Bài Gi A Kì

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ & tên: Nguyễn Thị Thúy Vy

MSSV: 2156090270

Khoa: Xã hội học

ĐỀ TÀI: Giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần sinh viên khoa Xã hội học
trường Đại học KHXH&NV sau dịch Covid-19

------------

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.


3.1 Các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tinh thần trên bối cảnh dịch
COVID-19.
Sức khỏe tinh thần được xem là một định nghĩa không thể tách rời trong định
nghĩa về sức khỏe. Đặc biệt, sức khỏe tinh thần càng được chú trọng hơn bao giờ hết
trên bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên các nghiên cứu, các chương trình được
tổ chức tập trung chủ yếu vào chăm sóc sức khỏe tinh thần vào giai đoạn trước và
trong dịch… Chẳng hạn dự án “PsyCare – chăm sóc tinh thần mùa COVID” được
khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) triển
khai vào tháng 7 năm 2021, thực hiện nhằm tư vấn, hỗ trợ tinh thần cho người dân ở
khu cách ly hoặc điều trị bệnh COVID-19 (Huynh et al., 2022). Tháng 8 năm 2021,
tác giả Lê Minh Công – thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia TPHCM đã cùng với các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần
xây dựng và triển khai dự án “Chăm sóc sức khỏe thần trong đại dịch” (Youth
Newspaper, 2021). Thời gian qua, các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho
người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã và đang được triển khai rất mạnh mẽ
và mang lại nhiều hiệu ứng tích cực cho SKTT của người dân. Tuy nhiên, các dự án
phần lớn được triển khai đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về sức khỏe tinh thần do đại
dịch gây ra, các chiến lược CSTT về lâu dài, cũng như các biện pháp tham vấn tâm lý
(TVTL), chăm sóc, giảm thiểu tổn thương, sang chấn tâm lý sau dịch COVID-19 cho
các nhóm đối tượng riêng biệt chưa được đầu tư một cách rõ nét và quyết tâm.
Tại Việt Nam, một trong số rất ít các nghiên cứu về tác động tâm lý liên quan
đến dịch bệnh COVID-19 do Lê Thị Thanh Xuân và đồng nghiệp (2020) thực hiện
vào tháng 4/2020 khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát. Nghiên cứu nhằm đo lường tác
động tâm lý của COVID-19 đối với các nhóm dân cư và các yếu tố ảnh hưởng. Các
tác giả khuyến cáo các biện pháp hỗ trợ đến các nhóm bị tác động mạnh của đại dịch
như phụ nữ, người kinh doanh, thất nghiệp hoặc nghỉ hưu. Bên cạnh đó, dự báo sau
những hậu quả của đại dịch từ các nghiên cứu đối sánh ở người trường thành, kết quả
dự báo cho thấy, tùy thuộc vào loại sang chấn, có đến 20-30% số người gặp phải các
triệu chứng PTSD vẫn tồn tại. Sau khi điều trị COVID-19, cứ trong 5 người, 1 người
sẽ bị PTSD (PsychologyTools, 2020). Trong bài báo nghiên cứu “Chăm sóc sức khỏe
tinh thần trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh - định hướng
dự báo và khuyến nghị xác lập chiến lược” đã trình bày nội dung về tác động của sang
chấn đến ba nhóm đối tượng thông qua nghiên cứu của Liu và cộng sự (2020), Phelps
và Sperry (2020), Xiong và cộng sự (2020), những dấu hiệu và triệu chứng của sang
chấn thường gặp trong dịch và sau dịch COVID-19 ở các nhóm người trưởng thành,
trẻ em và nhóm yếu thế. Từ kết quả dự báo đã phản ánh mức độ tổn thương của các
nhóm đối tượng trên là rất nghiêm trọng. 
Trong một nghiên cứu khảo sát khác được thực hiện tại Trung Quốc, Zhou và
các cộng sự (2020) đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát trực tuyến đối với 8.079 học
sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (12-18 tuổi) thuộc 21 tỉnh và khu tự trị.
Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có triệu chứng trầm cảm, hoặc lo âu, hoặc kết hợp cả
hai triệu chứng lần lượt là 43,7%, 37,4% và 31,3%. Không chỉ người trưởng thành, đại
dịch COVID-19 cũng khiến cho thiếu niên trải qua tâm trạng căng thẳng, rối loạn cảm
xúc và trầm cảm.
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng đa số các nghiên cứu về chăm sóc sức
