích "tuổi" của các khoản phải thu:
Phương pháp này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu tức là
khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích.
Mô hình số dư khoản phải thu:

8
Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại
thời điểm cuối tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó.

2.4. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi

* Phòng ngừa rủi ro:


Rủi ro đối với các khoản phải thu thường bao gồm:
Rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng)
Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá và lãi suất.
Để phòng ngừa thực tế phát sinh của các khoản phải thu khó đòi, ngoài
việc phải tìm hiểu kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng như trên, căn cứ
vào kết quả phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần lập dự phòng đối với các
khoản phải thu khó đòi.
Để phòng ngừa rủi ro thay đổi đối hoái đối với các rủi ro do tác động của
tỷ giá và lãi suất thì có thể lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường
ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi tiền
tệ và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay. Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như
phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn, bằng quyền chọn bán tiền tệ, thông
qua thị trường tiền tệ.

* Xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi:


Các doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng cần phải xem xét kỹ càng khả
năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa các bên và phải có sự
ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng. Các khoản nợ phát sinh phải có chứng từ
hợp lệ chứng minh.
Doanh nghiệp phải thường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp cần
thiết để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Định kỳ doanh nghiệp phải đối chiếu,
tổng hợp, phân tích tình hình khoản phải thu, đặc biệt các khoản nợ quá hạn và
các khoản nợ khó đòi. Các tổn thất do không thu hồi được kịp và đầy đủ cần xác
định rõ mức độ, nguyên nhân của từng khoản nợ và có biện pháp xử lý kịp thời

9
như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc khởi
kiện trước pháp luật...Các doanh nghiệp phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro
như lựa chọn khách hàng, giới hạn tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng, …

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả khoản phải thu

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các
yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và
chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán
chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài
chính. Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản
phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu
chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi
nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng
có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét cẩn
thận sự đánh đổi này.
Khi xây dựng chính sách bán chịu, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố
sau: Mục tiêu của doanh nghiệp: tăng doanh thu, lợi nhuận; Dự kiến quy mô sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong sản xuất và tiêu thụ; Đối thủ cạnh tranh; Vốn tài
chính của công ty, doanh nghiệp bán chịu.
Được thực hiện thông qua việc kiểm soát các yếu tố sau:
Tiêu chuẩn bán chịu : Tiêu chuẩn tối thiểu về mặt “uy tín tín dụng” của
khách hàng để được công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ
Thời hạn bán chịu : Là quy định độ dài về thời gian của các khoản tín
dụng.
Thời hạn chiết khấu: là khoảng thời gian mà người bán quy định phải
thanh toán để hưởng chiết khấu.
Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản phải thu của doanh
nghiệp gồm: Quy mô sản phẩm – hàng hoá bán chịu cho khách hàng; Tính chất
thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp; Mức giới hạn nợ của

10
doanh nghiệp cho khách hàng; Mức độ quan hệ và độ tín nhiệm của khách hàng
với doanh nghiệp.

III. THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

1. Giới thiệu về tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

1.1. Thông tin khái quát

Quá trình hình thành và phát triển :


Tiền thân Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là Xí nghiệp may Việt Tiến được
thành lập từ ngày 23/10/1976 là Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 11/1/2007 Bộ Công nghiệp có Quyết định về việc thành lập Tổng công ty
May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May
Việt Nam;
Ngày 13.02 2007 Bộ Công Nghiệp ban hành Quyết định về việc cổ phần hóa
Tổng công ty May Việt Tiến và ngày 30/08/2007 chuyển Tổng công ty May Việt Tiến
thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến
Ngày 01/01/2008 Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến chính thức đi vào hoạt
động theo mô hình Công ty Cổ phần.
Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:
- Ngành nghề SXKD chính : Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may các loại
- Địa bàn kinh doanh : trong nước và xuất khẩukhẩu

1.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty

Giai đoạn 2019-2021, Covid-19 bùng nổ lây lan mạnh. Trước tình hình đó, Ban
Kế hoạch Thị trường đã tìm kiếm giải pháp đàm phán với các khách hàng về tiến độ
giao hàng các đơn hàng đã ký kết, sắp xếp kế hoạch sản xuất các đơn hàng gấp để tạo
niềm tin với các khách hàng. Thị trường nội địa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do
trong quý 3/2021 toàn bộ hệ thống các cửa hàng, kênh phân phối hàng nội địa phải
đóng cửa.

