Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết ké

Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

3.1 Thiết kế phần cơ khí

3.2 Thiết kế phần điện

Chương 4: Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm

Chương 5: Vận hành và bảo dưỡng

Chương 6: Kết luận và hướng phát triển

Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀ TÀI


1.1 Đặt vấn đề
Đề tài “Thiết kế máy dán seal nắp chai tự động” là một đề tài nghiên cứu về thiết kế
và sản xuất một loại máy tự động để đóng gói sản phẩm bằng cách dán seal nắp chai. Vấn
đề đặt ra trong đề tài này là làm thế nào để tạo ra một chiếc máy có khả năng đáp ứng nhu
cầu đóng gói của doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và độ bền cao của sản phẩm dán
seal, đồng thời tối ưu hóa quá trình đóng gói để tăng năng suất sản xuất.
Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu cần tập trung vào các yếu tố kỹ thuật của máy,
bao gồm cả thiết kế cơ khí và điều khiển tự động. Các yếu tố này phải được tính toán, thiết
kế và lắp ráp sao cho phù hợp với các loại nắp chai khác nhau, có khả năng điều chỉnh và
thích ứng với tốc độ sản xuất khác nhau.
Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả và năng suất của quá trình đóng gói, cần xác định và
tối ưu hóa các thông số về áp lực, nhiệt độ, thời gian và vật liệu dán seal phù hợp với từng
loại sản phẩm và loại nắp chai khác nhau.
Tóm lại, đề tài “Máy dán seal nắp chai tự động” đặt ra câu hỏi cần giải quyết về việc
thiết kế và sản xuất một chiếc máy đóng gói tự động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đóng gói
của doanh nghiệp, đảm bảo độ chính xác và độ bền của sản phẩm dán seal, đồng thời tối ưu
hóa quá trình đóng gói để tăng năng suất sản xuất.

1
Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

Việc áp dụng nghiên cứu lý thuyết vào thực tiễn là điều hết sức quan trọng để kiểm
nghiệm một các chính xác và đúng đắn hiệu quả của nghiên cứu đó. Dựa vào kiến thức đã
học cùng với sự nghiên cứu phát triển của em, em đã chọn “Thiết kế máy dán seal nhôm
nắp chai tự động”. Bởi lẽ như vậy trong thực tế nên các xí nghiệp, nhà máy thì khâu đóng
seal nắp chai rất quan trọng nên không thể thiếu.
1.2 Giới thiệu chung
Trong lĩnh vực sản xuất đóng gói hàng hóa dạng viên, hũ… không còn ai xa lạ với
các loại máy đóng màng seal nữa vì quả thật việc áp dụng công nghệ máy móc đã phát triển
rất nhiều trong những năm gần đây, nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm nhân công
đáng kể.
Hiện nay, máy dán màng seal đang được các doanh nghiệp ứng dụng nhiều trong
sản xuất. Sở dĩ vậy vì nó có những công dụng tuyệt vời, đáp ứng được những yêu cầu khắt
khe trong quá trình đóng gói sản phẩm. nó được sử dụng ở nhiều quốc gia và trên thế giới.
Màng seal nhôm (màng seal nhôm, seal nhôm, màng nhôm,…) được làm từ chất liệu nhôm
ghép màng nhựa PE/PET/PS và có thể ghép thêm giấy carton.
Các chất liệu hũ chai lọ khác nhau sẽ tương ứng sử dụng các chất liệu màng khác
nhau.
+ Chai hũ chất liệu nhựa thường sử dụng màng seal nhôm PE/PET
+ Chai hũ chất liệu thủy tinh thường sử dụng màng nhôm PS/VS có vân sóng.
Khách hàng lưu ý lựa chọn loại màng có kích thước đường kính thích hợp với sản
phẩm cần dán seal. Nếu sử dụng với số lượng lớn, chúng ta nên sử dụng màng seal nhôm
cắt sẵn để phù hợp với nhu cầu sử dụng và tốc độ đóng gói sản phẩm.

2
Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

Hình 1.1 Màng seal dán trên miệng các loại chai khác nhau
Máy dán màng seal nhôm là thiết bị chuyên dụng để dán seal, đóng màng seal nhôm
cho chai lọ nhựa pe, hũ thuỷ tinh, các chai dầu nhớt với nhiều kích thước đường kính miệng
chai khác nhau.
Máy dán màng seal (tên tiếng Anh aluminum foil film sealing machine) có nhiều tên
gọi khác như máy đóng seal nhôm, máy ép màng nhôm,… Lớp màng nhôm được làm từ
PVC, PP, PE,…và lớp nhôm mỏng. Nên khi được ép sẽ dính chắc vào miệng của chai lọ
nhựa, hũ thuỷ tinh chứa sản phẩm. Máy dán seal được sử dụng để dán màng seal, màng
nhôm bọc đầu cho sản phẩm là các loại lọ, hộp nhằm mục đích chống ẩm, giúp bảo quản
sản phẩm được lâu hơn, chuyên nghiệp hơn. Máy ép seal hiện nay khá phổ biến và được sử
dụng ngày càng nhiều. Trên thị trường có rất nhiều mẫu mã máy dán màng seal khác nhau,
được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất kinh doanh từ nhỏ tới lớn. Nó được ứng dụng
nhiều cho các sản phẩm trong ngành dược phẩm, hoá chất, mỹ phẩm, thực phẩm,…

3
Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

Hình 1.2 hình ảnh về chai nhớt ngoài thực tế


Nhiệt độ để làm nóng màng seal trong khoảng 8000 C đến 10000 C . 8000 C dành cho
những chai có tiết dạng cỡ bình thường như chai nhớt, chai nước ngọt, thủy tinh, các loại
hộp đựng. Còn 10000 C dành cho chai có tiết diện lớn hơn. Điều chỉnh các mức nhiệt độ phù
hợp để đảm bảo màng seal được dính chặt vào chai.
1.3 Các loại máy dán seal hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy dán seal khá phổ biến là máy dán seal thủ
công và máy dán seal tự động.
Máy dán seal thủ công: sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng thao tác ấn tay để
ép miếng seal lên miệng sản phẩm. Cấu tạo máy dán seal thủ công vô cùng đơn giản và dễ
sử dụng.

