Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Nguồn tham khảo: Wikipedia,

VUA TỰ ĐỨC
Phiếu học tập

I. GIỚI THIỆU
Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7
năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Thì
hoặc Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, là vị
Hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn.

Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất


của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến
1883, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn
Dực Tông

II. TRIỀU ĐẠI CỦA VUA TỰ ĐỨC


Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà
Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại
Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu,
kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn
ra trong cả nước

Vua Tự Đức tự phê về triều đại mình như sau:


"Thanh dung thịnh nhi võ bị suy, nghị luận đa nhi
thành công thiểu"
(Bề ngoài hào nhoáng nhưng quân sự suy yếu, bàn
luận nhiều mà thành công ít)

Triều đình nhà Nguyễn ngày càng bất lực trước sự tấn công của Pháp, chỉ
mong cắt đất cầu hòa. Năm 1883, Tự Đức qua đời, Pháp tấn công vào kinh đô
và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn Đại
Nam. Nhà Nguyễn sau thời Tự Đức chỉ còn là danh nghĩa, vua Nguyễn chỉ còn
là bù nhìn, thực tế thì đã mất nước vào tay Pháp.
III. TRÁCH NGHIỆM CỦA ÔNG ĐỐI VỚI KẾT QUẢ CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA TRIỀU ĐÌNH
A. SAI LẦM CỦA NHÀ NGUYỄN
Từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang, đi
theo con đường thương lượng, kí với Pháp
các bản hiệp ước đầu hàng

Bỏ qua nhiều cơ hội đánh đuổi giặc Pháp

Không động viên được sức mạnh toàn dân,


không đoàn kết được các dân tộc

Bảo thủ, trì trệ, từ chối những đề nghị cải


cách canh tân

B. TRÁCH NGHIỆM CỦA VUA TỰ ĐỨC


Vua Tự Đức không giải quyết được
khủng hoảng trong nước, tăng nguy
cơ mất nước

Ông thiếu quyết đoán, chủ yếu dựa


vào ý kiến của các triều thần.

Không có đủ năng lực, tri thức cần


thiết để đưa ra cải cách phù hợp

Thi hành chính sách phản động, trượt


dài trên con đường thương thuyết Triều đình từ chối đề nghị canh tân của
Nguyễn Trường Tộ

KẾT LUẬN
“ Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm cho sự đổ vỡ và xuống
dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có quyền
được những người cầm đầu giá trị hơn thế.” – Charles Gosselin

Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử


về việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

You might also like