Thiết kế cầu BTCT slide bai giang - 2.3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

05/03/2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI


KHOA CÔNG TRÌNH
BỘ MÔN CẦU
-----------------o0o------------------

GIÁO ÁN VÀ BÀI GIẢNG


HỌC PHẦN
THIẾT KẾ CẦU

Lớp : 64DCCD07
Hệ : Đại học
Chuyên ngành : CNKT Xây dựng Cầu đường bộ
Người thực hiện : Nguyễn Quang Huy

Hà Nội-.05/2016

2.3. CẤU TẠO MỐ CẦU DẦM


2.3.1. Cấu tạo mố toàn khối: Mố chữ U, mố tường cánh xiên, mố vùi.
1. Mố nặng kiểu chữ U:

Hình 2.1. Các bộ phận cơ bản của mố cầu:


1- Tường đỉnh; 2- Mũ mố; 3- Tường trước; 4- Tường cánh; 5- Móng mố; 6- Đất đắp
nón mố

1
05/03/2019

- Mố nặng là loại mố mà tự bản thân nó có thể giữ được ổn định dưới tác dụng của các loại tải trọng mà
không cần đến bộ phận chống đỡ nào khác.
- Mố nặng kiểu chữ U được dùng phổ biến trên cầu đường ôtô khi chiều cao đất đắp từ 4  6m, đôi khi từ 8 
10m.
-Vật liệu làm mố: đá xây, bê tông, đá xây hoặc bê tông độn đá hộc. Riêng mũ mố luôn được làm bằng BTCT.
- Các bộ phận cơ bản của mố:
+ Mũ mố: Là bộ phận để kê gối cầu. Nó chịu áp lực trực tiếp từ KCN truyền xuống. Mũ mố làm bằng BTCT
mác 2030MPa, cốt thép được bố trí để chịu ứng suất kéo phát sinh do co ngót và do từ biến của bê tông, và
khi có tải trọng thẳng đứng thì dễ phát sinh vết nứt dọc. Tại các điểm kê gối, thường được làm cao hơn các
chỗ khác và có bố trí lưới cốt thép chịu lực cục bộ - bộ phận đó gọi là bệ kê gối (tấm kê gối). Mục đích bố trí
bệ kê gối là để gối cầu luôn khô ráo khi có nước mưa chảy trên mặt mũ mố, đồng thời tăng khả năng chịu lực
ép cục bộ cho mũ mố. Để thoát nước trên mặt mũ mố cho thật nhanh, người ta thường láng mặt mũ mố một
lớp vữa xi măng mác  200 dốc ra phía ngoài, đồng thời có bố trí “rãnh ngược” để nước mưa không chảy vào
thân mố
+Tường đỉnh: Là bộ phận chắn đất sau dầm chủ. Chiều cao tường đỉnh được tính từ mặt cầu đến mặt mũ mố.
Trong các mố chữ U bằng đá xây hoặc bê tông, khi chiều dày tường đỉnh tương đối lớn, để tăng dần độ cứng
từ nền đường vào cầu, người ta thường vát tường đỉnh một góc 450.
+Tường trước (thân mố): Đỡ tường đỉnh và mũ mố. Nó chịu áp lực ngang của đất và của hoạt tải sau mố,
chịu áp lực thẳng đứng từ KCN truyền xuống thông qua mũ mố. Chiều dày tường trước của mố từ (0,35
0,4)H.
+Tường cánh: Chắn đất theo phương ngang cầu. Nó được bố trí đối xứng qua trục dọc của cầu và kéo dài ra
phía sau để làm tăng ổn định chống lật cho mố.
Chiều dày tường cánh : (0,25  0,4)H. Chiều dài tường cánh: L = n.H + s. Với : n - Độ dốc ta luy nón mố; H-
Chiều cao đất đắp; S - Chiều dài phần đuôi tường cánh ăn sâu vào nền đường.
Đoạn S ít nhất phải bằng 0,65m - nếu H  6m; ít nhất phải bằng 1,00m - nếu H > 6m. Mục đích của đoạn S là
để nối tiếp giữa cầu và đường được chắc chắn và đỉnh nón mố khỏi bị tụt.

