Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

05/03/2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA CÔNG TRÌNH
BỘ MÔN CẦU
-----------------o0o------------------

GIÁO ÁN VÀ BÀI GIẢNG


HỌC PHẦN
THIẾT KẾ CẦU

Lớp : 64DCCD07
Hệ : Đại học
Chuyên ngành : CNKT Xây dựng Cầu đường bộ
Người thực hiện : Nguyễn Quang Huy

Hà Nội-.05/2016

3.2.2. Cầu bản, cầu dầm có sườn lắp ghép


1. Cầu bản mố nhẹ:
Khoảng những năm 60 thế kỷ XX xuất hiện một loại cầu bản một nhịp, cấu tạo như một khung
bốn khớp. Cầu gồm một kết cấu bản kê trên hai mố dạng tường mỏng bê tông có chiều dày
khoảng 1/6 – 1/7,5 chiều cao, mố có kết cấu nhẹ vì làm việc theo sơ đồ kê trên hai gối tựa, nên ít
tốn vật liệu, nhưng vì trọng lượng nhỏ nên có thể không chịu được lực đẩy ngang của áp lực đất
sau mố.
- Để chống lại áp lực ngang, dưới móng bố trí các thanh chống bê tông cốt thép cách nhau 4 –
5m để cân bằng áp lực đất giữa hai móng, đảm bảo chống trượt. Trên đỉnh mố bố trí chốt để
truyền áp lực ngang vào dầm (hình 3.14). Như vậy mố trong cầu bàn 4 khớp làm việc như một
dầm đơn giản có nhịp bằng chiều cao từ chốt đến thanh chống ngang.
Kết cấu cầu bản 4 khớp cũng có thể dùng như một cống nếu đất đắp trên mặt mặt bản dày hơn
600mm. Do đặc điểm của cầu bản bốn khớp là cầu chỉ làm việc khi đã hình thành các khớp, nên
khi thi công cần chú ý, chỉ được đắp đất đầu cầu sau khi đã thi công các thanh chống bên dưới và
chốt bên trên. Trường hợp chưa hoàn thành kết cấu bản đã cần đắp đất thì có thể dùng các thanh
chống tạm.
Trên nguyên tắc bản có thể đúc tại chỗ trên giàn giáo hoặc dùng bản đúc sẵn, sau đó lắp ghép tại
hiện trường. Nếu dùng bản đúc sẵn thì thường áp dụng nguyên tắc phân khối theo chiều dọc,
nghĩa là kết cấu bản được chia thành các tấm bản có chiều dài đúng bằng chiều dài kết cấu nhịp,
chiều rộng xác định phù hợp với khả năng vận chuyển và cẩu lắp

1
05/03/2019

Hình 2.3: Ví dụ mặt cắt ngang cầu dầm bản lắp ghép liên kết
bằng khóa chống cắt và bản bê tông cốt thép đổ tại chỗ

Dầm bản rỗng 9m

P P

Hình 3.14: Cầu bản mố nhẹ trên đường bộ

- Các tấm bản đúc sẵn được vận chuyển và lắp ráp tại hiện trường. Các kối lắp ráp được liên kết
với nhau thông qua các mối nối chốt chịu cắt. Trên hình 3.14 giới thiệu kết cấu nhịp cầu bản lắp
ghép. Chiều dài kết cấu nhịp 6000 mm, nhịp tính toán 5800 mm chiều rộng cầu 10000 mm, chiều
cao bản 300 mm. Toàn cầu được chia thành 5 khối đúc sẵn, mỗi khối có chiều rộng 1980 mm.
Các khối lắp ghép được liên kết với nhau bằng các mối nối chịu cắt (hình 3.15).
+ Các dạng mặt cắt ngang
5cm 6cm 5cm
1,0m
7cm 6cm 6cm 6cm 7cm

2,0cm 2cm

Hình 3.15: Mặt cắt ngang đặc

2
05/03/2019

Loại mối nối này chỉ cho phép truyền được lực cắt chứ không truyền được lực dọc và mô men,
Cốt thép lò xo bố trí ở giữa mối nối để tăng khả năng liên kết

5cm
5cm d = 3~5mm

- Mặt cắt ngang rỗng

50cm

100cm 100cm 100cm

100cm 100cm

2. Cầu dầm giản đơn bêtông cốt thép lắp ghép


Trên nguyên tắc, tiết diện ngang của cầu dầm giản đơn lắp ghép thường chọn nhiều dầm chủ để
phù hợp với phương tiện vận chuyển và lắp đặt. Các khối đúc sẵn thường có hình dạng không
gian đảm bảo ổn định trong chế tạo và thi công, đồng thời khối lượng bê tông đúc tại hiện trường
ít nhất. Mặt cắt ngang thường có nhiều dầm chủ tiết diện chữ T, Super T, I, hoặc U ngược (hình
3.16). Tiết diện ngang có nhiều dầm chủ thường có phù hợp với phương tiện cẩu lắp nhỏ, ngoài
ra vì nhiều dầm tạo thành hệ siêu tĩnh, có độ dư thừa khi chịu lực nên tăng cường được độ an toàn
cho công trình. Tiết diện T là tiết diện hợp lý lí nhất về mặt chịu lực và thi công vì bản cánh cùng
tham gia chịu lực như biên chịu nén của dầm và ổn định ngang tốt khi lắp đặt và vận chuyển,
nhưng thi công dầm ngang tương đối khó khăn hơn. Vì vậy, cầu dầm lắp ghép tiết diện T thường
có hai loại, loại có dầm ngang và loại không dầm ngang.
Tiết diện T không dầm ngang (hình 3.16c) có mối nối ướt dọc theo chiều dài bản mặt cầu tạo
thuận lợ cho công tác tháo lắp ván khuôn khi chế tạo, nhưng phân bố nội lực giữa các dầm kém
hơn loại có dầm ngang.
Tiết diện T có dầm ngang (hình 3.16 a, b) làm phức tạp công tác chế tạo, nhưng phân bố nội lực
tốt. Các mối nối có thể thực hiện ở dầm ngang hoặc cả ở dầm ngang và bản mặt cầu.
Tiết diện U, U ngược và tiết diện hộp (hình 3.16 f, g, h, i) đảm bảo ổn định khi chế tạo và thi
công, nhưng trọng lượng các khối lớn hơn.
Tiết diện I (hình 3.16 d) thường dùng cho kết cấu bán lắp ghép, trong đó dầm I được đúc sẵn, bản
mặt cầu đổ toàn khối. Dầm bán lắp ghép còn gọi là dầm bê tông liên hợp vì có hai giai đoạn làm
việc. Giai đoạn đầu chỉ có dầm đúc sẵn chịu tải trọng bản thân, lớp bê tông tươi mặt cầu và tải
trọng thi công, giai đoạn II gồm lớp phủ mặt cầu, lan can, các tải trọng chất thêm và hoạt tải. Tiết
diện I có độ cứng ngang kém, khi vận chuyển, tháo lắp dễ bị mất ổn định ngang nhưng dễ tạo
dầm ngang đúc tại chỗ vì đổ bê tông dầm ngang không bị bản bê tông mặt cầu cản trở.