4
Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

Hình 1.3 Máy dán seal thủ công


Máy dán seal tự động: sử dụng dây chuyền để đưa sản phẩm vào bên trong. Các
miếng dán sẽ tự động được làm nóng và bám chặt vào miệng sản phẩm. Cấu tạo của máy
phức tạo nên cần thời gian để tìm hiểu.

Hình 1.4 Máy dán seal tự động

5
Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

1.4 Khái quát máy dán seal nhôm nắp chai tự động
Trên thị trường hiện và các xí nghiệp nhà máy lớn, bên trong các dây chuyền sản
xuất đều sử dụng các loại máy đóng seal tự động, việc áp dụng máy móc là điều hết sức
cần thiết nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm nhân công đáng kể. Nó có thể dán nhiều
chai cùng lúc, đạt tốc độ dán nhanh nên có năng suất cao.
Máy dán màng nhôm nắp chai bao gồm các bộ phận:
+ Khung thân máy
+ Băng tải
+ Bộ hàn cảm ứng
+ Bộ phận điều khiển bao gồm núm chỉnh tốc độ, công tắc niêm phong, công tắc
điện
Bộ phận Mô tả
Được làm bằng chất liệu thép không gỉ chất
lượng cao và có độ sáng bóng, điều này
giúp máy không bị han gỉ và dễ dàng vệ
Khung thân sinh sau khi sử dụng. Khung máy được
thiết kế chắc chắn giúp chịu lực và ít rung
động khi đưa sản phẩm đi qua băng tải.
Làm bằng nhựa PVC đưa sản phẩm qua bộ
hàn nhiệt cảm ứng. Tốc độ băng tải được
điều chỉnh từ 0 đến 10 m/s tùy theo đặc tính
của mỗi sản phẩm. Băng tải có nhiệm vụ di
Băng tải chuyển các chai lọ cần ép seal. Nhờ động
cơ mạnh mẽ nên băng tải hoạt động liên
tục. Chúng ta có thể điều chỉnh tốc độ chạy
nhanh hoặc chậm để kiểm soát toàn bộ quá
trình
Được sử dụng theo nguyên lý cảm ứng điện
từ để truyền dòng điện vô bên trong lá
nhôm bên trong nắp bằng dòng điện cảm

6
Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

ứng. Năng lượng điện sẽ chuyển thành


năng lượng nhiệt để làm nóng chảy và dán
màng seal nhôm lên chai lọ.
Bộ hàn cảm ứng Bộ hàn nhiệt được gắn trực tiếp, thẳng
đứng với máy, có thể điều chỉnh chiều cao
lên xuống dễ dàng bằng thước đo chính xác
tương ứng với từng loại chai, lọ khác nhau.
Hiển thị và cài đặt nhiều thông số như tốc
độ dán màng seal, áp lực điện, dòng điện
làm việc, ngoài ra còn có cầu chì chống quá
tải. Thêm vào đó máy còn có bộ phận làm
Bộ điều khiển trung tâm mát để làm mát đầu seal giúp máy chạy ổn
định và giữ độ bền lâu hơn. Máy còn có
chức năng bảo vệ tự động khi bị chập điện
hay dòng điện tăng lên đột ngột quá lớn.

Hình 1.5 Máy dán seal nhôm nắp chai tự động


1.5 Nguyên lý hoạt động
Máy sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ, phát ra từ các đầu seal của máy. Sóng điện
từ này sẽ tác động lên lớp màng nhôm được đặt sẵn dưới nắp hộp và làm nóng lên.

7
Chương 1: Giới thiệu và khái quát chung về đề tài

Khi màng nhôm nóng lên đến nhiệt độ cao sẽ làm chảy lớp keo trên màng seal hoặc
chảy miệng hộp nhựa cần dán và dính lại. Với lực ép của nắp hộp và khoảng cách sát nhau,
màng nhôm và miệng hộp khi nguội sẽ được dán chặt với nhau. Cả quá trình diễn ra nhanh
chóng và đạt hiệu suất cao.
Máy dán màng seal ( nhôm ) sử dụng phù hợp cho tất cả các loại chai: PE, PVC,
HDPE, chai thủy tinh…Tuy nhiên từng loại màng phù hợp với từng loại chai cụ thể tương
ứng với nhau

8
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KÉ


2.1 Nhu cầu thực tế
Trong quá trình sản xuất ở các xí nghiệp công nghiệp, các máy gia công cơ khí nói
chung và tạo hình nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất
hàng loạt hoặc đơn lẻ. Các loại sản phẩm tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu thị trường về
chất lượng, mẫu mã đẹp, gọn nhẹ và đầy đủ các chức năng cần thiết. Đối với máy dán seal
nắp chai tự động hình dáng bên ngoài cũng quan trọng đối với khách hàng giúp tạo nên cái
nhìn thiện cảm đối với sản phẩm.

Trong đề tài này em chọn vật liệu chính để chế tạo máy là inox 304 với với khả năng
chống ăn mòn, đảm bảo tính sáng bóng cho sản phẩm, dễ tìm kiếm trên thị trường và đảm
bảo độ bền chắc cho thân máy. Ngoài ra còn có nhựa PVC và sắt không gỉ.