+Móng mố: Đỡ tường trước, tường cánh và toàn bộ tải trọng bên trên, truyền tải trọng đó xuống
đất nền trên một diện rộng hơn. Móng mố có thể là móng nông, móng cọc, móng cọc khoan nhồi,
móng giếng chìm, …
+Nón mố: Đắp bằng đất thoát nước tốt, đầm lèn chặt. Nón mố có thể được gia cố bằng đá xây
hoặc rọ đá, dày khoảng 25  30cm.
+ Trong lòng mố phải bố trí hệ thống thoát nước. Phần tiếp xúc giữa thân mố với đất đắp phải
được xử lí phòng nước. Nếu thân mố là bê tông : Quét hai lớp nhựa đường nóng.
+ Bục chống lực đẩy ngang: Nằm giữa hai bệ kê gối, liên kết với dầm ngang bằng chốt thép

Hình 2.7: Cấu tạo chung


mố nặng chữ U
1-Tường trước (thân mố);
2-Mũ mố; 3-Bệ kê gối; 4-
Tường đỉnh; 5-Tường
cánh (tường cánh dọc); 6-
Nón mố; 7-Nền đường
đầu cầu; 8-Móng mố(bệ
móng mố); 9-KCN
H-Chiều cao nền đường
đầu cầu ; L-Chiều dài
tường cánh;S-Độ ngàm
sâu của tường cánh vào
nón mố

2
05/03/2019

- Thoát nước sau mố: Mố chữ U có hai tường cánh hai bên chạy dọc theo nền đường. Khi nước
mưa thấm xuống nền đường đầu cầu trong lòng mố sẽ không thoát ngang được vì vướng tường
cánh. Nước ứ đọng lâu ngày trong lòng mố sẽ phá vỡ kết cấu đất và làm tăng áp lực ngang tác
dụng vào thân mố gây bất lợi. Vì vậy, đối với mố chữ U nhất thiết phải bố trí hệ thống thoát nước
sau mố.
Thông thường hệ thống thoát nước sau mố làm nước chảy xuôi về đuôi tường cánh và thoát qua
rãnh ra hai bên mái ta luy nền đường.
- Để đảm bảo chuyển tiếp êm thuận từ đường vào cầu, sau mố luôn có bản vượt (bản quá độ)
hoặc đệm đá dăm. Bản vượt được làm bằng BTCT mác 20MPa và thường được chia thành các
tấm rộng 11,5m, dài 2  3m, dày 20cm. Một đầu tấm vượt được gối lên tường đỉnh hoặc vai kê,
liên kết chắc chắn bằng chốt thép 14, phần còn lại được kê lên đệm đá dăm dày 20  25cm và
dốc về phía đuôi mố 10  15 %. Để giảm áp lực đẩy ngang tác dụng vào mố (do đất và do hoạt tải
sau mố), người ta còn cấu tạo các bản giảm tải sau mố. Hiện nay, có xu hướng thống nhất bản
vượt và bản giảm tải là một.
- Ưu điểm của mố chữ U là : Nhờ có tường cánh chạy dọc theo nền đường tạo ra một đối trọng
cho mố, đảm bảo ổn định tổng thể chống lật trượt cho công trình dưới tác dụng của áp lực đẩy
ngang. Nhờ có tường cánh ngàm vào móng và ngàm sâu vào nền đường, việc chắn giữ đất đắp có
hiệu quả, có khả năng ngăn ngừa tốt các hiện tượng lún sụt và tạo ra độ nén chặt dần dần cho
khối đất đắp trong lòng mố, đảm bảo xe chạy êm thuận khi ra vào cầu. Nhược điểm của mố chữ
U là tốn vật liệu khi nền đường đắp cao. Trong trường hợp H > 7m thì dùng mố chữ U sẽ không
kinh tế.

2. Mố có tường cánh ngang và tường cánh xiên:


- Mục đích bố trí mố có tường cánh ngang hoặc tường cánh xiên là để hướng dòng tránh xói lở
nền đường đầu cầu và giảm khối lượng vật liệu làm mố.
- Trong mố chữ U kể trên, nếu xoay các tường cánh này một góc 90o cho vuông góc với tim cầu
và song song với bờ sông, ta có loại mố tường cánh ngang. Khối lượng vật liệu làm tường cánh
loại này chỉ chiếm khoảng 5060% so với mố chữ U tường cánh dọc, lý do là tường cánh ngang
không chịu áp lực đẩy ngang của đất do hoạt tải sau mố gây ra.
- Nếu ta xoay tường cánh mố chữ U kể trên một góc nhỏ hơn 90o, hướng vào lòng đường, ta có
mố tường cánh xiên. Loại mố này làm việc như mố tường cánh ngang và có tác dụng hướng dòng
nên được sử dụng rộng rãi hớn mố tường cánh ngang. Móng thân mố và móng tường cánh có thể
tách dời nhau. Như vậy, giảm được khối lượng vật liệu làm mố, nhưng lại gặp bất lợi cho sự ổn
định lật và trượt của mố. Loại mố tường cánh xiên chỉ nên áp dụng cho cầu nhỏ, cầu vượt đường.

