Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược

BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

DƯỢC CỘNG ĐỒNG

QUẢN LÝ NGUY CƠ

Ths. Lê Thu Thuỷ


lethuy@hup.edu.vn
MỤC TIÊU
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Trình bày được:


• Khái niệm quản lý nguy cơ
• Một số sai sót thường gặp
• Các biện pháp quản lý nguy cơ tại nhà thuốc

2
Khái niệm
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Nguy cơ???
Nguy cơ là rủi ro xảy ra một sự kiện không mong muốn
(negative outcomes)

• Quản lý nguy cơ???


là quá trình tiên lượng các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó có chiến
lược giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra

• Sai sót trong sử dụng thuốc???


là những sai lầm không mong muốn trong quá trình kê đơn,
cấp phát và quản lý thuốc có thể gây ra nguy hại cho người
bệnh.
Phân loại nguy cơ
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Theo quan điểm bảo hiểm


• Nguy cơ thuần túy (pure risk): liên quan đến rủi ro trong đó
chỉ có mất, không có cơ hội được. Nguy cơ thuần tuỳ xảy ra
tình cơ, khong dự đoán được hoặc không thể tránh khỏi
• Nguy cơ đầu cơ (speculative risk): liên quan đến cơ hội đạt
được lợi ích hoặc thất bại.
Theo mức độ:
• Cá nhân
• Hệ thống
Theo tính chất (tác giả James Reason)
• Chủ động
• Tiềm ẩn

Pharmacy management
Vai trò của quản lý nguy cơ
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Giúp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả

5
Quy trình quản lý rủi ro
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Tìm hiểu bối cảnh - Lỗ hổng tiềm năng trong các khâu là gì?
hoặc nguyên nhân
- Danh tiếng của nhà thuốc ảnh hưởng như thế nào
nếu người bệnh bị ảnh hưởng do lỗi cấp phát
hoặc không rà soát thuốc trong đơn
Xác định nguy cơ
- Người bệnh có nguy cơ cao tránh cung cấp dịch
vụ/ sản phẩm thuốc mà không thăm khám bác sĩ
Phân tích phân tích -> chuyên môn / quản lý
- Nguyên nhân: hoàn cảnh (KH tiềm năng, giờ cao
điểm…)
Quản lý nguy cơ

Kiểm soát và rà soát


hiệu quả công việc
Nguyên nhân có thể dẫn đến sai sót trong thực hành
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

1. Quá tải và mệt mỏi trong công việc của dược sĩ


2. Người bán lẻ thuốc thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc
không được đào tạo đầy đủ
3. Trao đổi thông tin không rõ ràng giữa các NVYT (chữ viết
xấu, kê đơn bằng miệng)
4. Các yếu tố về môi trường (thiếu ánh sáng, quá nhiều
tiếng ồn hay thường xuyên bị gián đoạn công việc…)
5. Số lượng thuốc dùng cho 1 người bệnh nhiều
6. Sử dụng nhiều nhóm thuốc và nhiều dạng thuốc
7. Nhầm lẫn về danh pháp, quy cách đóng gói hay nhãn
thuốc
8. Thiếu các chính sách và quy trình quản lý thuốc hiệu quả
Quy trình quản lý rủi ro
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Tìm hiểu bối cảnh


hoặc nguyên nhân

- Phân tích theo các khía cạnh của hoạt động tổ


Xác định nguy cơ chức quản lý của nhà thuốc
- Chú ý đến những sai sót trong quá khứ (kể cả các
sự cố suýt gặp phải)

Phân tích phân tích

Quản lý nguy cơ

Kiểm soát và rà soát


hiệu quả công việc
Quy trình quản lý rủi ro
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Tìm hiểu bối cảnh


hoặc nguyên nhân

Xác định nguy cơ


Điều kiện lý tưởng: TẤT CẢ NGUY CƠ CẦN
PHẢI ĐƯỢC LOẠI TRỪ
Thực tế: KHÓ THỰC HIỆN ĐƯỢC
Phân tích phân tích
-> Ưu tiên trong quản lý rủi ro: rủi ro phổ biến/ có
khả năng gây hậu quả nghiêm trọng

