ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT BỔ SUNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NẤM RƠM (VOLVARIELLA VOLVACEA) TRỒNG TRONG NHÀ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4

doi: 10.15625/vap.2022.0132

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT BỔ SUNG ĐẾN


SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NẤM RƠM
(Volvariella volvacea) TRỒNG TRONG NHÀ
Lê Tấn Hiệp, Trần Văn Bé Năm, Trần Nhân Dũng*

Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ
*Email: tndung@ctu.edu.vn

TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định chất bổ sung phù hợp để phục vụ cho công tác
nhân giống và sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea). Cơ chất được sử dụng là rơm và các
nguồn dinh dưỡng hữu cơ là bột lông vũ, bã đậu nành, cám bắp và các dinh dưỡng khoáng, vitamin.
Thí nghiệm 1 bố trí gồm 16 nghiệm thức để đánh giá hiệu quả của các khoáng chất từ các môi
trường dinh dưỡng và vitamin trên các môi trường nhân giống cấp 1. Kết quả cho thấy tơ nấm phát
triển đồng đều và nhanh nhất trên môi trường Richard bổ sung vitamin B1. Thí nghiệm 2 bố trí gồm
8 nghiệm thức để đánh giá nguồn cơ chất và dinh dưỡng hữu cơ phù hợp ở môi trường nhân giống
cấp 2. Kết quả cho thấy tơ nấm phát triển nhanh nhất trên cơ chất trấu bổ sung 2 % bột lông vũ. Thí
nghiệm 3 được bố trí với 8 nghiệm thức với nồng độ dung dịch dinh dưỡng và dinh dưỡng hữu cơ
khác nhau. Ở thí nghiệm 3, dựa vào các chỉ tiêu đánh giá cho thấy nghiệm thức 8 (nghiệm thức có
bổ sung 2 % bột lông vũ và dung dịch dinh dưỡng (Richard, vitamin B1) với nồng độ 5 mL/L) tốt
hơn so với các nghiệm thức còn lại. Cụ thể, thời gian tơ nấm lan kín mô nấm nhanh (trung bình
4 ngày), quả thể nấm thu hoạch sớm (trung bình 10,33 ngày), năng suất cao nhất (trung bình
857 g/4 kg rơm), hiệu suất sinh học đạt trung bình 21,61 % và chất lượng quả thể tốt.
Từ khoá: Chất bổ sung, dinh dưỡng hữu cơ, khoáng chất, nấm rơm (Volvariella volvacea),
vitamin.

1. GIỚI THIỆU

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong vùng trồng lúa trọng điểm của nước ta với
diện tích gieo trồng 3,2 triệu ha và sản lượng lúa đạt 24,4 triệu tấn/năm, chiếm 55,45 % sản lượng
lúa cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020). Tương ứng với diện tích canh tác và sản lượng lúa thì
lượng rơm phát sinh trên toàn vùng ĐBSCL là rất lớn, ước tính có khoảng 28 - 40 triệu tấn/năm [1].
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này lại chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả mà chủ yếu là đốt
(hơn 95 %) gây ô nhiễm môi trường [2]. Vì vậy, sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp để
trồng nấm là một giải pháp hiệu quả hiện nay, nó vừa giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường,
vừa mang lại hiệu quả kinh tế thu nhập cho người trồng nấm.
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm phù hợp cho sự phát triển của nấm rơm cùng với nguồn nguyên
liệu dồi dào từ phụ phẩm của ngành nông nghiệp. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để ngành
trồng nấm rơm nước ta có thể phát triển. Những năm gần đây, nhiều phương pháp trồng nấm rơm
được nghiên cứu, trong đó phương pháp trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

13
Lê Tấn Hiệp và cs.

Phương pháp này cho phép kiểm soát các điều kiện phù hợp với sự phát triển của nấm rơm mà
phương pháp trồng ngoài ruộng không thể thực hiện được [3].
Dù có nhiều điều kiện để phát triển, nhưng hiện nay nghề trồng nấm rơm ở Việt Nam vẫn
chưa được phát triển đúng mức do quy mô sản xuất nhỏ, kỹ thuật canh tác thương mại vẫn còn non
trẻ, chủ yếu sản xuất ngoài đồng ruộng nên thường cho năng suất kém và không ổn định. Việc
không có kỹ thuật canh tác tốt và sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng
(chủ yếu là nhóm auxin, gibberellin) dẫn đến chi phí sản xuất cao, có thể gây ra ô nhiễm môi
trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng nấm rơm.
Vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng các chất bổ sung có nguồn gốc hữu cơ, từ các khoáng chất và
vitamin không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng nấm rơm mà còn giảm thiểu được ô
nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