11
Trong bối cảnh đó, bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên cùng sự
chỉ đạo quyết liệt của Ban điều hành, Tổng công ty đã đạt được những kết quả sau :

Doanh thu thuần : 6.006 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch, đạt 84% so với cùng kỳ. Lợi
nhuận trước thuế : 100,3 tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch, đạt 59 % so với cùng kỳ.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý khoản phải thu tại CTCP may
Việt Tiến

2.1. Phân tích các khoản phải thu tại công ty

Thống kê các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của công ty may Việt Tiến

Tình hình quản trị khoản phải thu của công ty:

2019 2020 2021

Khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu của khách 1.375.411.324.040 1.092.707.552.651 978.060.887.349


hàng

Trả trước cho người bán 153.790.314.008 251.594.391.987 273.214.579.120

Phải thu cho vay ngắn hạn 68.000.000.000 61.000.000.000 42.000.000.000

Phải thu nội bộ ngắn hạn - - -

Phải thu theo tiến độ hợp - - -


đồng xây dựng

Phải thu ngắn hạn khác 36.292.041.448 37.114.448.055 9.529.697.825

12
Dự phòng phải thu ngắn - - (2.538.565.108)
hạn khó đòi

Tổng 1.633.493.679.496 1.442.416.392.693 1.300.266.599.186

Khoản phải thu dài hạn

Phải thu dài hạn khác 47.337.860.240 48.220.229.250 48.280.229.250

Phải thu dài hạn của - - -


khách hàng

Vốn kinh doanh tại đơn vị - - -


trực thuộc

Phải thu dài hạn nội bộ - - -

Phải thu về cho vay dài - - -


hạn

Dự phòng phải thu dài hạn - - -


khó đòi

47.337.860.240 48.220.229.250 48.280.229.250

Nhận xét :

Khoản phải thu của Việt Tiến chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng (khách
hàng mua buôn với số lượng lớn). Theo báo cáo gần nhất khoản phải thu ngắn hạn của
Việt Tiến từ năm 2019-2021 tăng. Với khoản thu ngắn hạn từ 47.337.860.240 triệu
đồng lên 48.280.229.250 triệu đồng. Khoản phải thu cho vay giảm từ 68.000.000.000
triệu đồng xuống 42.000.000.000 triệu đồng, các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm
từ 36.292.041.448 triệu đồng xuống 9.529.697.825 triệu đồng.

13
Khoản trả trước cho người bán cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị các
khoản phải thu (8-23% tổng giá trị các khoản phải thu). Do công ty cần đầu tư trang
thiết bị máy móc và xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho việc sản xuất nên công ty
phải đặt cọc tiền cho các nhà thầu. Và đồng thời để đảm bảo nguyên vật liệu cho quá
trình sản xuất hàng hóa được liên tục thì cần một khoản tiền để đặt trước cho nhà cung
cấp về nguyên vật liệu.

Khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ở mức 5.067.000 triệu đồng đòi hỏi
công ty cần có chính sách quản lý khách hàng cũng như chính sách tín dụng hợp lí để
tăng cường thu hồi nợ từ khách hàng. Các khách hàng lớn mua buôn với khối lượng
lớn số tiền nợ nhiều nhưng công ty đã có những chính sách tín dụng, tài chính hợp lý
khuyến khích khách hàng trả nợ sớm để được hưởng chiết khấu nên các khoản nợ của
công ty có chiều hướng giảm mạnh.

Bên cạnh đó thì đối với các khoản phải thu dài hạn của công ty có sự tăng dần
qua các năm từ 41.930.632.553 triệu đồng lên 48.280.229.250 triệu đồng. Qua bảng số
liệu cho thấy được Công ty may Việt Tiến có các khoản phải thu ngắn hạn phải thu
nhiều tiền hơn và có nhiều khoản phải thu hơn so với các khoản phải thu dài hạn.