3
05/03/2019

Hình 3.16: Các tiết diện ngang cầu dầm giản đơn bêtông cốt thép lắp ghép.

Để tăng cường độ cứng ngang , thường thay tiết diện I bằng tiết diện T cánh hẹp. Tiết diện T cánh
hẹp có các ưu khuyết điểm giữa dầm I và dầm T.
Đối với kết cấu nhịp dầm bê tông cốt thép dầm T thường lắp ghép không có dầm ngang thể hiện
trên hình 3.17a. Kết cấu này được thiết kế cho các nhịp 10m, 12,5m và 15m với khổ cầu 11m và
14m áp dụng trên quốc lộ 18. Chiều cao dầm H lấy trong khoảng 1/14 - 1/15 nhịp, chiều rộng
khối lắp ghép 1600 – 1800mm, khoảng cách giữa hai dầm chủ 1900 - 2000mm. Các khối đúc sẵn
được liên kết với nhau thông qua mối nối ướt rộng 300mm. Chiều dày bản 2200mm, trên cùng
phủ một lớp bê tông nhựa dày 75mm. Cốt thép dầm chủ là thép có gờ hợp kim thấp. Dùng bê
tông 28 Mpa. Kết cấu không dầm ngang thuận lợi cho công tác chế tạo, thường được dùng nhiều
trong các cầu ở Mỹ và Liên Xô cũ. Trong các cầu ở Nhật thường dùng kết cấu có dầm ngang.

b) a)
15100 12350
550 14000 550 550 11250 550
2000 1500 3500 3500 1500 2000 3000 3500 3500 1250

250 300
75
75

800
800

H
H

220

900 1900 1900 1900 1900 1900 1900 1900 900 925 2100 2100 2100 2100 2100 925

Hình 3.17: Kết cấu nhịp cầu dầm bê tông cốt thép lắp ghép tiết diện T
có mối nối ướt áp dụng trên quốc lộ 18

4
05/03/2019

+Ví dụ về bố trí cốt thép trong dầm BTCT thường, tiết diện T
Dưới đây là bố trí cốt thép của dầm BTCT thường tiết diện dầm T có chiều dài nhịp 15m,
chiều cao dầm được lấy bằng 1/15 chiều dài nhịp bằng 1000mm và chiều rộng khối lắp ghép
1800mm, chiều dày bản 200mm. Theo thứ tự hình thể hiện bố trí lưới cốt thép bản mặt cầu
(hình 3.18a), bố trí cốt thép theo dọc sườn (hình 3.18b), và theo tiết diện ngang tại gối và tại
măt cắt A-A (hình 3.18c), đồng thời cũng thể hiện cách bố trí cốt thép tại các vị trí có dầm
ngang

Hình 3.18a: Ví dụ về bố trí cốt thép trong bản mặt cầu BTCT thường tiết diện T

Hình 3.18b: Ví dụ về bố trí


cốt thép dọc dầm chủ cầu
BTCT thường tiết diện T

Hình 3.18c: Ví dụ về bố trí


cốt thép tiết diện ngang dầm
chủ cầu BTCT thường tiết
diện T

+ Đối với cốt thép chủ của dầm BTCT thường lắp ghép về cơ bản các nguyên tắc bố trí cốt thép
phải đảm bảo cốt thép càng xa trục trung hòa càng tốt:
- Bố trí cốt thép tập trung ở vùng chịu kéo (hình 3.18c)
- Bố trí cốt thép ở miền chịu nén để tăng cường khả năng chịu nén cho bê tông tại vùng chịu nén.
- Hạn chế sự nở ngang và tăng khả năng chịu nén.
- Chống co ngót của bê tông
Và ngoài ra phải đảm bảo cho quá trình đổ bê tông đúc dầm được thuận lợi.

5
05/03/2019

Sáng 4/6, sử dụng công nghệ lắp hẫng cân bằng lần đầu áp dụng tại Việt Nam, các
đốt dầm (mỗi đốt nặng 42 tấn) của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được lắp
đặt.

6
05/03/2019

Cầu bản, cầu dầm có sườn lắp ghép bằng BTCT dự ứng lực.
1. Đặc điểm của bê tông dự ứng lực
Khuynh hướng tăng chiều dài kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép dẫn tới ý tưởng sử dụng vật liệu
cường độ cao, trong đó cường độ bê tông có thể tới cấp 40 – 60 MPa hoặc hơn, cốt thép cường
độ cao có thể đạt 1800 - 1900 MPa. Sử dụng vật liệu cường độ cao có lợi về mặt kinh tế, vì có
thể giảm khối lượng vật liệu, hạ giá thành riêng (giá thành trên đơn vị cường độ vật liệu). Tuy
nhiên để đạt được cường độ cao trong cốt thép thì trong bê tông thường xuất hiện các vết nứt,
làm gỉ cốt thép, giảm tuổi thọ công trình. Để bê tông không bị nứt khi chịu kéo thì có thể dùng
cốt thép tạo lực nén trước cho phần bê tông chịu kéo. Bê tông đuợc ép trước tạo độ chặt, độ
kín nước và kín khí độc, do đó tăng tuổi thọ của kết cấu, đặc biệt tuổi thọ chịu mỏi.
Như vậy kết cấu bê tông dự ứng lực có thể triệt tiêu được ứng suất kéo trong bê tông, ngăn
ngừa các vết nứt và sử dụng được bê tông và cốt thép cường độ cao, giảm trọng lượng bản thân
và tăng chiều dài nhịp. Bê tông dự ứng lực làm tăng độ cứng của kết cấu chịu uốn, vì tiết diện
làm việc như một tiết diện nguyên gồm tất cả các loại vật liệu cấu thành tiết diện, trong khi đó
với dầm bê tông cốt thép, phần bê tông chịu kéo không tham gia làm việc nhưng tham gia vào
tải trọng cần gánh chịu.
Sử dụng vật liệu cường độ cao và tăng độ cứng của dầm cho phép giảm chiều cao kiến trúc cầu,
giảm trọng lượng bản thân, vượt được các nhịp lớn hơn và có chỉ tiêu kinh tế tốt hơn so với kết
cấu bê tông cốt thép. Hiện nay, chiều dài nhịp hệ dầm giản đơn bê tông dự ứng lực có thể đạt
70m.