2.2 Các phương án thiết kế


2.2.1 Máy dán màng seal nhôm cầm tay 500A
Nguyên lý hoạt động: Máy dán màng seal nhôm 500A thế hệ mới nhất có thiết kế
hiện đại và rất nhỏ gọn. Trong các phiên bản cũ đang bán trên thị trường sẽ có 2 phần tách
rời nhau: nguồn cung cấp điện cảm ứng và đầu cảm ứng. Phiên bản máy dán màng seal
500A nâng cấp đã được tích hợp chung trong 1 thiết bị cầm tay.

Hình 2.1 Máy dán màng seal nhôm cầm tay 500A

9
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

Ưu điểm:
- Thiết kế cầm tay nhỏ gọn giúp máy dễ di chuyển và sử dụng trong nhiều vị trí
khác nhau.
- Dùng được cho các chai lọ bằng nhựa hoặc thủy tinh (nắp nhựa)
- Thuận tiện cho 1 người cầm tay để thao tác
- Thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh các thiết
lập cần thiết.
- Công suất làm việc có thể điều chỉnh từ 800W đến 1200W
- Không giới hạn số lần dán
- Máy có đầu dán seal có thể điều chỉnh được nhiệt độ để phù hợp với các loại bao
bì khác nhau, giúp đóng gói chính xác và an toàn
Nhược điểm:
- Không thể tự cùng lúc dán nhiều chai
- Thời gian hoạt động có chế độ nghỉ, không thể hoạt dộng liên tục làm ảnh hưởng
tới máy
- Bị lỗi khi dán, dán không chặt vào miệng chai
- Nó có giới hạn về kích thước sản phẩm mà nó có thể đóng gói, do đó không thể
sử dụng cho các sản phẩm quá lớn
- Máy dán seal cần được bảo trì và vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hiệu suất và
tuổi thọ của máy.
Thông số kỹ thuật của máy
Mã máy 500A
Kích thước (DxRxC) 340x290x130 mm
Năng suất tối đa 10 chai/phút
Đường kính miệng chai niêm phong 0 – 80 mm
Điện áp 220 V
Công suất 1000W
Khối lượng 2,5 Kg
Bảo hành 1 năm
Xuất xứ Nhập khẩu

10
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

2.2.2 Máy dán màng seal tự động LX – 6000


Nguyên lý hoạt động: cũng giống như máy dán seal cầm tay, máy dán seal tự động
hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi điện năng thành nhiệt năng, tạo ra dòng
điện đi qua lớp nhựa và vào bên trong màn nhôm làm nóng màn nhôm rồi kết dính vào
miệng chai.
Máy dán seal này là tích hợp của máy dán seal cầm tay đặt bộ phận làm nóng giúp
hoạt động mạnh mẽ và đạt hiệu suất cao hơn.

Hình 2.2 Máy dán màng seal tự động LX – 6000


Ưu điểm:
- Máy vận hành tự động với hiệu suất cao
- Có thể dán liên tục nhiều nhiều chai trong cùng một lúc
- Máy hoạt động liên tục không cần thời gian nghỉ
- Làm việc êm, không gây ra nhiều tiếng động
- Niêm phong chắc chắn chống bị rò rỉ
- Nó có thể ép được nhiều loại chai lọ khác nhau
- Độ bền cao, ít hỏng hóc và dễ bảo trì
Nhược điểm:

11
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

- Giá thành máy khá cao, không phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi
loại máy khác nhau có giá thành từ khoảng 18 – 20 triệu
- Trọng lượng khá lớn lên đến 40kg
- Để sử dụng được máy này, cần có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm để vận hành
và bảo trì.
Thông số kỹ thuật của máy
Mã máy LX - 6000
Kích thước (DxRxC) 1120x470x590 mm
Năng suất tối đa 600 chai/giờ
Đường kính miệng chai niêm phong 20 – 120 mm
Chiều cao chai lọ niêm phong 20 – 300 mm
Điện áp 220 V
Công suất 2400W
Khối lượng 40 Kg
Vật liệu Inox 304
Bảo hành 1 năm
Xuất xứ Nhập khẩu
2.2.3 Máy dán màng seal nhôm tự động KM – SA 1800A
Nguyên lý hoạt động: Máy dán seal màng nhôm tự động KM-1800 hoạt động dựa trên
nguyên lý cảm ứng điện từ phát nhiệt khi gặp kim loại. Biến đổi điện năng thành từ trường
thông qua 4 cuộn dây đồng nguyên chất. Hệ thống cảm ứng sinh nhiệt để ép dán màng
nhôm cho hũ nhựa, hoàn toàn tự động.

12
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

Hình 2.3 Máy dán màng seal tự động KM – SA 1800A


Ưu điểm:
- Máy dán liên tục và tự động
- Đa dạng về kích thước sản phẩm: nó có thể đóng gói các sản phẩm có kích thước
và hình dáng khác nhau.
- Nó có thể kết nối với dây chuyền sản xuất lớn
- Dán được nhiều loại vật liệu khác nhau: nhựa, thủy tinh
- Bảng điều khiển thân thiện có thể lưu số cho lần sử dụng sau
- Có hệ thống tản nhiệt
Nhược điểm:
- Giá thành sản phẩm cao
- Chế tạo phức tạp đòi hỏi người có nhiều năm kinh nghiệm
- Chi phí đắt đỏ và có lượng lớn 50 Kg
- Giá thành cao từ 22 – 30 triệu

