Báo Cáo Thí Nghiệm Chuyên Môn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÁO CÁO
HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM CHUYÊN MÔN

Sinh viên thực hiện: Lê Quang Huy 201413969


Trần Đức Hoàn 201403956
Nguyễn Tiến Hải 201403932
Trần Thái Hưng 201403981
Nguyễn Văn Dũng 201403900
Lớp: Kỹ thuật điện tử & Tin học công nghiệp 2
Khoa: Điện – Điện Tử
Người hướng dẫn: Ths Đỗ Văn Thăng

Năm 2023
2

Mục lục
Phần I:
1. Vẽ sơ đồ, dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi AC->
DC………………………………………………………………………………….3
1.1 Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ…………………………………………………3
1.2 Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha…………………………………………………..4
1.3 Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha…………………………………………………..9
2. Vẽ sơ đồ, dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi AC ->
AC. ………………………………………………………………………………………11
2.1 Mạch điều khiển công suất xoay chiều 1 pha……………………………11
2.2 Mạch điều khiển công suất xoay chiều 3 pha……………………………12
3. Vẽ sơ đồ, dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi DC ->
DC. ………………………………………………………………………………………14
3.1 Sơ đồ………………………………………………………………………..14
3.2 Dạng sóng………………………………………………………….………14
3.3 Nguyên lý làm việc…………………………………………………..……14
4. Vẽ sơ đồ, dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi DC ->
AC. …………………………………………………………………………….…………15
4.1 Sơ đồ…………………………………………………………………..……15
4.2 Dạng sóng…………………………………………………………………..16
4.3 Nguyên lý làm việc…………………………………………………………16
Phần II:
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch động cơ điện một chiều kích từ độc lập, kích từ nối
tiếp, kích từ song song và kích từ hỗn hợp. ……………………………………………16
2. Thực hiện khởi động, điều chỉnh tốc độ,và đảo chiều quay động cơ bằng
những cách nào đối với mạch kích từ độc lập. ………………………………………..18
3. Quy trình vận hành máy điện một chiều ở chế độ máy phát, có những cách
kích từ nào, điều chỉnh điện áp và cực tính bằng cách nào. …………………………18
Phần III:
1. Sử dụng biến tần 3G3JX-A4022 của hãng Omron cho động cơ cầu trục (động
cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc) có công suất 1.5kW, điện áp Y/Δ
(380/220VAC). ………………………………………………………………………….20
2. Sử dụng biến tần 3G3JX-A2007 của hãng Omron cho quạt thông gió (động cơ
không đồng bộ 3 pha rotor long sóc) có công suất 0.55kW, điện áp Y/Δ (380/220VAC).
……………………………………………………………………………………………21
3. Quy trình vần hành máy điện ba pha ở chế độ máy phát như thế nào, điều
chỉnh điện áp và tần số bằng cách nào. ……………………………………………….23
3

Phần I:
1. Vẽ sơ đồ,dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi AC -> DC.
1.1 Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ
1.1.1 Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ không điều khiển
Sơ đồ:

Thuần R Tải R-L


Hình 1.1.1.1 Sơ đồ mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ không điều khiển tải thuần R và tải R-L
Dạng sóng:

Hình 1.1.1.2 Dạng sóng mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ không điều khiển tải thuần R và tải R-L
Nguyên lý làm việc:
- Trong nửa chu kỳ dương của điện áp xoay chiều, diode sẽ được phân cực
thuận và dòng điện chạy qua diode. Trong nửa chu kỳ âm của điện áp xoay chiều, diode
sẽ bị phân cực ngược và dòng điện sẽ bị chặn. Dạng sóng điện áp đầu ra cuối cùng ở
phía thứ cấp (DC) 
- Khi mắc thêm tải R-l thành phần cảm kháng làm giảm giá trị trung bình điện
áp DC đầu ra, và làm trễ pha dòng điện trên tải. Trong quá trình này, năng lượng điện từ
đã bị lưu giữ lại trong cuộn cảm. Năng lượng này được phục hồi trong chu kỳ âm gây ra
điện áp âm trên tải và làm giảm giá trị trung bình của điện áp DC.
4