7
05/03/2019

Nguyên lý làm việc của bê tông tươi dự ứng lực


Thép trong bê tông là vật liệu tăng độ dẻo cho hỗn hợp betong. Cốt thép có cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy
kéo ứng suất trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định, được thiết kế trước, nằm trong giới hạn đàn hồi của nó, trước khi
các kết cấu bê tông cốt thép này chịu tải. Lực căng cốt thép này làm cho kết cấu bê tông biến dạng ngược với biến dạng do tải
trọng gây ra sau này khi kết cấu làm việc. Nhờ đó, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước có thể chịu tải trọng lớn gần gấp
đôi so với kết cấu này, khi không căng cốt thép ứng suất trước. (Khi chịu tải trọng bình thường, biến dạng do tải trọng gây ra
chỉ đủ để triệt tiêu biến dạng do căng trước, kết cấu trở lại hình dạng ban đầu trước khi căng, giống như không hề chịu tải gì.)
Ở kết cấu bê tông cốt thép thông thường, thì cốt thép cùng với vật liệu bê tôngchỉ thực sự làm việc (có ứng suất) khi có sự tác
dụng của tải trọng. Còn ở kết cấu bê tông tươi việt ý ứng lực trước, trước khi đưa vào chịu tải thì kết cấu đã có trong nó một
phần ứng suất ngược rồi. Cốt lõi của việc kết cấu bê tông ứng lực trước có khả năng chịu tải rất lớn là nhờ việc tạo ra các
biến dạng ngược với khi làm việc bình thường. Việc sử dụng vật liệu cơ tính cao như: cốt thép cường độ cao, bê tôngmác
cao,… chỉ là điều kiện phụ trợ để tăng khả năng chịu tải của kết cấu bê tông ứng suất trước.
Các ưu điểm của bê tông dự ứng lực trước
Bê tông ứng lực trước tiết kiệm được 15-30% khối lượng bê tông và 60-80% khối lượng cốt thép so với cấu kiện bê tông cốt
thép thường, nhưng lại phải tăng chi phí cho bê tông cường độ cao, thép cường độ cao, neo và các thiết bị khác. Đối với cấu
kiện nhịp lớn thì sử dụng bê tông ứng suất trước nói chung kinh tế hơn.
Còn nếu xét về độ cứng thì khung sàn bê tông ứng lực trước nhỏ hơn khungdầm sàn. Tuy nhiên, công nghệ dự ứng lực có thể
được áp dụng đồng thời với các công nghê khác để tăng tiến độ (cốp pha leo, côp pha bản, cút nối thép, cốp pha vách định
hình…) nên nhiều trường hợp việc tăng độ cứng của vách chịu lực để khắc phục việc giảm yếu độ cứng ngang vẫn được áp
dụng ở nhiều nơi ( HK, AUS, Thái lan…..).
Phạm vi áp dung bê tông ứng lực trước
Ngoài việc áp dụng cho các nhà cao tầng, công nghệ bê tông dự ứng lực tiền chế còn có thể áp dụng hiệu quả cho nhiều dạng
công trình khác. Trên thực tế, công nghệ trên đã được áp dụng thành công cho các dự án khu công nghiêp và dân dụng như
sau :
Công trình công nghiệp:
Nhà máy Chế tác Kim cương ở khu công nghiệp Sài Đồng – Hà Nội; Nhà máy đá ốp lát cao cấp VINASTONE tại Phú Cát –
Hà Tây, nhà máy gốm sứ cao cấp Chúc Sơn, Chương Mỹ – Hà Tây, nhà máy may công nghiệp tại Thái Bình, nhà máy sứ vệ
sinh TOTO giai đoạn 2 tại khu công nghiệp Thăng Long và hàng vạn m2 sàn panen PPB do đại lý công ty cổ phần bê tông và
xây dựng Xuân Mai đã thi công cho các công trình bằng kết cấu thép tiền chế tại các khu công nghiệp như khu công nghiệp
Thụy Vân (Việt trì), khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Phúc) Khu công nghiêp Như Quỳnh (Hưng Yên) Và Khu Công
nghiệp Mê Linh, khu công nghiệp láng hoà lạc….

- Kết cấu dự ứng lực thường được chế tạo trong công xưởng bằng bê tông cường độ cao với các
trang thiết bị hiện đại dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt đối với các nhịp dài thì có thể áp dụng
phương pháp phân khối ngang, hoặc công nghệ thi công hẫng.
- Có thể bố trí cốt thép dự ứng lực xiên để giảm lực cắt trong vách, do đó có thể chọn vách mỏng
hơn, ít đai hơn dẫn tới trọng lượng bản thân nhỏ hơn, làm giảm giá thành vận chuyển, lao lắp và
đẩy nhanh tốc độ thi công.
- Cũng như bê tông, chất lượng bê tông dự ứng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xi măng, cốt
liệu, lượng nước, độ chặt, chế độ đầm nén, bảo dưỡng, thời gian và môi trường làm việc. Tất cả
các yếu tố trên làm cho bê tông kém đồng nhất, đặc biệt chất lượng bê tông dự ứng lực phụ thuộc
vào trình độ của cán bộ kỹ thuật và công nhân trong chế tạo và giám sát.
- Bê tông dự ứng lực cũng chịu ảnh hưởng của từ biến, co ngót và độ chùng cốt thép.
2. Các sơ đồ đặt cáp dự ứng lực
a) Sơ đồ kéo thẳng
- Để triệt tiêu ứng suất kéo fx ở thớ dưới cùng của các mặt cắt dầm, có thể dùng cốt thép DƯL
đặt thẳng dọc ở phía dưới dầm. (Hình 3.16)

Hình 3.19: Sơ đồ kéo cáp dự ứng lực theo sơ đồ thẳng

8
05/03/2019

N d N d .e N d N d .e
f dduoi    y duoi ( 0  nén) f dtren    ytren ( 0  kéo)
F J F J

trong đó : + F, J là các đặc trưng hình học


+ yduoi >0 , ytren <0 (hình 3.19)
- Ứng suất f0 do tải trọng khai thác (tĩnh tải và hoạt tải) gây ra có chiều ngược lại, tức kéo ở thớ
dưới và nén ở thớ trên. Trị số ứng suất kéo lớn nhất do Mmax tương ứng với mô men uốn tính
toán khi xếp hoạt tải ở vị trí bất lợi nhất trên đường ảnh hưởng mô men tại mặt cắt giữa ở thớ
dưới dầm.
- Điều kiện để không có ứng suất kéo ở thớ dưới dầm tại tất cả các mặt cắt là:
f xduoi  f oduoi  f dduoi  0

Ứng suất thớ dưởi tổng cộng

- Thông thường phải chọn trị số Nd sao cho ở thớ dưới không xuất hiện ứng suất kéo tổng
cộng. Biểu đồ ứng suất trong trường hợp này được vẽ ở hình 3.20, nó thay đổi từ f  0 x
duoi

tại mặt cắt giữa đến f  0 tại mặt cắt gối.


d
min

- Cáp dự ứng lực kép thẳng thường nằm ngoài lõi của mặt cắt, do vậy tác dụng của dự ứng
lực sẽ làm xuất hiện các ứng suất kéo ở thớ trên của các mặt cắt.