3
05/03/2019

3. Mố vùi:
- Khi chiều cao đất đắp H > 8m thì nên dùng mố vùi vì nếu vẫn dùng mố chữ U và mố có tường
cánh xiên thì kích thước mố, đặc biệt là kích thước tường cánh sẽ rất lớn.
- Mố vùi giữ ổn định nhờ trọng lượng bản thân và áp lực đất trước mố vì thân mố được vùi sâu
vào đất nền. Có mố vùi tường dọc và mố vùi tường ngang.
- Khi chiều cao đất đắp lớn, bờ sông dựng đứng, việc đảm bảo ổn định nón mố phức tạp vì khi
đó phải tốn gia cố mái dốc trong phạm vi ngập nước.
- Vật liệu làm mố có thể là đá xây, bê tông, bê tông độn đá hộc, BTCT. Mũ mố và tường cánh
được làm bằng BTCT. So với mố chữ U, mố vùi tiết kiệm vật liệu hơn (chỉ bằng 1/21/5) nhưng
cầu có mố vùi thì giá thành làm KCN tăng lên do phải kéo dài KCN để đảm bảo khẩu độ thoát
nước. Do vậy mố vùi không áp dụng được ở nơi có lũ lớn và có nhiều cây trôi, đá lăn.

Hình 2.8: Cấu tạo chung mố vùi


1-Tường đỉnh 2-Mũ mố 3-Tường tai 4-Bệ kê gối 5-Thân mố 6-Tường cánh 7-Nón mố
8-Bản quá độ 9-Nền đường đầu cầu 10-Móng mố 11-Gia cố nón mố

+ Điểm A, giao giữa nón đất và tường trước, phải cao hơn MNCN  0,5m.
+ Điểm B, giao giữa tường đỉnh và mũ mố, phải cách nón đất tối thiểu 0,3m để tránh nước mưa
và đất bắn vào gối cầu. Nếu không thoả mãn thì phải làm tường tai che hai bên mũ mố để ngăn
đất cho gối cầu. Hiện nay, các loại mố cầu hầu hết đều có làm tường tai và các bục chống lực đẩy
ngang.
+ Độ dốc của nón đất: Trong phần ngập nước là 1:1,5 và có kết hợp các biện pháp gia cố nón đất.
Trong phần không ngập nước là 1:1,25.
+ Để đảm bảo độ êm thuận từ đường vào cầu, các loại mố vùi đều phải cấu tạo bản quá độ bằng
BTCT, đặt nghiêng về phía nền đường 10  15%.

4
05/03/2019

2.3.2.Mố lắp ghép và bán lắp ghép.


Mố chữ U, mố có tường cánh xiên, do có kích thươc lớn và cấu tạo phức tạp nên ít dùng kết
cấu lắp ghép. Mố cầu lắp ghép áp dụng chủ yếu cho loại mố vùi do trọng lượng bản thân nhỏ,
dễ phân khối lắp ghép.
1. Mố vùi lắp ghép tường thân:

Tường thân có tiết diện hình thang, đáy lớn rộng 3,4m, đáy nhỏ 1,5m, tường dày 35cm.
Các tường đặt cách nhau khoảng 2,25m theo phương ngang cầu. Chân tường được chôn
vào bệ móng trong các hốc hình chóp cụt. Đỉnh các tường liên kết với xà mũ dày 60cm.
Xà mũ được chia thành 2 khối lắp ráp, trên xà mũ đặt tường đỉnh và bản kê gối. Tường
đỉnh và bản kê gối được chia thành các khối, đúng bằng số tường thân, được ghép nối với
nhau bằng mối nối thẳng đứng. Hai khối ngoài cùng có cả tường cánh và tường tai. Tất cả
các khối đều bằng BTCT mác ≥ 200. Trọng lượng khối lớn nhất khoảng 17,75 tấn.

