Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ


----------------

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 5


HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC

ĐỀ TÀI : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ


LỚP HỌC PHẦN :2338MIEC0821

GIẢNG VIÊN: Đào Thế Sơn

Hà Nội – 2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THẢO LUẬN

STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét Đánh Ghi


giá chú
41 Lê Thanh Lan Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài đầy A
ngày, viết báo cáo tuần đủ, chi tiết, có trách
1 nhiệm
42 Lý Ngọc Lan Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài đầy A
ngày, viết báo cáo tuần đủ, chi tiết, có trách
1 nhiệm
43 Hoàng Khánh Giao nhiệm vụ, duyệt Hoàn thiện bài đầy A Nhóm
Linh báo cáo, hoàn thiện báo đủ, chi tiết, có trách trưởng
cáo nhiệm
44 Nguyễn Diệu Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài đầy A
Linh ngày, viết báo cáo tuần đủ, chi tiết, có trách
2 nhiệm
45 Nguyễn Nhật Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài, có A
Linh ngày, viết báo cáo tuần trách nhiệm
2
46 Nguyễn Thị Thùy Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài, có A Thư ký
Linh tuần, làm powerpoit trách nhiệm
47 Nguyễn Thùy Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài đầy A
Linh ngày, viết báo cáo tuần đủ, chi tiết, có trách
3 nhiệm
48 Tạ Khánh Linh Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài đầy A
ngày, viết báo cáo tuần đủ, chi tiết, có trách
3 nhiệm
49 Tống Thị Khánh Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài đầy A
Linh ngày, viết báo cáo tuần đủ, chi tiết, có trách
4 nhiệm
50 Vũ Diệu Linh Tổng hợp thông tin theo Hoàn thiện bài đầy A
ngày, viết báo cáo tuần đủ, chi tiết, có trách
4 nhiệm
BÀI BÁO CÁO TUẦN 1 (20/3/2023- 26/3/2023)

NHÓM 5

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Với sự trợ giúp của công cụ Google Alert, các thông tin mới nhất về “Chính
sách tiền tệ” ở Việt Nam và trên thế giới đã được cập nhật theo từng ngày. Trong
tuần 2, nhóm đã tra cứu thông tin với cụm từ Chính sách tiền tệ và nhận được kết
quả như sau:

I. MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA TỪ KHÓA


1. Cụm “chính sách tiền tệ”
 Thông tin tìm kiếm sát với nội dung cần tìm: 76%
 Thông tin tìm kiếm lệch với nội dung cần tìm: 24%

Mức độ chính xác của từ khóa


"Chính sách tiền tệ"

24%
Thông tin đúng
Thông tin sai
lệch

76%

2. Sửa thành cụm “Chính sách tiền tệ chung”


 Thông tin đúng: 64%
 Thông tin sai lệch: 36%
Mức độ chính xác của cụm từ
"Chính sách tiền tệ chung"

36%
Thông tin đúng
Thông tin sai lệch
64%

3. Phân loại:
 Chính sách tiền tệ tại Việt Nam: 10%
 Chính sách tiền tệ thế giới: 90%

Phân loại Chính sách tiền tệ

10%

90%

Chính sách tiền tệ tại Việt Nam Chính sách tiền tệ thế giới

II. THỐNG KÊ BÁO ĐƯA TIN CHÍNH XÁC NHẤT


CÁC TRANG BÁO ĐƯA TIN CHÍNH XÁC NHẤT
3

2
(Số lượng bài báo)

1 1

0
Báo đầu tư chứng khoán Báo điện tử Đảng Cộng sản Kinh tế và đô thị
(Tên báo)

 Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy rằng, các rằng báo đưa tin về “Chính sách tiền
tệ” đều là những trang báo uy tín và chất lượng.
 “Báo đầu tư chứng khoán” đưa nhiều tin nhất (3 trong 5 bài, chiếm 60%).
 “Báo điện tử Đảng Cộng sản” và báo “Kinh tế và đô thị” lần lượt đều chiếm
20%.

