Cảm nhận về anh sáu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Mở bài:

Tướng Douglas Arthur đã từng nói: “Người lính là người cầu nguyện cho hòa bình nhiều
hơn bất cứ ai, bởi chính người lính là người phải chịu đựng và mang những vết thương và
sẹo chiến tranh nặng nề nhất.”. Không chỉ trên thể xác mà con trên cả tinh thần, các bạn
đều biết những người lính quay về sẽ không bao giờ giống như trước đây, nhưng có một
thứ sẽ vượt lên tất cả, đó là gia đình, là sợi dây liên kết giữa niềm hi vọng của người lính
với chính họ. Trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, ông đã khắc họa
nên người lính như vậy, ôm ấp niềm hi vọng trở về với gia đình anh. Phải đó là ông Sáu.

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam bộ. Ông nổi
bật với phong cách đời thường nhưng lắm bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên, mọi chi tiết
đều rất hoa mỹ và sắp xếp hợp lí, đặc biệt tính kịch rất cao trào nhưng cũng đậm chất trữ
tình. Vì vậy, ông đã cống hiến cho đời những tác phẩm. Lấy bối cảnh là chiến tranh Việt
Nam, trong một lần hoạt động ở chiến trường miền Nam, với cảm hứng là những gia đình
theo cách mạng, ông đã sáng tác nên tác phảm “Chiếc lược ngà” và ông Sáu là chứng nhân
cho một tình phụ tử không thể lìa xa dù trong hoàn cảnh nào.

Thân bài:

Tóm tắt:
Truyện kể về ông Sáu khi phải xa nhà đi kháng chiến khi con ông, bé Thu mới chưa được
đầy một tuổi. Bảy năm sau ông mới được về thăm nhà. Trong 3 ngày ở nhà, ông vui mừng
muốn vỗ về ôm ấp con nhưng bé Thu không nhận ông là cha mà ăn nói cộc lốc, trống
không, có thái độ và những hành động không chấp nhận ông Sáu là cha của mình. Nguyên
nhân vì trên mặt ông Sáu có một vết thẹo không giống như trong ảnh. Bé Thu đã được
ngoại giải thích, nó nhận ông Sáu là cha trong niềm xúc động. Nhưng cũng chính khi ấy ông
Sáu phải trở lại đơn vị công tác. Ông đã dồn hết tình yêu thương, nỗi nhớ đứa con gái yêu
vào việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Trong một trận càn, ông đã hi sinh. Trước lúc
nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ấy cho một người bạn. Cuối cùng, chiếc lược ấy đến
được tay bé Thu thì cha con không bao giờ được hội ngộ nữa. Tình đồng đội, tình cha con
của ông Sáu được miêu tả thật cảm động, làm sáng ngời vẻ đẹp của người lính Cách mạng,
của người cha hết mực yêu con mình.