Hình 3.20: Biểu đồ ứng suất dầm khi kéo dự ứng lực theo sơ đồ thẳng
- Biểu đồ ứng suất thớ trên cùng được vẽ ở hình 3.20b. Như vậy nếu chỉ có cốt thép dự ứng lực
đặt thẳng ở phía dưới dầm thì không thể tránh được sự xuất hiện ứng suất kéo tại các thớ trên
cùng của các mặt cắt gần gối. Chính vì vậy mà ngoài cốt thép dự ứng lực đặt ở dưới dầm, người
ta còn bố trí cốt thép dự ứng lực phía trên dầm, số lượng khoảng 10% đến 20% so với phía dưới.

9
05/03/2019

- Dùng cốt thép dự ứng lực đặt thẳng còn giảm được ứng suất kéo chủ, công thức tính toán
ứng suất kéo chủ là
2
fx  fy  fx  fy 
f kc      2
2 
 2 
Trong đó : fx, fy là các ứng suất pháp trong các mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang
tại điểm cần xét của dầm.
+ Trong công thức trên, để fkc triệt tiêu thì cần tạo ra dự ứng lực nén cả hướng dọc trục dầm
và hướng thẳng đứng vuông góc với trục dầm.
+ Nếu chúng ta tìm cách làm cho fx= fy =τ thì fkc =0
Như vậy trong loại dầm có cốt thép dự ứng lực đặt thẳng, chỉ có thể giảm nhỏ ứng suất kéo
chủ sao cho bé hơn cường độ tính toán Rkc của bêtông chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn nó
được.
b) Sơ đồ kéo cáp dự ứng lực theo biểu đồ cong:
- Với sơ đồ cong, ta có thể điều chỉnh trị số ứng suất kéo fx , fkc một cách có hiệu quả hơn so
với sơ đồ cốt thép dự ứng lực đặt thẳng

Hình 3.21: Biểu đồ ứng suất dầm khi kéo dự ứng lực theo sơ đồ cong
- Khi đó trong dầm xuất hiện các dự ứng lực:
+ Dự ứng lực dọc trục dầm : Ndl = Nd . cosαx
+ Dự ứng lực cắt : Qd = Nd . sinαx
+ Momen do dự ứng lực : Md = Nd . ex
Trong đó : αx góc giữa hướng cốt thép dự ứng lực cong và trục dầm tại mặt cắt được xét
ex độ lệch tâm của lực dọc trục Nd đối với trục quán tính chính của mặt cắt, ex
thay đổi dọc theo chiều dài dầm

10
05/03/2019

- Biểu đồ ứng suất của các thớ biên được vẽ trên hình 3.21. Do cốt thép được đặt cong nên
giảm được trị số lực cắt, ứng suất tiếp cũng như ứng suất kéo chủ.
- Không có ứng suất kéo tổng cộng ở thớ trên cùng và thớ dưới cùng của mọi mặt cắt, còn ứng
suất nén tổng cộng có trị số không lớn.
- Do cốt thép dự ứng lực được đặt theo sơ đồ đường cong mà giảm được trị số lực cắt và giảm
được ứng suất tiếp cũng như ứng suất kéo chủ.
- Trị số lực cắt truyền cho bêtông trong trường hợp này được xác định như hiệu số của lực cắt
do ngoại tải Qo và lực cắt Qd xuất hiện do cốt thép dự ứng lực đặt cong phân bố với cường độ qx
.
Q = Qo – Qd = Qo - Nd . sinαx
- Trong trường hợp vừa trình bày, có thể đặt cốt thép theo sơ đồ thẳng và cong đồng thời : Nếu
thay đổi trị số lực kéo căng cốt thép cũng như thay đổi độ lệch tâm của lực đó với trọng tâm của
tiết diện dầm, ta có thể điều chỉnh được ứng suất tại các mặt cắt thẳng đứng và mặt cắt nghiêng
sao cho đảm bảo được tính chống nứt cho dầm.
3. Các loại kết cấu bê tông dự ứng lực
a) Kết cấu căng trước
Kết cấu căng trước được thực hiện trên nguyên tắc căng trước trên bệ cố định hoặc trên ván
khuôn thép đủ chịu lực căng, đặt cốt thép thường và đổ bê tông dầm. Sau khi bê tông đã khô
cứng mới cắt cốt thép để truyền trực tiếp lực căng vào kết cấu.
Cốt thép căng trước thường được căng theo sơ đồ thẳng hoạc sơ đồ cong kiểu gấp khúc, hình
3.22 giới thiệu phương pháp chế tạo dầm dự ứng lực căng trước trên bệ căng.

BÖ c¨ng

Bª t«ng ®æ sau khi c¨ng c¸p

ô chuyÓn h­íng
Neo ngÇm

Hình 3.22: Phương pháp chế tạo dầm dự ứng lực căng trước trên bệ căng
Kết cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực có cốt thép căng trước có các đặc điểm sau:
Ưu điểm:
- Các khối đúc sẵn có thể hoàn thiện trong công xưởng hoặc các trung tâm sản xuất dầm.
- Mỗi phiến dầm đuợc chế tạo sẵn hoàn thiện theo chiều dọc cầu, không phân đoạn theo chiều
ngang.
- Dính bám tốt giữa cốt thép và bê tông.
- Có khả năng chế tạo nhiều dầm với chỉ một lần căng cốt thép.
- Kích thước tiết diện có thể nhỏ hơn do không cần đặt ống ghen.
Nhược điểm của kết cấu căng truớc:
- Ảnh hưởng của từ biến và co ngót lớn hơn.
- Phải có bệ căng và vận chuyển các khối đúc sẵn kích thước và trọng lượng lớn.
- Chiều dài nhịp bị hạn chế do điều kiện vận chuyển và cẩu lắp.
Cầu bê tông dự ứng lực căng trước thường được sử dụng cho các nhịp nhỏ và trung với các nhịp
10, 12.5 , 15, 18, 30m, trường hợp đặc biệt có thể đạt chiều dài nhịp tới 40m hoặc hơn, nếu
điều kiện vận chuyển cho phép. Cốt thép cho kết cấu căng trước thường dùng có cường độ tới
1800 MPa. Bê tông có thể dùng cấp 35 – 40 MPa.
Dầm dự ứng lực căng trước có chỉ tiêu kinh tế tốt nên có thể được sử dụng rộng rãi ở nước ta.
Tiết diện ngang của dầm căng trước và căng sau cũng dựa trên nguyên tắc chung về vận chuyển
và lắp ráp tức là thường dùng tiết diện T đơn, T kép, tiết diện I, tiết diện Super T và bản rỗng.