2020 2021 % tăng giảm

Tổng giá trị tài sản 4.134.134.662 3.955.143 - 4.3%

Doanh thu thuần 7.117.118.579 6.000.520 - 15.6%

Lợi nhuận trước 170.170.653 100.353 - 41%


thuế

Lợi nhuận từ hoạt 170.170.341 98.023 - 42.4%


động kinh doanh

14
Lợi nhuận sau thuế 149.463.874 87.409 - 41.5%

Lợi nhuận khác 312 2.329

Tỷ lệ chi trả cổ tức 20% 12% -40%

Năm 2021, là năm đầy khó khăn, thử thách, dịch bệnh bùng phát mạnh, giãn
cách xã hội kéo dài, nhưng bằng sự đoàn kết, phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân
viên đã giúp tổng công ty đạt được kết quả sau:

Doanh thu thuần đạt 6.000.520 tỷ đồng, đạt 74% so với kế hoạch, đạt 84% so với
cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế đạt 100.353 tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch, đạt 59% so
với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế đạt 87,4%.

Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2021 3.955.143 tỷ đồng giảm 4.3% so với năm
2020. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 79,4% và tài sản dài hạn chiếm 20,6% trên
tổng tài sản. Giá trị tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 3.142 tỷ đồng,
giảm 6% so với thời điểm đầu năm trong khi tài sản dài hạn tăng nhẹ 3%, đạt 812,79
tỷ đồng.

Tổng công ty quản lý dòng tiền linh hoạt và an toàn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ
nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tổng công ty đã và đang duy trì các chính sách
về quản lý công nợ chặt chẽ, nợ phải thu giảm, giá trị hàng tồn kho giảm so với cùng
kỳ.

15
2.2. Mô hình quản trị khoản phải thu

Trước tình hình ngành dệt may nói chung và chủ trương mục tiêu phát triển của
Việt Nam nói riêng công ty đã thực hiện mô hình nới lỏng chính sách bán chịu nhằm
thu hút mở rộng thị trường tăng khả năng lợi nhuận.

a) Chính sách tín dụng

Việt Tiến thường xuyên thu thập thông tin về chính sách tín dụng của các đối thủ
cạnh tranh về vốn, giá cả, chất lượng hàng hóa... để đưa ra thời hạn tín dụng và tỷ lệ
chiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Công tác thu tiền hợp lý của Việt
Tiến giúp các khoản thu nhanh chóng được thu hồi, tăng cơ hội xoay nhanh đồng vốn.

Thời hạn tín dụng: Công ty Cổ phần Việt Tiến sẽ thực hiện đánh giá các khách
hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp từ đó đưa ra thời hạn tín dụng khác nhau.

Chiết khấu thanh toán: Công ty đưa ra các hình thức giảm giá, khuyến mại nhằm
kích thích khách hàng thanh toán sớm.

b) Chính sách thu tiền

Đảm bảo tiền được thanh toán đủ và đúng thời hạn

Việt Tiến đã bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản
nợ được thu đúng hạn. Ngoài ra, công ty thực hiện những thông báo nhắc khách
hàng đến hạn thanh toán, gửi thư cảm ơn vì đã thanh toán.

Dự phòng nợ khó đòi

Để dự phòng khoản phải thu khó đòi công ty đã trích lập những khoản phải
thu đã quá hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên, hoặc các khoản thu mà người nợ khó
có khả năng thanh toán do bị thanh lý, phá sản hay các khó khăn tương tự.

c) Công tác theo dõi khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân (ACP)

16
2020 2021

VNĐ VNĐ

Doanh thu thuần 7.120.958.620.535 6.008.313.838.313


từ bán hàng và
cung ứng dịch vụ

Các khoản phải 1.552.955.045 1.371.341.496


thu bình quân

Kỳ thu tiền bình 12.56 ngày 12 ngày


quân

(Dựa vào số liệu báo cáo tài chính năm 2020 và năm 2021)

Nhận xét: Kỳ thu tiền bình quân (ACP) của doanh nghiệp ngắn, chứng tỏ doanh
nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Tuy nhiên để đánh giá chỉ số này
xấu hay tốt còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán
nợ của từng khoản phải thu.