III. NHẬN XÉT

Chủ đề “Chính sách tiền tệ”

 Đa số thông tin tìm được liên quan nhiều đến ”Chính sách tiền tệ của thế
giới” => Cần gói gọn lại trong phạm vi “Chính sách tiền tệ của Việt
Nam”.
 Các nội dung tìm được chưa thực sự sát với với cụm từ “Chính sách tiền
tệ”, nhiều bài báo bị lặp lại cùng một nội dung.
 Cần phân loại thành “chính sách tiền tệ mở rộng” và “chính sách tiền tệ
thu hẹp” để đánh giá một cách khách quan nhất tác động của “Chính sách
tiền tệ” lên nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới.
 Thông qua các phân tích trên ta thấy, Google Alert luôn cập nhật thông tin
liên quan đến “Chính sách tiền tệ” liên tục từng ngày. Tuy nhiên, lượng
thông tin mà công cụ này cung cấp bị loãng do có nhiều bài viết bị trùng
nội dung với nhau. Bên cạnh đó, lượng thông tin không trùng khớp với từ
khóa được cập nhật lên cũng chiếm tỉ lệ khá lớn 36%
 Đánh giá chung vể chính sách tiền tệ tại Việt Nam: Giữa lúc tình hình thế
giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, xung đột quân sự giữa Nga và
Ucraina chưa dừng lại, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu
dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng,… thì tại Việt Nam
lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Thị trường
tiền tệ với tỷ giá ổn định và lãi suất đang có xu hướng giảm.
BÀI BÁO CÁO TUẦN 2 (27/3/2023- 01/4/2023)

NHÓM 5

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Với sự trợ giúp của công cụ Google Alert, các thông tin mới nhất về “Chính
sách tiền tệ” ở Việt Nam và trên thế giới đã được cập nhật theo từng ngày. Trong
tuần 2, nhóm đã tra cứu thông tin với cụm từ Chính sách tiền tệ và nhận được kết
quả như sau:

I. MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA TỪ KHÓA

1. Cụm “chính sách tiền tệ”

 Thông tin tìm kiếm sát với nội dung cần tìm: 42%
 Thông tin tìm kiếm lệch với nội dung cần tìm: 58%

Mức độ chính xác khi tra cụm


"Chính sách tiền tệ"

42%

58%

Thông tin đúng Thông tin sai lệch

2. Sửa thành cụm “Chính sách tiền tệ tại Việt Nam”


 Thông tin đúng: 49,2%
 Thông tin sai lệch: 50,8%
Mức độ chính xác khi tra cụm
"Chính sách tiền tệ tại Việt Nam"

50.8 49.2

Thông tin đúng Thông tin sai lệch

3. Phân loại:
 Chính sách tiền tệ mở rộng: 80%
 Chính sách tiền tệ thu hẹp: 20%

Phân loại chính sách tiền tệ

Thu hẹp
Mở rộng

II. THỐNG KÊ BÁO ĐƯA TIN CHÍNH XÁC NHẤT


Các trang báo đưa tin chính xác nhất
2 2
2
1.8
Số lượng bài báo đã đưa tin

1.6
1.4
1.2 1 1
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
VnEconomy Vtvnews CafeF Báo điện tử Đài Truyền
hình Việt Nam

 Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng, các rằng báo đưa tin về “Chính sách tiền tệ”
đều là những trang báo uy tín và chất lượng.
 “Báo Vtvnew” và “VnEconomy” là 2 báo đưa nhiều tin nhất (2 bài).
 “Báo CafeF” và “Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam” đều có 1 bài.

III. NHẬN XÉT

Chủ đề “Chính sách tiền tệ”