Nguyên vật liệu: Giống nấm rơm và rơm được cung cấp từ cơ sở giống nấm rơm Thần Nông
(Cần Thơ). Cám bắp, bã đậu nành được mua từ cơ sở thức ăn gia súc Hồng Phúc (Cần Thơ). Bột
lông vũ trong thí nghiệm là nguồn nguyên liệu được sản xuất trong nước (Công ty Cổ phần Thức
ăn gia súc Meko, Cần Thơ). Nó được làm từ lông gia cầm (vịt và lông gà màu trắng) thu gom tại
các nhà máy giết mổ với độ đạm từ 80 đến 83 %. Bột đá (CaCO3) và hóa chất, vitamin thí nghiệm
được cung cấp từ Phòng Nấm học, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại
học Cần Thơ.
2.1. Khảo sát ảnh hưởng của các dinh dưỡng khoáng, vitamin đến tốc độ tăng trưởng của tơ
nấm rơm trên môi trường nhân giống 1
Mục đích thí nghiệm: Đánh giá ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng và vitamin đến khả năng
phát triển của tơ nấm rơm ở các môi trường nhân giống cấp 1.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên theo kiểu thừa số 2 nhân
tố với 16 nghiệm thức (NT) tương ứng với 4 loại môi trường và 3 nguồn vitamin (5 mL/L) bổ sung.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Bảng 1. Bảng bố trí thành phần trên môi trường nhân giống cấp 1
NT1: Môi trường PDA NT9: Môi trường Richard
NT2: Môi trường PDA + vitamin B1 NT10: Môi trường Richard + vitamin B1
NT3: Môi trường PDA + vitamin B6 NT11: Môi trường Richard + vitamin B6
NT4: Môi trường PDA + vitamin H NT12: Môi trường Richard + vitamin H
NT5: Môi trường Chang NT13: Môi trường Czapek
NT6: Môi trường Chang + vitamin B1 NT14: Môi trường Czapek + vitamin B1
NT7: Môi trường Chang + vitamin B6 NT15: Môi trường Czapek + vitamin B6
NT8: Môi trường Chang + vitamin H NT16: Môi trường Czapek + vitamin H
trong đó:
Môi trường PDA: khoai tây 200 g/L, glucose 20 g/L,
Môi trường Chang: PDA bổ sung 0,46 g/L KH2PO4; 1 K2HPO4; 0,5 g/L MgSO4,

14
Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea)…

Môi trường Richard: PDA bổ sung 10 g/L KNO3; 5 g/L KH2PO4; 2,5 g/L MgSO4; 0,02 g/L
FeCl3.6H2O,
Môi trường Czapek: PDA bổ sung 2 g/L NaNO3; 1 g/L K2HPO4; 0,5 g/L MgSO4; 0,5 g/L KCl;
0,01 g/L FeSO4.
Thực hiện: Dùng dao cắt các khoanh khuẩn ti nấm có đường kính 1 cm chuyển vào giữa đĩa
Petri của các nghiệm thức. Tiếp tục ủ 30 oC trong tủ ủ để lấy chỉ tiêu.
Chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận thời gian lan tơ của nấm sau 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ.
2.2. Khảo sát ảnh hưởng của các dinh dưỡng hữu cơ đến tốc độ lan tơ nấm rơm trên môi
trường nhân giống cấp 2
Mục đích thí nghiệm: Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm rơm ở các môi trường nuôi trồng nhân
giống cấp 2 có bổ sung các dinh dưỡng hữu cơ, để tuyển chọn những công thức phù hợp cho sự
phát triển của nấm rơm trên môi trường nhân giống cấp 2.
Trấu và lúa là hai cơ chất được dùng trong nhân giống cấp 2 của nấm rơm phổ biến nhất hiện
nay, nên được chọn để bố trí thí nghiệm. Giống lúa sử dụng: Jasmine 85 (Dòng lai IR 841 - 85)
được chọn lai tạo từ Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI).
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên theo kiểu thừa số 2 nhân
tố với 8 nghiệm thức tương ứng với những môi trường nhân giống cấp 2 được bổ sung 3 loại dinh
dưỡng hữu cơ trên 2 loại cơ chất. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Bảng 2. Bảng bố trí thành phần trên môi trường nhân giống cấp 2
NT1: Trấu NT5: Lúa
NT2: Trấu + bã đậu nành NT6: Lúa + bã đậu nành
NT3: Trấu + cám bắp NT7: Lúa + cám bắp
NT4: Trấu + bột lông vũ NT8: Lúa + bột lông vũ
Thực hiện:
− Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu môi trường nhân giống cấp 2: 100 g nguyên liệu (trấu/hạt
lúa), 1 g glucose, 1 g CaCO3 và chất bổ sung hữu cơ [4];
− Bước 2: Nguyên liệu được ngâm trong nước vôi 1 % trong 2 giờ. Cho nguyên liệu vào
bịch, bổ sung dinh dưỡng hữu cơ (tỉ lệ 2 %) và khử trùng ở nhiệt độ 121 oC, 1 atm trong
30 phút;
− Bước 3: Cấy giống từ môi trường nhân giống cấp 1 có chứa tơ nấm sang môi trường
cấp 2;
− Bước 4: Giữ ở nhiệt độ 30 oC trong tủ ủ và theo dõi tốc độ lan tơ của nấm rơm.
Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian tơ nấm lan toàn bộ chai môi trường nhân giống cấp 2 (ngày).
2.3. Khảo sát ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự phát triển, năng suất và chất lượng của
nấm rơm trồng trong nhà
Mục đích thí nghiệm: Đánh giá ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự phát triển của nấm
rơm, từ đó tuyển chọn các dinh dưỡng bổ sung phù hợp cho năng suất nấm cao.