13
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

Thông số kỹ thuật:
Mã máy KM – SA1800
Kích thước (DxRxC) 1300x560x760 mm
Năng suất tối đa 500 chai/giờ
Đường kính miệng chai niêm phong 15 – 100 mm
Chiều cao chai lọ niêm phong 10 – 280 mm
Điện áp 220 V
Công suất 1,8kW
Khối lượng 45 Kg
Vật liệu Inox 304
Bảo hành 1 năm
Xuất xứ Nhập khẩu
2.3 Xác định yêu cầu kỹ thuật cho bài toán thiết kế
2.3.1 Xác định khách hàng
- Các nhà máy, khu công nghiệp, các khu chế xuất
- Trong cách doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Các tiểu thương buôn bán và khách hàng tự kinh doanh
2.3.2 Xác định yêu cầu của khách hàng
- Ít ồn
- Dễ sử dụng
- Dễ bảo trì sửa chữa
- Tuổi thọ cao, dễ thay thế phụ kiện
- Kết cấu có thẩm mỹ
- Giá thành thấp
- Năng suất cao
- Chi phí vận hành máy thấp
- Bụi gỗ thấp
- Độ chính xác
- Đa dạng mẫu mã
14
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

- Tính an toàn cho người sử dụng


2.3.3 Mức độ yêu cầu của khách hàng
Phương pháp đánh giá mức độ quan trọng từ 0 – 1 (thể hiện mức độ hài lòng của khách
hàng từ rất thấp đến rất cao)

Yêu cầu của khách hàng Hệ số tầm quan trọng

Ít ồn 0,9

Dễ sử dụng 0,5

Dễ bảo trì sửa chữa 0,8

Tuổi thọ cao, dễ thay thế phụ kiện 0,9

Kết cấu có thẩm mỹ 0,5

Giá thành thấp 0,4

Năng suất cao 0,7

Chi phí vận hành máy thấp 0,4

Bụi gỗ thấp 0,6

Độ chính xác 0,9

2.3.4 Đưa ra các thông số kỹ thuật


Từ các yêu cầu trên chúng ta đưa ra các thông số kỹ thuật cho máy
- Công suất máy
- Số vòng quay của trục chính
- Độ bền vật liệu
- Chi tiết tiêu chuẩn
- Giá thành sản xuất
- Cấu tạo bộ phận làm nóng
- Kích thước máy

15
Chương 2: Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế

- Giá thành sản xuất


- Vật liệu chế tạo
- Sử dụng đúng năng suất
2.3.5 Yêu cầu của khách hàng đối với từng thông số kỹ thuật
Phương pháp đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 ( ứng với từ rất thấp đến rất
cao)

Quan
Yêu cầu của khách hàng Thông số kỹ thuật
hệ

Kích thước băng tải 3

Đảm bảo an toàn lao động Thiết bị bảo vệ 4

Lực xiết bulông 3

Tổng kích thước máy 5


Kết cấu dễ vận hành, bảo
Giá thành sản xuất 3
trì, vận hành
Vật liệu chế tạo 2

Công suất máy 5


Năng suất làm việc
Số vòng quay trục chính 2

Tuổi thọ cao Độ bền vật liệu 5

Yêu cầu môi trường Không gây ô nhiễm 4

Từ các thông số trên và nhu cầu khách hàng em chọn máy dán màng seal tự động
LX – 6000
Có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trên.

16
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ KIỂM NGHIỆM


3.1 Tính toán và thiết kế băng tải
3.1.1 Quy trình hoạt động
- Nhiệm vụ của đồ án này là dán dính miếng seal đã được đặt sẵn trong nắp chai bằng
cảm ứng điện từ làm chảy lớp keo cho miếng seal dán dính vào miệng chai. Cơ sở ban đầu
để nghiên cứu và thiết kế có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm là chai dạng hình trụ tròn: cao, thấp tùy loại khác nhau.
- Băng tải di chuyển sản phẩm.
- Bộ phận cảm biến điện từ biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
- Bộ phận làm mát tản nhiệt
- Bộ điều khiển cơ cấu
3.1.2 Yêu cầu về thiết kế
Nhìn chung, khi xây dựng phương án bố trí cho các hệ thống tự động cần phải đảm
bảo các điều kiện như sau:
+ Chuyển động phải mang được sản phẩm đến nơi cảm biến nhiệt
+ Hệ thống đơn giản, dễ điều khiển và đáng tin cậy
+ Thoải mái cho người sử dụng và không phải chịu áp lực khi sử dụng
+ Đảm bảo tính an toàn, kinh tế và tính thẩm mỹ
3.1.3 Lựa chọn băng tải
Chế độ làm việc của băng tải là chế độ dài hạn với phụ tải (sản phẩm hay bán sản
phẩm) hầu như không thay đổi. Theo yêu cầu công nghệ thì băng tải này cần phải điều
chỉnh tốc độ giảm xuống ½ lần để khi chai đi qua có thể đạt được chất lượng dán dính seal
vào miệng chai.
Hệ thống truyền động băng tải cần phải có đầy đủ tải. Mô men khởi động của băng
tải M = (0,5 − 1,5) M . Bởi vậy, nên chọn động cơ có hệ số trượt lớn, rãnh stator sâu để
kd dm
có momen mở máy lớn. Nguồn cung cấp cho động cơ truyền động băng chuyền cần có
dung lượng đủ lớn để quá trình khởi động được thực hiện nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Khống

17
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

chế tự động một hệ băng chuyền phải theo yêu cầu công nghệ của đối tượng mà băng
chuyền phục vụ:
- Thứ tự khởi động các băng tải
- Có thể dừng băng tải theo yêu cầu
- Dừng lại khi gặp sự cố
Từ những phân tích trên nhóm đồ án chọn băng chuyền làm thiết bị vận chuyển sản
phẩm sau khi sản xuất, bộ điều chỉnh tốc độ động cơ, động cơ điện 2 chiều kích từ độc lập
làm thiết bị truyền chuyển động cho các băng chuyền. Bộ truyền sử dụng ở đây là bộ truyền
đai răng vì bộ truyền đai có những ưu điểm như sau: có thể truyền động giữa hai trục cách
xa nhau, làm việc êm, không gây ồn ào, tỉ số truyền ổn định, ở đây thiết bị vận tải có công
suất nhỏ và vận tốc bé nên ta sử dụng bộ truyền đai.