1.1.2 Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ có điều khiển


Sơ đồ:

Thuần R Tải R-L


Hình 1.1.2.1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ có điều khiển tải thuần R và tải R-L
Dạng sóng:

Hình
1.1.2.2: Dạng sóng mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ có điều khiển tải R và tải R-L
Nguyên lý làm việc:
- Khi áp dụng nguyên lý hoạt động của mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ vào tải thuần R, ta
có thể thấy rằng trong một nửa chu kỳ, khi điện áp AC đang ở giá trị dương, dòng điện sẽ
thông qua tải và sạc tụ điện. Trong nửa chu kỳ còn lại, khi điện áp AC đang ở giá trị âm, tụ
điện sẽ được dẫn điện qua tải, do đó cho phép dòng điện tiếp tục chảy qua tải. Quá trình này
tạo ra một dòng điện DC có giá trị trung bình.
- Trong trường hợp tải R-L, tải gồm một tụ điện và một cuộn cảm. Khi điện áp AC đang
ở giá trị dương, dòng điện sẽ trải qua cả tải R và cuộn cảm, do đó tạo ra một từ trường quanh
cuộn cảm. Trong nửa chu kỳ còn lại, khi điện áp AC đang ở giá trị âm, từ trường này sẽ tạo ra
một điện thế đối lập với điện áp AC, và do đó giảm dòng điện chảy qua tải
1.2 Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha
1.2.1 Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển
5

Sơ đồ

Hình 1.2.1.1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển tải thuần R và tải R-L

Dạng sóng

Hình 1.2.1.2: Dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển tải R và tải R-L

Nguyên lý làm việc: tải thuần R, ta có thể thấy rằng trong mỗi nửa chu kỳ của điện áp
đầu vào, dòng điện sẽ trải qua cả hai bán kỳ của mạch chỉnh lưu và tài sẽ được sạc tụ điện lúc
điện áp cao và đóng vai trò trung gian khi điện áp thấp hơn, do đó cho phép dòng điện tiếp tục
chảy qua tải. Quá trình này tạo ra một dòng điện DC có giá trị trung bình.
Trong trường hợp tải R-L, tải gồm một tụ điện, một cuộn cảm và một điện trở. Khi điện
áp đầu vào là điện áp dương, dòng điện sẽ chảy qua cuộn cảm và số phần của điện trở, tạo ra
từ trường quanh cuộn cảm. Khi điện áp đầu vào là điện áp âm, từ trường này sẽ giảm dần và
tạo ra một điện thế đối lập với điện áp đầu vào. Điều này có thể giảm dòng điện chảy qua tải.
Khi cuộn cảm có trở kháng cao hơn, hiệu ứng của nó trong việc giữ lại dòng điện DC sẽ càng
tốt hơn.
1.2.2 Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha có điều khiển, toàn phần
6

Sơ đồ:

Hình 1.2.2.1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển tải thuần R và tải RL

Dạng sóng:

Hình 1.2.2.2: Dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha không điều khiển tải thuần R và tải
RL
Nguyên lý làm việc
Ở bán kỳ dương: Khi chưa có góc kích thì điện áp tải Vo = 0V, khi xuất hiện
góc kích ở cực G làm SCR D1, D2 dẫn. Khi đó dòng điện đi từ nguồn dương qua D1,
qua tải, qua D2 sau đó quay về nguồn âm. Điện áp tải Vo = Vs, dòng điện qua tải Io =
Is.
Ở bán kỳ âm: Đầu bán kỳ âm SCR D1, D2 ngưng dẫn và D3, D4 chưa được
kích nên mở Vo = 0V. Đến khi có xung điều khiển kích dẫn D3, D4 thì dòng điện đi từ
nguồn qua D3, qua tải, qua D4 và quay lại nguồn. Khi đó áp tải dương và ngược với áp
nguồn Vo = -Vs > 0.
7

