Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Nguyên tắc khách quan


Khái niệm: Nguyên tắc khách quan là những quy tắc cần được thực hiện trong khi
kiểm tra và đánh giá để bảo đảm cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ
những yếu tố khác với mục tiêu và nội dung cần đánh giá.
Sau đây là một số quy tắc thực hiện nguyên tắc khách quan :
- Kết hợp kiểm tra định tính với kiểm tra định lượng.
VD: GV cần xem xét được quá trình học tập của học sinh thông qua kết quả của
sản phẩm .Trong môn Văn giáo viên không chỉ chấm điểm mà còn kèm theo lời
nhận xét về bài văn để biết học sinh đạt được những gì và chưa được gì.
- Kết hợp nhiều kĩ thuật đánh giá khác nhau (kĩ thuật đánh giá truyền thống với kĩ
thuật đánh giá hiện đại) nhằm hạn chế tối đa các nhược điểm của một loại hình
đánh giá.
VD: Kĩ thuật đánh giá truyền thống: kiểm tra miệng , tự luận
Kĩ thuật đánh giá hiện đại: trắc nghiệm, quan sát, vấn đáp,..
Đưa ra tình huống học sinh tự thảo luận nêu ra ý kiến về cách xử lí tình huống.
- Bảo đảm môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài
tập đánh giá của học sinh.
VD : Trong kiểm tra tiếng Anh không đủ ánh sáng, tiếng ồn xung quanh sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng kết quả, Vì thế môi trường thoáng mát ,sạch sẽ đảm bảo âm
thanh trong phòng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoàn thành tốt bài thi.
- Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh
có thể ảnh hưởng đến kết quả làm bài hay thực hiện hoạt động của các em. Các
yếu tố khác đó có thể là trạng thái sức khoẻ, tâm lí lúc làm bài hay thực hiện hoạt
động ; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra ; độ dài của bài kiểm tra; sự quen
thuộc với bài kiểm tra (làm một bài kiểm tra mà trước đây học sinh đã được làm
hoặc đã được ôn tập) việc được chuẩn bị kĩ trước khi kiểm tra.
VD: Thường ngày ở lớp em học sinh đó đạt điểm cao nhưng trong đợt kiểm tra này
có kết quả thấp. GV không nên đánh giá chỉ dựa vào kết quả đó mà cần tìm hiểu
nguyên nhân : có thể do sức khỏe (ốm), mệt mỏi dẫn dến mất tập trung không làm
bài tốt.
Những phán đoán giá trị và quyết định về việc học của học sinh phải được xây
dựng trên ba cơ sở:
(1): Kết quả học tập thu thập được một cách hệ thống trong quá trình dạy học.
GV cần theo dõi HS quá trình để đánh giá học sinh khách quan, chính xác.
(2) : Các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được một cách rõ ràng.(Nội dung
cần phù hợp với khả năng của HS)
(3) : Sự kết hợp và cân bằng giữa hai loại đánh giá : thường xuyên và tổng kết hay
nói cách khác là đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm học tập.
VD: Khi học sinh viết văn đề bài: “ Lòng trung thực” GV cần những xây dựng
những tiêu chí phù hợp để chấm điểm và đưa ra những nhận xét.
2. Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắc công bằng là hệ thống các quy tắc cần được hiện trong đánh giá kết
quả học tập . nhằm bảo đảm rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập
với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực trong học tập sẽ nhận được
những đánh giá kết quả như nhau:
Sau đây là một số quy tắc nhằm bảo đảm tính công bằng trong kiểm tra đánh giá
kết quả học tập:
- Mọi học sinh được làm việc đều đặn trên các nhiệm vụ hay bài tập có tính thách
thức để giúp mỗi em thể tích cực vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học
VD: Khi giáo viên chia bài làm cho học sinh cần chia đều để học sinh tham gia
học tập tích cực, phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội như nhau để thể
hiện kết quả học tập, không ai bị bỏ rơi để học sinh không bị nhàm chán, các em
có thể vận dụng được kiến thức để tích cực vận dụng vào bài có tính thách thức
- Đề bài kiểm tra phải cho mọi học sinh cơ hội chứng tỏ khả năng áp dụng những
kiến thức, kĩ năng mà các em đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề
VD: Khi học Toán, các em được học các phép tính và có thể áp dụng nó vào khi đi
mua hàng thì các em có thể tính được số tiền mà các em đã sử dụng nó là bao
nhiêu.
- Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập những thông tin để đánh giá xếp loại
học sinh, giáo viên cần phải bảo đảm rằng hình thức bài kiểm tra là quen thuộc với
mọi học sinh
VD: Khi giáo viên chọn hình thức kiểm nào đó như: lựa chọn hoặc điền vào chỗ
trống, giáo viên nên đảm bào tất cả học sinh trong lớp đều biết làm dạng bài đó để
bảo đảm cho các kết quả kiểm tra thu nhận được sẽ đúng mục tiêu cần đánh giá
chứ không phải thể hiện khả năng học sinh có vượt qua được những trở ngại do
cách trình bày của bài kiểm tra tạo ra.