Luận điểm 1:
-Ông Sáu hết lòng yêu thương con nhưng hậu quả của chiến tranh đã khiến tình cảm
gia đình dần trở nên vụng vỡ.
-Khi ở bến xuồng, thấp thoáng bóng hình của một cô bé độ cỡ 8 tuổi, ông Sáu “đoán biết” là
con mình, “đoán biết” là hành động nhận ra một điều gì đó theo trực giác, phải đó là mối liên
kết của tình cảm phụ tử cách biệt sau nhiều năm.
-Ông “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra … anh bước vội vàng với những bước
dài”, Nguyễn Quang Sáng đã dùng hành động để mô tả nỗi nhớ con hết sức to lớn, cao cả,
đó là sự xúc động của anh Sáu khi gặp lại con mình
-Ông kêu to: “Thu! Con”, ông vừa bước vào vừa khom người đưa tay đón chờ con… Ông
không ghìm nổi xúc động…. Nhưng trái ngược với dòng tình cảm nồng cháy của ông, bé
Thu lạnh nhạt, sợ hãi quay đầu bỏ chạy.
-Bé Thu không nhận ra ông, nó như một nhát dao cứa vào trái tim ông Sáu, ông lắp bắp gọi
con, vết thẹo ở má đỏ ửng lên, con bé vụt bỏ chạy, ông đau đớn khôn cùng, “hai tay buông
xuống như bị gãy”. Trông ông vô cùng đáng thương.
-Có lẽ ông Sáu cũng hiểu phần nào phản ứng của bé Thu với mình, nhưng với thân phận
một người cha làm sao ông có thể không đau đớn, xót xa.
-Trong những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông Sáu cũng chỉ vẳng lặng trong nhà, trong nơi
ông đã cách biệt rất lâu, có lẽ khi ta dành nhiều tình cảm cho một điều gì đó thì ta sẽ nhận
ra giá trị của nó.
-Ông chỉ mong ngóng một từ “ba” của bé Thu, nhưng đáp lại là sự cứng đầu, bướng bỉnh,
ông muốn xích gần lại thì nó càng lùi xa. Ông đau khổ không khóc được phải cười, tiếng
cười trong sự đau khổ đến tột cùng.
-Đỉnh điểm là trong buổi ăn tối bên gia đình, ông Sáu đã dành hết tình cảm vào một miếng
trứng cá to, vàng, ông dồn hết tình cảm vào đó chỉ mong con đón nhận, ông không mong
mỏi gì hơn là sự gắn kết.
-Nhưng bé Thu vẫn cương quyết đối đầu lại & hất văng ra, cơm văng tung tóe cả mâm.
Cảm giác hụt hẫng làm những suy nghĩ của ông dường như vô nghĩa, trong một phút giây
nóng giận, ông đã đánh nó, "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?"
-Cái đánh xuất phát từ tình cảm sâu nặng mà ông dành cho bé Thu, ông chỉ mong chờ sự
hồi, chỉ một tiếng ba mà thôi
-Con người sau cơn tức giận sẽ trở nên tổn thương và hối hận về những hành động của
mình.
-Sáng hôm sau, trước khi đi bé Thu cũng chỉ đứng trong góc nhà, có lẽ ông Sáu không
muốn làm phiền tới con, ông chỉ hi vọng bé Thu có thể gỡ bỏ và phá vỡ bức tường ngăn
cách tình cảm cha con ông vào một ngày nào đó, có thể là vài năm, có thể là vài chục năm,
khi nó đủ lớn để thấu hiểu được tình cảm mà ông đã dành cho nó.
-Nhưng. Tiếng "ba' bỗng vang lên, một tiếng ba phát lên âm thanh trong tâm trí đọc giả, nó
quá cảm động, nó quá sâu sắc, nó như xé nát khung cảnh ảm đạm, một sự im lặng ngột
ngạt.
-Nó "chạy xô tới, nhanh như một con sóc … ôm chặt lấy cổ', có lẽ, đây là khoảng khắc tuyệt
vời nhất trong cuộc đời anh Sáu, đây là tiếng ba đầu tiên mà ông nghe kể từ khi ông ra
chiến trường.
-Ông đã xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay
ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”.
-Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt
hiếm hoi — nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con.
-Tình cảm đã trọn vẹn, đủ đầy, nhưng đáng tiếc khi sợi dây ấy rung động thì cũng là lúc ông
Sáu phải trở lại chiến khu, trước khi đi bé Thu muốn ông mua cho một cây lược và ông hứa
với con sẽ mua tặng cho nó một cái.
-Ta thấy, dù chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu, dù nó có làm biến dạng con người ra sao
hay làm hao mòn sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình, thì tình cảm gia đình
hay tình phụ tử vẫn ở đấy, sẽ trường tồn theo thời gian, chỉ chờ đợi những khúc mắc được
gỡ bỏ và mọi thứ sẽ trở nên hết sức thiêng liêng và cao cả.

Luận điểm 2:
-Ngoài ra, lời hứa của người cha là tất cả. Dù khúc mắc đã được gỡ bỏ, tình cha con đã
trở nên trọn vẹn nhưng nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày khi ông đã đánh
con khi nóng giận. Nhưng rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe
ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà.
-Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu
thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông
dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược.
-Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận
trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông
dồn vào việc làm cây lược ấy? Đúng vậy, ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống
lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ
thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái.
-Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài
lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông
bị đau khi chải lược lên tóc.
-Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của
người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ
sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời – chiếc lược ngà.
-Cho nên, cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản
dị.
-Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con.
Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn
của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực.
-“Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay
vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu.
-Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn bao giờ hết. Nó là sự ủy thác, là
ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược
của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé
Thu
- Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha
buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược
và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung.
-Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ vô cùng xúc động nhưng có lẽ đây là một trang
văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho
con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt
được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được.
Sơ kết:
-Phải, một câu chuyện lấy bối cảnh là một gia đình nghèo tại nông thôn, nhưng sâu bên
trong vẻ khó khăn, nghèo đói ấy là một tình phụ tử không thể xa lìa, một tình phụ tử day
dẳng, bất khuất trước mưa bom bão đạn.
-Để làm nổi bật lên điều ấy, Nguyễn Quang Sáng, ông đã kết hợp nhuyền nhuyễn giữa
phong cách giản dị, mộc mạc và tình huống truyện độc đáo để từ đó gậy dựng lên một hoàn
cảnh khốc liệt của chiến tranh, từ đó hiện ra cho ta một tia sáng của hi vọng về tình yêu
thương.
-(Đây là một dẫn chứng điển hình cho một tình yêu thương không thể tách rời dù mọi hoàn
cảnh, dù mọi thứ có trở nên khó khăn, có lâm vào bế tắc, thì sợi dây liên kết ấy sẽ trường
tồn theo năm tháng, không thể tách rời)

Kết Bài:
Đọng lại trong mỗi chúng ta là hình ảnh nhân vật ông Sáu trong cuộc chiến tranh khốc liệt.
Dù hoàn cảnh có khốc liệt đến mấy thì tình yêu cha con ấy vẫn bất diệt. Bằng cách xây
dựng nhân vật và cốt truyện hoàn hảo. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã để dư
âm mãi trong lòng chúng ta.

You might also like