11
05/03/2019

Đối với kết cấu kéo trước thường dùng cốt thép sợi đường kính D = 3 - 5mm gọi là cốt thép dây
đàn, hoặc các tao cáp xoắn ốc 7 sợi, đường kính 12,7mm, 15,2mm. Cốt thép dây đàn có đường
kính nhỏ, các tao cáp xoắn ốc và thanh thép có gờ do có độ nhám mặt lớn nên thông thường lực
dính bám và ma sát với bê tông đủ làm neo giữ cho cốt thép không bị trượt trên bê tông khi
truyền lực căng, nên gọi là cốt thép tự neo. Trường hợp đặc biệt nếu dùng các bó cốt thép lớn
thì phải thiết kế các neo đặc biệt chôn trong bê tông.
Cường độ chịu nén của bê tông dự ứng lực không đuợc thấp hơn 28 MPa và không lớn hơn 70
MPa. Với ưu thế có thể chế tạo hàng loạt, vận chuyển và lao lắp dễ dàng, cầu bê tông dự ứng
lực căng trước thường được sử dụng cho các nhịp nhỏ và trung. Với các nhịp 10m, 12,5m và
18m có thể dùng cốt thép dây đàn đường kính 3 - 5mm, hoặc tao cáp 7 sợi đường kính 12,7mm
hoặc 15,2mm, cường độ tới 1800 MPa. Bê tông có thể dùng cấp 35 - 40 MPa.
Để đảm bảo chất lượng bê tông và đẩy nhanh tốc độ xây dựng, tránh tăng chi phí về công tác đà
giáo ván khuôn, nâng cao chất lượng công trình, ở các địa phương có điều kiện vận chuyển
không phức tạp thì thường dùng kết cấu lắp ghép.
Hình 3.23 giới thiệu các loại tiết diện thường gặp trong các dầm căng trước, trong đó hình 3.23
a, 3.23 b có dạng tiết diện T kép và khối dầm 3T, dùng cho các nhịp nhỏ (8 - 25m). Mối nối ướt
chỉ chịu cắt dọc theo bản mặt cầu. Hình 3.23 c thể hiện tiết diện T đơn chỉ có mối nối khô nối ở
dầm ngang, bản làm việc như bản hẫng. Hình 3.23 d giới thiệu tiết diện T đơn có mối nối ướt ở
bản mặt cầu, dưới tác dụng của hoạt tải và tĩnh tải phần II, bản làm việc như dầm bản kê trên
các dầm chủ. Loại kết cấu này có thể dùng cho các nhịp tới 40m. Hình 3.23 e thể hiện tiết diện I
bán lắp ghép đang sử dụng phổ biến ở nước ta cho các nhịp từ 20 đến 33m. Hình3.24 g giới
thiệu mặt cắt ngang của dầm tiết diện Super T căng trước bán lắp ghép nhịp 40m được áp dụng
vào cầu dẫn Mỹ Thuận. Loại hình kết cấu này đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta do có các
chỉ tiêu kinh tế, thẩm mỹ tốt.

Hình 3.23: Các loại tiết diện ngang cầu bê tông dự ứng lực căng trước
a,b) Tiết diện T kép; c) Tiết diện T mối nối khô; d) Tiết diện T mối nối ướt;
e) Tiết diện I bán lắp ghép; g) Tiết diện super T bán lắp ghép

12
05/03/2019

Dầm bản lắp ghép DƯL căng trước


Các cầu bản dự ứng lực nhịp giản đơn thường là dạng lắp ghép từ các khối nguyên dài với mối
nối dọc cầu. Mỗi khối thường có bề rộng khoảng 100 cm để thuận tiện ghép thành các bề rộng
cầu khác nhau. Chiều cao mỗi khối chọn trong khoảng H= L/30- L/25
Cốt thép dự ứng lực thường được bố trí theo kiểu cốt thép dây đàn nghĩa là gồm nhiều sợi đơn
có gờ hoặc tao cáp (bó xoắn 7 sợi) riêng rẽ đặt song song thành 1 hàng gần biên dưới mặt cắt.
Nếu số sợi quá nhiều thì có thể thêm 1 hàng nữa phía trên. Khoảng cách giữa các sợi theo
phương đứng và phương nằm ngang cần đủ rộng cho viên đá trong hỗn hợp bê tông tươi có thể
lọt qua lúc đổ bê tông dầm, thường là 4-5 cm. Trên đoạn bản gần đầu nhịp có thể xuất hiện
môme âm do các sợi dự ứng lực phía dưới gây ra, phát sinh nguy cơ gây nứt. Vì vậy, căn cứ theo
kết quả tính toán có thể nên bố trí thêm 2-3 sợi thép dự ứng lực chạy dài suốt dọc nhịp khối bản
ở phía trên của mặt cắt (hình 3.24b).
Sau khi lắp ghép các khối bản cạnh nhau, sẽ thực hiện các mối nối dọc cầu dạng chốt hoặc dạng
nối cứng, cũng có thể bố trí thêm các sợi cáp dự ứng lực kéo sau theo hướng ngang cầu. Một số
cầu còn đổ thêm một lớp bê tông tại chỗ dầy khoảng 10 cm, trong đó có cốt thép theo tính
toán. Lớp bê tông này cũng tham gia vào sự phân bố ngang của tải trọng như tác dụng của dầm
ngang.
Hiện nay đang phát triển nhiều dạng dầm bản dự ứng lực có chiều dài 8 - 26m, chiều cao bản từ
25 - 95 cm. Cầu dầm bản rỗng lắp ghép có chiều cao kiến trúc nhỏ, có mỹ quan đẹp hơn do đáy
Cầu sẽ là một mặt phẳng kín và có trọng lượng nhẹ vì vậy rất phù hợp xây dựng trong thành
phố.

Hình 3.24 giới thiệu cầu bản lắp ghép bê tông dự ứng lực của cầu Bảy Nhạo – Tp. Hồ Chí Minh.
Cầu gồm một nhịp giản đơn bê tông dự ứng lực căng trước nhịp 24m. chiều rộng cầu 12 m cho
hai làn xe chạy và lề đường người đi rộng 0.75m. Tiết diện ngang gồm 12 tấm bản rỗng bê tông
dự ứng lực đúc sẵn căng trước, mỗi tấm cao 900mm rộng 990mm, có hai lỗ tròn rộng, đường
kính 300 mm.