1 - động cơ 2 - hộp giảm tốc 3 - bộ truyền đai 4 - băng tải

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống truyền động


Đối với chai nhựa có dung tích dưới 5kg, nên ta chọn băng tải đai cao su, chiều dày
băng tải  = 2mm.

18
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

1 - phễu cấp vật liệu 7 – tang bị động


2 - băng tải 8 – cơ cấu căng băng
3 – con lăn đỡ 9 – hộp giảm tốc
4 – tang chủ động 10 – khớp nối
5 – phễu đựng vật liệu 11 – động cơ
6 – con lăn tì 12 – bánh căng băng

Hình 3.2 Cấu tạo băng tải đai cao su


3.1.4 Tính toán băng tải đai cao su
Động cơ điện hoạt động sẽ tạo chuyển động truyền qua hộp giảm tốc tới
tang chủ động của băng tải làm tang quay. Nhờ có ma sát giữa tang chủ động và
băng tải làm cho băng tải quay theo.

Vật liệu được chuyển vào băng tải theo phễu cấp liệu, chuyển động theo mặt băng
tải và rời khỏi băng tải theo phễu đỡ vật liệu.

Các con lăn đỡ dây băng của hệ thống băng tải cả trên nhánh có tải và nhánh
không tải.

Các thiết bị căng băng sẽ giúp cho băng tải không bị trùng trong quá trình
vận chuyển hàng hóa.

19
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

3.1.4.1 Thông số đầu vào

+ Hình dạng chai nhựa có miệng tròn dung tích khoảng 1000ml

+ Đường kính miệng chai: 20 – 80 mm

+ Khối lượng vật cần nâng chuyển: 2 kg

+ Quãng đường di chuyển:  1000 mm


3.1.4.2 Tính toán dây băng
+ Do băng tải nằm ngang nên góc nghiêng 𝛽 = 0
+ Vận tốc băng tải v = 0,6 m/s
+ Năng suất băng tải
3600
Q= .qvl .v (ct 1.1 tr 7[1])
1000
Trong đó: q là tải trọng vật đơn chiếc phân bố trên chiều dài 1m
G 0,8
qvl = = = 8 kg/m
a 0,1

Trong đó: G = 0,8 là khối lượng của vật


a = 0,1 là bước phân bố của vật trên đơn vị chiếc
3600 3600
Q= .qvl .v = .8.0, 6 = 17 ( chai/phút)
1000 1000
3.1.4.3 Chiều rộng băng tải
Đối với vật liệu đơn chiếc, chiều rộng băng tải được xác định bằng các
kích thước bao của vật liệu và bằng phương pháp phân bố vật liệu, sao cho khoảng
cách còn lại từ mép băng đến 2 cạnh bên của vật liệu không nhỏ hơn 50 – 100 mm.
B = a + ( 50……100 ) mm
= 170…….220 mm
Với a = 120 mm là kích thước bề rộng của chai nhựa có dung tích
1000ml
Chọn B = 200 mm

20
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

3.1.4.5 Tải trọng trên một mét chiều dài do khối lượng của các phần chuyển
động của băng

q = qvl + qb
Trong đó: qb là tải trọng trên 1 đơn vị chiều dài do khối lượng dây băng

qb = 1,1.𝛿.B = 1,1.2.0,2 = 0,44 (kg/m)

q = 8 + 0,44 = 8,44 (kg/m)

3.1.4.6 Tính chọn tang

Chọn tang trụ

Đường kính tang D = 350 mm

Chiều dài tang ( đối với tang dùng cho băng tải vải cao su )

Bo = B + 100 = 200 + 100 = 300 mm

Đường kính tang cuối và 0 căng băng

Do = 0,8.D = 0,8.350 = 280 mm

3.1.4.7 Tính toán gia tốc

Gia tốc của chai 500 ml đối với đoạn nằm ngang của băng tải được xác định
bằng công thức :

a = g.f (ct 1.15 tr14 [1])

Trong đó: g = 10 m/s2: gia tốc trọng trường

f = 0,3: hệ số ma sát

a = 10.0,3 = 3 m/s2

21
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

3.1.4.8 Quãng đường trượt của chai theo băng tải

v 2 − v02 0, 62 − 0
S= = = 0, 06 (m)
2a 2.3

Trong đó: v = 0,6 m/s là vận tốc di chuyển của băng

v0 = 0 m/s là vận tốc ban đầu của vật khi đặt vào băng tải

a = 3 m / s 2 là gia tốc của vật dưới tác dụng của lực ma sát

3.1.4.9 Công suất tang dẫn động của băng tải

Q.H
No = k(c.Lg.v + 0,00015.Q. Lg  ) (ct 1.18 tr15 [1])
367

Trong đó: k = 1,25 dựa theo bảng (1.1)

Bảng 3.1 Giá trị hệ số k

c = 0,018 là hệ số các con lăn của băng tải được lắp trong ổ bi được chọn theo
bảng 1.1