15
Lê Tấn Hiệp và cs.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên theo kiểu thừa số 2 nhân
tố với 8 nghiệm thức tương ứng với nguyên liệu được bổ sung 3 loại dinh dưỡng hữu cơ và 2 nồng độ
dung dịch dinh dưỡng (DDDD) chọn được ở thí nghiệm 1. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Bảng 3. Bảng bố trí thành phần dinh dưỡng bổ sung vào cơ chất
NT1: Cơ chất + 1 mL/L DDDD
NT2: Cơ chất + 1 mL/L DDDD + bã đậu nành
NT3: Cơ chất + 1 mL/L DDDD + cám bắp
NT4: Cơ chất + 1 mL/L DDDD + bột lông vũ
NT5: Cơ chất + 5 mL/L DDDD
NT6: Cơ chất + 5 mL/L DDDD + bã đậu nành
NT7: Cơ chất + 5 mL/L DDDD + cám bắp
NT8: Cơ chất + 5 mL/L DDDD + bột lông vũ
Thực hiện:
− Bước 1: Chuẩn bị giống nấm rơm;
− Bước 2: Chọn nguyên liệu và ủ rơm;
− Bước 3: Xếp mô cấy giống. Chuẩn bị khuôn là rổ nhựa cứng có đường kính 45 cm, chiều
cao 30 cm và hai bên có tay cầm để dễ dàng lấy khuôn ra sau khi xếp mô nấm. Sau đó,
rơm sau khi ủ được xếp thành các bó cho vào khuôn và dùng tay ấn chặt. Khi có lớp rơm
khoảng 10 cm thì cấy một lớp giống viền xung quanh cách mép khuôn 5 cm. Cứ như vậy
xếp thành ba lớp rơm, trên cùng tiếp tục cấy thêm một lớp giống đều trên bề mặt. Mỗi mô
nấm rơm sử dụng 4 kg rơm khô và cấy 80 g giống/mô nấm (2 % so với 4 kg lượng rơm
khô). Dinh dưỡng bổ sung hữu cơ (bột lông vũ, bã đậu nành, cám bắp) sẽ được trộn đều
với nguyên liệu với tỉ lệ 2 % trọng lượng khô nguyên liệu;
− Bước 4: Chăm sóc và tưới đón nấm: nước tưới sẽ được pha với các dung dịch dinh dưỡng
(1 mL/L và 5 mL/L) để nấm rơm dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng và phát triển, duy trì nhiệt
độ 30 - 32 oC, độ ẩm không khí trong nhà trồng đạt 90 - 100 %;
− Bước 5: Thu hoạch.
Chỉ tiêu theo dõi:
Chỉ tiêu 1: Thời gian tơ nấm lan đầy mô nấm (ngày): Quan sát và ghi nhận thời gian tơ nấm
lan trắng hoàn toàn mô nấm tính từ lúc cấy giống vào mô nấm.
Chỉ tiêu 2: Thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể nấm (ngày): Theo dõi và ghi nhận thời gian
bắt đầu xuất hiện quả thể dạng trứng đầu tiên ở mỗi mô nấm tính từ lúc cấy giống vào mô nấm.
Chỉ tiêu 3: Năng suất nấm (kg): Thu hoạch nấm mỗi ngày hai lần: vào 6 giờ sáng và 4 giờ
chiều. Ghi nhận tổng khối lượng nấm thu hoạch ở mỗi mô nấm.
Chỉ tiêu 4: Hiệu suất chuyển hóa sinh học (Biological Efficiency - BE) (%)
Trọng lượng tươi của nấm (g)
Hiệu suất sinh học (BE) = x100
Trọng lượng khô của cơ chất (g)