5
05/03/2019

2. Mố vùi lắp ghép, dạng chân dê:


- Để giảm trọng lượng khối lắp ghép, người ta khoét rỗng các tường dọc, thành một khung hình
tam giác vuông, gọi là chân dê. Mố chân dê gồm một cột đứng và một cột xiên. Chân các cột
được chôn sâu vào lỗ chừa sẵn kích thước 1,61,41,2m
- Mố chân dê dạng cọc, được dùng khi chiều cao đất đắp 410m, trong điều kiện tầng địa chất tốt
nằm ở dưới sâu mà khi dùng phương án mố khác không kinh tế. Mố chân dê có một hàng cọc
đứng phía sau và một hàng cọc xiên phía trước. Loại mố này dùng cho kết cấu BTCT nhịp 
42m. Cọc có tiết diện (35x35)cm. Hàng cọc xiên thường từ 4:17:1, phụ thuộc vào thiết bị đóng
cọc. Xà mũ thường có chiều dày 50cm, vị trí các cọc được bố trí tại tim các dầm chủ để cho xà
mũ không bị uốn. Chân các cọc BTCT được ngàm sâu vào tầng đất đá tốt. Đối với mố chân dê áp
dụng cho chiều cao và nhịp rất lớn thì các cọc thẳng đứng và xiên là những cọc ống BTCT đường
kính từ 0,8 1,0m. Móng cọc ống phía dưới có đường kính tới 1,5  2m.

Hình 2.10. Cấu tạo mố chân dê

2.3.3. Mố trụ dẻo.


1.Khái niệm chung.
- Mố trụ dẻo bao gồm các loại mố trụ cầu có đặc điểm: Thân mố trụ có độ cứng tương đối nhỏ, đầu dầm kết
cấu nhịp không được chuyển dịch tịnh tiến (trượt hoặc lăn) trên xà mũ. Khi đó theo phương dọc cầu, toàn bộ
cầu gồm kết cấu nhịp (KCN)và mố trụ sẽ làm việc như một khung, một tầng nhiều nhịp có thanh ngang rất
cứng (KCN) liên kết chốt với thanh đứng (mố trụ), thanh đứng được ngàm ở phía dưới. Tải trọng ngang theo
phương dọc cầu như áp lực đất, lực hãm xe, …sẽ không truyền đơn độc cho từng mố trụ mà phân bố chung
cho các mố trụ tuỳ theo độ cứng của chúng.
- Do sự làm việc đồng thời của các mố trụ khi chịu tải trọng ngang cho nên tiết diện mố trụ không lớn lắm
(tiết diện cọc, cột, tường mỏng). Cầu có mố trụ dẻo rất kinh tế vì tiết kiệm vật liệu làm mố trụ và có điều kiện
áp dụng phương pháp thi công lắp ghép.
- Để đảm bảo sơ đồ tính toán cầu, khi thiết kế phải tuân theo hàng loạt các yêu cầu đặc biệt như chiều dài và
số lượng nhịp, chiều cao của mố trụ dẻo, liên kết giữa KCN và mố trụ,…
2.Sơ đồ cầu có mố trụ dẻo.
a) Chiều dài nhịp:
- Trước hết phải chọn được sự tương quan hợp lí giữa chiều dài toàn cầu và độ cứng của mố trụ. Khi tăng
chiều dài của khung, các trụ sẽ phát sinh mô-men uốn do biến dạng nhiệt độ của KCN. Nếu đảm bảo đủ yêu
cầu về cường độ các trụ khi chịu uốn sẽ làm mất độ mềm cần thiết của trụ. Vì vậy, để có thể áp dụng mố trụ
cầu dẻo đối với cầu nhịp nhỏ và cả những cầu tương đối lớn, cần phải phân chia cầu thành nhiều đoạn, gọi là
các liên. Mỗi liên bao gồm 24 nhịp, làm việc như một khung độc lập. Các liên được phân cách bởi những
trụ đặc biệt gọi là trụ “nhiệt độ”. Trụ “nhiệt độ” thực chất là hai trụ (cọc) riêng biệt, có hai xà mũ riêng.
Có 3 phương án phân chia như sau:
+ Ltc  (4045)m làm sơ đồ 1 liên
+ Cầu chia làm 2 liên khi chiều dài 1 liên  (3540)m
+ Cầu gồm nhiều liên khi chiều dài liên biên  (3545)m và chiều dài liên giữa  (4045)m