1.2.3 Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển, đối xứng
Thuần R
- Sơ đồ: - Dạng sóng

Hình 1.2.3.1: Sơ đồ và dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển đối xứng tải R
Tải R-L:
- Sơ đồ - Dạng sóng

Hình 1.2.3.2: Sơ đồ và dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển đối xứng tải R-L
- Nguyên lý làm việc:

Mạch bán phần đối xứng có sơ đồ như hình bên dưới, thay diode D3 bằng
thyristor và ngược lại thyristor D4 thay bằng diode. Góc kích và dạng sóng của mạch
này tương tự như ở mạch bán phần bất đối xứng. Chỉ khác đối với tải RL, ở đầu bán kỳ
âm tải phát ra năng lượng qua thyristor D1 và D4. Và ở đầu bán kỳ dương tiếp theo tải
phát năng lượng đi qua D2 và D3 nên Is = 0.
8

1.2.4 Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha, bất đối xứng


Tải R
- Sơ đồ - Dạng sóng

Hình 1.2.4.1: Sơ đồ và dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển bất đối xứng tải R
Nguyên lý làm việc:
- Ở bán kỳ dương: Khi xuất hiện xung kích G1 thì dòng điện từ nguồn qua thyristor D1, qua
tải, qua diode D2 và về nguồn. Điện áp và dòng tải bằng với nguồn Vo = Vs, Io = Is.

- Ở bán kỳ âm: Khi có xung kích G4 thì thyristor D4 dẫn, dòng điện đi qua D3, qua tải, qua D4
và quay về nguồn. Điện áp và dòng tải ngược chiều với nguồn Vo = -Vs < 0.

Tải R-L
- Sơ đồ - Dạng sóng

Hình

1.2.4.2: Sơ đồ và dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 1 pha bán điều khiển bất đối xứng
tải RL

Nguyên lý làm việc: Tải R-L


- Ở bán kỳ dương: Dòng điện và áp của tải bằng với dòng điện và áp tải nguồn (Vo = Vs
và Io = Vs). Dòng điện tải trể pha so với điện áp.
- Ở bán kỳ âm: Nếu góc kích G4 > 0 thì ở đầu chu kỳ âm do tải có tính cảm nên sẽ phát
dòng điện cùng chiều với dòng ban đầu, dòng điện này sẽ đi qua D2, D3 và qua tải (do
9

đó dòng điện nguồn Is = 0). Dòng qua tải giảm dần đến khi có xung kích G4 thì dòng
điện tiếp tục tăng theo từng chu kỳ cho đến khi xác lập
- Ở đầu chu kỳ dương tiếp theo: tải RL phát dòng điện đi qua D3, D4 và qua tải nên
dòng điện nguồn Is = 0
1.3 Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha
1.3.1 Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha, không điều khiển
- Sơ đồ

Hình 1.3.1.1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển tải thuần R và tải R-L
Dạng sóng

Hình 1.3.1.2: Dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 3 pha không điều khiển tải R và tải R-L
Nguyên lý làm việc:

 Ở đầu chu kỳ điện áp V1 lớn nhất nên D1 dẫn và V3 nhỏ nhất nên D2 dẫn. Dòng
điện đi từ nguồn V1 qua diode D1, qua tải, qua D2 và về nguồn V3 nên điện áp tải
ud = V1 – V3.
 Tiếp theo một góc 30 độ, điện áp pha V1 lớn nhất nên D1 dẫn, V3 nhỏ nhất nên
D2 tiếp tục dẫn.
 Góc 90 độ, V2 lớn nhất V1 nhỏ nhất nên D3 và D4 dẫn.
- Ở góc 150 độ, V3 lớn nhất, V2 nhỏ nhất nên D5 và D6 dẫn. tương tự cho một nửa
chu kỳ còn lại.
10

1.3.2 Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha, điều khiến toàn phần
- Sơ đồ

Hình 1.3.3.1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha điều khiển toàn phần tải R và tải R-L
- Dạng sóng