Bảng 3.2 Giá trị hệ số c

Lg là hình chiếu theo phương ngang của chiều dài L phụ thuộc vào góc  là góc

nghiêng của băng

Lg = L cos  = L = 0,8 m

22
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

Q = 1020 chai/giờ là năng suất của băng

H là độ cao của vật liệu, do băng tải nằm ngang nên H = 0

60.0
 No = 1,25(0,018.0,8.0,6 + 0,00015.1020. 0,8  )
367

= 0,16 Kw

3.1.4.10 Công suất của động cơ băng tải


N0
N = kđ ( ) (ct 1.19 tr16 [1])

Trong đó kđ = 1,1 là hệ số động lực ( chọn kđ từ 1  1 đến 1  2 )

 m là hiệu suất dẫn động của cơ cấu

m = ol 3 .tv .đ .kn

+ ol = 0,99: hiệu suất của một cặp ổ lăn

+ tv = 0,97: hiệu suất của bộ truyền trục vít

+  đ = 0,96: hiệu suất của bộ truyền đai

+ kn = 0,95: hiệu suất khớp nối

 = 0,993.0,97.0,96.0,95 = 0,8584

0,16
 N = 1,1. = 0, 21 kW
0,8584

3.1.4.11 Lực tác dụng lên băng tải

• Lực vòng của băng tải

kđ .N .1000 1,1.0, 21.1000


F= = = 385 (N) (ct 1.22 tr16 [3])
v 0, 6

23
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

• Lực kéo của băng tải


- Ở nhánh vào:
P.e f .a
Svào =
e f .a − 1

Trong đó: e = 2,71 là cơ số logarit tự nhiên


f = 0,3 là hệ số ma sát giữa băng tải và tang
𝛼 = 180° là góc ôm của tang dẫn động của băng

Tra theo bảng 1.9 trang 17 tl[1] thì e f .a = 2,56

Bảng 3.3 Giá trị e f .a phụ thuộc vào f và a


385.2,56
 Svào = = 631, 79 N
2,56 − 1

- Ở nhánh ra:
Svào P
Sra = = f .a
e f .a
e −1
385
= = 246, 79 N
2,56 − 1

3.1.5 Thông số đầu vào và chọn động cơ băng tải


Lực vòng băng tải: F = 385 N.

Vận tốc băng tải: v = 0,6 m/s.

Đường kính tang dẫn: D = 350 mm.

24
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

Thời gian phục vụ L: 1 năm

Giả sử:

Số ngày làm / năm 𝐾𝑛𝑔 = 280 ngày

Số ca làm việc trong ngày: 3 ca.

𝑡1 = 22𝑠.

𝑡2 = 14𝑠.

T1 = T

T2 = 0,8T

- Công suất cần thiết trên trục động cơ:

F .v 385.0, 6
P= = = 0, 23
1000 1000
- Công suất tính toán trên trục xích tải:

2 2 2 2
 T1   T2  T   0,8T 
  t1 +   t2   .22 +   .14
𝑇𝑖 2
T  T  =
F .v  T   T 
∑𝑛
𝑖=1( ) .𝑡𝑖 t + t 1000 22 + 14
Pt =𝑃𝑡𝑑 = 𝑃√ ∑𝑛
𝑇
=P 1 2
𝑖=1 𝑡𝑖

12.22 + 0,82.14
385.0,6
= . 22 + 14 = 0,21 kW
1000

- Trong đó: Ptd (kW) : công suất tương đương trên trục băng tải trọng trường hợp tải trọng
thay đổi.

P (kW) : công suất lớn nhất trong các công suất tác dụng lâu dài trên trục băng tải.

Ti , ti : momen xoắn và thời gian làm việc ở chế độ thứ I.

- Công suất cần thiết của động cơ:

Pt 0, 21
Pct = = = 0, 24(kW ) .
 0,8584

25
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

- Số vòng quay trục tang trống băng tải:

60000v 60000.0, 6
nlv = = = 32vg / ph
D  .350

- Tỷ số truyền chung được xác định theo công thức:

ut = u x .ubrtru = (2...5).(4...6) = (8...30)

- Trong đó: theo Bảng 2.4, tài liệu [2] và Hình 3.25, tài liệu [2]:

ux = 2...5 :tỷ số truyền của bộ truyền xích.

ubrtru = 4...6 : tỷ số truyền của bánh răng trụ.

nsb = nlv .ut =32.(8...30) = (256...960)

Ta chọn nsb = 660 vòng/phút

Điều kiện chọn động cơ: 𝑃đ𝑐 ≥ 𝑃𝑐𝑡 𝑣à 𝑛đ𝑏 ≈ 𝑛𝑠𝑏

Tra bảng P1.3, tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí của Trịnh Chất - Lê Văn Uyển
tập một, trang 236. Ta chọn được động cơ như bảng bên dưới:

Động cơ Công Vận tốc cos  % Tmax TK


suất, kW quay, Tdn Tdn

vg/ph

4A71B8Y3 0,25 680 0,65 56 1,7 1,6

3.1.6 Phân bố tỉ số truyền


Tỉ số truyền khi chọn được động cơ:

ndc 680
u= = = 21,25
nlv 32

Phân phối lại tỉ số bộ truyền trong:

u = u x .ubrtru ta chọn 𝑢𝑥 = 2

26
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

u 21, 25
⇨ ubrtru = = = 10
ux 2

Vậy: 𝑢𝑏𝑟𝑡𝑟𝑢 = 10
3.1.7 Tính toán bộ truyền đai răng

1 – Bánh bị dẫn 2 – Dây đai 3 – Bánh dẫn


Hình 3.3 Cấu tạo bộ truyền đai
3.1.6.1 Nguyên lý hoạt động của bộ truyền đai
Bộ truyền đai hoạt động theo nguyên lý ma sát từ bánh chủ động truyền cho bánh
bị động nhờ vào ma sát sinh ra giữa dây đai và bánh đai.
3.1.6.2 Giới thiệu về bộ truyền đai răng

Với đồ án này, em đã chọn bộ truyền đai răng. Bộ truyền đai răng làm việc
nhờ sự ăn khớp giữa đai và các răng của bánh đai. Trong đó đai răng được chế tạo
từ cao su trộn với nhựa nairit hoặc đúc từ cao supoliuretan, lớp chịu tải là dây thép,
sợi thủy tinh.