- Đối với các bài kiểm tra kiểu thực hành hay tự luận, thang điểm hay thang đánh
giá cần được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi
nhận xét kết quả phản ánh đúng khả năng làm bài của người học
VD: Giáo viên cần xây dựng thang đánh giá kết quả làm bài của học sinh, để đảm
bảo tính công bằng, không nên đánh giá thiên vị bất cứ học sinh nào.
3. Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện
Khái niệm: Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện là hệ thống các quy tắc cần được
thực hiện trong quá trình đánh giá thành quả học tập của học sinh tiểu học nhằm
đảm bảo kết quả học sinh đạt được qua kiểm tra phản ánh được các mặt- trí-thể-mĩ
của các em cũng như nhiều mức độ nhận thức khác nhau trong hoạt động học tập.
Sau đây là một số quy tắc nhằm bảo đảm tính toàn diện:
- Nội dung kiểm tra cần bao quát được các trọng tâm của phần học, phần chương
trình hay bài học mà ta muốn đánh giá.
VD: Khi ra đề thi cuối kì đánh giá chất lượng HS, GV cần bao quát trọng tâm kiến
thức bài học. Nội dung quan trọng phụ vụ cho đánh giá.
- Công cụ đánh giá cần đa dạng.
VD: +Đánh giá lý thuyết: tự luận, trắc nghiệm
+Đánh giá thực hành: Vấn đáp, trả lời câu hỏi
- Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức
từ đơn giản đến phức tạp.
VD: Trong môn TV GV đánh giá HS qua việc HS có nhận diện được chữ cái, vần,
có hiểu được nội dung bài học hay không. Qua môn Toán GV đánh giá HS thông
qua việc HS có hiểu đề bài và phân tích được bài toán hay không.
- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kĩ năng môn
học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như kĩ năng xã hội.
VD: GV giao bài tập về nhà yêu cầu HS về nhà hãy làm 1 bài văn tả về mẹ của
mình, qua đó GV sẽ đánh giá HS hiểu bài, nắm được nội dung bài học và có kĩ
năng viết văn miêu tả ngoài ra còn đánh giá HS qua việc HS dành tình cảm như
nào đối với mẹ của mình.
4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống:
Khái niệm: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là nguyên tắc đòi hỏi phài giúp
người học lĩnh hội hay nói cách khác là nhận thức được trình tự hệ thống logic,
phải cho người đọc biết hệ thống những kiến thức khoa học hiện đại
Quy tắc đảm bảo tính hệ thống: Xây dựng hệ thống dạy học cần phải phụ thuộc
vào lý thuyết làm cơ sở cho việc giảng dạy, với tính tuần tự như vậy mới tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển tư duy lý luận cho học sinh.
VD:
- Trong quá trình dạy học, khi muốn giới thiệu về các tế bào của động vật, thực vật
thì cần phải giới thiệu về những động vật, thật vật đó trước
- Việc trình bày các hợp chất trước hết cần phải nghiên cứu các phân tử, nguyên
tử….tất cả những điều đó phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu cẩn thận của
khoa học và sự phát triển của những khái niệm hoặc định luật.
5. Nguyên tắc đảm bảo tính công khai:
- Đánh giá là một tiến trình công khai. Theo yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm tính
công khai, các tiêu chuẩn và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần
được công bố đến học sinh trước khi họ thực hiện.
- Các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc được
thông bảo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bàiHọc sinh cũng cẩn biết
cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt các tiêu chuẩn và yêu cầu đã định.
- Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chỉ đánh giả các hoạt động hoặc bãi tập tạo
điều kiện cho người học nhận ra rõ ràng hưởng phấn đấu để đạt thành công trong
khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mặt khác, việc công khai các tiêu chỉ đánh giá
tạo điều kiện cho người học có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của
các đánh giá của giáo viên, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn
học và của bản thân.
- Nhờ vậy, việc đảm bảo tỉnh công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra
đánh giả trong nhà trưởng khách quan và công bằng hơn.
Ví dụ: khi GV chấm điểm "vở sạch, chữ đẹp” cho HS, GV sẽ nêu các yêu cầu và
tiêu chỉ để được xếp loại A thì HS cần phải giữ vỡ sao cho sạch, mép và không
cong và không bởi xỏa nhiều trong bài, chữ phải đẹp đúng quy cách và trình bày
đẹp mắt... Qua đó, HS sẽ phẩn đấu để đạt được loại A.
Ví dụ: Bài kiểm tra cuối học kì được thiết kế có thang điểm rõ ràng, cụ thể ở từng
bài, từng câu để HS có thể nắm được và phấn đấu làm bài, tự đánh giá được kết
quả bài làm của bản thân cũng như của bạn học.