 Đa số thông tin tìm được liên quan nhiều đến thế giới, không trọng tâm vào
Việt Nam, lượng thông tin không trùng khớp với từ khóa được cập nhật
cũng chiếm tỉ lệ khá lớn (khoảng 54%)
 Các cụm tra chưa thực sự sát với nội dung cần tìm-> Cần thêm thời gian để
nghiên cứu các tìm kiếm phù hợp nhất
 Cần phân loại thành “chính sách tiền tệ mở rộng” và “chính sách tiền tệ
thu hẹp” để đánh giá một cách khách quan nhất tác động của “Chính sách
tiền tệ” lên nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới.
 Tình hình Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thực hiện chính sách tiền tệ
mở rộng đối lập với tình hình thế giới chung cho thấy Việt Nam có những
bước tiến tiến bộ.
 Đánh giá chung vể chính sách tiền tệ tại Việt Nam: Lạm phát được kiểm
soát; chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 3,35% so với cùng kỳ. Thị trường
tiền tệ cơ bản ổn định trong điều kiện thế giới có nhiều biến động, lãi suất
điều hành được điều chỉnh giảm 2 lần trong quý I/2023, góp phần làm cho
mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
rất chủ động, linh hoạt, kịp thời giảm mức lãi suất. Về phía NHNN cũng đã
bám sát thị trường, xác định lãi suất ưu tiên, cố gắng có thể giảm lãi suất,
chủ động giảm 3 mức lãi suất điều hành và lãi suất cho vay được ưu tiên.
Đến ngày 31/03/2023, cơ bản lãi suất điều hành, lãi suất chủ chốt thị trường
đã được giảm với mục tiêu là hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, không chủ
quan với lạm phát. Tuy nhiên điều hành chính sách tiền tệ trong nước khó
khăn trong bối cảnh chính sách tiền tệ nhiều nước tiếp tục thắt chặt và khó
dự báo.
BÀI BÁO CÁO TUẦN 3 (03/04 – 09/04)

NHÓM 5

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 

Với sự hỗ trợ của công cụ Google Alert, các thông tin mới nhất về “Chính sách tiền
tệ” ở Việt Nam và trên thế giới đã được cập nhật theo từng ngày. Trong tuần 3, nhóm
đã tra cứu thông tin với cụm từ “Chính sách tiền tệ” và nhận kết quả như sau: 

I. Mức độ chính xác của từ khóa: 

1. Cụm từ “Chính sách tiền tệ”: 


 Thông tin liên quan đến Việt Nam: 82,7% 
 Thông tin liên quan đến thế giới: 17,3% 

Thông tin chính sách tiền tệ Việt Nam và thế


giới

Thế giới
Việt Nam

2. Chuyển thành “Chính sách tiền tệ tại Việt Nam”: 


 Thông tin đúng: 89,7% 
 Thông tin sai lệch: 10,3% 
Thông tin liên quan đến chính sách tiền tệ tại
Việt Nam

Thông tin sai lệch


Thông tin đúng

3. Phân loại: 
 CSTT mở rộng: 75,9% 
 CSTT thu hẹp: 24,1% 

Phân loại chính sách tiền tệ

Thu hẹp
Cstt mở rộng

II. Thống kê đưa tin chính xác nhất: 


 Nhìn chung, những bài báo được đưa lên đều được tìm hiểu và chọn lọc thông
tin một cách tương đối chính xác, uy tín. 
 Một số những trang web thường xuyên cập nhật thông tin nhanh và chính
xác: Vietnambiz, Người quan sát, Báo kinh tế đô thị,…
5

4.5

3.5

2.5

1.5

0.5

0
Báo kinh tế đô thị Vietnambiz Người quan sát

III. Nhận xét: 


 Đa số những bài báo tuần này đều tập trung liên quan đến “Chính sách tiền tệ
tại Việt Nam” chứ không bị lệch thông tin hay liên quan đến thế giới nhiều như
những tuần trước. 
 Một số trang bị trùng lặp thông tin cũng như chủ đề toàn bài báo. 
 Nhìn qua ta có thể thấy, Việt Nam đang tích cực cải thiện chính sách tiền tệ
một cách thận trọng và được đưa lên ưu tiên gần như hàng đầu, cũng có nghĩa là Việt
Nam đang từng bước tiến bộ vượt bậc để sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. 
 Google Alert là một trang thông tin hữu ích đối với sinh viên cũng như
những người có sự quan tâm lớn đối với kinh tế, tiền tệ. Tuy nhiều lúc thông
tin có phần loãng và lệch chủ đề nhưng nhìn chung đều tương đối đáng tin
cậy. 
 Trong quá trình nghiên cứu có vài thông tin rác, không liên quan
 Nên thay đổi sự phân loại thành: Tình hình, Tác động và Hệ quả của chính
sách tiền tệ tại Việt Nam
 Đánh giá về tình hình Việt Nam: Mặc dù chuyển sang chính sách tiền tệ nới
lỏng hơn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả. Nhiều dự báo
lạc quan về sự phục hồi, cải thiện của nền kinh tế nước ta trong thời điểm
Quý II hoặc Quý III năm nay. Trong đó, chính sách tài chính - tiền tệ chủ
động, linh hoạt đã và sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ
mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