Hình 3.24a: Mặt cắt ngang cầu bản rỗng lắp ghép (cầu Bảy Nhạo – Tp. Hồ Chí Minh)

Hình 3.24b: Bố trí cốt thép DƯL dầm bản rỗng lắp ghép (cầu Bảy Nhạo – Tp. Hồ Chí Minh)

13
05/03/2019

Hình 3.24c: Bố trí cốt thép thường dầm bản rỗng lắp ghép (cầu Bảy Nhạo – Tp. Hồ Chí Minh)

Dầm Super T:
Với mong muốn chế tạo một loại dầm mới có giá thành thấp hơn các dầm tiêu chuẩn, áp dụng
cho miền chiều dài nhịp trung bình, có thể dễ dàng sản xuất và vận chuyển, và chỉ sử dụng một
bộ khuôn đúc cho các chiều dài nhịp, Ban Công Trình Cầu lớn thuộc Cục đường bộ bang Victoria
- Auxtralia đó nghiên cứu cải tiến loại dầm chữ U chuẩn và kết hợp với đặc điểm của dầm T để
cho ra đời loại dầm có tiết diện dạng hộp và với bản mặt cầu đổ bê tông tại chỗ - gọi là dầm
Super-T.
Dầm được định hình hoá với các chiều cao từ 750mm đến 1750mm cho các nhịp từ 20 đến
36m. Sau khi các kỹ sư tư vấn lẫn kỹ sư của Vic.Road chấp nhận, chiếc dầm đầu tiên đó được
đúc trong vòng 6 tháng và chiếc cầu đầu tiên được hoàn thành trong vòng 12 tháng.
Dầm Super- T có bốn dạng chiều dày tiêu chuẩn của dầm tương ứng với chiều dài dầm, điều này
tương tự như đối với các dầm bê tông dự ứng lực định hình của Auxtralia. Sơ đồ trình bày ở
Bảng 1 .
Bảng 1: Sơ đồ dầm Super T
Loại Dầm T1 T2 T3 T4

Chiều dài (m) 20 25 32 36

Chiều cao (mm) 750 1000 1200 1500

Chiều dày bản cánh (mm) 75 75 75 75

Chiều dày bản đáy 240 240 240 240

Chiều dày sườn (mm) 100 100 100 100

14
05/03/2019

Ở Việt Nam, lần đầu tiên dầm Super-T được đưa vào áp dụng cho cho phần cầu dẫn của dự án
cầu Mỹ Thuận là một trong các dự án cầu hiện đại nhất nước ta. Chiều dài của dầm Super-T
được phát triển thành L=40m và đặc biệt là đầu dầm làm khấc để che phần nhô ra của xà mũ
trụ, tạo mỹ quan đẹp cho tổng thể toàn bộ công trình. Hơn nữa, phần các nhịp chính của cầu Mỹ
Thuận là dạng kết cấu cầu dây văng dầm BTCT DƯL hiện đại, khẩu độ lớn nên sự lựa chọn dầm
Super-T cho phần cầu dẫn là hoàn toàn hợp lý. Ngày nay dầm Super-T đã trở thành loại kết cấu
phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các vùng miền khác nhau.
Dầm Super-T kế thừa những ưu điểm sẵn có của dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn. Ngoài ra, dầm
Super-T có nhiều ưu điểm trong việc chế tạo và thi công, nó có giá thành chế tạo cạnh tranh với
các loại dầm khác như dầm T, dầm I khi được sử dụng rộng rãi. Nó cũng đang được sự chú ý của
các nhà sản suất và đang được nghiên cứu phát triển. Đến nay, dầm Super-T đang được ứng
dụng rất thành công ở nhiều nước và đã chứng minh được hiệu quả kinh tế kỹ thuật.

Hình 3.25a : Các nhịp dầm Super-T dài 42m Hình 3.25b: Bệ đúc dầm Super-T

Đặc điểm cấu tạo của dầm Super T, minh hoạ ở hình 3.26 a,b có thể tổng kết như sau:
- Chiều rộng bản cánh có thể thay đổi từ 1120mm đến 2500mm để phù hợp chiều rộng cầu và
chiều cong tuyến. Chiều rộng này có thể lên tới 3000mm đối với đường người đi bộ.
- Chiều dày bản cánh ít nhất là 75mm. Chiều dày sườn tối thiểu là 90mm.
- Sợi cáp dự ứng lực thẳng.
- Các dầm được đặt lên các gối có cao độ khác nhau tuỳ theo dốc ngang của bản mặt cầu.
- Chiều dày bản phía trên có kích thước tối thiểu là 140mm với 2 lớp cốt thép.
- Chỉ có các dầm ngang tại đầu dầm khi bố trí các khe co giãn để giảm chiều dày của bản xuống
dưới 140mm.
- Bản mặt cầu có thể liên tục tại trụ để bỏ qua khe co giãn. Dầm liên tục được hoàn thành phía
trên trụ theo cách tương tự như đối với các dầm khác.
Kết cấu bê tông dự ứng lực của dầm Super-T thể hiện những ưu điểm sau:
- Cải thiện điều kiện làm việc: Giảm độ võng khi chịu tải, tăng mô men kháng nứt.
- Sử dụng hiệu quả vật liệu cường độ cao.
- Tăng cường độ chống cắt và xoắn.
- Tăng khả năng chịu mỏi và phục hồi độ võng sau khi nứt.
Dầm Super-T sử dụng phương pháp căng trước, các cáp thép cường độ cao được căng trước khi
đổ bê tông và lực căng truyền vào bê tông qua sự dính bám.
Dầm Super-T có các tao cáp dự ứng lực đặt thẳng, trong đó một số bó cáp được cách ly với bê
tông ở 2 đầu dầm nhằm giảm bớt trị số dự ứng suất kéo ở thớ trên của đoạn dầm gần gối. Tuỳ
thuộc vào ý đồ thiết kế, yêu cầu cảnh quan khu vực xây dựng cầu mà 2 đầu dầm có thể được
làm khấc và kê lên xà mũ dạng chữ T ngược để tạo nên tổng thể kiến trúc hài hòa. Các vách
ngang dầy 150mm bố trí với khoảng cách khoảng 12m để tăng độ ổn định trong quá trình cẩu
lắp. Phần trên dầm để hở sẽ được đậy lại bằng các bản bê tông đúc sẵn khi bắt đầu thi công bản
mặt cầu. Nhịp có thể được liên tục hoá thông qua bản liên tục nhiệt thay thế khe co giãn thông

15
05/03/2019

Hình 3.26a: Bố trí chung dầm Super-T (cầu


Thanh An – đường Hồ Chí Minh)

Hình 3.26b: Bố trí cốt thép dầm Super-T (cầu Thanh An – đường Hồ Chí Minh)

16
05/03/2019

Cầu dầm I, T DƯL căng trước :


Hiện nay loại dầm I và T DƯL căng trước do sự phức tạp trong căng kéo cáp nên nó chủ yếu
được sử dụng ở miền nam bằng cách sử dụng các phiến dầm đúc sẵn tại các nhà máy, ví dụ hình
27 giới thiệu Cầu Tiến Lợi tỉnh Bình thuận sơ đồ nhịp Cầu gồm 01 nhịp dầm I33m bằng BTCT DUL
căng trước đúc sẵn. Mặt cắt ngang: gồm 9 dầm BTCT DUL căng trước, đúc sẵn, tiết diện chữ I,
sản xuất tại Công ty BêTông 620 Châu Thới; khoảng cách giữa các dầm chủ là 1.5m. Dầm dọc chủ
cao 1.4m và có chiều cao không thay đổi, liên kết giữa hai dầm chủ liên tiếp bằng 05 dầm ngang
đổ tại chỗ bằng BTCT 30Mpa.