Biến động trong năm của dự phòng khoản phải thu khó đòi của Việt Tiến

Năm 2020 2021

VND VND

Số dư đầu năm 0 2.538.565.108

(Trích báo cáo tài chính năm 2021)

Nhận xét: Biến động trong năm của dự phòng khoản thu khó đòi phát sinh thêm.
Điều đó thể hiện rằng doanh nghiệp phải chi thêm nhiều tiền để bù đắp các thiệt hại
thực tế xảy ra khi khách hàng chưa trả nợ.

17
2.3. Nguyên nhân các khoản phải thu khó đòi của công ty

a) Về phía công ty

- Trong quản lý các khoản phải thu khách hàng:

+ Công ty chưa cụ thể và chỉ tiết các điều khoản về điều kiện thanhtoán, phương
thức thanh toán cũng như thời gian thanh toán... trong hợp đồng ký kết với các đối tác,
nhất là đối với các đối tác mới...

+ Tỷ lệ chiết khấu của công ty chưa được phù hợp giữa khách hàng thường
xuyên và những khách hàng mới, từ đó chưa khuyến khích được khách hàng trả nợ
sớm hơn.

+ Công ty phân loại nợ theo 3 loại là các khoản phải thu khách hàng, các khoản
phải thu trả trước người bán, và các khoản phải thu khác nhưng chưa phân loại được
đối tượng nợ, từ đó khó đưa ra được hệ thống cơ cấu nợ mới cho những khách hàng
suy giảm khả năng chỉ trả nhưng có thể chỉ trả khi cơ cấu thời hạn nợ mới.

- Trong quản lý các khoản phải thu trả trước cho người bán:

+ Về khoản trả trước cho những nhà thầu về công nghệ sản xuất cũng như
nguyên vật liệu đầu vào của công ty thì công ty cần có một khoản chỉ phí đặt trước
cho các nhà cung cấp. Nhưng với các khoản trả trước này thì công ty chưa xác định
được rõ khoản thu nào có thể thu được về ngay tùy theo mức độ cần thiết hoặc cần
phải thay đổi nhà cung ứng khác.

- Nguyên nhân khác: Trình độ nguồn nhân lực phụ trách khoản phải thu còn
kém, cần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để có thẻ hoàn thiện được công tác quản trị
khoản phải thu ở công ty.

b) Về phía khách hàng:

Khả năng thanh toán nợ của khách hàng còn yếu: do khó khăn trong việc kinh
doanh sản xuất như không tiêu thụ được hàng hóa, kinh doanh thua lỗ, bị đơn vị khác

18
chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó còn do yếu tố môi trường bên ngoài là dịch bệnh Covid
– 19 đã tác động đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng.

19
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CTCP MAY
VIỆT TIẾN & GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN
PHẢI THU TẠI CÔNG TY

1. Đánh giá.
Thực tế, các trên kết quả ở trên đã thấy rõ. Các khoản phải thu ngắn hạn của
CTCP Việt Tiến năm 2019 đến 2021 đã giảm đi 333.127.080.316 triệu đồng. Tổng thu
dài hạn lại tăng lên 942,369,010 triệu đồng.
Thông thường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp càng mở rộng, quy
mô các khoản phải thu càng tăng lên và ngược lại. Để xem xét tương quan giữa 2 chỉ
tiêu này chúng ta dùng tỷ số vòng quay các khoản phải thu.
Nếu quy mô các khoản phải thu tăng lên nhưng vòng quay các khoản phải thu
vẫn như cũ hoặc tăng lên thì số ngày phải thu sẽ giảm xuống chứng tỏ tình hình quản
lý công nợ tốt, sản phẩm được tiêu thu dễ dàng hơn. Trong đó, CTCP Việt Tiến cũng
đã thường xuyên thu thập các thông tin về chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh
tranh về vốn, giá cả, chất lượng hàng hóa... để đưa ra thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết
khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng đồng nghĩa với các khoản phải thu dài
hạn của CTCP Việt Tiến đã tăng và tăng nhẹ lên như vừa nhận định ở trên.
Tuy nhiên, khi công ty đã thực hiện mô hình nới lỏng chính sách bán chịu
nhằm thu hút mở rộng thị trường tăng khả năng lợi nhuận. Nhưng các khoản phải thu
ngắn hạn của CTCP này lại giảm. Đó là do tác động của Đại dịch covid-19 nên các
khoản thu ngắn hạn giảm xuống là hoàn toàn hợp lý để tránh các rủi ro từ khách hàng
và cả CT, một phần do sự chủ quan và khách quan của CT chưa sát xao nên mới còn
các nguyên nhân đã đưa ra ở trên. Vì đó mà tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
không được trôi chảy như thường lệ, xuất hiện dấu hiệu giảm sút, suy thoái làm ảnh
hưởng đến ký hạn thanh toán của khách hàng.