27
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

Hình 3.4 Bộ truyền đai răng

Ưu điểm:

- Kích thước bộ truyền nhỏ

- Không gây ra hiện tượng trượt đai

- Tỉ số truyền lớn ( có thể đến 20 )

- Hiệu suất cao ( 0,92...0,98 )

- Lực tác dụng lên trục và ổ trục nhỏ

3.1.6.3 Tính toán bộ truyền đai răng


- Modun m
Modun m được xác định theo công thức thực nghiệm:

P 0, 25
m = 35. 3 = 35. 3 = 2,51 mm
n 680

Theo bảng tiêu chuẩn ưu tiên cho dãy 1 ta chọn m = 2,5 mm

28
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

Bảng 3.4 Bảng mô đun tiêu chuẩn bánh răng


- Chiều rộng đai
b =  đ .m

Tra theo bảng 4.29 [2] với m = 2.5 mm chọn số răng z1 = 16 răng

 Số răng bánh đai lớn z2 = u. z1 = 2.16

= 32 răng
- Khoảng cách trục a
amin ≤ a ≤ amax
amin = 0,5.m ( z1 + z2 ) +2.m = 0,5 . 2,5 ( 16 + 32 ) + 2 . 2,5 = 60 mm
amax = 2.m ( z1 + z2 ) = 2 . 2,5 ( 16 + 32 ) = 240 mm
Ta chọn a = 170 mm
- Số răng đai zd

2a z1 + z2 ( z2 − z1 ) 2
zd = + + ct 4.30 tr69 [2]
d 2 40a
Trong đó: p là bước đai tra theo bảng 4.27, với m =2,5 mm thì p = 7,85 mm
2.170 16 + 32 (32 − 16) 2
 zd = + + = 67,35
7,85 2 40.170

Theo bảng 4.30 tr70 [2], chọn zd = 71 răng

 Với m = 2,5 mm và zd = 56 răng thì chiều dài dây đai Ld = 445,9


mm
- Xác định lại khoảng cách trục a
( +  − 8 2 )
a= ct 4.6 tr54 [2 trịnh]
4
 (d1 − d 2 ) 3,14(16 + 32)
Trong đó:  = Ld − = 445,9 − = 370,54
2 2
z2 − z1 32 − 16
 = m. = 2,5. = 20
2 2

29
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

370,54 370.542 − 202


 a= + = 185,13mm
4 4

- Đường kính vòng chia bánh đai


+ Bánh dẫn : d1 = m . z1 = 2,5.16 = 40 mm
+ Bánh bị dẫn: d2 = m . z2 = 2,5.32 = 80 mm
- Đường kính ngoài của bánh đai
+ Bánh dẫn : da1 = d1 – 2. 𝛿 = 40 – 2.0,4 = 39,2 mm
+ Bánh bị dẫn : da2 = d2 – 2. 𝛿 = 80 – 2.0,4 = 79,2 mm
Trong đó: khoảng cách từ đáy răng đến đường trung bình của lớp chịu tải;
theo bảng 4.27 tr68 [2], với m = 2,5 mm, ta chọn 𝛿 = 0.4 mm

- Số răng đồng thời ăn khớp trên bánh đai nhỏ


z1.1 16.167, 7 0
z0 = = = 7, 45 răng ct 4.31 tr71 [2]
3600 3600

Trong đó: 1 là góc ôm trên bánh đai nhỏ

m( z2 − z1 )
1 = 1800 − 57,30.
a
2,5.(32 − 16)
= 1800 − 57,30. = 167,37 0
185,13

16.167,37 0
 z0 = = 7 răng
3600

- Các thông số khác của đai răng


+ Mô đun ăn khớp
p 7,85
m= =  2,5mm
 
+ Đường kính đáy răng

30
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

Bánh dẫn: d f 1 = da1 − 1,8m = 39, 2 − 1,8.2,5 = 34,7mm

Bánh bị dẫn: d f 1 = da 2 − 1,8m = 79, 2 − 1,8.2,5 = 74,7mm

+ Chiều cao răng


h = 0,9.m = 0,9. 2,5 = 2,25 mm
+ Chiều dài răng
B = b + m = 12,5 + 2,5 = 15 mm
Trong đó: b = 12,5 mm là chiều rộng đai bảng 4.27 tr68 [2 trịnh]
- Kích thước của profin rãnh
+ Chiều rộng nhỏ nhất của rãnh: s = 2,5 mm
+ Chiều sâu rãnh: h = 1,75 mm

+ Góc profin rãnh:  = 500

+ Bán kính góc lượn: r1 = r2 = 0, 45 mm

- Kiểm nghiệm đai về lực vòng riêng


Lực vòng riêng trên đai phải thỏa điều kiện:
Ft .K đ
q= + qm .v 2  [q] ct 4.33 tr71 [2]
b