Hình 1.3.2.2: Dạng sóng mạch chỉnh lưu cầu 3 pha


điều khiển toàn phần tải R và tải R-L
1.3.3 Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha, bán điều khiển
- Sơ đồ

Hình 1.3.3.1: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha bán điều khiển tải R và tải R-L
- Dạng sóng
11

Hình 1.3.3.2: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu 3 pha bán điều khiển tải thuần R và tải R-L
- Nguyên lý làm việc:
Với tải thuần R, mạch chỉnh lưu cầu 3 pha sẽ sử dụng bộ chỉnh lưu đơn giản để biến
đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều. Trong quá trình này, các tụ điện và cuộn cảm
được sử dụng để giảm độ rò rỉ của điện áp và điện năng, đảm bảo rằng tải thuần R được cung
cấp với điện áp ổn định.
Với tải R-L, mạch chỉnh lưu cầu 3 pha sẽ sử dụng một bộ đầy đủ chỉnh lưu để xử lý tải
hỗn hợp R-L. Trong mạch này, các tụ điện và cuộn cảm sẽ được sử dụng để giảm độ rò rỉ của
điện áp và điện năng, đảm bảo rằng tải R-L được cung cấp với điện áp ổn định. Đồng thời,
cuộn cảm sẽ giúp điều chỉnh dòng điện đầu ra để đáp ứng yêu cầu của tải R-L.
2. Vẽ sơ đồ, dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi AC ->
AC.
2.1 Mạch điều khiển công suất xoay chiều 1 pha
Sơ đồ

Hình 2.1.1: Sơ đồ mạch điều khiển công suất xoay chiều 1 pha tải R và tải R-L
Dạng sóng
12

Hình 2.1.2: Dạng sóng mạch điều khiển công suất xoay chiều 1 pha tải R và tải R-L
Nguyên lý làm việc
- Trong bán kỳ dương của áp v(t); T1 phân cực thuận còn T2 phân cực nghịch. Chưa có
xung kích vào T1, áp và dòng trên tải bằng 0
- Khi cấp xung kích, T1 dẫn, khoá T1 kín mạch cấp nguồn vào tải và bắt đầu cho dòng
qua tải
- Khi dùng 2 SCR mắc song song ngược cực tính, cần cách ly mạch điều khiển SCR với
mạch động lực. Vì các cathode của các SCR không thể nối về cùng một điểm. Các xung
kích cổng cho các SCR lệch pha thời gian 1800 và có cùng tần số với nguồn áp xoay
chiếu cấp vào mạch
2.2 Mạch điều khiển công suất xoay chiều 3 pha
Sơ đồ

Với thứ tự
tiristor từ trên
xuống là A+, A-,
B + , B -, C + , C -

Hình 2.2.1: Sơ đồ mạch điều khiển công suất xoay chiều 3 pha

Dạng sóng
13

Hình 2.2.2: Dạng sóng mạch điều khiển công suất xoay chiều 3 pha
Mạch điều khiển cần dùng đến 6 xung kích cổng cho các SCR. Các tín hiệu xung kích
thỏa mãn các điều khiện sau:
Góc lệch pha giữa các xung kích cổng SCR tùng đôi tương ứng là 600
Tần số của xung kích bằng tần số nguồn áp 3 pha
Quy trình phát xung kích thực hiện tuần tự theo thứ tự sau:
A+, C-, B+, A-
A-, C+, B-, A+
Thứ tự các xung kích phát trong 1 chu kỳ heo tuần tự từ SCR: T1 đến T6. Vị trí và
số thứ tự các SCR được trình bày trong hình dưới đây.