Nguyên tác bảo đảm tính giáo dục Khái niệm atgi
6. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục:
- Đánh giá nhất thiết phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng từ học, tư
giáo dục của học sinh.
- Học sinh có thể học từ những đánh giả của giáo viên. Và từ những điều học được
ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân.
- Muốn vậy giáo viên cần phải làm cho bải kiểm tra sau khi được chấm điểm trở
nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bãi kiểm tra những ghi chú về:
• Hoạt động.
• Ngày tháng.
• Những gì người học đã làm được
• Những gì người học có thể làm được.
• Những gi học sinh cần hỗ trợ thêm.
• Những gì học sinh cần học thêm,
Nhờ vậy, nhìn vào bài làm của mình, học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của bản
thân. những gì cần cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng định
của giáo viên về khả năng của họ. Điều nàu có một tác dụng động viên người học
rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức những giáo dục và phát triển
của đánh giá giáo
Ví dụ: Khi chấm điểm bài tập làm văn của học sinh nếu bài văn còn diễn đạt chưa
mạch lạc và cách dùng từ nối chưa hợp lý thì trọng tâm khi đánh giá bài tập làm
văn của học sinh là cách diễn đạt ý tưởng mạch lạc, là cách dùng các từ nối một
cách hợp lí ... thì học sinh sẽ học được bài học về cách diễn đạt ý tưởng mạch lạc
và sử dùng các từ nổi thích hợp sau khi các em nhận được bài tập làm văn có lời
nhận xét của giáo viên liên quan đến trọng tâm ấy. Cách ghi nhận xét: "Bài làm
diễn đạt ý chưa trôi chảy, các từ nối đặt chưa hợp lý; Em cố gắng hơn nhé!”
7. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển:
- Giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển các tiềm năng
của minh để trở thành người hữu dụng.
- Trong dạy học, để cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển các
năng lực của người học một cách bền vững, cần thực hiện các điều sau:
+ Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh khai thác vận dụng các kiến
thức, kĩ năng liên môn và xuyên môn.
Vi dụ: khi ra để kiểm tra môn tập làm vănGV có thể kết hợp môn tập đọc, luyện từ
và câu, tập làm văn để có thể biết được HS có vận dụng được các kiến thức, kỹ
năng đã học không.
- Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần
tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, chủ trọng thực hành, rèn
luyện và phát triển kĩ năng.
Ví dụ: trong dạy học. GV nên kết hợp nhiều PPDH khác nhau nhằm phát huy tính
chủ động và sáng tạo của HS trong việc tiếp thu kiển thức ( như PP làm việc
nhóm, PP hoạt đồng cử nhân. PP quan sát ...) GV nên dùng nhiều hình thức để
kiểm tra đánh giá HS đề có thể nắm được khả năng tiếp thu của HS. Các môn thiên
về thực hành như: toán, thủ công tập làm văn, về... nên cho HS thực hành nhiều để
rèn luyện và phát triển kỹ năng hơn là học lý thuyết quả nhiều.
- Đánh gia hưởng tới việc duy trì sự phấn đấu và tiên bộ của người học cũng như
góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học.
Ví dụ: khi nhận xét 1 HS, GV nên nhận xét theo hưởng tích cực để động viên, thúc
đẩy HS tiến bộ hơn là dùng những lời lẽ mang tỉnh tiêu cực. Khi đó, GV có thể
giúp hs tự nhận thấy những điều thiếu sót, những điểm sai để HS sửa chữa, tự
phấn đấu nhằm hoàn thiện hơn, cũng như cảm thấy những cố gắng của mình có
mang lại kết quả tuy chưa nhiều nhưng cũng đủ để hình thành và phát triển động
cơ học tập đúng đắn của HS.
- Qua những phản đoản, nhận xét về việc học của học sinh, người giáo viên nhất
thiết phải giúp cho các mẹ nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản
thân. nhận ra những tiềm năng của mình.
Ví dụ: mọi lời khen hay chẽ của GV đều có ý nghĩa quan trọng đối với HSvì vậy
những lời khen hay chỉ đều phải đảng, chính xác với sự vật, sự việc, phải có thiện
chítình thương, chân thành, phải có nghệ thuật trong khen chê. Ngoài ra GV nên
giúp HS định hưởng được tương lai sao cho phù hợp với năng lực của mỗi HS
như: những HS có thiên phủ về các môn năng khiếu như mỹ thuậtâm nhạc, thể dục
GV nên khuyên các em chọn những ngành nghề thuộc về các lĩnh vực này hơn là
chạy theo các bạn, trào lưu để tránh sau này các em gặp nhiều áp lực, khó khăn vì
học, làm việc ở một ngành nghề không phù hợp với bản thân. Và khi các em học
tập, làm việc với công việc mà mình yêu thích, phù hợp với năng lực của mình, các
em sẽ thấy tự tin hơn, cả ý chi phấn đấu và hình thành được năng lực tự đánh giả
bản thân để tự hoàn thiện mình hơn.

You might also like