Trong đó: Ft là lực vòng xác định theo công thức 4.9 tr54 [2]

1000.P1 1000.0, 25
Ft = = = 416, 67 N
v 0, 6

qm là khối lượng 1m đai có chiều rộng 1mm, theo bảng 4.31 tr71 [2] với

m = 2,5 mm thì qm = 0,0032 kg/mm

K đ là hệ số tải trọng theo bảng 4.7 tr55 [2] thì K đ = 1

v là vận tốc vòng

 .d1.n1  .40.680
v= = = 1, 42 m/s
60000 60000

31
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

416, 67.1
 q= + 0, 0032.0, 62 = 33,33 N
12,5

[q] = [q0].CZ.Cu ct 4.34 tr71 [4]

Trong đó: [q0] là lực vòng riêng cho phép, theo bảng 4.31 tr74 [2] với
u = 2, z0 = 7 răng thì [q0] = 5

C z là hệ số kể đến ảnh hưởng của số răng đồng thời ăn khớp với

z0 = 6 và C z = 1

Cu là hệ số kể đến ảnh hưởng của truyền động tang tốc với

z2 32
u= = = 2 thì Cu = 1
z1 16

 [q] = 5.1.1 = 5 N
 q = 33,33 < [q] = 5, không thỏa điều kiện
- Lực căng ban đầu và lực tác dụng lên trục:

F0 = (1,1...1,3) q m .b.v2 = (1,1...1,3).0,0032.12,5.0, 62

= (0,016...0,018) N

Chọn F0 = 0,017 N

- Lực tác dụng lên trục:

Fr = (1,0...1, 2) Ft = (1,0...1, 2).416,67

= (416,67...500)

Fr = 450 N

3.1.8 Tính toán chọn ổ lăn


Ổ trục dùng để đỡ gối trục, giữ cho trục có vị trí chính xác trong không gian,
tiếp nhận tải trọng và truyền tới bệ máy. Tùy theo dạng ma sát trong ổ, người ta

32
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

phân ra ổ trượt và ổ lăn. Chúng khác nhau về cấu tạo, lắp ghép, phạm vi sử dụng
và phương pháp tính toán thiết kế ổ.
Nhờ có ưu điểm như mô men ma sát và mô men mở máy nhỏ, ít bị nóng khi
làm việc, chăm sóc, bôi trơn đơn giản, thuận tiện sửa chữa, thay thế v.v…nên ổ lăn
được dùng ngày càng rộng rãi. Khi thiết kế máy, cơ cấu hoặc bộ phận máy, không
thiết kế ổ lăn mà chọn ổ lăn tiêu chuẩn để dùng, dựa theo hai chỉ tiêu cơ bản: khả
năng tải động C và khả năng tải tĩnh C0.

- Các thông số khi chọn ổ lăn

+ Trị số, chiều và đặc tính tác dụng của tải trọng.

+ Tần số quay của vòng ổ.

+ Tuổi thọ cần thiết tính bằng giờ hoặc triệu vòng quay.

+ Các yêu cầu cụ thể liên quan đến kết cấu máy hoặc bộ phận máy và điều
kiện sử dụng.

+ Giá thành ổ.

- Chọn ổ lăn bao gồm các bước sau đây

+ Chọn loại ổ.

+ Chọn cấp chính xác ổ lăn.

+ Chọn kích thước ổ.

+ Trường hợp cần thiết cần kiểm tra khả năng quay
nhanh của ổ. Các loại ổ lăn:
+ Theo hướng tác dụng của tải trọng do ổ tiếp nhận, chia ra: ổ đỡ, ổ chặn, ổ
đỡ - chặn, ổ chặn – đỡ.

+ Theo dạng con lăn: ổ bi và ổ đũa.

+ Theo số dãy con lăn: ổ lăn một dãy, 2 dãy và nhiều dãy.

33
Chương 3: Tính toán thiết kế và kiểm nghiệm

+ Theo đặc điểm kết cấu: ổ tự lựa và ổ không tự lựa, vòng trong lắp
lên mặt trụ hoặc mặt côn v.v…
Lô cuốn giấy được gắn trên trục chỉ gây ra lực hướng tâm và lực tiếp tuyến,
không gây ra lực dọc trục nên Fa=0. Ta chỉ cần sử dụng ổ bi đỡ 1 dãy cỡ siêu nhẹ
. Tra bảng chọn ổ lăn tiêu chuẩn ta chọn được: d = 10mm, D = 22mm, B = 6mm r
= 0,5mm, C = 2,62mm, Co = 1,38 KN
Với Fa = 0, tải trọng qui ước:

Q = X.V.Frktdđ=1.1.7,47.1.1=7,47N

Trong đó đối với ổ đỡ chỉ chịu lực hướng tâm X=1, V=1(vòng trong quay),kt=1

(nhiệt độ nhỏ hơn 100oC) , kđ=1 (tải trọng tĩnh), Fr phản lực lớn nhất tại ổ bi cần
phải kiểm nghiệm.
Khả năng tải trọng động:
Cd = Q.m L

Trong đó: Q là tải trọng quy ước


L là tuổi thọ tính bằng triệu vòng
60.n.Lh
L=
106
Lh = 280.8 = 2240h : Thời gian làm việc tính bằng giờ.

60nLh 60.680.2240
L= = = 91,39 triệu vòng.
106 106
=> Cd = QE m L = 7, 47. 3 91,39 = 33, 65 N < C thỏa mãn khả năng tải động

Kiểm tra khả năng tải tĩnh của ổ:

Với Fa = 0 , Q0 = X 0 Ft = 0,6.7, 47 = 4, 48 N

34

You might also like