NLTC NH 2.1 2.2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NLTC NH

2.Thực tiễn
2.1 Ví dụ về công cụ thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam

- Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng nhà
nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt
buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng. Ngân hàng
nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của
từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Dự trữ bắt buộc là số tiền được tính bởi tỷ lệ phần trăm trên vốn huy động của các tổ chức
tín dụng huy động được dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá,
gửi vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia.

VD: Giả sử một ngân hàng có 200 triệu đô la tiền gửi và được yêu cầu dự trữ 10%. Ngân hàng
hiện được phép cho vay 180 triệu đô la, điều này làm tăng mạnh hoạt động tín dụng ngân
hàng. Ngoài việc cung cấp một bộ đệm để chống lại các vụ rút tiền hàng loạt và các lớp thanh
khoản, dự trữ bắt buộc cũng được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng như một công cụ tiền tệ.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam muốn tăng hay giảm lượng tiền lưu thông => Ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tương ứng
với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi mà các tổ chức tín dụng huy
động.
VD: Bảng dự trữ bắt buộc của Ngân hàng nhà nước theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN
ngày 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018.

Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ


Tiền gửi khác
Loại TCTD Không kỳ hạn Kỳ hạn từ Tiền gửi của tổ Tiền gửi khá
không kỳ hạn và
và có kỳ hạn 12 tháng trở chức tín dụng ở có kỳ hạn từ
có kỳ hạn dưới 12
dưới 12 tháng lên nước ngoài tháng trở lên
tháng
1. Quỹ tín dụng nhân dân,
0% 0% 0% 0% 0%
tổ chức tài chính vi mô
Theo quy
Theo quy định Theo quy định Theo quy định của Theo quy địn
2. Ngân hàng chính sách định của
của Chính phủ của Chính phủ Chính phủ của Chính ph
Chính phủ
3. Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
3% 1% 1% 7% 5%
Việt Nam, ngân hàng hợp
tác xã
4. Tổ chức tín dụng khác 3% 1% 1% 8% 6%

 Vai trò của Dự trữ bắt buộc:


- Cơ chế hoạt động của công cụ DTBB nhằm khống chế khả năng tạo ra tiền, hạn chế mức
tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại.
- Mang tính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để điều khiển lạm phát
trong trường hợp nền KT thị trường chưa ổn định.
- Lãi suất: Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi
suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị
trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất
áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín
dụng khác.

Lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn,
trong những khoảng thời gian nhất định. Lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử
dụng như công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông, đó không phải là lãi suất
kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể ấn định mức lãi suất trần, lãi suất sàn hoặc
lãi suất cơ bản tương ứng với từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi. Căn cứ vào quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ hoạch định lãi suất
kinh doanh.

Bảng lãi suất Ngân hàng nhà nước đang áp dụng như sau:

Ngày áp dụng:03/04/2020
Thời hạn Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm) Doanh số (Tỷ đồng)
Qua đêm 3,53 34.221
1 Tuần 3,40 7.800
2 Tuần 3,52 2.360
1 Tháng 3,93 666
3 Tháng 3,66 2.529
6 Tháng 4,04 548
9 Tháng 5,53(*) 100(*)

Ghi chú       (*) Tham chiếu ngày 20/3/2020

- Ngân hàng Trung ương muốn mở rộng hay thu hẹp khối tiền lưu thông => NHTƯ sẽ
tác động giảm hay tăng lãi suất tái cấp vốn.
=> Việc tăng lãi suất tái cấp vốn sẽ làm tăng lãi suất thị trường. Điều này giải thích rằng, bất
kỳ sự gia tăng nào trong lãi suất tát cấp vốn, sẽ dẫn đến việc tăng lượng tiền gửi trong ngân
hàng thương mại.

- Thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá
do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp
vụ thị trường mở.

- Các chủ thể có thể tham gia thị trường mở:

+ Ngân hàng Trung ương

+ Ngân hàng thương mại

+ Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

+ Các nhà giao dịch trung gian

- Nghiệp vụ thị trường mở của THTƯ thường gồm 2 loại: mua bán giấy tờ có giá dài hạn và
mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn.