Hình 3.27a: Mặt cắt ngang cầu dầm I33m BTCT DUL căng trước
đúc sẵn (cầu Tiến Lợi – Bình Thuận)

Hình 3.27b: Bố trí cốt thép DƯL dầm I33m


BTCT DUL căng trước đúc sẵn (cầu Tiến Lợi –
Bình Thuận)

17
05/03/2019

Hình 3.27c: Bố trí cốt thép thường dầm I33m BTCT DƯL căng trước đúc sẵn (cầu Tiến
Lợi – Bình Thuận)

b) Kết cấu căng sau


Kết cấu căng sau, hay còn gọi là kết cấu căng trên bê tông là kết cấu trong đó dầm được chế tạo
trước, trong dầm có chừa sẵn các lỗ để luồn các bó cốt thép (hình 3.28). Sau khi bê tông đạt đủ
cường độ, tiến hành căng cốt thép, tựa vào hai đầu dầm để truyền lực nén vào bê tông. Lực
căng trước được giữ bằng các neo bố trí ở hai đầu bó dây, tì trực tiếp lên bê tông đã khô cứng.
Việc căng kéo các bó cáp thường thực hiện bằng các kích thuỷ lực.

Hình 3.28: Kết cấu căng sau


Trong kết cấu căng sau, thường dùng các bó cốt thép nhiều sợi, các tao cáp 7 sợi đường kính
12,7mm, 15,2mm hoặc bó lớn gồm nhiều tao.
Sau khi căng và neo giữ cốt thép, nếu ống bọc cáp được bơm đầy vữa thì kết cấu được gọi là có
dính kết giữa thép và bê tông, nghĩa là sau khi vữa khô cứng, cốt thép và bê tông không thể
trượt lên nhau, biến dạng của cốt thép và bê tông trong mỗi tiết diện đều bằng nhau, bê tông và
cốt thép cùng làm việc như một tiết diện liên hợp.
Nếu ống bọc không được bơm vữa, thì kết cấu được gọi là không dính kết, trong đó khi chịu lực,
cốt thép và bê tông với biến dạng khác nhau có thể tự do trượt lên nhau. Trường hợp này, khi
chịu tải kết cấu làm việc như một dầm được tăng cường bằng một thanh căng.

18
05/03/2019

Về nguyên lý cấu tạo tiết diện, kết cấu căng sau cũng giống như kết cấu căng trước, tức là các
tiết diện của kết cấu căng trước cũng có thể áp dụng cho kết căng sau, nhưng cần chú ý các đặc
điểm sau:
- Kết cấu căng sau có thể chế tạo và căng cốt thép ngay tại công trường, tránh được việc vận
chuyển các khối lớn nên có thể chế tạo các nhịp dài hơn.
- Kết cấu căng sau có thể thực hiện phương pháp phân khối theo chiều ngang và dọc các khối
nhỏ có chế tạo trong các trung tâm công nghệ cao sau đó vận chuyển tới công trường lắp ghép
thành các khối lớn và đưa vào vị trí.
- Kết cấu căng sau có thể thực hiện đói với kết cấu đổ tại chỗ trên giàn giáo.
- Kết cấu căng sau có thể thực hiện đối với kết cấu thi công phân đoạn (đúc hẫng, lắp hẫng đúc
đẩy, lắp trên đà giáo treo).
- Trong kết cấu căng sau không dùng được cốt thép tự neo , bó cốt thép thường lớn hơn và hai
đầu bao giờ cũng có các neo.
- Kết cấu căng sau có thể là có dính bám (nếu ống gen có bơm vữa), hoặc không dính bám (nếu
không bơm vữa ống gen).
- Kết cấu căng sau có thể thực hiện căng trong hoặc căng ngoài thích hợp cho kết cấu mới hoặc
sửa chữa, tăng cường kết cấu cũ.
- Tuỳ theo đặc điểm chế tạo và thi công khi thiết kế có thể có một vài điểm khác nhau.
Kết cấu căng sau là kết cấu bê tông dự ứng lực, trong đó dầm được chế tạo trước, có đặt ống
ghen trong kết cấu để sau khi bê tông khô cứng luồn cáp và tuỳ vào bê tông để căng cốt thép

Các dầm BTCT dự ứng lực kéo sau thuộc kiểu dầm giản đơn có thể được chế tạo nguyên đủ
chiều dài hoặc chế tạo từng đốt rồi ghép lại nhờ cốt thép dự ứng lực dọc cho đủ chiều dài dầm.
Nói chung các dầm nguyên dài có chất lượng tốt hơn và tuổi thọ cao hơn các dầm nhiều đốt lắp
ghép.
Chiều dài nhịp dầm có thể từ 12 m đến 33 m, cá biệt đến 42m. Dạng mặt cắt bao gồm có chứ I
và chữ T, có tiết diện cũng tương tự dầm BTCT thường nhưng có phần bầu dầm phình to ra đủ
để chứa các cốt thép dự ứng lực. Dầm có thể có hoặc không có dầm ngang.
Dưới đây là đặc điểm kết cấu của cầu dầm giản đơn tiết diện T, I DƯL căng sau:
Dầm BTCT DƯL căng sau tiết diện T
Các kích thước khác của tiết diện dầm T, ta có thể tham khảo theo kinh nghiệm thiết
kế ở bảng dưới đây.
Bảng 2: Lựa các kích thước tiết diện dầm dọcChiềutrong cầu ddầm
dài toàn dầm(L ) T m 18,0 21,0 24,0 33,0
Nhịp tính toán(Ltt) m 17.40 20.40 23.40 32,2
Cự ly tim các dầm chủ(S) m 0,9 – 2,5
Bề dày bản mặt cầu(hc) m 0,175 – 0,25
Cự ly tim trụ theo chiều dọc
m 18.05 21.05 24.05 33,05
cầu(chiều dài nhịp cầu – Ln)
Chiều cao(h) m 1.10 1.20 1.20 1,4-1,7
Bề dày sườn dầm(s) tại giữa
m 0.19 -0,2 0,2-0,3
dầm
Bề rộng sườn dầm tại gối m 0.19-0,25 0.38-0,5 0,4 -0,7
Bề rộng đáy dầm, bầu dầm(b1) m 0.19-0,25 0.38-0,5 0,4 -0,7
Chiều cao phần vút (h1, h3) và
m 0,1 – 0,3
chiều rộng phần vút (b2 , b3)
Chiều dày bản mặt cầu(hc) m 0,175 -0,20
Chiều cao bầu dầm(h4)(nếu có) m 0,2 -0,5