Quản lý nguy cơ Các yếu tố cần phải chú ý:


- Khả năng, xác suất rủi ro có thể xảy ra
- Tác động có thể có
- Tính sẵn có/ khả dung của các phương án ngăn
Kiểm soát và rà soát ngừa nguy cơ
hiệu quả công việc - Chi phí (về con người, tài chính…) để giảm thiểu
nguy cơ tái diễn trong tương lai
Quy trình quản lý rủi ro
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Tìm hiểu bối cảnh


hoặc nguyên nhân

Xác định nguy cơ

Có nhiều lựa chọn


Phân tích phân tích
Thường cân nhắc phụ thuộc vào chi phí tài
chính và hậu quả
Các yếu tố trong quản lý:
- Kiểm soát nguy cơ: các bước ngăn chặn nguy cơ
Quản lý nguy cơ
sẽ giúp giảm thiểu khả năng diễn ra biến cố bất lợi
- Chấp nhận nguy cơ: các nguy cơ không thể loại bỏ
hoàn toàn nhưng ít nhất phải được xác định và lường
Kiểm soát và rà soát trước
hiệu quả công việc - Phòng tránh nguy cơ: Tìm kiếm nguyên nhân và
hành động thích hợp
Quy trình quản lý rủi ro
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Tìm hiểu bối cảnh


hoặc nguyên nhân

Xác định nguy cơ

Phân tích phân tích

Quản lý nguy cơ

Kiểm soát và rà soát Hiệu quả cần kiểm soát thường xuyên -> đảm bảo độ
hiệu quả công việc tin cậy và tính an toàn
Các công cụ giúp quản lý rủi ro
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Phân tích hồi cứu


- Phương pháp phân tích nguyên nhân gốc rễ (RCA) + biểu đồ
xương cá
- Phân tích sự kiện then chốt (Critical event analysis)

Công cụ Đồ thị Pareto

Phân tích phương thức thất bại và tác động (Failure modes and
effect analysi-FMFA)
Phân tích hồi cứu
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis -


RCA)
– cung cấp một biện pháp để xem xét về một biến cố đã xảy ra hoặc
có nguy cơ xảy ra
– giúp tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn, các yếu tố khách quan thúc đẩy sự
hình thành của biến cố bất lợi, cũng như các yếu tố có thể đã giúp
ngăn ngừa biến cố đó.
– cần phải liệt kê đầy đủ các yếu tố tác động theo trình tự thời gian một
cách rõ ràng ->tập trung tìm kiếm các khu vực cần thay đổi, các
phương án khả thi để giảm thiểu nguy cơ tái diễn.
– Sử dụng: biểu đồ xương cá + kỹ thuật nhưng tại sao hoặc sử dụng
các mốc thời gian diễn ra sự việc để phân tích nguyên nhân - kết
quả.
Kỹ thuật “Nhưng tại sao”
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
5 câu hỏi tại sao
Cách thực hiện*:
Vấn đề:
Quá nhiều (quá ít) người________.
Q. Nhưng tại sao xảy ra sự kiện ban đầu?
A. Bởi vì . . .
Q. Có ngăn chặn được không?
A. Có.
Q. Bằng cách nào?
Q. Nhưng tại sao?
A. Bởi vì . . .
Q. Nhưng tại sao?
(…)
*Altman, D.G., Balcazar, et al (1994). Public health advocacy: Creating community change to improve health. Palo Alto, CA: Stanford
Center for Research in Disease Prevention.
Kỹ thuật “Khung xương cá”
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Vấn đề

Khung xương cá là một bức tranh mô tả mối


quan hệ logic giữa một vấn đề và các
nguyên nhân gây ra vấn đề đó
Kỹ thuật “Khung xương cá”
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Các bước thực hiện:


Bước 1: Vẽ mô hình khung xương cá (từ trái sang phải)
Bước 2: Viết tên vấn đề vào đầu cá (viết rõ số liệu cụ thể)
Bước 3: Xác định các xương chính (các yếu tố chủ yếu liên quan
đến vấn đề)
Bước 4: Phân tích và tìm nguyên nhân gốc rễ bằng cách đặt câu
hỏi tại sao
Bước 5: Xác định và khoanh tròn vào các nguyên nhân gốc rễ có
thể tác động được
Bước 6: Xác minh các nguyên nhân gốc rễ (số liệu sẵn có, điều
tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm)
Ví dụ: kỹ thuật khung xương cá
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Đồ thị Pareto
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Phát hiện nguyên nhân của sai sót


• Giúp phát hiện nguyên nhân chi phối chính trong tất cả
các khả năng khi có dữ liệu định lượng với tần số của
các nguyên nhân khác nhau
Ví dụ: đồ thị Pareto
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Phân tích phương thức thất bại và tác động
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Giúp đánh giá quy trình và xác định các sai sót có thể xảy ra
• Giúp đánh giá tương quan tác động của các sai sót-> xác định
vấn đề cần được ưu tiên cải tiến
• Sử dụng thảo luận nhóm-> giúp nhìn toàn cảnh, đa chiều
• Gồm 3 bước
– Bước 1: Lập bản đồ các bước của quy trình
– Bước 2: Tìm kiếm các lỗi hệ thống có thể xảy ra
– Bước 3: Đối với mỗi lỗi hệ thống đã chỉ ra cần làm rõ nguyên nhân,
hậu quả và chấm điểm.
Chấm điểm lỗi mắc phải
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Lỗi Tỷ lệ mắc Khả năng Mức độ Tổng điểm Mức độ


phải xuất hiện nghiêm ưu tiên
trọng

Cho điểm thang 1-3


1 điểm: mức độ thấp
2 điểm: Trung bình
3 điểm: Cao

Mức độ nghiêm trọng x khả năng xuất hiện và khả năng phát hiện ->
xác định được tổng điểm
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Sai sót liên quan đến thuốc


(medications errors)
Định nghĩa thuốc LASA
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Thuốc nhìn gần giống nhau (Look alike-LA)


• Thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp (vỉ, viên, ống, lọ,
chai, túi) hoặc bào bì gián tiếp (thùng, hộp) tương tự nhau
về hình dáng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì
Thuốc đọc viết gần giống nhau (Sound alike-SA)
• Là thuốc có tên phát âm tương tự nhau hay có cách viết
tương tự nhau
Thuốc được đóng gói với nhãn mác, màu sắc và hình
dáng tương tự nhau
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Thuốc được đóng gói với nhãn mác, màu sắc và hình
dáng tương tự nhau
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Thuốc được đóng gói với nhãn mác, màu sắc và hình
dáng tương tự nhau
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Thuốc được đóng gói với nhãn mác, màu sắc và hình
dáng tương tự nhau
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Đơn thuốc không rõ ràng
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Sử dụng chữ số thập phân
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Việc sử dụng chữ số thập phân sau dấu phẩy có thể dẫn
tới sai lầm trong việc đọc đơn thuốc, đặc biệt khi hàm
lượng thuốc là số nguyên dương

• Ví dụ:
Viết 2.0mg thay vì viết 2mg
Tiềm ẩn nguy cơ nhầm thành 20mg
Sử dụng các cụm từ viết tắt
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

• Met (Metronidazol hay Metformin)


• Dupha (Duphaston hay Duphalac)
• MTX (Methotrexate hay Mitoxantrone)
Giải pháp giúp quản lý nguy cơ
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
sai sót liên quan đến thuốc

• Mua sắm thuốc:


üTránh mua cùng lúc những thuốc có nguy cơ nhầm lẫn
cao, các thuốc có bao bì, đóng gói tương tự nhau

Kỹ năng giao tiếp trong thực hành nhà thuốc tốt


Giải pháp quản lý nguy cơ
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
sai sót liên quan đến thuốc