2. Giải pháp:

2.1. Trong công tác quản lý các khoản phải thu khách hàng.
Trong các hợp đồng ký kết công ty nên có các điều khoản ràng buộc chặt chẽ,
quy định rõ phương thức thanh toán, thời gian trả tiền… một cách cụ thể, phù hợp với
chính sách và chế độ hiện hành đi kèm với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

20
Việc thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với những hợp
đồng có giá trí lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm sẽ
thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, giảm bớt được nợ dây dưa, tránh bị chiếm
dụng vốn lâu. Do đó công ty cần phải xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để công tác
quản lý các khoản phải thu của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất.
Công ty nên phân loại từng đối tượng nợ, sau đó tổ chức ra một bộ phận
chuyên trách làm nhiệm vụ thu hồi nợ và sẽ theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ. Đối với
các khoản nợ cũ thì cần thu hồi và tiến hành dứt điểm để hoàn thiện hiểu quản trình độ
của các nhân lực ở Công ty.

2.2. Quản lý các khoản phải thu trả trước cho người bán (các nhà thầu).
Với việc quản lý khoản phải thu này, công ty cần phải cân nhắc cụ thể các chỉ
tiêu mà công ty lựa chọn nhà cung cấp, từ đó có thể loại bỏ những nhà cung cấp
không cần thiết để có thể thu lại các khoản đã trả trước, từ đó đầu tư sang hoạt động
sản xuất kinh doanh.

2.3. Trích lập và dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Việc tính toán tỷ lệ trích lập dự phòng thế nào cho hợp lý cần được công ty
quan tâm, việc phân loại nợ, mỗi loại nên có một tỷ lệ trích lập dự phòng riêng là cần
thiết.

2.4. Các giải pháp khác.


Thực hiện tổ chức tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm: hàng năm công ty tổ
chức tổng kết công tác quản lý tài chính của công ty qua đó tiếp thu ý kiến, nhận xét,
đánh giá việc thực hiện của các đơn vị phòng ban để rút kinh nghiệm chung.
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho các tổ
chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty

21
KẾT LUẬN

Trên thực tế, các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị
đối tác (có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng, vì thế về nguyên tắc
quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt. Quy mô tính chất các khoản phải
thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau (ví dụ kinh doanh bán lẻ
phải thu sẽ thấp, bán buôn phải thu cao hơn….), phụ thuộc vào từng doanh nghiệp
khác nhau, chính sách bán hàng của họ trong từng thời kỳ (tăng trưởng để chiếm
thị phần hay duy trì thị phần đảm bảo hoạt động ổn định an toàn).

Công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng công ty Việt Tiến dù được thực
hiện tốt và linh hoạt, nhưng vẫn tồn tại các vấn đề cần phải chú trọng quan sát và
thay đổi theo xu hướng thị trường chung để có thể đảm bảo ổn định hoạt động tài
chính.

Quản trị khoản phải thu là một công việc không dễ, đòi hỏi năng lực quản lý
và chi phí lớn nhưng mặt khác, thực hiện tốt mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp
hoạt động một cách hiệu quả và bền vững hơn.

Vì thế Công ty Việt Tiến nói riêng và cách doanh nghiệp đang kinh doanh
trên thị trường nói chung cần phải nâng cao hiệu quả công tác này, dùng các chính
sách hợp lý để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, đồng thời cũng phải tự
nâng cao khả năng của chính bản thân công ty trong hoạt động quản trị khoản phải
thu.

22

You might also like