19
05/03/2019

Hình 3.29: Tiết diện dầm T tại vị trí giữa nhịp và trên mố trụ
a)Tiết diện giữa nhịp dầm b)Tiết diện dầm trên mố trụ

Hình 3.30: Bố trí cốt thép dự ứng lực trong


dầm T 33m (sử dụng 7 bó 12.7mm)

Dầm BTCT DƯL căng sau tiết diện I


Các kích thước khác của tiết diện dầm dọc I có thể tham khảo theo kinh nghiệm thiết kế ở
bảng dưới đây.

m 42,0
Bảng 3: Lựa các kích Chiều
thước tiếtd)diện dầm dọc trong
dài dầm(L cầu
21,0 dầm I
24,0 33,0
Nhịp tính toán(Ltt) m 20,6 23,4 32.2 41,2
Chiều cao dầm(h) m 1.45 1.6 1.65 1,7-1,8
Chiều rộng đáy(b1) m 0.6 0.65 0.65 0,70
Chiều rộng (b2) m 0.6 0.65 0.65 0,70
Chiều rộng (b3) m 0.50 0.55 0.55 0,60
Chiều rộng sườn dầm giữa nhịp(s) m 0.2 0.2 0.2 0,2
Chiều rộng sườn dầm ở gối (s) m 0,3 0,3 0,3 0,3-0,4

Chiều dày bản mặt cầu(hc) m 0,175 -0,20


Chiều cao h1 m 0,01-0,03
Chiều cao h2 m 0,1 - 0,3
Chiều cao h4 m 0,1 - 0,3
Chiều cao h5 m 0,2 -0,6
Số bó cáp cường độ cao(n)
5 4 5 7
Loại 12 tao 12.7 mm

Loại 7 tao 12.7mm 6 6 6 8
Loại 7 tao 15.2 mm 5 5 6 7
Khối lượng toàn bộ cho 1 dầm (m3) 16,0 22,0 25,0 32,0

20
05/03/2019

Hình 3.31: Tiết diện dầm I tại vị trí giữa nhịp và trên mố trụ
a)Tiết diện giữa nhịp dầm
b)Tiết diện dầm trên mố trụ
Dưới đây là ví dụ cầu Ông Kho tỉnh Đồng Tháp với sơ đồ nhịp Cầu gồm 03 nhịp. Mặt cắt ngang
gồm 5 dầm BTCT DUL căng sau tiết diện chữ I; khoảng cách giữa các dầm chủ là 2.4m. Dầm dọc
chủ cao 1.65m và có chiều cao không thay đổi, liên kết giữa hai dầm chủ liên tiếp bằng 05 dầm
ngang đổ tại chỗ bằng BTCT 30Mpa.

Hình 3.32: Bố trí


33m, cầu Ông Kho

Hình 3.33: Bố trí cốt thép dự ứng lực trong dầm I 33m (sử dụng 5 bó 12.7mm), cầu Ông
Kho (Đồng Tháp)

21
05/03/2019

Dầm ngang đối với hệ kết cấu nhịp giản đơn lắp ghép BTCT DƯL căng sau I,T
Dầm ngang thường bố trí trong hệ kết cấu nhịp dạng I, T.
Đối với các loại cầu dầm giản đơn I, T, ở hai đầu dầm nhất thiết phải có dầm ngang để đảm bảo
ổn định ngang và tăng cường cho dải bản biên của mặt cầu. Nếu đặt dầm ngang trung gian thì ít
nhất phải có một chiếc tại giữa nhịp, các dầm còn lại phân bố đều với khoảng cách từ dn = 3,0-
8,0m theo chiều dọc cầu. Các dầm ngang trung gian làm cho kết cấu làm việc không gian tốt
hơn, phân bố tải trọng tốt hơn. Trong cầu lắp ghép, dầm ngang có thể đúc sẵn hoặc đúc tại chỗ.
Trên cơ cở đó xác định được số lượng dầm ngang trên kết cấu nhịp cầu.
Dầm ngang đảm bảo độ cứng ngang, cùng với dầm chủ tạo độ cứng chống xoắn. Một vài trường
hợp dầm ngang còn có tác dụng đỡ bản mặt cầu, khi bản làm việc theo hai phương, hoặc chỉ
làm việc theo phương dọc khi kê trên dầm ngang. Như vậy dầm ngang có tác dụng tốt về khả
năng chịu tải của cầu, nhưng trong kết cấu lắp ghép, khi chế tạo các khối, dầm ngang gây phức
tạp cho việc tháo lắp ván khuôn, do đó có thể dùng kết cấu không dầm ngang trung gian, trong
đó độ cứng ngang chỉ do bản mặt cầu đảm nhiệm, kết cấu cầu không dầm ngang đảm bảo chế
tạo đơn giản, nhưng sự phân bố nội lực theo phương ngang kém so với kết cấu có dầm ngang. Ở
nước ta hiện nay thường dùng dầm lắp ghép tiết diện T, I có bố trí cốt thép chờ để đúc dầm
ngang tại chỗ. Dầm ngang thường có tiết diện chữ nhật, kích thước hn x bn. Chiều rộng dầm
ngang bn =0,2 -0,4(m).
Chiều cao dầm ngang (hn) đặt ở đầu dầm dọc trên mố, trụ cầu thường chọn bằng chiều cao dầm
chủ(h) trừ đi chiều dày bản mặt cầu BTCT(hc), để khi vận chuyển, lắp đặt ổn định hơn.
Các dầm ngang trung gian thì chiều cao khoảng 2/3 chiều cao dầm chủ không tính chiều dày bản
mặt cầu BTCT (hc) là đủ để phân bố tải trọng. Dầm ngang tại phần trung gian nhịp cầu

Ví dụ dầm ngang tại trí giữa nhịp và đầu nhịp:

Hình 3.34: Dầm ngang tại trung gian nhịp cầu


dầm I

Hình 3.35: Dầm ngang tại gối trên trụ cầu dầm
I

22
05/03/2019

23

You might also like