BÁO CÁO TUẦN 4 (10/4 - 16/4)


NHÓM 5

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

I. Mức độ chính xác của từ khoá


1. Cụm " Chính sách tiền tệ "
 Thông tin liên quan đến Việt Nam : 60%
 Thông tin liên quan đến thế giới : 40%

Việt Nam Thế giới

2. Đổi thành cụm " Chính sách tiền tệ tại Việt Nam"
 Thông tin tìm kiếm sát với nội dung cần tìm : 70%
 Thông tin tìm kiếm lệch với nội dung tìm kiếm : 30

sát thông tin lệch thông tin


3. Đổi thành cụm "tình hình và tác động của chính sách tiền tệ"
 Thông tin tìm kiếm đúng :50%
 Thông tin tìm kiếm sai : 50%

đúng sai

 Google Alerts cho thông tin tìm kiếm còn nhiều sai lệch, nhiều thông tin không
liên quan và có nhiều bài bị trùng lặp thông tin.
II. Phân loại
 Tình hình của chính sách tiền tệ : 75%
 Tác động của chính sách tiền tệ : 25%

1st Qtr 2nd Qtr


III . THỐNG KÊ BÁO ĐƯA TIN CHÍNH XÁC NHẤT
 Các bài báo trên đưa tin về Chính sách tiền tệ đều là bài báo uy tín và chất
lượng.
 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Báo lao động đưa ra nhiều thông tin nhất rồi đến Báo
thanh tra và cuối cùng là Kinh tế đô thị .

CÁC TRANG BÁO ĐƯA TIN CHÍNH XÁC NHẤT


5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Báo lao động Báo thanh tra Kinh tế đô thị

IV. Nhận xét


 Tuần 4 thêm từ khóa phân loại tình hình và tác động của chính sách tiền tệ
nhưng có khá nhiều bài không liên quan đến nội dung cần tìm.
 Đa số các thông tin tìm được liên quan nhiều hơn đến “Chính sách tiền tệ của
thế giới” (chiếm khoảng 35-40% thông tin hiện ra) => chưa có nhiều thông tin
về “Chính sách tiền tệ của Việt Nam”.
 Có nhiều bài báo với nội dung giống nhau nhưng khác nguồn.
 Một số thông tin đáng chú ý trong tuần vừa qua:
+ Việt Nam giữ vững ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong bối cảnh thế giới
nhiều biến động. Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 4,5% trong năm 2023.
+ Chính sách tiền tệ đang được kỳ vọng đảo chiều, cụ thể là lãi suất giảm, qua
đó khơi thông dòng chảy tín dụng cho các doanh nghiệp vốn đang chịu áp lực lãi
vay.
 Thông qua các phân tích trên ta thấy, Google Alerts luôn cập nhật thông tin
liên quan đến “Chính sách tiền tệ” nhanh chóng, liên tục từng ngày. Tuy
nhiên, lượng thông tin mà công cụ này cung cấp phần lớn vẫn còn bị loãng
do có nhiều bài viết bị trùng nội dung với nhau, đồng thời vẫn chưa có quá
nhiều thông tin đúng với trọng tâm cần tìm, với mục đích của từ khóa tìm
kiếm. Bên cạnh đó, lượng thông tin không trùng khớp với từ khóa được cập
nhật cũng chiếm tỉ lệ khá lớn (khoảng 50%). Vì vậy vẫn cần cải thiện thêm
cho Google Alerts để mang lại thông tin chính xác hơn và trải nghiệm
khách quan hơn với người dùng.
BÁO CÁO TỔNG HỢP ( 20/03/2023 – 16/04/2023 )