16
Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea)…

2.4. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2013; phân tích phương sai (ANOVA), vẽ
biểu đồ và so sánh các giá trị trung bình các nghiệm thức theo phép kiểm định Tukey bằng phần
mềm Minitab 16.0.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các dinh dưỡng khoáng, vitamin đến tốc độ tăng trưởng của tơ nấm rơm
trên môi trường nhân giống 1
Kết quả theo dõi sự phát triển của tơ nấm rơm trên môi đĩa Petri ở Hình 1 và Bảng 4 cho thấy:
đường kính của khuẩn lạc nấm rơm ở giai đoạn 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ kể từ khi cấy chuyền khác
biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95 % giữa các nghiệm thức có môi trường bổ sung khoáng chất và
vitamin với các nghiệm thức không bổ sung dinh dưỡng.

Hình 1. Khuẩn lạc nấm rơm trên môi trường nhân giống cấp 1
Ở giai đoạn 48 giờ sau khi cấy chuyền, kết quả phân tích thống kê cho thấy đường kính khuẩn
lạc nấm rơm lớn nhất ở các nghiệm thức môi trường Richard (trung bình 4,8 cm) và có bổ sung
vitamin B1 (trung bình 4,89 cm). Kế đến là các nghiệm thức môi trường Czapek (trung bình
4,58 cm), môi trường Chang (trung bình 4,38 cm) và có bổ sung vitamin B6 (4,43 cm), vitamin H
(4,39 cm) có đường kính khuẩn lạc nhỏ hơn. Trong khi đó, nghiệm thức đối chứng có môi trường
PDA (trung bình 3,82 cm) và không bổ sung vitamin (trung bình 3,86 cm) có đường kính khuẩn lạc
sau 48 giờ cấy nhỏ nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tất cả nghiệm thức còn lại.
Qua kết quả phân tích thống kê chỉ tiêu đường kính khuẩn lạc nấm rơm giai đoạn 72 giờ và 96
giờ kể từ khi cấy chuyền cho thấy có sự tương quan thuận giữa đường kính khuẩn lạc giữa ba giai
đoạn 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ. Trong đó, đường kính khuẩn lạc nấm rơm ở giai đoạn 72 giờ sau khi
cấy chuyền lớn nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở các nghiệm
thức môi trường Richard (trung bình 6,17 cm) và có bổ sung vitamin B1 (trung bình 6,35 cm).
Tương tự, tại thời gian sau 96 giờ cấy chuyền, đường kính khuẩn lạc lớn nhất tại nghiệm thức chứa
môi trường Richard (trung bình 7,39 cm), có bổ sung vitamin B1 (trung bình 7,65 cm).
Nguyên nhân có sự khác biệt về đường kính khuẩn lạc ở các nghiệm thức có bổ sung dinh
dưỡng lớn hơn có lẽ là do các khoáng chất và vitamin bổ sung vào các môi trường nhân giống cấp 1
đã cung cấp thêm dinh dưỡng cho nấm phát triển và đã giúp tơ nấm rơm phát triển nhanh hơn so với
nghiệm thức không bổ sung. Theo Trần Văn Mão (2004) [5] và Nguyễn Lân Dũng (2007) [6] cho
rằng nấm cần khoảng 17 nguyên tố để tăng trưởng, trong đó phospho, kali, magie là 3 nguyên tố quan