Hình 2.2.3 các xung kích cổng

Các xung kích cổng cần có khoảng thời gian giao gối lên nhau giữa khoảng thời gian
cuối của xung trước với khoảng thời gian đầu xung sau, xem hình 2.5
Trong một số trường hợp có thể thay thế các xung kích bằng các chuỗi xung hẹp
Khi mỗi cạp SCR được kích dẫn, áp cấp đến các pha tải là áp dây nguồn. Dòng qua các
pha tải chính là dòng dây nguồn tuy nhiên hướng qui ước của các dòng pha ngược nhau
14

3. Vẽ sơ đồ, dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi DC ->
DC.
3.1 Sơ đồ

Điều chế độ rộng xung PWM Bộ điều khiển băm xung 4 IGBT
3.2 Dạng sóng

3.3 Nguyên lý làm việc


Bộ điều chế độ rộng xung PWM (1 IGBT):
Là phương pháp hoạt động dựa trên nguyên tắc đóng ngắt nguồn của tải, theo
chu kỳ và điều chỉnh thời gian đóng/cắt. Phần tử thực hiện nhiệm vụ đóng cắt mạch là
các linh kiện bán dẫn (ở đây là Transistor lưỡng cực IGBT).

Nguyên lý hoạt động điều xung PWM:

PWM hoạt động bằng cách tạo ra xung dòng điện 1 chiều, đồng thời thay đổi
khoảng thời gian ở mỗi xung ở trạng thái “bật”. Từ đó kiểm soát dòng điện chảy đển
15

mỗi thiết bị trong mạch điện. PWM ở dạng kỹ thuật số, với 2 trạng tháng bật - tắt,
tương ứng với 0-1 ở hệ nhị phân. 

Theo đó, mỗi xung có thời gian bật càng lâu thì độ rộng xung sẽ càng lớn. Ví
dụ: độ rộng xung là 70% nghĩa là thời gian kích mở van sẽ chiếm 70%. Nếu thời gian
kích mở van bằng 0 thì độ rộng xung sẽ bằng 0
Nguyên lý hoạt động của mạch cầu H:
Khi kích van 1 và van 4, tạo ra một dòng điện chạy từ nguồn qua S1, qua
tải( có thể là động cơ), qua S4 và trở về mass (đi theo chiều thuận)
Ngược lại, khi kích van 2 và 3 sẽ tạo ra một dòng điện chạy từ nguồn qua S3,
qua tải, qua S2 và trở về mass (chiều nghịch)
Cần lưu ý không được đóng cùng lúc S1 và S2 hoặc S3 và S4 hoặc cả 4 van, vì
điều này sẽ tạo ra một đường dẫn trực tiếp từ nguồn xuống mass và gây ngắn mạch
4. Vẽ sơ đồ, dạng sóng và trình bày nguyên lý làm việc các phép biến đổi DC ->
AC.
4.1 Sơ đồ

Dạng 1 pha Dạng 3 pha


16

4.2 Dạng sóng

4.3 Nguyên lý làm việc


Đối với mạch cầu H sử dụng 4 Transistor IGBT kích mở để chuyển từ DC sang
AC:
Đầu tiên, kích mở van S1 và S4 để chiều dòng điện đi theo chiều thuận, sau đó
ngắt kích tại 2 van S1, S4 đồng thời kích mở van S2, S3 để chiều dòng điện đi ngược.
Kích hoạt luôn để có thể tạo ra xung hình sin không thuần tuý (bản chất vẫn là xung
vuông nhưng độ rộng của từng xung vuông sẽ được định kích thước phù hợp sao cho
giá trị trung bình khớp gần với giá trị trung bình của dạng sóng AC)

Phần II:
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch động cơ điện một chiều kích từ độc lập, kích từ nối
tiếp, kích từ song song và kích từ hỗn hợp.
Ký hiệu các cuộn dây:
A1/A2: Dây quấn phần ứng
E1/E2: Dây quấn kích từ song song
D1/D2/D3: Dây quấn kích từ nối tiếp
17

Động cơ 1 chiều kích từ độc lập: phần ứng và phần kích từ được cung cấp từ
2 nguồn riêng lẻ

Động cơ 1 chiều kích từ nối tiếp: cuộn dây kích từ được mắc nối tiếp với phần ứng

Động cơ 1 chiều kích từ song song: cuộn dây kích từ được mặc song song với phần
ứng

Động cơ 1 chiều kích từ hỗn hợp: gồm có 2 cuộn dây kích từ cuộn 1 mắc nối tiếp với
phần ứng, cuộn 2 mắc song song với
18

2. Thực hiện khởi động, điều chỉnh tốc độ,và đảo chiều quay động cơ bằng những
cách nào đối với mạch kích từ độc lập.

Đưa thêm điện trở phụ vào phần ứng ngay khi bắt đầu khởi động.