NHÓM 5

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

I . Những thách thức mà nền tài chính của Việt Nam đang phải đối mặt:

 Một là, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn hiện hữu. Có thể nhận thấy 4 rủi ro,
thách thức chính từ bên ngoài, bao gồm: Xung đột địa chính trị kéo dài và gia
tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; sự đổ vỡ của một số ngân hàng
tại Mỹ, Thụy Sĩ làm tăng rủi ro thị trường tài chính - ngân hàng toàn cầu, rủi ro
nợ xấu và vỡ nợ trên thế giới gia tăng, ngân hàng trở nên thận trọng hơn, cho
vay ít đi trong khi cầu tín dụng toàn cầu thấp, làm chậm đà phục hồi kinh tế; rủi
ro an ninh năng lượng, lương thực vẫn hiện hữu; giá cả, lạm phát toàn cầu còn
ở mức cao, rủi ro tài chính tăng khiến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu mong
manh, thậm chí suy thoái nhẹ xảy ra. Những rủi ro, thách thức này còn tác động
tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính
- tiền tệ của Việt Nam.

 Hai là, GDP quý I/2023 tăng trưởng thấp khi ước đạt 3,32%, chỉ cao hơn mức
3,21% của quý I/2020 (khi dịch Covid-19 bùng phát), còn lại thấp hơn quý I
trong vòng 12 năm qua, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ đã đề ra
cho quý I/2023 tại Nghị quyết 01 (5,6%). Tuy mức tăng trưởng 3,32% không
phải là mức cao, song là mức đáng ghi nhận, trong bối cảnh kinh tế thế giới
không thuận lợi, nhiều nước tăng trưởng rất thấp, thậm chí suy thoái nhẹ. Điều
này cho thấy đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023 sẽ là thách thức rất
lớn, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao từ Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cùng sự
đồng lòng, quyết tâm của người dân và doanh nghiệp.

 Thứ ba là, thu hút và giải ngân FDI giảm: Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt
Nam ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm 38,8 % so với cùng kỳ, chủ yếu là do kinh tế
toàn cầu khó khăn hơn, bất ổn gia tăng nên các nhà đầu tư trở nên thận trọng
hơn. Giải ngân vốn FDI đạt 4,32 tỷ USD, giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ, do
tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư cũng như một số quy trình, thủ tục trong
nước còn vướng mắc.

 Bốn là,) nợ xấu gia tăng dù cơ bản trong tiên lượng và tầm kiểm soát. Theo
NHNN, hiện nay tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát
với nợ xấu nội bảng khoảng 2% và nợ xấu gộp 3,5%. Tuy nhiên, kinh tế thế
giới và trong nước còn nhiều khó khăn, mặt bằng lãi suất còn cao, nghĩa vụ trả
nợ (gồm cả tín dụng và TPDN đáo hạn) khá lớn, doanh nghiệp ở một số lĩnh
vực gặp khó khăn. Dự báo, nợ xấu có thể còn tăng trong năm 2023 khi hoạt
động của doanh nghiệp, người vay tiêu dùng còn khó khăn, đặc biệt thị trường
TPDN, xây dựng và bất động sản cần thời gian để hồi phục.

II . Một số giải pháo thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Năm 2022 là một năm đặc biệt khi bối cảnh thế giới có thể được tóm gọn
trong hai chữ “bất định”. Tình hình chính trị thế giới phức tạp, đỉnh điểm là cuộc
xung đột Nga - U-crai-na bùng nổ và leo thang. Kinh tế thế giới giảm tốc đáng kể
chỉ sau một năm phục hồi ấn tượng từ đại dịch COVID-19, trong đó nhiều nền
kinh tế lớn trên thế giới, vốn là động lực quan trọng trong kinh tế và thương mại
toàn cầu đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Lạm phát toàn cầu tăng cao nhất trong
40 năm trở lại đây. Hơn 80 quốc gia phải chống chọi với lạm phát cao kỷ lục hai
con số khi giá cả nhiều hàng hóa nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu tăng mạnh. Để
đối phó với lạm phát, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã phải chuyển
trọng tâm điều hành chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt thông qua quyết
liệt tăng các loại lãi suất điều hành nhanh hơn và với cường độ mạnh hơn. Đồng
đô-la Mỹ tăng giá mạnh trên thị trường thế giới kéo theo hiện tượng đảo chiều
dòng vốn đầu tư khỏi các thị trường mới nổi và đang phát triển, gây áp lực mất giá
đối với nhiều đồng tiền quốc gia, buộc ngân hàng trung ương của các nước này
phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp, bình ổn thị trường. Với một quốc gia
có độ mở kinh tế lớn như Việt Nam, môi trường quốc tế thay đổi nhanh, biến động
mạnh trong năm 2022 đặt ra nhiều thách thức chưa từng có trong điều hành kinh tế
vĩ mô nói chung và điều hành chính sách tiền tệ nói riêng. 
 