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động giao dịch chứng khoán của các Ngân hàng trung ương
trên thị trường mở. Các chứng khoán là đối tượng giao dịch của ngân hàng (có thể là chứng
khoán chính phủ, các chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc Ngân hàng gồm
cả chứng khoán ngắn hạn và dài hạn). Thị trường mở ở các nước khác nhau về phạm vi, về loại
hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường so với thị trường chứng khoán
và tiền tệ.

 Thông qua hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ:

- Có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và kiểm soát lãi suất
thông qua việc mua hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn.
- Chủ động điều hành chính sách tiền tệ
- Đưa ra định hướng về lãi suất thị trường để hạn chế những biến động của lãi suất.

 Luật ngân hàng Nhà nước năm 2010 tại điều 15 quy định nghiệp vụ thị trường mở là
nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do ngân hàng nhà nước thực hiện trên thị
trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối
đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng bản tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, đến cán cân
thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư trong đó có đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài.

Ví dụ bảng tỷ giá của ngân hàng nhà nước như sau:

Tỷ giá áp dụng cho ngày 06/04/2020


Đơn vị: VND
STT Ngoại tệ Tên ngoại tệ Mua Bán
1 USD Đô la Mỹ 23.175 23.650
2 EUR Đồng Euro 24.374 25.881
3 JPY Yên Nhật 207 220
4 GBP Bảng Anh 27.592 29.299
5 CHF Phơ răng Thuỵ Sĩ 23.056 24.482
6 AUD Đô la Úc 13.608 14.450
7 CAD Đô la Canada 15.862 16.843

- Khi muốn tăng hay giảm giá trị của đồng tiền nội tệ so với đồng tiền ngoại tệ =>
THTƯ sẽ bán hoặc mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

 NHTƯ sẽ can thiệp vào thị trường hối đoái với mục tiêu:

+ Ổn định tỷ giá

+ Kiểm soát lạm phát

+ Phù hợp với mục tiêu chung của chính sách tiền tệ

 Tỷ giá là một biến số kinh tế, vừa là sản phẩm cung cầu của thị trường và chịu tác động
chính sách của chính phủ. Việc đồng nội tệ được định giá cao hay định giá thấp có thể
tạo ra ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh thương mại với các nước.
 Việc điều hành chính sách tỷ giá của NHTƯ không những nhằm tạo ra môi trường
kinh tế vĩ mô ổn định, kiềm chế lạm phát, mà còn bảo đảm công bằng trong cạnh
tranh thương mại giữa các nước.

2.2. Liên hệ quốc tế

* Các nước trên thế giới đã ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng chính sách tiền tệ như thế
nào?
- Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu dự kiến sẽ có những hướng đi chính sách khác nhau
trong năm 2022, khi một số ngân hàng Trung ương tập trung ứng phó với lạm phát, trong khi
một số khác lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Những biện pháp về chính sách tiền tệ của các nước để đối phó với đại dịch Covid 19 thể hiện
nhiều sự tương đồng và một số khác biệt đặc thù.

Ví dụ:

- Mỹ:

+ NHTƯ giảm lãi suất liên bang 1% và lãi suất chiết khấu 1.5%

+ NHTƯ bơm 2.000 tỷ USD thanh khoản vào thị trường qua việc mua trái phiếu của Chính phủ
và các chủ doanh nghiệp

+ NHTƯ thay đổi các quy định để tăng tính thanh khoản cho thị trường, nới lỏng dự trữ bắt buộc
của các ngân hàng

- Trung Quốc:

+ NHTƯ cắt giảm lãi suất 1 năm và 5 năm.

+ NHTƯ bơm 650 tỷ USD thanh khoản, mở rộng cho vay 254 tỷ USD cho các doanh nghiệp
siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.

- Nhật Bản:

+ NHTƯ giảm lãi suất xuống 0%.

+ NHTƯ mua trái phiếu doanh nghiệp trị giá 1.000 tỷ USD.

+ NHTƯ mua trái phiếu Chính phủ không giới hạn.

Nguồn: Investopedia

You might also like