17
Lê Tấn Hiệp và cs.

trọng nhất và thường ở dạng muối như KH2PO4, K2HPO4, KCl, MgSO4,… tùy vào loại nấm nếu bổ
sung khoáng chất phù hợp sẽ giúp tơ nấm phát triển nhanh và đồng đều hơn. Ngoài ra, vitamin B1 và
khoáng chất được xem là nhân tố quan trọng giúp kích thích sự tăng trưởng của nấm [7].
Từ kết quả thí nghiệm, môi trường Richard bổ sung vitamin B1 sẽ được chọn làm dung dịch
dinh dưỡng thí nghiệm 3.
Bảng 4. Đường kính khuẩn lạc theo thời gian trên môi trường cấp 1
Đường kính khuẩn lạc (cm)
Nhân tố
Sau 48 giờ Sau 72 giờ Sau 96 giờ
Môi trường (A)
PDA 3,82c 5,12c 6,38c
Chang 4,38b 5,66b 6,87b
Richard 4,80a 6,17a 7,39a
ab b
Czapek 4,58 5,86 6,97b
Vitamin (B)
Không bổ sung 3,86c 5,07c 6,13c
Vitamin B1 4,89a 6,35a 7,65a
b b
Vitamin B6 4,43 5,73 6,98b
Vitamin H 4,39b 5,66b 6,85b
F (A) * * *
F (B) * * *
F (AxB) ns ns ns
CV (%) 4,47 3,72 3,58

Chú thích: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 % theo phép thử Tukey.
3.2. Ảnh hưởng của các dinh dưỡng hữu cơ đến tốc độ lan tơ nấm rơm trên môi trường nhân
giống cấp 2

Hình 2. Sự phát triển của tơ nấm rơm trên môi trường cấp 2
Qua kết quả phân tích thống kê (Bảng 5) cho thấy tơ nấm rơm phát triển tốt ở các nghiệm thức
sử dụng cơ chất trấu và có bổ sung dinh dưỡng hữu cơ.
Về cơ chất sử dụng, tơ nấm phát triển tốt và thời gian tăng trưởng nhanh nhất ở các nghiệm
thức sử dụng cơ chất trấu (trung bình 11 ngày) và khác biệt có nghĩa thống kê với các nghiệm thức

18
Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea)…

sử dụng cơ chất lúa (trung bình 13,67 ngày). Còn đối với các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng
hữu cơ, cho thời gian phát triển nhanh nhất ở các nghiệm thức bổ sung bột lông vũ (trung bình
10,67 ngày). Kế đến là các nghiệm thức bổ sung bã đậu nành (trung bình 11,5 ngày), cám bắp
(trung bình 12,5 ngày) và phát triển chậm nhất ở các nghiệm thức không bổ sung dinh dưỡng hữu
cơ (trung bình 14,67 ngày).
Bảng 5. Ảnh hưởng của cơ chất và dinh dưỡng hữu cơ đến thời gian lan tơ trên môi trường nhân giống cấp 2
Nhân tố Thời gian tơ lan đầy chai
giống cấp 2 (ngày)
Cơ chất (A)
Trấu 11,00a
Lúa 13,67b
Dinh dưỡng hữu cơ (B)
Không bổ sung 14,67c
Bã đậu nành 11,50ab
Cám bắp 12,50b
Bột lông vũ 10,67a
F (A) *
F (B) *
F (A × B) ns
CV (%) 7,02

Chú thích: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 % theo phép thử Tukey.
Nguyên nhân có thể do cơ chất trấu xốp, giữ ẩm tốt và thoáng khí hơn so với cơ chất lúa, giúp
tạo môi trường thuận lợi, cung cấp đủ lượng oxy cho tơ nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Ngoài
ra, cũng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, nguyên nhân sự khác
biệt có lẽ tương tự như giai đoạn nhân giống cấp 1, tại giai đoạn này nấm rơm cần nhiều dinh
dưỡng nên việc bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào các môi trường cấp 2 đã giúp tơ nấm rơm
phát triển nhanh hơn so với các nghiệm thức không bổ sung dinh dưỡng. Theo Nguyễn Lân Dũng
(2007), ngoài dinh dưỡng có sẵn trong cơ chất, việc bổ sung các chất hữu cơ cần thiết cho nấm như
bột lông vũ, bã đậu nành, cám bắp,… sẽ giúp tơ nấm phát triển nhanh và đồng đều hơn [6]. Kết quả
thí nghiệm trên tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Huệ và cs. (2019) cho thấy
môi trường nhân giống và thành phần các chất dinh dưỡng hữu cơ bổ sung cũng ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng của tơ nấm rơm [8]. Vì vậy, sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của hệ tơ nấm rơm trên
môi trường nhân giống cấp 2 giữa các nghiệm thức có thể do thành phần dinh dưỡng bổ sung khác
nhau trên các môi trường cấp 2.