Trong bối cảnh này, dù Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong lĩnh
vực tiền tệ nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết. Để phát triển
chính sách tiền tệ hiệu quả, có thể thực hiện các biện pháp sau: 
 Điều tiết lạm phát: Chính sách tiền tệ cần được điều tiết sao cho lạm phát trên
thị trường giữ được ở mức ổn định, tránh tình trạng quá tăng hay quá giảm. Các
biện pháp cụ thể có thể đến từ việc điều chỉnh lãi suất, tăng trưởng tín dụng, ngân
sách nhà nước, ... 
 Tăng cường ổn định nguyên tắc quản lý nền tài chính: Tích cực tham gia
trong các cơ chế, khung hạn chế chính sách và quy định mức độ tài chính rủi ro.
Trong quá trình quản lý tài chính, các tổ chức tiền tệ cần đảm bảo rằng tiền tệ
được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát sự phát triển của nền
kinh tế. 
 Đẩy mạnh cải cách tài chính: Nâng cao khả năng quản lý tài chính của cả
chính phủ và các doanh nghiệp. Cải cách tài chính có thể bao gồm việc đổi mới cơ
cấu nhà nước, tăng cường sự minh bạch, cải thiện năng suất, tăng cường kỹ năng
và nâng cao nhận thức của tất cả các bên trong quá trình quản lý tài chính. 
 Trang bị các phương tiện điều hành tiền tệ: Bao gồm sự phát triển và thiết
lập các công cụ điều hành thị trường, đảm bảo sự minh bạch và tính minh bạch
trong việc giới hạn tỷ lệ hấp thụ tiền. Các công cụ này có thể bao gồm việc phát
hành ngoại tệ, đầu tư chính phủ trái phiếu, và các loại giấy tờ cố định khác. 
  Tăng cường quản lý ngoại tệ: Bao gồm nhiều Nhà nước và doanh nghiệp lại
có thể phải chuyển đổi sang các quốc gia khác trong suốt các hoạt động thương
mại và đầu tư. Do đó, việc điều tiết lưu lượng giữa các quốc gia cũng đóng vai trò
quan trọng đối với khả năng giữ vững ổn định của nền kinh tế Việt Nam. 
 
Tuy nhiên, mỗi biện pháp phải áp dụng dựa  trên hoàn cảnh nhất định mới có  thể đạt
được hiệu quả tối đa. 
KẾT LUẬN

Qua bài báo này nhóm nghiên cứu đã trình bày một cách rõ ràng về cách google
alert cập nhật thông tin, mức độ chính xác, các thông tin lien quan đến “ Chính sách
tiền tệ”. Tuy nhiên nghiên cứu chính sách tiền tệ trên thực tế lại có nhiều bất cập ví
dụ như khó tính toán, trong thời gian và tài nguyên nghiên cứu hạn chế nhóm đã cố
gắng hết sức để đưa ra một bài báo cáo hoàn chỉnh. Chúng em xin chân thành cảm ơn
Tiến sĩ Lê Mai Trang và Thạc sĩ Đào Thế Sơn, giảng viên bộ môn Kinh tế học, học
phần 2338MIEC0821. Chúng em xin kính chúc thầy cô thật nhiều sức khoẻ, hạnh
phúc và thành công trong cuộc sống.

Tháng 5 năm 2023.


NHÓM 5, LỚP HỌC PHẦN
2338MIEC0821.

You might also like