6
05/03/2019

- Khi phân ra liên trong cầu có mố trụ dẻo cần phải chú ý đến hình thái lòng sông, chế độ dòng
chảy, đảm bảo thoát lũ tốt nhất, tránh sự thay đổi quá lớn về độ cứng của các trụ trong mỗi liên.
Khi trụ có chiều cao lớn (H = 78m), để tăng cường ổn định theo phương dọc cầu và độ cứng
toàn cầu, cũng như để giảm bớt nội lực đối với mố trụ trong các liên, người ta bố trí một trụ có
độ cứng lớn hơn cả - gọi là trụ neo. Thực chất của trụ neo là có hai trụ và có xà mũ chung. Vì có
độ cứng rất lớn, trụ neo sẽ chịu phần lớn tải trọng ngang tác dụng lên liên và cải thiện điều kiện
làm việc cho các trụ còn lại. Trong các liên ở giữa, trụ neo thường được bố trí ở giữa liên để
biến dạng do biến thiên nhiệt độ và do co ngót được phân đều từ giữa sang hai đầu liên. Đối với
các liên biên, trụ neo thường được bố trí ở trụ thứ hai tính từ bờ ra để trụ neo chịu đỡ tải trọng
cho trụ bờ (mố dẻo) là một trụ làm việc trong điều kiện bất lợi nhất. Và như vậy sẽ làm giảm
chiều dài tích luỹ các biến dạng do co ngót và do biến thiên nhiệt độ, giảm được nội lực cho trụ
bờ.
Khi có bố trí trụ neo, chiều dài liên giữa có thể tăng lên đến 8090m và chiều dài liên biên đến
5060m.

Hình 2.11: Chiều dài nhịp của cầu mố trụ dẻo


a/ Cầu một liên b/Cầu nhiều liên
1-Mố dẻo (trụ bờ), làm việc bất lợi nhất
2-Trụ dẻo3-Trụ neo, có độ cứng lớn nhất
b)4-Trụ
Chiều“cao vàđộ”
nhiệt tiết diện trụ.
5-Kết cấu nhịp cầu 6-Nền đường đầu cầu
-Chiều cao của mố trụ dẻo ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng tương đối (độ cứng trên một đơn
vị chiều dài) của mố trụ. Với nhịp nhỏ, chiều cao của trụ bờ không nên lớn hơn 34m, trụ
giữa không nên lớn hơn 45m. Với nhịp lớn và nhịp vừa, chiều cao của trụ bờ không nên lớn
hơn 45m, trụ giữa không nên lớn hơn 6m, nếu có bố trí trụ neo thì chiều cao của trụ giữa có
thể lên tới 8m.
-Nếu chiều cao trụ lớn hơn quy định trên thì áp dụng mố trụ dẻo sẽ không hợp lí nữa vì khi đó
phải tăng kích thước mố trụ để chịu mô men uốn lớn.
-Tiết diện thân trụ phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, kích thước trụ theo phương dọc cầu
thường lớn hơn kích thước trụ theo phương ngang cầu.

7
05/03/2019

3. Trụ dẻo dạng cọc, cột:


Đây là dạng chính của trụ dẻo trong các cầu nhịp nhỏ có chiều dài nhịp L  20m, H  6m. Tuy
nhiên dạng này không áp dụng được trong trường hợp khó đóng cọc. Trụ cọc thường được áp
dụng ở các thung lũng khô cạn vì nó là phương án đơn giản nhất. Thường sử dụng sơ đồ 1 liên
với số nhịp từ 15 hoặc sơ đồ 2, 3 liên.