19
Lê Tấn Hiệp và cs.

3.3. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự phát triển, năng suất của nấm rơm trồng
trong nhà
3.3.1. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự phát triển của nấm rơm trồng trong nhà
Các chất bổ sung có ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm rơm trồng trong nhà cụ thể là thời
gian tơ nấm lan đầy mô nấm và thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể nấm rơm.
Thời gian tơ nấm lan đầy mô nấm: Từ kết quả phân tích thống kê (Bảng 6) cho thấy tơ nấm
phát triển tốt ở các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng. Tại các nghiệm thức cơ chất được bổ sung
dinh dưỡng khoáng với nồng độ 5 mL/L cho thời gian phát triển của tơ nấm nhanh hơn (trung bình
5,08 ngày) so với nồng độ 1 mL/L (trung bình 5,42 ngày). Còn đối với các nghiệm thức bổ sung
dinh dưỡng hữu cơ, thời gian lan đầy mô nấm nhanh nhất ở các nghiệm thức bổ sung bột lông vũ
(trung bình 4,17 ngày), kế đến là các nghiệm thức bổ sung bã đậu nành (trung bình 4,86 ngày), cám
bắp (trung bình 5,5 ngày). Nguyên nhân có sự khác biệt có lẽ là do việc bổ sung thêm nguồn đạm
hữu cơ (bã đậu nành, cám bắp, bột lông vũ) và các khoáng chất đã giúp tơ nấm rơm phát triển
nhanh và rút ngắn thời gian lan đầy mô nấm ở các nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng so với
nghiệm thức không bổ sung. Kết quả trên phù hợp với nhận định của Lê Duy Thắng (1997) cho
rằng dinh dưỡng bổ sung có thể thêm vào giai đoạn phối trộn nguyên liệu, việc bổ sung nguồn đạm
hữu cơ và khoáng chất sẽ cung cấp dinh dưỡng cho nấm, điều chỉnh giá trị C/N nguyên liệu phù
hợp, qua đó giúp tơ nấm phát triển nhanh hơn [7].
Bảng 6. Ảnh hưởng của đến sự phát triển của tơ nấm rơm và thời gian thu hoạch
Thời gian tơ nấm lan đầy mô Thời gian bắt đầu thu hoạch
Nhân tố
nấm (ngày) (ngày)
Nồng độ dinh dưỡng (A)
1 mL/L 5,42a 11,50a
5 mL/L 5,08a 11,42a
Dinh dưỡng hữu cơ (B)
Không bổ sung 6,50c 12,83b
Bã đậu nành 4,83 ab
11,33a
Cám bắp 5,50b 11,17a
Bột lông vũ 4,17a 10,50a
F (A) ns ns
F (B) * *
F (AxB) ns ns
CV (%) 9,52 5,42
Chú thích: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Tukey.
Thời gian thu hoạch: Thời gian bắt đầu thu hoạch sớm nhất là ở các nghiệm thức có bổ sung
bột lông vũ (trung bình 10,5 ngày) và nghiệm thức bổ sung cám bắp (trung bình 11,17 ngày), tiếp
đến là bã đậu nành (trung bình 11,33 ngày) và chậm nhất là nghiệm thức không bổ sung dinh
dưỡng (12,83 ngày) (Bảng 6). Bên cạnh đó khi xét về ảnh hưởng của nồng độ dung dịch dinh
dưỡng thì các nghiệm thức bổ sung 5 mL/L (trung bình 11,42 ngày) và 1 mL/L (trung bình 11,50
ngày) có thời gian bắt đầu thu hoạch không chênh lệch nhiều và khác biệt không có ý nghĩa thống