Khi bắt đầu cấp điện cho động cơ với toàn bộ điện trở khởi động, momen ban đầu của
động cơ lớn hơn mô-men cản. Do đó, động cơ bắt đầu được tăng tốc. Tốc độ càng tăng lên thì
mô-men càng giảm xuống. Tốc độ sẽ đạt đến 1 mức nào đó cấp điện trở thứ nhất bị loại bỏ.

Ngay sau đó, động cơ lại được tăng tốc và làm việc với các điện trở phụ còn lại. Đến khi
động cơ có tốc độ định mức sẽ loại bỏ tất cả các điện trở phụ

Điều chỉnh tốc độ:

Thay đổi điện áp đặt vào phần ứng động cơ (tốc độ sẽ tỷ lệ thuận với điện áp phần ứng)

Thay đổi dòng điện phần kích từ (Tốc độ động cơ sẽ tỷ lệ nghịch với dòng điện phần
kích từ)

Đảo chiều quay động cơ:

Đối với Stator là nam châm vĩnh cửu: Đảo dòng điện phần ứng

Đối với Stator là nam châm điện: Đảo dòng điện phần kích từ

3. Quy trình vận hành máy điện một chiều ở chế độ máy phát, có những cách kích
từ nào, điều chỉnh điện áp và cực tính bằng cách nào.

Đối với kích từ độc lập: Cấp nguồn 1 chiều vào mạch kích từ 220V.
19

Đối với tự kích từ: Nối luôn phần ứng xuống phần kích từ (Máy phát điện 1 chiều tự
phát)

Sau đó ta sẽ thu được điện áp đầu ra trên Stato khi thay đổi tốc độ quay Roto

Cách kích từ cho máy phát điện 1 chiều:

Cách 1: Máy phát điện một chiều kích từ độc lập

Cách 2: Máy phát điện một chiều tự kích từ

Điều chỉnh điện áp và cực tính:

Điều chỉnh điện áp:

Cách 1: Thay đổi điện áp phần kích từ

Cách 2: Thay đổi tốc độ của máy phát điện

Điều chỉnh cực tính:

Thay đổi chiều quay của máy phát


20

Thay đổi chiều dòng điện phần kích từ

Phần III:
1. Sử dụng biến tần 3G3JX-A4022 của hãng Omron cho động cơ cầu trục (động cơ
không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc) có công suất 1.5kW, điện áp Y/Δ (380/220VAC).

Thông số kỹ thuật của Biến tần loạ OMRON 3G3JX-A4022

Vậy ta chọn đấu nối hình sao


Sơ đồ đấu nối mạch công suất:

Cài đặt tham số:

A001: 01

A002: 01

A004: 60

C001: 00
21

C002: 01

Vận hành bằng cách điều khiển có nút nhấn đi lên, đi xuống và chiết áp bên
ngoài để điều chỉnh tốc độ (0 – 60 Hz):

Sử dụng S1 đóng/ mở với SC để điều khiển Chạy/dừng thuận; Sử dụng S1 đóng/


mở với SC để điều khiển Chạy/dừng ngược.

-Chân giữa của chiết áp nối vào chân FV, 2 chân còn lại nối vào FS và FC. Cấp
nguồn => Bấm Mode => Bấm phím xuống cho đến khi màn hình A--- hiện ra =>
Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc phím Xuống cho tới màn hình A001=> Bấm
Mode => Bấm phím Lên hoặc Xuống tới giá trị 01=>Bấm Enter (Chọn kiểu thay
đổi tần số bằng biến trở).

=>Bấm nút Lên cho tới màn hình C001=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc
Xuống cho tới giá trị 00=>Bấm Enter (Chọn S1-chạy thuận).