Hình 2.12: Trụ dẻo dạng cọc, kich thước trụ


dẻo không được nhỏ hơn trị số trên

- Xà mũ làm việc như một dầm liên tục. Xà mũ có thể đổ tại chỗ hoặc lắp ghép. Xà mũ
có nhiệm vụ đảm bảo liên kết cứng giữa các cọc, đỡ KCN và chịu uốn là chủ yếu. Xà mũ có tiết
diện không lớn lắm, thường có dạng hình chữ nhật, dạng khác như chữ I, chữ T, …không kinh tế
do công nghệ chế tạo khá phức tạp.
- Kích thước xà mũ phụ thuộc vào tải trọng tác dụng lên nó, cách bố trí gối cầu, cấu tạo
KCN và cách bố trí cọc. Theo chiều dọc cầu, đầu dầm hoặc bản phải đặt sâu vào xà mũ một
khoảng không nhỏ hơn 25  35cm tuỳ theo chiều cao dầm hoặc bản. Khe hở giữa hai đầu dầm kề
nhau không nhỏ hơn 5cm. Trường hợp xà mũ chỉ kê một đầu dầm (xà mũ của mố và của trụ nhiệt
độ), khoảng cách từ đầu dầm hoặc bản đến mép xà mũ bên kia không nhỏ hơn 10  15cm. Do đó,
chiều rộng của xà mũ đối với trụ giữa không nhỏ hơn 60  75cm, còn đối với mố và trụ nhiệt độ
thì không nhỏ hơn 40  60cm.
- Theo phương ngang cầu, khoảng cách từ mép bên của dầm hoặc của bản đến xà mũ
không nhỏ hơn 30  35cm, khoảng cách từ mép ngoài cọc biên đến đầu xà mũ không nhỏ hơn
25cm. Chiều dài xà mũ của mố cầu có tấm chắn đất còn phụ thuộc vào chiều rộng nền đường để
chắn đất. Chiều cao của xà mũ được lựa chọn theo tính toán, nhưng không nên nhỏ hơn 40cm.
- Đối với xà mũ lắp ghép: Xà mũ kiểu này có cấu tạo như trên, nhưng tại những vị trí
lắp ghép với cọc có tạo lỗ chóp cụt và bố trí cốt thép chờ để liên kết với cọc trụ. Kích thước lỗ
chờ bằng kích thước cọc cộng thêm mỗi phía 5cm để tiện thi công. Liên kết xà mũ với cọc xong
thì tiến hành đổ bê tông lấp kín lỗ.

8
05/03/2019

Cèt chôi m« men ©m Cèt xiªn cèt thÐp ®Çu cäc

>40cm

cèt chñ cña cäc cèt ®ai


Cèt chôi m« men
25 d­¬ng 25

16

25

Hình 2.13. Cốt thép xà mũ đổ tại chỗ và xà mũ lắp ghép


120-140cm

1m

70cm
5m

Bª t«ng >30cm 10-12cm

(0.8-1)m

Hình 2.14: Một kiểu trụ dẻo có cấu tạo thân 2


cột lắp ghép

4. Mố dẻo:
Thường có dạng cọc, cột, tường mỏng.
a) Mố dẻo dạng cọc:
- Phạm vi sử dụng: Khi chiều cao đất đắp H  6m, chiều dài nhịp l < 40m là loại dùng phổ biến
và đơn giản nhất.
- Cấu tạo: Cũng giống như trụ dẻo nó gồm cọc, xà mũ nhưng khác trụ là trên xà mũ có tường
đỉnh và tường cánh có nhiệm vụ chắn đất.
Khi chiều cao đất đắp H  2m, l  20m có thể chỉ dùng 1 hàng cọc.Khi H lớn hơn, bố trí thêm 1
hàng cọc xiên. Xà mũ mố có chiều cao h  40 cm, toàn bộ thân cọc nằm trong đất đắp nón mố và
có kích thước như cọc của trụ dẻo.
T­êng c¸nh
T­êng ®Ønh
T­êng c¸nh T­êng c¸nh
T­êng ®Ønh T­êng ®Ønh
H < 3m
H < 2m

H < 6m

> 40cm
> 40cm

> 40cm

Hình 2.15: Mố dẻo dạng cọc, cột, cọc ống

b)Mố dẻo dạng cột:


Áp dụng khi cầu có chiều cao đất đắp lên tới 3m. Giống như mố dẻo dạng cọc nhưng
do đường kính cột lớn hơn nên có thể mố chỉ cần 2 cột ống hoặc cọc ống.
Khi l  (1215)m dùng 2 cọc ống 0,8m đóng sâu 8m.
Khi l  (1824)m dùng 2 cọc ống 1,0m đóng sâu 12m.

9
05/03/2019

c) Mố có dạng tường chắn


Khi chiều cao đất đắp và chiều dài nhịp không lớn lắm, nhất là cầu vượt đường, cầu trong
thành phố có thể dùng mố dạng tường mỏng bằng BTCT có sườn tăng cường tam giác.
Ưu điểm của loại này là đất đắp phía trước không lấn vào phần không gian dưới gầm cầu 
các cầu vượt đường giảm được chiều dài nhịp.
Khi H lớn, mố có cấu tạo các tường song song riêng rẽ để giảm áp lực đất lên tường, nhưng
nhược điểm là nếu nền đắp không tốt đất sẽ chui ra phía trước.

a)
T­êng c¸nh
T­êng ®Ønh

T­êng däc
(35-40)cm

b)
T­êng c¸nh

S­ên t¨ng c­êng


T­êng ch¾n

Hình 2.16: Cấu tạo mố dạng tường chắn


a) Tường chắn dọc; b) Tường chắn ngang

10

You might also like