khỏe tinh thần còn chưa đi sâu vào đối tượng là sinh viên. Các dữ liệu nghiên cứu còn
tập trung hướng đến các đối tượng yếu thế. Nhóm đối tượng là thanh niên đang bắt
đầu vào độ tuổi trưởng thành như sinh viên còn chưa được đề cập cụ thể trong các
nghiên cứu mà còn đang gộp chung trong nhóm người trưởng thành. Những ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19 không chỉ tác động phức tạp đến mọi mặt đời sống xã
hội mà còn ảnh hưởng không ít đến sức khỏe tinh thần của nhóm đối tượng này.
Giai đoạn sau dịch, khi các mặt kinh tế, xã hội, y tế, an sinh của người dân đã
đi vào ổn định, các cơn hoảng loạn, sự lo lắng kéo dài - những sang chấn tâm lý lại
được diễn ra và điều đó thúc đẩy, đòi hỏi phải có những giải pháp chăm sóc sức khỏe
tinh thần một cách hệ thống, kỹ càng hơn. Đặc biệt chú trọng vào xây dựng các giải
pháp phù hợp và hiệu quả cho sức khỏe tinh thần là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
3.2 Các nghiên cứu về sức khỏe tinh thần sinh viên. 
Sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên, cụ thể là sinh viên vẫn chưa nhận được
đủ sự quan tâm, theo báo cáo của UNICEF, có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên tại Việt
Nam gặp phải các vấn đề về tâm lý, tinh thần nhưng sự can thiệp của y tế cũng như
các hỗ trợ cần thiết chỉ tiếp cận được khoảng 20% trong tổng số. Cũng theo Quỹ nhi
đồng Liên hợp quốc Việt Nam (UNICEF Việt Nam), trung bình cứ 7 trẻ sẽ có 1 trẻ từ
10 -19 tuổi trên thế giới được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần. Trong đại dịch
COVID-19, tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi mắc triệu chứng như: trầm cảm 48.2%, lo âu 36.7%
và mất ngủ 48.2%; tăng 24% so với giai đoạn trước đại dịch. Có ít nhất 13% trẻ từ 10
đến 19 tuổi được chẩn đoán mắc rối loạn sức khỏe tâm thần trong đại dịch. Các vấn đề
sức khỏe tinh thần, nhất là ở thanh niên chưa nhận được sự quan tâm đúng mức là vấn
đề cấp thiết trong giai đoạn dịch bệnh đã bớt căng thẳng như hiện nay. Việc phát hiện
muộn và thiếu sự ưu tiên trong chẩn đoán và điều trị làm trầm trọng thêm các tổn
thương tâm lý và hệ lụy nguy hiểm của chúng. Vì vậy, cần có những biện pháp nâng
đỡ và hỗ trợ tinh thần sinh viên trong thời điểm nhạy cảm sau đại dịch COVID-19
này.
Trong một nghiên cứu của Sorokin và cộng sự (2020), các nhà nghiên cứu đã
khám phá cách các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến COVID-19 dự đoán về căng
thẳng tâm lý và lo lắng tổng thể ở 2000 người tham gia. Các nhà nghiên cứu phát hiện
ra rằng 99,8% người được phỏng vấn nhấn mạnh sự phổ biến của sự đau khổ liên quan
đến căn bệnh này. Trong bối cảnh của trường đại học Việt Nam, điều này cho thấy
rằng có thể mong đợi gần như tất cả sinh viên phải trải qua một số khó khăn, tác nhân
gây rối loạn sức khỏe tinh thần cho sinh viên liên quan đến covid ở mức tác động đáng
kể.
3.3 Kết luận.
Thông qua những dữ liệu từ các nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người dân ở
các độ tuổi, đối tượng. Đặc biệt là giai đoạn hậu dịch bệnh, sức khỏe tinh thần càng
cần được chú trọng hơn. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về sức khỏe tinh thần nhưng
chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện về chăm sóc SKTT cho sinh
viên, đặc biệt là mặt giải pháp. Những nghiên cứu về giải pháp chăm sóc sức khỏe
tinh thần vẫn còn đưa ra những giải pháp chung và chưa tập trung cho đối tượng là
sinh viên. Dựa vào sự tổng hợp trên, có thể kết luận rằng những giải pháp chăm sóc
sức khỏe tinh thần cho đối tượng sinh viên, giai đoạn sau dịch bệnh COVID-19 chưa
trở thành mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và quản lý, vì lý do đó nhóm
nghiên cứu quyết định chọn đi sâu nghiên cứu những giải pháp cho việc chăm sóc sức
khỏe tinh thần sinh viên sau đại dịch để đi đến những yếu tố tác động đến sức khỏe
tinh thần và đề xuất những giải pháp hoàn thiện, toàn diện hơn.

You might also like