20
Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea)…

kê. Theo Lê Duy Thắng (1997) khi các chất bổ sung thêm nguồn đạm hữu cơ và khoáng chất,
vitamin thích hợp vào nguồn nguyên liệu sẽ giúp rút ngắn thời gian tạo quả thể [7]. Kết quả trên
tương đồng với các nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Hiền (2010) [9] và Lê Minh Châu (2010) [10]:
khi bổ sung dinh dưỡng vào nguyên liệu trước khi xếp mô sẽ giúp rút ngắn thời gian thu hoạch hơn
so với nghiệm thức đối chứng không bổ sung dinh dưỡng.
3.3.2. Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến năng suất và hiệu suất chuyển đổi sinh học của nấm
rơm trồng trong nhà
Năng suất nấm: Qua kết quả Bảng 7 cho thấy năng suất nấm tươi trung bình của các nghiệm
thức đều tăng khi sử dụng chất bổ sung. Trong đó, năng suất nấm tươi trung bình đạt cao nhất ở các
nghiệm thức bổ sung bột lông vũ (trung bình 836,3 g nấm/4 kg rơm) và có năng suất thấp nhất là
nghiệm thức không bổ sung dinh dưỡng (490,2 g nấm/4 kg rơm). Kết quả trên phù hợp với nhận
định của Trần Văn Mão (2004) [5] và Lê Duy Thắng (1997) [7] rằng việc bổ sung nguồn đạm hữu
cơ và dinh dưỡng khoáng cần thiết cho nấm sẽ cung cấp dinh dưỡng cho các quá trình biến dưỡng
của nấm, giúp tơ nấm phát triển tốt và năng suất nấm cao hơn. Bên cạnh đó khi xét về ảnh hưởng
của các nồng độ dung dịch dinh dưỡng bổ sung vào cơ chất, thì các nghiệm thức bổ sung dung dịch
dinh dưỡng với nồng độ 5 mL/L (720,6 g nấm/4 kg rơm) cho năng suất cao hơn các nghiệm thức
nồng độ 1 mL/L (680,3 g nấm/4 kg rơm). Nguyên nhân năng suất ở các nghiệm thức bổ sung dinh
dưỡng khoáng và vitamin với nồng độ cao hơn thích hợp với sự phát triển của nấm rơm, giúp tơ
nấm rơm phát triển tốt và cải thiện năng suất.
Bảng 7. Ảnh hưởng của nồng độ dinh dưỡng và dinh dưỡng hữu cơ đến năng suất nấm rơm
Nhân tố Năng suất nấm (g) Hiệu suất sinh học (%)
Nồng độ dinh dưỡng (A)
1 mL/L 680,3b 17,01b
5 mL/L 720,6a 18,01a
Dinh dưỡng hữu cơ (B)
Không bổ sung 490,2c 12,25c
Bã đậu nành 759,3b 18,98b
Cám bắp 715,8b 17,90b
Bột lông vũ 836,3a 20,91a
F (A) * ns
F (B) * *
F (A X B) ns ns
CV (%) 4,21 4,21
Chú thích: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Tukey.
Hiệu suất chuyển đổi sinh học: Kết quả phân tích hiệu suất chuyển đổi sinh học (Bảng 7) cho
thấy hiệu suất sinh học (B.E) giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy
95 %. Trong đó, các nghiệm thức bổ sung 2 % bột lông vũ cho B.E cao nhất (trung bình 20,91 %)
và B.E thấp nhất ở các nghiệm thức không bổ sung dinh dưỡng (trung bình 12,25 %). Kết quả này
tương đồng các với nghiên cứu của Nguyễn Hiền Huỳnh (2010) [9], Thiribhuvanamala và cs.

21
Lê Tấn Hiệp và cs.

(2012) [11] và Biswas và cs. (2014) [12] khi bổ sung dinh dưỡng vào nguyên liệu trồng nấm sẽ
giúp tơ nấm rơm phát triển nhanh, đồng đều và điều chỉnh giá trị C/N phù hợp cho nấm rơm phát
triển, từ đó giúp năng suất và hiệu suất sinh học tăng.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận


Dinh dưỡng khoáng Richard (10 g/L KNO3; 5 g/L KH2PO4; 2,5 g/L MgSO4; 0,02 g/L
FeCl3.6H2O) và 10 mg/L vitamin B1 cho hiệu quả cao nhất. Môi trường nhân giống cấp 2 sử dụng
cơ chất trấu và bổ sung 2 % bột lông vũ giúp tơ nấm phát triển và cho thời gian tơ đầy nhanh nhất.
Chất bổ sung phù hợp, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao là nguyên liệu rơm có bổ sung
2 % bột lông vũ và 5 mL/L dung dịch dinh dưỡng (Richard, vitamin B1).
4.2. Kiến nghị
Bổ sung dinh dưỡng vào các giai đoạn khác nhau như giai đoạn ra mô, 7 ngày sau khi ra mô,
khi xuất hiện đinh ghim để tăng năng suất và chất lượng của nấm rơm.
Thử nghiệm sử dụng chất bổ sung trên các nguồn nguyên liệu trồng nấm khác như bông trồng
nấm, mùn cưa, bồn bồn để đánh giá hiệu quả của chất bổ sung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Tuấn Thanh (2012). Khảo sát lượng rơm rạ sau thu hoạch và các biện pháp
sử dụng rơm rạ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp ngành
Kĩ thuật môi trường, Đại học Cần Thơ.
[2]. Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu
Ngân, Lê Hoàng Việt & Kjeld Ingvorsen (2014). Ước tính lượng và các biện pháp xử
lý rơm rạ pử một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, 32, 87-93.
[3]. Ahlawat, O. P. & Tewari, R. P. (2007). Cultivation technology of paddy straw
mushroom (Volvariella volvacea). National Research Centre for Mushroom, 36, 30-
35.
[4]. Nguyễn Lân Dũng (2004). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập I. NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 245
[5]. Trần Văn Mão (2004). Sử dụng vi sinh có ích, tập I. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.
200.
[6]. Nguyễn Lân Dũng (2007). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập II, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 201.
[7]. Lê Duy Thắng (1997). Kỹ thuật trồng nấm, tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 98.
[8]. Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Văn Khanh & Nguyễn Quang Lịch
(2019). Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mùa vụ đến sinh trưởng của tơ
nấm ở các giai đoạn nhân giống nấm rơm (Volvariella volvacea). Hue University
Journal of Science: Agriculture and Rural Development, 128, 5-18.

22
Ảnh hưởng của các chất bổ sung đến sự sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea)…

[9]. Nguyễn Hiền Huỳnh (2010). Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên năng suất nấm rơm
(Volvariella volvacea). Luận văn tốt nghiệp ngành Trồng trọt, Đại học Cần Thơ.
[10]. Lê Minh Châu (2010). Ảnh hưởng của thời gian ủ rơm và tổ chất dưỡng chất đến
năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea) và nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-
caju. Luận văn Tốt nghiệp ngành Trồng Trọt, Đại học Cần Thơ.
[11]. Thiribhuvanamala, G., Krishnamoorthy, S., Manoranjitham, K., Praksasm, V. &
Krishnan, S. (2012). Improved techniques to enhance the yield of paddy straw
mushroom (Volvariella volvacea) for commercial cultivation. African Journal of
Biotechnology, 11, 40-48.
[12]. Biswas, M. K. & Mrinmoy, L. (2014). Techniques for increasing the biological
efficiency of paddy straw mushroom (Volvariella volvacea) in Eastern India. Food
Science and Technology, 2, 52-57.

ABSTRACT

EFFECTS OF SUPPLEMENTS ON GROWTH, YIELD AND


QUALITY OF STRAW MUSHROOMS (Volvariella volvacea)
GROWN INDOORS
Le Tan Hiep, Tran Van Be Nam, Tran Nhan Dung*

Biotechnology Development and Research Institute, Can Tho University


*Email: tndung@ctu.edu.vn
The study was carried out with the aim of determining suitable supplements to serve the propagation
and production of straw mushrooms (Volvariella volvacea). The substrate used is straw and the organic
nutrients are feather meal, soybean meal, corn bran and mineral nutrients, vitamins. Experiment 1 consisted
of 16 treatments to evaluate the effect of minerals from culture mediums and vitamins on primary
propagation media. The results showed that mycelium grew most evenly and fastest on Richard's medium
supplemented with vitamin B1. Experiment 2 was arranged with 8 treatments to assess suitable organic
nutrients and substrates in secondary propagation medium. The results showed that mycelium grew fastest on
rice husk substrate supplemented with 2 % feather meal. Experiment 3 was arranged with 8 treatments with
different concentrations of nutrient solution and organic nutrients. In experiment 3, based on the evaluation
criteria, treatment 8 (treatment supplemented with 2 % feather meal and nutrient solution (Richard, vitamin
B1) at a concentration of 5 mL/L) was better than other treatments. Specifically, fastest growing mycelium
(average 4 days), early fruiting (average 10.33 days), the highest yield (average 857 g of mushroom/4 kg of
straw), highest biological efficiency (21.61 %) and good fruit quality.
Keywords: Supplements, organic nutrition, minerals, straw mushrooms (Volvariella volvacea),
vitamins.

23
24

You might also like