=>Bấm nút Lên cho tới màn hình C002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc
Xuống cho tới giá trị 01=>Bấm Enter (Chọn S2-chạy ngược).

=>Bấm nút Lên cho tới màn hình A002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc
Xuống cho tới giá trị 01=>Bấm Enter (Chọn Chạy/dừng bằng S1 hoặc S2).

=>Bấm phím Lên cho tới màn hình A003=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc
xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz) =>
Enter.

=>Bấm phím Lên cho tới màn hình A004=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc
xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz), =>
Enter. =>Ấn và giữ Mode trong khoảng 3s cho tới khi màn hình hiển thị
d001=>Enter=>Mode (Hiển thị tần số hiện tại trên động cơ).

2. Sử dụng biến tần 3G3JX-A2007 của hãng Omron cho quạt thông gió (động cơ
không đồng bộ 3 pha rotor long sóc) có công suất 0.55kW, điện áp Y/Δ (380/220VAC).
Thông số kỹ thuật biến tần 3G3JX-A2007 Omron

 Tên sản phẩm  Biến tần 3G3JX-A2007 Omron

 Công suất  0,75kW


22

 Đầu vào  3 pha 220VAC

 Đầu ra  3 pha 220VAC

=>Do đầu vào của biến tần là 220VAC lên ta chọn đấu nối hình tam giác
Sơ đồ đấu nối mạch công suất:

Điều khiển chạy dừng, và điều chỉnh tốc độ bằng phím bấm, chiết áp trên mặt biến tần
A001=> Bấm Mode => Bấm phím Lên hoặc Xuống tới giá trị 00=>Bấm Enter.
=>Bấm nút Lên cho tới màn hình A002=> Bấm Mode=>Bấm phím Lên Hoặc
Xuống cho tới giá trị 02=>Bấm Enter.
=>Bấm phím Lên cho tới màn hình A003=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc
xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz)=>
Enter.C001 = 00 (lựa chọn chức năng cho tín hiệu S1_thuận)
=>Bấm phím Lên cho tới màn hình A004=>Bấm Mode=>Bấm phím Lên hoặc
xuống cho tới giá trị 50(đối với động cơ 50Hz), 60(đối với động cơ 60Hz), =>
Enter.
=>Ấn và giữ Mode trong khoảng 3s cho tới khi màn hình hiển thị
d001=>Enter=>Mode. (Đặt thông số: A001 = 00; A002 = 02;)
23

3. Quy trình vần hành máy điện ba pha ở chế độ máy phát như thế nào, điều chỉnh
điện áp và tần số bằng cách nào.
Chuẩn bị máy phát: Kiểm tra xem máy phát có đủ nhiên liệu, dầu bôi trơn và các yếu tố
khác cần thiết để hoạt động. Đảm bảo rằng hệ thống lành và không có lỗi trước khi khởi
động.
Kiểm tra kết nối: Đảm bảo rằng động cơ và máy phát được kết nối đúng và an toàn.
Kiểm tra đầu ra của máy phát có được kết nối đến hệ thống điện tải hoặc mạng điện mà
bạn muốn cấp điện.
Khởi động động cơ: Khởi động động cơ của máy phát bằng cách sử dụng công tắc khởi
động hoặc các phương pháp khởi động khác tùy thuộc vào loại động cơ.
Điều chỉnh điện áp và tần số: Sau khi máy phát đã hoạt động, bạn cần điều chỉnh điện
áp và tần số của nó để đáp ứng yêu cầu của hệ thống điện tải hoặc mạng điện.
Điều chỉnh điện áp: Sử dụng bộ điều chỉnh điện áp, điều chỉnh cấp nguồn cho trường
quạt hoặc cấp nguồn điện trực tiếp vào cuộn tác động của máy phát.
Điều chỉnh tần số: Sử dụng bộ điều chỉnh tần số, điều khiển tốc độ động cơ hoặc thông
qua bộ điều chỉnh tần số riêng biệt.

You might also like