• Bảo quản thuốc


– Sắp xếp thuốc vào các vị trí khác nhau (tủ, kệ, khay). Thuốc
cấp phát lẻ đã bóc ra khỏi hộp phải để vào khay riêng, có nhãn
bên ngoài, dán ở vị trí dễ thấy.
– Dùng nhãn cảnh báo cho những thuốc có nguy cơ nhầm lẫn
cao.
– Dùng chữ in hoa để nhấn mạnh sự khác biệt đối với các thuốc
đọc gần giống nhau. Viết phần khác nhau của tên thuốc bằng
chữ in hoa để giúp phân biệt các thuốc có phát âm gần giống
nhau.
– In màu, tô màu, đánh số để làm rõ sự khác biệt của 2 tên thuốc

Kỹ năng giao tiếp trong thực hành nhà thuốc tốt


Nhãn cảnh báo
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Nhãn cảnh báo


Kỹ năng giao tiếp trong thực hành nhà thuốc tốt
Nhãn cảnh báo
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Dùng chữ in hoa nhấn mạnh sự khác biệt
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

Kỹ năng giao tiếp trong thực hành nhà thuốc tốt


In màu, tô màu, đánh số làm rõ sự khác biệt
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Giải pháp giúp quản lý nguy cơ
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
sai sót liên quan đến thuốc

• Bán, giao thuốc


– Đọc kĩ đơn thuốc, các thông tin chưa rõ ràng phải xác nhận lại
với người ghi thông tin, không suy diễn.
– Nhận diện thuốc dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng
bào chế, đường dùng, không nên nhận diện dựa vào hình
dạng bao bì và vị trí để thuốc.
– Kiểm tra 2 lần trước khi bán, giao thuốc cho khách hàng.
– Đọc kỹ nhãn thuốc.
– Kiểm tra thuốc trước khi bán thuốc.
– Sử dụng mã vạch trong quản lý thuốc.
Giải pháp giúp quản lý nguy cơ
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
sai sót liên quan đến thuốc
• Giáo dục cho người bệnh
üGiáo dục cho người bệnh về thuốc của họ, bao gồm
giải thích công dụng của từng loại thuốc
üTrao quyền cho người bệnh: người bệnh và gia đình
có thể đặt câu hỏi về thuốc cũng như lý do họ được chỉ
định thuốc đó
üThông tin cho người bệnh khi có sự thay đổi thuốc
üGiáo dục cho người bệnh và người nhà người bệnh
báo cho nhân viên y tế khi phát hiện có thuốc nào khác
so với những thuốc thường được sử dụng
üKhuyến khích người bệnh và người nhà người bệnh
học và nhơ đơn thuốc (BN mãn tính)
Giải pháp giúp quản lý nguy cơ
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
sai sót liên quan đến thuốc

• Tổ chức hiện việc chống nhầm lẫn thuốc


üNhà thuốc xây dựng danh mục thuốc LASA và cập nhật ít nhất
1 năm/lần
üThông tin các thuốc LASA đến tất cả nhân viên của NT
üKhuyến khích nhân viên báo cáo về những trường hợp nhầm
lẫn thuốc đã xảy ra và các nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn
thuốc
üCác NV và người quản lý chuyên môn cần phối hợp thực hiện
và chia sẻ kinh nghiệm trong việc hạn chế nhầm lẫn
üLưu danh mục LASA tại nhà thuốc
üSử dụng chữ Tall man trong phần mềm
üTổng kết những trường hợp sai sót liên quan đến LASA và phổ
biến rút kinh nghiệm
Tài liệu tham khảo
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

1. World Health Organization (2007), Look Alike, Sound alike


medication name
2. Joera Schonoor, Christina Rogalski, Roberto Frontini, Nils
Engelmann and Christoph-Eckhardt heyde (2015). Case report
of a medication error by look alike packaging:a classis surrogate
marker of an unsafe system
3. Pharmaceutical services division minitry of Health Malaysia
(2012), Guide on handling look alike, sound alike medications
4. ISMP Canada safety Bulletin (2015), Application of TALLman
Lettering for selected high-alert drug, Volume 5
5. Alan F. Merry, FANZCA A, Diana H.Shipp, MRPharm S,
Jocelyn, Lowinger (2011), The contribution of labelling to safe
medication administration in anaesthetic practice
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!!!
BM QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC

41

You might also like